CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng của quá trình giảng dạy và học tập tại các chương trình liên kết ở Hà Nội (Trang 50 - 56)

a. Lập kế hoạch đầu mỗi kỳ học:

Nhìn chung sẽ có một vài vần đề phát sinh trong quá trình lên kế hoạch giảng dạy và học tập ở những chương trình đào tạo Quốc tế. Cụ thể, để tránh việc trùng lớp học và lịch học của sinh viên trong chương trình, đội ngũ quản lý cần phải phân tích và sắp xếp lịch học một cách hợp lý và xác định khả năng cũng như học lực của sinh viên. Bên cạnh đó, trong trường hợp áp lực của môn học quá nặng

trong khi khả năng học tập có phần hạn chế thì đội ngũ phụ trách chương trình nên sắp xếp những môn học cơ bản hoặc ít áp lực hơn cho học viên hoàn thành trước.

Việc mở những khóa định hướng học tập cho sinh viên sẽ rất có ích cho sinh viên trong việc đưa ra những quyết định chính xác trước khi bước vào một kỳ học mới. Cụ thể là sinh viên sẽ có thể chọn môn học một cách hợp lý, tránh việc trùng lịch học ảnh hưởng đến quá trình học tập của các sinh viên.

Một vấn đề khác liên quan đến giảng dạy và học tập trong các chương trình quốc tế là ban quản lý chương trình chưa quan tâm nhiều đến những đánh giá của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên và sự nhiệt tình của giảng viên. Để giải quyết những vấn đề này, ban quản lý chương trình cần thu thập đầy đủ những phản hồi của sinh viên, đồng thời cần phải kiểm tra tính xác thực của những thông tin này, và thiết lập những kế hoạch mới nhằm thay đổi và cải thiện chất lượng giảng dạy của giảng viên dựa trên những phản hồi từ sinh viên.

b. Phân bổ nhân sự giảng dạy và không giảng dạy:

Những chương trình hợp tác quốc tế nên thiết lập những tiêu chuẩn trong việc tuyển dụng dội ngũ giảng viên ví dụ: bằng cấp, trình độ Ngoại ngữ và kinh nghiệm thực tế. Một giảng viên nên có ít nhất một bằng thạc sĩ, trình độ Tiếng Anh đạt IELTS 7.0 và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Bên cạnh đó chương trình nên có những khóa đào tạo cho cán bộ và giảng viên nhằm nâng cao trình độ cũng như kỹ năng giảng dạy. Nó sẽ giúp cho các chương trình hợp tác quốc tế nâng cao chất lương giảng dạy và đào tạo.

Ngoài ra những chương trình này nên thiết lập nguồn cung cấp giảng viên quốc tế để giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cũng như lợi thế cạnh trang của chương trình.

Với những cán bộ không tham gia giảng dạy, chương trình cũng cần có những tiêu chuẩn tuyển dụng nhất định. Cán bộ chương trình phải tốt nghiệp từ những trường đại học tốt trong nước hoặc nước ngoài. Và văn phòng quản lý nên được bố trí ở những vị trí thuận lợi cho sinh viên và giảng viên.

c. Hiệu quả của thông tin liên lạc giữa cán bộ quản lý và sinh viên:

Vào đầu mỗi kỳ học, các chương trình hợp tác quốc tế nên tổ chức những cuộc gặp gỡ trao đổi giữa cán bộ quản lý và sinh viên để giới thiệu chung về quá trình học tập và các thông tin liên quan đến quy trình giảng dạy và học tập. Thêm vào đó, mỗi chương trình nên có một website như một cổng thông tin cho tất cả các sinh viên trong chương trình. Tại cổng thông tin này, những thông tin liên quan đến chương trình học phải được sắp xếp hợp lý và khoa học để truyển tải đến sinh viên một cách hiệu quả nhất. Quy trình học tập và thông tin liên quan nên được đặt trong các bảng thông báo trong từng lớp học. Ví dụ như theo mô hình của RMIT, trường đại học này có một phòng dành riêng cho sinh viên đến để gặp và trao đổi với cán bộ quản lý và giảng viên.

2. Thực hiện

a. Chất lượng sinh viên tốt nghiệp

Để nâng cao chất lượng đầu ra cho sinh viên, các chương trình hợp tác quốc tế nên cải thiện chất lượng của những sinh viên hiện đang học tập tại chương trình bằng việc thắt chặt kỷ luật và nâng cao ý thức của các sinh viên. Trong khi ở các chương trình truyền thống, sinh viên khá là độc lập về mặt kỷ luật và không bị quản lý nhiều, nhưng theo nhận xét từ các giảng viên qua các cuộc phỏng vấn, thực

trạng được đề ra là sinh viên Việt Nam nói chung vẫn khá thiếu tính kỷ luật và do đó, đây là một trở ngại lớn ảnh hưởng đến quá trình tự học và chất lượng của quá trình học tập của sinh viên. Chính vì vậy, việc thắt chặt kỷ luật với sinh viên tại những chương trình hợp tác quốc tế tại Việt Nam là rất cần thiết. Một cách để tạo ra niềm đam mê với học tập và động lực cho sinh viên tại các chương trình này là đặt ra nhiều loại học bổng và phần thưởng cho những sinh viên có thành tích hoạt động và học tập tốt.

Thêm vào đó, những chương trình quốc tế này cần tập trung vào việc phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập ví dụ như: điều hòa nhiệt độ, máy chiếu, tư liệu học tập để đáp ứng đầy dủ nhu cầu của sinh viên và tạo ra môi trường học tập lý tưởng nhất cho sinh viên.

Cuối cùng, chương trình quốc tế nên tạo cơ hội cho sinh viên trong chương trình được thử việc trong một số công ty để giúp sinh viên làm quen dần với môi trường làm việc trong tương lai.

3. Cải thiện

a. Trả lời thông tin phản hồi của sinh viên

Để hoàn thiện hơn tính chất chuyên nghiệp và quốc tế, các chương trình liên kết quốc tế phải chú trọng xem xét các đánh giá độc lập để đảm bảo quá trình giảng dạy và học tập tốt như các chương trình bản xứ. Để làm được điều đó, một sự hợp tác tốt đẹp giữa các bên đối tác là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh việc tổ chức một cuộc họp định kì để đánh giá chất lượng, một cuộc khảo sát đánh giá cũng rất quan trọng đối với đội ngũ giảng viên lẫn đội ngũ quản lý để đánh giá môi trường làm việc của họ.

Các tiêu chí như sau:

• Kết quả học tập cuối kì của sinh viên • Đánh giá của sinh viên

• Đánh giá tổng quan các phường pháp giảng dạy và đánh giá Khảo sát dành cho đội ngũ quản lý

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ

5 – Hài lòng nhất  1 – Kém hài lòng nhất.

1. CHÍNH SÁCH VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

5 4 3 2 1

Chính sách làm việc Điều kiện làm việc

2. TRỤ SỞ LÀM VIỆC

5 4 3 2 1

Sự thân thiện của đồng nghiệp Hiệu quả làm việc

Thông tin được cung cấp bởi các đồng nghiệp

3. TRANG WEB CHÍNH THỨC

5 4 3 2 1

Khả năng tiếp cận trang web

4. CÁC PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC

5 4 3 2 1

Văn phòng

Khu vực làm việc Thiết bị hỗ trợ làm việc

Kết thúc 

Khảo sát dành cho đội ngũ giảng viên

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ

5 – Hài lòng nhất  1 – Kém hài lòng nhất.

1. CHÍNH SÁCH VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

5 4 3 2 1

Chính sách làm việc Điều kiện làm việc

2. TRỤ SỞ LÀM VIỆC

5 4 3 2 1

Sự thân thiện của đồng nghiệp Hiệu quả làm việc

Thông tin được cung cấp bởi các đồng nghiệp

3. TRANG WEB CHÍNH THỨC

5 4 3 2 1

Khả năng tiếp cận trang web

4. CÁC PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC

5 4 3 2 1

Văn phòng

Khu vực làm việc Thiết bị hỗ trợ làm việc

5. KINH NGHIÊM LÀM VIỆC

5 4 3 2 1

Đội ngũ hỗ trợ

Sự phát triển của công việc

Kết thúc 

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng của quá trình giảng dạy và học tập tại các chương trình liên kết ở Hà Nội (Trang 50 - 56)