Khái niệm về lỗi cố ý

Một phần của tài liệu chế định lỗi trong luật hình sự việt nam (Trang 53 - 54)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2.1 Khái niệm về lỗi cố ý

Không ghi nhận rõ ràng và dứt khoát định nghĩ pháp lý khái niệm chung về tội cố ý, tội cố ý là hành vi nguy hiểm cho xã hội do luật hình sự quy định thực hiện do “ cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp”, rồi sau đó mới lần lượt đề cập đến định nghĩa pháp lý khái niệm từng dạng cố ý này. Về mặt thuật ngữ thì chưa làm rõ và bổ sung một số dấu hiệu (cả về mặt lý trí và ý chí) của cả hai dạng cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

- Về mặt lý trí : quy định không chính xác là chủ thể chỉ có thể thấy trước khả năng xảy ra hậu quả chứ không phải và không thể là chính hậu quả đó.

- Về mặt ý chí : thực tiển xét xử cho thấy không chỉ có những người bỏ mặc cho hậu quả xảy ra, mà cả những người tỏ ra bàng quan đối với hậu quả thì họ không chịu trách nhiệm hình sự thì thật không công bằng.

Kiến nghị : Việc điều chỉnh để hoàn thiện hơn về lỗi cố ý như sau Hướng thứ nhất

Điều…Cố ý phạm tội (Điều 9 Bộ luật hình sự 1999)

1.Cố ý phạm tội là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật này một cách cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp (mới).

2.Cố ý trực tiếp phạm tội là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện, thấy trước khả năng xảy ra

hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

3.Cố ý gián tiếp phạm tội là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội cho xã hội của hành vi do mình thực hiện, thấy trước khả năng xảy ra hậu quả của hành vi đó và mặc dù không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc tỏ ra bàng quanđối với hậu quả.

Điều…Phạm tội do cố ý

1.Phạm tội do cố ý là phạm tội trong trường hợp chủ thể thực hiện ( bằng hành động hoặc không hành động) hành vi trái pháp luật hính sự với sự cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.

2.Phạm tội do cố ý trực tiếp là phạm tội trong trường hợp chủ thể nhận thức rõ tính chất trái pháp luật hình sự của hành vi mà hình thức thực hiện (bằng hành động hoặc không hành động), thấy trước khả năng gây nên hoặc tính tất yếu gây nên hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

3.Phạm tội do cố ý gián tiếp là phạm tội trong trường hợp chủ thể nhận thức rõ tính chất trái pháp luật hình sự của hành vi mà mình thực hiện (bằng hành động hoặc không hành động), thấy trước khả năng gây nên hậu quả của hành vi đó và tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc có thái độ thờ ơ đối với hậu quả.

Qua những định nghĩa pháp lý của khái niệm chung về tội cố ý mà trong đó đã chỉ rõ hai dạng lỗi cố ý, đảm bảo tính chính xác hơn nữa về mặt khoa học thực tiển. Định nghĩa pháp lý riêng biệt từng dạng lỗi cố ý đã bổ sung thêm dấu hiệu bắt buộc chung và đầy đủ hơn về mặt lý trí của cả hai dạng cố ý này, thấy trước “khả năng” xảy ra hậu quả của hành vi, chứ không phải là thấy trước “hậu quả của hành vi đó” như quy định tương ứng không chính xác hiện nay trong bộ luật hình sự năm 1999. Vì thực tiển xét xử cho thấy , dù cho hành vi được thực hiện do lỗi cố ý đi chăng nữa , nhưng rõ ràng là chủ thể thấy chỉ có thể là trước khả năng xảy ra hậu quả, chứ không phải là chính hậu quả đó.

Bổ sung thêm dấu hiêu bắt buộc chung và đầy đủ hơn về mặt ý chí của dạng lỗi cố ý gián tiếp người phạm tội “ tỏ ra bàng quang” hoặc “ có thái độ thờ ơ” đối với hậu quả xảy ra, vì thực tiển áp dụng pháp luật hình sự cho thấy : đối với các tội phạm thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp, không chỉ có những người bỏ mặc cho hậu quả xảy ra mà có những người tỏ ra thờ ơ đối với hậu quả cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và không bỏ lọt tội phạm.

Một phần của tài liệu chế định lỗi trong luật hình sự việt nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)