CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng của quá trình giảng dạy và học tập tại các chương trình liên kết ở Hà Nội (Trang 25 - 50)

1. Tuyển chọn và phát triển đội ngũ giảng viên

Xét trên khía cạnh kế hoạch của công tác tuyển chọn và phát triển đội ngũ giảng viên, nhìn chung tất cả các cơ sở đào tạo liên kết đều có cùng những tiêu chí cơ bản khi lựa chọn và tuyển chọn giảng viên, trong đó có thể chia làm 3 tiêu chí lớn như sau: bằng cấp, khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh) và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Trong 3 tiêu chí này, ngoài tiêu chí thứ nhất về bằng cấp là tuyệt đối, 2 tiêu chí còn lại vẫn mang nhiều tính tương đối trong đánh giá và tiêu chí tuyển chọn, đặc biệt là tiêu chí cuối về khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Về bằng cấp chuyên môn, tất cả các cơ sở đào tạo và chương trình liên kết đều đặt ra tiêu chí chung trong việc tuyển chọn giảng viên, đó là tổi thiểu người giảng viên phải đạt trình độ thạc sỹ trong phạm vi kiến thức chuyên môn của môn học. Còn về trình độ tiếng Anh của giảng viên, mặc dù tất cả các chương trình và cơ sở đào tạo đều nhận ra được tầm quan trọng của chỉ tiêu này trong việc đảm bảo chất lượng dạy và học khi mà nội dung chương trình yêu cầu người giảng viên phải giảng dạy và giao tiếp với sinh viên bằng tiếng Anh, vẫn chưa có một tiêu chí chung để đánh giá khả năng tiếng Anh của giảng viên. Mặc dù phần lớn các chương trình liên kết sử dụng 2 thang đánh giá chính là TOEFL và IELTS để đánh giá khả năng tiếng Anh của giảng viên, mỗi cơ sở định ra một mức tiêu chuẩn khác nhau, dao động trong khoảng 6.0 đến 7.0 trên thang điểm IELTS và tương ứng trên TOEFL. Duy có trường RMIT không áp dụng tiêu chí đánh giá trên đối với khả năng tiếng Anh của giảng viên bởi lẽ ngoài 60% số lượng giảng viên là người bản địa tại các quốc gia nói tiếng Anh, 40% giảng viên còn lại đều đã có kinh nghiệm

sống và làm việc ít nhất 5 năm tại các quốc gia và khu vực lãnh thổ sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính. Cũng trong thực trạng đó, kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ thị yêu cầu về khả năng ngoại ngữ đối với nghiên cứu sinh và học viên sau đại học, việc kiểm tra đánh giá chất lượng tiếng Anh của giảng viên đã có thể nói là thuận tiện hơn khi tất cả các học viên từ cấp thạc sỹ trở lên đều phần lớn đã được kiểm định chất lượng tiếng Anh qua kỳ thi TOEFL hoặc IELTS.

Như đã nói ở trên, khả năng làm việc trong môi trường quốc tế là tiêu chí được đánh giá mang nhiều tính chủ quan nhất và cũng ít được đồng bộ hóa nhất do mỗi chương trình, mỗi cơ sở liên kết quan niệm khác nhau, đặt tầm quan trọng khác nhau vào những yếu tố khác nhau của một môi trường quốc tế. Do vậy, đây có thể nói là yếu tố chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ yếu tố môi trường học tập và làm việc do bị ảnh hưởng nặng nề từ quan điểm cũng như văn hóa tổ chức riêng biệt của các cơ sở liên kết đào tạo khác nhau.

Về nguồn giảng viên, do đặc thù liên kết và cấu thành của từng chương trình, các cơ sở liên kết có các nguồn huy động giảng viên khác nhau nhưng tựu trung lại gồm có 3 hình thức chính sau: huy động từ chính các trường đại học host, do các đối tác giới thiệu và tự tìm kiếm. Trong quá trình thực tế, kết quả điều tra cho thấy chương trình nghiên cứu đào tạo tại Học viện Ngân hàng và trường Đại học Kinh tế Quốc dân có nhiều điểm tương đồng trong việc lựa chọn và tuyển giảng viên do có cùng đối tác là tổ chức Tyndale và trường Đại học Tổng hợp Sunderland. Tuy nhiên, chương trình Cử nhân Quốc tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân sử dụng cả phương pháp thứ 3, tích cực tìm kiếm nguồn giảng viên bên ngoài chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào các đối tác hay nguồn giảng viên của trường đại học host. Nhìn chung trong các phương pháp trên không có phương pháp nào là hoàn toàn bất lợi, thậm chí, có những phương pháp khi được sử dụng khéo léo và

chiến lược, sẽ phát huy được thế mạnh và lợi thế cạnh tranh của chương trình. Ví dụ như chương trình ITP tại Học viện Ngân hàng tận dụng được thế mạnh về đào tạo ngành tài chính và nghiệp vụ ngân hàng tại trường đại học host nên các giảng viên cho mảng kiến thức này đều được huy động ngay tại trường host để đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực. Cũng tương tự như vậy với chương trình IBD@NEU khi mà chương trình tận dụng được nguồn giảng viên kinh tế và quản trị kinh doanh giàu kinh nghiệm của các khoa, các viện trong trường mà còn cả nguồn giảng viên từ chương trình cao học Việt-Bỉ và các chương trình đào tạo liên kết cấp cao khác trong trường.

2. Nội dung và chương trình học

Để có được một chương trình giáo dục tốt đặc biệt là các chương trình giáo dục quốc tế tại Hà Nội, khoảng cách giữa kế hoạch và thực tế phải là nhỏ nhất. Điều đó có nghĩa là mỗi chương trình cần phải chuẩn bị một kế hoạch cho những gì họ sẽ làm và họ có thể làm theo nó cũng như họ chuẩn bị. Sau khi nghiên cứu bốn chương trình giáo dục quốc tế bao gồm Đại học RMIT, Đại học Latrobe của, Chương Trình ITP của Học viện Ngân hàng và chương trình IBD ở Đại học Kinh tế Quốc dân để một cái nhìn tổng quan và khái quát về kế hoạch trong chương trình giáo dục quốc tế tại Hà Nội, có được bốn mục cần thiết để cung cấp cho sinh viên trước khi bắt đầu vào kỳ học. Khung môn học có thể được coi là một bản đồ cho sinh viên để cho các sinh viên biết những gì họ sẽ học trong học kỳ đó và có bao nhiêu kỳ thi và bài tập mà họ sẽ nhận được. Bằng cách này, các sinh viên trong mỗi chương trình đào tạo quốc tế có thể sắp xếp và tạo ra một lịch trình phù hợp để nâng cao chất lượng học tập cả mình. Trong thực tế, khả năng lên kế hoạch

về tiến trình giảng dạy cũng như phạm vi và nội dung môn học là khác nhau giữa các chương trình.

Phần lớn việc sắp xếp các môn học trong chương trình từng kỳ của các cơ sở liên kết đào tạo còn bị phụ thuộc vào sự có sẵn của giảng viên từng môn. Ngoại trừ RMIT có đội ngủ giảng viên chính thức đông đảo và được ký hợp đồng dài hạn, tất cả các chương trình đào tạo liên kết còn lại tại Hà Nội đều phần lớn tìm kiếm giảng viên còn mang tính thời vụ và lượng giảng viên chưa thật sự ổn định. Tuy nhiên, trong thời điểm lượng sinh viên mỗi chương trình còn chưa cao (nhiều nhất là 500 sinh viên) và còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, thực trạng sắp xếp môn học như vậy lại đem lại hiệu quả kinh tế cao khi mà nguồn tài nguyên sử dụng để xây dựng và duy trì một đội ngũ giảng viên đông đảo và lâu dài có thể được tập trung trang bị vào các cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ dạy học trước.

Về giáo trình môn học, nhìn chung mà nói, phương thức định hướng cho sinh viên tại các cơ sở liên kết đào tạo đều giống nhau khi mà sinh viên đều được phát những quyển coursebook định hướng nội dung môn học từ đầu kỳ và giảng viên sẽ dựa trên khung kiến thức trong sách để xây dựng và bồi đắp thêm hệ thống kiến thức cho sinh viên. Quy trình này là khá tương đồng tại các cơ sở đào tạo liên kết, chỉ trừ có tại RMIT là có sự đột biến thay đổi. Để nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình về cơ sở vật chất được trang bị hiện đại và đầy đủ, đặc biệt là về cơ sở vật chất thư viện và đầu sách, các giảng viên tại RMIT thường cung cấp cho sinh viên một danh sách các đầu sách được khuyên nên đọc và sau đó khi lên lớp sẽ đi qua từng mảng kiến thức như đã định sẵn trong kế hoạch học tập của kỳ được phát trước cho sinh viên.

3. Thiết kế và bố trí giờ giảng và học tập

Mặt khác, một số chương trình sắp xếp một danh sách các môn học cho mỗi học kỳ cho sinh viên để lựa chọn khi các sinh viên sẵn sàng để bắt đầu học kỳ mới . Trong thực tế, khi sắp xếp lịch trình một của các môn học, một số sinh viên không thể theo tất cả các môn mà các sinh viên đã được lựa chọn bởi vì một số của thời gian biểu của chúng lại trùng với nhau, vì vậy sinh viên cần phải quyết định để lựa chọn môn học khác hoặc từ chối các môn diễn ra cùng thời điểm.

Hình 4: Tỷ lệ sinh viên bị chồng chéo lịch học

Theo như kết quả của biểu đồ cột, 17% của 100 sinh viên IBD và 5% của 100 sinh viên RMIT đã xác nhận lý do cho sinh viên RMIT và IBD phải vắng mặt những buổi học trong chương trình của họ là trùng hợp về thời gian biểu bài học. Điều đó cho thấy rằng những gì Chươn trình IBD và Đại học RMIT đã lập kế

hoạch và theo kế hoạch đó là khác nhau nhưng Học viện Ngân hàng và La Trobe thì không. Điểm mấu chốt ở đây dẫn sinh viên những người phải thay đổi môn học của họlà bởi các cán trên khoa không sắp xếp lịch trình phù hợp cho mỗi sinh viên hoặc đã không mở một ngày để hỗ trợ các sinh viên định hướng về môn học bắt đầu một kỳ mới cho họ.

Theo các thông tin từ việc thảo luận nhóm, sinh viên của RMIT nói rằng họ đã được đưa tất cả các slide vào ngày bắt đầu của mỗi môn học. Điều đó cho thấy rằng, sinh viên của RMIT có kế hoạch chương trình giảng dạy từ giảng viên của RMIT. Nó có nghĩa là các sinh viên tại RMIT đã nhận được tất cả các thông tin về nội dung của bài giảng tại lớp, do đó hầu hết sinh viên đến lớp bởi vì họ đã biết những gì giảng viên sẽ làm gì. Do đó, đến lớp học với tất cả các thông tin mà họ biết có thể làm cho sinh viên cảm thấy hứng thú. Đó là lý do tại sao sinh viên tại RMIT luôn luôn đi đến lớp học. Trong một số chương trình, đánh giá kế hoạch trong thực tế là khác nhau. Ví dụ, khi sinh viên đã đánh giá chất lượng của giảng viên là xấu và sự nhiệt tình của giảng viên là giới hạn sau khi nhận được thông tin đó, không có thay đổi để cải thiện những vấn đề này đến từ giảng viên. Do đó, các kế hoạch đánh giá là không hữu ích. Lý do là các cán bộ khoa không dành nhiều thời gian để kiểm tra sinh viên là những gì đã được đánh giá.

2. Thực hiện

a. Xây dựng và củng cố chất lượng giảng viên

Trên thực tế, công tác xây dựng và củng cố chất lượng giáo viên được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau trong các chương trinh. Ngoài việc tìm kiếm và tận dụng các nguồn giảng viên có sẵn như đã đề cập ở trên, do việc sử dụng giảng viên

còn mang tính thời vụ nên nhiều chương trình vẫn chưa mạnh dạn đưa ra những chương trình chi tiết và bao quát với mục tiêu hoàn toàn tập trung vào công tác đào tạo và nâng cao chất lượng giảng viên trong cơ sở.

Mặc dù vậy, không thể nói rằng động thái này là không có trên mọi cơ sở liên kết đào tạo. So với các cơ sở liên kết đào tạo khác, chương trình cử nhân quốc tế tại đại học Kinh tế Quốc dân có thể nói là có những động thái rõ rệt nhất trong việc định hướng củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như sư phạm của giảng viên. Là chương trình duy nhất trong các chương trình điều tra áp dụng hình thức trợ giảng trong hệ thống các giờ giảng dạy và học tập trong chương trình, IBD@NEU đã lồng vào xen kẽ giữa các giờ lên lớp chính thức của các giảng viên nước ngoài và giảng viên Việt Nam dày dạn kinh nghiệm là các giờ trợ giảng của các giảng viên còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, như là một thử thách và cũng là trải nghiệm cho những giảng viên chính tập sự này. Lồng trong hình thức hỗ trợ học tập đối với sinh viên chính là hình thức đào tạo trên thực tiễn đối với các giảng viên có tiềm năng và quá trình này phục vụ như là một quá trình chuyển giao công nghệ giữa các lớp giảng viên, nhằm đảo bảo tính đồng bộ trong chất lượng giảng viên dạy tại chương trình.

Mặc dù vây, vẫn cần phải nhắc lại một lần nữa rằng đây vẫn chưa thật sự là một biện pháp chính thống và vẫn còn nhiều hạn chế bởi nó thiếu tính tập trung và đặc thù. Do vậy, một nhiệm vụ cũng như thử thách đối với các cơ sở đào tạo liên kết hiện nay là xây dựng một đội ngũ cán bộ giảng viên lâu bền, nhằm tạo tiền đề để xây dựng những chương trình định hướng phát triển kỹ năng lâu dài cho giảng viên.

b. Phương pháp giảng dạy và học tập

Việc đánh giá này là tăng cường hơn nữa bởi thực tế rằng một phần lớn sinh viên với hơn 70% sinh viên trong tất cả các chương trình hài lòng với trình độ và chuyên môn của các giáo sư của họ, . Ở ITP có 4% của các sinh viên nghĩ rằng chuyên môn của các giáo sư của họ không phải là tiêu chuẩn trong khi không có con số như vậy đối với ba chương trình khác. Điều này cho thấy rằng chất lượng của đội ngũ giảng viên, RMIT IBD và La Trobe là phù hợp và thống nhất hơn so với ITP. Trong chương trình ITP, có một phạm vi rộng lớn hơn ở sự khác biệt giữa chất lượng giảng dạy trong các khóa học khác nhau và các bài học.

Hình 5: Sinh viên đánh giá chất lượng giảng viên

Ngoài ra, từ các buổi thảo luận nhóm, hầu hết các giáo sư và giảng viên những người giảng dạy tại các chương trình này đã hoặc có những vị trí khác nhau trong thế giới doanh nghiệp bên cạnh việc giảng dạy. Mặc dù các sinh viên tham

gia vào các cuộc thảo luận nhóm tập trung và nhân viên quản trị không có thể cung cấp con số chính xác,nhưng họ tin rằng giảngviên giảng dạy có một số lượng đáng kể kiến thức thực tế đời sống và kinh nghiệm có thể được tích hợp vào các bài giảng và hướng dẫn. Tuy nhiên, một số lượng đáng kể sinh viên không nghĩ rằng số lượng của kinh nghiệm thực tế và kiến thức kết hợp trong các bài học là rất lớn từ kết quả nghiên cứu. Chương trình có sự hài lòng của sinh viên cao nhất trong lĩnh vực này là Đại học RMIT với 60% sinh viên nghĩ rằng số lượng tiếp xúc với thực tế đời sống mà họ đã nhận được là tốt.

Ngoài ra, với tính chất quốc tế của bốn chương trình, sự tham gia của đội ngũ giảng viên nước ngoài cũng phải được xem xét. Trên cơ sở nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi phát hiện ra rằng tỷ lệ giảng viên nước ngoài trong phạm vi bốn chương trình khác nhau. Ví dụ, tỷ lệ giảng viên nước ngoài ở RMIT và ITP là 100%. Trong IBD, tỷ lệ này là 50% và ở La Trobe, điều này là 0% (thông tin được căn cứ vào kết quả khảo sát và xác nhận bởi các nhân viên quản trị trong cuộc phỏng vấn và sinh viên trong các cuộc thảo luận bàn tròn). Sự biến động trong tỷ lệ giảng viên nước ngoài trong các chương trình này là nguyên nhân của sự khác biệt của họ. Trong RMIT, như là một chương trình đầu tư 100% vốn nước ngoài, đòi hỏi họ phải có 100% giảng viên nước ngoài. Tuy nhiên, không phải giống nhau trong ba chương trình khác như là những hợp tác xã hoạt động trong bối cảnh địa phương . Vì vậy, những người quan tâm về việc xây dựng lực lượng giảng dạy nước ngoài của họ như IBD và ITP đang tích cực tạo ra sức mạnh của mình

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng của quá trình giảng dạy và học tập tại các chương trình liên kết ở Hà Nội (Trang 25 - 50)

w