Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 52 - 58)

3 109,11 Tốc độ tăng định gốc (%) 4,89 11,9 49,86 104,

2.4.1.Những thành tựu đạt được

Bảng 6. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank (2006 – 2010)

Đơn vị tính: %

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

1. Vốn chủ sở hữu 73 75 85 82 80

2. Tiền gửi của khách hàng 12 15 9 11 9

3. Vốn huy động trên thị

trường vốn 15 10 6 7 11

Theo báo cáo tài chính hằng năm của Vietcombank Chủ yếu vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh được lấy từ nguồn vốn chủ sở hữu . Nguồn tiền gửi của khách hàng và vốn huy động qua thị trường vốn chiếm tỉ trọng không cao trong nguồn vốn đầu tư do hai nguồn này cần đảm bảo tính thanh khoản, khả năng chi trả cho khách hàng.

Bảng 7. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank phân theo nội dung đầu tư (2006 – 2010)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Vốn đầu tư nâng cao trình độ

công nghệ 277 351,6 270.9 392,3 252,5

Vốn đầu tư phát triển thương

hiệu và xúc tiến bán hàng 9,35 13,25 15,31 12,34 12,57 Vốn đầu tư phát triển nguồn

nhân lực 5,01 7,81 3,43 13,89 14,01

Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ

tầng 198,6 141,7 134,2 324 739,6

Vốn đầu tư khác 17,5 17,9 23,21 18 20,43

Tổng vốn đầu tư 507,46 532,26 447,05 760.53 1039,11 Tổng hợp theo báo cáo tài chính hằng năm của Vietcombank Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh được phân theo nội dung, bao gồm: đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, phát triển thương hiệu và xúc tiến bán hàng, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đầu tư khác. Các nguồn vốn này đều tăng qua các năm, trong đó nguồn vốn đầu tư dành cho phát triển cơ sở hạ tầng là lớn nhất.

Bảng 8. Cơ cấu vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank phân theo nội dung đầu tư (2006 – 2010)

Đơn vị tính: %

Vốn đầu tư nâng cao trình độ công nghệ 54,59 66,06 60,6 51,58 24,3 Vốn đầu tư phát triển thương hiệu và

xúc tiến bán hàng 1,84 2,49 3,42 1,62 1,21 Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực 0,10 1,47 0,8 1,83 1,35 Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 39,14 26,62 30,02 42,6 71,18

Vốn đầu tư khác 4,33 3,36 5,16 2,37 1,96

Tổng 100 100 100 100 100

Tổng hợp theo báo cáo tài chính hằng năm của Vietcombank Trong cơ cấu vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh (2006-2010), vốn đầu tư dành cho phát triển cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010, Vietcombank mở thêm 2 chi nhánh và 40 phòng giao dịch. Vốn đầu tư nâng cao trình độ công nghệ cũng chiếm tỷ trọng lớn do Vietcombank hiểu rõ được sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM thời kỳ sau hội nhập WTO, các ngân hàng đều ứng dụng công nghệ hiện đại nhất vào quản lý và vận hành máy móc thiết bị giúp nâng cao hiệu quả đầu tư.

Bảng 9. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng thêm hằng năm (2007 – 2011)

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng tài sản (tỷ đồng) 197363 221950 255496 307621 366722 Tốc độ liên hoàn (%) - 12,46 15,04 20 19,2 Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 13528 13946 16710 20737 28639 Vốn chủ sở hữu tăng thêm (tỷ đồng) - 418 2764 4027 7902

Nhờ hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, kết quả trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank đạt được nhiều thành tựu thể hiện rõ ở các chỉ tiêu đầu tư cơ bản: Vốn chủ sở hữu tăng hơn 2,5 lần và tổng tích tài sản tăng gần gấp đôi sau 5 năm (2007 – 2011). Riêng năm 2011, tổng tài sản đạt gần 367 nghìn tỷ đồng, tăng 19,2% so với cuối năm 2010, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra 15%), thấy rõ, việc gia tăng giá trị tài sản là mục tiêu cuối cùng đối với mọi doanh nghiệp.

Đơn vị tính: % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Dư nợ / Tổng tài sản 43,34 50,79 55,43 57,5 57,11 Dư nợ trên tổng tài sản tăng nhanh qua các năm (trừ năm 2011, do hạn chế tăng trưởng tín dụng theo chỉ thị của NHNN)

Biểu 11. Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank giai đoạn 2007 – 2011 (theo báo cáo thường niên Vietcombank năm 2011) Bảng 11. Lợi nhuận sau thuế của Vietcombank giai đoạn 2007 – 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Lợi nhuận sau thuế 2390 2728 3945 4303 4217

(theo báo cáo tài chính Vietcombank) Lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều tăng nhanh qua các năm gần đây, chứng tỏ đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank đã đạt kết quả cao. Trong đó, tính riêng năm 2011, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5697 tỷ đồng, tăng 2,3 % so với năm 2010, vượt kết hoạch năm 2011 là 0,8% (kế hoạch là 5650 tỷ đồng).

Biểu 12. Lợi nhuận trên tài sản bình quân (ROAA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) của Vietcombank giai đoạn 2007 – 2011

(Theo báo cáo tài chính của Vietcombank) Tính đến cuối năm 2011, theo số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank: tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân (ROAE) đạt 17%. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bình quân (ROAA) đạt 1,2%. Hai chỉ số hiệu quả tài chính này có giảm trong năm 2010 và 2011 do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn thế giới, thắt chặt tín dụng theo chính sách của NHNN và Chính phủ.

Bảng 12. Các chỉ tiêu an toàn vốn của Vietcombank giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị tính: %

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Dư nợ/Vốn huy động 67,42 70,5 83,57 84,88 86,68

Tỷ lệ nợ xấu 3,87 4,61 2,47 2,83 2,03

Hệ số an toàn vốn (CAR) 9,2 8,9 8,11 9 11,14

Dư nợ/ vốn huy động tăng nhanh qua các năm, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu giảm dần. Hệ số an toàn vốn tăng chậm.

Biểu 13. Vốn huy động giai đoạn 2007 – 2011 của Vietcombank

(theo báo cáo tài chính Vietcombank) Huy động vốn tăng đều qua các năm, năm 2011, vốn huy động từ nền kinh tế đạt hơn 241 nghìn tỷ đồng, tăng 16%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn hệ thống ngân hàng (ước khoảng 11%) và đạt 96,7% kế hoạch được giao (kế hoạch là 249 nghìn tỷ). Đặc biệt, huy động vốn từ dân cư đạt gần 122 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng lớn 50,4% trong việc huy động vốn của Vietcombank từ nền kinh tế. Điều này thể hiện sự nhìn nhận của xã hội với uy tín và thương hiệu Vietcombank. Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế đạt 120 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% và đạt 93% kế hoạch năm 2011. Huy động từ thị trường liên ngân hàng đạt 87 nghìn tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2010.

- Dư nợ cho vay khách hàng đạt 209 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4% đạt kế hoạch kiển soát tăng trưởng dưới 20% điều chỉnh theo mức khống chế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề ra.

- Vietcombank trong năm 2011 đã khai trương thêm 4 chi nhánh là Ninh Thuận, Trung Đô, Bạc Liêu và Việt Trì, thành lập thêm 19 phòng giao dịch, đưa tổng số chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống Vietcombank lên đến 76 chi nhánh, 304 phòng giao dịch.

- Năm 2011, một trong những sự kiện mang ý nghĩa quan trọng của Vietcombank cũng như trong hệ thống ngân hàng – tài chính Việt Nam là lựa chọn thành công và ký kết thỏa thuận hợp tác với đối tác chiến lược – ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) thông qua bán 15% cổ phần Vietcombank.

NHTM nhà nước, mang tính hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của Vietcombank so với các đối thủ cạnh tranh, đẩy mạnh hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 52 - 58)