1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khởi nghiệp của Sinh viên trên địa bàn thành phố Hà nội (bản tóm tắt)

27 8,8K 69

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 464,54 KB

Nội dung

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM" NĂM 2015 DÀNH CHO SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN

Trang 1

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM"

NĂM 2015 DÀNH CHO SINH VIÊN

KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

(Bản tóm tắt)

Họ và tên nhóm sinh viên: Nguyễn Thu Thủy /Nữ

Trịnh Thị Khánh Huyền /Nữ Nguyễn Duy Hùng /Nam

Lớp, Khoa: EBBA-5 Viện Quản Trị Kinh Doanh Năm thứ: 2/4 năm đào tạo

Ngành học: Quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh Người hướng dẫn: TS Trần Thị Hồng Việt

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Câu hỏi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

5.1 Quy trình nghiên cứu 5

5.2 Phương pháp thu thập số liệu 5

5.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 7

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

7 Cấu trúc báo cáo 7

CHƯƠNG 1 KHỞI NGHIỆP VÀ KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN 8

1.1 Định nghĩa khởi nghiệp 8

1.2 Người khởi nghiệp và tiềm năng người khởi nghiệp 8

1.3 Sinh viên khởi nghiệp và đặc điểm khởi nghiệp của sinh viên 8

1.4 Ý nghĩa của khởi nghiệp kinh doanh với sự phát triển kinh tế 9

1.5 Mô hình lý thuyết và các nhân tố tác động đến sự thành công của khởi nghiệp 9

1.5.1 Mô hình lý thuyết 9

1.5.2 Các nhân tố tác động đến sự thành công của khởi nghiệp 10

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 11

2.1 Tổng quan về khởi nghiệp của sinh viên ở Việt Nam 11

2.1.1 Môi trường khởi nghiệp 11

2.1.2 Khái quát tình hình khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam 11

2.2 Giới thiệu về mẫu quan sát 12

2.3 Phân tích biến “Kết quả khởi nghiệp” 13

2.3.1 Kiểm định độ tin cậy của các biến “Kết quả khởi nghiệp” 13

2.3.2 Phân tích nhân tố (EFA) của các biến “Kết quả khởi nghiệp” 13 2.3.3 Đánh giá thực trạng kết quả khởi nghiệp 13

2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp 14

Trang 3

2.4.1 Kiểm định độ tin cậy của các biến nhân tố ảnh hưởng đến kết

quả khởi nghiệp 14

2.4.2 Phân tích nhân tố (EFA) của các biến nhân tố ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp 14

2.4.3 Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng 16

2.5 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết của các nhân tố tác động đến kết quả khởi nghiệp 16

2.6 Đánh giá chung về thực trang khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội 17

2.6.1 Kết quả đạt được 17

2.6.2 Hạn chế chủ yếu 17

2.6.3 Nguyên nhân chính 17

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI 18

3.1 Giải pháp cho sinh viên 18

3.1.1 Nâng cao năng lực khởi nghiệp bao gồm tố chất doanh nhân, kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp 18

3.1.2 Nâng cao khả năng huy động vốn cho khởi nghiệp 18

3.1.3 Các giải pháp khác 19

3.2 Kiến nghị đối với các trường đại học 19

3.2.1 Khơi dậy và khám phá tố chất doanh nhân của sinh viên 19

3.2.2 Truyền cảm hứng và nuôi dưỡng thái độ ý chí khởi nghiệp của sinh viên 20

3.2.3 Xây dựng và thực hiện các chương trình định hướng khởi nghiệp cho sinh viên 20

3.2.4 Thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp của sinh viên 21

3.2.5 Tăng cường tính thực tiễn trong chương trình đào tạo 21

3.3 Kiến nghị đối với Nhà nước 22

3.3.1 Truyền thông về tinh thần doanh nhân trong toàn xã hội 22

3.3.2 Tổ chức các hoạt động khuyến khích khởi nghiệp 22

3.3.3 Đa dạng hóa và tăng cường các hình thức giáo dục đào tạo 22

3.3.4 Tích cực hỗ trợ tài chính cho các chương trình khởi nghiệp 22

3.3.5 Hoàn thiện khung thể chế chính sách hỗ trợ khởi nghiệp 22

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm vừa qua, kinh tế nước ta đã phải đối mặt với nhiều thách thức lớn của lạm phát và khủng hoảng kinh tế thế giới, nhất là giai đoạn

từ 2008-2010 cho đến nay Kinh tế suy thoái có ảnh hưởng không ít đến vấn đề việc làm và khởi nghiệp của tư nhân nói chung và của sinh viên trên địa bàn Hà Nội nói riêng

Kể từ năm 2009, một trong những vấn đề nan giải cần quan tâm hàng đầu đối với nền kinh tế Việt Nam chính là tình trạng mất việc làm, thất nghiệp gia tăng, thu nhập của người dân giảm sút Khi mà hàng trăm ngàn sinh viên ra trường không có việc làm, môi trường công sở ngày càng cạnh tranh thì khởi nghiệp chính là một trong những lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn thay đổi hoàn cảnh, tìm đến sự tự do trong công việc Bởi vậy khởi nghiệp của các bạn trẻ ngày càng nhiều, và thực tế đã chứng minh “tài không đợi tuổi”; các chủ doanh nghiệp, các triệu phú, tỉ phú ngày càng trẻ hóa

Trong các chính sách và chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của nước ta đến năm 2020, Bộ KH&CN đã xác định rõ Việt Nam cần thúc đẩy việc truyền bá tri thức và công nghệ trong nền kinh tế thông qua đẩy mạnh hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường đại học, thực hiện thương mại hóa công nghệ, hình thành các doanh nghiệp khoa học công nghệ gắn liền với xây dựng vườn ươm doanh nghiệp, phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực và tinh thần doanh nhân trên cơ sở nuôi dưỡng và phát huy năng lực đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp của sinh viên Trong sự hợp tác này, sinh viên đóng vai trò là cầu nối quan trọng trong việc gắn kết các Viện nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp cũng như là lực lượng chủ yếu

Trang 5

trong chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực và tinh thần doanh nhân Thanh niên, sinh viên là lực lượng xã hội hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ học vấn, được đào tạo bài bản, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại Đồng thời sinh viên cũng là người đi đầu trong các phong trào do Đảng và Nhà nước đề ra; là người tiếp thu tinh hoa văn hóa, khoa học kỹ thuật của các nước phát triển trên thế giới Vì thế sinh viên là lực lượng

có tiềm năng lớn và tỷ lệ thành công cao trong khởi nghiệp, sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao hiệu quả khởi nghiệp của sinh viên ở Việt Nam, thực hiện thành công chủ trương, chính sách đổi mới về khoa học công nghệ ở Việt Nam

Vì vậy, nhằm cung cấp một bức tranh tổng quan về hiện trạng khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội hiện nay, khám phá những nguyên nhân nội tại thuộc về trình độ năng lực của bản thân người khởi nghiệp và các nguyên nhân thuộc về môi trường khởi nghiệp khác cũng như đưa ra những gợi ý đề xuất để phát triển hoạt động này, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội” trong công trình NCKH sinh viên năm 2015

2 Tổng quan nghiên cứu

Trên thế giới đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về khởi nghiệp trong

đó có không ít đề tài về khởi nghiệp của sinh viên vì đây là lực lượng trẻ có đặc điểm nổi trội về nhiệt huyết và tính sáng tạo như các nghiên cứu của Blanch Flower và Oswald (1998), Walstad và Kourilsky (1999), Fairlie (1999), Fairlie

và Meyer (2004), Greene (2005) vv… Tuy nhiên các nghiên cứu này có một số hạn chế sau:

 Tập trung chủ yếu tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, với các yếu tố môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, cùng với đó là sự hình thành đồng bộ và vận hành hiệu quả của các hệ thống kinh tế thị trường, ví dụ như Mỹ, Anh, Australia, Trung Quốc

Trang 6

 Chưa xây dựng được một cách đầy đủ và khoa học mô hình các nhân tố tác động đến sự khởi nghiệp thành công cũng như khởi nghiệp của sinh viên

 Các đề xuất đưa ra còn thiếu tính khả thi và khó áp dụng trong tình hình kinh tế hiện nay đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển

Tại Việt Nam, đề tài này tuy không mới mẻ nhưng những nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh như đưa ra các đề án, cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên hay nghiên cứu về sự tác động của một vài nhân tố tới ý định khởi nghiệp hoặc nghiên cứu trên các đối tượng không phải sinh viên nói chung như phụ nữ, thanh niên như các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nam (2011) (Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của phụ nữ ở Việt Nam), Ngô Quỳnh An (2011) (Một số yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam), Lê Ngọc Thông (2013) (Thực trạng và giải pháp phát triển tinh thần doanh nhân của sinh viên học chương trình tiên tiến chất lượng cao tại Đại học Kinh tế Quốc dân), Nguyễn Thu Thủy (2014) (Tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên khối kỹ thuật ở Việt Nam) Hiện nay mới chỉ có tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề khởi nghiệp của sinh viên dưới nhiều góc nhìn như “Đào tạo đại học với khởi sự doanh nghiệp

xã hội” (2012), “Khởi sự kinh doanh, các mô hình lý thuyết và định hướng nghiên cứu tương lai” (2012), “Thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên qua đào tạo ở bậc đại học” (2013), “Các nhân tố tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học” (2014), song cũng chưa thực hiện được một nghiên cứu nào bao hàm toàn bộ cả các nhân tố tác động, thực trạng cũng như giải pháp cho việc khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội Nói tóm lại, các nghiên cứu này hầu như chưa đánh giá đầy đủ và hệ thống

về thực trạng khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội, cũng như chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể, thiết thực về đào tạo nhằm nâng cao tiềm năng và thúc đẩy khởi nghiệp của đối tượng này

Trang 7

Trước thực tiễn đó, đề tài nghiên cứu “Khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ tập trung vào việc đánh giá thực trạng khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội hiện nay, tìm ra và phân tích các yếu tố tác động đến kết quả khởi nghiệp đồng thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp đào tạo thúc đẩy tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên, cũng như các kiến nghị có liên quan đến cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ và phát triển khởi nghiệp của sinh viên

Hà Nội nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu cơ bản sau đây:

 Xác định các tiêu chí đánh giá khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

 Phân tích và đánh giá thực trạng khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

4 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên đây, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:

 Những tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá kết quả khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội?

 Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội?

 Kết quả khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội hiện nay như thế nào? Đâu là những thành công và hạn chế trong khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội trong thời gian vừa qua?

 Tại sao khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội thời gian qua lại có thực trang như trên? Tác động của các nhân tố đó đến kết quả khởi nghiệp như thế nào?

Trang 8

 Có những đề xuất, kiến nghị gì nhằm thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới?

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Quy trình nghiên cứu

Biểu đồ A.1: Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

5.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: Các tài liệu sách, báo, các báo cáo, các đề tài nghiên cứu trước

đây và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Trang 9

Số liệu sơ cấp: Được thu thập theo 2 cách sau đây:

Điều tra, khảo sát:

Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát 150 doanh nhân trẻ đã và đang là sinh viên có hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn 9 quận nội thành Hà Nội bao gồm: quận Hai Bà Trưng quận Ba Đình, quận Đống Đa, quận Hoàn Kiếm, quận Hoàng Mai, quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân, quận Tây Hồ, quận Long Biên Bảng hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp và tìm hiểu từ những tài liệu thứ cấp Bảng hỏi khảo sát về kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm 2 phần: phần thông tin chung về người được khảo sát và phần câu hỏi liên quan đến đánh giá kết quả khởi nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp

Phỏng vấn sâu: đối tượng là 10 đại diện doanh nhân trẻ phân bố trên

các quận nội thành Hà Nội Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu phỏng vấn thêm 2 cán bộ quản lý của trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Phỏng vấn sâu nhằm làm rõ các lý do, nhân tố ảnh hưởng về mặt định tính đối với từng biến nghiên cứu cũng như làm rõ các khía cạnh của mối quan hệ nhân quả giữa các biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng) và biến phụ thuộc (kết quả khởi nghiệp của sinh viên), đồng thời tìm hiểu các mong muốn, đề xuất của doanh nhân trẻ đối với các hoạt động kinh doanh của họ

Trang 10

5.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các dữ liệu thu thập được sẽ được phân tích và xử lý thông qua 2 phương pháp phân tích là định tính và định lượng Phân tích định lượng sử dụng công

cụ phân tích thống kê dưới sự trợ giúp của phần mềm SPSS 22 với các bước cụ thể như thống kê mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân

tố khám phá (EFA), phân tích giá trị trung bình vv Phân tích định tính được

sử dụng kết hợp để phân tích thông tin thu được từ phỏng vấn sâu, cùng với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh… để rút ra các nhận xét và kết luận cho vấn đề nghiên cứu

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu khởi nghiệp của sinh viên bao

gồm: Kết quả (mức độ thành công) của khởi nghiệp; nhân tố tác động đến kết quả khởi nghiệp (lý do thành công); và mối quan hệ nhân quả giữa chúng

Phạm vi không gian: Khởi nghiệp của các doanh nhân trẻ đã và đang là

sinh viên có hoạt động khởi nghiệp phân bố tại 9 quân nội thành

Phạm vi thời gian: số liệu thứ cấp được thu thập từ tháng 11/2014 –

4/2015; số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 2/2015- 4/2015

7 Cấu trúc báo cáo

Phần mở đầu

Chương 1: Khởi nghiệp và khởi nghiệp của sinh viên

Chương 2: Kết quả nghiên cứu về thực trạng khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên

trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 11

CHƯƠNG 1 KHỞI NGHIỆP VÀ KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN 1.1 Định nghĩa khởi nghiệp

Căn cứ vào phạm vi của bài nghiên cứu, có thể định nghĩa: “Khởi nghiệp

là việc một cá nhân tận dụng cơ hội thị trường và năng lực của bản thân để tạo dựng một công việc kinh doanh mới.”

1.2 Người khởi nghiệp và tiềm năng người khởi nghiệp

Trong từ điển, người khởi nghiệp là người đứng ra sáng lập một doanh nghiệp mới để cung ứng một sản phẩm hay dịch vụ cho một thị trường Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng người khởi nghiệp bao hàm những đặc trưng sau đây: sáng tạo, có xu hướng tìm đến sự cải tiến, nhạy bén trong việc nắm bắt những cơ hội kinh doanh và biết chấp nhận rủi ro

Những người có tiềm năng khởi nghiệp là những người biết nắm bắt các cơ hội kinh doanh mà họ nhìn nhận được, thích thách thức, chấp nhận sự rủi ro và mạo hiểm

1.3 Sinh viên khởi nghiệp và đặc điểm khởi nghiệp của sinh viên

Theo Schnurr và Newing (1997), khởi nghiệp của sinh viên được định nghĩa

là ứng dụng thực tế của các phẩm chất doanh nhân của sinh viên, chẳng hạn như đổi mới, sáng tạo và mạo hiểm trong môi trường làm việc, sử dụng thích hợp các kiến thức, kỹ năng, tố chất cần thiết để thành công trong môi trường

Trang 12

muốn thể hiện mình, thử sức mà chưa nghĩ kĩ về ngành nghề kinh doanh; sinh viên thường thiếu sót trong việc nghiên cứu thị trường; nguồn vốn còn hạn chế

1.4 Ý nghĩa của khởi nghiệp kinh doanh với sự phát triển kinh tế

Khởi nghiệp đóng góp cho nền kinh tế một số ý nghĩa như sau: Tạo việc làm cho người lao động và tăng chất lượng cuộc sống; góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch kinh tế; tạo nên tính đa dạng thị trường; tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới trong sản xuất và sử dụng tốt vốn tri thức và năng lực của con người

1.5 Mô hình lý thuyết và các nhân tố tác động đến sự thành công của

khởi nghiệp

1.5.1 Mô hình lý thuyết

Biểu đồ 1.1: Mô hình khung lý thuyết

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Trang 13

1.5.2 Các nhân tố tác động đến sự thành công của khởi nghiệp

Tố chất, thái độ và tinh thần doanh nhân: Sexton (2001), Smith & Smith

(2000) chỉ ra rằng tính cách cá nhân là nguyên nhân chính và đóng vai trò quan trọng để khởi nghiệp thành công

Kiến thức khởi nghiệp: Kiến thức là hiểu biết về một vấn đề nào đó từ

những thông tin sự kiện, qui luật mà chúng ta được đào tạo, tiếp thu và tích lũy từ thực tế, từ các nguồn tư liệu hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm

Kỹ năng khởi nghiệp: Kỹ năng là năng lực hay khả năng thực hiện một

cách thuần thục dựa trên cơ sở hiểu biết và kinh nghiệm lặp đi lặp lại trong một thời gian

Tài chính cho khởi nghiệp: Theo Pennings (1982) nguồn tài chính có vai

trò quan trọng trong việc tăng tỷ lệ khởi nghiệp Chỉ một số ít người có vốn để

mở doanh nghiệp, còn đa phần phải huy động vốn bên ngoài khi khởi nghiệp

Môi trường khởi nghiệp: Môi trường bên ngoài được coi là một trong

những yếu tố quyết định quan trọng nhất của ý định khởi nghiệp Một số môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến khởi nghiệp, đó là: thị trường và cơ hội thi trường; môi trường kinh tế; môi trường pháp lý; môi trường công nghệ; môi trường tự nhiên

Ngày đăng: 09/11/2015, 21:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Nguyễn Thu Thủy và Nguyễn Thành Độ, “Khởi sự kinh doanh, các mô hình lý thuyết và định hướng nghiên cứu tương lai”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 181, tháng 7/ 2012, trang 119- 123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khởi sự kinh doanh, các mô hình lý thuyết và định hướng nghiên cứu tương lai
13. Nguyễn Thu Thủy, “Đào tạo đại học với khởi sự doanh nghiệp xã hội”, Hội thảo khoa học: “Phát triển doanh nghiệp xã hội qua các trường đại học Việt Nam - Thách thức và cơ hội”, tháng 4/2012, trang 128-135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo đại học với khởi sự doanh nghiệp xã hội”, Hội thảo khoa học: “Phát triển doanh nghiệp xã hội qua các trường đại học Việt Nam - Thách thức và cơ hội
14. Nguyễn Thu Thủy, “Khởi nghiệp ở sinh viên đại học: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 24 tháng 12/2013, trang 97-100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khởi nghiệp ở sinh viên đại học: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam
15. Nguyễn Thu Thủy, Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự của sinh viên đại học”, tháng 2/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự của sinh viên đại học
16. Schnurr, J. and Newing “A Conceptual and Analytical Framework for Youth Enterprise and Livelihood Skills Development: Defining an IDRC Niche”. IDRC, Canada, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Conceptual and Analytical Framework for Youth Enterprise and Livelihood Skills Development: Defining an IDRC Niche
17. Walstad W. B. and Kourilsky M. L., “Seeds of Success: Entrepreneurship and Youth”, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Seeds of Success: Entrepreneurship and Youth
18. Walstad W. B. and Kourilsky M. L., “The Entrepreneur in Youth: An Untapped Resource for Economic Growth, Social Entrepreneurship, and Education (New Horizons in Entrepreneurship)”, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Entrepreneur in Youth: An Untapped Resource for Economic Growth, Social Entrepreneurship, and Education (New Horizons in Entrepreneurship)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w