THIẾT LẬP TỔ CHUYÊN TRÁCH ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định mức lao động tại phân xưởng thành phẩm, nhà máy bia hà nội mê linh thuộc tổng công ty bia rượu NGK hà nội (Trang 29)

Công tác định mức lao động muốn thực hiện tốt cần có sự tham gia của các cán bộ định mức có trình độ cũng như những người lao động có kinh nghiệm trong Nhà máy hay trong phân xưởng. Tổ chuyên trách định mức lao động tiến hành định mức tại Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh nên được thiết lập với các thành phần bắt buộc:

- 01 chuyên viên định mức lao động từ phòng Tổ chức Lao động - 01 chuyên viên lao động từ phòng Tổ chức Lao động

- 01 chuyên viên phụ trách các vấn đề về lao động tại Nhà máy Bia Hà Nội- Mê Linh.

- 01 chuyên viên công nghệ của Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh

Và trong quá trình triển khai công tác định mức, khi tổ công tác định mức tiến hành định mức ở bộ phận nào, phân xưởng nào thi mỗi bộ phận cử ra 1 lao động kết hợp trực tiếp với nhóm. Như vậy, Nhà máy Bia Hà Nội-Mê Linh có tổng cộng 3 xưởng và 3 phòng chuyên môn nghiệp vụ nên cần 6 lao động kết hợp với tổ định mức. Đối với phân xưởng Thành phẩm, nên cử kỹ sư quản lý công nghệ kết hợp với tổ định mức do người lao động này am hiểu về các vấn đề công nghệ kỹ thuật của phân xưởng.

II. Lựa chọn phương pháp xây dựng mức khoa học

1. Phương pháp phân tích khảo sát

Phương pháp phân tích khảo sát với việc sử dụng các phương pháp chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ bước công việc được sử dụng trong quá trình xây dựng mức lao động phục vụ dây chuyền chiết chai và định biên lao động bốc xếp cơ giới phục vụ dây chuyền.

Trong quá trình xác định mức lao động phục vụ trên một dây chuyền chiết chai, phương pháp chụp ảnh ngày làm việc được sử dụng để tính được các hệ số sử dụng trong ca của người lao động từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục những hạn

chế còn tồn tại.

Đối với việc xác định mức định biên lao động bốc xếp cơ giới phục vụ 1 dây chuyền chiết chai, ta sử dụng cả 2 phương pháp chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ bước công việc. Qua phương pháp này, ta sẽ tính toán được mức sản lượng, mức thời gian từ đó tính ra được mức định biên cho một dây chuyền

2. Phương pháp tổng hợp

Kết quả của lao động quản lý không biểu hiện dưới dạng vật chất một cách trực tiếp mà biểu hiện một cách gián tiếp qua qua các báo cáo sản xuất kinh doanh định kỳ. Chính vì thế mà ta không thể tiến hành định mức lao động cho lao động quản lý mà chỉ có thể định biên số lao động quản lý trong một nhà máy, trong một phân xưởng thông qua các bản mô tả công việc thể hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu trình độ, nghề nghiệp đối với người đảm nhận công việc

III. Xây dựng một số mức lao động cho Xưởng Thành phẩm

1. Xây dựng mức phục vụ máy vận hành dỡ và xếp pallet cho dây chuyền chiết chai 30000chai/giờ. chai 30000chai/giờ.

1.1. Máy xếp pallet

Tiến hành khảo sát thời gian làm việc của các công nhân vận hành máy xếp pallet bằng phương pháp chụp ảnh ngày làm việc (xem phụ lục)

- Đối tượng khảo sát: Công nhân vận hành máy xếp pallet - Vị trí: Máy xếp pallet – Dây chuyền 30000chai/giờ - Đơn vị: Phân xưởng Thành phẩm

- Ca làm việc: Đối tượng được khảo sát vào ca sáng(6h00-14h00) hoặc ca chiều(14h00-22h00) của ngày làm việc. Mỗi ca kéo dài 8 giờ nhưng thời gian máy chạy thực tế là 7giờ 45 phút do 15 phút cuối giờ dành để vệ sinh dây chuyền và bàn giao cho ca sau. Thời gian nghỉ ngơi ăn trưa hoặc ăn tối không được tính riêng mà tính luôn vào thời gian làm việc

- Cấp bậc: 1/6

Đối tượng khảo sát là những người lao động đã có hơn một năm kinh nghiệm vận hành máy xếp pallet trong dây chuyền, được Quản đốc phân xưởng đánh giá có tay nghề

tốt, đáp ưng được quy trình vận hành máy và có khả năng xử lý các sự cố đơn giản (Các sự cố, thiết bị hỏng nặng do công kỹ thuật chịu trách nhiệm sửa chữa).

Thông qua khảo sát thống kê được các số liệu sau:

- Thời gian máy chạy tự động (TMTĐ) trung bình là: 430 phút. Trong quá trình thời gian máy chạy tự động, người công nhân chủ yếu ngồi trông máy, khi có sự cố nhỏ điều chỉnh các thông số trên màn hình điều khiển. Ngoài ra, người lao động thường xuyên ra khỏi vị trí làm việc nói chuyện riêng.

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và nhu cầu không trùng với thời gian máy chạy tự động (thời gian bận việc-TBV): 30 phút

- Thời gian lãng phí do công nhân: 10 phút - Thời gian chuẩn kết: 10 phút

Ta thấy: TMTĐ / TBV > 1

1.2. Máy dỡ pallet

Tiến hành khảo sát thời gian làm việc của các công nhân vận hành máy xếp pallet bằng phương pháp chụp ảnh ngày làm việc (xem phụ lục)

- Đối tượng khảo sát: Công nhân vận hành máy xếp pallet - Vị trí: Máy dỡ pallet – Dây chuyền 30000chai/giờ

- Đơn vị: Phân xưởng Thành phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ca làm việc: Đối tượng được khảo sát vào ca sáng(6h00-14h00) hoặc ca chiều(14h00-22h00) của ngày làm việc. Mỗi ca kéo dài 8 giờ nhưng thời gian máy chạy thực tế là 7giờ 45 phút do 15 phút cuối giờ dành để vệ sinh dây chuyền và bàn giao cho ca sau. Thời gian nghỉ ngơi ăn trưa hoặc ăn tối không được tính riêng mà tính luôn vào thời gian làm việc

- Cấp bậc: 1/6

Thông qua khảo sát thống kê được các số liệu sau:

- Thời gian máy chạy tự động (TMTĐ) trung bình là: 440 phút. Trong quá trình thời gian máy chạy tự động, người công nhân chủ yếu ngồi trông máy, khi có sự cố nhỏ điều chỉnh các thông số trên màn hình điều khiển. Thời gian còn lại trong quá trình máy chạy tự động, người lao động hay nói chuyện riêng

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và nhu cầu không trùng với thời gian máy chạy tự động (thời gian bận việc-TBV): 15 phút

- Thời gian lãng phí do công nhân: 10 phút - Thời gian chuẩn kết: 5 phút

Như vậy, tỷ lệ giữa thời gian máy chạy tự động và thời gian công nhân vận hành máy dỡ pallet phục vụ máy và thực hiện các nhu cầu không trùng với thòi gian máy tự động chạy là: TMTĐ / TBV = 440 / 15 > 1

1.3. Kiến nghị

Thông qua khảo sát 2 vị trí vận hành máy xếp pallet và máy dỡ pallet, công nhân ở 2 vị trí này có thời gian phục vụ máy không tính vào thời gian máy chạy tự động rất thấp. Qua khảo sát, các máy vận hành máy dỡ và xếp pallet chạy khá ôn định, sự cố xảy ra không nhiều và phần lớn các sự cố xảy ra người vận hành máy có thể khắc phục được. Mặt khác, vị trí của 2 máy xếp pallet và dỡ pallet trong dây chuyền chiết chai rất gần nhau nên số lao động cần thiết cho cả 2 vị trí này chỉ cần 01 lao động.

Như vậy tổng số lao động phục vụ định biên cho mỗi dây chuyền chiết chai 30000chai/giờ là 09 lao động.

BẢNG 5-MỨC PHỤC VỤ KIẾN NGHỊ CHO DÂY CHUYỀN CHIẾT BIA CHAI

Dây chuyền 1 (30000 chai/giờ) Dây chuyền 2 (30000 chai/giờ) Ghi chú Ca trưởng 1 1 Vận hành các máy chiết, máy kiểm tra chai

rỗng Vận hành máy dỡ pallet, máy

xếp pallet 2 2

Vận hành máy dỡ chai, máy xếp chai, máy kiểm tra chai

thiếu trong két

1 1

Vận hành máy rửa chai và

máy rửa két 2 2

Vận hành máy kiểm tra chai rỗng, máy chiết chai, máy

kiểm tra đầy vơi

2 2

Vận hành máy dán nhãn và

máy thanh trùng 2 2

2. Xây dựng mức định biên công nhân bốc xếp cơ giới cho dây chuyền 30000chai/giờ 30000chai/giờ

2.1. Xác định các Bước công việc cần thực hiện

2.1.1. Công nhân bốc xếp cơ giới vận chuyển pallet bia thành phẩm

Mô tả công việc của công nhân bốc xếp cơ giới vận chuyển pallet bia thành phẩm: Khi băng tải của dây chuyền đưa pallet bia thành phẩm ra đến vị trí ổn định, công nhân vận hành xe nâng dùng càng xe nâng pallet bia cao hơn mặt sàn của băng tài và hạ pallet xuống sát mặt đất. Người công nhân di chuyển mang pallet bia thành phẩm đến vị trí các lô bia thành phẩm (vị trí gần nhất cách dây chuyền khoảng 5m và xa nhất cách đầu ra của dây chuyển khoảng 30m). Các pallet bia thành phẩm lần lượt được xếp ở tầng 1 hoặc tầng 2 của các lô. Sau khi xếp bia vào lô, công nhân quay trở lại đầu ra của dây chuyền vận chuyển kệ tiếp theo. Như vậy, quá trình vận chuyển 1 pallet bia thành phẩm gồm các bước sau:

- Nhấc pallet bia thành phẩm từ dây chuyền xuống đất - Xếp pallet bia vào vị trí trống trong lô bia thành phẩm

- Quay trở lai đầu ra của dây chuyển để vận chuyển kệ tiếp theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Công nhân bốc xếp cơ giới vận chuyển pallet vỏ chai

Mô tả quá trình vận chuyển pallet vỏ chai: Người công nhân mỗi lần lấy 2 pallet vỏ chai từ cổng phân xưởng thành phẩm (cách đầu vỏ của dây chuyền khoang 40m) chuyển vào sát đầu vỏ của dây chuyền. Sau đó, người công nhân lần lượt nâng từng pallet vỏ lên dây chuyển. Mỗi đợt, dây chuyền chỉ nhận 2 pallet vỏ nên sau đó người công nhân quay lại cổng phân xưởng để tiếp tục chuyển pallet vỏ chai vào dây chuyển. Như vậy, quá trình vận chuyển pallet vỏ chai có các bước(tính cho 2 pallet vỏ chai):

- Vận chuyển 2 pallet vỏ chai từ cổng phân xưởng đặt gần đầu vỏ của dây chuyền

- Lần lượt nâng 2 pallet vỏ lên băng tải

- Quay trở lại cổng phân xưởng để tiếp tục lấy 2 pallet khác.

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng

- Trình độ lành nghề

- Máy móc thiết bị cần dùng - Chế độ thời gian làm việc tối ưu

- Tổ chức, phục vụ nơi làm việc

2.3. Chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ bước công việc

2.3.1.Công nhân bốc xếp cơ giới vận chuyển pallet thành phẩm

Theo số liệu thu được từ Phiếu chụp ảnh ngày làm việc của công nhân lái xe nâng pallet thành phẩm (Phụ lục...) ta có được các thông tin về thời gian sử dụng trong một ca làm việc như sau:

CK = 20 phút TN = 221 phút NC = 25 phút LPCN = 15 phút LPKT = 15 phút

Thời gian chờ sản xuất = 184 phút

Như vậy ta có thể tính được hệ số sử dụng thời gian tác nghiệp của ngưởi công nhân này trong ca là = 221/480 = 0,46

Mặc dù hệ số sử dụng thời gian tác nghiệp của người công nhân thấp nhưng trên thực tế lỗi không nằm ở thời gian lãng phí (hệ số thời gian lãng phí chỉ chiếm 30/480=0,0625) mà nẳm ở thời gian chờ công nghệ, chờ sản xuất quá dài (184 phút/480 phút = 0,38)

Thông qua phương pháp bấm giờ bước công việc, ta cũng thu được kết quả tương tự. Người công nhân bốc xếp cơ giới cần trùng bình 54 giây để hoàn thành quy trình vận chuyển 1 pallet bia thành phẩm. Như vậy, trong 1 ca để vận chuyển 267 pallet bia, người công nhân đó chỉ cần tác nghiệp 240 phút để hoàn thành công việc của mình. Hệ số sử dụng thời gian tác nghiệp qua phương pháp này được tính bằng = 240/480 = 0,5

2.3.2. Công nhân bốc xếp cơ giới vận chuyển pallet vỏ chai

Từ số liệu bấm giờ bước công việc khảo sát công nhân vận chuyển pallet vỏ ta thu được kết quả. Trung bình người công nhân chỉ mất 51 giây để hoàn thành quy trình vận chuyển 1 pallet vỏ chai. Nhý vậy trong một ca ðể vận chuyển 267 pallet vỏ, ngýời công nhân cần 227 phút thời gian tác nghiệp ðể hoàn thành công việc của

mình. Từ đó ta tính được hệ số sử dụng thời gian tác nghiệp của người công nhân này là 227/480=0,47

2.4. Tổng hợp số liệu và kiến nghị mức sản lượng mới

Tổng hợp số liệu từ quá trình khảo sát hai vị trí công nhân bốc xếp cơ giới vận chuyển pallet vỏ và pallet bia thành phẩm ta có số liệu sau:

Hệ số sử dụng thời gian tác nghiệp của công nhân vận chuyển pallet vỏ chai là 0,47 Hệ số sử dụng thời gian tác nghiệp của công nhân vận chuyển pallet bia thành phẩm là 0,5

Như vậy, hệ số sử dụng thời gian tác nghiệp trung bình của 2 vị trí này là (0,47+0,5)/2=0,485. Con số này có ý nghĩa không cần đến 2 lao động đảm nhận 2 vị trí vận chuyển pallet vỏ và pallet bia thành phẩm. 2 vị trí này có thể được đảm nhận bởi 1 người.

Nếu 1 người đảm nhận phục vụ cả 2 đầu của dây chuyền 30000chai/giờ thì thời gian tác nghiệp của người lao động đó sẽ là: 0,485 x 2 x 480 = 466 phút. Nhưng cần lưu ý rằng, vị trí công nhân bốc xếp cơ giới phục vụ dây chuyền chiết chai có chế độ làm việc theo ca 8 tiếng, không có thời gian ăn trưa, nghỉ ngơi tách riêng ra do đó với 466 phút tác nghiệp sẽ không đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Mặt khác, với chế độ 2 người phục vụ 1 dây chuyền, 2 người lao động sẽ thay phiên nhau đi ăn hoặc dành thời gian cho nhu cầu cá nhân trong khi nhờ người lao động còn lại thế vào vị trí của mình.

Với số lao động bốc xếp cơ giới phục vụ dây chuyền 30000chai/giờ là 2 thì hệ số sử dụng thời gian tác nghiệp trung bình của mỗi công nhân chỉ là 0,485 những nếu bố trí 1 lao động phục vụ dây chuyền trong 1 ca thì không đảm bảo sức khỏe và nhu cầu cá nhân cho người lao động. Do đó, 2 dây chuyền chiết chai 30000chai/giờ có thể áp dụng mức: 3 lao động bốc xếp cơ giới phục vụ cả 2 dây chuyền chiết chai 30000chai/giờ trong một ca trong đó

- 01 lao động chuyên phụ trách bốc xếp pallet vỏ của cả 2 dây chuyền 30000chai/giờ.

- 02 lao động phụ trách bốc xếp pallet thành phẩm của dây chuyền 1 và 2. Ngoài ra trong khoảng thời gian chờ sản xuất, 02 lao động này sẽ vận chuyển thêm pallet vỏ cho 2 đầu vỏ của dây chuyền để san sẻ lượng công việc với người lao động bốc xếp pallet vỏ

Với cách định biên lao động bốc xếp cơ giới cho 2 dây chuyền 30000chai/giờ như trên thì khối lượng công việc mỗi người lao động đảm nhận sẽ tương tự những người phục vụ dây chuyền 60000chai/giờ. Tổng thời gian tác nghiệp trung bình của 3 lao động là 935 phút tương ứng thời gian tác nghiệp trung bình của mỗi công nhân là 312 phút. Hệ số sử dụng thời gian tác nghiệp = 312/480 = 0,65. Có thể thấy, với cách bố trí như trên, số lao động định biên cho 2 dây chuyền 30000chai/giờ đã giảm được 01 lao động và hệ số sử dụng thời gian tác nghiệp của công nhân bốc xếp cơ giới cho dây chuyền 30000chai/giờ đã được cải thiện đáng kể. Mặc dù hệ số này là chưa cao nhưng trong những thời gian ngoài tác nghiệp, người lao động nên được khuyến khích làm các công việc như lau chùi, bơm dầu, bảo dưỡng xe nân

PHỤ LỤC 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHIẾU CHỤP ẢNH CA LÀM VIỆC

Tên chức danh: Vận hành máy xếp pallet

Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng Cấp bậc: 1/6

Đơn vị: Phân xưởng Thành phẩm Ngày chụp ảnh: 14/04/2011

STT Nội dung công việc Thời gian Bắt

đầu

Kết thúc

1 2 3 4 5 8

1 Vào vị trí làm việc. Bật máy 14h00 14h05 5 TN Máy chạy tự

động

2 Kiểm tra sổ giao ca 14h05 14h15 10 TN

3 Vận hành máy 14h15 16h10 115 TN

4 Dừng máy do pallet bia bị vỡ. Dọn các

mảnh vỡ trên băng tải và dưới đất 16h10 16h20 10 PVKT Dừng máy

5 Vận hành máy 16h20 17h00 40 TN

6 Bơm dầu mỡ 17h00 17h15 15 PV

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định mức lao động tại phân xưởng thành phẩm, nhà máy bia hà nội mê linh thuộc tổng công ty bia rượu NGK hà nội (Trang 29)