3 109,11 Tốc độ tăng định gốc (%) 4,89 11,9 49,86 104,
3.4. Một số kiến nghị từ phía Ngân hàng nhà nước và chính phủ
Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2012 vẫn chưa có chuyển biến tích cực bởi khó khăn trong việc kiểm soát nợ công, thất nghiệp và lạm phát. Nền kinh tế Việt Nam năm 2012 sẽ tiếp tục phải chịu tác động của những yếu tố bên ngoài và được dự báo sẽ không mấy khả quan.
Năm 2012, Quốc hội đã đặt ra mục tiêu tổng quát là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Các mục tiêu cụ thể là kiềm chế lạm phát dưới 10%, tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%, bội chi ngân sách nhà nước bằng 4,8% GDP, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng khoảng 13%, nhập siêu chiếm 11-12% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 33,5% GDP.
Để thực hiện các mục tiêu do Quốc hội đặt ra, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra định hướng và các giải pháp lớn sau:
- NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và linh hoạt để ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức phù hợp.
- Tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14-16%, tín dụng tăng khoảng 15-17%, lãi suất và tỷ giá được điều hành ở mức hợp lý, phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, diễn biến thị trường ngoại tệ, ngoại hối. Năm 2012 còn một điểm nhấn đặc biệt là phải tiến hàng tái cấu trúc nền kinh tế trong đó trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Kết luận
Với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh, chú trọng vào đầu tư, nhất là đầu tư phát triển, xây dựng kế hoạch dựa trên đánh giá nguồn lực
cùng những nỗ lực không ngừng để thực thi chiến lược này, Vietcombank đã và đang khẳng định, duy trì vai trò chủ đạo của mình tại Việt Nam đồng thời định vị uy tín thương hiệu Vietcombank trên thị trường quốc tế, sớm trở thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng (VCB Financial Holdings) và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu Châu Á, có phạm vi hoạt động quốc tế vào năm 2015 – 2020.
Tuy vậy Vietcombank còn có những điểm yếu trong hoạt động đầu tư phát triển, việc cần thiết đưa ra những giải pháp cụ thể, đúng hướng sẽ giúp cho NHTM CP Ngoại thương thành công rực rỡ trong giai đoạn phát triển tiếp theo của mình. Đồng thời, việc phân tích khía cạnh đầu tư của Vietcombank đã mở ra cơ hội và thách thức cho các NHTM khác trong việc học tập kinh nghiệm và đưa ra chiến lược đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tối ưu để giành được một phần của chiếc bánh thơm ngon tài chính ngân hàng này.
Phụ lục: Các cột mốc phát triển của Vietcombank
Năm Sự kiện