Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh phân theo nguồn vốn

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 45 - 46)

3 109,11 Tốc độ tăng định gốc (%) 4,89 11,9 49,86 104,

2.3.2.Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh phân theo nguồn vốn

Bảng 3. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank (2006 – 2010)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng vốn đầu tư 507,46 532,26 447,05 760.53 1039,11 1. Vốn chủ sở hữu 370,45 399,2 379,99 623,63 831,29 2. Tiền gửi của khách hàng 60,9 79,84 40,23 83,66 93,52 3. Vốn huy động trên thị

trường vốn 76,12 53,23 26,82 53,24 114,3

Theo báo cáo tài chính hằng năm của Vietcombank Việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với NHTM là cần thiết, để có được nguồn vốn đầu tư lớn này, Vietcombank đã lấy từ các nguồn như vốn chủ sở hữu, tiền gửi khách hàng và huy động qua thị trường vốn. Các nguồn vốn huy động cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tăng đều qua các năm (2006 – 2010).

Trong năm 2010, Vietcombank chiếm 13,22% thị phần huy động vốn trong hệ thống ngân hàng, xếp thứ 3 sau Agribank (chiếm 25,5%) và BIDV (chiếm 13,75% thị phần huy động).

Đến 31/12/2011, dư nợ tín dụng đạt 209 nghìn tỷ đồng tăng 18,4% hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra đầu năm, duy trì được thị phần gần 8,1% toàn ngành ngân hàng. Trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt hơn 26 000 tỷ, tăng 31%, dư nợ cho vay xuất nhập khẩu đạt hơn 22 000 tỷ, tăng 64%. Tỷ trọng cho vay phi sản xuất giảm từ 12,4% xuống còn 9,4% thấp hơn khá nhiều so với tỷ lệ tối đa Ngân hàng Nhà nước quy định 16%. Dư nợ cho vay SME chiếm tỷ trọng 14,4%. Tín dụng thể nhân chiếm tỷ trọng 10% tổng tư nợ.

Năm 2011, Vietcombank đã thoái 14% vốn đầu tư dài hạn bao gồm 116,8 tỷ từ Ngân hàng Gia Định, SPT là 138 tỷ, PVTran Pacific là 120 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2011, tổng vốn đầu tư theo báo cáo tài chính hợp nhất chưa trừ dự phòng còn 2.826 tỷ đồng chiếm 13,9% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Vietcombank bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Tổng thu nhập từ hoạt động đầu tư năm 2011 đạt 1.003 tỷ đồng, tăng 104% so với năm 2010 vượt 144% kế hoạch.

Hoạt động tại các công ty trực thuộc đều đạt kết quả lợi nhuận tích cưc, trong đó có công ty chứng khoán VCB đạt lợi nhuận trước thuế là 10,95 tỷ đồng, công ty cho thuê tài chính VCB Leasing đạt lợi nhuận trước thuế là 47,8 tỷ đồng. Năm 2012, Vietcombank có kế hoạch thành lập 3 công ty con là công ty kiều hối, công ty quản lý và khai thác tài sàn và công ty tín dụng tiêu dùng. Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Vietcombank đánh giá năm 2011 môi trường kinh doanh ngân hàng nhiều khó khăn đặc biệt là công tác huy động vốn chịu cạnh tranh khốc liệt cũng như thiếu lành mạnh của các TCTD khác. Mục tiêu 2012 ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn, đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp theo chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước là 17%. Ngân hàng Vietcombank tiếp tục rà soát danh mục đầu tư, tái cơ cấu phù hợp có tính đến hoạt động mua bán sáp nhập.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (mã: VCB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2012. Tại đại hội các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh quan trọng đã được đại hội thông qua. Tổng tài sản tăng 18%, huy động vốn tăng 18%. Hệ số ROA, ROE tăng trưởng ở mức 1,22%, 15%. Số phòng giao dịch và chi nhánh tăng thêm là 81 theo chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 45 - 46)