Các hình thức lỗi

Một phần của tài liệu chế định lỗi trong luật hình sự việt nam (Trang 27)

5. Kết cấu đề tài

2.2. Các hình thức lỗi

2.2.1 Lỗi cố ý

Theo Điều 9 Bộ luật hình sự thì cố ý phạm tội là tội phạm trong trường hợp sau đây:

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xãy ra.

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Tính nghiêm trọng này của lỗi cố ý thể hiện ở chổ chủ thể đã lựa chọn, quyết định và thực hiện sự phủ định khách quan , trong khi nhận thức được đầy đủ tác động khách quan của nó đối với xã hội. Là mặt chủ quan của hành vi phạm tội, lỗi cố ý luôn luôn gắn với hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể được quy định trong luật hình sự. Do vậy, sự nhận thức những đặc điểm khách quan thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện đòi hỏi phải là sự nhận thức những đặc điểm khách quan được phản ánh trong cấu thành tội phạm. Những đặc điểm đó, tùy thuộc vào từng cấu thành tội phạm, có thể là tính chất thực tế của hành vi, là đặc điểm của đối tượng tác động, là sự biến đổi của đối tượng tác động, là những điêug kiện khách quan khác như công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian…Nội dung cụ thể của cố ý cũng như sự xác định một trường hợp cố ý hay không luôn luôn phải gắn với những dấu hiệu khách quan của một cấu thành tội phạm. những đặc điểm khách quan của hành vi mà chủ thể nhận thức được trong trường hợp lỗi cố ý, có thể trùng hợp với mục đích hành động trùng hợp với sự mong muốn của chủ thể. Nhưng cũng có những trường hợp hậu quả của hành vi tuy cũng là một đặc điểm khách quan mà chủ thể đã nhận thức được nhưng không trùng hợp với mục đích của chủ thể.

Lần đầu tiên Bộ luật hình sự quy định rõ hai hình thức lỗi cố ý phạm tội, tuy không nói rõ đó là lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, nhưng với nội dung quy định như trên chúng ta cũng hiểu được đó là hai hình thức lỗi : cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Bộ luật hình sự năm 1985 cũng quy định hai hình thức lỗi cố ý nhưng còn hạn chế không quy định cụ thể và rõ ràng như Bộ luật hình sự năm 1999. Khoa học luật hình sự, khi nghiên cứu lỗi cố ý, còn chia ra nhiều hình thức khác nhau, các hình thức này không có ý nghĩa xác định trách nhiệm hình sự mà chỉ có ý nghĩa xác định ý nghĩa mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Các hình thức đó là : lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp, cần chú ý là dấu hiệu bắt buộc chung về mặt lý trí của cả hai dạng cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp là thấy trước khả năng xảy ra hậu quả của hành vi. Dù cho hành vi được thực hiện do lỗi cố ý đi chăng nữa, nhưng rõ ràng là chủ thể thấy trước khả năng xảy ra hậu quả (chứ không phải chính hậu quả đó). Còn dấu hiệu bắt buộc chung và đầy đủ hơn về mặt ý chí của dạng lỗi cố ý gián tiếp,

người phạm tội bao giờ cũng tỏ ra bàng quang có thái độ dững dưng đối với hậu quả phạm tội xảy ra.

2.2.1.1 Cố ý trực tiếp

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. ( khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự).

Về lý trí, đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như thấy trước hậu quả sẽ xảy ra nếu thực hiện hành vi đó, nhưng vẫn thực hiện mong muốn cho hậu quả xảy ra. Đó là sự nhận thức các tình tiết khách quan tạo tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Việc thấy hậu quả là sự dự kiến của người phạm tội về sự phát triển của hành vi. Đối với các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất có dấu hiệu của mặt khách quan không chỉ hành vi nguy hiểm cho xã hội mà còn đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó. Đối với tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, hành vi bị xem là tội phạm khi nó thực tế gay ra một hậu quả cụ thể, thỏa mản yêu cầu của điều luật quy định về tội phạm đó, giữa hành vi và hậu quả phải có mối quan hệ nhân quả. Nếu có hành vi nhưng hậu quả chưa xảy ra hoặc hậu quả không có mối quan hệ nhân quả với hành vi thì tội phạm coi như chưa hoàn thành. Vì vậy, đối với các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc. Sự dự kiến này có thể là dự kiến hậu quả tất nhiên sẽ xảy ra. Trong trường hợp các tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì vấn đề thấy trước hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra. Nếu hậu quả là tình tiết định khung trong cấu thành tội phạm tăng nặng thì việc khẳng định người phạm tội phạm lỗi cố ý trực tiếp cũng phải đòi hỏi người phạm tội thấy trước được hậu quả từ hành vi đó.

Người phạm tội nhận thức rõ là không còn một nghi ngờ nào về tính nguy hiểm khi thực hiện hành vi đó như : một người cầm dao đâm thẳng vào bụng của người khác, người phạm tội biết chắc chắn là nguy hiểm đến tính mạng của người bị đâm nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. Nếu còn mơ hồ hoặc còn nghi ngờ về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện thì không phải là cố ý trực tiếp. Ví dụ: A vào rừng săn, nhìn thấy con hươu, gần chổ con hươu có một người đang chặt củi. A dương súng nhiều lần định bắn nhưng lại sợ trúng người chặt củi, nhưng cuối cùng thì A cũng nổ súng, đạn trúng người chặt củi làm cho người chặt củi bị trọng thương, trên đường đưa vào bệnh viện cấp cứu thì người này bị chết. Việc A còn do dự trước hành vi của mình về tính nguy hiểm của hành vi đó nên dây

không phải là lỗi cố ý trực tiếp. Nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội là nhận thức một cách đầy đủ tất cả các tình tiết khách quan có liên quan đến tính nguy hiểm của hành vi như : thủ đoạn phạm tội, phương tiện thực hiện, thời gian, địa điểm… Ví dụ : một người bỏ thuốc trừ sâu vào cá kho lên để đầu độc người khác, người phạm tội phải nhận thức được tính năng tác dụng của loại thuốc trừ sâu là cực mạnh và việc bỏ thuốc trừ sâu vào cá sẽ gây nguy hại đến tính mạng của người khác. Phạm tội do cố ý trực tiếp, ngoài việc người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì còn phải thấy trước được hậu quả của hành vi do mình thực hiện. Đây cũng là một dấu hiệu của sự cố ý phạm tội mà về lý luận cũng như thực tiển xét xử có không ít người nhầm lẫn.

Ví dụ6 : Khoảng 14 giờ ngày 2/7/2012, sau khi uống rượu về, Nguyễn Chí Tài thấy người em ruột tên Nguyễn Chí Tấn (sinh năm 1988, trú khóm Châu Long 6, phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc) đang xem phim cùng với ông Nguyễn Trương Sang (cha của Tấn và Tài), nên buông lời chửi người em vì cho rằng đĩa phim của mình mới mua chưa xem. Người em cho rằng do người cha mở đĩa nên xem, chứ không phải mình mở.

Chưa dứt lời thì bị người anh dùng chân đạp vào đầu, vào mặt, Tấn đứng dậy thì bị Tài dùng tay đánh vào mặt, đè đầu xuống lan can nhà, đánh vào lưng, Tấn bỏ chạy vào nhà bếp. Tài đuổi theo, Tấn chụp lấy hai cây dao (một cây dài 27cm, một cây dài khoảng 30cm), quay lại đâm vào bụng Tài một nhát. Tài loạng choạng cố đứng lên định bỏ chạy, thì bị Tấn câu cổ kéo lại đâm nhiều nhát vào hạ sườn trái, vai và vùng cổ… khiến Tài ngã quỵ. Gây án xong, Tấn ném hai cây dao vào vách nhà, chạy ra đường thì bị người dân phát hiện bắt giữ và đưa Tài đi cấp cứu, nhưng nạn nhân đã tử vong trên đường đến bệnh viện vì sốc mất máu cấp, do vết thương thấu bụng, thủng cuốn gan.

Người phạm tội thấy trước được hậu quả không có nghĩa là hậu quả đã xảy ra họ mới thấy mà họ thấy trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, tức là người phạm tội dự kiến được kết quả do hành vi đem lại. Sư đoán trước, dự kiến trước được hậu quả xảy ra là một đánh giá sự tất yếu hậu quả của hành vi chứ không phải có thể xảy ra, nếu người phạm tội chỉ dự đoán hậu quả có thể xảy ra thì không phải là cố ý trực tiếp. Trước đây do Bộ luật hình sự quy định không rõ ràng, nên trong một số sách báo, một số công trình khoa học cho rằng cố ý gián tiếp bao gồm cả trường hợp người phạm tội thấy được trước hậu quả có thể xảy ra, và cũng chính vì vậy trong thực tiển xét xử khi gặp trường hợp cố ý phạm tội nhưng hậu quả chưa

6 Duy Bình: Giết anh ruột, lãnh án 10 năm tù, Báo điện tử pháp luật việt Nam, 2012,

xảy ra thường có quan điểm khác nhau về gia đoạn phạm tội, nhất là đối với các tội cấu thành hình thức. Nay Bộ luật hình sự năm 1999 quy định trường hợp người phạm tội thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra là trường hợp cố ý quy định tại khoản 2 Điều 9 (cố ý gián tiếp) chư không phải trường hợp cố ý quy định tại khoản 1 Điều 9 (cố ý trực tiếp) sẽ chấm dứt sự tranh luận khi nghiên cứu lỗi cố ý phạm tội và trong thực tiễn xét xử cũng tránh được những quan điểm khác nhau khi xác định giai đoạn phạm tội đối với người phạm tội do cố ý.

Một điều kiện không thể thiếu được khi xác định trường hợp phạm tội do cố ý trực tiếp là ý chí, người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Hậu quả được thấy hoàn toàn phù hợp với mục đích và sự mong muốn ban đầu của người phạm tội. Ở các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất thì việc kiểm tra ý chí của người phạm tội đối với hậu quả đã thấy trước để xác định người đó phạm lỗi cố ý trực tiếp. Ở các tội phạm cấu thành hình thức thì hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội không là dấu hiệu bắt buộc, nên việc xác định ý chí đối với hậu quả là không cần thiết. Muốn xác định người đó phạm lỗi cố ý trực tiếp, chỉ cần xác định người đó nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà vẫn thực hiện hành vi đó. Nếu hậu quả của tội phạm là tình tiết định khung trong cấu thành tội phạm hoặc là tình tiết tăng nặng thì việc xác định lỗi cố ý trực tiếp cũng cần xác định ý chí đối với hậu quả đã thấy trước.

Người phạm tội khi thực hiện hành vi, không chỉ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó mà người phạm tội còn phải mong muốn hậu quả đó xảy ra, nếu người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra thì lại không thuộc trường hợp lỗi cố ý trực tiếp. Thực tiễn xét xử có nghiều trường hợp chỉ cần căn cứ vào hành vi mà người phạm tội thực hiện, chúng ta cũng có thể xác định được người phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra. Ví dụ: một người chuẩn bị kìm các loại vật dụng đến cắt khóa nhà của người khác để trộm cắp tài sản nhưng bị chủ nhà phát hiện nên bị bắt. Trường hợp này dù người phạm tội khai không mục đích lấy tài sản thì vẫn xác định được mục đích của họ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp việc xác định mục đích của người phạm tội không dễ dàng, nếu như người phạm tội không thừa nhận mục đích của mình. Ví dụ : Nhà D có nuôi một bầy vịt cho ăn thả lan nên vịt của D sang ruộng nhà K, D sang xin lỗi bồi thường thiệt hại và xin lùa vịt về, lúc này K nói vịt này của K kêu D sang ruộng khác mà kiếm, hai bên cãi vã nhau to tiếng D đã dùng dao phát cỏ sẳn có chém vào đầu K nhưng không trúng, khi bị bắt D khai do bực tức nên hành động như vậy chứ không có ý định tước đoạt tính mạng của K. Gặp trường hợp này, việc xác định mục đích của tội phạm phải đánh giá tổng hợp tất cả các tình tiết của vụ án để đưa ra một

kết luận chính xác mục đích của người phạm tội chứ không chỉ căn cứ vào lời khai của người phạm tội hay của người bị hại. Mục đích của người phạm tội thuộc ý thức chủ quan , là mặt bên trong, nên muốn xác định chính xác phải căn cứ vào các dấu hiệu khách quan mà hành vi là một dấu hiệu rất quan trọng, căn cứ vào hành vi phạm tội để xác định mục đích của người phạm tội là xem xét đánh giá tất cả các yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội như : thủ đoạn, phương thức, phương tiện, những điều kiện khác như địa điểm, thời gian…Nếu sau khi đã xem xét các dấu hiệu khách quan mà xác định hành vi đó tất yếu sẽ gây ra hậu quả thì dù người phạm tội có khai không mong muốn cho hậu quả xảy ra vẫn có thể khẳng định được mục đích của người phạm tội . Theo logic, một người mong muốn hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, thì trước hết họ phải mong muốn thực hiện hành vi, không thể có trường hợp mong muốn hậu quả nhưng lại không mong muốn hành vi. Vì vậy, về khoa học cũng như khi xác định mục đích của người phạm tội, người ta không nêu người phạm tội phải mong muốn thực hiện hành vi mà chỉ nêu mong muốn hậu quả xảy ra.

Ví dụ: Bà Dư Kim Liên là vợ của trung tá Trần Xuân Chuyên cùng ngụ nhà số 371/11 đường Hậu Giang, Phường 11, Quận 6, TPHCM. Do bị thua cờ bạc bà Liên vay tiền nhiều người, số nợ lên đến 1,3 tỷ đồng. Nhiều lần chủ nợ đến tận nhà đòi và trung tá Chuyên phải trả nợ thay vợ, bà Liên thuyết phục chồng bán căn nhà để trả nợ nhưng ông Chuyên không đồng ý và dọa sẽ ly hôn. Bà Liên nãy sinh ý định giết chồng để tự mình định đoạt căn nhà, bán lấy tiền trả nợ. Chính vì lẽ đó, bà Liên đã lên một kế hoạch hoàn hảo nhằm thủ tiêu chồng và qua mắt gia đình và cơ quan điều tra. Ngày 11/3/2012 bà Liên mua thuốc ngủ để thực hiện dã tâm. Đêm 12/3/2012, ông Chuyên đi nhậu về bà Liên pha thuốc ngủ vào cho chồng uống. Đến 6h sáng cùng ngày, thấy ông Chuyên vẫn chưa chết, bà Liên gọi điện tới đội cảnh sát giao thông Phú Lâm nơi ông Chuyên công tác, xin cho chồng nghĩ với lý do bị cảm. Sau đó bà Liên đi mua ống kim tiêm loại 5cc và lọ thuốc trừ sâu, bà Liên lấy thuốc trừ sâu bơm thẳng vào miệng ông Chuyên. Một ngày sau 13/3/2012 ông Chuyên đã chết, sau khi xóa hết dấu vết hiện trường. Bà Liên báo cho các con của mình về sự ra đi đột ngột của cha và báo cho cơ quan biết anh Chuyên chết vì đột

Một phần của tài liệu chế định lỗi trong luật hình sự việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)