Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngân hàng

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

cạnh tranh trong ngân hàng

Hành lang pháp lý: Việc huy động vốn và cho vay trong các NHTM được khống chế bởi các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của chính phủ và ngân hàng nhà nước.Về lãi suất, lãi suất trần huy động (kể từ ngày 16/03/2012) là 13%/năm và theo lộ trình hạ lãi suất huy động để kiềm chế lạm phát của NHNN đến cuối năm 2012, lãi suất huy động có thể đưa về 10%/năm. Vốn điều lệ không dưới 3000 tỷ đối với NHTM. NHTM không được cho vay quá 80% vốn huy động. NHTM chỉ được huy động trên thị

trường 2 tối đa 20% số vốn huy động trên thị trường 1. Chính vì vậy, các NHTM giảm khả năng tạo tiền vì không thể cho vay ra nền kinh tế nhưng cũng không thể làm trái với các quy định của NH Nhà nước vì vi phạm sẽ bị trừng phạt.

Yếu tố chính trị: Một Quốc gia ổn định về an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội sẽ có được niềm tin của dân chúng đối với các ngân hàng, lúc đó, người dân sẽ gửi tiền vào ngân hàng cũng như sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp

Yếu tố kinh tế: Các NHTM đều muốn được huy động với lãi suất thấp và cho vay với lãi suất cao. Với nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái như những năm gần đây, lạm phát tăng cao, lãi suất huy động thấp kém hấp dẫn với người gửi, lãi cho vay cao của các NHTM làm cho các doanh nghiệp đắn đo hơn khi huy động vốn cho đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển (VD: xây dựng nhà xưởng, các công trình phục vụ sản xuất trong công nghiệp)

Yếu tố xã hội quy mô dân cư, sự phân bố dân cư, trình độ văn hóa, chất lượng cuộc sống ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của ngân hàng. Ở tại các thành phố lớn, dân cư đông đúc, trình độ văn hóa cao, chất lượng cuộc sống ổn định, người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Khả năng nguồn tiền nhàn rỗi nhiều, NHTM dễ huy động vốn đầu tư để cho vay trong các dự án đầu tư của các doanh nghiệp khác hoặc trực tiếp đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ của chính NHTM đó

Yếu tố tâm lý thói quen người tiêu dùng như lo sợ sự mất giá của đồng nội tệ (Vietnamdong: VND), ưa thích ngoại tệ (đô la) và vàng, yếu tố an toàn (khi người gửi tiền sợ mất tiền gửi trong ngân hàng), lo ngại mất thời gian phải đến ngân hàng của người dân vì thủ tục rườm rà… sẽ làm cho việc huy động vốn của NHTM trở nên khó khăn hơn, làm cho việc sử dụng vốn huy động cho đầu tư phát triển hạn chế nhiều.

Yếu tố vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng đối với NHTM vì NHTM là một chủ thể kinh tế đặc biệt, chịu sự quản lý của cơ quan chức năng đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước. Hầu hết mọi hoạt động

trương thêm điểm giao dịch mới đều phụ thược vào quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Thông thường, vốn chủ sở hữu cao, vốn đầu tư pháp triển lớn và kết quả là nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vốn đầu tư phát triển còn phụ thuộc vào yếu tố con người và thị trường…

Yếu tố nguồn nhân lực: Hoạt động đầu tư của một ngân hàng có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, bao gồm trình độ quản lý, trình độ đội ngũ nhân viên. Đội ngũ quản lý là những người hoạch định chiến lược đầu tư cho ngân hàng, là người ra quyết định và chịu trách nhiệm về định hướng phát triển và những vấn đề quan trọng trong ngân hàng. Định hướng đầu tư phát triển đúng sẽ dẫn đến hiệu quả đầu tư cao và ngược lại, muốn làm được điều này ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi. Đội ngũ nhân viên là nguồn nhân lực ưu tú giúp đỡ công việc cho cán bộ quản lý, là những người làm việc trực tiếp. Một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao sẽ đảm bảo thực thi đúng đắn những đường lối ban lãnh đạo đưa ra.

Yếu tố thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng: Thẩm định là một khâu trọng yếu trong việc quyết định có nên cho vay hay đầu tư vào một dự án hay không. Việc ra quyết định chính xác giúp cho việc sử dụng vốn huy động của NHTM hiệu quả, dự án đầu tư có vốn thực hiện, giúp nâng cao hiệu quả đầu tư. Ngược lại, nếu thẩm định sai, dự án có thể được vay vốn mà NHTM không cho vay sẽ gây ra hậu quả tồn đọng vốn trong ngân hàng, gây ra hiện tượng vốn chết, các dự án không đủ vốn thực hiện. Hoặc trong trường hợp NHTM thẩm định sai và cho vay vốn đối với dự án có rủi ro tín dụng cao sẽ gây ra thiệt hại về tài chính lớn đối với ngân hàng. Ví dụ: vụ án Minh Phụng – EPCO đã làm 6 ngân hàng trong đó có Vietcombank thiệt hại tổng cộng 6000 tỷ đồng và 35 triệu đô khi các ngân hàng này đã cho doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn vào bất động sản gây thua lỗ nặng nề. Hay như việc thẩm định cho vay vốn đối với các dự án do tập đoàn Vinashin làm chủ đầu tư sai đã làm cho thiệt hại nhiều về tài chính đối với các NHTM

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w