Khái niệm về lỗi vô ý

Một phần của tài liệu chế định lỗi trong luật hình sự việt nam (Trang 54)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2.2 Khái niệm về lỗi vô ý

Cũng như định nghĩa khái niệm chung về tội cố ý, tội vô ý là hành vi nguy hiểm cho xã hội do luật hình sự quy định được thực hiện do “quá tự tin hoặc cẩu thả” rồi sau đó mới định nghĩa pháp lý khái niệm từng dạng vô ý này, yếu tố lý trí của dạng vô ý này là người phạm tội do vô ý vì quá tự tin cũng thấy trước khả năng xảy ra hậu quả mà đây là khả năng thực tế nên việc “cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra” là vô lý.

Điều…Vô ý phạm tội ( Điều 10 Bộ luật hình sự 1999)

1.Nếu không có điều tương ứng tại Phần các tội phạm Bộ luật này quy định riêng thì người vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải chịu trách nhiệm hình sự (mới).

2.Vô ý phạm tội là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật này một cách quá tự tin hoặc cẩu thả (mới).

3.Vô ý phạm tội vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện nhưng không có đủ các cơ sở mà quá tự tin vào việc ngăn ngừa được hậu quả đó.

4.Vô ý phạm tội vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện mặc dù với sự thận trọng cần thiết phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Hướng thứ hai

Điều…Phạm tội do vô ý

1.Chỉ trong trường hợp có điều tương ứng tại Phần các tội phạm Bộ luật này quy định riêng thì hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chủ thể thực hiện ( bằng hành động hoặc không hành động) do sự vô ý mới bị coi là tội phạm.

2.Phạm tội do vô ý là phạm tội trong trường hợp hành vi trái pháp luật hình sự được thực hiện (bằng hành động hoặc không hành động) vì sự chủ quan hoặc vì sự cẩu thả của chủ thể.

3.Phạm tội do vô ý vì chủ quan là phạm tội trong trường hợp chủ thể thấy trước khả năng gây nên hậu quả của hành vi trái pháp luật hình sự do mình thực hiện ( bằng hành động hoặc không hành động) nhưng thiếu các căn cứ mà chủ quan tin vào việc ngăn ngừa được hậu quả đó.

4.Phạm tội do vô ý vì cẩu thả là phạm tội trong trường hợp chủ thể không thấy trước khả năng gây nên hậu quả của hành vi trái pháp luật hình sự do mình thực hiện (bằng hành động hoặc không hành động) mặc dù với sự chú ý cần thiết phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Loại trừ trong dạng lỗi vô ý vì quá tự tin, khái niệm “cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra” và bổ sung vào trước khái niệm “ngăn ngừa được hậu quả đó” hoặc “thiếu các căn cứ mà chủ quan tin vào việc ngăn ngừa được hậu quả đó”. Chính điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và có căn cứ khoa học, vì ở một chừng mực nào đó tời điểm lý trí của dạng lỗi vô ý này cũng gần giống như của dạng lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội do vô ý vì quá tự tin cũng thấy trước khả năng xảy ra hậu quả, mà đấy là khả năng thực tế chứ không phải là tưởng tượng nên việc “cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra” là vô lý.

Đối với dạng vô ý do cẩu thả các yêu cầu của khái niệm phải thấy trước “khả năng xảy ra” hậu quả trong dạng vô ý này bằng việc bổ sung thêm một điều kiện bắt buộc chúng với sự “thận trọng” hoặc sự “chú ý”, điều kiện này phù hợp với thực tiễn đảm bảo được sự thể hiện rõ các đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự.

3.1.3 Chƣa có khái niệm về hỗn hợp lỗi

Không có quy định nào tại phần chung điều chỉnh vấn đề trách nhiệm hình sự trong trường hợp lỗi phức tạp. Trong Bộ luật hình sự, nhà làm luật có quy định trách nhiệm hình sự tăng nặng đối với nhiều trường hợp cố ý phạm tội, nhưng vô ý gây hậu quả nguy hại cho xã hội. Thì trong cùng một loại tội sẽ có cả hai hình thức lỗi cố ý và vô ý, sự hiện diện cả hai hình thức lỗi trong cùng một loại tội phạm được gọi là hình thức “lỗi hỗn hợp”.

Kiến nghị : Thuật ngữ trên là không chính xác, vì trong thực tế (cũng như cơ sở lý luận về lỗi), thì không có sự tồn tại của bất kỳ một hình thức lỗi “hỗn hợp” thứ ba nào khác, mà các hình thức lỗi cố ý và vô ý cùng tồn tại độc lập với nahu, mặc dù trong cùng một loại tội phạm. Sự cùng tồn tại độc lập của cả hai hình thức lỗi trong cùng một loại tội chỉ có ở những loại tội phạm có hình thức lỗi cố ý và có cấu thành tăng nặng. Trong những loại tội này, thì cố ý là hình thức lỗi bắt buộc của cấu thành cơ bản (cố ý đối với hành vi), còn vô ý là lỗi của cấu thành tăng nặng (vô ý đối với hậu quả tăng nặng). Nên những loại tội này có thể được gọi bằng một thuật ngữ chính xác hơn là “tội phạm có hai hình thức lỗi”.

3.2 Áp dụng định tội trong trƣờng hợp hỗn hợp lỗi không thống nhất giữa các cơ quan thực thi pháp luật

Ví dụ : Viện, Tòa tranh cãi…Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh đã từng tranh cãi nãy lửa với nhau về tội danh trong vụ Đỗ Tấn Đạt. Do mâu thuẩn, Đạt dùng mã tấu chém K buộc K bỏ chạy vào hẻm cụt. Đạt sấn tới ép K vào goc tường rồi chém nhiều nhát vào vùng đầu của K theo hướng từ trên xuống, K đưa tay lên đỡ thì bị chặt đứt bàn tay phải và bị thương tật ở vùng đầu là 27%. Viện kiểm sát truy tố Đạt về tội cố ý gây thương tích nhưng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh lại không đồng ý vì đó là tội giết người do bị cáo dùng mã tấu chém vào đầu người bị hại. Sau đó, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cho rằng Đạt chỉ phạm tội cố ý nên Tòa tuyên theo hướng này và kiến nghị lên cấp phúc thẩm xem xét théo hướng giết người. Đồng tình, Viện phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao Tại

Thành Phố Hồ Chí Minh đã phạt Đạt 10 năm tù về tội giết người và buộc bồi thường cho nạn nhân là 51 triệu đồng12

.

Qua vụ án trên cho thấy rằng cùng một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng lại có hai ý kiến trái chiều nhau giữa giữa Tòa án và Viện kiểm sát về việc định tội danh, là do các cơ quan còn nhọc nhằn việc phân biệt giữa các hình thức lỗi.

Kiến nghị : cần phải quy định rõ ràng hơn về các hình thức lỗi, các dấu hiệu nhận biết về lỗi cố ý, vô ý. Cần văn bản hướng dẫn cụ thể rõ ràng hơn, đễ xác định cùng một hành vi mà các cơ quan định tội chính xác, không bị nhọc nhằn, quá trình xét xử được đảm bảo nghiêm minh đúng người đúng tội, tránh được tình trạng oan sai. Cần phải thống nhất nhận thức rằng các trường hợp phạm tội với hai hình thức lỗi và hiểu rõ hơn tội phạm có hai hình thức lỗi là loại tội trong đó có sự “kết hợp” đồng thời giữa hai hình thức lỗi cố ý phạm tội và vô ý phạm tội (sự kết hợp giữa cố ý trực tiếp với cố ý gián tiếp hoặc vô ý do quá tự tin với vô ý do cẩu thả sẽ không tạo thành các tội với hai hình thức lỗi). Các hình thức lỗi khác nhau được “kết hợp” này là các thái độ tâm lý khác nhau của chủ thể đối với những “biểu hiện” khác nhau có giá trị pháp lý khác nhau: cố ý với hành vi và hậu quả định tội và vô ý với hậu quả tăng nặng. Nhận thức thống nhất về loại tội có hai hình thức lỗi có ý nghĩa rất lớn đối với việc định tội danh; áp dụng nguyên tắc xử lý; xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm và xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất, thì nên chăng việc bổ sung vào Bộ luật hình sự một điều luật về dấu hiệu pháp lý và nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội này như sau:

Nếu khi thực hiện tội phạm mà người phạm tội không cố ý gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng pháp luật có quy định hình phạt nghiêm khắc hơn đối với hậu quả đó, thì người phạm tội sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả nghiêm trọng này trong trường hợp, nếu người phạm tội thấy trước được hậu quả có thể xảy ra nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được hoặc là mặc dù người phạm tội không thấy trước hậu quả, nhưng có thể thấy trước và buộc phải thấy trước được hậu quả đó.

12 Thanh Tùng- Hồng Tú : Tội cố ý giết người và cố ý gây thương tích : Cần hướng dẫn cụ thể hơn,

2010,http://www.baomoi.com/Toi-giet-nguoi-va-co-y-gay-thuong-tich-Can-huong-dan-cu-the-hon,htm, [ngày truy cập 18-03-2013].

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ những nội dung về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn mà người viết tìm hiểu về đề tài “Chế định về lỗi trong luật hình sự”. Qua quá trình nghiên cứu nội dung của đề tài này người viết rút ra được một số kết luận cơ bản sau:

Thứ nhất, chế định về lỗi trong luật hình sự là một công cụ pháp lý bảo vệ hiệu quả nhất cho người bị hại. Bởi, về mặt pháp lý thì chế định này không những có thể ngăn chặn được hành vi xâm phạm mà còn giúp cho chủ thể bị xâm phạm lấy lại một phần nào thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Do vậy, chế định về lỗi trong luật hình sự có một vị trí quan trọng trong pháp luật Việt Nam về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thứ hai, bên cạnh vai trò của lỗi trong luật hình sự, thì phải thừa nhận rằng các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng về chế định bồi thường này bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót mà cần phải nhanh chóng được khắc phục. Đó chính là những bất cập trong quy định chung về lỗi, về lỗi cố ý và vô ý chưa bổ sung một số dấu hiệu về mặt lý trí và ý chí,…. Hay những sai sót trong việc nhận thức các quy định của pháp luật để giải quyết những vụ án định tội dạnh của tội phạm gây nhọc nhằn. Chính những tồn tại này dẫn đến quyền lợi của các bên chưa được bảo vệ một cách có hiệu quả. Điều này làm giảm đi tính nghiêm minh của pháp luật và uy tín, chất lượng của Tòa án.

Thứ ba, từ những bất cập nêu trên, việc đưa ra những giải pháp để nâng cao trình độ nhận thức của người làm công việc xét xử về các quy định pháp luật về lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Song hành với các giải pháp trên thì việc đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp của chế định về lỗi trong luật hình sự là điều không thể thiếu. Với những giải pháp, kiến nghị nhỏ đã trình bày trong luận văn, người viết mong rằng có thể nâng cao được hiệu quả giải quyết các vụ án về xác đinh lỗi trong luật hình sự, định đúng tội danh, tránh oan sai trong quá trình xét xử, góp phần làm cho công tác quản lý xã hội của Nhà nước được dễ dàng hơn.

Tóm lại, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, sự xuất hiện của chế định về lỗi là hết sức cần thiết trong luật hình sự. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là phải làm sao phát huy hết vai trò của các quy định về lỗi cũng như vai trò của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực thi những quy định đó, bởi nếu quy định một đằng, người áp dụng một nẻo hoặc quy định còn phức tạp, dàn trải thì làm cho chủ thể thực thi khó áp dụng, do đó khó có thể bảo vệ được người bị hại một cách hợp lý. Vì vậy, để phát huy hết vai trò của chế định về lỗi kể trên thì vấn đề về thực tiễn áp dụng và các quy định của pháp luật về lỗi phải được quan tâm hàng đầu. Đây là vấn đề không phải có thể thực hiện được một ngày một bữa mà quan trọng hơn hết là cần phải có sự nỗ lực hết mình của các cơ quan, cá nhân làm công việc xét xử cũng như các nhà làm luật trong việc khắc phục những hạn chế về mặt thực tiễn, pháp lý về lỗi. Chỉ có như vậy, thì trong tương lai việc xác định tính có lỗi của tội phạm cũng như xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó một cách chính xác hơn, góp phần hoàn thiện hơn pháp luật nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích công dân Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO   

Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (được sửa đổi, bổ sung 2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.

2. Bộ luật hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung 2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

Sách, tạp chí

1. Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam (Quyển 1- phần chung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.

2. Lê Cảm, Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật hình sự tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000.

3. Lê Cảm, Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật hình sự tập IV, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002.

4. Nguyễn Ngọc Hòa, Cấu thành tội phạm lý luận và thực tiển, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004.

5. Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006.

6. Nguyễn Ngọc Hòa-Lê Thị Sơn, Từ điểnpháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006.

7. Nguyễn Văn Hương, Lỗi cố ý gián tiếp và tội phạm có cấu thành hình thức, Tạp chí luật học số 4, Trường đại học luật Hà Nội, 2004.

8. Lô Văn Lý, Về tội phạm có hai hình thức lỗi, Tạp chí luật học số 6, Trường đại học luật Thành phố HCM, 2002.

9. Uông Chu Lưu, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.

10. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần chung, Nxb Thành phố HCM, 2006.

11. Đinh Văn Quế, Tìm hiểu tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb Thành phố HCM, 2001.

12. Vũ Mạnh Thông-Đoàn Tấn Minh, Bình luận Bộ luật hình sự, Nxb Lao động xã hội, 2009.

13. Vũ Manh Thông-Nguyễn Ngọc Điệp, Bình luận và tìm hiểu phần chung Bộ luật hình sự 1999, Nxb Đại học quốc gia Tp HCM, 2000.

14. Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Trường đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2007.

Trang thông tin điện tử

1. Duy Bình: Giết anh ruột, lãnh án 10 năm tù, Báo điện tử pháp luật việt Nam, 2012, http://www.phapluatvn.vn/phapdinh/truoc-vanh-mong-

ngua/201303/Giet-anh-ruot-lanh-an-10-nam-tu.htm , [ngày truy cập 30-3-

2013].

2. Minh Khiết: Giết người vì ghen, lãnh án tử khi mới ngoài 20 tuổi, báo điện tử

pháp luật Việt Nam, 2011, http://www.phapluatvn.vn/phapdinh/truoc-vanh- mong-ngua/201303/Giet-nguoi-vi-ghen-lanh-an-tu-khi-moi-ngoai-20- tuoi.htm, [ngày truy cập, 11-03-2013]

3. Công Quang: Người vợ đầu độc Trung tá CSGT lĩnh án tử hình, báo điện tử

dân trí, 2012, http://dantri.com.vn/phap-luat/nguoi-vo-dau-doc-trung-ta-csgt- linh-an-tu-hinh.htm,[ ngày truy cập 29-3-2013].

Một phần của tài liệu chế định lỗi trong luật hình sự việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)