Sự kiện bất ngờ

Một phần của tài liệu chế định lỗi trong luật hình sự việt nam (Trang 48 - 51)

Chương 2 : QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ LỖI

2.3. Sự kiện bất ngờ

Một người khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của họ, của nhà nước hay xã hội thì không xem hành vi đó là hành vi có lỗi, mặc dù trong trường hợp này họ nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm nhưng họ không có cách lựa chọn nào khác để bảo vệ một quan hệ xã hội đang bị chủ thể khác xâm phạm, khoa học luật hình sự và ngay trong Bộ luật hình sự nước ta không xem hành vi đó là có lỗi. Trường hợp cần xem xét ở đây là sự kiện bất ngờ :

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự (Theo quy định của Điều 11 Bộ luật hình sự).

Trong sự kiện bất ngờ, hành vi vẫn có gây ra thiệt hại cho xã hội nhưng người có hành vi nguy hiểm đó không có lỗi, nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở đây buộc phả thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội gây ra từ hành vi của mình. Ví dụ : Một người đẩy mạnh cửa sổ của mình ra để hóng mát, nhưng ở phía bên ngoài cửa sổ có một cậu bé đang đứng bắt tổ chim, làm cho cậu bé ngã xuống đất, đập đầu vào đá nên bị chết. Trường hợp sự kiện bất ngờ và lỗi vô ý do cẩu thả có những điểm giống nhau về phương diện ý thức là chủ thể đều không thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, về phương diện ý chí, chủ thể cũng không mong muốn hậu quả nguy hiểm xảy ra. Tuy nhiên , lỗi vô ý do cẩu thả, chủ thể có nghĩa vụ và có điều kiện để thấy trước hậu quả nguy hiểm của hành vi của mình. Trong khi, trường hợp sự kiện bất ngờ thì chủ thể không có nghĩa vụ hoặc không có điều kiện để thấy trước hậu quả của hành vi của mình. Cần phân biệt trường hợp sự kiện bất ngờ và trường hợp tình thế cấp thiết. Trong trường hợp tình

thế cấp thiết, chủ thể thấy trước hậu quả của hành vi của mình nhưng không thể không thực hiện hành vi vì muốn ngăn chặn một hậu quả khác lớn hơn.

Sự kiện bất ngờ là hành vi gây thiệt hại không bị coi là có lỗi cố ý hoặc vô ý phạm tội được quy định tại Điều 9 và Điều 10 Bộ luật hình sự chứ không phải lỗi theo khái niệm thông thường. Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều xử sự sai trái cũng được coi là có lỗi, nhưng đó là lỗi với nghĩa thông thường, đó là điều lầm lạc, như : chồng có lỗi với vợ, con có lỗi với bố mẹ, cháu có lỗi với ông bà, trẻ em có lỗi với người lớn, học sinh có lỗi với thầy cô giáo, bạn bè có lỗi với nhau…Những lỗi này thuộc lĩnh vực đạo đức, hành chính, dân sự, quan hệ xã hội…chứ không phải lỗi với ý nghĩa là một dấu hiệu của tội phạm. Một người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ thuộc một trong hai trường hợp sau:

2.3.1 Không thể thấy trƣớc hậu quả của hành vi

Không thể thấy trước được hậu quả của hành vi là trước khi thực hiện hành vi (hành động hoặc không hành động), người có hành vi không nhận thức được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả, sự nhận thức này của họ có cơ sở khoa học và được mọi người thừa nhận, ai trong hoàn cảnh này đều không thể thấy trước hậu quả sẽ xảy ra, nhưng thực tế hậu quả lại xảy ra. Việc giải quyết mâu thuẩn giữa cái tất yếu với nhận thức của người có hành vi gây ra hậu quả đó không phải bao giờ cũng dễ dàng. Thông thường người có hành vi gây ra hậu quả đó cho rằng mình không thể thấy trước hậu quả, còn người bị thiệt hại thì lại cho rằng người có hành vi có thể thấy trước được hậu quả nhưng vẫn hành động.

Vì vậy, khi dánh giá một người có hành vi gây ra hậu quả có thể thấy trước được hậu quả của hành vi hay không phải căn cứ vào điều kiện khách quan và chủ quan khi xảy ra sự việc. Về khách quan, trong hoàn cảnh cụ thể đó, bất kỳ ai cũng không thể thấy trước được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm, còn về chủ quan phải xem xét các đặc điểm về nhân thân của người có hành vi gây ra hậu quả như : tuổi, trình độ hiểu biết, bệnh tật và những đặc điểm về nhân thân khác có ảnh hưởng đến nhận thức của họ.

2.3.2 Không buộc phải thấy trƣớc

Không buộc phải thấy trước là tuy có khả năng thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, nhưng theo pháp luật không buộc họ phải thấy trước hậu quả hành vi và nếu có hậu quả xảy ra thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm đó. Ví dụ : Một người lái xe đang điều khiển một xe vận tải đúng phần đường, đúng tốc độ, thì bất ngờ có một người băng qua đường ngay đầu xe làm cho người láy xe không xử lý kịp, đã đâm vào người này

làm cho họ bị chết. Khi để xe đâm vào người băng qua đường, người láy xe có thể nhận thức được hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra, nhưng trong trường hợp này theo pháp luật thì không buộc họ phải thấy trước, nên họ không có lỗi. Tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy trước cũng giống với tiêu chuẩn xác định một người gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ. Đó là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc, một người bình thường cũng có thể thấy trước và nếu trong hoàn cảnh cụ thể ai đó cũng không thấy trước thì là do sự kiện bất ngờ. Như vậy, giữa sự kiện bất ngờ với lỗi vô ý vì cẩu thả có điểm giống nhau là người có hành vi đều không thấy trước hậu quả của hành vi mình, nhưng khác nhau ở chổ người có lỗi vô ý vì cẩu thả có đủ điều kiện để thấy trước, còn người gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ do hoàn cảnh khách quan hoặc do trình độ nhận thức nên không thấy trước được hậu quả.

Khi dặt vấn đề không buộc người gây thiệt hại phải thấy trước hành vi của mình gây ra hậu quả, không chỉ căn cứ vào các văn bản pháp luật cụ thể nào của Nhà nước quy định về việc không buộc mà còn phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc, trình độ nhận thức của người gây thiệt hại và các tình tiết khác. Thông thường, nếu mọi người nói chung rơi vào hoàn cảnh đó thì cũng không thấy được hậu quả xảy ra, thì người gây thiệt hại cũng được công nhận là gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ. Sự kiện bất ngờ là trường hợp không có lỗi, nhưng không vì thế mà cho rằng tất cả những trường hợp không có lỗi đều là sự kiện bất ngờ. Thực ra tình trạng không thể khắc phục được không phải là sự kiện bất ngờ, về lý luận cũng như thực tiển xét xử, ngoài tình trạng không thể khắc phục được, còn một số trường hợp bị coi là có lỗi nhưng Bộ luật Hình sự chưa quy định, như : chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh, sự mạo hiểm chấp nhận được về kinh tế hoặc nghề nghiệp, gây thiệt hại trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH LỖI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Ở chương 1 và chương 2 của đề tài này, đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến các trường phái lý luận và các quy định của pháp luật về chế định lỗi trong luật hình sự. Qua đó cho thấy pháp luật hình sự hiện hành đã có những tiến bộ hơn so với các giai đoạn phát triển khoa học luật trước đó. Tuy nhiên, luật luôn đi sau những quan hệ xã hội mới phát sinh, do vậy mà những quy định của pháp luật hiện hành không bao quát hết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, cụ thể trong lập pháp thì “tội phạm có hai hình thức lỗi” là vấn đề còn bỏ ngỏ. Còn trong lý luận và thực tiễn, mặc dù vấn đề này đã được đề cập khá nhiều, song cũng chưa được nhận thức một cách thống nhất, đầy đủ và do đó, còn có không ít những sai lầm trong việc định tội danh cũng như giải quyết một số vấn đề khác có liên quan như áp dụng nguyên tắc xử lý; xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự; xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm v.v…. Có thể điểm qua một số bất cập trong thực tiễn và những thiếu sót của pháp luật, đồng thời qua đó có thể đưa ra một vài đề xuất, nhằm giúp pháp luật hình sự hoàn thiện hơn, mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được thực hiện triệt để hơn. Nội dung chương 3 sẽ đề cập đến các vấn đề sau :

Một phần của tài liệu chế định lỗi trong luật hình sự việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)