Khái quát về công khai ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được
Trang 1MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU
B NỘI DUNG
I Khái quát về ngân sách nhà nước
II Các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước
1 Công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước
2 Công khai tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụngvốn ngân sách nhà nước
3 Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ
4 Công khai tài chính với các doanh nghiệp Nhà nước
5 Công khai tài chính với các quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước
6 Xử lý vi phạm
III Thực thực và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt công khai hoạt động ngân sách nhà nước
1 Thực trạng công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước
2 Để xuất pháp lí
2.1 Các biện pháp hoàn thiện pháp luật về công khai ngân sách
2.2 Một số biện pháp hỗ trợ khác
C KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2I MỞ BÀI
Ngân sách nhà nước có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước Đó là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập chung quan trọng nhất của nhà nước nhằm đáp ứng cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước về mọi mặt Công khai trong hoạt động ngân sách là vấn đề cần được quan tâm, chúng ta sẽ đi tìm hiểu các quy định trong hoạt động ngân sách nhà nước
II NỘI DUNG
I Khái quát về công khai ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước.
Ngân sách nhà nước với ý nghĩa là loại hình ngân sách quan trọng nhất còn
hàm chứa những đặc điểm riêng biệt để phân biệt vs các loại ngân sách khác, có thể hình dung ngân sách nhà nước có những đặc điểm sau:
+ Ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính khổng lồ nhất cần được Quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành
+ Ngân sách nhà nước không phải là một bản kế hoạch tài chính thuần túy mà còn
là một đạo luật
+ Ngân sách nhà nước còn là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của quốc hội
+ Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưa cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng các lợi ích chung cho toàn thể quốc gia
Trang 3+ Và NSNN luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách
Ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường như
là công cụ phân phối của Nhà nước đối với lợi tức quốc gia, điều tiết các hoạt động kinh tế và là công cụ dẫn tiêu dùng xã hội, vai trò của ngân sách chỉ phát huy tác dụng khi nó gắn liền với Nhà nước và được thể chế hóa bởi nhà nước thông qua phương tiện pháp luật
Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.( Điều 3 Luật Ngân sách nhà nước 2002)
Công khai chính là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động ngân sách Nguyên tắc này nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí
Công khai ngân sách là việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin thông qua những hình thức pháp luật quy định như công bố trong các kì họp thường niên, phát hành ấn phẩm, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ những tài liệu, số liệu thuộc bí mật nhà nước Việc gửi các báo cáo quyết toán NSNN các cấp, báo cáo quyết toan tài chính của các đơn vị dự toán NSNN, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo chế độ báo cáo tài chính
và kế toán hiện hành
Những đối tượng phải công khai tài chính gồm: các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự
Trang 4án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập theo quy định của pháp luật
II Các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước
1 Công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước
- Đối với ngân sách nhà nước và ngân sách trung ương
Những nội dung phải công khai gồm:
+ Cân đối dự toán, quyết toán NSNN đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn + Cân đối dự toán, quyết toán ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn
+ Dự toán, quyết toán thu cân đối NSNN theo lĩnh vực đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn
+ Dự toán, quyết toán chi NSNN, chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương theo cơ cấu chi đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn
+ Dự toán, quyết toán các khoản thu quản lý qua ngân sách đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn
+ Dự toán, quyết toán chi ngân sách trung ương theo từng lĩnh vực đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn
+ Tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực dự toán chi ngân sách trung ương cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao; tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực quyết toán chi ngân sách trung ương cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương đã được Quốc hội phê chuẩn
+ Dự toán, quyết toán chi ngân sách trung ương cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao (đối với dự toán), Quốc hội phê chuẩn (đối với quyết toán)
Trang 5+ Dự toán, quyết toán thu NSNN trên địa bàn, chi cân đối ngân sách địa phương,
số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao (đối với dự toán), đã được Quốc hội phê chuẩn, Bộ Tài chính thẩm định (đối với quyết toán); tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Uỷ Ban thường vụ Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao
Cơ quan thực hiện việc công khai NSNN và ngân sách trung ương là Bộ Tài Chính Việc công khai phải được thực hiện hàng năm, chậm nhất sau 60 ngày, kể
từ ngày Quốc hội ban hành Nghị quyết về quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, dưới các hình thức thông báo bằng văn bản cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, HĐND và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phát hành ấn phẩm; công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính
Việc công khai đối với ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng bao gồm những nội dung như việc công khai đối với ngân sách trung ương Bao gồm: Cân đối dự toán, quyết toán ngân sách tỉnh; Dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh, ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước và ngân sách tỉnh trên địa bàn theo từng lĩnh vực; Dự toán, quyết toán chi xây dựng cơ bản cho từng dự án, công trình, chi cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công khai ngân sách hàng năm những nội dung trên chậm nhất sau
60 ngày, kể từ ngày HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách dưới các hình thức sau: thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh, HĐND, UBND các huyện, quận, thị xã,
Trang 6thành phố thuộc tỉnh; phát hành ấn phẩm; công bố trên trang thông tin điện tử (đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trang thông tin điện tử)
- Đối với ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; ngân sách thuộc
xã, phường thị trấn
Cũng phải được công khai chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày HĐNN cấp huyện,
xã ban hành Nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách và các hoạt động tài chính khác do Chủ tịch UBND huyện và chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm thực hiện Về hình thức công khai, đối với ngân sách huyện, việc công khai được thực hiện bằng các hình thức sau: thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện, HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn thuộc cấp huyện; phát hành ấn phẩm Đối với ngân sách cấp xã, những nội dung này phải được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã ít nhất trong thời hạn
90 ngày, kể từ ngày niêm yết; thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và trưởng các thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ dân phố ở phường, thị trấn; thông báo trên hệ thống truyền thanh của cấp xã Các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng được tiếp nhận thông tin công khai ngân sách nhà nước có quyền chất vấn cơ quan, tổ chức, đơn vị về các nội dung công khai dưới các hình thức bằng văn bản hoặc chất vấn trực tiếp trong các
kỳ họp Người có trách nhiệm thực hiện công khai phải trả lời chất vấn về các nội dung đã được công bố công khai Việc trả lời chất vấn phải được thực hiện bằng hình thức trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi tới người chất vấn, tuỳ theo hình thức chất vấn và nội dung chất vấn chậm nhất sau 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn Trường hợp nội dung chất vấn phức tạp, cần nhiều thời gian để chuẩn bị trả lời thì phải có văn bản hẹn ngày trả lời cụ thể cho người chất vấn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được nội dung chất vấn
2 Công khai tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Trang 7Các dự án đầu tư và xây dựng có sử dụng nguồn vốn NSNN được cơ quan có thẩm quyền quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước trong dự toán NSNN hàng năm đều phải thực hiện công khai tài chính, bao gồm các dự án được đầu tư 100% bằng nguồn vốn NSNN và các dự án được hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn NSNN
Hàng năm cơ quan cấp trên của chủ đầu tư phải thực hiện công khai tài chính các nội dung thuộc thẩm quyền như: Tổng mức vốn đầu tư được Nhà nước giao theo kế hoạch trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và triển khai phân bổ
kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc cấp mình quản lý; Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án; Số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án; Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất
là 30 ngày, kể từ ngày ký quyết định phân bổ, điều hòa, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, ký gửi báo cáo quyết toán niên độ ngân sách và ký quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành hoặc chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày có kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt đối với nội dung về kết quả lựa chọn nhà thầu
Ở các đơn vị thực hiện công khai tài chính việc phân bổ và sử dụng vốn đầu
tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước phải trả lời chất vấn về các nội dung công khai tài chính Việc trả lời chất vấn phải được thực hiện bằng văn bản và gửi tới người chất vấn Thời gian trả lời chất vấn chậm nhất là 10 ngày sau khi nhận được văn bản chất vấn, trường hợp nội dung chất vấn phức tạp thì phải có giấy hẹn và trả lời không quá 45 ngày
3 Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ
Các đơn vị dự toán NSNN có trách nhiệm công khai phân bổ dự toán ngân sách hàng năm, quyết toán NSNN Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên công bố công khai:
Trang 8- Dự toán thu - chi NSNN, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc bổ sung (nếu có) được cấp có thẩm quyền giao; nguồn kinh phí khác và phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc (trong đó có dự toán của đơn vị mình trực tiếp sử dụng), các đơn vị được ủy quyền (phần kinh phí ủy quyền - nếu có)
- Quyết toán kinh phí NSNN, kinh phí khác Và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị (thời gian niêm yết ít nhất là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết); đồng thời thông báo bằng văn bản cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc và các đơn vị được ủy quyền (nếu có), chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có) hoặc từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí NSNN cũng công bố công khai dự toán thu - chi NSNN, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc bổ sung (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền giao và nguồn kinh phí khác và công khai quyết toán một số nội dung chi chủ yếu như chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi sửa chữa lớn TSCĐ, chi hội nghị Những nội dung này phải được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị; đồng thời công bố trong hội nghị cán
bộ, công chức, viên chức của đơn vị, chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được đơn
vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có) hoặc kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt
Các tổ chức được NSNN hỗ trợ thì phải công khai phân bổ dự toán kinh phí NSNN hỗ trợ và quyết toán NSNN hỗ trợ Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai ngân sách thuộc về thủ trưởng tổ chức đó Những nội dung này phải được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị (thời gian niêm yết ít nhất
là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết); đồng thời thông báo bằng văn bản cho các đơn
vị cấp dưới trực thuộc chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm hoặc từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Trang 94 Công khai tài chính với các doanh nghiệp Nhà nước
Tại Điều 12 và Điều 13 Quyết định 192/2004 Nội dung công khai tài chính
đối với doanh nghiệp nhà nước Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện công khai các nội dung sau: Tình hình tài chính của doanh nghiệp; kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; việc trích, lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp; các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp; các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động và số vốn góp và hiệu quả góp vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp, tổ chức khác
Về hình thức và thời điểm công khai tài chính đối với các doanh nghiệp nhà
nước: Việc công khai những nội dung quy định tại Điều 12 của Quy chế này được thực hiện theo các hình thức: phát hành ấn phẩm; niêm yết tại doanh nghiệp; công
bố trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của doanh nghiệp.Việc công khai tài chính được thực hiện định kỳ hàng năm Thời điểm công khai tài chính chậm nhất là 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch
Hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hiện nay đang giành được những mối quan tâm lớn từ xã hội Các DNNN đã chứng minh được vai trò là trụ cột của nền kinh tế, nhưng thực tế đã cho thấy một vấn đề rất đáng lưu tâm, đó là hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn từ NSNN của các doanh nghiệp này, khi mà nhiều DNNN lâm vào tình trạng thua lỗ, nợ nần trầm trọng, hơn nữa tình trạng sử dụng của “chùa”, tham nhũng, quan liêu cũng gây bức xúc cho dư luận Do đó, hơn lúc nào hết, việc công khai tài chính của các doanh nghiệp này là hết sức quan trọng
Ngoài ra trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, do tính chất đặc thù kinh doanh, mà không phải thực hiện việc công khai tài chính, thì các DNNN khác đều phải thực hiện Các DNNN có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công khai tại hệ thống báo cáo tài chính hàng năm, bao gồm các thông tin về tài sản, tiền vốn, kết quả sản xuất kinh
Trang 10doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, lưu chuyển tiền tệ và thông tin thuyết minh về báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng; hoặc các thông tin tài chính về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, việc trích lập sử dụng các quỹ doanh nghiệp, các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp, các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động, số vốn góp và hiệu quả góp vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, Đảng và các đối tượng khác Tùy vào tình hình thực tế mà các DNNN có thể công khai các thông tin trên theo hình thức gửi báo cáo tài chính, theo hình thức
cổ đông hoặc người góp vốn thông qua báo cáo tài chính tại đại hội Đại hội đồng
cổ đông hoặc tại hội nghị thành viên hoặc phát hành ấn phẩm; niêm yết tại doanh nghiệp; công bố trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của doanh nghiệp, chậm nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính
Các tổ chức, cá nhân được tiếp nhận thông tin công khai tài chính có quyền chất vấn về các nội dung công khai tài chính Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty thực hiện công khai tài chính có trách nhiệm trả lời chất vấn về các nội dung công khai tài chính Các chất vấn phải được trả lời cho người chất vấn chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn Trường hợp nội dung chất vấn phức tạp, cần nhiều thời gian để chuẩn bị trả lời thì phải hẹn lại ngày trả lời cụ thể cho từng người chất vấn, nhưng tối đa không quá 45 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn
5 Công khai tài chính với các quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước
Các quỹ do NSNN cấp toàn bộ vốn điều lệ, cấp một phần vốn điều lệ hoặc cấp
hỗ trợ nguồn kinh phí hàng năm để thực hiện nhiệm vụ được giao; Các quỹ được hình thành và sử dụng theo các mục tiêu của Nhà nước; Các quỹ mang tính chất bảo hiểm bắt buộc (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) và các quỹ khác có nguồn từ NSNN đều phải công khai tài chính
Nội dung công khai bao gồm: