Cho đến nay trong khoa học luật hình sự về cơ bản tồn tại ba trường phái lý luận chủ yếu về lỗi: Lý luận lỗi về tình trạng nguy hiểm, đưa ra nguyên tắc về sự hợp lý của việc áp dụng các
Trang 1TS PHẠM VĂN BEO NGUYỄN THỊ BÉ
Bộ Môn Luật Tư Pháp MSSV: 5095590
Lớp : Luật Tư pháp -k35
- 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ, những người đã hết sức lo cho tôi trong bốn năm đại học, chính nhờ sự hỗ trợ của cha mẹ mà tôi mới có kết quả học tập như ngày hôm nay Thứ hai, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy,
Cô Khoa Luật, các Thầy, Cô đã từng dạy tôi trên giảng đường đại học, chính các Thầy, Cô đã truyền đạt, vun bồi những kiến thức và khơi dậy niềm đam mê học tập của tôi Thứ ba, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị, các bạn cùng khóa, đã giúp
đỡ tôi trong việc tìm kiếm, thu thập tài liệu, thảo luận với tôi những vấn đề còn thắc mắc Và cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy Phạm Văn Beo - người đã hỗ trợ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình
Tôi xin chúc tất cả mọi người luôn tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn và thành công hơn nữa trong công việc của mình
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bé
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài……….1
2 Mục tiêu nghiên cứu……… 1
3 Phạm vi nghiên cứu……… 2
4 Phương pháp nghiên cứu……….2
5 Kết cấu đề tài……… 2
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỖI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 3
1.1 Lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về lỗi
3
1.1.1 Thời kỳ phong kiến 4
1.1.2 Thời kỳ pháp thuộc 4
1.1.3 Lỗi trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành 5
1.2 Khái niệm cơ bản và cơ sở lý luận về lỗi trong luật hình sự
5
1.2.1 Khái niệm 5
1.2.2 Lỗi hình sự và cơ sở lý luận của nó 7
1.3 Bản chất của lỗi trong luật hình sự 9
1.4 Điều kiện đễ xác định tính có lỗi của tội phạm 11
1.5 Lỗi nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự 14
1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu về lỗi trong luật hình sự 16
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ LỖI 19
2.1 Vài nét về lỗi trong luật hình sự Việt Nam 19
2.2 Các hình thức lỗi 21
2.2.1 Lỗi cố ý 21
2.2.1.1 Cố ý trực tiếp……… 23
2.2.1.2 Cố ý gián tiếp 27
2.2.2 Lỗi vô ý……… 33
2.2.2.1 Vô ý vì quá tự tin……… 35
2.2.2.2 Vô ý do cẩu thả……… 38
2.2.3 Trường hợp hỗn hợp lỗi và lỗi hỗn hợp……… ………… 40
2.3 Sự kiện bất ngờ……… ………42
Trang
Trang 63.1 Quy định về lỗi trong phần chung Bộ luật hình sự còn một số hạn chế 45
3.1.1 Chưa có khái niệm về lỗi 45
3.1.2 Quy định về các hình thức lỗi chưa rõ ràng 47
3.1.2.1 Khái niệm về lỗi cố ý……… 47
3.1.2.2 Khái niệm về lỗi vô ý……… 48
3.1.3 Chưa có khái niệm về hỗn hợp lỗi………… ……… 50
3.2 Áp dụng định tội trong trường hỗn hợp lỗi không thống nhất giữa các cơ quan thực thi pháp luật 50
KẾT LUẬN 52
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tội phạm là một thể thống nhất của mặt khách quan và mặt chủ quan Mặt khách quan là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt động bên trong của người phạm tội Những biểu hiện đó cùng với khách thể và chủ thể của tội phạm là những yếu tố cấu thành tội phạm, cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Theo khoa học luật hình sự Việt Nam, bất cứ hành
vi phạm tội nào, dù ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì giữa những biểu hiện bên ngoài và những biểu hiện bên trong, đều
là hoạt động của con người cụ thể, xâm hại vào những quan hệ xã hội nhất định Trong mặt chủ quan của tội phạm, lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mọi tội phạm được quy định trong luật hình sự, không có lỗi sẽ không có tội phạm Việc thừa nhận lỗi như là một căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc cơ bản, tiến bộ trong pháp luật hình sự Việt Nam
Mặc dù lỗi có vai trò quan trọng như vậy, nhưng trong thực tiễn pháp luật việc quy định các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm nói chung và dấu hiệu lỗi nói riêng trong một số cấu thành tội phạm vẫn còn có những bất cập, hạn chế nhất định, như không quy định hoặc quy định về lỗi, các hình thức lỗi, mâu thuẩn, thiếu thống nhất dẫn đến tình trạng người tiến hành tố tụng hiểu sai, áp dụng sai trong định tội danh và quyết định hình phạt Từ đó, làm cho hiệu quả chất lượng giải quyết vụ án hình sự hạn chế, tình trạng xét xử oan sai đối với người thực hiện hành vi hay bỏ lọt tội phạm vẫn tiêp diễn, nhiều vụ án hình sự không được giải quyết theo trình tự luật định, tình trạng tồn động án đang có dấu hiệu gia tăng Trước tình hình trên, việc nghiên cứu “ chế định về lỗi trong luật hình sự” là cần thiết, khách quan mong muốn tìm ra những giải pháp tích cực nhất đễ không những hoàn thiện pháp luật về mặt lý luận mà còn áp dụng luật một cách có khả thi
2 Mục tiêu nghiên cứu
Với việc nghiên cứu chế định về lỗi trong luật hình sự, người viết hướng đến mục đích làm sáng tỏ chế định pháp luật về lỗi và việc áp dụng chế định này trên thực tế Qua đó, giúp chúng ta hiểu thêm về các quy định về lỗi, chẳng hạn như phân biệt được lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý
do cẩu thả,… trong một số trường hợp định tội danh Mặt khác từ việc tìm hiểu, phân tích những quy định của pháp luật, để từ đó thấy được những khuyết điểm, hạn chế trong các quy định pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng Thông qua
đó, đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật cũng như khắc phục những trở ngại trong thực tiễn áp dụng chế định về lỗi trong luật hình sự
Trang 8gây ra, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể Đây cũng chính là mục đích xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận văn mà người viết mong muốn đạt được
3 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này người viết tập trung tìm hiểu những vấn
đề về chế định về lỗi trong luật hình sự, theo đó đề tài nghiên cứu trên ba phương diện: lý luận, pháp lý và thực tiễn Trong vấn đề lý luận thì tập trung đưa ra các khái niệm cơ bản, những vấn đề chung liên quan đến đề tài, những cơ sở lý luận làm tiền cho đề tài nghiên cứu Tiếp đó, trong vấn đề pháp lý, tập trung phân tích các quy định của pháp luật hiện hành chế định về lỗi chủ yếu dựa trên Bộ luật hình sự 1999 ( được sữa đổi, bổ sung 2009) Cuối cùng là vấn đề về thực tiễn, trong phần này người viết tập trung nghiên cứu một số vụ án về hành vi có lỗi của người phạm tội,
từ đó tìm ra những hạn chế trong việc áp dụng các quy định của pháp luật chế định
về lỗi và đưa ra những giải pháp khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng những phương pháp cơ bản Đầu tiên, để có tư liệu cho việc nghiên cứu, người viết đã sử dụng biện pháp sưu tầm, tìm kiếm tài liệu, phân loại tài liệu, tham khảo các thông tin qua báo đài, tạp chí, để chọn lọc, sắp xếp, cơ cấu cho phù hợp vào nội dung từng chương Tiếp
đó, trong quá trình viết cũng sử dụng các phương pháp phân tích luật viết, các biện pháp liệt kê, so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật với nhau, đồng thời để tạo ra
sự dễ dàng cho người đọc trong việc tiếp cận luận văn, người viết cũng đã sử dụng các biện pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch để phân tích, chứng minh hay giải thích vấn đề Tất cả các phương pháp trên được trình bày đan xen trong luận văn, tùy từng nội dung mà áp dụng phương pháp cho phù hợp để tạo ra sự hài hòa, cân đối mạch lạc trong từng vấn đề của luận văn
5 Kết cấu đề tài
Trong luận văn này, người viết trình bày theo bố cục sau:
Lời mở đầu Chương 1: Một số vấn đề chung về lỗi trong luật hình sự Việt Nam
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự về lỗi Chương 3: Một số tồn tại và kiến nghị hoàn thiện chế định
về lỗi trong luật hình sự
Kết luận
Trang 9CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỖI TRONG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về lỗi
Từ xưa đến nay, để giữ vững trật tự an ninh vì tổ quốc thì những luật lệ lần lượt ra đời Nhưng mỗi thời đại phong kiến đều có tình hình xã hội riêng nên pháp luật thời kì lúc đó nói chung cũng như pháp luật hình sự nói riêng có nhiều biến chuyển khác nhau, luật hình sự Việt Nam không được tách ra thành một bộ luật riêng mà được tìm thấy trong các điều khoản của các bộ luật phong kiến như
Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức), Nguyễn triều hình luật ( Hoàng Việt luật lệ) Đến khi thực dân Pháp xâm lược, Pháp đã chia Việt Nam ra làm ba kỳ, với chế
độ pháp luật khác nhau Ngày 31-12-1912, toàn quyền Đông Dương ra Sắc lệnh sửa đổi 56 điều của Bộ luật hình sự Pháp thành Hình luật tranh cải và cho áp dụng ở Nam kỳ Còn ở Bắc kỳ, với Nghị định ngày 2-12-1921, toàn quyền Đông Dương đã cho áp dụng Luật hình An Nam Ở Trung kỳ, ngày 31-7-1933, Bảo Đại đã ra Dụ số 43 ban hành Hoàng Việt hình luật Sau ngày 02 tháng 9 năm
1945, trong tình thế cấp bách, ngày 10-10-1945, Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh
số 47 SL tạm thời giữ lại các luật lệ cũ không mâu thuẩn với chế độ mới, không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó có Luật hình An Nam, Hoàng Việt hình luật và Hình luật tranh cải Ngày 27-6-1985, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VII, Quốc hội đã thông qua toàn văn Bộ luật hình sự, có hiệu luật kể từ ngày 01-01-1986 (gọi là Bộ luật hình sự 1985) Bộ luật hình sự 1985 ra đời dựa trên sự kế thừa và phát triển những thành tựu của pháp luật hình sự Việt Nam, đặc biệt là từ sau Cách mạng tháng Tám Sau 15 năm thi hành Bộ luật hình sự 1985 đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm…Bên cạnh đó thì Bộ luật hình sự còn những hạn chế như : một số quy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế thị trường, chưa hoàn toàn đề cập để quy định thành các tội danh…Ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Bộ luật hình sự sữa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2010
Yếu tố lỗi trong luật hình sự đã được hình thành và tồn tại trong các bộ luật suốt khoảng thời gian kéo dài từ thời kỳ phong kiến đến thời điểm hiện tại Dựa trên
Trang 10thời điểm hình thành nên các Bộ luật dân sự, chúng ta có thể tìm hiểu quá trình hình thành nên chế định lỗi trong luật hình sự cụ thể qua các giai đoạn sau1:
1.1.1 Thời kỳ phong kiến
Các điều khoản trong luật hình sự được tìm thấy trong Quốc triều hình luật
và Hoàng Việt luật lệ cũng đề cập đến hai hình thức lỗi là cố ý và vô ý Khi một
người có hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác hoặc nhân thân của người khác dẫn đến bị thương hay chết người thì người đó phải chịu trách nhiệm tùy theo lỗi của người gây thiệt hại Lỗi cố ý thường xem như có tính nghiêm trọng,
nên hình phạt tăng lên một bậc, giảo, chém…
Ví dụ: Trong Quốc triều Hình luật, Điều 467 : “Đánh nhau mà chết người thì phải tội giảo, lấy gương giáo cố ý giết người thì phải tội chém Dù vì đánh
nhau mà dùng gươm giáo đánh chết người, thì cũng phải tội cố sát , không vì
đánh nhau mà cố ý đánh người khác bị thương, thì xử nặng hơn tội đánh nhau bị thương một bậc; đánh nhau đã xong rồi mỗi bên đi mỗi ngã mà trỡ lại đánh chết, hay là người ta bị thương thì xử tội cố sát”
Đối với lỗi vô ý khi một người vô ý làm người khác bị thương hoặc chết người thì mức phạt có phần nhẹ hơn lỗi cố ý, chịu tiền mai táng
Ví dụ : Trong Quốc triều Hình luật, Điều 498 “người nào vì chơi đùa mà làm người khác bị thương hoặc chết thì bắt trả tiền mai táng 20 quan” Điều 261
Hoàng Việt luật lệ quy định : “trong trường hợp thất sát (vô ý giết người) phạm
nhân bị phạt tội giảo nhưng được chuộc tội bằng tiền và phải chịu tiền mai táng”
Có thể nhận thấy rằng pháp luật thời kỳ phong kiến chú trọng phân biệt lỗi
cố ý và vô ý trong việc xâm phạm đến tính mạng của người khác để thực hiện việc trừng phạt, thế nhưng trách nhiệm hình sự với trách nhiệm dân sự chưa phân biệt rõ ràng
1.1.2 Thời kỳ pháp thuộc
Trong lúc này, ở miền Bắc đang tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo thành hậu phương vững mạnh cho miền Nam tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo thành hậu phương vững mạnh cho miền Nam tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước Pháp luật hình sự trong lúc này lại thực hiện nhiệm vụ lich sử được đặt ra cho Nhà nước ta ở hai miền khác nhau Qua nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật hình sự của nước ta trong thời kì này ở miền Bắc, yếu tố lỗi là yếu tố không thể thiếu trong pháp luật hình sự, về khái niệm lỗi chưa được ghi nhận chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự
Trang 11
Tuy nhiên, trong các văn bản của ngành Tòa án đã phân biệt bốn loại lỗi là : cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp (Báo cáo tông kết số 452-HS2 (10-8-1970) của Tòa án nhân dân tối cao), vô ý do cẩu thả, và vô ý vì quá tự tin (Bản tổng kết số 10-NCPL (8-1-1968) của Tòa án nhân dân tối cao)
1.1.3 Lỗi trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành
Pháp luật Việt Nam thời kỳ hiện đại chịu ảnh hưởng nhiều bởi pháp luật của Pháp, cho nên có thể tìm thấy rất nhiều điểm tương đồng trong những quy định về yếu tố lỗi trong pháp luật hình sự của pháp luật hiện đại so với các quy định yếu tố lỗi trong thời kỳ pháp thuộc Tuy nhiên, đến thời kỳ hiện đại pháp luật quy định rõ hơn về lỗi Nếu ở thời kỳ phong kiến và thời kỳ pháp thuộc, chỉ tìm thấy những quy định hình thức lỗi cố ý, lỗi vô ý thông qua việc phân tích cụ thể từng quy định trong những trường hợp cụ thể, thì ở luật hiện đại, hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý được quy định rõ hơn, cụ thể:
Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về lỗi được ghi nhận tai Điều 9 và Điều 10 với các loại lỗi : cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin Nội dung cơ bản của lỗi được hợp thành bởi hai yếu tố lý trí và ý chí, sự kết hợp khác nhau giữa ý thức và ý chí tạo nên các hình thức khác nhau về lỗi, việc quy định về lỗi trong Bộ luật hình sự năm 1999 tiến bộ hơn so với Bộ luật năm 1985 trong việc
xác định tội phạm, xác định tính nguy hiểm của hành vi phạm tội cho xã hội 1.2 Khái niệm và cơ sở lý luận về lỗi trong luật hình sự
1.2.1 Khái niệm
Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc có lỗi luôn luôn được coi là một nguyên tắc cơ bản Một người phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình Việt Nam không phải chỉ đơn thuần vì đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội, mà còn vì họ
có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó Việc thừa nhận nguyên tắc lỗi trong luật hình sự Việt Nam chính là sự thừa nhận và tôn trọng tự do thực sự của con người
Nó là cơ sở đảm bảo cho trách nhiệm hình sự có khả năng khách quan thực hiện được mục đích là “ …không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ…có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới…” 2
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành đó
là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội Như vậy, lỗi trong luật hình sự, trước hết được hiểu là quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định chủ quan những đòi hỏi của xã hội đã
Trang 12
được thể hiện qua các đòi hỏi cụ thể của luật hình sự Sự phủ định chủ quan này tồn tại trên cơ sở và trong sự thống nhất với sự phủ định khách quan là sự gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể được luật hình sự bảo vệ Cũng như quan hệ giữa chủ quan và khách quan, sự phủ định khách quan có thể tồn tại độc lập không cần có sự phủ định chủ quan nhưng sự phủ định chủ quan chỉ tồn tại khi có sự phủ định khách quan Điều đó có nghĩa là lỗi bao giờ cũng đi liền với hành vi nguy hiểm cho xã hội và không thể nói đến lỗi khi không có hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội Lỗi trong luật hình sự Việt Nam là lỗi cá nhân, lỗi của người cụ thể khi thực hiện hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội Sự phủ đinh chủ quan thể hiện ở sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện xử sự khách quan gây thiệt hại cho xã hội và trái pháp luật hình sự
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là không ai có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội, cũng như về việc gây nên hoặc đe dọa thực tế gây nên thiệt hại cho các lợi ích được bảo vệ bằng pháp luật hình sự mà không phải do lỗi của mình Tức là hành vi đó bị luật hình sự cấm chỉ trong trường hợp được người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định và mặc dù về mặt chủ quan hoàn toàn có khả năng tự lựa chọn cho mình một cách xử lý hợp pháp, nhưng đã không lựa chọn một cách xử sự hợp pháp
mà đã thực hiện hành vi đó một cách có lỗi Như vậy, lỗi đặt ra cho những trường hợp trong đó có khả năng xử sự phù hợp với xã hội và chủ thể đã không lựa chọn khả năng này Quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội luôn luôn được thể hiện và tồn tại là quan hệ tâm lý nhất định của chủ thể với hành vi gây thiệt hại cho
xã hội Đó là mặt hình thức của lỗi, căn cứ vào mặt hình thức này của lỗi ta có thể định nghĩa lỗi như sau:
“Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy
hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây
ra hậu quả từ hành vi đó” 3
Quan hệ tâm lý ở đây bao gồm yếu tố lí trí và yếu tố ý chí là hai yếu tố cần thiết tạo thành lỗi Hai yếu tố này một thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách quan, một thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở của sự nhận thức là yếu tố tâm lý cần thiết của mọi hành động có ý thức của con người Nếu xử sự gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi thì quá trình lý chí và ý chí phải có những đặc điểm nhất định phản ánh được rằng xử sự gây thiệt hại cho xã hội đã được thực hiện là kết quả của sự tự lựa chọn và tự quyết định chủa chủ thể, trong khi chủ thể có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xả hội Trong trường
Trang 13
hợp có lỗi, lý trí của chủ thể đối với xử sự đã lựa chọn, đã quyết định phải ở một trong hai khả năng hoặc là nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi hoặc là không nhận thức được nhưng có đủ điều kiện để nhận thức được Cùng với việc nhận thức được tính chất xã hội của hành vi đã lựa chọn như vậy, chủ thể trong trường hợp có lỗi còn nhận thức được ( hoặc không nhận thức được nhưng có
đủ điều kiện để nhận thức được ) những khả năng xử sự khách quan khác không gây thiệt hại cho xã hội Ý chí của chủ thể một mặt đã điều khiển việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã lựa chọn, mặt khác, ý chí của chủ thể hoàn toàn có khả năng kìm chế xử sự đã thực hiện để điều khiển việc thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi xã hội
Trong hoạt động tâm lý ngoài lý trí và ý chí còn có yếu tố tình cảm Khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội, người phạm tội có thể ở trong trạng thái tình cảm khác nhau (giận dữ, bực tức, lo sợ…) Nhưng tình cảm không có ý nghĩa quyết định trong việc xác định nội dung và hình thức lỗi Nó không phải là dấu hiệu chủ
quan của tội phạm
1.2.2 Lỗi hình sự và những cơ sở lý luận của nó
Tội phạm là sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan, hoạt động định tội phải là sự kết hợp giữa mặt khách quan và chủ quan, giữa hành vi biểu hiện
và hành vi thái độ bên trong của người thực hiện hành vi Pháp luật từ xa xưa đến nay,bao giờ cũng quan tâm đến yếu tố chủ quan của hành vi vi phạm mặt chủ quan của tội phạm thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội Mỗi yếu tố có ý nghĩa khác nhau trong chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, trong đó lỗi
là yếu tố vô cùng quan trọng trong luật hình sự trong nước nói riêng và thế giới nói chung Từ hàng trăm năm trước đây cho đến tận hôm nay trong khoa học luật hình
sự , cũng như trong triết học và tâm lý học, lý luận về lỗi được xây dựng trên những
cơ sở lý luận khác nhau nên đã có các quan điểm khác nhau
Theo khái niệm về mặt thần học trong khoa học luật hình sự Đức ngay từ
những năm 70 của thế kỉ XVII, thì người đã thực hiện tội phạm có dự mưu phải chịu tội ác của mình4 Dần dần với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ tư sản các nhà khai sáng thế kỷ XVIII, mà tiêu biểu là nhà luật học nổi tiếng người Italia
Tr.Beccaria đã nêu lên quan điểm pháp lý hính sự có liên quan ở mức độ nhất định
đến cơ sở phương pháp luận của lỗi là: vấn đề trách nhiệm hình sự và hình phạt không thể gắn liền với sự khái niệm lỗi về mặt đạo đức và thước đo duy nhất và
4 Lê Cảm: Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự tập IV, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
Trang 14đích thực của tội phạm là thiệt hại Hình phạt cần được áp dụng chỉ khi nào có sự
cần thiết tuyệt đối chứ không phải là sự chịu trách nhiệm vì lỗi
Theo quan điểm triết học duy tâm chủ quan của nhà triết học người Đức
I.Kant thì tự do ý chí là ở chỗ trong tất cả các hành vi của chủ thể chính nó là pháp luật Sự buộc tội về hình sự là một dạng của trách nhiệm đạo đức, mà cơ sở của nó
là coi chủ thể là nguyên nhân tự do của một hành vi được thực hiện Còn theo quan
điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan của Heeghen thì: sự hiện diện của lý trí và
ý chí chính là điều kiện chung của sự buộc tội Lỗi là ở trong sự khẳng định rằng, chủ thể là người biết suy nghĩ đã nhận thức và đã mong muốn
Theo quan điểm của những người đại diện cho trường phái cổ điển trong khoa học luật hình sự, thì lỗi và trách nhiệm hoàn toàn dựa trên ý chí tự do tuyệt đối của con người, mà người này trong những điều kiện hoàn toàn như nhau có thể lựa chọn bất kỳ quyết định nào không trái với mình Đặc biệt nhà hình sự học người Đức thuộc trường phái này A.Bernher coi cơ sở của việc buộc tội về hình sự là ý chí hoặc tự do của con người, được thể hiện trong sự hành động tùy tiện của cá nhân và phù hợp với động cơ, quyết tâm và ý định bên trong của người đó Còn nhà hình sự học A.Phơbách thời kì đầu coi là sự buộc tội không phụ thuộc vào tự do ý chí, nhưng sau đó đã thay đổi quan điểm và thừa nhận tự do ý chí là điều kiện của sự buộc tội do lỗi
Cho đến nay trong khoa học luật hình sự về cơ bản tồn tại ba trường phái lý
luận chủ yếu về lỗi: Lý luận lỗi về tình trạng nguy hiểm, đưa ra nguyên tắc về sự
hợp lý của việc áp dụng các biện pháp tự vệ xã hội đễ thay thế cho nguyên tắc buộc tội chủ quan, những người đại diện cho trường phái xã hội học cho rằng khi lỗi của người phạm tội được hiểu là tính nguy hiểm của nhân thân người đó, còn hành vi thì lại được coi là sự biểu hiện của chính tình trạng nguy hiểm ấy Lý luận về đánh giá lỗi, khi lỗi của chủ thể được xác định bằng sự phán xét có tính chất đánh giá riêng của Tòa án mà không cần tính đến thái độ tâm lý của người đó khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm Lý luận lỗi về mặt tâm lý khi lỗi của một người được hiểu là thái độ tâm lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người
đó thực hiện và hậu quả do hành vi đó gây nên
Hiện nay, vấn đề lỗi trong luật hình sự Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau
Có ý kiến cho rằng lỗi không phải là một đặc điểm riêng của tội phạm mà nó là một yếu tố thuộc đặc điểm “ tính nguy hiểm cho xã hội” Quan điểm này cho rằng, khi nói tính nguy hiểm cho xã hội có thể hiểu đó là một đặc điểm của riêng hành vi khách quan của tội phạm, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan
hệ xã hội được luật hình bảo vệ Đặc điểm này không thuộc vào mặt chủ quan bên
Trang 15trong của tội phạm Nhưng nói đến tính nguy hiểm cho xã hội cũng có thể hiểu đó là một đặc điểm của một hành vi với ý nghĩa là thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan Có quan điểm khác cho rằng lỗi là thành phần cơ bản của mặt chủ quan Trong mặt chủ quan, ngoài lỗi ra còn có động cơ, mục đích tội phạm, các yếu
tố xúc cảm Lại có quan điểm khác cho rằng lỗi là thái độ tâm lý Thái độ tâm lý của con người là một thể thống nhất không tách rời giữa nhận thức, động cơ, mục đích,
ý chí và các yếu tố tâm lý khác Hơn nữa, ngoài cố ý và vô ý, động cơ, mục đích có
ý nghĩa pháp lý rất quan trọng trong định tội cũng như trong việc quyết định hình phạt Vì vậy, lỗi chính là mặt chủ quan của tội phạm Khi người ta nói một người có lỗi trong khi thực hiện tội phạm tức là nói đến toàn bộ mặt chủ quan của tội phạm
mà không tách rời nó với động cơ, mục đích của tội phạm Có thể có nhiều quan điểm khác nhau về lỗi, nhưng dù sao thì lỗi vẫn là một thuộc tính cơ bản của tội phạm và chúng ta có thể khẳng đinh rằng, hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nguy hiểm cho xã hội nếu không có lỗi không phải là tội phạm
1.3 Bản chất của lỗi trong luật hình sự
Một người phải chịu trách nhiệm hình sự không chỉ đơn thuần vì họ có hành
vi khách quan đã gây ra thiệt hại cho xã hội, mà còn vì đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi khách quan đó Một người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội sẽ bị coi
là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi chủ thể có điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn hoặc quyết định một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội Việc thừa nhận nguyên tắc lỗi trong luật hình sự Việt Nam chính là sự thừa nhận và tôn trọng tự do ý chí của con người
Đó là cơ sở đảm bảo cho trách nhiệm hình sự được khách quan và thực hiện được mục đích của việc truy cứu trách nhiệm này Bởi vì, chỉ có thể đạt được mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội, giúp họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới nếu việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội trên cơ sở lỗi của họ trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Lỗi trong luật hình sự trước hết được hiểu là quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội, thể hiện qua các đòi hỏi cụ thể của luật hình sự Lỗi bao giờ cũng đi với hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định, không có lỗi độc lập với hành vi nguy hiểm Lỗi trong luật hình sự là lỗi cá nhân cụ thể của người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Tức là chủ quan người phạm tội tự lựa chọn và quyết định thực hiện một
xử sự khách quan gây thiệt hại cho xã hội và trái pháp luật hình sự Trong trường hợp này, chủ thể có nhiều khả năng để xử sự, khả năng xử sự gây thiệt hại hoặc khả năng xử sự phù hợp với lợi ích xã hội Những khả năng này, chủ thể đều có khả
Trang 16năng lựa chọn và quyết định thực hiện nhưng chủ thể đã lựa chọn xử sự gây thiệt
hại cho xã hội
Một trong những đặc điểm cơ bản của tội phạm chính là tính có lỗi, nếu một hành vi gây hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng người thực hiện hành vi đó không có lỗi thì không bị coi là tội phạm Khi khẳng định lỗi
là một thuộc tính của tội phạm cũng tức là không chấp nhận hình thức quy tội khách quan như một số nước tư bản chủ nghĩa Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm trên cơ sở
có lỗi là nguyên tắc của nhiều ngành luật Một hành vi nếu không có lỗi thì không bị truy cứu trách nhiệm dù đó là trách nhiệm gì
Tính có lỗi là thuộc tính cơ bản của hành vi sai trái, có thể trái pháp luật,nhưng cũng có thể trái với đạo đức xã hội Khi một người làm hoặc không làm một việc gì đó trái với đạo đức hoặc trái với pháp luật, người đó thường xin lỗi, xin tha thứ, xin giảm nhẹ Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi trong khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái với pháp luật hình sự Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận hình thức buộc tội khách quan, tội phạm là hành vi tổng hợp các yếu tố chủ quan và khách quan, các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất
Ví dụ: Anh Minh cãi nhau với vợ, đánh đuỗi vợ ra khỏi nhà Thương người phụ nữ yếu đuối anh Hòa đang nhậu gần đó chạy đến can ngăn, anh Hòa bị anh Minh chửi bới, cầm dao đâm Do vết thương quá nặng nên anh Hòa đã chết Hành
vi của Minh là trái pháp luật hình sự theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung 2009 (Sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) Đây cũng là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của Minh trong khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái với pháp luật hình sự Vì vậy, trong hành vi gây ra hậu quả này, minh có lỗi
Lỗi là một phạm trù xã hội, bởi vì, lỗi thể hiện thái độ của người phạm tội đối với các giá trị quan trọng nhất của xã hội Quan hệ giữa cá nhân người phạm tội và
xã hội là nội dung của lỗi, luôn được thể hiện và tồn tại như một quan hệ tâm lý nhất định của chủ thể với hành vi gây thiệt hại cho xã hội Nội dung tâm lý ở đây bao gồm yếu tố lý trí và yếu tố ý chí, hai yếu tố cần thiết để tạo nên lỗi Hai yếu tố này vừa thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách quan vừa thể hiện hành vi trên
cơ sở trên cơ sở nhận thức thực tại khách quan Trong trường hợp xử sự gây thiệt hại bị coi là có lỗi thì quá trình lý trí và ý chí phải có những đặc điểm nhất định phản ánh được rằng, xử sự đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi chủ thể có đủ điều kiện để lựa chọn một xử sự khác phù hợp với đòi
Trang 17hỏi của xã hội Bản chất của quá trình ý chí trong việc thực hiện các tội phạm có lỗi
cố ý trực tiếp thể hiện ở định hướng có ý thức của các hành động nhằm đạt được các mục đích đã đặt ra Trong việc thực hiện các tội phạm có lỗi cố ý gián tiếp hoặc vô
ý, quá trình ý chí thể hiện ở sự không thận trọng, lơ là biểu hiện trong hành vi của con người xãy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội Đặc trưng của các loại lỗi thể hiện ở chổ chủ thể không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa các hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, dù có khả năng và điều kiện
để làm điều đó Ngoài ra, trong hoạt động tâm lý của người phạm tội còn bao gồm
cả yếu tố tình cảm Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có thể ở trạng thái vui, buồn, giận, lo lắng, sợ…Tuy nhiên tình cảm không là yếu tố quyết định trong việc xác định nội dung và hình thức lỗi nên nó không là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm
1.4 Điều kiện đễ xác định tính có lỗi của tội phạm
Hiến pháp năm 1992 của nước ta ( đoạn 1 Điều 72) đã quy định: “ Không ai
bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”, bản chất pháp lý của người có lỗi trong tội phạm không chỉ có
ý nghĩa khoa học thực tiễn, mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội rất quan trọng trong việc tăng cường pháp chế, bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và tự do của con người bằng pháp luật hình sự Vì người không có lỗi trong tội phạm không cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, nhất thiết không thể bị Tòa án coi là người có tội Xác định tính có lỗi của tội phạm đồng nghĩa với việc xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội
có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó Dựa trên sự phân tích các yếu tố cấu thành lỗi, điều kiện để một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội có lỗi, phù hợp với các quy định của pháp luật hình sự hiện hành, một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị xem là có lỗi khi họ có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi đó Điều đó có nghãi là, khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải thỏa mản:
Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi Bộ luật hình sự không quy định người có năng lực trách nhiệm hình sự là một người có những điều kiện gì, mà chỉ quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Vì vậy, để xác định một người có năng lực trách nhiệm hình sự thì nhất thiết phải nghiên cứu trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự Theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật hình sự, thì tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
Trang 18khả năng điều khiển hành vi của mình Như vậy, để xác định một người không có năng lực trách nhiệm hình sự là mắc bệnh và tâm lý ( mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển) Cả hai dấu hiệu này có mối liên quan chặt chẻ với nhau, cái này là tiền đề cái kia và ngược lại Một người vì mắc bệnh nên mất khả năng điều khiển và bị mất khả năng điều khiển vì họ mắc bệnh Cho đến nay chưa có giải thích chính thức nào về trường hợp không có trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đã thừa nhận một người không có năng lực trách nhiệm hình sự khi họ mắc một trong các bệnh sau : bệnh tâm thần kinh niên, bệnh loạn thần, bệnh si ngốc, các bệnh gây rối loạn tinh thần tạm thời Một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức phải được hội đồng giám định tâm thần xác định và kết luận, ở nước ta, ngành tâm thần học mới ra đời, nhưng đã đạt được những kết quả nhất định
Tuy nhiên, cho đến nay, những kiến thức về tâm thần học trong nhân dân và ngay trong đội ngủ cán bộ y tế còn hạn chế, chưa đáp ứng được sự đòi hỏi về phòng
và chữa bệnh tâm thần cũng như việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự đối với người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Có nhiều trường hợp, có những kết luận trái ngược nhau về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự giữa các Hội đồng giám định tâm thần làm cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội không chính xác Thậm chí có trường hợp kết luận của Hội đồng giám định không được các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận vì kết luận đó thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp với trạng thái tâm thần của người phạm tội Thực tiễn xét xử cho thấy có trường hợp một người bị mắc bệnh tâm thần nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bởi vì khi thực hiện hành vi phạm tội
họ không mắc bệnh Pháp luật nước ta cũng như một số nước trên thế giới quy định :chỉ người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng họ đang bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức thì mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự Nếu bệnh của họ chưa tới mức làm mất khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình thì tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, họ phải chịu toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm hình sự Người phạm tội cũng được loại trừ trách nhiệm hình sự nếu khi thực hiện hành vi phạm tội họ mắc một bệnh nào đó và bệnh đó đã làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình Đây là trường hợp người phạm tội vẫn nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì bị bệnh nên họ không điều
Trang 19khiển được hành vi của mình theo ý muốn nên đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội Thông thường những người ở trong tình trạng này là trường hợp theo quy định của pháp luật buộc họ phải hành động, nhưng vì bị bệnh nên họ không thể hành động theo ý muốn nên đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự hiện hành Luật hình sự nước nào cũng quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhưng không phải nước nào cũng giống nhau, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm của mỗi nước, vào sự phát triển về sinh học của con người ở mổi quốc gia khác nhau: ở Anh từ 8 tuổi, ở Mỹ từ 7 tuổi, ở Thụy Điển từ 15 tuổi, ở Nga từ 14 tuổi, ở Pháp từ 13 tuổi…Ở nước ta, căn cứ vào thực tiển đấu tranh phòng chống tội phạm, có tham khảo luật hình sự của các nước trên thế giới và trong khu vực, Bộ luật Hình sự đã quy định : người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
Khoa học luật hình sự xác định tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý của con người mà chủ yếu là sự phát triển về quá trình nhận thức của con người và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm Người chưa đủ 14 tuổi, trí tuệ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả năng tự chủ khi hành động nên họ không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện Một hành vi được coi là không có lỗi cũng tức là không đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên họ không phải chịu trách nhiệm hình sự Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người chưa có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ Do đó họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm theo quy định của pháp luật chứ không chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm Theo luật hình sự nước ta thì người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng Một người chưa đủ 18 tuổi khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì khi điều tra, truy tố
và xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định rõ tuổi của họ Cách tính đủ tuổi là tính theo tuổi tròn
Trên cơ sở lý luận về cấu thành tội phạm, đồng thời căn cứ vào nội dung và những đặc điểm cơ bản của các khái niệm gần và có liên quan như tôi phạm, năng lực trách nhiệm hình sự, tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đặc biệt là khái niệm lỗi hình sự đã nêu trên đây chúng ta có thể đưa ra định nghĩa khoa học : Người có lỗi
Trang 20trong tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đã cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm Một người bị coi là có lỗi trong tội phạm chỉ khi nào có đủ các dấu hiệu cảu chủ thể của tội phạm, tức là người đó phải có: năng lực trách nhiệm hình sự, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, cố ý hoặc vô ý thực hiện một hành vi mà hành vi ấy phải nguy hiểm cho xã hội, hành vi ấy phải bị luật hình sự cấm Mối quan hệ biện chứng
và thống nhất, chặt chẽ của các dấu hiệu trên đây là ở chỗ: nếu như thiếu dù chỉ là một trong các dấu hiệu, thì mặc dù về mặt khách quan một người tuy có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng rõ rành đó không thể là lỗi hình sự khi hành vi không bị luật hình sự cấm, do vậy, người này không thể chịu trách nhiệm hình sự,
mà chỉ có thể chịu trách nhiệm pháp lý nếu hành vi đó là vi phạm pháp luật được quy định trong ngành luật tương ứng Tóm lại, có thể khẳng định một luận điểm như sau : chỉ người nào có lỗi trong tội phạm mới có thể bị Tòa án coi là người có tội và phải chịu biện pháp cưỡng chế về hình sự
1.5 Lỗi nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự
Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc lỗi là nguyên tắc cơ bản Nó ảnh hưởng tới mọi hoạt động của quá trình xây dựng cũng như áp dụng pháp luật Đối với luật hình sự, định tội là một công tác cơ bản quan trọng nhất Việc xác định một người đã phạm tội gì chính là quá trình xác định hành vi của họ thỏa mản các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nào trong Bộ luật hình sự
Việc thừa nhận nguyên tắc lỗi trong luật hình sự Việt Nam chính là sự thừa nhận và tôn trọng tự do ý chí của con người Đó là cơ sở bảo đảm cho trách nhiệm hình sự được khách quan và thực hiện được mục đích của việc truy cứu trách nhiệm này Bởi vì, chỉ có thể đạt được mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội, giúp họ trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới nếu việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội trên cơ sở lỗi của họ trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
Lỗi trong luật hình sự trước hết được hiểu là quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội, thể hiện qua các đòi hỏi cụ thể của luật hình sự Lỗi bao giờ cũng đi với hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định, không có lỗi độc lập với hành
vi nguy hiểm Lỗi trong luật hình sự là lỗi của cá nhân cụ thể của người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Tức là chủ quan người phạm tội lựa chọn và quyết định thực hiện một cách xử sự khách quan gây thiệt hại cho xã hội và trái pháp luật hình sự Trong trường hợp này, chủ thể có nhiều khả năng để xử sự, khả năng xử sự gây thiệt hại hoặc khả năng xử sự phù hợp với lợi ích xã hội Những khả
Trang 21năng này, chủ thể đều có khả năng lựa chọn và quyết định thực hiện nhưng chủ thể
đã lựa chọn xử sự gây thiệt hại cho xã hội
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Tính nguy hiểm của tội phạm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : tính chất quan trọng của các quan hệ xã hội bị xâm hại, nhân thân của người phạm tội Ngoài ra tính nguy hiểm cho xã hội còn phụ thuộc vào các yếu tố thuộc mặt chủ quan thể hiện rõ nhất là yếu tố lỗi Khi
đã xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng tức là đã coi hành vi đó là hành
vi phạm tội Tuy nhiên, người thực hiện hành vi đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không còn phải xem họ có lỗi thực hiện hành vi đó hay không Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi được thể hiện bởi sự thống nhất giữa các yếu tố khách quan
và chủ quan được đặc trưng bởi tính nguy hiểm, tính có lỗi…Một hành động hoặc không hành động đã gây thiệt hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, nếu không được nhận thức và điều khiển của ý thức hành vi đó thì không thể coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội Vì vậy nếu có hai người cùng thực hiện hành vi giống nhau, cùng xâm phạm đến một quan hệ xã hội nhưng mức độ nhận thức tính nguy hiểm của hành vi giửa hai người khác nhau thì hành vi của họ có mức đọ nguy hiểm khác nhau
Một trong những đặc điểm cơ bản của tội phạm là tính có lỗi, nếu một hành vi gây hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng người thực hiện hành vi đó không có lỗi thì không bị coi là tội phạm Khi khẳng định lỗi là một thuộc tính của tội phạm cũng tức là không chấp nhận hình thức quy tội khách quan như một số nước tư bản chủ nghĩa, nguyên tắc định tội (truy cứu trách nhiệm hình sự) trên cơ sở có lỗi là nguyên tắc của nhiều ngành luật Tính có lỗi là thuộc tính cơ bản của hành vi sai trái, có thể trái pháp luật cũng có thể trái với đạo đức xã hội, khi một người làm hoặc không làm một việc gì đó trái với đạo đức hoặc trái với pháp luật, người đó thường xin lỗi, hay xin tha thứ…Tội phạm là hành vi có lỗi, tính có lỗi là nguyên tắc thuộc tính cơ bản của tội phạm, là cơ sở để buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận hình thức buộc tội khách quan, tội phạm là hành vi tổng hợp yếu tố khách quan và chủ quan, các yếu tố này có liên quan với nhau trong một thể thống nhất Có thể nói lỗi là một nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự Việt Nam, là thuộc tính cơ bản của tội phạm
Vấn đề lỗi trong luật hình sự Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau Có ý kiến cho rằng lỗi không phải là một đặc điểm riêng của tội phạm mà nó là một yếu tố thuộc đặc điểm “ tính nguy hiểm cho xã hội” Quan điểm này cho rằng, khi nói tính
Trang 22nguy hiểm cho xã hội có thể hiểu đó là một đặc điểm của riêng hành vi khách quan của tội phạm, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình bảo vệ Đặc điểm này không thuộc vào mặt chủ quan bên trong của tội phạm Nhưng nói đến tính nguy hiểm cho xã hội cũng có thể hiểu đó là một đặc điểm của một hành vi với ý nghĩa là thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan Có quan điểm khác cho rằng lỗi là thành phần cơ bản của mặt chủ quan Trong mặt chủ quan, ngoài lỗi ra còn có động cơ, mục đích tội phạm, các yếu tố xúc cảm Lại có quan điểm khác cho rằng lỗi là thái độ tâm lý Thái độ tâm lý của con người là một thể thống nhất không tách rời giữa nhận thức, động cơ, mục đích, ý chí
và các yếu tố tâm lý khác Hơn nữa, ngoài cố ý và vô ý, động cơ, mục đích có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng trong định tội cũng như trong việc quyết định hình phạt Vì vậy, lỗi chính là mặt chủ quan của tội phạm Khi người ta nói một người có lỗi trong khi thực hiện tội phạm tức là nói đến toàn bộ mặt chủ quan của tội phạm
mà không tách rời nó với động cơ, mục đích của tội phạm Có thể có nhiều quan điểm khác nhau về lỗi, nhưng dù sao thì lỗi vẫn là một thuộc tính cơ bản của tội phạm và chúng ta có thể khẳng đinh rằng, hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nguy hiểm cho xã hội nếu không có lỗi không phải là tội phạm
1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu về lỗi trong luật hình sự
Lỗi là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải có lỗi mới bị coi là phạm tội Con người có
tự do ý chí, khi thực hiện hành vi, họ có sự cân nhắc, suy nghĩ kỹ càng Do vậy, khi
họ thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì rõ ràng họ ý thức được và mong muốn hành vi nguy hiểm đó Ngoài ra, lỗi là một nội dung cơ bản, thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, là căn cứ để phân loại các cấu thành tội phạm Bởi thế lỗi có ý nghĩa to lớn trong việc xác đinh tội phạm Hơn nữa lỗi là một trong những yếu tố xác định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Vì thế, lỗi là một trong những căn cứ để quy định hình phạt dối với từng loại tội phạm Không những thế, lỗi còn là cơ sở trực tiếp để Tòa án quyết định hình phạt trong từng trường hợp
cụ thể
Lỗi trong luật hình sự là một chế định trung tâm và có thể nói vô cùng phức tạp, vì
đã từ lâu và thậm chí cho đến tận bây giờ xung quanh các vấn đề về chế định này vẫn còn nhiều cuộc tranh luận của các nhà luật học, và hiện nay vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau trong khoa học luật hình sự, cũng như trong thực tiễn lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự Chính vì vậy, dưới góc độ nhận thức khoa học việc nghiên cứu chế định lỗi để đưa ra mô hình lý luận của nó trong pháp luật hình sự Việt Nam
Trang 23hiện hành không chỉ có ý nghĩa lý luận thực tiễn, mà còn có ý nghĩa xã hội pháp lý quan trọng như sau:
Tính chất lỗi của hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng một lúc có vai trò là đặc điểm bắt buộc của tội phạm và đồng thời là điều kiện chủ quan không thể thiếu của trách nhiệm hình sự, chính vì vậy việc xác định được lỗi của chủ thể trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm sẽ giúp cho các cơ quan bảo
vệ pháp luật và Tòa án phân biệt được hành vi có tính chất tội phạm với hành vi không có tính chất tội phạm, và tương ứng như vậy người đó là chủ thể của tội phạm nên phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc không phải là chủ thể của tội phạm nên không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi không có tính chất tội phạm Với tính chất là đối tượng phải chứng minh trong quá trình trách nhiệm hình
sự, lỗi của chủ thể trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm phải được các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án khẳng định dứt khoát bằng một trong hai khả năng có hay không : nếu có người đó đã phạm tội do cố ý hoặc vô
ý, người đó là chủ thể của tội phạm nên phải chịu trách nhiệm hình sự Còn nếu không rõ ràng là người đó không thể bị coi là chủ thể của tội phạm, tức là không có tội nên không phải chịu trách nhiệm hình sự
Nguyên tắc lỗi nó xuất phát từ quan điểm tiến bộ được thừa nhận chung của khoa học luật hình sự coi tính chất lỗi là dấu hiệu chủ quan bắt buộc của tội phạm,
và tương ứng như vậy một trong những điều kiện không thể thiếu được trách nhiệm hình sự, nên chỉ được phép buộc tội khách quan, như là biểu hiện rõ nét nhất của tình trạng vô pháp luật và tùy tiện trong lĩnh vực tư pháp hình sự truy cứu trách nhiệm hình sự một người về việc thực hiện hành vi bị luật hình sự cấm, hay về thiệt hại gây nên cho các lợi ích được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm ( về mặt khách quan) nhưng lại không xác định được lỗi của người phạm tội ( về mặt chủ quan)
Ở một mức độ đáng kể, lỗi cho thấy tính chất nguy hiểm cho xã hội không chỉ của hành vi mà còn của người phạm tội, do đó, sẽ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt một cách chính xác, đồng thời các hình thức lỗi là cơ sở pháp lý để định tội đối với những trường hợp
mà việc phân hóa trách nhiệm hình sự tối đa dựa trên các hình thức lỗi, khi một hình thức lỗi nhất định nào đó được nhà làm luật quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng trong phần các tội phạm Bộ luật hình sự Nguyên tắc trách nhiệm hình sự trên cơ sở lỗi không chỉ là nguyên tắc tiến bộ của luật hình sự trong nhà nước pháp quyền, mà còn là nguyên tắc cơ bản được thừa nhận chung của luật hình sự quốc tế nhằm loại trừ việc “ buộc tội khách quan” như
Trang 24là biểu hiện rõ nét nhất của tình trạng vô pháp luật và tùy tiện trong lĩnh vực tư pháp hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tội phạm được thực hiện hay thiệt hại cụ thể đã xảy ra mà không xác định được lỗi của người đó
Trong luật hình sự chế định lỗi được xem là một chế định rất phức tạp và khó nhất, việc nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện nhất chế định lỗi trong luật hình sự là cần thiết và quan trọng để góp phần nâng cao nhận thức khoa học về việc tiếp tục hoàn thiện chế định lỗi trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành và trên
cơ sở đó đưa ra mô hình lý luận của nó
Trang 25CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ LỖI
2.1 Vài nét về lỗi trong luật hình sự Việt Nam
Khoa học luật hình sự coi lỗi là một dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm Nếu một hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị coi là có lỗi không bị coi là
có lỗi thì người có hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Khi nghiên cứu lỗi với ý nghĩa là một yếu tố cấu thành tội phạm, về lý luận các nhà khoa học cho rằng, tội phạm là một thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan Không có tội phạm nào lại không có lỗi, cho dù đó là lỗi cố ý hay vô
ý Vậy lỗi là gì và khi nào hành vi của một người bị coi là có lỗi? Đây là vấn đề chứa đựng nội dung mang tính giai cấp rõ rệt Bởi vì, cùng một hành vi, nhưng mỗi chế độ xã hội khác nhau có cách đánh giá khác nhau, mà người có quyền đánh giá lại chính là giai cấp thống trị Ví dụ: trong xã hội phong kiến, hành vi ngoại tình của người vợ được coi là một trong những tội phạm, nhưng nó không phải là tội phạm nếu hành vi này lại rơi vào người chồng Xã hội phong kiến coi hành vi ngoại tình của người vợ là có lỗi còn hành vi ngoại tình của người chồng lại không bị coi là có lỗi Trong xã hội tư bản không coi hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm là có lỗi, nên Nhà nước cho phép cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh hoạt động mua bán dâm Nhưng dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa coi hành vi chứa mại dâm hoặc mô giới mại dâm là hành vi phạm tội, tức là coi hành vi này là có lỗi Tuy nhiên, có những hành vi dưới chế độ xã hội nào cũng bị coi là có lỗi như : hành vi trộm cắp, giết người, cướp tài sản
Thái độ tâm lý của con người được hình thành và phát triển tương đối phức tạp, xuất phát từ những nhu cầu và những yếu tố để đạt được nhu cầu như động cơ, mục đích và sự lựa chọn hành vi để đạt nhu cầu đó Một người chỉ có thể bị coi là
có lỗi khi trong lúc hành động họ được tự do ý chí Khi nói đến tự do ý chí,
Ph.Awngghen viết: “ Hêghen là người đầu tiên đã trình bày đúng đắn mối quan
giữa tự do và tất yếu Theo Hêghen tự do là nhận thức được tính tất yếu Tính tất yếu chỉ là mù quáng, chừng nào người ta chưa hiểu được nó Tự do không phải là ở trong sự tự độc lập tưởng tượng ra đối với những quy luật đó mà ở trong cái khả năng – do sự nhận thức trên mà có – vận dụng những quy luật đó có kế hoạch vào những mục đích nhất định…tự do của ý chí không phải là cái gì khác hơn là cái
Trang 26năng lực quyết định một khi đã hiểu rõ được sự việc…” Khi nói đến tự do là nói
đến sự tự do hành động, và như vậy, con người trước khi hành động phải có sự lựa chọn, quyết định và điều khiển hành vi theo sự nhận thức của mình Cũng chính vì vậy họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình Tự do ý chí và trách nhiệm của con người chính là mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và hành vi của một con người Tự do là cơ sở của trách nhiệm và trách nhiệm chỉ đặt ra cho một người khi
họ có tự do Khi một người có trách nhiệm với hành vi của mình, tức là nếu xử sự
đó trái với lợi ích xã hội thì hành vi của họ được coi là có lỗi Nếu hành vi trái với lợi ích xã hội mà lợi ích đó được luật hình sự bảo vệ thì người có hành vi đó được coi là có lỗi hình sự
Một người chỉ bị coi là có lỗi khi họ được tự do ý chí, tức là họ nhận thức được việc mình làm, nếu khi hành động, con người không nhận thức được hành vi hoặc không điều khiển được hành vi của mình thì họ không bị coi là có lỗi Khoa học luật hình sự gọi là năng lực trách nhiệm hình sự Một người có năng lực trách nhiệm hình sự được coi là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Khi nghiên cứu về lỗi, khoa học luật hình sự chia lỗi ra làm nhiều loại : cố ý phạm tội và
vô ý phạm tội Trong cố ý phạm tội lại chia ra thành cố ý trược tiếp và cố ý gián tiếp, cố ý có dự mưu và cố ý đột xuất, cố ý xác định và cố ý không xác định Vô ý phạm tội được chia thành vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin Tuy nhiên, việc phân chia ra nhiều hình thức lỗi chỉ có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học pháp lý, còn trong thực tiển xét xử thì việc phân biệt các hình thức lỗi chỉ có ý nghĩa xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt chứ không có ý nghĩa đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự Vì vậy Bộ luật hình sự chỉ quy định hai hình thức lỗi, đó là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội
Theo khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự thì hành vi phạm tội chỉ được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý Luật hình sự Việt Nam không thừa nhận hình thức lỗi thứ ba, nhưng trong một số công trình nghiên cứu có đề cập đến hình thức lỗi thứ ba, đó là “ lỗi hỗn hợp” tức là vừa vô ý vừa cố ý hoặc cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả Bản chất của các hình thức lỗi, có thể đặt vấn đề một người vừa thực hiện hành vi vừa cố ý lại vừa vô ý ( cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả) như đối với người cố ý vi phạm luật lệ giao thông ( đèn đỏ nhưng vẫn vượt qua ngã tư ) gây hậu quả nghiêm trọng làm chết người, nhưng việc gây chết người họ không mong muốn Trong trường hợp này, lỗi của người phạm tội cũng chỉ là lỗi vô
ý chứ không thể nói cố ý được vì nếu cố ý gây chết người thì là tội phạm giết người chứ không còn là vi phạm luật lệ giao thông gây hậu quả chết người nữa Thông
Trang 27
thường, những trường hợp cố ý về hành vi nhưng không mong muốn cho hậu quả xãy ra hoặc tin rằng hậu quả không xãy ra là những trường hợp phạm tội do vô ý, nhưng là vô ý nặng hơn trường hợp không cố ý thực hiện hành vi Thực tiển xét xử
có trường hợp người bị hại cũng có lỗi nếu hậu quả xảy ra lỗi hoàn toàn do người
bị hại gây ra thì người phạm tội không có lỗi kể cả có lỗi vô ý và lỗi cố ý, nếu cả hai bên đều có lỗi ( có thể người bị hại có lỗi nặng hơn người người phạm tội hoặc ngược lại) nhưng không vì thế mà người phạm tội được loại trừ trách nhiệm hình sự
mà họ chỉ có thể được giảm nhẹ hình phạt và trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trường hợp này các Tòa án cũng thường nhận định trong bản án là lỗi hổn hợp, nhưng với nghĩa là cả hai bên đều có lỗi chứ không phải một hình thưc lỗi thứ ba Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau Sự khác nhau đó xuất phát từ nhiều
cơ sở, có thể là nguyên nhân, điều kiện phát sinh phạm tội, tính chất của khách thể
bị xâm hại, tính nguy hiểm của hành vi phạm tội…Trong đó, phải kể đến một yếu tố hết sức quan trọng là yếu tố chủ quan Nó là cơ sở làm tiền đề cho việc triển khai và thực hiện có hiệu quả nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, đảm bảo áp dụng hình phạt đạt hiệu quả Nội dung cơ bản của lỗi được hợp thành bởi hai yếu tố cơ bản là: lý trí và ý chí Sự kết hợp khác nhau giữa ý thức và ý chí tạo nên các hình thức khác nhau của lỗi Một người phạm tội với lỗi cố ý thể hiện sự chống đối xã hội cao hơn trường hợp lỗi vô ý và do đó hình phạt áp dụng đối với họ sẽ nghiêm khắc hơn Không thể buộc hai người cùng phạm một loại tội nhưng với lỗi khác nhau phải chịu chung một hình phạt Điều này sẽ rất bất công và không thể đạt mục đích của hình phạt Muốn có được sự đúng đắn trong hoạt động này, trước tiên ta phải phân loại lỗi Để phân loại lỗi, chúng ta cần xác định một tiêu chí thống nhất cho việc phân loại Thực ra, để phân loại một sự vật, hiện tượng, chúng ta có rất nhiều tiêu chí nhưng chúng ta cần xác định một tiêu chí phổ biến nhất nhằm đạt mục đích của sự phân loại
Theo cách phân chia lỗi của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, các nhà làm luật đã dựa vào tiêu chí là mối liên hệ giữa lý trí và ý chí (khả năng nhận thức của người đó với hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và ý chí của họ đối với hậu quả do hành vi đó gây ra) Đây là tiêu chí đúng đắn bới nó xuất phát từ nội dung cơ bản của lỗi Trên cơ sở đó, lỗi được chia thành các loại như sau:
2.2 Các hình thức lỗi trong luật hình sự Việt Nam
2.2.1 Lỗi cố ý
Theo Điều 9 Bộ luật hình sự thì cố ý phạm tội là tội phạm trong trường hợp sau đây:
Trang 28Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xãy ra
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
Tính nghiêm trọng này của lỗi cố ý thể hiện ở chổ chủ thể đã lựa chọn, quyết định và thực hiện sự phủ định khách quan , trong khi nhận thức được đầy đủ tác động khách quan của nó đối với xã hội Là mặt chủ quan của hành vi phạm tội, lỗi
cố ý luôn luôn gắn với hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể được quy định trong luật hình sự Do vậy, sự nhận thức những đặc điểm khách quan thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện đòi hỏi phải là sự nhận thức những đặc điểm khách quan được phản ánh trong cấu thành tội phạm Những đặc điểm đó, tùy thuộc vào từng cấu thành tội phạm, có thể là tính chất thực tế của hành vi, là đặc điểm của đối tượng tác động, là sự biến đổi của đối tượng tác động, là những điêug kiện khách quan khác như công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian…Nội dung cụ thể của cố ý cũng như sự xác định một trường hợp cố ý hay không luôn luôn phải gắn với những dấu hiệu khách quan của một cấu thành tội phạm những đặc điểm khách quan của hành vi mà chủ thể nhận thức được trong trường hợp lỗi cố ý, có thể trùng hợp với mục đích hành động trùng hợp với sự mong muốn của chủ thể Nhưng cũng có những trường hợp hậu quả của hành vi tuy cũng là một đặc điểm khách quan mà chủ thể đã nhận thức được nhưng không trùng hợp với mục đích của chủ thể
Lần đầu tiên Bộ luật hình sự quy định rõ hai hình thức lỗi cố ý phạm tội, tuy không nói rõ đó là lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, nhưng với nội dung quy định như trên chúng ta cũng hiểu được đó là hai hình thức lỗi : cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp Bộ luật hình sự năm 1985 cũng quy định hai hình thức lỗi cố ý nhưng còn hạn chế không quy định cụ thể và rõ ràng như Bộ luật hình sự năm 1999 Khoa học luật hình sự, khi nghiên cứu lỗi cố ý, còn chia ra nhiều hình thức khác nhau, các hình thức này không có ý nghĩa xác định trách nhiệm hình sự mà chỉ có ý nghĩa xác định
ý nghĩa mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Các hình thức đó là : lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp, cần chú ý là dấu hiệu bắt buộc chung về mặt lý trí của cả hai dạng cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp là thấy trước khả năng xảy ra hậu quả của hành vi Dù cho hành vi được thực hiện do lỗi cố ý đi chăng nữa, nhưng rõ ràng là chủ thể thấy trước khả năng xảy ra hậu quả (chứ không phải chính hậu quả đó) Còn dấu hiệu bắt buộc chung và đầy đủ hơn về mặt ý chí của dạng lỗi cố ý gián tiếp,
Trang 29người phạm tội bao giờ cũng tỏ ra bàng quang có thái độ dững dưng đối với hậu quả phạm tội xảy ra
2.2.1.1 Cố ý trực tiếp
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra ( khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự)
Về lý trí, đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ, đầy đủ tính
nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như thấy trước hậu quả sẽ xảy ra nếu thực hiện hành vi đó, nhưng vẫn thực hiện mong muốn cho hậu quả xảy ra Đó là sự nhận thức các tình tiết khách quan tạo tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi Việc thấy hậu quả là sự dự kiến của người phạm tội về sự phát triển của hành vi Đối với các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất có dấu hiệu của mặt khách quan không chỉ hành vi nguy hiểm cho xã hội mà còn đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó Đối với tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, hành vi bị xem là tội phạm khi nó thực tế gay ra một hậu quả cụ thể, thỏa mản yêu cầu của điều luật quy định về tội phạm đó, giữa hành vi và hậu quả phải có mối quan hệ nhân quả Nếu có hành vi nhưng hậu quả chưa xảy ra hoặc hậu quả không có mối quan hệ nhân quả với hành vi thì tội phạm coi như chưa hoàn thành Vì vậy, đối với các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc Sự dự kiến này có thể là dự kiến hậu quả tất nhiên sẽ xảy ra Trong trường hợp các tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì vấn đề thấy trước hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra Nếu hậu quả là tình tiết định khung trong cấu thành tội phạm tăng nặng thì việc khẳng định người phạm tội phạm lỗi cố ý trực tiếp cũng phải đòi hỏi người phạm tội thấy trước được hậu quả từ hành vi đó
Người phạm tội nhận thức rõ là không còn một nghi ngờ nào về tính nguy hiểm khi thực hiện hành vi đó như : một người cầm dao đâm thẳng vào bụng của người khác, người phạm tội biết chắc chắn là nguy hiểm đến tính mạng của người bị đâm nhưng vẫn thực hiện hành vi đó Nếu còn mơ hồ hoặc còn nghi ngờ về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện thì không phải là cố ý trực tiếp Ví dụ: A vào rừng săn, nhìn thấy con hươu, gần chổ con hươu có một người đang chặt củi A dương súng nhiều lần định bắn nhưng lại sợ trúng người chặt củi, nhưng cuối cùng thì A cũng nổ súng, đạn trúng người chặt củi làm cho người chặt củi bị trọng thương, trên đường đưa vào bệnh viện cấp cứu thì người này bị chết Việc A còn do dự trước hành vi của mình về tính nguy hiểm của hành vi đó nên dây
Trang 30không phải là lỗi cố ý trực tiếp Nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội là nhận thức một cách đầy đủ tất cả các tình tiết khách quan có liên quan đến tính nguy hiểm của hành vi như : thủ đoạn phạm tội, phương tiện thực hiện, thời gian, địa điểm… Ví dụ : một người bỏ thuốc trừ sâu vào cá kho lên để đầu độc người khác, người phạm tội phải nhận thức được tính năng tác dụng của loại thuốc trừ sâu là cực mạnh và việc bỏ thuốc trừ sâu vào cá sẽ gây nguy hại đến tính mạng của người khác Phạm tội do cố ý trực tiếp, ngoài việc người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì còn phải thấy trước được hậu quả của hành vi do mình thực hiện Đây cũng là một dấu hiệu của sự cố ý phạm tội
mà về lý luận cũng như thực tiển xét xử có không ít người nhầm lẫn
Ví dụ6 : Khoảng 14 giờ ngày 2/7/2012, sau khi uống rượu về, Nguyễn Chí Tài thấy người em ruột tên Nguyễn Chí Tấn (sinh năm 1988, trú khóm Châu Long
6, phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc) đang xem phim cùng với ông Nguyễn Trương Sang (cha của Tấn và Tài), nên buông lời chửi người em vì cho rằng đĩa phim của mình mới mua chưa xem Người em cho rằng do người cha mở đĩa nên xem, chứ không phải mình mở
Chưa dứt lời thì bị người anh dùng chân đạp vào đầu, vào mặt, Tấn đứng dậy thì bị Tài dùng tay đánh vào mặt, đè đầu xuống lan can nhà, đánh vào lưng, Tấn bỏ chạy vào nhà bếp Tài đuổi theo, Tấn chụp lấy hai cây dao (một cây dài 27cm, một cây dài khoảng 30cm), quay lại đâm vào bụng Tài một nhát Tài loạng choạng cố đứng lên định bỏ chạy, thì bị Tấn câu cổ kéo lại đâm nhiều nhát vào hạ sườn trái, vai và vùng cổ… khiến Tài ngã quỵ Gây án xong, Tấn ném hai cây dao vào vách nhà, chạy ra đường thì bị người dân phát hiện bắt giữ và đưa Tài đi cấp cứu, nhưng nạn nhân đã tử vong trên đường đến bệnh viện vì sốc mất máu cấp, do vết thương thấu bụng, thủng cuốn gan
Người phạm tội thấy trước được hậu quả không có nghĩa là hậu quả đã xảy ra
họ mới thấy mà họ thấy trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, tức là người phạm tội dự kiến được kết quả do hành vi đem lại Sư đoán trước, dự kiến trước được hậu quả xảy ra là một đánh giá sự tất yếu hậu quả của hành vi chứ không phải có thể xảy ra, nếu người phạm tội chỉ dự đoán hậu quả có thể xảy ra thì không phải là cố ý trực tiếp Trước đây do Bộ luật hình sự quy định không rõ ràng, nên trong một số sách báo, một số công trình khoa học cho rằng cố ý gián tiếp bao gồm
cả trường hợp người phạm tội thấy được trước hậu quả có thể xảy ra, và cũng chính
vì vậy trong thực tiển xét xử khi gặp trường hợp cố ý phạm tội nhưng hậu quả chưa
6 Duy Bình: Giết anh ruột, lãnh án 10 năm tù, Báo điện tử pháp luật việt Nam, 2012,
http://www.phapluatvn.vn/phapdinh/truoc-vanh-mong-ngua/201303/Giet-anh-ruot-lanh-an-10-nam-tu.htm ,