1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước; tìm hiểu thực trạng và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt công khai hoạt động ngân sách nhà nước

17 697 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

Đối tượng phải công khai tài chính gồm: các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước 1

1 Công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước 2

2 Công khai tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước 5

3 Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ 7

4 Công khai tài chính với các doanh nghiệp Nhà nước 8

5 Công khai tài chính với các quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước 9

6 Xử lý vi phạm 11

II Thực trạng công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước 11

1 Thực trạng công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước 11

2 Để xuất pháp lí 13

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 2

MỞ ĐẦU

Sự ra đời và tồn tại của nhà nước, sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hóa bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại của ngân sách nhà nước (NSNN)

“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” Đó là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa nhà nước và

các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua quá trình hình thành, phân phối

và sử dụng quỹ tiền tệ tập chung quan trọng nhất của nhà nước nhằm đáp ứng cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước về mọi mặt NSNN cũng đã trở thành công cụ quan trọng nhất được nhà nước sử dụng để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, huy động nguồn tài chính, điều tiết vĩ mô nền kinh tế , cũng như điều tiết nền thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội Những việc đó được thực hiện thông qua hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước Nguồn thu cho NSNN là các khoản thu từ thuế, lệ phí, từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, vay nợ, viện trợ, đóng góp của công chúng,

…Thu để định hướng đầu tư,kích thích hoặc hạn chế sản xuất, kinh doanh chi để nâng cao hiệu quả chất lương y tế, giáo dục nâng cao đời sống nhân dân Tuy nhiên trong điều kiện NSNN còn eo hẹp cần phải hợp lí, hiệu quả, tiết kiệm và công khai, tránh sự thâm hụt, thất thoát ngân sách đó luôn là bài toán khó Do đó, việc công khai trong hoạt động NSNN là rất quan trọng, đảm bảo việc sử dụng NSNN đúng mục đích, đúng trình tự, thủ tục, tránh tình trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí Việc công khai cũng chính là việc hiện thực hóa quyền giám sát của công dân với những công việc quan trọng của đất nước, mà cụ thể là hoạt động sử dụng NSNN của các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Với mục đích đi sâu tìm hiểu các quy định về hoạt động công khai NSNN cũng như thực trạng áp dụng những quy định đó và tiến đến những đề xuất nhằm thực hiện tốt hoạt động công khai ngân sách nhà nước, em xin

được lựa chọn Đề tài số 04: Phân tích các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước; tìm hiểu thực trạng và đề xuất pháp

lý nhằm thực hiện tốt công khai hoạt động ngân sách nhà nước.

Với sự cố gắng trong quá trình làm bài tập, song với trình độ hiểu biết vẫn còn hạn chế nên bài biết không tránh khỏi những thiếu sót Do đó em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy, cô

Em xin trân thành cảm ơn!

Trang 3

NỘI DUNG

I Các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách

nhà nước

Điều 3 Luật Ngân sách nhà nước 2002, đã quy định rõ: “Ngân sách

nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.”

Như vậy, nguyên tắc công khai, minh bạch chính là một trong những

nguyên tắc quan trọng của hoạt động ngân sách Nguyên tắc này nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động

và nhân dân trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Công khai ngân sách là việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin thông qua những hình thức pháp luật quy định như công bố trong các kì họp thường niên, phát hành ấn phẩm, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức,

cá nhân… , trừ những tài liệu, số liệu thuộc bí mật nhà nước Việc gửi các báo cáo quyết toán NSNN các cấp, báo cáo quyết toan tài chính của các đơn vị

dự toán NSNN, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước

thực hiện theo chế độ báo cáo tài chính và kế toán hiện hành (Điều 2 Quyết định 192/2004/QĐ-TTg)

Đối tượng phải công khai tài chính gồm: các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ

có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập theo quy định của pháp luật Các đối tượng nói trên sau đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức, đơn vị Không công khai những tài liệu và số liệu thuộc bí mật nhà nước quy định tại Pháp lệnh về bảo vệ bí mật nhà nước

số 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Uỷ ban thường

vụ Quốc hội, Quyết định số 237/2003/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật trong ngành tài chính, các tài liệu, số liệu thuộc bí mật của các ngành, địa

Trang 4

phương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Công

an.( Điều 3 Quyết định 192/2004/QĐ-TTg).

1 Công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước

* Đối với ngân sách nhà nước và ngân sách trung ương

- Nội dung công khai bao gồm:

+ Cân đối dự toán, quyết toán NSNN đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn

+ Cân đối dự toán, quyết toán ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn

+ Dự toán, quyết toán thu cân đối NSNN theo lĩnh vực đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn

+ Dự toán, quyết toán chi NSNN, chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương theo cơ cấu chi đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn

+ Dự toán, quyết toán các khoản thu quản lý qua ngân sách đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn

+ Dự toán, quyết toán chi ngân sách trung ương theo từng lĩnh vực đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn

+ Tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực dự toán chi ngân sách trung ương cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao; tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực quyết toán chi ngân sách trung ương cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương đã được Quốc hội phê chuẩn

+ Dự toán, quyết toán chi ngân sách trung ương cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao (đối với dự toán), Quốc hội phê chuẩn (đối với quyết toán)

+ Dự toán, quyết toán thu NSNN trên địa bàn, chi cân đối ngân sách địa phương, số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao (đối với dự toán), đã được Quốc hội phê chuẩn, Bộ Tài chính thẩm định (đối với quyết toán); tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Uỷ Ban thường vụ Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao

Cơ quan thực hiện việc công khai NSNN và ngân sách trung ương là Bộ Tài Chính Việc công khai phải được thực hiện hàng năm, chậm nhất sau 60 ngày, kể từ ngày Quốc hội ban hành Nghị quyết về quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, dưới các hình thức thông báo bằng văn bản cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ

Trang 5

quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, HĐND và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phát hành ấn phẩm; công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính

* Đối với ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Việc công khai đối với ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

và ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng bao gồm những nội dung như việc công khai đối với ngân sách trung ương Bao gồm: Cân đối

dự toán, quyết toán ngân sách tỉnh; Dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh, ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước và ngân sách tỉnh trên địa bàn theo từng lĩnh vực;

Dự toán, quyết toán chi xây dựng cơ bản cho từng dự án, công trình, chi cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia; Dự toán, quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi cân đối ngân sách huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách từng huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương cho ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong thời kỳ ổn định ngân sách

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công khai ngân sách hàng năm những nội dung trên chậm nhất sau 60 ngày, kể từ ngày HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách dưới các hình thức sau: thông báo bằng văn bản cho các

cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh, HĐND, UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; phát hành ấn phẩm; công bố trên trang thông tin điện tử (đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trang thông tin điện tử)

* Đối với ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện) và ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).

Những nội dung công khai cũng tương tự như đối với hai cấp ngân sách trên và đều phải được công khai chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày HĐNN cấp huyện, xã ban hành Nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách và các hoạt động tài chính khác do Chủ tịch UBND huyện và chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm thực hiện Về hình thức công khai, đối với ngân sách huyện, việc công khai được thực hiện bằng các hình thức sau: thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện, HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn thuộc cấp huyện; phát hành ấn phẩm Đối với ngân sách cấp xã, những nội dung này phải được niêm yết công khai tại trụ sở

Trang 6

UBND cấp xã ít nhất trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày niêm yết; thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và trưởng các thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ dân phố ở phường, thị trấn; thông báo trên hệ thống truyền thanh của cấp xã

Các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng được tiếp nhận thông tin công khai ngân sách nhà nước có quyền chất vấn cơ quan, tổ chức, đơn vị về các nội dung công khai dưới các hình thức bằng văn bản hoặc chất vấn trực tiếp trong các kỳ họp Người có trách nhiệm thực hiện công khai phải trả lời chất vấn về các nội dung đã được công bố công khai Việc trả lời chất vấn phải được thực hiện bằng hình thức trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi tới người chất vấn, tuỳ theo hình thức chất vấn và nội dung chất vấn chậm nhất sau 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn Trường hợp nội dung chất vấn phức tạp, cần nhiều thời gian để chuẩn bị trả lời thì phải có văn bản hẹn ngày trả lời cụ thể cho người chất vấn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được nội dung chất vấn

2 Công khai tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các dự án đầu tư và xây dựng

có sử dụng nguồn vốn NSNN được cơ quan có thẩm quyền quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước trong dự toán NSNN hàng năm đều phải thực hiện công khai tài chính, bao gồm các dự án được đầu tư 100% bằng nguồn vốn NSNN và các dự án được hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn NSNN

Hàng năm cơ quan cấp trên của chủ đầu tư phải thực hiện công khai tài chính các nội dung thuộc thẩm quyền như: Tổng mức vốn đầu tư được Nhà nước giao theo kế hoạch trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và triển khai phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc cấp mình quản lý; Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án;

Số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án; Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ký quyết định phân bổ, điều hòa, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, ký gửi báo cáo quyết toán niên độ ngân sách và ký quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành hoặc chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày có kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt đối với nội dung về kết quả lựa chọn nhà thầu

Các chủ đầu tư phải thực hiện công khai tài chính các nội dung thuộc quyền quản lý như tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán được duyệt của từng dự

án đầu tư; Kế hoạch vốn đầu tư (kể cả điều hòa, điều chỉnh, bổ sung) được cơ quan cấp trên của chủ đầu tư giao trong năm cho từng dự án đầu tư; Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án; Số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án

Trang 7

Đối với dự án có có yêu cầu kiểm toán thì phải công khai kết quả kiểm toán chi tiêu hàng năm; Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Các nội dung công khai trên phải được công khai chậm nhất là 30 ngày,

kể từ ngày dự án đầu tư và quyết toán vốn vốn đầu tư được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt, hoặc sau khi chủ đầu tư lập, gửi báo cáo tài chính năm theo chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư Riêng nội dung về kết quả lựa chọn nhà thầu thì phải được thực hiện chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày có kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt và được niêm yết công khai tại trụ

sở cơ quan và công bố trong hội nghị của cơ quan đơn vị

Các đơn vị thực hiện công khai tài chính việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước phải trả lời chất vấn về các nội dung công khai tài chính Việc trả lời chất vấn phải được thực hiện bằng văn bản và gửi tới người chất vấn Thời gian trả lời chất vấn chậm nhất là 10 ngày sau khi nhận được văn bản chất vấn, trường hợp nội dung chất vấn phức tạp thì phải có giấy hẹn và trả lời không quá 45 ngày

3 Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ

Các đơn vị dự toán NSNN có trách nhiệm công khai phân bổ dự toán ngân sách hàng năm, quyết toán NSNN Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên công bố công khai:

- Dự toán thu - chi NSNN, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc bổ sung (nếu có) được cấp có thẩm quyền giao; nguồn kinh phí khác và phân bổ cho các đơn vị

dự toán cấp dưới trực thuộc (trong đó có dự toán của đơn vị mình trực tiếp sử dụng), các đơn vị được ủy quyền (phần kinh phí ủy quyền - nếu có)

- Quyết toán kinh phí NSNN, kinh phí khác

Và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị (thời gian niêm yết ít nhất là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết); đồng thời thông báo bằng văn bản cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc và các đơn vị được ủy quyền (nếu có), chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có) hoặc từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí NSNN cũng công bố công khai dự toán thu – chi NSNN, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc

bổ sung (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền giao và nguồn kinh phí khác và công khai quyết toán một số nội dung chi chủ yếu như chi mua sắm trang thiết

bị, phương tiện làm việc, chi sửa chữa lớn TSCĐ, chi hội nghị Những nội dung này phải được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị (thời gian niêm yết ít nhất là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết); đồng thời công bố trong hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị, chậm nhất sau 30

Trang 8

ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có) hoặc kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt

Với các tổ chức được NSNN hỗ trợ, những đơn vị này phải công khai phân bổ dự toán kinh phí NSNN hỗ trợ và quyết toán NSNN hỗ trợ Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai ngân sách thuộc về thủ trưởng tổ chức

đó Những nội dung này phải được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị (thời gian niêm yết ít nhất là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết); đồng thời thông báo bằng văn bản cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm hoặc từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt

4 Công khai tài chính với các doanh nghiệp Nhà nước

Quyết định 192/2004/QĐ-TTg quy định như sau:

Điều 12 Nội dung công khai tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước

Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện công khai các nội dung sau:

1 Tình hình tài chính của doanh nghiệp;

2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

3 Việc trích, lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp;

4 Các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp;

5 Các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động;

6 Số vốn góp và hiệu quả góp vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp, tổ chức khác

Điều 13 Hình thức và thời điểm công khai tài chính đối với các doanh nghiệp

nhà nước:

Việc công khai những nội dung quy định tại Điều 12 của Quy chế này được thực hiện theo các hình thức: phát hành ấn phẩm; niêm yết tại doanh nghiệp; công bố trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của doanh nghiệp

Việc công khai tài chính được thực hiện định kỳ hàng năm Thời điểm công khai tài chính chậm nhất là 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch

Trang 9

Hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hiện nay đang giành được những mối quan tâm lớn từ xã hội Các DNNN đã chứng minh được vai trò là trụ cột của nền kinh tế, nhưng thực tế đã cho thấy một vấn đề rất đáng lưu tâm, đó là hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn từ NSNN của các doanh nghiệp này, khi mà nhiều DNNN lâm vào tình trạng thua lỗ, nợ nần trầm trọng, hơn nữa tình trạng sử dụng của “chùa”, tham nhũng, quan liêu cũng gây bức xúc cho dư luận Do đó, hơn lúc nào hết, việc công khai tài chính của các doanh nghiệp này là hết sức quan trọng

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ngoài những DNNN trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, do tính chất đặc thù kinh doanh, mà không phải thực hiện việc công khai tài chính, thì các DNNN khác đều phải thực hiện Các DNNN có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công khai tại hệ thống báo cáo tài chính hàng năm, bao gồm các thông tin về tài sản, tiền vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, lưu chuyển tiền tệ và thông tin thuyết minh về báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng; hoặc các thông tin tài chính về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, việc trích lập sử dụng các quỹ doanh nghiệp, các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp, các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động, số vốn góp và hiệu quả góp vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, Đảng và các đối tượng khác Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung công khai Tùy vào tình hình thực tế mà các DNNN có thể công khai các thông tin trên theo hình thức gửi báo cáo tài chính, theo hình thức cổ đông hoặc người góp vốn thông qua báo cáo tài chính tại đại hội Đại hội đồng cổ đông hoặc tại hội nghị thành viên hoặc phát hành ấn phẩm; niêm yết tại doanh nghiệp; công bố trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của doanh nghiệp, chậm nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính

Các tổ chức, cá nhân được tiếp nhận thông tin công khai tài chính có quyền chất vấn về các nội dung công khai tài chính Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty thực hiện công khai tài chính có trách nhiệm trả lời chất vấn về các nội dung công khai tài chính Các chất vấn phải được trả lời cho người chất vấn chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn Trường hợp nội dung chất vấn phức tạp, cần nhiều thời gian để chuẩn bị trả lời thì phải hẹn lại ngày trả lời cụ thể cho từng người chất vấn, nhưng tối đa không quá 45 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn

5 Công khai tài chính với các quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước

Các quỹ có nguồn từ NSNN cũng là một đối tượng rất cần sự công khai, minh bạch về tài chính Các quỹ này được thành lập và hoạt động trên cơ sở

Trang 10

nguồn vốn do NSNN cấp nhằm thực hiện một nhiệm vụ nhất định, thường là những nhiệm vụ mang ý nghĩa xã hội, cộng đồng Việc công khai minh bạch đảm bảo những quỹ này sử dụng nguồn vốn trên một cách có hiệu quả, tránh tình trạng bưng bít thông tin, trục lợi, tham nhũng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các quỹ do NSNN cấp toàn bộ vốn điều lệ, cấp một phần vốn điều lệ hoặc cấp hỗ trợ nguồn kinh phí hàng năm để thực hiện nhiệm vụ được giao; Các quỹ được hình thành và sử dụng theo các mục tiêu của Nhà nước; Các quỹ mang tính chất bảo hiểm bắt buộc (Bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế) và các quỹ khác có nguồn từ NSNN đều phải công khai tài chính Nội dung công khai bao gồm:

- Các văn bản về Điều lệ tổ chức và hoạt động; quy trình nghiệp vụ; quy chế tài chính; các điều kiện, tiêu chuẩn, quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng được vay hoặc tài trợ Những nội dung này phải được công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có)

- Kế hoạch tài chính hàng năm, trong đó có chi tiết các khoản thu, chi có quan

hệ với NSNN Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kế hoạch tài chính năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ thể có thẩm quyền phải thực hiện việc công khai tài chính theo những hình thức mà pháp luật quy định

- Kết quả hoạt động và tài trợ (bao gồm cả cho vay và cấp không thu hồi) của quỹ và quyết toán tài chính năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt Việc công khai tài chính phải được tiến hành chậm nhất là 120 ngày sau khi năm dương lịch kết thúc

Công tác công khai tài chính sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) quỹ chịu trách nhiệm, và được thực hiện dưới các hình thức như phát hành các ấn phẩm của quỹ (báo cáo thường niên, in thành tài liệu); niêm yết bằng văn bản tại trụ sở chính của quỹ và các đơn vị trực thuộc và công bố công khai trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của quỹ

Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc); người có trách nhiệm quản lý quỹ; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn có tổ chức huy động đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, chủ tịch Hội đồng xét thầu có trách nhiệm trả lời chất vấn về các nội dung công khai Việc trả lời chất vấn phải được thực hiện bằng văn bản và gửi tới người chất vấn Thời gian trả lời chất vấn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận chất vấn Trong trường hợp nội dung chất vấn phức tạp thì phải có giấy hẹn và trả lời chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày nhận được chất vấn

6 Công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư.

Thông tư của Bộ Tài Chính số 54/2006/TT-BTC ngày 19/06/2006 Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư:

Ngày đăng: 29/01/2016, 22:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Thông tư của Bộ Tài Chính số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính Khác
5. Thông tư của Bộ Tài Chính số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005 Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước Khác
6. Thông tư của Bộ Tài Chính số 19/2005/TT-BTC ngày 11/3/2005 Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân Khác
7. Thông Tư của Bộ Tài Chính số 21/2005/TT-BTC ngày 22/03/2005 Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ Khác
8. Thông tư của Bộ Tài Cính số 29/2005/TT-BCT ngày 14/04/2005 Hướng dẫn quy chế công khai tài chính doanh nghiệp nhà nước.9. Thông tư của Bộ Tài Chính số 54/2006/TT-BTC ngày 19/06/2006 Hướngdẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w