1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG NGUỒN HỌC LIỆU MỞ PHỤC VỤ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHO CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH HẬU GIANG

66 3,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 12,91 MB

Nội dung

Xây dựng hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập trực tuyến cho hai môn học Vật lý và Ngữ văn lớp 12 cho các trường THPT tỉnh Hậu Giang. Cụ thể: Xây dựng trang web học tập trực tuyến Elearning trên nền Moodle; Xây dựng các khóa học đầy đủ cho hai môn Vật lý và Ngữ văn lớp 12 chương trình chuẩn. Bao gồm các bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM và hệ thống bài tập

Trang 1

I THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài: XÂY DỰNG NGUỒN HỌC LIỆU MỞ PHỤC VỤ GIẢNG DẠY

VÀ HỌC TẬP CHO CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH HẬU GIANG

2 Lĩnh vực: Tự nhiên (Giáo dục).

3 Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Hùng Nhiên.

4 Tổ chức chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang.

Địa chỉ: Đường Ngô Quyền - Khu vực 4 - Phường 5 - TP Vị Thanh - Tỉnh HậuGiang Số điện thoại: 0711.3876.267

5 Danh sách cán bộ tham gia chính (tên, học vị, chức danh, đơn vị công tác):

1 Nguyễn Hùng Nhiên Thạc sĩ Phó GĐ Sở GD&ĐT Hậu Giang

2 Đinh Minh Tri Cử nhân HT THPT Nguyễn Minh Quang

3 Nguyễn Trọng Hiếu Thạc sĩ GV THPT Lê Quý Đôn

4 Huỳnh Văn Minh Thạc sĩ GV THPT Lê Quý Đôn

5 Nguyễn Quốc Sở Thạc sĩ PHT THPT chuyên Vị Thanh

6 Lê Văn Hiệp Cử nhân GV THPT chuyên Vị Thanh

7 Lê Thị Khoa Cử nhân GV THPT chuyên Vị Thanh

8 Bùi Quang Thông Cử nhân GV THPT Vị Thanh

9 Lâm Phương Châu Cử nhân CV Sở GD&ĐT Hậu Giang

10 Lê Hữu Kỳ Quan Cử nhân GV THPT chuyên Vị Thanh

6 Thời gian thực hiện đã được phê duyệt: 21 tháng.

Năm bắt đầu: 10/2011; Năm kết thúc: 06/2013

7 Thời gian kết thúc thực tế (nộp báo cáo kết quả): 12/2013.

8 Kinh phí thực hiện đề tài: 188,2 triệu đồng.

II KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI

Trang 2

Nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề luôn tồn tại và được quan tâm nhiềutrong chiến lược phát triển giáo dục Cho đến nay, phải nói rằng không một ai nghingờ về vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của công nghệ thông tin (CNTT)trong các lĩnh vực của đời sống Trong giáo dục, việc ứng dụng CNTT trên thực tếcũng đã đem lại kết quả đáng kể và có những chuyển biến lớn trong dạy và học.

Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa đượcthực hiện khá đồng bộ Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mớiphương pháp dạy và học Đổi mới phương pháp dạy và học đòi hỏi phải sử dụngphương tiện phù hợp, và CNTT là một trong những phương tiện quan trọng gópphần đổi mới này bằng việc cung cấp cho giáo viên và học sinh những phương tiệnlàm việc hiện đại Việc khai thác các tài nguyên số hóa giúp giáo viên (GV) và họcsinh nắm bắt được nhiều thông tin cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy và học tập Hiện nay, trong các trường phổ thông, ứng dụng CNTT trong giảng dạy đã cónhững bước tiến đáng kể Phần lớn GV không còn xa lạ với việc giảng dạy với sự

hỗ trợ của máy vi tính Để soạn một bài dạy (bài giảng trình chiếu) GV rất cần các

tư liệu số hóa để minh họa cho bài giảng sinh động, học sinh dễ hiểu bài hơn Ngoài

ra, hướng tới mục đích học tập của cộng đồng, học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi

mà không cần đến lớp, không cần GV trực tiếp giảng dạy; đó là những vấn đề mà

đề tài này sẽ tập trung giải quyết cho hai môn học là Vật lý và Ngữ văn của chươngtrình lớp 12

1.2 Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học:

Đề tài nhằm mục đích tạo nguồn học liệu mở, hỗ trợ học tập đầy đủ chươngtrình cho hai môn Vật lí và Ngữ văn lớp 12 miễn phí;

Tạo điều kiện học tập cho mọi người, học mọi lúc, học mọi nơi;

Tạo nguồn tư liệu phong phú, đầy đủ phục vụ công tác giảng dạy cho GV,giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của GV và học sinh tỉnh nhà;

Hỗ trợ cho mọi người có điều kiện học tập nâng cao tri thức Nguồn học liệu

mở sẽ giúp nâng cao dân trí, nâng cao trình độ văn hóa của người địa phương

Trang 3

Với trang Elearning, các học viên vừa làm vừa học có thể dễ dàng củng cốkiến thức, tự trang bị kiến thức mà không cần đến lớp, không ảnh hưởng đến côngtác;

Với học sinh lớp 12 có thể hệ thống hóa lại kiến thức, tự ôn tập và rèn luyện

kỹ năng làm bài mọi lúc, mọi nơi mà không cần đến giáo viên

2 Các sản phẩm khoa học (nếu có):

Trang web hỗ trợ học tập trực tuyến tích hợp trên website của Sở GD&ĐT

Hậu Giang: http://haugiang.edu.vn

3 Kết quả tham gia đào tạo sau đại học (nếu có): không.

4 Các kết quả khác (nếu có): không.

Hậu Giang, Ngày tháng năm 2013

Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài

TÓM LƯỢC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Mục đích

Trang 4

- Xây dựng trang web học tập trực tuyến Elearning trên nền Moodle;

- Xây dựng các khóa học đầy đủ cho hai môn Vật lý và Ngữ văn lớp 12chương trình chuẩn Bao gồm các bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM và hệ thốngbài tập

2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra và quan sát: Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu

về điều kiện cơ sở vật chất, nhu cầu của GV và HS về học tập trựctuyến

Nghiên cứu dự báo: dự báo khả năng sử dụng Elearning trong tương

lai: số lượng tham gia tăng kéo theo tăng số lượng truy cập; nhu cầu bổsung các môn học khác Từ đó có kế hoạch phù hợp về cơ sở vật chất,con người để đáp ưng sự phát triển đó

Phương pháp phân tích, đánh giá: đề tài sử dụng phương pháp phân

tích định tính, phân tích định lượng nhằm rút ra những kết luận liênquan đến các nội dung (CSVC đáp ứng học tập trực tuyến, nhu cầu họctập trực tuyến, tính sư phạm của các bài giảng điện tử,…) Đánh giá kếtquả bằng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục

Phương pháp chuyên gia: tham khảo các chuyên gia về công nghệ xây

dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến, xây dựng bài giảng điện tử.Đánh giá, rút kinh nghiệm và lựa chọn công nghệ phù hợp Mời GVgiỏi tham gia đánh giá các bài giảng

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để

xem xét tính sư phạm của các bài giảng điện tử và tính hiệu quả của giảipháp ứng dụng Elearning hỗ trợ học tập : trong quá trình xây dựngtrang hỗ trợ học tập trực tuyến, nội dung bám sát chương trình THPThiện hành, sẽ triển khai thực nghiệm trong các trường hợp tác

3 Kết quả.

Qua thời gian thực hiện, đề tài đã làm được các công việc như sau:

- Tạo trang Elearning

- Tập huấn phần mềm

- Soạn bài giảng chuẩn SCORM

- Khảo sát GV và HS để lấy ý kiến đóng góp

- Thẩm định bài giảng

Trang 5

- Hội thảo: Đã thực hiện bốn lần tại trường THPT chuyên Vị Thanh và trườngTHPT Nguyễn Minh Quang

- Chỉnh sửa các nội dung được góp ý

- Nghiệm thu Cơ sở (15/10/2013)

Qua khảo sát thực tế từ học sinh tại các điểm trường thực hiện đề tài và từgiáo viên của tất cả các trường THPT trong toàn tỉnh, đa số các ý kiến cho rằng:Trang Elearning đáp ứng được nhu cầu học tập của HS và tham khảo của GV; cáchình ảnh, phim minh họa phù hợp với nội dung bài học; phần luyện tập sát với trình

độ học sinh, có tác dụng tốt cho HS trong quá trình luyện tập để củng cố, nâng caokiến thức; các chức năng như thảo luận nhóm, họp trực tuyến thực hiện khá tốt,

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU

Trang 6

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 1

4 Đối tượng nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu 2

6 Ý nghĩa của đề tài 2

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 3

1.1 Ngoài nước 3

1.2 Trong nước 3

1.2.1 Trang web Học liệu mở Việt Nam 4

1.2.2 Thư viện bài giảng điện tử ViOLET 4

1.2.3 Website Thư viện Vật lý 5

1.2.4 Trang web Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt 6

1.2.5 Một số trang Elearning của các trường THPT 6

1.3 Kết luận .7

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 8

2.1 Cơ sở của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập 8

2.1.1 Sự dịch chuyển mô hình GD từ truyền thống sang hiện đại 8

2.1.2 CNTT trong việc hỗ trợ giảng dạy và học tập 8

2.1.3 Chủ trương của Đảng và Nhà nước 9

2.2 Ứng dụng CNTT trong môn Vật lý 9

2.2.1 Vai trò của CNTT trong môn Vật lý 9

2.2.2 Ứng dụng CNTT trong dạy và học môn Vật lý 10

2.3 Ứng dụng CNTT trong môn Ngữ văn 12

2.3.1 Vai trò của CNTT trong môn Ngữ văn 12

2.3.2 Ứng dụng CNTT trong dạy và học môn Ngữ văn 12

2.4 Các loại bài giảng có ứng dụng CNTT 14

2.4.1 Chuẩn Scorm và Bài giảng Elearning 14

2.4.2 Các bài giảng khác 14

Trang 7

2.5 Giảng pháp kỹ thuật xây dựng bài giảng Elearning môn

Vật lý và Ngữ văn 15

2.5.1 Giảng pháp kỹ thuật xây dựng bài giảng Elearning môn Vật lý 15

2.5.2 Giảng pháp kỹ thuật xây dựng bài giảng Elearning môn Ngữ văn 15

2.6 Phương tiện hỗ trợ cho việc nghiên cứu của đề tài 16

2.6.1 Các thiết bị dạy và học hiện đại hỗ trợ nghiên cứu 16

2.6.2 Phần mềm hỗ trợ nghiên cứu 17

2.7 Địa điểm nghiên cứu 19

2.8 Phương pháp nghiên cứu 19

2.9 Tập huấn phần mềm ……… 21

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 21

3.1 Xây dựng hoàn chỉnh trang Elearning hỗ trợ giảng dạy và học tập cho các trường THPT 21

3.1.1 Xây dựng trang Elearning 21

3.1.2 Về giao diện 21

3.1.3 Khóa học về môn Vật lý 12 24

3.1.4 Khóa học về môn Ngữ văn 12 31

3.2 Khảo sát về trang Elearning đề tài đã thực hiện 40

3.2.1 Kết quả khảo sát 40

3.2.1.1 Kết quả khảo sát từ học sinh 40

3.2.1.2 Kết quả khảo sát từ giáo viên 43

3.2.1.3 Các ý kiến khác 45

3.2.2 Nhận xét chung về trang Elearning thông qua kết quả khảo sát 45

3.3 Kết luận về trang Elearning đề tài đã thiết kết 45

KẾT LUẬN 47

1 Kết luận 47

2 Hướng phát triển của đề tài 48

3 Kiến nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

PHỤ LỤC 50

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Giao diện chính của trang web học liệu mở 4

Hình 1.2 Giao diện chính của trang ViOLET 5

Hình 1.3 Giao diện chính của trang Thư viện Vật lý 5

Hình 1.4 Giao diện chính của trang Hocmai.vn 6

Hình 1.5 Một phần giao diện chính trang Elearning của trường THPT Quang Trung – Đà Nẵng 7

Hình 1.6 Một phần giao diện chính trang Elearning của trường THPT Chuyên Vị Thanh – Hậu Giang 7

Hình 2.1 Thí nghiệm mô phỏng từ phần mềm Crocodile Physics 11

Hình 2.2 Thí nghiệm mô phỏng từ phần mềm Physion-Portable 11

Hình 2.3 Thí nghiệm mô phỏng từ phần mềm Alternating Current 12

Hình 2.4 Một phần giao diện chính trang chủ cộng đồng Moodle Việt Nam .18

Hình 3.1 Giao diện chính của trang Elearning của đề tài 22

Hình 3.2 Sự sắp xếp thứ tự các bài của một khóa học 23

Hình 3.3 Một bài học có hình ảnh GV giảng bài và hình nền đen để nổi bật các màu của ánh sáng 24

Hình 3.4 Phần tóm tắt lý thuyết của một bài học 25

Hình 3.5 Một thí nghiệm ảo thiết kế bằng phần mềm Vật lý 25

Hình 3.6 Thí nghiệm do nhóm tác giả tự thực hiện thực tế 26

Hình 3.7 Một hình chụp từ thực tế 26

Hình 3.8 Một minh họa chi tiết liên hệ thực tế 27

Hình 3.9 Một slide tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài học 27

Hình 3.10 Bài tập áp dụng có hướng dẫn giải 28

Hình 3.11 Đối chiếu lại kết quả đã chọn 28

Hình 3.12 Một slide giới thiệu tác giả 31

Hình 3.13 Giới thiệu về Tố Hữu khi dạy về Việt Bắc 32

Trang 10

Hình 3.16 Hình ảnh thực tế của sông Đà 33

Hình 3.17 Hình ảnh thực tế của rừng Xà Nu 34

Hình 3.18 Bản đồ khu giải phóng Việt Bắc 34

Hình 3.19 Nguyên lý tảng băng trôi 35

Hình 3.20 Một số hình ảnh trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt .35

Hình 3.21 Sơ đồ tóm tắt khi dạy bài Thuốc 36

Hình 3.22 Phim tư liệu về Tây Tiến của VTV1 36

Hình 3.23 Tóm tắt trọng tâm bài người học cần nắm 37

Hình 3.24 Câu hỏi ôn tập cuối bài học 37

Hình 3.25 Bài tập để người học vận dụng luyện tập 38

Hình 3.26 Diễn đàn để trao đổi trực tuyến 47

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Các mô hình giáo dục 8Bảng 3.1 Các bài Vật lý lớp 12 đã thực hiện 29Bảng 3.2 Các bài Ngữ văn 12 đã thực hiện 39Bảng 3.3 Kết quả khảo sát từ học sinh về hình thức trình bày

trang Elearning 41Bảng 3.4 Kết quả khảo sát từ học sinh về nội dung của trang Elearning 42Bảng 3.5 Kết quả khảo sát từ giáo viên về hình thức trình bày

trang Elearning 43Bảng 3.6 Kết quả khảo sát từ giáo viên về nội dung của

trang Elearning 44

Trang 12

tiến đã thực hiện từ thập niên 90 và hiện nay đã có rất nhiều phần mềm hỗ trợ choviệc giảng dạy của GV và học tập của HS Đề tài này kế thừa các thành tựu đó vàứng dụng một cách linh hoạt theo điều kiện của tỉnh nhà.

Bên cạnh đó, nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học ngày càng bức thiếthơn, phù hợp với sự phát triển của đất nước Luật Giáo dục nước Cộng hoà Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học,lòng say mê học tập và ý chí vươn lên" (Luật giáo dục 2005, chương I, điều 5) Do

đó đổi mới phương pháp dạy và học bằng cách sử dụng CNTT đang là một xu thếcủa thời đại, được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình trước ngưỡngcửa thế kỉ XXI và dự đoán rằng nền giáo dục các nước trong tương lai gần sẽ có sựthay đổi một cách căn bản do ảnh hưởng của CNTT

Hiện nay, cả nước nói chung, địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng, việc ứng dụngCNTT trong giảng dạy chưa được thực hiện đồng bộ, chưa có sự nghiên cứu mộtcách đầy đủ, chưa đưa ra được phương pháp cụ thể; và nhất là đối với từng bộ mônthì nên ứng dụng CNTT như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất là một câu hỏilớn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm xây dựng một hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập trực tuyến thông quatrang Elearning; bước đầu chỉ mới xây dựng cho hai môn Vật lý và Ngữ văn lớp 12cho ngành giáo dục tỉnh Hậu Giang Cụ thể:

- Xây dựng trang web học tập trực tuyến Elearning trên nền Moodle;

- Xây dựng các khóa học đầy đủ cho chương trình môn Vật lý và Ngữ văn lớp

12 cơ bản, bao gồm các bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM và hệ thống bài tập.Đưa ra phần mềm tích hợp: giáo án – bài giảng - công cụ ôn tập

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung thuộc chương trình chuẩn môn Vật lý

và Ngữ văn lớp 12 Xây dựng trang web học tập Elearning, tạo nguồn học liệu mở

Trang 13

gồm các khóa học Vật lý và Ngữ văn thuộc chương trình lớp 12, bao gồm:

- Các bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM;

- Các bài kiểm tra đánh giá dưới nhiều hình thức: tự luận, trắc nghiệm…;

- Diễn đàn trao đổi giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáoviên với giáo viên;

- Phòng họp trực tuyến (chat room)

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:

- HS khối 12 học theo chương trình chuẩn của các trường THPT trên địa bàntỉnh Hậu Giang;

- GV dạy môn Vật lý và môn Ngữ văn của các trường THPT trong tỉnh HậuGiang

5 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng nguồn học liệu mở chương trình Vật lý

và Ngữ văn lớp 12 (thuộc ban cơ bản - chương trình chuẩn)

6 Ý nghĩa của đề tài

Sản phẩm của đề tài ứng dụng trong giảng dạy và học tập của giáo viên và họcsinh trong toàn tỉnh Hậu Giang nói riêng và cả nước nói chung, cụ thể:

- HS dễ dàng xem lại nội dung bài học đã được học trên lớp, hoặc tự nghiêncứu bài mới, có thể trao đổi với GV, trao đổi với bạn bè trực tuyến; hoặc sử dụng để

ôn tập, rèn luyện thêm;

- Đặc biệt, với tốc độ phát triển Internet như hiện nay, sản phẩm sẽ hỗ trợ chonhiều người học có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi;

- GV có thể dùng để làm tư liệu phục vụ cho việc soạn giảng GV cũng có thể

sử dụng trực tiếp khi lên lớp làm cho bài dạy phong phú hơn

Trang 14

1.1 Ngoài nước

Thuật ngữ Học liệu mở (OpenCourseWare) được Viện Công nghệMassachusetts - MIT (Mỹ) khai sinh vào năm 2002 khi MIT quyết định đưa toàn bộnội dung giảng dạy của mình lên web và cho phép người dùng Internet ở mọi nơitrên thế giới truy nhập hoàn toàn miễn phí

Với tiêu chí “Tri thức là của chung của Nhân loại và tri thức cần phải đượcchia sẻ”, rất nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới đã tham giaphong trào Học liệu mở và lập lên Hiệp hội Học liệu Mở (OpenCourseWareConsortium) để chia sẻ nội dung, công cụ và phương thức triển khai học liệu mởsao cho đạt được hiệu quả cao nhất Giảng viên, sinh viên, học sinh và người tự học

ở mọi nơi trên thế giới; đặc biệt là từ các nước đang phát triển như Việt Nam, đều

có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các tri thức mới

Hình thức học tập trực tuyến (Elearning) trên thế giới đã có từ rất sớm vàhiện nay có rất nhiều trang web hỗ trợ cho học tập trực tuyến cũng như hỗ trợ choviệc nghiên cứu Hầu hết các trang web này bao gồm các khóa học trực tuyến, cácnguồn tư liệu rất phong phú ở hầu hết các lĩnh vực từ khoa học tự nhiên cho đếnkhoa học xã hội

Như vậy, xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến ở thế giới đã phát triểnrất sớm và hiện nay có rất nhiều nước tham gia

1.2 Trong nước

Hiện nay, ứng dụng CNTT trong giáo dục đã có những bước tiến đáng kể.Phần lớn GV không còn xa lạ với việc giảng dạy có sự hỗ trợ của CNTT Để soạnmột bài dạy (bài giảng trình chiếu) GV rất cần các tư liệu số hóa nhúng vào bài dạynhằm minh họa cho bài giảng được sinh động, HS dễ hiểu bài hơn

Ngoài ra, hướng tới mục đích học tập của cộng đồng, ai cũng có thể học, họcmọi lúc, mọi nơi mà không cần đến lớp, không cần GV trực tiếp giảng dạy, nên cácbài giảng Elearning được xây dựng hướng tới mục đích đó Các trang hỗ trợ học tậptrực tuyến Elearning hiện nay đã có rất nhiều trên các mạng giáo dục Có thể kể đến

Trang 15

một số địa chỉ hỗ trợ giảng dạy và học tập ở các trường phổ thông như:

1.2.1 Trang web Học liệu mở Việt Nam: http://hoclieumo.com

Hình 1.1 Giao diện chính của trang web học liệu mở

Đây là một hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến, được xây dựng trên hệ thống

mã nguồn mở Moodle, giáo trình giảng dạy được biên soạn và đóng gói theo chuẩnSCORM, với mục đích:

- Chia sẻ nguồn giáo trình, bài giảng của các giảng viên;

- Giúp các giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh ở mọi miền tham khảothêm các giáo trình của những trường Đại học khác;

- Giúp học sinh THPT có thể xem qua một số giáo trình của ngành học địnhhướng thi vào Đại Học trong tương lai;

- Hỗ trợ sinh viên, giáo viên làm quen với nguồn học liệu mở và môi trườnghọc tập “Trực tuyến, hoàn toàn mới”

1.2.2 Thư viện bài giảng điện tử ViOLET: http://baigiang.violet.vn

Gồm rất nhiều bài soạn dạng PowerPoint của tất cả các môn học trong đó cóVật lý và Ngữ văn, website có giao diện như hình 1.2:

Trang 16

Hình 1.2 Giao diện chính của trang ViOLET

1.2.3 Website Thư viện Vật lý: http://thuvienvatly.com

Hình 1.3 Giao diện chính của trang Thư viện Vật lý

Là trang web được biên soạn trên nền Moodle và l à trang web phi lợi nhuận,bao gồm :

- Các khóa học Vật lý ở các lớp 10, 11, 12, cao đẳng, đại học và có cả các khóahọc dành cho giáo viên;

- Kho thí nghiệm ảo phong phú giúp học sinh hiểu rõ bài học hơn, đồng thời là

tư liệu quí giá cho giáo viên trong soạn giảng

- Tuy nhiên, trang web Thư viện Vật lý chưa có: Các khóa học không hoàn

Trang 17

chỉnh cho một khối lớp, kể cả khối 12; Các bài giảng không đầy đủ nội dung để cóthể tự học dạng Elearning mà chỉ có thể dùng để tham khảo, ôn tập; Các bài giảngkhông được đóng gói theo chuẩn SCORM.

1.2.4 Trang web Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt :

http://hocmai.vn

Hình 1.4 Giao diện chính của trang Hocmai.vn

Là trang web hỗ trợ học trực tuyến:

- Bao gồm các khóa học đủ mọi trình độ từ lớp 6 đến lớp 12 ở hầu hết các mônvăn hóa;

- Có các khóa luyện thi vào lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT, luyện thi tú tài;

- Tập hợp được nhiều giáo viên giỏi có kinh nghiệm tham gia;

- Tuy nhiên, các khóa học chủ yếu phục vụ cho luyện thi và tính phí khá cao

1.2.5 Một số trang Elearning của các trường THPT:

Trong thời gian gần đây, hòa chung với xu thế phát triển của nền giáo dụcnước nhà, các trường THPT cũng phấn đấu xây dựng website hỗ trợ học tập trựctuyến Nhiều trang web đã hỗ trợ khá tốt việc giảng dạy và học tập có thể kể đếnnhư: website của trường THPT Quang Trung – Đà Nẵng (hình 1.5) với địa chỉ:http://thptquangtrung.vn, hay trang Elearning của trường THPT Chuyên Vị Thanh –Hậu Giang (hình 1.6):

Trang 18

Hình 1.5 Một phần giao diện chính

trang Elearning của trường THPT

Quang Trung – Đà Nẵng.

Hình 1.6 Một phần giao diện chính trang Elearning của trường THPT Chuyên Vị

Thanh – Hậu Giang.

Các trang Elearning này đều được sử dụng trên nền moodle và hoàn toàn miễnphí, bao gồm các khóa học dành cho bậc học THPT;

Tuy nhiên, Các khóa học ở các trang Elearning này không hoàn chỉnh cho mộtkhối lớp; Các bài giảng không đầy đủ nội dung, hình ảnh minh họa để có thể tự họcdạng Elearning mà chỉ có thể dùng để tham khảo, ôn tập;

1.3 Kết luận

Giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Hậu Giang nói riêng đang chuyểnmình mạnh mẽ từ mô hình giáo dục truyền thống (phấn trắng, bảng đen) sang môhình giáo dục hiện đại với sự hỗ trợ của CNTT Qua nghiên cứu tổng quan cho thấyrằng: Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục đang bùng phát mạnh mẽ, CNTT đượcứng dụng vào tất cả các khâu trong giáo dục, từ quản lý đến giảng dạy và học tập.Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập vẫn chưa được định hìnhmột cách hoàn chỉnh, nhất là việc hỗ trợ giảng dạy và học tập còn rời rạc, chưa có

hệ thống và không hoàn chỉnh theo từng khối lớp học, cấp học Do đó, việc xâydựng một nguồn học liệu mở hoàn chỉnh cho từng môn học, từng cấp học là rất cầnthiết

Trang 19

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập

2.1.1 Sự dịch chuyển mô hình GD từ truyền thống sang hiện đại

Theo tài liệu Hội nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo thế kỷ XXI: "Tầm nhìn

và hành động" (từ ngày 5-9/10/1998 tại Paris do UNESCO tổ chức) đã dưa ra một

hệ thống phân loại các mô hình giáo dục theo hướng phát triển:

Bảng 2.1 Các mô hình giáo dục

Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ

Thông tin Người học Chủ động Máy tính cá nhân

Như vậy, Việt Nam nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng đang dần chuyểndịch từ mô hình truyền thống sang mô hình thông tin, mà trong mô hình thông tinchủ yếu là máy tính cá nhân và kết hợp với mạng LAN, WAN hoặc INTERNET.Việc sử dụng công nghệ thông tin đang ở mức độ sử dụng máy tính cá nhân cùngcác thiết bị ghép nối như ổ đĩa CD, loa, máy chiếu Projector, cùng với các phầnmềm hỗ trợ dạy học và dần đang tiếp cận với sự hỗ trợ mạnh mẽ của kho dữ liệukhổng lồ trên Internet

2.1.2 CNTT trong việc hỗ trợ giảng dạy và học tập

Theo GS TSKH Nguyễn Bá Kim (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) vàPGS.TS Đào Thái Lai (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) thì với tính cách là công

cụ dạy học, máy vi tính được khai thác dưới những hình thức chủ yếu như sau:

- Giáo viên trình bày bài giảng có sự hỗ trợ của máy tính, phương pháp nàyhiện nay đang được sử dụng phổ biến;

- Học sinh làm việc trực tiếp với máy tính dưới sự hướng dẫn và kiểm soátchặt chẽ của giáo viên Hình thức này ở Hậu Giang hầu như chưa sử dụng rộng rãi,chỉ có mới áp dụng trong giảng dạy môn tin học;

- Học sinh học tập độc lập trên máy tính theo chương trình Hình thức này hiệnnay chỉ sử dụng tự phát, và được người học tự áp dụng tại gia đình

Trang 20

Chỉ thị số 58- CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị, Ban chấphành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học,ngành học Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập củatoàn xã hội Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục vàđào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo".

Trong Chỉ thị số 29/2001/CT- BGD và ĐT ngày 30 tháng 7 năm 2001 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng Côngnghệ thông tin trong ngành Giáo dục giai đoạn 2001-2005 đã chỉ rõ:

- “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽlàm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học Công nghệ thông tin

là phương tiện để tiến tới một "Xã hội học tập”

- “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cảcác cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như làmột công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất

cả các môn học”

Còn trong Chỉ thị 55/2008/CT- BGDĐT ban hành ngày 30-09-2008 về tăngcường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dụcgiai đoạn 2008-2012 đã nêu rõ: Công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là CNTT) làcông cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mớiquản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục Pháttriển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụquan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước

2.2 Ứng dụng CNTT trong môn Vật lý

2.2.1 Vai trò của CNTT trong môn Vật lý

Khi công nghệ thông tin bắt đầu được ứng dụng vào giảng dạy ở tỉnh HậuGiang, vai trò của CNTT luôn được quan tâm và chỉ đạo sâu sát, và dần dần người

ta nhận thức được tầm quan trọng của CNTT hỗ trợ cho giảng dạy và học tập của

Trang 21

từng bộ môn.

Vật lý là môn khoa học của thực nghiệm Thực hiện các thí nghiệm trong quátrình dạy học Vật lý sẽ làm tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâuthêm bài học và tăng tính nhạy bén trực quan của học sinh Việc lồng ghép các thínghiệm vào trong các bài học Vật lý là một khâu quan trọng trong quá trình nângcao chất lượng dạy và học, và góp phần tích cực trong hoạt động truyền đạt kiếnthức cho học sinh Việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học vật lý cần phảigắn liền với việc tăng cường sử dụng các thí nghiệm trong quá trình dạy học Tuynhiên, do điều kiện thời gian giảng dạy và do điều kiện vật chất của tỉnh nhà khôngthể sử dụng các thí nghiệm thật cho tất cả các bài học Do đó, việc ứng dụng CNTT

và thực hiện các thí nghiệm ảo trên máy tính, là giải pháp thiết thực, giúp học sinhtiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, sâu sắc, và tạo sự hứng thú học tập chohọc sinh trong từng bài học

2.2.2 Ứng dụng CNTT trong dạy và học môn Vật lý

Đối với môn vật lý các phần mềm chuyên dụng, các thí nghiệm mô phỏng,…

là công cụ đắc lực trong việc truyền thụ kiến thức, hình thành các kỹ năng cho họcsinh, giúp học sinh hiểu được các hiện tượng vật lý một cách dễ dàng hơn

Xuất phát từ thực tế đó, đề tài xin giới thiệu một số phần mềm hỗ trợ thực hiệnthí nghiệm ảo trong vật lý hỗ trợ cho việc dạy, học, và nghiên cứu bộ môn Vật lý:

a) Phần mềm Crocodile Physics:

Được dùng để tạo các thí nghiệm mô phỏng về cơ, điện, quang… Ưu điểm là

GV có thể sử dụng một số thí nghiệm đã được thiết kế sẵn hoặc tự thiết kế theo ýtưởng của riêng mình (hình 2.1)

Trang 22

Hình 2.1 Thí nghiệm mô phỏng từ phần mềm Crocodile Physics

b) Phần mềm Physion-Portable:

Hình 2.2 Thí nghiệm mô phỏng từ phần mềm Physion-Portable

Phần mềm mô phỏng một số hiện tượng vật lý Dễ sử dụng, trực quan và khảnăng mô phỏng cực tốt Các thí nghiệm vật lý dưới khả năng mô phỏng của Physion

sẽ trở nên sống động như thật

c) Phần mềm Alternating Current: Mô phỏng các thí nghiệm về dòng điện,

đơn giản, dễ sử dụng

Trang 23

Hình 2.3 Thí nghiệm mô phỏng từ phần mềm Alternating Current

2.3 Ứng dụng CNTT trong môn Ngữ văn

2.3.1 Vai trò của CNTT trong môn Ngữ văn

Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học Ngữ văn góp phần đổi mới việc dạy vàhọc theo hướng hiện đại, vì CNTT góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy

và học, góp phần đổi mới phương pháp Có thể nói, việc vận dụng CNTT vào giảngdạy Ngữ văn đã thu được nhiều kết quả và tạo nên sự chuyển biến trong dạy học,nhất là về mặt phương pháp Song, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văntrong nhà trường phổ thông chậm và ít hơn các bộ môn khác Do đó, nói nhưPGS.TS Đỗ Ngọc Thống (Viện chiến lược và Chương trình giáo dục) “Đã đến lúcnếu không muốn nói là quá muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc ứng dụngCNTT vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng và có hiệuquả”

Vận dụng CNTT vào giảng dạy văn học Việt Nam, giáo viên có thể tích hợpgiảng dạy Ngữ văn với âm nhạc, với phim ảnh, với các băng hình tư liệu liên quanđến tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại Ví dụ như: băng hình về xứ Huế, về sôngHương,…khi dạy về Tố Hữu, về Hoàng Phủ Ngọc Tường, hay cho HS nghe nghệ sĩngâm tác phẩm khi khả năng của GV hạn chế,

2.3.2 Ứng dụng CNTT trong dạy và học môn Ngữ văn

Khác với các môn học khác có thể có nhiều phần mềm để ứng dụng và thiết kế

mô hình,… với môn Ngữ văn thì chủ yếu là vận dụng phần mềm PowerPoint để

Trang 24

hiện đại là phần thuận lợi nhất trong việc giảng dạy văn học Việt Nam ở nhà trườngphổ thông, bởi lẽ, nhiều tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại được đưa vào giảngdạy ở chương trình Ngữ văn THPT được chuyển thể thành kịch bản, phim, phổnhạc…Ví dụ như các tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng, Đồng chí của ChínhHữu, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải,Viếng lăng Bác của Viễn Phương… đều đã được phổ nhạc; các tác phẩm Số đỏ của

Vũ Trọng Phụng, Chí phèo, Lão Hạc, Sống mòn của Nam Cao đã được chuyển thểthành phim…

Ứng dụng CNTT trong một tiết học Ngữ văn nhằm mục đích hướng hoạt độnghọc vào HS, tránh mất thời gian ghi bảng của GV Mặt khác, việc đưa thêm âmthanh, hình ảnh, tư liệu có liên quan đến tác phẩm sẽ làm bài học sinh động hơn, HShiểu bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn Có thể kể một vài điểm ứng dụng CNTT tronggiảng dạy và học tập môn Ngữ văn như sau:

- Bài khái quát một giai đoạn văn học: có thể vận dụng CNTT sơ đồ hóa nộidung kiến thức của bài học, khái quát về các đặc điểm chính, về tiến trình văn học,minh họa tác giả, tác phẩm bằng hình ảnh, bằng các đoạn băng hình,…

- Bài khái quát một tác gia: Có thể sử dụng hình ảnh tư liệu về tác giả, tácphẩm mà không phải mang theo tranh ảnh, tác phẩm cồng kềnh Hoặc ngâm, đọc,tóm tắt tác phẩm, nghe tác phẩm phổ nhạc, hay xem một đoạn tác phẩm (có ấntượng) được chuyển thể thành kịch, phim… ứng dụng CNTT sẽ giúp GV hệ thốngnhân vật, tóm tắt cốt truyện theo mô hình hoặc minh họa nội dung nào đó bằng hìnhảnh, lời kể ghi âm…làm cho giờ học thêm sinh động, không gây sự nhàm chán

- Với các tác phẩm mang tính lịch sử, có thể giới thiệu nguyên văn (bản thậtbằng cách chụp hình lại) cho HS theo dõi, giúp các em có cảm nhận sâu sắc hơn vềgiá trị văn học cũng như giá trị lịch sử của tác phẩm

Tóm lại, đối với môn Ngữ văn, CNTT sẽ giúp GV tiết kiệm được nhiều thờigian, GV sử dụng tốt các tư liệu minh họa sẽ làm HS học tập hứng thú hơn Đồngthời còn giúp GV có thể hướng dẫn HS tiếp cận được một lượng kiến thức phong

Trang 25

phú, sâu rộng mà thật sinh động Từ đó, góp phần đổi mới PPDH để nâng cao chấtlượng giảng dạy và học trong nhà trường phổ thông

2.4 Các loại bài giảng có ứng dụng CNTT

2.4.1 Chuẩn Scorm - Bài giảng Elearning

* Chuẩn SCORM: Sharable Content Object Reference Model (viết tắt

là SCORM) là một tập hợp các tiêu chuẩn và các mô tả cho một chươngtrình Elearning dựa vào web Nó định nghĩa sự giao tiếp thông tin giữa nội dungmáy khách và hệ thống máy chủ, được gọi là môi trường runtime (thông thườngđược gọi là LMS - learning management system) SCORM cũng định nghĩa cách đểnén nội dung lại vào trong một file ZIP (nguồn http://vi.wikipedia.org/)

* Bài giảng Elearning: Theo Cục CNTT: Bài giảng Elearning là bài giảng màkhi bất kỳ người học nào có bài giảng đó đều tự học, tự kiểm tra đánh giá mức độhiểu bài do GV cung cấp Như vậy, một bài giảng Elearning cần có những nội dungsau:

- Nội dung 1: Tệp trình chiếu, bao gồm nội dung bài giảng cùng các câu hỏi

kiểm tra sự hiểu bài của người học (như học trên lớp bình thường, nhưng người họcphải tương tác được) Để làm điều này, không thể dùng Powerpoint thông thường

mà phải dùng phần mềm hỗ trợ tạo các câu hỏi trắc nghiệm như LectureMaker,Adobe Presenter, Vioet, Ispring presenter (xem mục 2.6.2);

- Nội dung 2: Các tư liệu số hóa minh họa cho bài học như: hình ảnh, âm

thanh, video, thí nghiệm ảo, ;

Hai nội dung trên phải được dàng dựng logic, đầy đủ như một tiết học trên lớp

và được đóng gói theo chuẩn SCORM

2.4.2 Các bài giảng khác

a) Bài giảng trình chiếu: Theo cục CNTT – Bộ Giáo dục và Đào tạo: nội dung

trình bày trên Powerpoint chỉ là tệp trình chiếu hỗ trợ giảng dạy, chỉ có GV mớihiểu được ý nghĩa của nó, còn người học muốn hiểu được thì phải được GV giảngdạy trực tiếp

Trang 26

lôgic được quy định bởi cấu trúc của bài học Giáo án điện tử chính là bản thiết kếcủa bài giảng trình chiếu, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bàigiảng trình chiếu là hai cách gọi khác nhau của một hoạt động cụ thể để có được bàigiảng trình chiếu.

Từ các ý nghĩa trên, đề tài chọn kiểu bài giảng Elearning để thực hiện, vì đây là kiểu bài đã tích hợp đầy đủ dạng muntimedia và đã được xuất ra chuẩn SCORM phù hợp theo tiêu chuẩn hiện nay.

2.5 Giải pháp kỹ thuật xây dựng bài giảng Elearning môn Vật lý và Ngữ văn 2.5.1 Giải pháp kỹ thuật xây dựng bài giảng Elearning môn Vật lý

a) GV dựa trên SGK chương trình chuẩn Vật lý 12 của Bộ GD&ĐT để biên

soạn, có tham khảo sách GV Vật lý 12

b) Các bước thiết kế một bài như sau:

- Bước đầu thiết kế từng slide trên Powerpoint;

- Tìm các tư liệu phù hợp với từng nội dung để đưa vào minh họa cho bàigiảng Một số bài nếu không có nguồn tư liệu sẵn có thì GV phải tự thiết kế các thínghiệm ảo hoặc tự làm thí nghiệm và quay lại thành các video clip để làm tư liệucho bài giảng;

- Thu âm lời giảng để chèn vào bài giảng;

- Dùng phần mềm Ispring presenter để đóng gói bài giảng theo chuẩnSCORM

c) Cấu trúc chung của một bài học môn Vật Lý bao gồm các phần như sau:

- Giới thiệu bài học;

- Phần lý thuyết: Tóm tắt các nội dung chính của bài (Sử dụng SGK Vật lý 12chương trình chuẩn do Bộ GD&ĐT quy định);

- Các hình và phim minh họa cho các nội dung quan trọng;

- Phần cuối bài có thể là một số câu hỏi trắc nghiệm để HS vận dụng các kiếnthức mới học để giải, nhằm giúp HS hiểu rõ hơn nội dung kiến thức của bài

2.5.2 Giải pháp kỹ thuật xây dựng bài giảng Elearning môn Ngữ văn

Trang 27

a) GV dựa trên SGK chương trình chuẩn Ngữ văn 12 của Bộ GD&ĐT để biên

soạn, có tham khảo sách GV Ngữ văn 12

b) Các bước thiết kế một bài như sau:

- Bước đầu thiết kế từng slide trên Powerpoint;

- Tìm các tư liệu như hình ảnh, các đoạn phim tư liệu phù hợp với từng nộidung để đưa vào bài giảng nhằm minh họa cho bài sinh động hơn;

- Thu âm lời giảng để chèn vào bài giảng;

- Dùng phần mềm Ispring presenter để đóng gói bài giảng theo chuẩnSCORM

c) Cấu trúc chung của một bài học môn Ngữ văn bao gồm các phần như sau:

- Giới thiệu bài học;

- Phần lý thuyết: Tóm tắt các nội dung chính của bài (Sử dụng SGK môn Ngữ văn 12 chương trình chuẩn do Bộ GD&ĐT quy định);

- Các hình và phim minh họa cho các nội dung quan trọng;

- Phần cuối bài có thể là một slide tóm tắt lại những gì học sinh cần nắm, một

số câu hỏi hoặc phần luyện tập

2.6 Phương tiện hỗ trợ cho việc nghiên cứu của đề tài

2.6.1 Các thiết bị dạy và học hiện đại hỗ trợ nghiên cứu

a) Máy chiếu đa năng (Projector)

Máy chiếu đa năng là thiết bị hiện đại cho phép kết nối với máy vi tính haymáy chiếu vật thể Do vậy máy chiếu đa năng có thể chiếu lên màn chiếu các thôngtin của các thiết bị mà nó kết nối Máy cho chất lượng ảnh rất cao, kích thước mànchiếu đến 100 inch Do vậy sử dụng máy chiếu đa năng rất thuận tiện cho việcgiảng dạy, hội thảo

b Bảng tương tác thông minh

Bảng tương tác kết hợp với máy chiếu đa năng sẽ là một công cụ tuyệt vời hỗtrợ giảng dạy Bảng tương tác là công cụ giúp cho giáo viên giảng dạy bằng máytính có thể thoát ly khỏi con chuột máy tính mà thao tác trực tiếp trên bảng tương tựnhư màn hình cảm ứng Bằng phần mềm thích hợp, bút hồng ngoại đi kèm với bộbảng tương tác có thể vẽ, viết thêm và điều khiển máy tính trực tiếp trên màn hình

c Máy chiếu vật thể

Trang 28

d Máy chụp hình kỹ thuật số

Trong quá trình dạy học nếu muốn ghi lại các hình ảnh hoặc đọan phim tư liệungắn ta có một công cụ đắc lực là máy chụp hình kỹ thuật số và chuyển sang mànhình của máy vi tính hay thông qua máy đa năng chiếu lên màn hình Do vậy, máychụp hình kỹ thuật số là một phương tiện hiện đại cung cấp tư liệu cho việc minhhọa bài học

e Máy quay phim kỹ thuật số

Máy quay phim kỹ thuật số là thiết bị kỹ thuật hiện đại cho phép ghi lại mộtđoạn phim dài có tính chuyên nghiệp dùng là tư liệu giáo dục, như ghi lại một buổihội thảo hay một tiết dạy, một thí nghiệm trong phòng thí nghiệm,

f Máy quét hình (Scanner)

Scanner là thiết bị kỹ thuật số để quét văn bản, hình ảnh, vật thể, phim âm bản

để đưa vào máy vi tính Tài liệu được quét được lưu dưới dạng file ảnh JPG hayBitmap, lưu trên máy vi tính Đây là nguồn tư liệu số hóa chất lượng cao hỗ trợ hìnhảnh minh họa cho các bài học

2.6.2 Phần mềm hỗ trợ nghiên cứu

a) Phần mềm tạo trang Elearning: Moodle

- Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning

Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều

hành và phát triển chính của dự án Moodle là một hệ thống quản lý học tập

(Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management

System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí

và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internethay các website học tập trực tuyến

- Các đặc điểm nổi bật của Moodle:

+ Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làmtrong lĩnh vực giáo dục;

Trang 29

+ Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thờigian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo Giáo viên có thể tự cài và nângcấp Moodle;

+ Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án

+ Moodle phát triển dựa trên PHP (Ngôn ngữ được dùng bởi các công tyWeb lớn như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một lớp họcnhỏ đến các trường đại học lớn trên 50000 sinh viên;

- Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đíchxây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle Từ đó đếnnay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle Có thểnói Moodle là một trong các hệ thống quản lý học tập thông dụng nhất tại ViệtNam Cộng đồng Moodle Việt Nam giúp bạn giải quyết tất cả các khó khăn về càiđặt, cách dùng các tính năng, cũng như cách chỉnh sửa và phát triển tại địa chỉ nhưhình 2.4:

Trang 30

Hình 2.4 Một phần giao diện chính trang chủ cộng đồng Moodle Việt Nam

b) Phần mềm tạo bài giảng Elearning

Để tạo bài giảng Elearning theo chuẩn SCORM hiện nay có nhiều phần mềmnhư:

- PowerPoint là phần mềm dùng để thiết kế slide trình chiếu;

- Adobe Presenter là phần mềm giúp chuyển đổi các bài trình chiếu

Powerpoint sang chuẩn SCORM;

- Adobe Captivate là phần mềm soạn bài giảng Elearning độc lập;

- Lecture Maker là công cụ soạn bài giảng Multimedia;

- Vioet là công cụ cho phép đóng gói các bài giảng theo chuẩn SCORM;

- Ispring Presenter với tính năng ưu việt của một phần mềm soạn bài giảng

điện tử Elearning chuyên nghiệp

Các phần mềm Adobe Presenter, Adobe Captivate, Lecture Maker, Vioet đều

có thể giúp GV soạn bài, đóng gói theo chuẩn SCORM tuy nhiên đây là các phầnmềm thương mại hoặc chỉ được dùng thử trong giới hạn một số ngày Riêng phần

mềm Ispring Presenter với ưu điểm nổi bật là có thể chuyển các bài trình chiếu soạn

bằng Powerpoint sang chuẩn SCORM theo chuẩn quốc tế với nhiều tính năng nhưghi hình, âm thanh, soạn câu hỏi trắc nghiệm… rất đơn giản Mặt khác đa số GV đã

Trang 31

sử dụng rất thuần thục phần mềm Powerpoint nên việc soạn bài sẽ đơn giản rấtnhiều.

Với ưu điểm như trên đề tài đã chọn 2 phần mềm để soạn bài và xuất rachuẩn SCORM là Powerpoint và Ispring presenter 4.0

2.7 Địa điểm nghiên cứu

Thời gian đầu đề tài phối hợp với hai đơn vị: THPT chuyên Vị Thanh, THPT

Lê Quý Đôn để thực nghiệm Từ năm học 2011 – 2012 do có thay đổi về nhân sựnên có hợp tác thêm với trường THPT Nguyễn Minh Quang và trường THPT VịThanh

2.8 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra và quan sát: Dùng phiếu điều tra để khảo sát GS và

HS về trang Elearning Nhóm đề tài đã thực hiện khảo sát tại 4 điểm trường với 80lượt phiếu điều ta của GV và 480 lượt phiếu điều tra của HS

- Phương pháp phân tích, đánh giá: Phân tích phiếu khảo sát để rút ra những

kết luận (bảng 3.3, 3.4, 3.5, 3.6) Từ phiếu điều tra và tham khảo các chuyên gia đểlựa chọn các phần mềm

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Cho HS của 4 đơn vị trường có tham gia

trong đề tài lên trang Elearning học tập tại 2 khóa học từ đó có các phản hồi cụ thể

để chỉnh sửa cho chính xác

- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức cho GV thẩm định các bài giảng Tổ chức

2 buổi hội thảo tại 2 điểm trường là trường THPT chuyên Vị Thanh cho khóa họcmôn Ngữ văn và tại trường THPT Nguyễn Minh Quang cho khóa học môn Vật lý.Chỉnh sửa theo góp ý của các buổi hội thảo

2.9 Tập huấn phần mềm:

Tổ chức tập huấn ở 2 địa điểm: Trường THPT Lê Quy Đôn và tại trườngTHPT chuyên Vị Thanh

Trang 32

trường THPT

Với ý tưởng thiết kế một trang Elearning hỗ trợ cho GV giảng dạy, giúp cho

HS ôn tập, rèn luyện kiến thức, kỹ năng, giúp người tự học học mọi lúc, mọi nơi,…nhóm tác giả đã thiết kế hoàn chỉnh trang Elearning với các đặc điểm sau:

3.1.1 Xây dựng trang Elearning:

- Năm 2010, Sở GD&ĐT Hậu Giang đề xuất tạo trang Elearning để chia sẻcác bài giảng điện tử của các GV trong tỉnh nhà đồng thời giúp HS có điều kiện họctập tốt hơn

- Sau khi khảo sát các hệ thống website hỗ trợ hệ thống học tập trực tuyến,thì Moodle được nhiều ý kiến lựa chọn hơn cả do tính ưu việt của nó, từ đó mộtnhóm các cộng tác viên được hình thành để nghiên cứu xây dựng thử nghiệm trangElearning trên nền Moodle

- Khi thực hiện đề tài “Xây dựng nguồn học liệu mở phục vụ giảng dạy vàhọc tập cho các trường THPT tỉnh Hậu Giang” thì Ban chủ nhiệm đề tài quyết địnhchọn phương án xây dựng website Hỗ trợ học tập trực tuyến Elearning dựa trên nềnMoodle Từ đó trang Elearning của Sở GD&ĐT Hậu Giang được xây dựng với đầy

đủ các chức năng của trang học tập trực tuyến như bài giảng, các câu hỏi trắcnghiệm khách quan hoặc bài tập để HS rèn luyện thêm, phòng họp trực tuyến…

- Đến nay hầu hết các chức năng của trang Moodle đã được khai thác, tuynhiên do còn mới với nhiều GV và HS nên việc khai còn hạn chế, chưa phát huy hếtcông dụng của nó

- Người sử dụng có thể đăng ký làm thành viên hoặc vào trực tiếp các khóahọc, tuy nhiên chỉ khi đăng ký thành viên thì người sử dụng mới tham gia đượcnhiều hoạt động như thảo luận trực tuyến, download bài …

3.1.2 Về giao diện

Trang web sau khi được thiết kế hoàn chỉnh đã tích hợp trên website của Sở GD&ĐT Hậu Giang với giao diện chính như hình 3.1:

Trang 33

Hình 3.1 Giao diện chính của trang Elearning của đề tài.

Với ý tưởng thiết kế hướng đến nhiều đối tượng người học, nên trangElearning được thiết kế tuân thủ theo các yêu cầu đặt ra như sau:

a.) Sự thân thiện:

- Giao diện trang chủ rất thân thiện, hài hòa, đầy đủ các chức năng cần thiết;

- Danh mục các khóa học nổi bật, giúp người truy cập dễ dàng tìm kiếm

b) Sự thuận tiện cho người học:

- Người học có thể đăng ký làm thành viên để truy cập dễ dàng các bài học và

có thể trao đổi thông tin qua lại trên diễn đàn được;

- Người học có thể vào các khóa học để tìm các bài cần học Tuy nhiên phạm

vi của đề tài mới chỉ xây dựng cho hai môn Vật lý 12 và Ngữ văn 12 nên người họcchỉ có thể tham khảo ở hai môn học này;

- Hướng phát triển lâu dài sẽ thực hiện đầy đủ theo menu của khóa học cho cácmôn còn lại;

Ngày đăng: 25/12/2014, 21:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Về giao diện chung của trang Elearninga. Hài hòa  b. Tạm  c. Chưa phù hợp  Khác
2. Bố trí các hình ảnh trên bannera. Phù hợp  b. Tạm  c. Chưa phù hợp  Khác
3. Màu sắc của bannera. Hài hòa  b. Quá tối  c. Quá sáng  Khác
4. Kích thước của bannera. Phù hợp  b. Tạm được  c. Không đạt  Khác
5. Chữ viết trên bannera. Phù hợp  b. Dư ý  c. Thiếu ý  Khác
6. Bố trí các menua. Phù hợp  b. Tạm được  c. Bố trí lại  Khác
7. Màu sắc các menua. Hài hòa  b. Quá tối  c. Quá sáng  Khác
8. Nội dung các menua. Đầy đủ  b. Thiếu ý  c. Còn sai sót  Khác
9. Chức năng liên kết của các menu đến các nội dung kháca. Tốt b. Còn sai liên kết c. Có chức năng không hoạt động  II. Về nội dung Khác
10. Số lượng bài họca. Đầy đủ  b. Thiếu một số bài  c. Thiếu rất nhiều  11. Nội dung về kiến thức của các bài học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w