1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác định mức lao động tại phân xưởng thành phẩm, nhà máy bia hà nội mê linh thuộc tổng công ty bia rượu NGK hà nội

46 593 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 641,5 KB

Nội dung

Cơ cấu lao động của Phân xưởng Thành phẩm...8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM, NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – MÊ LINH...10 I.. Sau một thời gian thực tập

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI - MÊ LINH VÀ

PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM 1

I NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI-MÊ LINH 1

1 Quá trình hình thành và phát triển 1

1.1 Sơ lược về Tổng công ty Cổ phần Bia-Rượu-NGK Hà Nội 1

1.2 Nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh 4

1.3 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh 5

1.4 Cơ cấu lao động của Nhà máy 6

II PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM CỦA NHÀ MÁY 7

1 Vị trí của Phân xưởng Thành phẩm trong cơ cấu tổ chức của Nhà máy 7

1.1 Chức năng 7

1.2 Nhiệm vụ 7

1.3 Quyền hạn 7

2 Cơ cấu tổ chức của Phân xưởng Thành phẩm 7

3 Cơ cấu lao động của Phân xưởng Thành phẩm 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM, NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – MÊ LINH 10

I BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH LÀM CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC 10

1 Quy trình tổ chức định mức 11

2 Quy trình áp dụng mức 11

II NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – MÊ LINH: 11

1 Xây dựng các mức lao động: 11

1.1 Xác định quá trình sản xuất và phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành 11

1.1.1 Khái niệm và phân loại quá trình sản xuất 11

1.1.2 Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành 12

1.2 Phân loại hao phí thời gian làm việc của người lao động 13

1.3 Đề xuất biện pháp xây dựng mức khoa học 15

2 Tổ chức và áp dụng các mức đã được xây dựng vào sản xuất 15

Trang 2

2.1 Đưa mức vào sản xuất 15

2.1.1 Mục đích 15

2.1.2 Những yêu cầu khi đưa mức vào sản xuất 16

3 Phương pháp định mức lao động, phân tích, nhận xét, đánh giá về công ty: 16

3.1 Mức định biên cho lao động quản lý của Phân xưởng Thành phẩm 16

3.2 Mức phục vụ cho dây chuyền chiết chai 17

3.3 Mức định biên công nhân bốc xếp cơ giới phục vụ dây chuyền chiết bia chai 18 3.4 Mức định biên công nhân sản xuất trực tiếp 19

3.5 Mức định biên công nhân bốc xếp cơ giới phục vụ dây chuyền chiết của Phân xưởng Thành phẩm 21

3.5.1 Dây chuyền chiết chai 30000chai/giờ 21

3.5.2 Dây chuyền chiết chai 60000chai/giờ 22

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác định mức lao động 23

4.1 Đặc điểm lao động của Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh 23

4.2 Đặc điểm máy móc thiết bị 23

4.3 Đặc điếm sản xuất 23

PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC 24 LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM, NHÀ MÁY 24

BIA HÀ NỘI-MÊ LINH 24

I THIẾT LẬP TỔ CHUYÊN TRÁCH ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 24

II LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MỨC KHOA HỌC 24

1 Phương pháp phân tích khảo sát 24

2 Phương pháp tổng hợp 25

III XÂY DỰNG MỘT SỐ MỨC LAO ĐỘNG CHO XƯỞNG THÀNH PHẨM 25

1 Xây dựng mức phục vụ máy vận hành dỡ và xếp pallet cho dây chuyền chiết chai 30000chai/giờ 25

1.1 Máy xếp pallet 25

1.2 Máy dỡ pallet 26

1.3 Kiến nghị 27

2 Xây dựng mức định biên công nhân bốc xếp cơ giới cho dây chuyền 30000chai/giờ 28

2.1 Xác định các Bước công việc cần thực hiện 28

2.1.1 Công nhân bốc xếp cơ giới vận chuyển pallet bia thành phẩm 28

2.1.2 Công nhân bốc xếp cơ giới vận chuyển pallet vỏ chai 28

Trang 3

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng 28

2.3 Chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ bước công việc 29

2.3.1.Công nhân bốc xếp cơ giới vận chuyển pallet thành phẩm 29

2.3.2 Công nhân bốc xếp cơ giới vận chuyển pallet vỏ chai 29

2.4 Tổng hợp số liệu và kiến nghị mức sản lượng mới 30

PHỤ LỤC 1 32

PHỤ LỤC 2 33

PHỤ LỤC 3 34

PHỤ LỤC 4 37

PHỤ LỤC 5 38 KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

BẢNG 1-CƠ CẤU LAO ĐỘNG NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI-MÊ LINH 6

BẢNG 2-CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM 8

BẢNG 3- MỨC ĐỊNH BIÊN LAO ĐỘNG QUẢN LÝ PXTP 16

BẢNG 4-MỨC PHỤC VỤ CHO DÂY CHUYỀN CHIẾT BIA CHAI 17

BẢNG 5-MỨC PHỤC VỤ KIẾN NGHỊ CHO DÂY CHUYỀN CHIẾT BIA CHAI 27

DANH MỤC SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ 2 - SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – MÊ LINH 5

SƠ ĐỒ 3 – CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM 7

SƠ ĐỒ 4 - CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG 10

SƠ ĐỒ 5- SỰ PHÂN CHIA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT THÀNH CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH 12

SƠ ĐỒ 6- PHÂN LOẠI THỜI GIAN LÀM VIỆC THEO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 13

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sựcạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thì vấn đề sống còn của các doanhnghiệp hiện nay là phải nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giáthành để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Tổ chức lao động khoa học là mônkhoa học nghiên cứu các biện pháp kết hợp tối ưu các yếu tố cơ bản của quá trìnhsản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được điều đó Định mức lao động chính là cơ

sở của tổ chức lao động khoa học Sản xuất càng phát triển, vai trò của định mức laođộng ngày càng được khẳng định và nâng cao

Nhận thức được tầm quan trọng của tô chức lao động khoa học, rất nhiều cácdoanh nghiệp hiện nay sử dụng công tác định mức lao động như một công cụ sắcbén trong quá trình quản lý doanh nghiệp Sau một thời gian thực tập tại Tổng công

ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội và tìm hiểu về Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh, nhà máytrực thuộc Tổng công ty, em nhận thấy do Nhà máy mới đi vào hoạt động chưa lâunên các mức lao động tại Nhà máy chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quản lý của cáccán bộ Quản lý Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc không tận dụng được

hết các nguồn lực của doanh nghiệp Chính vì lẽ đó, em đã lực chọn đề tài: “Hoàn

thiện công tác định mức lao động tại Phân xưởng Thành phẩm, Nhà máy Bia

Hà Nội-Mê Linh thuộc Tổng công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội”, làm đề tài luận

văn tốt nghiệp cho mình Do thời gian có hạn, em chỉ tập trung tìm hiểu phân xưởngThành phẩm của Nhà máy, từ đó đưa ra một số đề xuất với mong muốn hoàn thiệncông tác định mức lao động tại Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh và các mức lao độngcho phân xưởng Thành phẩm

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục, bài luận vănđược viết thành 3 chương:

Chương I: Tổng quan về nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh và phân xưởng

Thành phẩm.

Chương II: Thực trạng công tác định mức lao động tại phân xưởng Thành

phẩm, Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh Chương III: Những giải pháp hoàn thiện công tác định mức lao động tại phân

xưởng Thành phẩm, Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh.

Trang 6

Mặc dù đã hết sức cố gắng những bài chuyên đề tốt nghiệp vẫn không thểtránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức Em rất mong nhận được nhữngđóng góp quý báu của các thầy cô.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Từ đã tận tình chỉ bảo,

hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình viết luận văn Và em cũng xin chânthành cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại Phòng Tổ chức Lao động, Tổng công

ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trìnhthực tập và viết luận văn tốt nghiệp

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI - MÊ LINH VÀ PHÂN

XƯỞNG THÀNH PHẨM

I Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh

1 Quá trình hình thành và phát triển

1.1 Sơ lược về Tổng công ty Cổ phần Bia-Rượu-NGK Hà Nội

Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước Giải Khát Hà Nội là Doanh nghiệpđược Cổ phần hóa từ Tổng Công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội với số vốn điều lệ là:2.318 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 81,79% vốn điều lệ Với bí quyết côngnghệ duy nhất – truyền thống trăm năm, cùng với hệ thống thiết bị hiện đại , đội ngũCBCNV lành nghề, có trình độ, tâm huyết, các sản phẩm của Tổng công ty đã nhậnđược sự mến mộ của hàng triệu người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế.Thương hiệu Bia Hà Nội ngày hôm nay được xây dựng, kết tinh từ nhiều thế hệ, làniềm tin của người tiêu dùng, niềm tự hào thương hiệu Việt

Tiền thân của Tổng Công ty là Nhà máy Bia Hommel, Nhà máy Bia Hà Nội, cótruyền thống trên 100 năm xây dựng và phát triển với những cột mốc lịch sử như:

- Năm 1890: nhà máy bia Hommel được xây dựng và sản xuất những mẻ biađầu tiên

- Năm 1957: nhà máy bia Hommel được khôi phục, đổi tên thành nhà máy bia

Hà Nội ngày 15/08/1958, bia Trúc Bạch đã được sản xuất thành công và tiếp theo

đó là bia Hông Hà, Hà Nội, Hữu Nghị

- Năm 1993: Nhà máy Bia Hà Nội đổi tên thành Công ty Bia Hà Nội và bắtđầu quá trình đầu tư đổi mới thiết bị nâng công suất lên 50 triệu lít năm

- Năm 2003: Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội được thànhlập trên cơ sở sắp xếp lại Công ty Bia Hà Nội và thành viên

- Năm 2004: Dự án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, nâng côngsuất bia Hà Nội lên 100 triệu lit/ năm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng , đáp ứngđược nhu cầu ngày cang tăng của người tiêu dùng về cả số lượng và chất lượng

Trang 8

- Năm 2008: Tổng công ty tiến hành cổ phần hóa và đã chính thức hoạt độngtrên mô hình công ty cổ phần.

- Đến nay, Tổng Công ty giữ vai trò Công ty mẹ với nhiều Công ty con, Công

ty liên kết, đơn vị liên doanh, đơn vị phụ thuộc trải dài từ miền Trung Quảng Bìnhđến các tỉnh thành phía Bắc

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạchphát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội đến năm 2010, Tổng công tyBia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội đã xây dựng thành một trong những Tổng công

ty mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong ngành Công nghiệp sản xuất Bia, Rượu, Nướcgiải khát của Việt Nam Các ngành nghề chủ yếu của Tổng công ty bao gồm:

- Sản xuất, kinh doanh Bia - Rượu - Nước giải khát và Bao bì

- Xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụliệu, hoá chất

xí nghiệp là mối quan hệ trực tiếp Cơ cấu tổ chức trực tuyến-chức năng có ưu điểm

là tạo nên được sự chuyên môn hóa trong các phòng ban chức năng nên phát huyđược khả năng của đội ngũ cán bộ và công việc được tiến hành một cách nhanhchóng và đạt hiệu quả cao

Trang 9

Phòng Quản

lý chất lượng

Phòng

Kỹ thuật

Ban QL

DA

Mê Linh

Phòng Thị Trường

Viện kỹ thuật Bia Rượu

Ban kiểm soát

PTGĐ hành chính

pháp chế

Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông

Phòng

TCLĐ

Phó TGĐThị trường Phó TGĐ Phó TGĐ kỹ thuật

Phòng KHĐT

Nhà máy bia

Hà Mê

Nội-Xí nghiệp Chế biến

Xí nghiệp Thành phẩm

Xí nghiệp Cơ điện

Phòng TCKT

SƠ ĐỒ 1 - SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY BIA-RƯỢU-NGK HÀ

(Nguồn: Tổng công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội, Phòng Tổ chức lao động, Sơ đồ tổ chức)

Trang 10

1.2 Nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh

Dự án nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh của Tổng công ty Cổ phần Bia - rượu –NGK Hà Nội (Habeco) được khởi công xây dựng ngày 20/07/2006 trên diện tích264.880 m2 tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội, do Liên danh nhà thầuKrones AG - CHLB Đức, Lilama Hà Nội và Haskoning Việt Nam thực hiện, baogồm các hạng mục chính: nhà nấu, khu bồn lên men, nhà chiết chai/kho thànhphẩm, khu phụ trợ, nhà xử lý nước cấp, khu xử lý nước thải, nhà văn phòng, nhàbảo vệ, nhà ăn ca và nhà để xe… Với tổng mức đầu tư gần 2.200 tỷ đồng, đây làmột trong những nhà máy bia có công nghệ hiện đại và quy mô lớn vào bậc nhấtĐông Nam Á

Ngày 31/07/2009, Nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh tiến hành nấu mẻ bia đầu tiên.Ngày 09/09/2009 làm lễ ra mắt những sản phẩm bia đầu tiên

Ngày 11/11/2009, Habeco khánh thành giai đoạn I nhà máy bia Hà Nội – MêLinh với dây chuyền sản xuất công suất 100 triệu lít bia/năm Tiếp nối thành côngtrong giai đoạn I, trong giai đoạn II này nhà máy đã hoàn thành đầu tư toàn bộ dâychuyền thiết bị sản xuất hiện đại nhập khẩu từ Đức và các nước EU, nâng công suấtlên tới 200 triệu lít bia/năm

Lễ Khánh thành Nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh được tổ chức vào đúng ngàytruyền thống hàng năm của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – NGK Hà Nội(15/8/1958-15/8/2010) đánh dấu cho chặng đường phát triển mới của Habeco hướngtới trở thành một thương hiệu quốc gia và đưa sản phẩm của Habeco vươn ra thịtrường quốc tế khẳng định vị trí cho thương hiệu bia Việt Nam Với bề dày lịch sử

120 năm (1890 – 2010) và những đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội củaTổng công ty cổ phần Bia – Rượu – NGK Hà Nội, UBND thành phố Hà nội đãchính thức công nhận Nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh là một trong những côngtrình trọng điểm được gắn biển “Công trình kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long –

Hà Nội”

Trang 11

1.3 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh

SƠ ĐỒ 2 - SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – MÊ LINH

(Nguồn: Tổng công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội, Phòng Tổ chức lao động,

Sơ đồ tổ chức Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh)

Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh là nhà máy thuộc Tổng công ty Bia-Rượu-NGK

Hà Nội Mô hình của nhà máy cũng được xây dựng trên cơ cấu trực tuyến chứcnăng trong đó mối quan hệ giữa Giám đốc và các phòng ban là mối quan hệ trựctuyến Phó Tổng giám đốc kỹ thuật của Tổng công ty giữ vị trí Giám đốc của Nhàmáy Trong Ban quản lý Nhà máy, có 2 vị trí Phó Giám đốc trong đó có 1 Phó Giámđốc thường trực, được ủy thác bởi Giám đốc nhà máy quyết định các công việc củaNhà máy khi không có mặt Giám đốc trong phạm vi cho phép Phó Giám đốcthường trực phụ trách Phòng Kế hoạch Tổng hợp và Phòng Tài chính Kế toán; Phógiám đốc Kỹ thuật phụ trách Phòng Kỹ thuật Kiểm nghiệm và 3 Phân xưởng củaNhà máy

Bên cạnh đó, các bộ phận của nhà máy còn có mối liên hệ mật thiết với cácphòng ban phụ trách các công việc tương ứng tại Tổng công ty

Phòng Tổng hợp của Nhà máy có các chuyên viên nhân sự, chuyên viên vật

tư, chuyên viên kế hoạch có mối liên hệ mật thiết với các phòng ban chức năngtương ứng của Tổng công ty, thực hiện các công việc theo ngành dọc mà Trưởngcác bộ phận đó giao phó

Giám đốc

Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc thường trực

Phân xưởng Chế biến

Phân xưởng Thành phẩm

Phân xưởng Phụ trợ

Trang 12

1.4 Cơ cấu lao động của Nhà máy

BẢNG 1-CƠ CẤU LAO ĐỘNG NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI-MÊ LINH

Phân theo giới tính

Phân theo trình độ đào tạo

4 Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề 36 13.09%

(Nguồn: Nhà máy Bia Hà Nội- Mê Linh, Phòng Tổng hợp, Cơ cấu lao động Nhà máy Bia HN-ML)

Tỷ lệ lao động gián tiếp của Nhà máy Bia Hà Nội - Mê Linh trong năm 2010

là 16,73% và tỷ lệ lao động trực tiếp là 83,27% Đây là tỷ lệ phù hợp đảm bảo chocác hoạt động của Nhà máy Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động nam chiếm gần 70% tỷ lệlao động toàn nhà máy Với tỷ lệ lao động nam cao như vậy cũng đảm bảo cho hoạtđộng của nhà máy diễn ra ổn định hơn

Tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên của Nhà máy chiếm tỷ lệ lớn xấp

xỉ 80% Tỷ lệ này thể hiện trình độ tay nghề của người lao động trong nhà máy cao,đảm bảo việc vận hành các máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại Tuy nhiên, đối vớicác lao động sơ cấp nghề, công nhân kỹ thuật và trung cấp nghề cần được quan tâm

để tiến hành đào tạo thêm, đảm bảo được công tác vận hành máy móc ngày càng đổimới và hiện đại

Trang 13

II Phân xưởng thành phẩm của Nhà máy

1 Vị trí của Phân xưởng Thành phẩm trong cơ cấu tổ chức của Nhà máy

1.1 Chức năng

Thực hiện chiết sản phẩm Bia chai 450 Nhãn đỏ và Bia chai 330 đạt tiêu chuẩnchất lượng quy định với số lượng và tiến độ giao hàng theo Kế hoạch Tổng công ty giao

1.2 Nhiệm vụ

- Thực hiện chiết bia theo tiêu chuẩn chất lượng, quy trình công nghệ

- Quản lý và sử dụng lao động, nguyên nhiên, vạt liệu, dụng cụ, đồ nghề

- Quản lý và sử dụng, bảo quản máy móc thiết bị được giao,

- Tham gia sửa chữa máy móc, thiết bị theo kế hoạch và đột xuất

- Phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện việc đào tạo chuyên môn,nghiệp vụ cho người lao động theo kế hoạch và đột xuất

- Thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất

- Cải tiến triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng môi trường theotiêu chuẩn ISO 9001:2000, ISO 14000 và ISO 22000

- Từ chối thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm không đúng quy trình công nghệ

- Không nhận vật tư, nguyên nhiên vật liệu không đạt tiêu chuẩn

2 Cơ cấu tổ chức của Phân xưởng Thành phẩm

SƠ ĐỒ 3 – CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM

(Nguồn: Nhà máy Bia Hà Nội Mê Linh, Phân xưởng Thành phẩm, Cơ cấu tổ chức Phân xưởng Thành phẩm)

Quản đốc

Kỹ sư quản lý công nghệ

Cán sự thống kê

Trang 14

3 Cơ cấu lao động của Phân xưởng Thành phẩm

BẢNG 2-CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM

Phân theo chức năng

Phân theo giới tính

Phân theo trình độ đào tạo

4 Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề 0 0 0

Số lao động gián tiếp trong xưởng Thành phẩm so với lao động trực tiếp thấp,chỉ có 03 lao động gián tiếp trên 93 lao động trực tiếp (năm 2011), chỉ chiếm xấp xỉ3% trên tổng số lao động Tỷ lệ này có được là do trình độ quản lý của các lao độnggián tiếp trong Phân xưởng cao với 100% cán bộ quản lý có bằng Đại học Tỷ lệ laođộng gián tiếp của Phân xưởng thấp cũng góp phần làm giảm các chi phí về quản lýcho Nhà máy tuy nhiên với việc sản lượng sản xuất tại Nhà máy ngày càng được kếhoach cao hơn thì tỷ lệ lao động gián tiếp có thể tăng thêm để đảm bảo việc tổ chứcquản lý phân xưởng diễn ra suôn sẻ

Cơ cấu lao động theo giới tính của phân xưởng Thành phẩm tương đối cânbằng trong 2 năm 2010 và 2011 những số lao động nam vẫn cao hơn số lao động

nữ Tuy nhiên, khi tiến hành định mức lao động cho xưởng cũng cần chú ý đến độ

Trang 15

tuổi của các lao động nữ có trong độ tuổi sinh sản hay không để đưa ra mức địnhbiên lao động cho hợp lý với kế hoạch sản xuất của xưởng Thành phẩm.

Xưởng Thành phẩm có 100% lao động có trình độ từ công nhân kỹ thuật, cao đẳng

và Đại học có trình độ và tay nghề đảm bảo việc vận hành các máy móc trong xưởng

Trang 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM, NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – MÊ LINH

I Bộ phận chuyên trách làm công tác định mức

Nhà máy Bia Hà Nội- Mê Linh mới đi vào hoạt động sản xuất từ cuối năm 2009

nên cơ cấu tổ chức vẫn còn rất đơn giản Nhà máy có hiện nay chỉ có một chuyênviên quản trị nhân sự, phụ trách tất cả các công việc liên quan đến lao động tại Nhàmáy thông qua việc nhận chỉ đạo từ Phòng Tổ chức lao động tại Tổng công ty.Trước năm 2011, Phòng Tổ chức Lao động của Tổng công ty chưa có lao động phụtrách riêng về vấn đề định mức lao động nên việc xây dựng mức cho Nhà máy BiaHN-ML chủ yếu dựa vào phương pháp thống kê kinh nghiệm hoặc thuê các chuyêngia định mức từ các Viện nghiên cứu để xây dựng mức cho doanh nghiệp

SƠ ĐỒ 4 - CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG

(Nguồn: Tổng công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội, Phòng Tổ chức lao động,

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Tổ chức lao động)

Đầu năm 2011, Phòng Tổ chức Lao động của Tổng công ty đã tuyển thêmchuyên viên phụ trách về vấn đề lương thưởng và định mức lao động cho để đápứng được nhu cầu xây dựng lại mức lao động cho toàn doanh nghiệp Chuyên viênphụ trách định mức lao động có trình độ Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị nhân lực và

có kiến thức, kỹ năng thành thạo về xây dựng mức lao động do đã có 8 năm kinhnghiệm làm công tác định mức

Chuyên viên chính sách

Chuyên viên tiền lương, định mức

Chuyên viên lao động

Trang 17

1 Quy trình tổ chức định mức

Hiện tại, Tổng công ty nói chung và Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh nói riêngkhông có quy định cụ thể về quy trình tổ chức định mức Trong những năm trướcđây, Tổng công ty thường thuê các chuyên gia bên ngoài hỗ trợ với các chuyên viênlao động của phỏng Tổ chức Lao động để tiến hành định mức Các chuyên gia địnhmức với nhiều năm kinh nghiệm vẫn có thể xây dựng được mức lao động cho công

ty, nhưng không thể tránh khỏi việc họ sẽ mất thời gian để tìm hiểu quy trình sảnxuất của toàn bộ nhà máy Chính vì thế, nếu công ty có quy trình tổ chức công tácđịnh mức rõ ràng và thực hiện định kỳ, việc xây dựng những mức lao động tiên tiến

sẽ đỡ tốn thời gian và có hiệu quả hơn

2 Quy trình áp dụng mức

Sau khi mức lao động được xây dựng sẽ được Phòng Tổ chức lao động và cácTrưởng bộ phận khác xem xét, điều chỉnh theo thực tế sản xuất và đưa vào áp dụng.Nhưng để áp dụng được mức tiên tiến c ̣n cần đến việc điều chỉnh các điểu kiện tổchức kỹ thuật trong doanh nghiệp, điều mà không phải bất cứ doanh nghiệp nàocũng lập tức làm ngay được Do đó mức được xây dựng đa phần khi áp dụng vàothực tế cho kết quả không cao Mặt khác, Tổng công ty cũng chưa có các biện pháp

để đánh giá được các mức sau khi đưa vào áp dụng, gây lãng phí và không hiệu quả

II Nội dung công tác định mức lao động tại phân xưởng Thành phẩm nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh:

1 Xây dựng các mức lao động:

1.1 Xác định quá trình sản xuất và phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành

1.1.1 Khái niệm và phân loại quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất (QTSX) là một quá trình khai thác, chế biến một sản phẩmnào đó cần thiết cho xã hội trong đó diễn ra sự thay đổi của đối tượng lao động vềhình dáng, kích thước, tính chất lý hóa, mặt cơ học hoặc vị trí để trở thành sản phẩmphục vụ cho con người

Quá trình sản xuất được phân loại đa dạng theo các tiêu chí khác nhau:

- Theo ý nghĩa và tính chất của sản phẩm được tạo ra: QTSX chính và QTSX phụ

- Theo loại hình sản xuất: QTSX đơn chiếc, QTSX hàng loạt nhỏ, QTSX hàng

Trang 18

loạt vừa, QTSX hàng loạt lớn và QTSX hàng loạt khối

- Theo tính chất của nguyên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất: Chế biến gỗ,Chế biến lương thực và Gia công kim loại

- Theo tính chất liên tục của quá trình sản xuất: QTSX liên tục và QTSX gián đoạn

- Theo đặc điểm và nội dung của quá trình: Quá trình khai thác, Quá trình chếbiến chế tạo, Quá trình lý hóa, Quá trình nhiệt năng và Quá trình điện năng

- Theo trình độ: QTSX thủ công, QTSX tay-máy, QTSX tự động hóa, QTSX

tổ hợp

1.1.2 Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành

SƠ ĐỒ 5- SỰ PHÂN CHIA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT THÀNH CÁC BỘ

PHẬN HỢP THÀNH

(Nguồn: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Bộ môn Kinh tế lao động, Tổ chức lao động khoa học

trong xí nghiệp, tr55, NXB Giáo dục-1994)

Quá trình sản xuất bộ phận là bộ phận đồng nhất và kết thực về phương diệncông nghệ cảu quá trình sản xuất

Bước công việc là một phần của quá trình sản xuất, bao gồm các công việc kếtiếp nhau được thực hiện bởi một hay một nhóm công nhân trên một đối tượng laođộng nhất định tại nơi làm việc nhất định Bước công việc được phân tích trên haimặt công nghệ và lao động

Cử động Thao tác

Trang 19

 Giai đoạn chuyển tiếp là bộ phận đồng nhất về công nghệ của các bướccông việc, nó được biểu thị bằng sự cố định của bề mặt gia công, dụng

 Động tác là một bộ phận của thao tác biểu thị bằng những cử động chântay và thân thể của người công nhân nhằm lấy đi hay di chuyển một vậtnào đó

 Cử động là bộ phận của động tác biểu thị bằng sự thay đổi một lần vị trícác bộ phận cơ thể con người

1.2 Phân loại hao phí thời gian làm việc của người lao động

SƠ ĐỒ 6- PHÂN LOẠI THỜI GIAN LÀM VIỆC THEO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

(Nguồn: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Bộ môn Kinh tế lao động, Tổ chức lao động khoa học

trong xí nghiệp, tr57, NXB Giáo dục-1994)

Thời gian chuẩn kết (CK) là thời gian người lao động dùng vào việc chuẩn bị

Thời gian làm việc có ích

Thời gian làm việc

nghiệp

(TN)

Thời gian phục

vụ (PV)

Thời gian nghỉ ngơi

và nhu cầu cần thiết (NC)

Lãng phí tổ chức (LP TC )

Lãng phí công nhân (LP CN )

Lãng phí không sản xuất (LP KSX )

Lãng phí

kỹ thuật (LP KT )

Trang 20

công việc sản xuất để thực hiện công việc được giao và tiến hành mọi hoạt độngliên quan tới việc hoàn thành công việc đó Thời gian chuẩn kết chỉ hao phí một lầncho một loạt sản phẩm mà không phụ thuộc vào số lượng của loạt sản phẩm đó.Thời gian tác nghiệp (TN) là thời gian trực tiếp để hoàn thành một bước côngvệc được lặp đi lặp lại qua từng đơn vị sản phẩm, bao gồm 2 loại thời gian:

- Thời gian chính (máy) là thời gian làm cho đối tượng lao động thay đổi vềchất lượng, hình dáng bao gồm thời gian máy chạy có việc và thời gian máy chạykhông có việc

- Thời gian phụ là khoảng thời gian lao động hao phí vào các hoạt động cầnthiết tạo khả năng thay đổi chất lượng của lao động

Thời gian phục vụ (PV) là thời gian hao phí để trông coi đảm bảo nơi làmviệc hoạt động liên tục, bao gồm 2 loại thời gian

-Thời gian phục vụ tổ chức (PVtc) là hao phí thời gian để làm công việc phục

vụ có tính chất tổ chức như giao nhận ca làm việc, kiểm tra thiết bị, quét dọn nơilàm việc trong quá trình tác nghiệp

- Thời gian phục vụ kỹ thuật (PVkt) là hao phí để làm những công việc có tính

kỹ thuật như điều chỉnh máy móc, thiết bị Thời gian phục vụ có thể trùng lắp vàothời gian chính

Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết (NC) là khoảng thời gian hao phí cầnthiết để duy trì khả năng làm việc bình thường của người lao động trong suốt calàm việc

Thời gian lãng phí bao gồm tất cả thời gian làm những việc không nằm trongnhiệm vụ sản xuất, thời gian hao phí do thiếu sót về tổ chức, kỹ thuật và do côngnhân kém ý thức tổ chức, kỷ luật gây ra:

- Thời gian lãng phí không sản xuất (LPksx) là thời gian người công nhân làmnhững việc không nằm trong nhiệm vụ sản xuất

- Thời gian lãng phí công nhân là thời gian lãng phí do công nhân gây ra như

Trang 21

đi muộn, về sớm, nói chuyện, làm việc riêng.

Sau khi nghiên cứu các bộ phận hợp thành của quá trình sản xuất và các hao phí thời gian của người lao động, cán bộ tiến hành định mức phải nghiên cứu đầy đủ các khả năng có thể tận dụng được tại nơi làm việc:

- Nghiên cứu công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc về các mặt: thiết kếnơi làm việc, trang bị tại nơi làm việc, bố trí sắp xếp tại nơi làm việc, công tác phục

vụ tại nơi làm việc

- Tình hình sử dụng máy móc thiết bị tại nơi làm việc: máy móc được sử dụngvới công suất như thế nào, công suất lãng phí của máy móc

- Nghiên cứu người lao động tại nơi làm việc về sức khỏe, trình độ, tình hình

sử dụng thời gian làm việc, tỷ lệ thời gian làm việc, thời gian lãng phí

1.3 Đề xuất biện pháp xây dựng mức khoa học

Sau khi tiến hành nghiên cứu quá trình sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đếnhao phí thời gian của người lao động, cán bộ định mức tiến hành khảo sát xác địnhcác hao phí thời gian làm việc để tìm nguyên nhân gây ra lãng phí và đề ra các biệnpháp khắc phục Việc đề xuất các biện pháp về tổ chức kỹ thuật nhằm cải biến tổchức nơi làm việc, hợp lý hóa các phương pháp và thao tác lao động Từ đó áp dụngvào sản xuất các thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, kinh nghiệm làmviệc tiên tiến được phổ biến rộng rãi nhằm cải thiện điều kiện làm việc của ngườilao động để họ tiến hành công việc một cách tốt nhất

2 Tổ chức và áp dụng các mức đã được xây dựng vào sản xuất

2.1 Đưa mức vào sản xuất

2.1.1 Mục đích

Việc đưa mức vào sản xuất nhằm kiểm tra lại chất lượng của mức được xâydựng Từ đó có kế hoạch và biện pháp để điều chỉnh sửa đổi mức cho phù hợp vớitình hình thực tế Ngoài ra, việc đưa mức vào sản xuất còn nhằm phát huy tối đa tácdụng của công tác định mức lao động.-

2.1.2 Những yêu cầu khi đưa mức vào sản xuất

Trang 22

- Các mức sau khi được tính toán cần sự phê duyệt của hội đồng định mứctrước khi đưa vào áp dụng trong quá trình sản xuất.

- Mức đưa vào sản xuất phải là mức trung bình-tiên tiến

- Khi đưa mức vào sản xuất phải đảm bảo các điều kiện tổ chức kỹ thuật như đãđịnh trong quá trình xây dựng mức

- Thực hiện tốt công tác đào tạo, huấn luyện người lao động để họ có đủ hiểubiết, kỹ năng hoàn thành công việc, hiểu được các phương pháp và thao tác làm việctiên tiến để vận dụng vào quá trình làm việc, vửa tăng năng suất lao động, vừa tiếtkiệm sức khỏe cho người lao động Đồng thời cần huấn luyện cho người lao độngquy trình vệ sinh an toàn lao động để giảm thiểu rủi ro trong quá trình lao động

- Đảm bảo cơ chế khuyến khích hợp lý để người lao động hoàn thành hoặchoàn thành vượt mức

3 Phương pháp định mức lao động, phân tích, nhận xét, đánh giá về công ty:

3.1 Mức định biên cho lao động quản lý của Phân xưởng Thành phẩm

BẢNG 3- MỨC ĐỊNH BIÊN LAO ĐỘNG QUẢN LÝ PXTP

Chức danh, vị trí công việc Mức lao động định biên Số lao động hiện có

(Nguồn: Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh, Phân xưởng Thành phẩm,Mức định biên phân xưởng Thành phẩm)

Phân xưởng Thành phẩm có 03 vị trí lao động gián tiếp là Quản đốc phânxưởng, Kỹ sư quản lý công nghệ và Cán sự thống kê Cả 03 vị trí này hiện nay đều

được định biên với mức được thể hiện trong Bảng 3.

Mức định biên này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm quản lý lâu năm củacác Ban lãnh lãnh đạo Tổng công ty nhằm áp dụng nhanh chóng vào phân xưởngThành phẩm của Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh từ năm 2009 Đến nay số lượng laođộng đảm nhiệm các vị trí trên hiện vẫn trùng khớp với mức được đinh biên Tuynhiên do mức được xây dựng chỉ dựa trên kinh nghiệm quản lý mà không có cáccăn cứ khoa học, nên cần phải đánh giá lại để thấy được mức độ phù hợp của mức

Trang 23

đã được xây dựng.

3.2 Mức phục vụ cho dây chuyền chiết chai

100% vị trí vận hành các máy trong 3 dây chuyền chiết chai của Phân xưởngđược định mức Mức định biên cho từng vị trí của dây chuyền 30000chai/giờ và dây

chuyền 60000chai/giờ được quy định ở Bảng 4

Theo bảng thống kê trên, mức phục vụ quy định cho 1 dây chuyền 30000chai/giờ là 10 lao động và 12 lao động phục vụ đối với dây chuyền 60000chai/giờ

BẢNG 4-MỨC PHỤC VỤ CHO DÂY CHUYỀN CHIẾT BIA CHAI

Dây chuyền 1(30000 chai/giờ)

Dây chuyền 2(30000 chai/giờ)

Dây chuyền 3(60000 chai/giờ) Ghi chú

chai rỗngVận hành máy dỡ pallet,

Vận hành máy dỡ chai,

máy xếp chai, máy kiểm

tra chai thiếu trong két

Vận hành máy rửa chai

Vận hành máy kiểm tra

chai rỗng, máy chiết chai,

máy kiểm tra đầy vơi

Vận hành máy dán nhãn

(Nguồn: Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh, Phân xưởng Thành phẩm, theo thống kê của Cán sự thống kê)

Đối với các dây chuyền chiết bia chai của Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh, cáccán bộ quản lý chỉ đưa ra mức phục vụ cho mỗi loại dây chuyền vì các dây chuyềnchiết bia của Nhà máy đều hoạt động một cách tự động, người lao động chủ yếu cónhiệm vụ theo dõi, vận hành và xử lý khi có sự cố xảy ra Đối với dây chuyền chiết

Ngày đăng: 09/11/2015, 17:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w