1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

87 115 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Nhưng trước áp lực cạnh tranh ngàycàng gay gắt với các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, vàtrước áp lực đối với sự phát triển nhanh của các tổ chức tài chính khác, ngânhàng t

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:

Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tếthế giới Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới

và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam; Đầu tư vốn, công nghệ, phát triển

và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp các ngân hàng Việt Nam, đặcbiệt các ngân hàng có Nhà nước là cổ đông lớn, phát huy lợi thế so sánh củamình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nướcngoài Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, các ngân hàng Việt Nam đang gặpphải thách thức to lớn trong cạnh tranh với các đối thủ trong ngành

Với lịch sử hình thành và phát triển 50 năm, ngân hàng TMCP NgoạiThương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất của

hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam Nhưng trước áp lực cạnh tranh ngàycàng gay gắt với các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, vàtrước áp lực đối với sự phát triển nhanh của các tổ chức tài chính khác, ngânhàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam vẫn còn tồn tại một sốhạn chế về năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động đầu tư vẫn chưa tươngxứng với tiềm năng và lợi thế

Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đánh giá năng lực cạnhtranh của ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam nói riêng, đồng thời đưa ra các biện pháp đầu tưnâng cao tiềm lực tài chính, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, máy móc thiết

bị, công nghệ và nguồn nhân lực cho Vietcombank là một đòi hỏi cấp thiết

Vì vậy đề tài “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCPNgoại Thương Việt Nam” được chọn để nghiên cứu nhằm đưa ra nhữngphương hướng, giải pháp trong đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhcủa Ngân hàng TMCP Ngoại thương, góp phần phát triển và khẳng định vịthế của mình trong lĩnh vực ngân hàng

Trang 2

Mục tiêu:

Một là, làm rõ các khái niệm học thuật liên quan đến cạnh tranh và đầu tưnâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, nguồn vốn đầu tư,các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh trong ngân hàng qua các chỉ tiêu.Hai là, tìm hiểu quá trình đầu tư phát triển tại Vietcombank trong nhữngnăm gần đây qua việc phân tích số liệu, so sánh với các NHTM khác, từ đó,thấy được hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là quan trọng cho

sự tồn tại và phát triển của Vietcombank

Ba là, tác giả tìm hiểu, phân tích các số liệu đưa ra các giải pháp định tính

và định lượng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh tại Vietcombank, cũng

có thể xem xét cho các ngân hàng khác trong điều kiện thích hợp

Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng tổng hợp các phươngpháp: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, phươngpháp đối chiếu so sánh, phương pháp logic, phương pháp mô tả và khái quáthóa đối tượng nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quy mô và chất lượng đầu tưphát triển tại ngân hàng Vietcombank Qua đó, chỉ ra được những lợi thế sosánh làm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank so với các đối thủtrên thị trường Đề tài cũng đưa ra định hướng cho đầu tư phát triển tạiVietcombank làm nâng cao năng lực cạnh tranh

Phạm vi nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu đề tài qua các thông tin, sốliệu của Vietcombank và các ngân hàng đối thủ, số liệu của Ngân hàng Nhànước, các bảng số liệu từ các công ty kiểm toán nước ngoài, qua đó, so sánh

sự cạnh tranh, tìm mặt mạnh và điểm yếu trong quá trình đầu tư phát triểncủa ngân hàng Vietcombank

Trang 3

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Một số vấn đề cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong các ngân hàng thương mại

1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm và chức năng của ngân hàng thương mại

Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vậtquý cho những người chủ sở hữu của nó, tránh gây mất mát Đổi lại, ngườichủ sở hữu cho người giữ một khoản tiền công Khi công việc này mang lạinhiều lợi ích cho những người gửi, các đồ vật cần gửi ngày càng đa dạnghơn và đại diện cho các vật có giá trị như vậy là tiền, dần dần, ngân hàng lànơi giữ tiền cho những người có tiền Khi xã hội phát triển, thương mại pháttriển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn, tức là phát sinh nhu cầu tiền vay và tiềnngày càng lớn trong xã hội Khi nắm trong tay một lượng tiền, những ngườigiữ tiền nảy ra một nhu cầu cho vay số tiền đó, vì lượng tiền trong tay họkhông phải bao giờ cũng bị đòi trong cùng một thời gian, tức là có độ chênhlệch lượng tiền cần gửi và lượng tiền cần rút của người chủ sở hữu Từ đóphát sinh nghiệp vụ đầu tiên nhưng cơ bản nhất của ngân hàng nói chung, đó

là huy động vốn và cho vay vốn

Ngân hàng là một trong các loại tổ chức tài chính quan trọng nhất củanền kinh tế Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hếtmọi nền kinh tế Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổchúc kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng Ngân hàng đóng vai trò thủquỹ cho toàn xã hội Thu nhập từ ngân hàng là thu nhập quan trọng đối vớinhiều hộ gia đình Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanhnghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước Đối với doanhnghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cấp tín dụng để mua hàng hóa dự trữhoặc để xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị Khi doanh nghiệp và

Trang 4

thường sử dụng sẽ, ủy nhiệm chi, thẻ tín dụng hay tài khoản điện tử… Vàkhi họ cần thông tin tài chính hay lập kế hoạch tài chính, họ thường đếnngân hàng để nhận được lời tư vấn Các khoản tín dụng của ngân hàng choChính phủ (thông qua mua chứng khoán Chính phủ) là nguồn tài trợ quantrọng để đầu tư phát triển Ngân hàng thực hiện chính sách kinh tế, đặc biệt

là các chính sách tiền tệ, vì vậy là công cụ quan trọng trong chính sách kinh

đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tàichính”.Theo điều 4 khoản 3 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 số47/2010/QH12, ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họatđộng chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với tráchnhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiếtkhấu và làm phương tiện thanh toán

Ngân hàng thương mại có 3 chức năng chính:

NHTM có chức năng như một trung gian tài chính với hoạt động chủ

yếu là chuyển các khoản tiết kiệm huy động được thành các khoản đầu tư,đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, đó làcác cá nhân tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu (người vay), các cá nhân tổchức tạm thời thặng dư trong chi tiêu (người gửi tiết kiệm)

NHTM có chức năng tạo phương tiện thanh toán: Tiền có một chức

năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán Trong điều kiện phát triểnthanh toán qua các ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu họ có số dư

Trang 5

trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng hóa vàdịch vụ theo yêu cầu Khi NHTM cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửithanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng vàdịch vụ Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng), các NHTM đã tạo raphương tiện thanh toán Hơn nữa, trong hệ thống liên ngân hàng cũng tạo raphương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàngnày đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay Khi khách hàng tại một ngânhàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu (tăng số dưtiền gửi) của khách hàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoảncho vay mới Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vaylớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi(phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tíndụng).

NHTM có chức năng như một trung gian thanh toán: Thay mặt khách

hàng, NHTM thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ như thanhtoán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lướithanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần.Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ cho nhau thông qua Ngânhàng Nhà nước hoặc qua các trung tâm thanh toán

1.1.1.2 Hoạt động của ngân hàng thương mại

Huy động vốn, bao gồm nhận tiền gửi (tiền gửi kỳ hạn và tiền gửikhông kỳ hạn), phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy

tờ có giá khác để huy động vốn, vay vốn của các tổ chức tín dụng trong vàngoài nước, vay vốn của NHNN và các hình thức huy động vốn khác theoquy định của NHNN

Hoạt động tín dụng, bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay,chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, chothuê tài chính, và các hình thức khác theo quy định của NHNN Đây là hoạt

Trang 6

động sinh lời đem lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng, quyết định sự tồntại và phát triển của một ngân hàng

Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, bao gồm mở tài khoản, cung ứng cácphương tiện thanh toán trong nước vào ngoài nước, thực hiện dịch vụ thanhtoán trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch

vụ thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng

Các hoạt động khác, bao gồm các hoạt động góp vốn, mua cổ phần,tham gia thị trường tiền tệ, thực hiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giábằng ngoại tệ và USD, kinh doanh ngoại hối và vàng, nghiệp vụ ủy thác vàđại lý, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh các nghiệp vụ chứng khoánthông qua công ty trực thuộc, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ,cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quí, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầmđồ

1.1.2 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các NHTM

1.1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một kháiniệm có nhiều cách hiểu khác nhau Khái niệm này được sử dụng cho cảphạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành ngân hàng, phạm vi quốc gia hoặcphạm vi khu vực liên quốc gia Điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu đượcđặt ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia Trong khi đối với mộtdoanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sởcạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nângcao mức sống và phúc lợi cho nhân dân

- Theo K Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữacác nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất vàtiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch "

- Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranhtrong cơ chế thị trường được định nghĩa là " Sự ganh đua, sự kình địch giữacác nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá

về phía mình

Trang 7

- Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinhdoanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa cácthương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan

hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợinhất

- Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trongcuốn kinh tế học cho rằng Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa cácdoanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường Haitác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (PerfectCompetition)

- Quan điểm của R.S Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn Kinh tếhọc vĩ mô cho rằng: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rấtnhiều người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc người bánduy nhất nào có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với giá cả

- Các tác giả trong cuốn "Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sáchcạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh”, thuộc sự án VIE/97/016 thìcho rằng: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanhnghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nângcao vị thế của mình trên thị trường, để đạt đựơc một mục tiêu kinh doanh cụthể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần Cạnh tranh trong một môitrường như vậy đồng nghĩa với ganh đua”

- Ở phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổngthống Mỹ, cạnh tranh đối với một quốc giá là mức độ mà ở đó, dưới các điềukiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụđáp ứng được các đòi hỏi của thị trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mởrộng đợc thu nhập thực tế của người dân nước đó

- Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầunăm 2003, định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là: "Khả năng củanước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa

là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi

Trang 8

Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên có thểrút ra các điểm hội tụ chung: cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơnphần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh Để có cạnh tranh phải cócác điều kiện tiên quyết sau:

- Phải có nhiều chủ thể cùng nhua tham gia cạnh tranh: Đó là các chủthể có cùng các mục đích, mục tiên và kết quả phải giành giật, tức là phải cómột đối tượng mà chủ thể cùng hớng đến chiếm đoạt Trong nền kinh tế, vớichủ thể canh tranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tưng tự có cùng mụcđích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia canhtranh đều có thể làm ra và đợc người mua chấp nhận Còn với các chủ thểcạnh tranh bên mua là giành giật mua được các sản phẩm theo đúng ý mình

- Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh

cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phảituân thủ Các ràng buộc cạnh tranh trong ngành ngân hàng ở Việt Nam đượcthể hiện qua luật các tổ chức tín dụng, các thông tư, chỉ đạo của Ngân hàngNhà nước, các chính sách tiền tệ và tài khóa, cũng như các đặc điểm cầuthanh toán về sản phẩm dịch vụ của khách hàng và các ràng buộc của luậtpháp khác trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng; giữa những người vay vàcho vay là các thoả thuận được thực hiện có lợi cho cả hai bên và cho sựphát triển kinh tế của đất nước

- Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố địnhhoặc ngắn (từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt độngcủa mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh) Sự cạnh tranh có thể diễn ra trongkhoảng thời gian không nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương,một nghành) hoặc rộng (một nước, giữa các nước)

Theo Fafchamps, sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanhnghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơngiá của nó trên thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sảnxuất ra những sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của doanhnghiệp khác nhưng có chi phí thấp hơn thì được coi là có năng lực cạnhtranh

Trang 9

Một quan niệm khác cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp được hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì vàphát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanhnghiệp đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàngtrên một thị trường mục tiêu xác định”

Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cũng có thể hiểu là khảnăng doanh nghiệp đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì

và mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình củangành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sẹ hoạt động an toàn và lànhmạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môitrường kinh doanh

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp, được đo thông qua lợi nhuận, thị phần của doanhnghiệp, thể hiện qua chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thờinăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thể hiện qua năng lực cạnh tranhcủa các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh

Trong ngân hàng thương mại, cạnh tranh là sự tranh đua, giành dậtkhách hàng dựa trên tất cả những khả năng mà ngân hàng có được để đápứng nhu cầu của khách hàng về việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ cóchất lượng cao, có sự đặc trưng riêng của mình so với các ngân hàng thươngmại khác trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngânhàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế trên thương trường

Với những đặc điểm chuyên biệt của mình, sự cạnh tranh trong lĩnhvực ngân hàng cũng có những đặc thù nhất định:

- Do hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống rất cao, nếu năng lựccạnh tranh của một ngân hàng yếu dẫn đến khó khăn cho hoạt động kinhdoanh của hệ thống và có thể tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ, gâyảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Vì vậy, hoạt động cạnh tranh của các ngânhàng phải tuân thủ theo pháp luật

- Hoạt động ngân hàng có liên quan đến nhiều tổ chức kinh tế, chính

Trang 10

cực đến các ngân hàng khác và khách hàng Vì thế, trong hoạt động của cácngân hàng, đi liền với cạnh tranh lẫn nhau là sự hợp tác với nhau nhằmhướng đến một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn.

- Từ hai đặc thù trên để tránh những nguy cơ đổ vỡ cả hệ thống, ngânhàng trung ương phải có sự giám sát chặt chẽ thị trường tiền tệ, nhằm cónhững giải pháp kịp thời tránh những yếu tố có thể làm suy yếu và thôn tínhlẫn nhau trong hoạt động của các ngân hàng thương mại

- Mặt khác, hoạt động ngân hàng không giới hạn phạm vi trong nước

mà liên quan đến các nước khác trong hoạt động kinh tế đối ngoại Do vậy,hoạt động của ngân hàng đòi hỏi những chuẩn mực quốc tế rất cao và cầnphải tuân thủ nghiêm

1.1.2.2 Các công cụ cạnh tranh của NHTM

Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ: Dịch vụ do ngân

hàng cung ứng là nhắm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nếu như chấtlượng của dịch vụ ngày càng hoàn hảo thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài vàchấp nhận ngân hàng Không những vậy, những lời khen, sự chấp nhận thỏamãn về chất lượng của khách hàng hiện hữu sẽ được chính họ thông tin tớinhững người khác có nhu cầu dịch vụ tìm đến ngân hàng giao dịch Sự hoànhảo của dịch vụ có thể được hiểu là giảm thiểu các sai sót trong giao dịchvới khách hàng và rủi ro trong kinh doanh dịch vụ của ngân hàng Chấtlượng dịch vụ của ngân hàng ngày càng hoàn hảo, giảm các sai sót tronggiao dịch của ngân hàng với khách hàng, giảm thiểu những lời phàn nàn vàkhiếu kiện, khiếu nại của khách hàng đối với ngân hàng Bên cạnh đó lànhững rủi ro trong kinh doanh dịch vụ của ngân hàng ngày càng được giảmthiểu, quy mô và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng ngày càng tănglên Dịch vụ càng ngày được nâng lên thì thị phần của từng loại dịch vụ củangân hàng không ngừng được giữ vững cà tăng lên như kinh doanh ngoại tệ,thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ… Để đạt được mục tiêu đó, chất lượngsản phẩm dịch vụ cần được đi kèm với sự đa dạng của dịch vụ, nghiệp vụmarketing, uy tín và danh tiếng của ngân hàng, quy mô và mạng lưới hoạt

Trang 11

động của ngân hàng, cùng với việc khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ so vớicác đối thủ cạnh tranh bằng tính năng và giá trị sản phẩm dịch vụ mang lạicho khách hàng

Cạnh tranh bằng giá cả: Giá cả phản ánh giá trị sản phẩm, nó có vai

trò quan trọng đối với quyết định của khách hàng Đối với các NHTM, giá

cả chính là lãi suất và mức phí áp dụng cho các dịch vụ cung ứng cho cáckhách hàng của mình Trong việc xác định mức lãi suất và phí, các NHTMluôn phải đối mặt với quy tắc đanh đổi: Nếu như NHTM quan tâm tới khảnăng cạnh tranh để mở rộng thị phần thì cần phải đưa ra các mức lãi suất vàphí ưu đãi cho các khách hàng của mình, tuy nhiên, điều này sẽ làm giảmthu nhập của NHTM thậm chí có thể khiến ngân hàng bị lỗ Ngược lại, nếuNHTM chỉ chú trọng đến thu nhập thì phải đưa ra mức lãi suất và phí caohơn để đáp ứng được mục tiêu tăng thu nhập nhưng điều này có thể dẫn đếnngân hàng sẽ bị mất dần khách hàng, giảm thị phần trong kinh doanh, bởisuy cho cùng thì ngân hàng luôn quan tâm tới mục tiêu tối thường trênthương trường là tối đa hóa lợi nhuận, mà để đạt được điều đó thì cần tiếtgiảm các chi phí đầu vào Điều này có nghĩa là cạnh tranh bằng giá cả đangtrở thành một biện pháp nghèo nàn nhất vì nó làm giảm bớt lợi nhuận thuđược của các NHTM Chính vì vậy, việc xác định lãi suất trên thị trường làquan trọng, song theo dõi thông tin phản hồi từ khách hàng là rất cần thiết đểNHTM đưa mức lãi suất và phí có tính cạnh tranh

Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối: Sản phẩm dịch vụ của ngân

hàng có đặc tính nhanh tàn lụi, không thể lưu trữ nên việc xây dựng mạnglưới cung ứng dịch vụ trở nên trọng yếu Mạng lưới cung ứng là phương tiệntrực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng, đồng thờigiúp ngân hàng nắm bắt chính xác, kịp thời nhu cầu của khách hàng, qua đó,ngân hàng chủ động trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng

Cạnh tranh bằng thương hiệu: NHTM có vị thế và uy tín trên thị

trường sẽ không chỉ duy trì các khách hàng cũ mà còn thu hút thêm cáckhách hàng mới và tăng số lượt giao dịch với ngân hàng của lượng khách

Trang 12

phẩm, phát triển các sản phẩm chủ chốt, tham gia các sự kiện truyền thông,các hoạt động xã hội Định vị thương hiệu của NHTM còn thể hiện qua việc

mở rộng, phát triển các lĩnh vực hoạt động Cạnh tranh bằng thương hiệucần thiết phải có một kế hoạch phát triển thương hiệu đồng bộ không nhằmchỉ đánh bóng tên tuổi

Cạnh tranh bằng khuyến mại: NHTM thường áp dụng khuyến mại

để thu hút thêm khách hàng và số lượt giao dịch tại ngân hàng vào các dịpđặc biệt như lễ tết, hoặc quảng bá giới thiệu sản phẩm mới

1.1.3 Các nhân tố tác động đến cạnh tranh của các NHTM

- Sự đe dọa của các đối thủ

Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại đang chianhau chiếc bánh thị trường Do vậy, một hành động của một đối thủ này đểkhai thác nhiều hơn phần thị trường đó thì sẽ nhận được sự đáp trả của đốithủ khác để giành lại phần thị trường bị mất Nếu cạnh tranh giữa các đối thủtrong ngành mãnh liệt thì nguy cơ chiến tranh giá xảy ra, thị trường bị thuhẹp, lợi nhuận bị giảm sút Trong tương lai, cạnh tranh là giành cơ hội chứkhông phải là giành thị phần Các nhân tố tác động đến mức độ ganh đuagiữa các đối thủ trong ngành bao gồm cấu trúc cạnh tranh ngành, các điềukiện nhu cầu và rào cản rời ngành

Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Sự xuất hiện của những đối thủ cạnhtranh tiềm tàng là mối nguy lớn đe dọa đến thị phần của các ngân hàng bằngcách đem vào ngành những năng lực sản xuất mới Do vậy nhận diện đượccác đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là hết sức quan trọng để thiết lập những ràocản ngăn chặn trước khi nó có thể xâm nhập Những rào cản có thể bao gồm:xây dựng lòng trung thành nhãn hiệu, khai thác lợi thế về chi phí thấp, tậndụng tính kinh tế về quy mô, những quy định của chính phủ Các đối thủcạnh tranh tiềm tàng của ngân hàng như: các cá nhân, tổ chức có ý địnhthành lập ngân hàng của mình

- Các chính sách của Ngân hàng Nhà nước và của Chính phủ

Trang 13

Môi trường chính trị- pháp luật: Một đất nước có môi trường chính trị

ổn định, luật pháp được quy định rõ ràng, minh bạch, sự thay đổi luật diễn rakhông thường xuyên, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ khuyến khích cácdoanh nghiệp nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng an tâm hơn tronghoạt động kinh doanh của mình, có khả năng phát huy hết tối đa lợi thế cạnhtranh của mình Ngược lại, nếu môi trường chính trị, xã hội luôn biến độngthì dẫn đến sự kém hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng do sự không antoàn và sự thay đổi liên tục, sự kém minh bạch của hệ thống luật pháp

Một ngân hàng làm theo những chính sách của Ngân hàng nhà nước,hoạt động trong khuôn khổ pháp luật thì phát triển sẽ bền vững Những ngânhàng thương mại cạnh tranh không lành mạnh bằng cách lách luật phải chịunhững chế tài xử phạt nghiêm khắc từ Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ

- Nguy cơ từ các dịch vụ mang tính thay thế

Thứ nhất, khả năng của những sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế

là những sản phẩm có thể thỏa mãn những nhu cầu tương tự của khách hàng.Khả năng của sản phẩm thay thế có nguy cơ làm hạn chế khả năng đặt giácao và do đó có thể hạn chế khả năng sinh lợi của ngân hàng Vì vậy, chiếnlược của ngân hàng sẽ được thiết kế để giành lợi thế cạnh tranh từ thực tếnày Ví dụ các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm mà ngân hàng cung cấpnhư vàng, bất động sản, chứng khoán

Thứ hai, cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra như vũ bão trên toànthế giới, công nghệ quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp nóichung và một ngân hàng nói riêng, nếu ngân hàng có công nghệ lạc hậu hơnđối thủ cạnh tranh thì sớm muộn cũng sẽ bị đối thủ cạnh tranh đánh bật rakhỏi thị trường Một ngân hàng chú trọng đến công nghệ của mình sẽ làmcho khách hàng tin tưởng và từ đó có thể dễ dàng thu hút khách hàng mớihay lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh

Thứ ba, đối thủ cạnh tranh quốc tế: Quá trình hội nhập của nền kinh tếđòi hỏi một đất nước cũng phải tuân thủ các luật chơi của quốc tế Sự biếnđộng của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các chỉ số như lãi suất, tỷ giá, giá

Trang 14

ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng Đặc biệt, sự hội nhập kinh tếthế giới làm cho các ngân hàng không chỉ cạnh tranh nội địa với nhau màcòn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đổ bộ ngày càng nhiều vàoViệt Nam với quy mô vốn lớn và công nghệ hiện đại.

- Nhu cầu tăng lên từ phía khách hàng

Xu hướng quốc tế hóa hoạt động ngân hàng đã đặt các ngân hàngthương mại trước áp lực rất lớn của sự cạnh tranh, không những cạnh tranhgiữa các NHTM khác mà còn cạnh tranh với các tổ chức tài tài chính phingân hàng (các công ty tài chính, các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, bưuđiện…), xu hướng này sẽ ảnh hưởng và tác động đến khách hàng của cácngân hàng trong tương lai, vì trong kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều lấykhách hàng làm đối tượng và mục tiêu phục vụ, họ đã không ngừng nỗ lựcđổi mới và xây dựng mô hình phục vụ hướng tới khách hàng, tối đa các nhucầu của khách hàng dựa trên các giới hạn chi phí cho phép Do đó, nhữngđòi hỏi của khách hàng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ đã ảnh hưởngtrực tiếp đến hoạt động của các NHTM là tất yếu

Mặt khác, kinh tế càng phát triển, thu nhập và mức sống của ngườidân càng nâng cao, nhu cầu của họ đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng đòihỏi ngày càng phải hoàn thiện, giá trị gia tăng mang lại từ các sản phẩm dịch

vụ đó ngày càng nhiều, từ nhu cầu thực tế, đòi hỏi các ngân hàng phải nhạybén cảm nhận thị trường Hơn nữa, trong điều kiện thị trường phát triển nhưhiện nay, các doanh nghiệp lớn có nhiều cơ hội để lựa chọn phương thức tàitrợ vốn hơn, thông qua các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, qua thị trườngchứng khoán… và họ phải cân nhắc lựa chọn phương án nào có chi phí sửdụng vốn thấp nhất, nhằm mục đích tối đa hóa các lợi ích kinh tế của họ Sựthay đổi này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ngân hàng, các khoảncho vay lớn giảm, các khoản cho vay nhỏ lẻ tăng, chi phí quản lý tăng, rủi rocũng tăng, phần nào cũng làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngânhàng

- Nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế

Trang 15

Hệ thống ngân hàng với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế đã cungứng một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế hàng năm (chiếm khoảng 16-18% GDP) và gần bằng 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, do đó, ngân hàngnhư một chiếc máy bơm vốn cho nền kinh tế Nền kinh tế càng phát triển thìnhu cầu vốn càng lớn và ngân hàng hoạt động càng mạnh mẽ hơn Ngânhàng là ngành có mối quan hệ mật thiết với các biến động của nền kinh tế,đây là ngành hồi phục trước tiên để tạo điều kiện cho nền kinh tế hồi phục

và đi vào ổn định

Với đặc điểm, hoạt động của các NHTM đồng thời cũng là một trongcác công cụ hữu hiệu để ngân hàng nhà nước thực hiện điều tiết các ảnhhưởng đến nền kinh tế và ngược lại Do vậy, để đảm bảo an toàn, ngân hàngnhà nước giám sát các hoạt động của NHTM rất chặt, nhất là mức vốn điều

lệ của các ngân hàng thương mại Một trong những tiêu chí để đánh giá xếphạng các ngân hàng thương mại là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Đểđạt được tỷ lệ này, các NHTM phải thường xuyên tăng vốn điều lệ bằngnhiều cách (sáp nhập, bán cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại…) Điều này

đã tạo áp lực làm gia tăng quá trình các NHTM đua nhau tăng vốn điều lệtrong thời gian gần đây

- Khả năng cung ứng tài chính của các ngân hàng

Ngân hàng là một ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro Mỗi một biến động bấtlợi của kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mộtngân hàng Nếu nền kinh tế có các chỉ số về lãi suất, lạm phát, tỷ giá biếnđộng thì các chính sách, chiến lược kinh doanh cũng sẽ thay đổi để hạn chế

sự suy giảm của lợi nhuận Đặc biệt, nếu ban lãnh đạo của ngân hàng không

đề ra được các chíên lược phù hợp với sự biến động đó sẽ ngân hàng củamình dần bị thua lỗ

1.2 Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong các ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư trong các ngân hàng thương mại

Trang 16

Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành cáchoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhấtđịnh trong tương lai

Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sứclao động và trí tuệ Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vậtchất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ Những kết quả đạt được có thể là

sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuyệ và nguồnnhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế

và cho toàn bộ xã hội

Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trựctiếp tham gia quản lý điều hành quá trình thực hiện và vận hành các kết quảđầu tư mà chỉ được hưởng các lợi ích vật chất (như cổ tức, tiền lãi tráiphiếu), lợi ích phi vật chất (như quyền biểu quyết, quyền tiên mãi)

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếptha gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư,bao gồm hai loại: Đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển Trong đó, đầu tưdịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp mà việc bỏ vốn là nhằm dịchchuyển quyền sở hữu giá trị tài sản Thực chất, trong đầu tư dịch chuyểnkhông có sự gia tăng giá trị tài sản Chẳng hạn như nhà đầu tư mua một sốlượng cổ phiếu với mức khống chế có thể tham gia hội đồng quản trị củamột doanh nghiệp, các trường hợp thôn tính, sáp nhập doanh nghiệp trong

cơ chế thị trường

Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp Hoạt độngđầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanhdịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội Đây là hình thức đầu tư trực tiếptạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, cho chính các đơn vị, tổ chức sản xuất vàcung ứng dịch vụ Hình thức đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng đối vớitặng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia Vì vậy, Đầu tưphát triển là tiền đề, là cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác Đầu tư gián tiếp

và đầu tư dịch chuyển không thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tưphát triển

Trang 17

Qua đó, thấy rõ, đầu tư là động lực quan trọng nâng cao năng lực cạnhtranh trong các NHTM Đầu tư quyết định đến sự ra đời, tồn tại và phát triểncủa một NHTM NHTM trang bị các trang thiết bị cho văn phòng, các trạmATM, các phòng và quầy giao dịch Đối với các NHTM đang hoạt động,việc sửa chữa, thay mới các cơ sở vật chất – kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn

để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển của khoa họccông nghệ góp phần làm nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của NHTM

đó Hoạt động đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đến đào tạo

và nâng cao trình độ, phong cách phục vụ của các chuyên viên ngân hànggiúp cho NHTM có một vị thế nhất định đối với những khách hàng sử dụngdịch vụ Đầu tư giúp các ngân hàng không chỉ mở rộng các lĩnh vực kinhdoanh, hoặc đầu tư theo chiều sâu giúp hoàn thiện hơn về chỉ tiêu đầu tư vàtài chính giúp không chỉ các nhà đầu tư, những người gửi tiền, người vay,các cơ quan quản lý nhà nước đặt niềm tin vào ngân hàng mà còn làm giatăng tài sản, doanh thu và lợi nhuận cho NHTM

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM là quá trình bỏ vốn đầu tư nhằm tiến hành các hoạt động tăng thêm hoặc tạo ra giá trị tài sản vật chất (máy móc, thiết bị công nghệ ) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng ) nhằm gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường.

Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM đóng vaitrò quan trọng, quyết định đến vị thế cạnh tranh của ngân hàng thông qua:cải thiện tiềm lực tài chính; gia tăng năng lực công nghệ, năng lực hoạt độngkhi phát triển sản phẩm mới, mở rộng mạng lưới; cải thiện năng lực quản trịđiều hành thông qua việc đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lýrủi ro, quy trình nghiệp vụ và mô hình tổ chức; định vị thương hiệu và danhtiếng của ngân hàng

1.2.2 Đặc điểm của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong NHTM cần sử dụng vốn

Trang 18

phương diện nên để nâng cao năng lực cạnh tranh, các NHTM cần đầu tưvào các yếu tố như mở rộng mạng lưới, quy mô, lĩnh vực hoạt động, đầu tưvào công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, công nghệ quản lý rủi ro và cáctổn thất trong ngân hàng Để xây dựng được cơ sở hạ tầng (các chi nhánh vàphòng giao dịch mở thêm) và đầu tư cho trang thiết bị hiện đại, NHTM cần

bỏ ra lượng vốn lớn Vì vậy, huy động vốn để nâng cao năng lực cạnh tranhluôn là vấn đề thiết yếu đối với các NHTM, ngân hàng phải bỏ ra chi phí lớn

để có được nguồn vốn này Ngoài ra, xây dựng cơ cấu sử dụng vốn, quản lýquá trình sử dụng vốn cũng đóng vai trò quan trọng với ngân hàng để đầu tưmang lại hiệu quả cao

Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đồng thời hộinhập kinh tế Quốc tế, NHTM đối mặt với nhiều thách thức, vì vậy, việc đầu

tư nâng cao năng lực cạnh tranh được duy trì thường xuyên, cần liên tục tăngcường

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong NHTM được đầu tư trên nhiềumặt như nâng cao năng lực tài chính, nghiên cứu và phát triển công nghệ,trang thiết bị, nâng cao năng lực điều hành, chất lượng cán bộ công nhânviên… Tuy nhiên, ở mỗi NHTM, trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau,NHTM sẽ chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau tạo nên cơ cấu đầu tưkhác nhau

Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong các NHTM chịunhiều tác động từ các yếu tố bên ngoài như môi trường pháp lý, các quy địnhcủa NHNN và Chính phủ liên quan đến chính sách tiền tệ và tài khóa, sựphát triển của xã hội, trình độ và mức sống của người dân, thói quen, tậpquán văn hóa mỗi vùng miền, đối thủ cạnh tranh… Những ngoại tác nàygiúp NHTM lựa chọn những hạng mục đầu tư, xem xét tác động hai mặt đếnhiệu quả đầu tư của NHTM Từ đó, việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

sẽ thuận lợi, làm theo đúng định hướng của NHNN và Chính phủ, nắm bắtđược cơ hội thị trường, dự báo và đối phó được với các yếu tố bất định làmảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của ngân hàng

Trang 19

Giống như các hoạt động đầu tư khác, đầu tư nâng cao năng lực cạnhtranh trong các NHTM diễn ra theo tiến trình, trong khoảng thời gian nhấtđịnh, phụ thuộc vào quy mô và tính chất đầu tư Vì vậy, quản lý tiến độ, kếhoạch và thời gian thực hiện tác động tích cực đến hiệu quả nâng cao nănglực cạnh tranh trong các NHTM.

1.2.3 Nguồn vốn đầu tư

Vốn chủ sở hữu:

Khi mới thành lập, nguồn vốn của các NHTM là vốn chủ sở hữu đểđầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc Tùy theo tính chất của mỗingân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn đầu tư ban đầu khác nhau Nếu làngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, ngân sách Nhà nước cấp (vốn của Nhànước) Nếu là ngân hàng cổ phần, các cổ đông đóng góp thông qua mua cổphần hoặc cổ phiếu Ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh góp vốnđầu tư Ngân hàng tư nhân là vốn thuộc sở hữu tư nhân

Đối với các NHTM đang hoạt động, khi thu nhập ròng lớn hơn 0, cácNHTM có xu hướng gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách chuyển một phầnthu nhập ròng thành vốn đầu tư Tỷ lệ tích lũy tùy thuộc vào cân nhắc củachủ ngân hàng về tích lũy và tiêu dùng Những ngân hàng lâu năm, thu nhậpròng lớn, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao so với vốn của chủ hìnhthành ban đầu Các quỹ trong ngân hàng như quỹ dự phòng tổn thất đượctrích lập hằng năm và được tích lũy lại để bù đắp những tổn thất xảy ra, quỹbảo toàn vốn nhằm bù đắp sự hao mòn của vốn dưới tác động của lạm phát,quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ giám đốc

Vốn nợ:

Nguồn vốn đầu tư trong các NHTM đang hoạt động chủ yếu là nguồnvốn huy động được là vốn nợ từ trong dân cư, các tổ chức kinh tế thông quadịch vụ tiền gửi giao dịch, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của cácdoanh nghiệp và các tổ chức xã hội Ngoài ra, NHTM vay NHNN thông quahình thức tái cấp, tái chiết khấu các thương phiếu, vay vốn các NHTM và

Trang 20

kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu trên thị trường vốn, qua hoạt động ủy thác đầu

tư, qua thanh toán séc trong chi trả, ký quỹ để mở thư tín dụng L/C…

1.2.4 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

NHTM tiến hành hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh dựatrên các công cụ cạnh tranh như chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cả, hệthống phân phối, thương hiệu Để nâng cao năng lực cạnh tranh thông quacác công cụ, NHTM phải thực hiện nhiều hoạt động đầu tư tác dộng đếnnhiều khía cạnh trong ngân hàng

Đầu tư nâng cao năng lực tài chính qua việc nâng mức vốn chủ sở

hữu và quỹ dự trữ

Đầu tư vào máy móc thiết bị: NHTM hình thành các chi nhánh tự

động hóa hoàn toàn bằng máy móc, dưới sự điều khiển của các thiết bị điện

tử, chi nhánh lưu động, ngân hàng điện tử (e Banking) để thực hiện các giaodịch điện tử như máy thanh toán tại điểm bán hàng (EFTPOS) giúp kháchhàng thuận tiện khi mua hàng không cần mang tiền mặt trong túi, máy rúttiền tự động (ATM) hoạt động 24/24 giờ, ngân hàng qua điện thoại (TelBanking, SMS Banking) Ngân hàng qua mạng internet có thể giao dịch vớikhách hàng mà không cần đến ngân hàng, có chức năng kiểm tra tài khoảnkhách hàng, vay, mua hợp đồng bảo hiểm, đầu tư chứng khoán, chuyểnngân, mở L/C, mở thư bảo lãnh…Ngân hàng qua mạng nội bộ (mạng LAN)giúp cho toàn bộ hệ thống của NHTM có được dữ liệu của khách hàng qua

hệ thống SYMBOL

Đầu tư nâng cao năng lực công nghệ, tạo ra các sản phẩm tiện ích,

đa dạng để cung cấp cho khách hàng như thẻ ATM (Automatic tellermachine), thẻ POS, giao dịch Home Banking, Internet Banking Vì thế, việcđẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là sự quan tâm hàng đầu củaNHTM Đến nay, hơn 80% các nghiệp vụ ngân hàng đã được xử lý bằngmáy tính và hầu hết được xử lý trên mạng nội bộ, các giao dịch nghiệp vụhuy động vốn, thanh toán, cho vay, kinh doanh ngoại hối… bước đầu đượcchuẩn hóa phù hợp điều kiện của mỗi NHTM Theo tính toán và kinh

Trang 21

nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, công nghệ thông tin có thể làm giảm76% chi phí hoạt động của ngân hàng nhưng đây là lĩnh vực đòi hỏi đầu tưlớn và cũng là hạn chế đối với hệ thống NHTM ở Việt Nam do quy mô vốncòn nhỏ Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng cộng nghệ của các NHTM ở ViệtNam còn kém so với các ngân hàng nước ngoài Cụ thể, theo ngân hàng thếgiới WB, công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam còn kém, chỉ sốcông nghệ mới là (-0,47), trong khi chỉ số này ở Trung Quốc là (-0,35), củaThái Lan và Indonesia là (-0,07), của Malaysia là 1,08, của Singapore là1,95 Ở Việt Nam, các NHTM đã thành lập hệ thống thanh toán Smart linkgiúp cho khách hàng có thể rút tiền linh hoạt tại các điểm ATM trên toàn hệthống, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như chi phí cao khi rút ở các ATMkhác thẻ ngân hàng, một số ATM hoạt động yếu, chập điện Từ đó thấy, tínhliên kết trong các ngân hàng về công nghệ còn chưa cao, dẫn đến các dịch vụngân hàng còn hạn chế, tiện ích kém hấp dẫn

Đầu tư nâng cao trình độ nhân lực để đủ khả năng làm chủ công

nghệ, quản lý giỏi, thích ứng trong mội trường cạnh tranh quyết liệt Đầu tưcho nguồn nhân lực bao gồm đầu tư cho đạo tạo trong nội bộ ngân hànghoặc cử đi học các khóa đào tạo ngắn hạn, đi du học, đầu tư cho y tế vàchăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân viên, đầu tư nâng cao đời sống tinhthần cho đội ngũ công nhân viên qua các chương trình văn nghệ, những kỳnghỉ dưỡng, đầu tư cải thiện môi trường làm việc…

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh qua hệ thống marketing để

định vị được thương hiệu ngân hàng, chiếm lĩnh được thị phần, qua quảngcáo, khuyến mại, hoạt động xã hội, tiếp cận khách hàng, đầu tư cho đổi mới,khuếch trương thương hiệu qua tên, logo, màu sắc, trang web, đồng phụcnhân viên, cách bài trí văn phòng hội sở, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giaodịch…

Đầu tư nâng cao năng lực quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro lãi

suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro nhân sự hay rủi ro quản lýngân quỹ luôn mang tính sống còn đối với mỗi ngân hàng

Trang 22

1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong các NHTM

1.2.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong các NHTM

Nhóm chỉ tiêu phản ánh biến động tiềm lực tài chính:

- Vốn chủ sở hữu tăng thêm = VCSH trước đầu tư – VCSH sau đầu tư Mộtngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng, đốitác, cho người lao động và từ đó tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.Nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm giúp NHTM đẩy mạnh phát triển mạnglưới, tài trợ cho các khách hàng lớn, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngânhàng Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn ban đầu, cổ phần phát hành thêm, ngânsách cấp thêm, lợi nhuận bổ sung vốn chủ sở hữu, các quỹ trích từ thu nhậpcủa NHTM như quỹ bảo toàn vốn, quỹ dự phòng tổn thất, quỹ thặng dư, quỹđầu tư

- Tổng tài sản tăng thêm = Tài sản trước đầu tư – Tài sản sau đầu tư Tài sảnbao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động Tài sản cố định là công trình,hạng mục công trình, máy móc thiết bị có khả năng phát huy tác dụng độclập đã được đưa vào hoạt động như sở giao dịch, chi nhánh, các phòng giaodịch, ATM đã được lắp đặt và đi vào hoạt động…Tài sản cố định được đưavào hoạt động làm tăng năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ Tài sản lưuđộng bao gồm tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu…

- Lợi nhuận tăng thêm = Lợi nhuận trước đầu tư – Lợi nhuận sau đầu tư

- Tỷ suất lợi nhuận ròng tăng thêm trên tổng tài sản = ROA trước đầu tư –ROA sau đầu tư, hoặc: tỷ suất lợi nhuận ròng tăng thêm trên tài sản trung bìnhtrong kỳ nghiên cứu = ROAA trước đầu tư – ROAA sau đầu tư

- Tỷ suất lợi nhuận ròng tăng thêm trên vốn chủ sở hữu = ROE trước đầu tư– ROE sau đầu tư, hoặc: tỷ suất lợi nhuận ròng tăng thêm trên vốn chủ sở hữutrung bình trong kỳ nghiên cứu = ROAE trước đầu tư – ROAE sau đầu tư

- Biến động tỷ lệ an toàn vốn = CAR trước đầu tư – CAR sau đầu tư

Trang 23

- Biến động chất lượng tài sản có = TLNX trước đầu tư – TLNX sau đầu tư.Trong đó: TLNX là tỷ lệ nợ xấu

- Biến động tỷ lệ nợ xấu =

(nợ xấu/dư nợ tín dụng) trước đầu tư – (nợ xấu/ dư nợ tín dụng) sau đầu tư

- Tỷ lệ dự phòng rủi ro

- Dư nợ / Tổng tài sản

Nhóm chỉ tiêu phản ánh biến động năng lực hoạt động:

- Doanh thu tăng thêm hằng năm: thể hiện sự biến động của doanh thuqua các sản phẩm mà NHTM cung ứng trước và sau khi đầu tư nâng caonăng lực cạnh tranh

- Thị phần tăng thêm hằng năm: thể hiện sự tăng giảm lượng kháchhàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trên thị trường, thị phần tăng thêm hằngnăm có mối quan hệ thuận chiều với doanh thu tăng thêm hằng năm

- Mức vốn hóa tăng thêm trước và sau khi đầu tư, bằng hiệu số củatích giá cổ phiếu với lượng cổ phiếu lưu thông sau đầu tư so với trước đầutư

Nhóm chỉ tiêu phản ánh biến động chất lượng nguồn nhân lực:

- Số lao động tăng thêm hằng năm = LĐ năm trước đầu tư – LĐ năm sau đầu tư

- Số lao động được đào tạo thêm hằng năm = ĐT năm trước đầu tư – ĐT năm sauđầu tư

Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng mạng lưới phân phối:

- Số chi nhánh, phòng giao dịch tăng thêm hằng năm trước và sau khiđầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

- Số cột ATM, số điểm chấp nhận thanh toán POS tăng thêm hằngnăm trước và sau khi đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

Trang 24

1.2.5.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong các NHTM

- Doanh thu tăng thêm hằng năm so với vốn đầu tư nâng cao năng lựccạnh tranh, được tính bằng: (TRsau đầu tư – TRtrước đầu tư) / VĐT

Trong đó: TR là doanh thu, VĐT là vốn đầu tư Chỉ tiêu cho biết 1đồng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh bỏ ra sẽ được bao nhiêu đồngdoanh thu tăng thêm

- Lợi nhuận tăng thêm hằng năm so với vốn đầu tư nâng cao năng lựccạnh tranh, được tính bằng: (Π sau đầu tư – Πtrước đầu tư) / VĐT

Trong đó: Π là lợi nhuận, VĐT là vốn đầu tư Chỉ tiêu cho biết 1 đồngvốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh bỏ ra sẽ tăng thêm bao nhiêu đồnglợi nhuận

- Thị phần tăng thêm hằng năm so với vốn đầu tư nâng cao năng lựccạnh tranh, được tính bằng: (Thị phần sau đầu tư – Thị phầntrước đầu tư) / VĐT

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

bỏ ra sẽ tăng thêm bao nhiêu phần trăm thị phần

Ba chỉ tiêu này càng cao, tức là, lợi ích của NHTM càng cao, khảnăng chiếm lĩnh thị trường càng cao, NHTM đó có khả năng cạnh tranh tốttrên thị trường

- Tỷ lệ an toàn vốn (CAR – Capital Adequacy Ratio) tăng thêm trênmột đồng vốn đầu tư

CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%

Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi

ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tàichính toàn cầu Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng củangân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi rokhác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành Hay nói cách khác, khi ngân hàngđảm bảo được tỉ lệ này tức là NH đó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lạinhững cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửitiền

Trang 25

Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luônxác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tốithiểu, ở Việt Nam tỉ lệ này hiện đang là 8%, giống như chuẩn mực Basel màcác hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến Khi tính toán tỉ lệ antoàn vốn tối thiểu, người ta xét đến hai loại vốn: vốn cấp I (vốn nòng cốt) vàvốn cấp II (vốn bổ sung), trong đó vốn cấp I được coi là có độ tin cậy và antoàn cao hơn Ngoài yêu cầu đảm bảo cho CAR từ 8% trở nên, các ngânhàng còn phải đảm bảo tổng vốn cấp II không được vượt quá 100% vốn cấpI.

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA - Return on total assets) đolường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp

ROA =

Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường

Tổng tài sảnROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra

từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản) Tài sản của một doanh nghiệp đượchình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu Cả hai nguồn vốn này được sửdụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty Hiệu quả của việc chuyển vốnđầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA ROA càng cao thì càng tốt

vì doanh nghiệp, cụ thể là NHTM, đang kiếm được nhiều tiền hơn trênlượng đầu tư ít hơn

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return oncommon equity) ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này

đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường

ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường

Vốn cổ phần thườngChỉ số này là thước đo chính xác, đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tíchlũy tạo ra bao nhiêu đồng lời Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân

Trang 26

tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảokhi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ NHTM sử dụng hiệu quả đồngvốn của cổ đông, cân đối hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khaithác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy

mô Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu

- Số lao động được đào tạo tăng thêm trên một đồng vốn đầu tư nângcao năng lực cạnh tranh = (ĐT sau đầu tư – ĐTtrước đầu tư) / VĐT

- Số điểm giao dịch tự động tăng thêm trên một đồng vốn đầu tư (bao gồm các điểm giao dịch qua ATM và chấp nhận thanh toán thẻ POS) = (Điểm giao dịch tự động sau đầu tư – Điểm giao dịch tự độngtrước đầu tư) / VĐT

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngân hàng

Hành lang pháp lý: Việc huy động vốn và cho vay trong các NHTMđược khống chế bởi các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của chínhphủ và ngân hàng nhà nước.Về lãi suất, lãi suất trần huy động (kể từ ngày16/03/2012) là 13%/năm và theo lộ trình hạ lãi suất huy động để kiềm chếlạm phát của NHNN đến cuối năm 2012, lãi suất huy động có thể đưa về10%/năm Vốn điều lệ không dưới 3000 tỷ đối với NHTM NHTM khôngđược cho vay quá 80% vốn huy động NHTM chỉ được huy động trên thị

Trang 27

trường 2 tối đa 20% số vốn huy động trên thị trường 1 Chính vì vậy, cácNHTM giảm khả năng tạo tiền vì không thể cho vay ra nền kinh tế nhưngcũng không thể làm trái với các quy định của NH Nhà nước vì vi phạm sẽ bịtrừng phạt.

Yếu tố chính trị: Một Quốc gia ổn định về an ninh quốc phòng và trật

tự an toàn xã hội sẽ có được niềm tin của dân chúng đối với các ngân hàng,lúc đó, người dân sẽ gửi tiền vào ngân hàng cũng như sử dụng các dịch vụthanh toán do ngân hàng cung cấp

Yếu tố kinh tế: Các NHTM đều muốn được huy động với lãi suất thấp

và cho vay với lãi suất cao Với nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoáinhư những năm gần đây, lạm phát tăng cao, lãi suất huy động thấp kém hấpdẫn với người gửi, lãi cho vay cao của các NHTM làm cho các doanh nghiệpđắn đo hơn khi huy động vốn cho đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển (VD:xây dựng nhà xưởng, các công trình phục vụ sản xuất trong công nghiệp)

Yếu tố xã hội quy mô dân cư, sự phân bố dân cư, trình độ văn hóa,chất lượng cuộc sống ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của ngân hàng Ở tạicác thành phố lớn, dân cư đông đúc, trình độ văn hóa cao, chất lượng cuộcsống ổn định, người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng Khảnăng nguồn tiền nhàn rỗi nhiều, NHTM dễ huy động vốn đầu tư để cho vaytrong các dự án đầu tư của các doanh nghiệp khác hoặc trực tiếp đầu tư đểnâng cao chất lượng dịch vụ của chính NHTM đó

Yếu tố tâm lý thói quen người tiêu dùng như lo sợ sự mất giá củađồng nội tệ (Vietnamdong: VND), ưa thích ngoại tệ (đô la) và vàng, yếu tố

an toàn (khi người gửi tiền sợ mất tiền gửi trong ngân hàng), lo ngại mất thờigian phải đến ngân hàng của người dân vì thủ tục rườm rà… sẽ làm cho việchuy động vốn của NHTM trở nên khó khăn hơn, làm cho việc sử dụng vốnhuy động cho đầu tư phát triển hạn chế nhiều

Yếu tố vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng đối vớiNHTM vì NHTM là một chủ thể kinh tế đặc biệt, chịu sự quản lý của cơquan chức năng đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước Hầu hết mọi hoạt động

Trang 28

trương thêm điểm giao dịch mới đều phụ thược vào quy mô vốn chủ sở hữucủa ngân hàng Thông thường, vốn chủ sở hữu cao, vốn đầu tư pháp triểnlớn và kết quả là nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp, vốn đầu tư phát triển còn phụ thuộc vào yếu tố con người và thịtrường…

Yếu tố nguồn nhân lực: Hoạt động đầu tư của một ngân hàng có hiệuquả hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, bao gồm trình độquản lý, trình độ đội ngũ nhân viên Đội ngũ quản lý là những người hoạchđịnh chiến lược đầu tư cho ngân hàng, là người ra quyết định và chịu tráchnhiệm về định hướng phát triển và những vấn đề quan trọng trong ngânhàng Định hướng đầu tư phát triển đúng sẽ dẫn đến hiệu quả đầu tư cao vàngược lại, muốn làm được điều này ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ quản

lý giỏi Đội ngũ nhân viên là nguồn nhân lực ưu tú giúp đỡ công việc chocán bộ quản lý, là những người làm việc trực tiếp Một đội ngũ nhân viên cótrình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao sẽ đảm bảo thực thi đúng đắn nhữngđường lối ban lãnh đạo đưa ra

Yếu tố thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng: Thẩm định là mộtkhâu trọng yếu trong việc quyết định có nên cho vay hay đầu tư vào một dự

án hay không Việc ra quyết định chính xác giúp cho việc sử dụng vốn huyđộng của NHTM hiệu quả, dự án đầu tư có vốn thực hiện, giúp nâng caohiệu quả đầu tư Ngược lại, nếu thẩm định sai, dự án có thể được vay vốn màNHTM không cho vay sẽ gây ra hậu quả tồn đọng vốn trong ngân hàng, gây

ra hiện tượng vốn chết, các dự án không đủ vốn thực hiện Hoặc trongtrường hợp NHTM thẩm định sai và cho vay vốn đối với dự án có rủi ro tíndụng cao sẽ gây ra thiệt hại về tài chính lớn đối với ngân hàng Ví dụ: vụ ánMinh Phụng – EPCO đã làm 6 ngân hàng trong đó có Vietcombank thiệt hạitổng cộng 6000 tỷ đồng và 35 triệu đô khi các ngân hàng này đã cho doanhnghiệp vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn vào bất động sản gây thua lỗnặng nề Hay như việc thẩm định cho vay vốn đối với các dự án do tập đoànVinashin làm chủ đầu tư sai đã làm cho thiệt hại nhiều về tài chính đối vớicác NHTM

Trang 29

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)

2.1 Giới thiệu khái quát về Vietcombank

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển, bộ máy tổ chức

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chínhthức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoạihối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Là ngân hàng thương mạinhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá,Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là mộtNgân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kếhoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thứcđược niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM

Hình 1 Hội sở Vietcombank tại 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà NộiTrải qua 48 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có nhữngđóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, pháthuy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả chophát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối

Trang 30

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại,Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đalĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầutrong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống nhưkinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch

vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụthẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế

rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng côngnghệ cao Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking,VCB Cyber Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo kháchhàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quenthanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện cókhoảng 11.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giaodịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sởchính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 74 chi nhánh và gần 300 phòng giao dịchtrên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1văn phòng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết.Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank vớikhoảng 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toànquốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngânhàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng,nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanhnghiệp lớn và của hơn 5,2 triệu khách hàng cá nhân trong và ngoài nước.Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực, xứng đáng với vị thế là “Ngânhàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”

Trang 31

Là một NHTM lớn, có uy tín và vị thế trên thị trường ngân hàng – tài chính Việt Nam, Vietcombank đã đạt được nhiều thành tựu qua các cột mốc phát triển (xem thêm phụ lục 1)

Trang 32

Hình 2 Sơ đồ tổ chức của Vietcombank(số chi nhánh tính đến cuối năm 2009)

2.1.2 Tầm nhìn chiến lược và kế hoạch phát triển

Xây dựng NHTMCP NTVN thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngânhàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai tròchủ đào tạo tại Việt Nam và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàngđầu Châu Á vào năm 2015 – 2020, có phạm vi hoạt động quốc tế

NHTMCP NTVN xác định chiến lược phát triển tập trung vào các nội dung:

• Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt hoạt động - bắt kịpvới trình độ khu vực và thế giới

• Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của NHNT cũng như của các

cổ đông mới – phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quảtheo cả chiều rộng và chiều sâu

Kế hoạch phát triển: Năm 2012, Vietcombank nhận định là năm nềnkinh tế phải tạo bước ngoặt để xoay chuyển ổn định tình hình, củng cố nộilực, tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn 2011 – 2020 Năm 2012 cũng lànăm Việt Nam tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế trong đó một trong ba trọngtâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, bám sát định hướng điềuhành của Chính phủ và NHNN, Vietcombank sẽ chủ động tái cơ cấu trên cơ

Trang 33

sở rà soát, củng cố và hoàn thiện các mặt hoạt động; tập trung hoàn thiệnChiến lược 2011 – 2020 và tổ chức thực hiện; Phối hợp với đối tác chiếnlược Mizuho nhằm tạo ra những bước đột phá trong quản trị và kinh doanhtheo phương châm “Đổi mới - Chuẩn mực – An toàn - Hiệu quả”.

Với định hướng hoạt động nêu trên, năm 2012, Vietcombank đặt mụctiêu kiểm soát mức tăng từ 15 – 17% đối với dư nợ cho vay khách hàng vàphấn đấu đạt mức tăng từ 18 - 20% chỉ tiêu huy động vốn từ nền kinh tế, lợinhuận trước thuế phấn đấu đạt 6.500 tỷ đồng, ROE đạt mức 15% và ROAđạt 1,22%, nợ xấu kiểm soát dưới mức 2,8%

2.1.3 Hoạt động kinh doanh tại Vietcombank

Các phương thức cho vay vốn lưu động truyền thống như cho vaytừng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi,cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng là một kênh đầu tư gián tiếp củaVietcombank cho các dự án đầu tư phát triển Vietcombank đã đầu tư chovay tín dụng rất nhiều dự án lớn như The Nam Hải Resort, dự án IndochinaRiverside ở thành phố Đà Nẵng, dự án khu phức hợp tại Hà Nội là IndochinaPlaza Hà Nội…

Theo công bố kết quả kinh doanh,Vietcombank đã có sự khác biệtđáng kể trong cơ cấu doanh thu quý IV/2011 so với các ngân hàng khác Cụthể, doanh thu chính của ngân hàng vẫn là thu nhập lãi thuần, quý IV/2011đạt hơn 3.800 tỷ, tăng 86% so với quý IV/2010, cả năm đạt hơn 12.780 tỷ,tăng 60% năm 2010.Tuy nhiên hoạt động dịch vụ và hoạt động khác củangân hàng lại bị lỗ, lỗ từ dịch vụ là 134 tỷ và lỗ khác là gần 67 tỷ, tính chung

cả năm 2011, lỗ hoạt động khác là hơn 1.300 tỷ, hoạt động dịch vụ cả năm

2011 vẫn có lãi 870 tỷ nhưng giảm 36% so với năm 2010

Trang 34

Biểu 1 So sánh cơ cấu doanh thu năm 2011 và 2010 của Vietcombank

(hợp nhất từ báo cáo tài chính)Vietcombank đã đạt được nhiều kết quả khả quan, duy trì được đà tăngtrưởng cũng như giữ vững vị thế hàng đầu ở nhiều mảng hoạt động quantrọng như huy động vốn, tín dụng, thanh toán XNK, kinh doanh thẻ, kinhdoanh ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối…

- Số 1 về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: doanh số thanh toánxuất nhập khẩu đạt 38,8 tỷ USD, tăng 25,5%, vượt kế hoạch đề ra, chiếm19,2% thị phần cả nước

- Số 1 về hoạt động kinh doanh thẻ với doanh số thanh toán thẻ quốc tếđạt gần 01 tỷ USD, doanh số thanh toán thẻ nội địa đạt gần 900 tỷ đồng, sốlượng chủ thẻ tích luỹ đạt trên 6,4 triệu khách hàng với 1.700 ATM và hơn22.000 POS

- Số 2 về Lợi nhuận: lợi nhuận hợp nhất năm 2011 đạt 5.700 tỷ đồng,tăng 4,0% so với năm ngoái và đạt 100,9% kế hoạch ROE đạt 17,43%;ROA đạt 1,29%

Trang 35

- Số 2 về qui mô Vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu đạt 29.189 tỷ đồng,tăng 8.520 tỷ đồng so với năm 2010;

- Số 3 về Doanh số kiều hối: doanh số kiều hối đạt hơn 1,4 tỷ USD, chiếmgần 16% thị phần cả nước

- Số 4 về Dư nợ tín dụng: dư nợ tín dụng đạt 208.086 tỷ đồng, tăng18,5%, kiểm soát được tốc độ tăng trưởng dưới 20,0% đề ra

- Số 4 về Tổng tài sản: tổng tài sản đạt 369.217 tỷ đồng, tăng 20,3%, vượt

Hình 3 Vốn chủ sở hữu của Vietcombank giai đoạn 2007 – 2011

(Nguồn: báo cáo thường niên Vietcombank 2011)Phối hợp với đối tác chiến lược Mizuho, Vietcombank sử dụng vốnđiều lệ để mở rộng quy mô tài sản, nâng cao năng lực tài chính của ngânhàng, mặt khác sẽ tạo điều kiện cho tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hiệnđại hóa ngân hàng, cụ thể là:

Trang 36

- Đầu tư vào cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ

- Mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn

Là một trong những NHTM lâu đời và uy tín tại Việt Nam,Vietcombank đã được vinh danh thương hiệu của mình qua các giải thưởng:

• Giải thưởng Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2008 (“BestDomestic Bank in Vietnam”)

• “Nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối nội địa tốt nhất tại Việt nam” do cácdoanh nghiệp bầu chọn

• “Nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối nội địa tốt nhất trên nền tảng thươngmại điện tử tại Việt nam” do các doanh nghiệp bầu chọn

• “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất tại Việt Nam” do các doanh nghiệpvừa và nhỏ và doanh ghiệp lớn bầu chọn

• Biểu tượng thương hiệu quốc gia dành cho thẻ Connect24 do Bộ Thươngmại trao tặng

• Thương hiệu Vietcombank đạt danh hiệu Top 10 thương hiệu hàng đầuViệt Nam năm 2008 do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Namtrao tặng

• Giải thưởng cúp vàng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổphần hàng đầu Việt Nam”năm 2008

• Tổng Giám đốc Nguyễn Phước Thanh được tặng danh hiệu Doanh nhânViệt Nam tiêu biểu năm 2008 do Phòng thương mại và công nghiệp ViệtNam trao tặng và Nhà lãnh đạo xuất sắc nhất trong lĩnh vực bán lẻ năm

2008 do Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế trao tặng

• Kỷ niệm chương tài trợ Cúp Diên Hồng 2008 Hội người cao tuổi ViệtNam và kỷ niệm chương Tâm Thế Thăng long do Thời Báo doanh nhântrao tặng

• Bằng khen Doanh nhân doanh nghiệp tiêu biểu do Hiệp hội doanh nghiệpvừa và nhỏ Hà Nội trao tặng

Trang 37

• Giải thưởng Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhấtViệt Nam năm 2008 (“Best Local Trade Bank in Vietnam”) do độc giảtạp chí Trade Finance (thuộc tập đoàn Euromoney) bình chọn.

• Chứng nhận hoạt động xuất sắc (“Certificate of Excellence”) của ngânhàng The Bank of New York Mellon (Mỹ) công nhận chất lượng thanhtoán tự động theo chuẩn thanh toán quốc tế của Vietcombank

• Chứng nhận ngân hàng hoạt động toàn cầu xuất sắc (“Global FinancialInstitutions Group Recognition Award”) của ngân hàng Wachovia (Mỹ)ghi nhận chất lượng xử lý lệnh thanh toán bằng điện Swift củaVietcombank

• Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu lớn nhất do báo Thế giới và Việt Namthuộc Bộ ngoại giao phối hợp với tạp chí Nhà Kinh tế (the Economist) tổchức

• Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam dành cho thẻ Connect 24,MasterCard, VisaCard do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Namtrao tặng

• Chứng nhận kỷ lục Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam

do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng

Những giải thưởng trên đã góp phần giúp Vietcombank khẳng định vịthế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế, giúp khách hàng, đối tácyên tâm giao những trọng trách xứng tầm

Tuy nhiên, trên thị trường ngân hàng tại Việt Nam, còn có nhiều ngânhàng được coi là đối thủ xứng tầm với Vietcombank như BIDV vàVietinbank Theo lộ trình, sau đợt chào giá cổ phiếu ra công chúng lần đầu(IPO), BIDV sẽ lên sàn Hose Xét về quy mô và tầm cỡ, sàn Hose sẽ cóthêm ngân hàng lớn cùng với Vietcombank (VCB) và VietinBank (CTG).Dưới đây là 1 số so sánh giữa 3 ngân hàng

Trang 38

Hình 4 Logo 3 NHTM nhà nước Vietcombank, VietinBank và BIDVCùng với Vietcombank (VCB) và Vietinbank (CTG) đã niêm yết, xét

về quy mô thì BIDV, VCB và CTG có thể được xếp vào hàng ngân hàng lớnnhất của Việt Nam trên Hose Ngày 6/12/2011, BIDV đã công bố giá khởiđiểm đấu giá IPO là 18.500 đồng/cp; giá đóng cửa hôm nay của VCB là22.200 đồng/cổ phiếu, giá đóng cửa của CTG là 20.200 đồng/cổ phiếu Dướiđây là các so sánh giữa BIDV, VCB và CTG qua các chỉ tiêu tiêu biểu

Tài sản, Dư nợ, Huy động vốn

Biểu 2 Tổng tài sản/Dư nợ/Huy động của 3 ngân hàng đến cuối quý II/2011

(Số liệu hợp nhất theo báo cáo tài chính)Đến cuối tháng 09/2011, các chỉ tiêu về tổng tài sản, dư nợ, huy độngvốn thì dẫn đầu là Vietinbank (CTG), tiếp đến là BIDV và VCB Duy nhấtchỉ có CTG là tăng trưởng dương về huy động tiền gửi của khách hàng (tăng

Trang 39

8,49%) trong khi tiền gửi của BIDV và VCB đều giảm.Tăng trưởng tổng tàisản của Vietinbank cũng cao hơn so với 2 ngân hàng kia.

CAR, Nợ xấu

Biểu 3 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/09/2011

(số liệu hợp nhất theo báo cáo tài chính)Đến cuối tháng 9 năm 2011, nợ xấu (nợ nhóm 3-4-5) của BIDV vàVCB tương đương nhau với hơn 7.400 tỷ đồng, trong khi của CTG chưa đến4.000 tỷ đồng Xét về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, CTG thấp nhất đạt1,44%, của VCB và BIDV lần lượt là 3,94% và 2,67% Tỷ lệ nợ xấu củaVCB còn cao hơn so với hai ngân hàng đối thủ là do công tác thẩm định tàichính các dự án cho vay của VCB còn nhiều vấn đề như chưa tìm hiểu kỹcác số liệu, thông tin do bên vay cung cấp, chưa tính đến biến động các chỉtiêu tài chính NPV, IRR của dự án

Tổng kết năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank là 2,03% tuy nhiêntheo đánh giá của ban lãnh đạo VCB thì năm 2012 nền kinh tế chịu tác động

từ yếu tố bên ngoài, dự báo không mấy khả quan nên mục tiêu nợ xấu được đặt ra là dưới 2,8% Hệ số an toàn vốn CAR năm 2011 là 9,63%, mục tiêu năm 2012 tối thiểu đạt 12%

Trang 40

Biểu 4 Quy mô nguồn nhân lực tính đến cuối quý III/2011

(số liệu hợp nhất theo báo cáo tài chính)Đến 30/9/2011, CTG có hơn 18.300 nhân viên, hơn gấp rưỡi so vớiVCB Số nhân viên của BIDV là hơn 16.500 người

Lợi nhuận, ROA, ROE

Biểu 5 Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tính đến 30/09/2011

Ngày đăng: 10/11/2015, 19:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS.Từ Quang Phương (2010) Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáotrình Kinh tế đầu tư
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
2. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2010), Giáo trình Lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lập dự án đầu tư
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2010
3. PGS.TS.Từ Quang Phương (2011) Giáo trình Quản lý dự án, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý dự án
Nhà XB: Nhà xuấtbản Đại học Kinh tế Quốc dân
4. PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (2002) Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị ngân hàng thươngmại
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông vận tải
5. Các báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank từ năm 2004-2011 6. Các trang web:www.vietcombank.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Hội sở Vietcombank tại 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội - ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Hình 1. Hội sở Vietcombank tại 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Trang 29)
Hình 2. Sơ đồ tổ chức của Vietcombank (số chi nhánh tính đến cuối năm 2009) - ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Hình 2. Sơ đồ tổ chức của Vietcombank (số chi nhánh tính đến cuối năm 2009) (Trang 32)
Hình 4. Logo 3 NHTM nhà nước Vietcombank, VietinBank và BIDV Cùng với Vietcombank (VCB) và Vietinbank (CTG) đã niêm yết, xét về quy mô thì BIDV, VCB và CTG có thể được xếp vào hàng ngân hàng lớn nhất của Việt Nam trên Hose - ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Hình 4. Logo 3 NHTM nhà nước Vietcombank, VietinBank và BIDV Cùng với Vietcombank (VCB) và Vietinbank (CTG) đã niêm yết, xét về quy mô thì BIDV, VCB và CTG có thể được xếp vào hàng ngân hàng lớn nhất của Việt Nam trên Hose (Trang 38)
Bảng 1. Đánh giá so sánh năng lực của các đối thủ cạnh tranh Ngân - ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 1. Đánh giá so sánh năng lực của các đối thủ cạnh tranh Ngân (Trang 43)
Bảng 2. Tình hình thực hiện quy mô vốn đầu tư nâng cao năng lực  cạnh tranh của Vietcombank (2006 – 2010) - ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2. Tình hình thực hiện quy mô vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank (2006 – 2010) (Trang 44)
Hình 5. Thu nhập cán bộ nhân viên tại Vietcombank 2010 – 2011 - ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Hình 5. Thu nhập cán bộ nhân viên tại Vietcombank 2010 – 2011 (Trang 48)
Bảng 4. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (2006 – 2010) - ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 4. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (2006 – 2010) (Trang 48)
Hình 6. Chuỗi giá trị của Vietcombank - ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Hình 6. Chuỗi giá trị của Vietcombank (Trang 49)
Bảng 5. Cơ cấu dư nợ năm 2010 và 2011 tại Vietcombank - ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 5. Cơ cấu dư nợ năm 2010 và 2011 tại Vietcombank (Trang 51)
Bảng   6.   Cơ   cấu   nguồn   vốn   đầu   tư   nâng   cao   năng   lực   cạnh   tranh   của Vietcombank (2006 – 2010) - ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
ng 6. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank (2006 – 2010) (Trang 52)
Bảng 8. Cơ cấu vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank phân theo nội dung đầu tư (2006 – 2010) - ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 8. Cơ cấu vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank phân theo nội dung đầu tư (2006 – 2010) (Trang 53)
Bảng 9. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng thêm hằng năm (2007 – 2011) - ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 9. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng thêm hằng năm (2007 – 2011) (Trang 54)
Bảng 12. Các chỉ tiêu an toàn vốn của Vietcombank giai đoạn 2007 – 2011 - ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 12. Các chỉ tiêu an toàn vốn của Vietcombank giai đoạn 2007 – 2011 (Trang 56)
Bảng 8. CAR của một số ngân hàng giai đoạn (2005- 2008) - ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 8. CAR của một số ngân hàng giai đoạn (2005- 2008) (Trang 59)
Bảng 14. Xếp hạng chỉ tiêu một số ngân hàng tại châu Á - ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 14. Xếp hạng chỉ tiêu một số ngân hàng tại châu Á (Trang 68)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w