KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THEO QUAN ĐIỂM ISO 14000 TẠI CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH
TÊN ĐỀ TÀI:
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THEO QUAN ĐIỂM ISO 14000 TẠI CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1
Luận văn kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường
Tp HCM, 08/2006
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Tên đề tài:
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THEO QUAN ĐIỂM ISO 14000
TẠI CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1
Luận văn kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường
Ký tên
Khóa: 28
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Được Ban Giám đốc, cùng các Anh, Chị các phòng Ban tại Công ty Xi Măng Hà Tiên tận tình giúp đỡ, cung cấp các tài liệu để em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, chú Aån, anh Bằng và các Anh Chị trong Ban An Toàn Lao Động – Môi Trường
Xin gởi lời cảm ơn đến tập thể Qúy thầy cô, cô Vũ Thị Hồng Thủy và bạn bè đã giúp đỡ, động viên và góp ý để em hoàn tất bài báo cáo này
Với những kiến thức đã được trang bị tại trường và một thời gian ngắn thực tập tại doanh nghiệp nên trong khoá luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được sự góp ý chân thành từ Ban Giám đốc, Quý thầy cô
Kính chúc Ban giám đốc cùng với các anh chị làm việc tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 và Quý thầy cô khoa Công Nghệ Môi Trường trường ĐH Nông Lâm dồi dào sức khỏe luôn gặt hái được nhiều thành công trong công việc
Xin chân thành cảm ơn!
TP HCM ngày 30 tháng 06 năm 2006
Trang 4MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT iii
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU 1
1.3 MỤC ĐÍCH 1
1.4 NỘI DUNG 1
1.5 ĐỐI TƯỢNG 2
1.6 PHƯƠNG PHÁP 2
1.7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 2 - LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM và HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14000 2.1 LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 3
2.1.1 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm 3
2.1.2 Các bước thực hiện chương trình kiểm soát ô nhiễm công nghiệp 3
2.1.3 Các giải pháp thực hiện kiểm soát ô nhiễm công nghiệp 3
2.1.3.1 Giải pháp kỹ thuật .3
2.1.3.2 Giải pháp kinh tế 4
2.1.3.3 Giải pháp quản lý nội vi .6
2.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14000 .7
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về ISO 14000 7
2.2.2 Những lợi ích và khó khăn của việc áp dụng ISO 14000 7
2.2.3 Tình hình áp dụng ISO 14000 tại Việt Nam 7
2.3 KIỂM SOÁT Ô NHIỄM THEO QUAN ĐIỂM ISO 14000 8
CHƯƠNG 3 - SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 9
3.1.1 Lịch sử thành lập 9
3.1.2 Cơ cấu tổ chức 9
3.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 11
3.2.1 Vị trí địa lý 11
3.2.2 Điều kiện tư nhiên 12
3.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT 12
3.3.1 Thị trường xi măng 12
3.3.1.1 Tình hình phát triển và thực trạng của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam 12
3.3.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng 1990-2002 12
3.3.2 Hoạt động kinh doanh từ năm 2002-2005 .13
3.3.3 Hoạt động sản xuất và trang thiết bị 13
3.4 CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 13
3.4.1 Các chủng loại xi măng .13
3.4.2 Các sản phẩm mới .13
3.5 QUY TRÌNH SẢN XUẤT .14
3.5.1 Nhu cầu nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng cho sản xuất .14
3.5.2 Dây chuyền sản xuất và sơ đồ công nghệ 15
3.5.2.1 Công nghệ sản xuất xi măng Việt Nam hiện nay 15
Trang 5CHƯƠNG 4 - HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1
& BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ĐÃ ÁP DỤNG
4.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 18
4.1.1 Bụi .18
4.1.1.1 Nguồn phát sinh 18
4.1.1.2 Kết quả giám sát chất lượng môi trường bụi (mg/m 3) 18
4.1.2 Khí thải và tiếng ồn .18
4.1.2.1 Khí thải 18
4.1.2.2 Tiếng ồn 19
4.1.2.3 Kết quả giám sát chất lượng môi trường không khí (mg/m 3) và tiếng ồn (dBA) 19
4.1.3 Nước thải .19
4.1.3.1 Nước thải sản xuất 19
4.1.3.2 Nước thải sinh hoạt 19
4.1.3.3 Nước mưa 19
4.1.3.4 Kết quả giám sát chất lượng môi trường nước 20
4.1.4 Chất thải rắn .20
4.1.4.1 Chất thải sản xuất 20
4.1.4.2 Chất thải sinh hoạt 20
4.1.4.3 Chất thải nguy hại 20
4.2 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ĐÃ ÁP DỤNG .20
4.2.1 Biện pháp quản lý .20
4.2.1.1 Phương án giám sát và quản lý chất lượng môi trường 20
4.2.1.2 Biện pháp đào tạo cán bộ 21
4.2.1.3 Chống phát tán bụi mặt đường giao thông nội bộ công ty 21
4.2.1.4 Tăng cường cây xanh thảm cỏ 11
4.2.2 Biện pháp kỹ thuật .22
4.2.2.1 Biện pháp xử lý ô nhiễm bụi 22
4.2.2.2 Biện pháp xử lý ô nhiễm nước 22
4.2.2.3 Biện pháp quản lý chất thải rắn 22
4.3 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI .23
4.3.1 Không khí .23
4.3.1.1 Bụi 23
4.3.1.2 Khí thải và tiếng ồn 23
4.3.2 Nước thải .23
4.3.3 Chất thải rắn .24
4.3.4 Các sự cố có thể xảy ra 24
4.3.4.1 Hoạt động của xà lan 24
4.3.4.2 Cháy nổ 24
4.3.4.3 Tai nạn lao động 24
CHƯƠNG 5 – KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THEO QUAN ĐIỂM ISO 14000 TẠI CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 5.1 HOẠCH ĐỊNH .25
5.1.1 Bảng các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 .25
5.1.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác .26
5.1.3 Các mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình hành động .28
5.2 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH 29
5.2.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn .29
5.2.2 Nguồn lực, đào tạo và nhận thức 31
5.2.3 Kiểm soát điều hành .33
5.2.3.1 Bụi 33
5.2.3.2 Phát thải khí 34
5.2.3.3 Nước thải 36
5.2.3.4 Chất thải rắn 37
5.2.3.5 Sự cố 37
5.2.4 Thông tin liên lạc 38
5.2.4.1 Liên lạc nội bộ 38
5.2.4.2 Liên lạc bên ngoài 38
Trang 65.2.4.3 Liên lạc khi có sự cố 38
5.2.5 Chuẩn bị sẳn sàng & Ưùng cứu sự cố khẩn cấp 38
5.2.6.1 Sự cố xà lan 38
5.2.6.2 Sự cố cháy nổ 39
5.2.6.3 An toàn lao động 40
5.3 KIỂM TRA VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC 40
5.3.1 Quan trắc và đo môi trường – đánh giá sự tuân thủ 40
5.3.1.1 Quan trắc và đo môi trường không khí 40
5.3.1.2 Quan trắc và đo môi trường nước 41
5.3.1.3 Quản lý chất thải rắn 41
5.3.2 Hành động khắc phục phòng ngừa 41
CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN 43
6.2 KIẾN NGHỊ 43
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 2.3 SỰ KHÁC NHAU GIỮA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM VÀ QUAN ĐIỂM ISO 14000 8
BẢNG 3.3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 QUA CÁC NĂM 13
BẢNG 3.5.1.1 NHU CẦU NHIÊN LIỆU, NĂNG LƯỢNG 14
BẢNG 3.5.1.2 NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU 14
BẢNG 4.1.4.3 DANH MỤC CHẤT THẢI NGUY HẠI 20
BẢNG 5.1.1.1 TÓM TẮT CÁC HOẠT ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY 25
BẢNG 5.1.2 CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT PHẢI TUÂN THỦ TẠI NHÀ MÁY CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 26
BẢNG 5.1.3 MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 28
BẢNG 5.2.1 TỔ CHỨC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 29
BẢNG 5.2.2 KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO CHO CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 31
BẢNG 5.2.3.1 CÁC ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM BỤI TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 33
BẢNG 5.2.3.2 NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG KHÍ THẢI ĐỐT DẦU DO CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 34
BẢNG 5.2.3.3 DỰ BÁO MỨC ỒN KHI NHÀ MÁY XI MĂNG HOẠT ĐỘNG 34
BẢNG 5.2.3.4 KHẮC PHỤC Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN 37
DANH MỤC CÁC HÌNH HÌNH 3.5.2 SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT 15
Hình 5.2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 29
HÌNH 5.2.3 QUI HOẠCH THOÁT NƯỚC TỔNG THỂ TRONG NHÀ MÁY XI MĂNG 33
Trang 8DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
HTQLMT Hệ thống quản lý môi trường
Ban ATLĐ&MT Ban An toàn lao động và Môi trường
PCCC Phòng cháy chữa cháy
TCVN Tiêu chuẩn việt nam
Trang 9CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội Sau khi đạt được những thành tựu đánh kể về kinh tế, nhận ra tác động và những hậu quả to lớn do chính con người gây nên đối với môi trường, các nước đã có những quan tâm và đầu tư thích đáng cho vấn đề môi trường và khoa học hiện đại cũng góp phần không nhỏ trong việc tìm kiếm và thực thi những giải pháp cho vấn đề môi trường Tuy nhiên, cho đến nay, sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ vẫn chưa hứa hẹn các giải pháp hữu hiệu cho vấn đề môi trường mà chỉ góp phần hạn chế tốc độ phá hủy môi trường, giảm nhẹ tác hại của sự ô nhiễm môi trường đối với con người và sự sống trên trái đất
Tất cả mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh đều trực tiếp hay gián tiếp tạo ra chất thải và làm ảnh hưởng đến môi trường do đó vấn đề môi trường phải được kiểm soát thỏa tiêu chí chất lượng môi trường ISO 14000 là hệ thống tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành năm 1996, là công cụ quản lý giúp một tổ chức không phân biệt quy mô và loại hình quản lý ảnh hường của hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình đối với môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đảm bảo phù hợp với các nhu cầu của nền kinh tế xã hội Nó được xây dựng với mục đích tạo ra một giải pháp đồng bộ và toàn diện cho chính sách, kế hoạch và hành động về môi trường của các tổ chức
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
• Tìm hiểu Công ty Xi Măng Hà Tiên 1
• Tìm hiểu hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14000
• Nghiên cứu khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trong nhà máy sản xuất
xi măng
1.3 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
• Hiểu biết thêm về qui trình sản xuất xi măng trong thực tế Thực trạng ô nhiễm và hệ thống quản lý môi trường ở Công ty Xi Măng Hà Tiên 1
• Đưa ra những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1
• Thu thập những kiến thức thực tế bỗ ích cho nghề nghiệp tương lai
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
• Tổng quan về Công ty Xi Măng Hà Tiên 1
• Hiện trạng môi trường tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đã áp dụng
• Tìm hiểu bộ tiêu chuẩn ISO 14000
• Kiểm soát ô nhiễm của nhà máy theo quan niệm ISO 14001:2004
Trang 101.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
• Địa điểm thực tập: Công ty Xi Măng Hà Tiên 1
• Thời gian thực tập: 3,5 tháng (03/2006 -15/06/2006)
• Đối tượng nghiên cứu:
− Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
− Công nghệ và thiết bị sử dụng trong nhà máy
− Hệ thống quản lý môi trường
− Hiện trạng môi trường
− Nguồn phát sinh chất thải tại nhà máy
− Hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14000
− Khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho Công ty Xi Măng Hà Tiên1
1.6 PHƯƠNG PHÁP
• Khảo sát và thu thập số liệu thực tế tại nhà máy
• Tham khảo tài liệu liên quan
• Thống kê, phân tích và xử lý số liệu
• Phỏng vấn để tham khảo ý kiến công nhân và những người liên quan
1.7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường bằng ISO 14000 là chắc chắn Tuy nhiên,
do hiện tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 chưa áp dụng ISO 14000 vì vậy trong quá trình thực hiện khóa luận thì các vấn đề nghiên cứu như: tình trạng ô nhiễm; giải pháp kiễm soát
ô nhiễm đã thực hiện và những giải pháp tiếp theo được đề xuất trong khóa luận nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 được xây dựng trên quan điểm ISO 14000
Trang 11CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM và HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14000
2.1 LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.1.1 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm
Là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi ô nhiễm xảy ra thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hoặc
loại trừ ô nhiễm
2.1.2 Các bước thực hiện chương trình kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Một chương trình kiểm soát ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên tục theo chu trình khép kín gồm các bước sau:
• Giành được sự đồng tình và ủng hộ của lãnh đạo công ty
• Khởi động chương trình bằng cách thành nhóm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phát triển một kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm trên giấy và đào tạo công nhân về ngăn ngừa ô nhiễm
• Xem xét và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với máy móc thiết
bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
• Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được
• Ưu tiên trước cho một số dòng thải quan trọng và thực hiện đánh giá chi tiết khả thi về mặt kỹ thuật kinh tế về môi trường đối với khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã tập hợp
• Tập hợp lại tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi những khả năng lựa chọn đó
• Đánh giá những thành tựu của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở dữ liệu cụ thể tại một công ty điển hình
• Duy trì chương trình ngăn ngừa ô nhiễm để liên tục phát triển liên tục và duy trì/đảm bảo những lợi ích liên tục của công ty
Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm kép kín liên tục Phụ lục hình 2.1
2.1.3 Các giải pháp thực hiện kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
2.1.3.1 Giải pháp kỹ thuật
Giải pháp kỹ thuật trong kiễm soát ô nhiễm bao gồm các phương pháp xử lý chất thải ở thể rắn, lỏng và khí
Các phương pháp xử lý chất thải rắn: đốt, chôn lấp , tái sinh tái chế,…
− Phương pháp đốt: ít được sử dụng vì làm biến đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng khí
− Phương pháp chôn lấp: đang được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới vì là phương pháp hiệu quả, ít tốn kém tuy nhiên những bãi chôn lấp hoạt động một thời gian thì phải đóng cửa vì hết công suất do vậy phương pháp này thường tốn diện tích
Trang 12− Phương pháp tái sinh tái chế: là bước đầu tiên và hiệu quả góp phần giảm thiểu chất thải, tiết kiệm nguyên vật liệu
Các phương pháp xử lý nước thải
− Phương pháp cơ học: bể tiếp nhận, song chắn rác, …
− Phương pháp lý học: bể lắng, bể tự hoại, bể làm thoáng, bể aroten, bể nén bùn,
− Phương pháp hoá học: bể tiếp xúc, keo tụ tạo bông,…
Phương pháp xử lý khí thải
− THIẾT BỊ LỌC BỤI TAY ÁO
Tại nơi phát sinh bụi sẽ được bố trí các chụp hút, không khí có chứa bụi sẽ đi vào các chụp hút, miệng hút, từ đó đi vào thiết bị lọc bụi túi vải (thiết bị lọc ống tay áo) xử lý Thiết bị có cấu tạo của bộ lọc bằng túi vải Bộ lọc gồm nhiều đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có nhiều túi vải được khâu thành dạng tay áo Các ống tay áo được căng ở đầu dưới vào nắp đực lỗ vừa bằng đường kính ống tay áo, đầu trên được căng ở đầu dưới vào nắp đực lỗ vừa bằng đường kính ống tay áo, đầu trên của ống tay áo được bịt kín và căng vào hệ thống cánh tay đòn phục vụ cho việc rũ bụi
− CYCLON VÀ THIẾT BỊ LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN
Tại nơi phát sinh bụi của máy nghiền được bố trí cac chụp hút, mgiệng hút để hút các dòng khí có chứa bụi đưa vào Cyclon lắng thô Cyclon là thiết bị lọc bụi trong đó hình thành lực
ly tâm để tách bụi ra khỏi không khí Không khí mang bụi được đưa vào phần trên của cyclon bằng ống 1 lắp theo phương tiếp tuyến với vỏ ngoài hình trụ 2 của cyclon Nhờ thế dòng không khí sẽ có chuyển động xoắn ốc bên trong vỏ hình trụ và hạ dần về phía dưới Khi gặp phần đáy hình phễu 3 dòng không khí bị đẩy ngược lên, trong khi đó nó vẫn giữ chuyển động xoắn ốc, các hạt bụi chịu tác động của lực ly tâm làm chúng có xu hướng tiến dần về phía vỏ hình trụ hoặc đáy hình phiễu chạm vào thành thiết bị và rơi xuống dưới Ơû đáy của cyclon có lắp van để xả bụi vào thùng chứa Dòng khí chứa bụi qua cyclon có thể giảm được khoảng 60-65% hàm lượng bụi
2.1.3.2 Giải pháp kinh tế
Giải pháp kinh tế để kiểm soát ô nhiễm bao gồm các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường như: thuế tài nguyên, Côta gây ô nhiễm, Phí dịch vụ môi trường, Hệ thống đặt cọc hoàn trả, Phí môi trường,…
Khái niệm về công cụ kinh tế
Các công cụ kinh tế lấy nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường làm cơ sở để cân bằng phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường, tạo điều kiện để công tác bảo vệ môi trường trở thành động lực phát triển sản xuất Các công cụ kinh tế được sử dụng để đạt được mục tiêu môi trường bằng cách tạo cơ hội và điều kiện để nhà sản xuất chuyển chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm Như thế, khuyến khích nhà sản xuất đầu tư bảo vệ môi trường tương xứng với mức đầu tư phát triển sản xuất
Một số công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
Trang 13− Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng
− Tạo nguồn thu cho ngân sách và điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc sử dụng tài nguyên
2 Côta gây ô nhiễm (giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng):
− Là loại giấy phép có thể chuyển nhượng mà thông qua đó nhà nước công nhận quyền được thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường đối với các nguồn thải, các nhà máy, xí nghiệp,…
− Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi trường sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách pháp hành giấy phép thải gọi là côta gây ô nhiễm
− Người gây ô nhiễm có quyền mua bán côta gây ô nhiễm nghĩa là: những người gây
ô nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp hơn với việc mua côta gây ô nhiễm thì họ sẽ bán lại côta gây ô nhiễm cho những người gây ô nhiễm có mức chi phí cho xử lý ô nhiễm cao hơn
− Như vậy, sự khác nhau về chi phí đầu tư xử lý ô nhiễm sẽ thúc đẩy quá trình chuyển nhượng côta gây ô nhiễm
3 Phí dịch vụ môi trường: là một dạng phí trả khi sử dụng một số dịch vụ môi trường Có hai dạng dịch vụ môi trường chính và theo đó 2 loại phí dịch vụ môi trường là:
Dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải
− Đối tượng bao gồm các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và một số ít các nhà máy sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ
− Nội dung bao gồm cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý nước thải trước khi ra hệ thống thoát nước của thành phố
− Nguyên tắc tương đối chung là tổng các nguồn phí thu được phải đủ chi trả cho dịch vụ cung cấp nước và xử lý nước thải (loại trừ phí xây dựng cơ bản)
Phí dịch vụ thu gom chất thải rắn và rác thải
− Chất thải rắn ở đây được hiểu là rác thải sinh hoạt, rác thải dịch vụ thương mại, kể cả chất thải đô thị độc hại
− Việc xác định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phải được nghiên cứu, xem xét kỹ trên cơ sở vừa đảm bảo bù đắp được chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý vừa gián tiếp khuyến kích các hộ gia đình giảm thiểu rác thải
4 Phí môi trường
Lợi ích của việc áp dụng đúng mức phí môi trường là cho phép các nhà sản xuất và tiêu dùng được chủ động trong việc giảm thiểu chi phí để đạt được mục tiêu môi trường
Phí môi trường tính theo nguồn thải
− Tính cho các nguồn khí thải, nước thải và chất thải rắn tại điểm “cuối đường ống” thải
− Đây là mức thu trực tiếp đối với các chất ô nhiễm môi trường sẽ làm cho chi phí của các nhà sản xuất cao hơn, tuy nhiên nhiên có thể chuyển phí này vào giá thành sản phẩm và người chịu phía này là khách hàng, người tiêu thụ sản phẩm
Phí môi trường tính theo đầu vào nguyên liệu
Trang 14Phí môi trường được tính theo mức độ, khả năng phát thải của một dây chuyền sản xuất hoặc nguyên liệu Phí môi trường theo đầu vào hoặc theo nguyên liệu sẽ khuyến khích các nhà sản xuất có thay đổi tích cực đối với môi trường theo hai cách: tìm đầu vào khác ít độc hại hơn cho môi trường hoặc thay thế một công nghệ sản xuất tốt hơn
Phí môi trường tính theo sản phẩm cuối cùng
Aùp dụng ở những nơi mà các vấn đề môi trường liên quan chặt chẽ đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng đó
2.1.3.3 Giải pháp quản lý nội vi
− Khi thiết kế nhà xưởng đặc biệt quan tâm đến các giải pháp thông gió tự nhiên, triệt để lợi dụng hướng gió chủ đạo để bố trí hướng nhà hợp lý, tăng cường diện tích của mái nhà, cửa chóp và cửa sổ
− Bố trí quạt thổi mát cục bộ ở các khu vực tập trung nhiều máy móc và nơi công nhân làm việc tập trung
− Bố trí các chụp hút trên trần, mái để được thông thoáng trong khu vực sản xuất
− Tiếp cận phương pháp sản xuất sạch hơn đối với quản lý nội vi trong nhà máy sản xuất xi măng gồm 6 bước:
BƯỚC 1: BẮT ĐẦU
• Thành lập đội sản xuất sạch hơn
• Liệt kê các bước công nghệ
• Xác định các quá trình gây lãng phí
BƯỚC 2: PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC CÔNG NGHỆ
• Sơ đồ công nghệ sản xuất
• Cân bằng sản xuất và năng lượng
• Tính toán chi phí theo dòng thải
• Xác định nguyên nhân gây thải
BƯỚC 3: ĐỀ XUẤT CƠ HỘI SẢN XUẤT SẠCH HƠN
• Hình thành cơ hội sản xuất sạch hơn
• Sàn lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn
BƯỚC 4: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
• Luận chứng khả thi về kỹ thuật
• Luận chứng khả thi về kinh tế
• Các khía cạnh môi trường
• Lựa chọn các giải pháp để thực hiện
BƯỚC 5: THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN
• Chuẩn bị thực hiện
• Thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn
• Giám sát và đánh giá kết quả
Trang 15• Lựa chọn công đoạn tiếp theo
2.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14000
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về ISO 14000
ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ( International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/02/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin ISO có trụ sở ở Geneva (Thụy Sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của các nước
Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các họat động trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện
ISO có khoảng 180 Ủy ban kỹ thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ công nghiệp chế tạo và điện tử Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Ủy ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn
Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công bố là Tiêu chuẩn Quốc tế Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản mới của tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình
Ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) (ISO) thành lập để xây dựng các tiêu chuẩn ISO
14000 Tiêu chuẩn ISO 14000 có thể được cấu trúc tương tự như tiêu chuẩn ISO 9000 Ủy ban kỹ thuật 207 và 176 ( Ban kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000) đã cùng làm việc và sử dụng các bài học từ quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 và xây dựng tiêu chuẩn ISO 14000 dựa trên nền tảng tiêu chuẩn này
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm các tiêu chuẩn liên quan với Hệ thống quản lý môi trường (như ISO 14001 và 14004) và những tiêu chuẩn liên quan với các công cụ quản lý môi trường (các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 14000) Tiêu chuẩn ISO 14000 có thể áp dụng cho các công ty, khu vực hành chính hay tư nhân
Trình bày bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và các công việc đang tiến hành đối với những tiêu
chuẩn này Phụ lục bảng 2.2.1
2.2.2 Những lợi ích và khó khăn của việc áp dụng ISO 14000
Phụ lục 2.2.2
2.2.3 Tình hình áp dụng ISO 14000 tại Việt Nam
Điều tra về tình hình áp dụng ISO 14000
Theo kết quả của cuộc điều tra thường niên được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO bắt đầu tiến hành từ tháng giêng năm 1993 nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình hình chứng nhận các hệ thống quản lý trên toàn thế giới dựa trên các tiêu chuẩn về quản lý hệ thống chất lượng và hệ thống môi trường do ISO ban hành Các dữ liệu được ISO thu thập từ nhiều nguồn riêng rẽ (các tổ chức quốc gia thành viên của ISO, các cơ quan công nhận và chứng nhận) và do đó không phải là hoàn toàn chính xác Tuy nhiên, mục tiêu của cuộc
Trang 16điều tra là đưa ra một chỉ số duy nhất về tình hình áp dụng các tiêu chuẩn về hệ thống chất lượng của ISO trên quy mô toàn cầu Sau đây là một số kết quả chính về việc cấp chứng chỉ ISO 14001 trên thế giới :
− Tỷ lệ tăng của lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trong năm 2003 được coi là lớn nhất trong vòng 9 cuộc điều tra mà ISO tiến hành đối với tiêu chuẩn quản lý hệ thống môi trường này
− Đến cuối tháng 12 năm 2003, có ít nhất 66.070 chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp ở
113 quốc gia và nền kinh tế
Danh sách mười quốc gia có lượng chứng chỉ ISO 14001 lớn nhất Phụ lục bảng 2.2.3.1
Tại Việt Nam, tính đến ngày 28/04/2004 đã có trên 100 doanh nghiệp được chứng nhận ISO 14001
Danh sách các tổ chức được chứng nhận ISO 14001 Phụ lục bảng 2.2.3.2
Mạng lưới các cơ quan tư vấn và chứng nhận
Một số cơ quan chứng nhận ISO 14000 ở Việt Nam Phụ lục 2.2.3.3
2.3 KIỂM SOÁT Ô NHIỄM THEO QUAN ĐIỂM ISO 14000
Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp là việc làm cần thiết trong công tác bảo vệ môi trường để xác định những nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm cũng như những biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm ISO 14000 là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về môi trường được xây dựng trên nền tảng thực tế đã có những ảnh hưởng rộng lớn trong việc quản lý môi trường tại hầu hết các quốc gia trên thế giới
Bảng: Sự khác nhau giữa kiểm soát ô nhiễm và quan điểm ISO 14000
1 Nguyên nhân gây ô nhiễm
Xác định nguồn gây ô nhiễm
Mức độ ô nhiễm Xác định khía cạnh môi trường đáng kể
2 Biện pháp giảm thiểu
Yều cầu pháp luật và yêu cầu khác
Biện pháp hành chánh
Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động
Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm
Biện pháp quản lý
Đào tạo, nhận thức
Kiểm soát điều hành
Biện pháp kỹ thuật
Kiểm tra, hành động khắc phục, phòng ngừa
Do vậy, trong phạm vi hiểu biết tôi sử dụng quan điểm của tiêu chuẩn ISO 14000 để làm kim chỉ nam cho việc kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Xi Măng Hà Tiên
1 như một phương pháp nghiên cứu riêng cho bài luận văn cũng như để mở rộng hiểu biết về môi trường đã được học tại trường và những hiểu biết tìm hiểu qua sách vở
Trang 17CHƯƠNG 3
SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
− Tên doanh nghiệp: Công ty Xi Măng Hà Tiên 1
− Loại hình: Doanh nghiệp nhà nước
− Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xi măng
− Công suất sản xuất:1.850.000 tấn xi măng PCB 40/năm
− Địa chỉ: km số 8 xa lộ Hà Nội, phường Trường Thọ, quân Thủ Đức, tp.HCM
− Điện thoại: 08.8966608
− Số fax: 08.8967635
− Đơn vị chủ quản: Tổng Công ty Xi Măng Việt Nam
3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1.1 Lịch sử thành lập
Năm 1960, bắt đầu xây dựng công trường xi măng Hà Tiên Ngày 21/03/1964 khánh thành nhà máy với 2 cơ sở đặt tại 2 nơi Tại Kiên Lương: khai thác đá vôi và đất sét sau khi nghiền và nung luyện trở thành clinker và chở về Thủ Đức Tại Thủ Đức: nhận clinker và các phụ gia khác gồm thạch cao và puzolan, nghiền thành xi măng bột, sau đó đóng bao và xuất xi măng thành phẩm ra thị trường
Năm 1986, nhà máy tại Thủ Đức đã đưa thêm một dây chuyền nghiền xi măng với công suất 500.000 tấn/năm vào hoạt động
Năm 1991, nhà máy tại Kiên Lương có thêm một dây chuyền nung clinker công suất 1,2 triệu tấn/năm và máy nghiền 500.000 tấn xi măng/năm
23/10/2000, xi măng Hà Tiên 1 được chứng nhận ISO 9002
Từ đầu năm 2001, xi măng Hà Tiên 1 đã hoàn tất dự án cải tạo môi trường, duy trì nhà máy hoạt động trong cảnh quan xanh, sạch đồng thời có thêm một dây chuyền hiện đại công suất 500.000 tấn/năm
03/11/2003, xi măng Hà Tiên 1 được chứng nhận ISO 9001:2000
Hiện nay công suất của nhà máy là: 1.850.000 tấn xi măng / năm
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự Phụ lục hình 3.1.2
Cơ cấu tổ chức tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 gồm có
Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc
18 phòng ban: Phòng Dự án, Phòng Tổng hợp Dự án, Phòng Công nghệ Dự án, Phòng Vật
tư Thiết bị Công trình, Đội Giám sát Dự án, Phòng Vật tư Xuất nhập khẩu, Phòng Bảo vệ Quân sự, Văn phòng Quản trị, Phòng Kĩ thuật, Phòng Thí nghiệm KCS, Ban An toàn Lao động và Môi trường, Trạm Y tế, Phòng Tổ chức Lao động, Phòng Kế toán Thống kê Tài chính, Phòng Kế hoạch Đầu tư Xây dựng cơ bản, Phòng Dữ liệu Điện toán, Văn phòng Công đoàn
Trang 186 phân xưởng sản xuất: Phân xưởng Sản xuất Xi măng, Phân xưởng May bao, Phân xưởng Cát tiêu chuẩn, Phân xường Sửa chữa Cơ điện, Phân xưởng Khai thác đá, Phân xưởng Sản phẩm mới
Ngoài ra, còn có các xí nghiệp và công ty liên doanh: Xí nghiệp Xây dựng Hà Tiên 1, Xí nghiệp Tiêu thụ và Dịch vụ, Xí nghiệp Liên doanh Xi măng Bình Điền, Công ty Cổ phần vận tải Hà Tiên, Công ty Liên đoàn Xi măng Holcim, Công ty Liên doanh Betông Việt Nam, Công ty Cổ phần Tấm lợp Đồng Nai
Hoạt động của các phòng ban
Phòng Tổ chức Lao động: quản lý về chuyên môn công tác nhân sự tại công ty
Phòng Kế toán Thống kê Tài chính: quản lý nguồn vốn và quỹ tiền mặt của công ty
tháng, qúi, năm) và chiến lược phát triển của công ty
động sản xuất đối với môi trường xung quanh, đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tối ưu để bảo vệ môi trường sản xuất cũng như đảm bảo môi trường cho người lao động trong công ty
Phòng Kỹ thuật: quản lý và đề xuất áp dụng các công nghệ mới, các thay đổi, cải tiến, nâng cấp hoặc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong qui trình sản xuất theo hướng hiện đại hóa
Phòng Thí nghiệm KCS: quản lý và tổ chức công tác thí nghiệm, đánh giá và cung cấp số liệu trung thực, đầy đủ, chính xác, kịp thời của quá trình sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm của công ty
Phòng Vật tư và Xuất nhập khẩu: quản lý và thực hiện công tác xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư và sản phẩm của công ty
Phòng Bảo vệ Quân sự: bảo vệ an ninh chính trị, tài sản xả hội chủ nghĩa, trật tự an toàn trong công ty Quản lý và thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy
Phòng Dữ liệu Điện toán: xây dựng mô hình điện toán hóa và tổ chức triển khai ứng dụng và quản lý mạng điện toán của công ty
Văn Phòng Quản trị: quản lý và điều hành công tác văn thư của công ty Quản lý và điều hành các xe đưa rước cán bộ lãnh đạo, khách và cán bộ nhân viên công tác hàng ngày
Trạm Y tế: quản lý tình hình sức khỏe, bệnh tật của cán bộ công nhân viên trong công ty Quản lý và thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
Phân xưởng Sản xuất Xi măng: tổ chức quản lý và thực hiện việc sản xuất các chủng loại
xi măng theo kế hoạch của công ty, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động
Phân xưởng Sửa chữa Cơ điện: tổ chức quản lý thực hiện toàn bộ công tác sửa chữa, duy
tu cơ khí, điện, điện tử và điều khiển cho các máy móc, thiết bị, trang bị các phương tiện cơ giới và chuyên dùng,… trong dây chuyền sản xuất của các đơn vị trực thuộc công ty
Trang 19chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam, đảm bảo vệ sinh môi trường trong lao động sản xuất
Phân xưởng May bao: tổ chức, quản lý và thự chiện việc sản xuất các loại vỏ bao xi măng theo kế hoạch của công ty
Phân xưởng Khai thác đá: tổ chức quản lý và thực hiện việc khai thác, chế biến và tồn trữ phụ gia Puzolan tại mỏ phụ gia do công ty quản lý, theo kế hoạch của công ty, giao đảm bảo đúng chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam
Phân xưởng Cát tiêu chuẩn: tổ chức, quản lý và thực hiện việc sản xuất cát tiêu chuẩn Việt Nam 6227:1996 để cung cấp cho phòng thí nghiệm của công ty và một số công ty bạn
Đội sửa chữa Công trình: có chức năng sửa chữa, duy tu và xây dựng công trình kiến trúc, hệ thống cấp thoát nước của công ty Tổ chức, quản lý và thực hiện công tác vệ sinh môi trường trong khuôn viên công ty Quản lý, bảo vệ, chăm sóc và trồng mới cây xanh trong khuôn viên công ty và các đơn vị trực thuộc công ty
3.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.2.1 Vị trí địa lý
− Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 nằm phía Đông Bắc của Thành Phố Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 12 Km), dọc theo quốc lộ số 1, thuộc phường Trường Thọ, quận Thủ Đức
− Tổng diện tích mặt bằng của công ty là 142.000 m2
− Phía Đông giáp xa lộ Hà Nội
− Phía Bắc giáp công ty kho vận ngoại thương
− Phía Tây giáp kênh đào Rạch Chiếc
− Phía Nam giáp công ty xây dựng số 1
− Khu vực cảng thuộc Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 dài 456m, kênh đào Rạch Chiếc có chiều rộng gần 42m, sâu 8,5m (tính gần sát cảng), mực nước thấp nhất là -4,5m (đối với cột 0 là mặt bằng bến cảng) Cảng này có khả năng tiếp nhận xà lan có tải trọng là 300 tấn từ sông Sài Gòn vào
Vị trí này có một số thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
− Nằm trong khu vực có đường giao thông thuận lợi cho việc chuyên chở, vận chuyển nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, có xa lộ Hà Nội chạy qua và cách cảng Sài Gòn khoảng 15Km
− Tận dụng được cơ sở hạ tầng có sẵn của Công ty Xi Măng Hà Tiên 1
− Khu đất đã có trạm biến thế riêng thuận lợi cho việc cấp điện
− Do nằm sát kênh đào Rạch Chiếc nên khu đất này thuận lợi cho việc thoát nước thải, nước mưa từ nhà máy sau khi đã xử lý đạt tiêu chuẩn
− Nằm tại khu vực có hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi
− Có thể huy động được công nhân lao động tại địa phương
Khó khăn
Trang 20− Theo quy hoạch nhà máy xi măng nằm trong trung tâm thành phố Thời gian tồn tại của nhà máy khoảng 15 năm tới 2010
− Công ty phải đầu tư kinh phí lớn để xử lý ô nhiễm môi trường
3.2.2 Điều kiện tư nhiên
Các yếu tố kinh tế xã hội của quận Thủ Đức:
− Diện tích 21.034 ha là huyện ngoại thành TPHCM, nằm ở phía Đông Bắc thành phố, phần đất từ bờ sông Sài Gòn tới sông Đồng Nai Vị trí này rất quan trọng là cửa ngõ đi tới các tĩnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, với hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt thuận tiện
− Dân số Thủ Đức (năm 2004) là 329.231 người, tỉ lệ tăng tự nhiên (năm 2002) là 1,223%
− Kinh tế phát triển theo hướng tiểu thủ công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, thương nghiệp dịch vụ và du lịch xuất khẩu
3.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT
3.3.1 Thị trường xi măng Việt Nam
3.3.1.1 Tình hình phát triển và thực trạng của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
Phụ lục 3.3.1
Công suất các nhà máy sản xuất xi măng năm 2002 Phụ lục bảng 3.3.1.1.1
Các nhà máy xi măng được xây mới Phụ lục bảng 3.3.1.1.2
3.3.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng 1990-2002
Nhu cầu xi măng trong 12 năm qua không ngừng tăng, năm 1990 là 2,75 triệu tấn thì đến năm 1995 là 7,2 triệu tấn tăng 2,8 lần; năm 1998 lên 10,1 triệu tấn; năm 1999 là 11,1 triệu tấn; năm 2000 lên 13,621 triệu tấn bằng 7,8 lần so với năm 1990 Bình quân trong 12 năm giai đoạn 1990-2002 tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ xi măng đạt 18,5%/năm; trong giai đoạn 1990-1995 tốc độ tăng trưởng bình quân 23%/năm; giai đoạn 1996-2002 tốc độ tăng trưởng bình quân là 15%/năm
Mặc dầu các công ty xi măng đã sản xuất vượt công suất thiết kế nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nội địa, cung chưa đáp ứng được cầu, hàng năm phải nhập khẩu xi măng, clinker 13,8 triệu tấn trong 12 năm trên tổng số lượng xi măng tiêu thụ 116,42 triệu tấn, chiếm tỉ trọng 11,8%.lượng xi măng sản xuất trong 12 năm là 102 triệu tấn chiếm 88% thị phần nội địa
Sản lượng xi măng sản xuất và tiêu thụ thời kỳ 1990-2002 (đơn vị triệu tấn) Phụ lục bảng 3.3.1.2
Biểu đồ sản xuất và tiêu thụ xi măng Việt Nam thời kỳ 1990-2002 Phụ lục
Trang 213.3.2 Hoạt động kinh doanh từ năm 2002-2004
Tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 qua các năm
Sản suất
Sản lượng tiêu thụ
(Triệu tấn) 1,276.771 1,546.225 1,883.457 1,984.038 2,039.041 Doanh thu
(Tỷ đồng) 1.031,173 1.285,598 1.547,778 1.650,733 1.639,589 Lợi nhuận trước
Nộp ngân sách nhà
3.3.3 Hoạt động sản xuất và trang thiết bị
Trong những năm qua Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 đã có những bước đi tích cực trong việc bảo vệ môi trường trong sản xuất và kinh doanh cũng như để chuẩn bị hội nhập AFTA và phát triển bền vững
Năm 2000, công ty đã đầu tư mới và đưa vào hoạt động một dây chuyền sản xuất trong dự án “đầu tư chiều sâu và cải tạo môi trường” với tổng vốn đầu tư 23,457 triệu USD như cẩu Thủy lực- KSR (Đức), hệ thống băng tải cấp rút liệu, silo chứa clinke – FAM (Đức), máy nghiền – FCB (pháp), hệ thống đóng bao Haver Boeker (Đức) Mục tiêu của dự án nhằm thay đổi các cụm thiết bị đã lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu về môi trường ngày một khắc khe hơn
Năm 2001 – 2002, để tiếp tục hoàn thiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường, công ty đã thực hiện đề án “Hoàn thiện hệ thống lọc bụi” nhằm tích cực khắc phục tối đa tình trạng thoát bụi ra từ dây chuyền sản xuất do những hạn chế của hệ thống lọc bụi trong dây chuyền hiện hữu cũng như những thiếu sót cần bỗ sung của hệ thống hút bụi của dây chuyền mới
Danh mục thiết bị chính sử dụng trong nhà máy xi măng Hà Tiên 1 Phụ lục bảng 3.3.3
3.4 CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1
3.4.1 Các chủng loại xi măng
Các chủng loại xi măng đều mang nhãn hiệu Kỳ Lân Xanh với phụ gia puzolane có hoạt tính cao, tăng độ dẻo khi thi công, chống thấm tốt, bền vững trong môi trường xâm thực
Các loại xi măng và công dụng Phụ lục bảng 3.4.1
3.4.2 Các sản phẩm mới
Ngoài các sản phẩm truyền thống, Công ty xi măng Hà Tiên 1 còn sản xuất hàng loạt các chủng loại sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu và tiện ích cuộc sống ngày càng nâng cao: gạch lát tự chèn, gạch block, vữa xây vữa tô, cát tiêu chuẩn…
Vữa xây, vữa tô (hồ khô trộn sẵn): Theo TCVN 4314-1986
− Một hỗn hợp vữa có phối liệu theo tỷ lệ chặt chẽ gồm Xi măng Hà Tiên 1 + các cốt liệu tiêu chuẩn + phụ gia
Trang 22− Vữa xây, vữa tô hiện đang có 3 loại: mác 50, 70 và 100 dùng để xây và tô các công trình dân dụng và công nghiệp
− Có 5 cỡ bao: 2kg, 5kg, 10kg, 20kg, 50kg
− Tiện lợi: chỉ cần trộn với nước sạch theo hướng dẫn trên bao bì
Cát tiêu chuẩn: Đáp ứng TCVN 6227-1996
− Được khai thác, rửa và sàng lọc từ nguồn cát trắng có hàm lượng sillic cao tới 98%, cung cấp cho các phòng thí nghiệm chuyên ngành
− Đóng gói 1.350 gram
− Cát tiêu chuẩn này hiện nay đang cung cấp cho tất cả các đơn vị sản xuất xi măng tại Việt Nam và Trung Tâm Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng
Gạch lát tự chèn
− Sản xuất từ xi măng Hà Tiên 1 + bột đá + phụ gia
− Lớp mặt bền màu, không bị rỗ, khi lát không tốn hồ chèn mạch và có thể thay thế từng viên khi cần
− Thích hợp cho xây dựng vỉa hè, đường nông thôn, đường nhà vườn…
Gạch block
− Sản xuất từ XMHT1 + bột đá + phụ gia theo phối liệu đúng tiêu chuẩn
− Có ba loại gạch block: Gạch xây, gạch đờ mi, gạch cột
− Gạch block rất thuận tiện và bền vững
3.5 QUY TRÌNH SẢN XUẤT
3.5.1 Nhu cầu nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng cho sản xuất
3.5.1.1 Nhu cầu nhiên liệu, năng lượng
1 Điện Kwh 6.148.900 Điện lực Tp.HCM
5 Nhớt Lít 4.733 Shell, BP, Castrol, Mobil
6 Mỡ bôi trơn Kg 1.217 Shell, BP, Castrol, Mobil
Nguồn: Bảng kê khai hiện trạng môi trường Công ty xi măng Hà Tiên 08/2003
Trang 233.5.1.2 Nhu cầu nguyên vật liệu
TÍNH
LƯỢNG SỬ DỤNG/THÁNG
PHƯƠNG TIỆN LƯU TRỮ
NƠI SẢN XUẤT
Thái Lan
(Nguồn: Bảng kê khai hiện trạng môi trường Công ty xi măng Hà Tiên 08/2003)
Thành phần hóa học của nguyên liệu.Phụ lục
3.5.2 Dây chuyền sản xuất và sơ đồ công nghệ
3.5.2.1 Công nghệ sản xuất xi măng Việt Nam hiện nay
3.5.2.2 Dây chuyền công nghệ áp dụng tại nhà máy xi măng Hà tiên 1
Nguyên liệu (Thạch cao, Puzolan, Clinke)→ xe xúc, cẩu, băng tải → kho hở, silo chứa→ khu định lượng→ tải lên máy nghiền→ nghiền và phân hạt → bơm xi măng về silo
→ đóng bao→ thành phẩm, lưu kho
SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
Bụi thải
Bụi thảiKho hở:
Tải lên máy nghiền Tải lên máy nghiền Tải lên máy nghiền
Nghiền và phân hạt
Bơm xi măng về silo
Cẩu ben Cẩu ben Bốc dở Bụi thải
Thạch cao Puzulan Clinker
Trang 24Mô tả các bước cơ bản trong dây chuyền công nghệ tại công ty
Tiếp nhận clinker
Clinker nhập khẩu hoặc mua từ các công ty trong nước được vận chuyển về công ty bằng đường thủy qua kênh đào Cẩu thủy lực bốc dỡ clinker từ xà lan đưa vào các kho tồn trữ gồm có:
− Kho hở: dung lượng hữu dụng 10.000 m3 chứa đá phụ gia puozolan, thạch cao và clinker Bên trong được lấp 02 gàu ngoạm chạy trên đường Rail, cung cấp nguyên liệu cho các máy nghiền, lắp đặt vào năm 1964
− Kho kín: dung lượng hữu dụng 14.500 m3 chứa clinker, lắp đặt đưa vào sử dụng năm
1987
− Silo clinker: dung lượng hữu dụng 20.000 tấn clinker đưa vào sử dụng năm 2000 Silo clinker được cung cấp bằng hệ thống băng tải và cẩu thủy lực có công suất 600 tấn/giờ
Tiếp nhận phụ gia thạch cao
Puzolan có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 30 mm, độ ẩm 2-4% từ mỏ Vĩnh tân - Đồng Nai Thạch cao đập sẳn có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 30mm được vận chuyển đến công ty bằng sà lan hoặc xe xúc đưa vào kho hở Cầu trục chạy trên đường rail được sử dụng để bốc phụ gia, thạch cao đưa vào phễu tiếp nhận để cung cấp cho các máy nghiền
Nghiền xi măng PCB 40
Clinker, thạch cao và đá phụ gia từ các két chứa được định lượng khối lượng theo phối liệu nhất định và được hệ thống băng tải cung cấp cho máy nghiền bi chu trình kín, phân ly hiệu suất cao Hệ thống nghiền gồm có:
− Máy nghiền 1: được lắp đặt và đưa vào sử dụng từ năm 1964, công suất thiết kế 40tấn/giờ
− Máy nghiền 3: được lắp đặt và đưa vào sử dụng từ năm 1987, công suất thiết kế 90tấn/giờ
− Máy nghiền 4: được lắp đặt và đưa vào sử dụng từ năm 2000, công suất thiết kế 64tấn/giờ
Nhiệm vụ của hệ thống nghiền là sản xuất các chủng loại xi măng PCB30, PC30, xi măng mác cao… và được bơm lên các silo xi măng tồn trử Hệ thống silo gồm: Cụm silo ABCD tồn trử 8.000 tấn xi măng (2000 T x 04 silo)_ cụm silo C1-C2 tồn trử 16.000 tấn xi măng (8000T x 02 silo)_ silo C3 tồn trử 20.000 tấn xi măng
Đóng bao và xuất xi măng
Từ các đáy silo tồn trử, xi măng được vận chuyển bằng các máng trược khí động đến các phễu trung gian, cung cấp cho máy đóng bao gồm:
− Khu đóng bao 3: được lắp đặt đưa vào sản xuất năm 1987, công suất 90tấn/giờ/line
x 2 line
− Khu đóng bao 4: được lắp đặt đưa vào sản xuất từ năm 2000, công suất 100tấn/giờ/line, có gắn hệ thống bắn bao tự động
Trang 253.5.3 Sản phẩm và chất thải
3.5.3.1 Sản phẩm
− Xi măng Portland với công suất khoảng 1.850.000 tấn xi măng/năm
− Vữa xây, vữa tô (hồ khô trộn sẵn)
− Cát tiêu chuẩn
− Gạch lát tự chèn
− Gạch block
3.5.3.2 Chất thải
Khí thải:
Nguồn phát sinh chủ yếu từ các quá trình:
− Bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, sấy, nghiền, đóng bao
− Khí thải từ các phương tiện giao thông có chứa bụi, SOx, COx, hydrocacbon, chì,…
− Hơi xăng dầu từ các bồn chứa xăng dầu
− Tiếng ồn sinh ra trong quá trình sản xuất
Nước thải:
− Nước rửa đường xá có chứa đất cát, kiềm, các chất rắn lơ lửng (SS)
− Nước làm lạnh có nhiệt độ cao
− Nước thải sinh hoạt của công nhân viên công ty có chứa cặn bã (SS), các chất hữu
cơ (BOD,COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh vật
− Nước mưa chảy tràn qua khu vực sản xuất cuống theo đất cát, rác, các chất hữu cơ
Chất thải rắn:
− Phế thải của quá trình sản xuất (xi măng đóng cứng, bao bì, giấy phế thải,…)
− Rác sinh hoạt của công nhân viên tại công ty chứa chủ yếu là chất hữu cơ
Trang 26CHƯƠNG 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 và
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ĐÃ ÁP DỤNG
4.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
4.1.1 Bụi
4.1.1.1 Nguồn phát sinh
Oâ nhiễm chính yếu là bụi nguyên liệu clinker, thạch cao, pozulan và bụi sản phẩm xi
măng (Thành phần hóa học của nguyên liệu.Phụ lục 4.1.1.1) Phát sinh chủ yếu tại những công đoạn sau:
− Công đoạn bốc dỡ clinker từ xà lan vào phễu tiếp nhận
− Công đoạn tiếp nhận clinker vào silo chứa
− Công đoạn nhập phụ gia puzolan về kho hở thông qua xe tải và xuất từ kho hở bằng cẩu gàu ngoàm
− Các công đoạn cấp clinker, thạch cao, phụ gia puzolan vào két chứa máy nghiền
− Công đoạn nghiền hỗn hợp clinker, thạch cao, pozulan đến độ mịn yêu cầu của xi măng
− Công đoạn vận chuyển xi măng đến silo
− Vị trí chuyển tiếp giữa các băng tải chuyển
− Khu vực đóng bao xi măng
− Khu vực xuất xi măng xá
4.1.1.2 Kết quả giám sát chất lượng môi trường bụi (mg/m 3 )
Bụi trong khuôn viên nhà máy Phụ lục bảng 1
Bụi bao quanh nhà máy Phụ lục bảng 2
Bụi trong môi trường lao động nhà máy Phụ lục bảng 3
Bụi trong ống thải Phụ lục bảng 4
4.1.2 Khí thải và tiếng ồn
4.1.2.1 Khí thải
Từ máy phát điện dự phòng
Trong những năm gần đây tình hình lưới điện khá ổn định, theo thống kê trong năm
2002 lượng dầu DO sử dụng cho máy phát điện là 9362 lít/năm ứng với khoảng 20 giờ chạy máy phát, dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,6%) Sản phẩm cháy chủ yếu là các khí: SO2, NO2, CO, CO2, hơi nước, muội khói, …
Từ hoạt động phương tiện vận chuyển
− Nhiên liệu tiêu thụ chụ yếu là xăng và dầu DO
− Khí thải chủ yếu là CO2, NOX, cacbuahydro, aldehyd, bụi
Trang 274.1.2.2 Tiếng ồn
Nguồn phát sinh
− Hoạt động của máy phát điện (trong trường hợp điện bị mất)
− Hoạt động của hệ thống máy móc vận hành: máy nghiền, máy đóng bao,…
− Hoạt động của các phương tiện giao thông: xà lan, xe tải
− Hoạt động của các loại quạt gió, hệ thống xử lý bụi
− Hoạt động của con người
Các nguồn gây ô nhiễm kể trên, ngoại trừ hoạt động của phát điện và máy nghiền đều có mức độ ồn thấp và thực tế không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường bên trong nhà máy cũng như môi trường xung quanh
4.1.2.3 Kết quả giám sát chất lượng môi trường không khí (mg/m 3 ) và tiếng ồn (dBA)
Môi trường không khí trong khuôn viên nhà máy Phụ lục bảng 5
Môi trườngkhông khí bao quanh nhà máy Phụ lục bảng 6
4.1.3 Nước thải
4.1.3.1 Nước thải sản xuất
Qua khảo sát thực tế tại công ty cho thấy không có nước thải sản xuất trong qui trình, chỉ có nước thải giải nhiệt máy móc chủ yếu như sau:
Nước thải từ quá trình giải nhiệt máy nghiền
Được cung cấp từ nguồn nước thủy cục để làm nguội máy móc thiết bị, nguồn thải này không bị nhiễm bẩn, có nhiệt độ tăng cao hơn so với ban đầu nhưng có thể khống chế nằm dưới mức thải cho phép < 450C bằng cách điều chỉnh lưu lượng nước giải nhiệt cho phù hợp Có thể thải ra ngoài hoặc tuần hoàn
Nước thải giải nhiệt máy phát điện dự phòng
− Có tính chất tương tự như nước làm nguội máy móc thiết bị
− Lượng thải theo thực tế ước tính khoảng:
15 m3/h x 20 giờ/năm = 300 m3/năm
− Xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa mà không cần xử lý
4.1.3.2 Nước thải sinh hoạt
• Bao gồm nước thải từ nhà bếp, nhà ăn, khu sinh hoạt chung, nhà vệ sinh
• Ước tính khoảng 100 m3/ngày
4.1.3.3 Nước mưa
Nước mưa không nhiễm bẩn
− Là loại nước mưa được thu gom trên các khu vực sân bãi, đường giao thông nội bộ đã trải nhựa không để hàng hóa, rác rưỡi tích tụ lâu ngày hoặc bụi xi măng đọng lại trên mặt bằng nhà máy thì được xem là nước thải “quy ước sạch”
− Loại nước mưa này một phần chảy tràn vào cống thoát nước, phần còn tồn đọng trên đường xá, sân bãi của nhà máy do mặt bằng sân bãi bị lồi lõm không đồng nhất
Nước mưa bị nhiễm bẩn
Trang 28− Là loại nước mưa chảy vào khu sân bãi có bụi xi măng đọng lại trên mặt bằng và khu vực bồn chứa nhiên liệu dầu FO, xăng, làm cuốn trôi một phần đất cát và màng dầu rơi vãi trong quá trình vận chuyển, tàn trữ và sử dụng
− Chảy tràn vào cống thoát nước chung của nhà máy
4.1.3.4 Kết quả giám sát chất lượng môi trường nước
Chất lượng môi trường nước tại cống thoát nước số 1 Phụ lục bảng 7
Chất lượng môi trường nước tại cống thoát nước số 2 Phụ lục bảng 8
4.1.4 Chất thải rắn
4.1.4.1 Chất thải sản xuất
− Bụi nguyên liệu: được thu gom từ xe hút bụi và vệ sinh nhà xưởng trong quá trình sản xuất
− Các khối thép từ thiết bị được loại bỏ trong quá trình thay thế, sửa chữa Khối lượng thải: 14 tấn/tháng
− Xà bần, gạch vụn, bê tông đập phá từ các nhà xưởng bị sửa chữa, khối lượng thải không ổn định
− Giấy dư của quá trình sản xuất vỏ bao, bao giấy xi măng Khối lượng thải: 3 tấn/tháng
4.1.4.2 Chất thải sinh hoạt
− CTR sinh hoạt là chất thải sinh ra từ nhà ăn, khu vực văn phòng, từ vườn cây, bãi cỏ và từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của các nhân viên và công nhân trong công ty Chủ yếu là vỏ hộp, giấy vụn, bao bì nylon, thức ăn dư thừa,…
− Khối lượng rác thải sinh hoạt thải ra mỗi ngày trung bình khoảng 500 đến 700 kg/ngày ≈ 15 tấn/tháng
4.1.4.3 Chất thải nguy hại
Bảng: Danh mục chất thải nguy hại
Số lượng/
tháng (kg)
Dầu nhớt chứa chủ yếu là chất hữu cơ, chứa kim loại hay các chất vô cơ
500 lít
Nguồn: Phụ lục kèm theo sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại, số
5345/TNMT-CTR ngày 25/08/2004
4.2 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ĐÃ ÁP DỤNG
4.2.1 Biện pháp quản lý
4.2.1.1 Phương án giám sát và quản lý chất lượng môi trường
Trang 29Giám sát chất lượng không khí
• Thông số chọn lọc
− Vi khí hậu: Bụi tổng cộng, SO2, NOX, CO
− Điều kiện sản xuất trong môi trường lao động: tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng
• Địa điểm đặt vị trí giám sát
− Vi khí hậu: 7 điểm trong khuôn viên nhà máy và 7 điểm cách ống khói nhà máy
100 – 2000 m, trong đó có tối thiểu 2 điểm trong khu dân cư
− Điều kiện sản xuất trong môi trường lao động: gồm 4 điểm ở khu vô bao và 5 điểm trong ống thải khí
• Tần số thu mẫu và phân tích: 2 lần/năm
• Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam trong khu sản xuất
và kinh doanh
Giám sát chất lượng môi trường nước
• Thông số chọn lọc: pH, COD, BOD5, tổng cặn lơ lửng TSS, tổng nitơ N, tổng
photpho P, coliform
• Địa điểm khảo sát:
− Tại cống xả của nhà máy (cống thoát nước số 1)
− Cống xả ra kênh Rạch Chiếc và sông Sài Gòn (cống thoát nước số 2)
• Tần số khảo sát: 2 lần/năm
• Tiêu chuẩn so sánh: tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam đối với chất thải
Quản lý chất thải rắn
Đăng ký sổ quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo Quyết định 155/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về quản lý chất thải nguy hại Đã được sở tài nguyên môi trường cấp sổ đăng ký số 5345/TNMT-CTR ngày 25/8/2004 với các danh mục:
• Danh mục chất thải nguy hại sản sinh tại cơ sở
• Danh mục chất thải khác sản sinh tại cơ sở
4.2.1.2 Chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên công ty
− Năm 2005, tổ chức 2 khóa huấn luyện và đào tạo về bảo vệ môi trường cho toàn thể CB-CNV, phát chứng nhận cho những người tham gia khóa đào tạo và có xét đến chế độ lương bổng theo kế hoạch học tập và thi tay nghề Đào tạo đội ngũ cán bộ về chương trình ISO 14000 nhằm chuẩn bị để tiến tới đạt giấy chứng nhận ISO 14000
− Tiếp tục duy trì và không ngừng củng cố lại đội ngũ an toàn viên, vệ sinh viên trong công ty trong công tác phòng chống, bảo vệ môi trường
− Kiểm tra, thực hiện các quy chế bảo vệ môi trường tại công ty và hướng dẫn việc thực hiện đến từng CBCNV
4.2.1.3 Chống phát tán bụi mặt đường giao thông nội bộ công ty
− Sử dụng xe tưới nước trên các tuyến đường giao thông nội bộ định kỳ 2 lần/ngày
Trang 30− Sử dụng 2 xe hút bụi COMADILO có dung tích 1,3 m3 và xe hút bụi DULEVO dung tích 4 m3 Bố trí lịch hoạt động 2 xe hút bụi này tăng cường lên 24/24 trên các đường giao thông nội bộ và tuyến đường bên ngoài hàng rào công ty
4.2.1.4 Tăng cường cây xanh thảm cỏ
Chăm sóc phát triển cây xanh trước khu vực máy nghiền, khu vực kho thạch cao để ngăn bụi và tiếng ồn Xây dựng mới các công viên sát các phân xưởng sửa chữa, phân xưởng sản xuất bao giấy, khu vực văn phòng đạt yêu cầu xanh, sạch, đẹp Trồng mới cây xanh thảm cỏ đạt mật độ che phủ 10% trên tổng diện tích mặt bằng công ty
4.2.2 Biện pháp kỹ thuật
4.2.2.1 Biện pháp xử lý ô nhiễm bụi
− Bố trí các chụp hút bụi tại những vị trí phát sinh bụi dẫn không khí chứa bụi vào thiết bị xử lý bằng túi vải
− Lắp mới và cho vận hành một thiết bị xử lý bụi tại khu đóng bao 3 có dung lượng 16.000 m3/h
− Cải tạo hệ thống lọc bụi hiện hữu 15.000 m3/h để tăng tính hiệu quả của lọc bụi này với mục đích xử lý vệ sinh bao xi măng trước khi ra xe và thu hồi bụi từ thùng chứa xi măng không đúng quy cách nhằm tránh bụi thoát ra môi trường
− Lắp mới lọc bụi 5.000 m3/h cho khu vực sản xuất xi măng rời để giải quyết thoát bụi khi xe bồn vào nhận hàng
− Cải tạo lọc bụi tĩnh điện A14 bằng cách thay đổi kích thước túi vải từ Φ45 lên Φ150 nhưng diện tích lọc không thay đổi nhằm tăng tính hiệu quả lọc bụi tại chân silo clinker A15 cũng như rút ngắn được thời gian bảo trì túi lọc
− Cải tạo lại và cho hoạt động lọc bụi A2.1 cho phễu chứa clinker cẩu thủy lực bằng cách thay tăng diên tích lọc của túi vải (tăng kích thước đường kính túi lọc bụi từ Φ45 lên Φ150) nâng cao năng suất và hiệu quả của thiết bị lọc bụi này
− Nguyên tắc hoạt động của thiết bị lọc bụi tay áo và thiết bị lọc bụi tĩnh điện (phụ lục 4.2.2.1)
4.2.2.2 Biện pháp xử lý ô nhiễm nước
trình, chỉ có nước giải nhiệt máy móc, thiết bị nhưng được làm mát để tái sử dụng tuần
hoàn, do đó không kiểm soát
Nước thải sinh hoạt: Lưu lượng: 100 m3/ngày
− Xử lý cục bộ bằng bể tự hoại đối với nước thải từ nhà vệ sinh
− Nước dùng cho nhà bếp, nhà ăn: không đáng kể vì được nấu từ nơi khác mang đến
− Nước dùng cho vệ sinh công nhân: được dẫn đến hố gas lắng trước khi thải ra kênh
Nước mưa: chảy tràn vào cống thoát nước của nhà máy và được xử lý chung với nước thải
sinh hoạt
4.2.2.3 Biện pháp quản lý chất thải rắn
Trang 31− Các khối sắt thép từ thiết bị loại bỏ: thu gom định kỳ bán dưới dạng phế liệu theo hợp đồng số 0013/04-BPL ngày 28/05/2004 do ông Nguyễn Đình Xuyên làm đại diện đơn
Chất thải rắn sinh hoạt
Được thu gom hàng ngày đưa về điểm thải tập trung trong khuôn viên công ty, sau đó Doanh nghiệp tư nhân dịch vụ vệ sinh Phú Quốc thu gom vận chuyển theo hợp đồng số 0049/04-DVK ngày 01/01/2004
Chất thải nguy hại:
Dầu nhớt thải và các thùng phi chứa dầu được cơ sở Toàn Thắng thu mua và xử lý
4.3 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI
− Điểm phát sinh bụi nhiều nhất tại các điểm đổ trung gian giữa các băng tải
− Các phương tiện vận chuyển gây ra bụi rất nhiều trong quá trình lưu thông chuyên chở nguyên vật liệu trong phạm vi nhà máy
− Tại vị trí máy nghiền 1 phát sinh bụi rất nhiều
− Khu vực vô bao 3 (có thiết bị xử lý bụi công suất 16.000 m3/h)
− Khu xuất xi măng xá đã có thiết bị xử lý bụi tuy nhiên nồng độ bụi vẫn chưa đạt tiêu chuẩn môi trường làm việc cho công nhân
4.3.1.2 Khí thải và tiếng ồn
− Tiếng ồn từ máy nghiền, máy phát điện và máy đóng bao khi đang hoạt động chưa được xử lý do vậy gây ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp sản xuất
− Hoạt động của các phương tiên vận chuyển thường xuyên ra vào nhà máy gây ô nhiễm tiếng ồn trong khuôn viên nhà máy mà đặt biệt là khu vực nhà ăn mới
− Khí thải từ máy phát điện
4.3.2 Nước thải
− Chưa phân loại giữa nước thải nhiễm bẩn và không nhiễm bẩn
− Chưa có hệ thống xử lý nước thải bị nhiễm bẩn
Trang 324.3.3 Chất thải rắn
− Phế liệu được bán định kỳ 1 năm /lần do đó khối lượng rất lớn chiếm diện tích, gây mất mỹ quan nhà máy
− Các loại chất thải như: giẻ lau dính dầu mở, bóng đèn, xà bần, gạch vụn,… chưa được phân loại mà thải chung với chất thải sinh hoạt
4.3.4 Các sự cố có thể xảy ra
4.3.4.1 Sự cố do hoạt động của xà lan
Hoạt động của xà lan không sinh ra nước thải, khí thải đáng kể nhưng khả năng xảy ra sự cố thường cao hơn, làm tổn hại đến môi trường, thiết hại lớn về tài sản và cả tính mạng Các sự cố thường hay gặp phải là:
− Xà lan mắc cạn hoặc va chạm dẫn đến thủng hay chìm xà lan
− Sự rò rỉ hoặc thủng, vỡ bồn chứa nguyên liệu chuyên chở, bồn dầu gây sự cố tràn dầu
− Sự tắc nghẽn hoặc rò rỉ đường ống dẫn dầu trong quá trình hút vật liệu từ xà lan vào các kho chứa
4.3.4.2 Khả năng gây cháy nổ
Đặc điểm hoạt động của nhà máy là luôn hoạt động hệ thống khí nén và có sử dụng, tồn trữ một số nhiên liệu như: dầu DO chứa trong các bồn dầu, nhiên liệu xăng dùng cho các động cơ xe hơi, xe tải,… Các nhiên liệu trên đều rất dễ bắt lửa và gây ra cháy nổ Ngoài
ra, nhà máy còn sử dụng và tàng trữ một số lượng tương đối lớn các vật dụng dễ cháy khác như bao đựng xi măng, các loại bao bì giấy, gỗ, rác cũng như chất dễ bắt lửa và gây cháy Bản chất các quá trình gây ra cháy nổ có thể được chia thành 4 nhóm chính:
− Nhóm 1: Lửa cháy do những vật liệu rắn dễ cháy bị bắt lửa như: bao bì đựng xi măng, các loại bao bì giấy, gỗ, rác rưỡi,…
− Nhóm 2: Lửa cháy do các nhiên liệu lỏng dễ cháy như: xăng, dầu, gặp lửa
− Nhóm 3: Lửa cháy do các thiết bị điện
− Nhóm 4: Cháy nổ do sét đánh
Do vậy nhà máy phải rất cần chú ý đến các công tác phòng cháy chữa cháy tốt để đảm bảo an toàn cho người và hạn chế những mất mát, tổn thất có thể xảy ra
4.3.4.3 Tai nạn lao động
Môi trường làm việc tại nhà máy sản xuất xi măng thường xảy ra một số bất lợi dẫn đến giảm năng suất làm việc thậm chí gây tai nạn lao động như sau:
− Nhiệt thừa phát sinh trong quá trình sản xuất không nhỏ cùng với khí hậu Nam bộ nóng bức thì hầu hết các nhà máy sản xuất công nghiệp thường có nhiệt độ cao hơn ngoài trời rất nhiều
− Hoạt động của nhà máy thuộc loại hình cơ điện và khí nén vì vậy rất dễ xảy ra tai nạn lao động gây hậu quả tổn thất trực tiếp người lao động
Trang 33CHƯƠNG 5 KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1
THEO QUAN ĐIỂM ISO 14000
Việc kiểm soát ô nhiễm theo quan điểm ISO 14000 được đề ra nhằm mục đích là bước tiến để công ty tiếp tục quá trình tiến tới đạt chứng chỉ ISO 14000 do đó bài luận này chỉ nghiên cứu hoạch định một chương trình kiểm soát ô nhiễm trên quan điểm của tập tiêu chuẩn ISO 14001:2004
5.1 HOẠCH ĐỊNH
5.1.1 Các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1
BẢNG 5.1.1.1 Tóm tắt các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường của công ty
Bốc dở clinker từ
xà lan vào phễu
tiếp nhận
1 Cẩu, gầu múc, phễu tiếp nhận
2 Xe vận chuyển
Điện Xăng, dầu nhớt
1 Bụi sinh ra tại phễu A2 và mui xe
2 Khí thải do xe vận chuyển
3 Rơi vãi nguyên liệu tại gầu múc
4 Dầu nhớt rò rỉ trên mặt đường
2
Tiếp nhận clinker
vào silo chứa
Băng tải
Xe vận chuyển
Điện Xăng, dầu nhớt
1 Bụi tại đỉnh silo
2 Khí thải từ xe tải
3 Rò rỉ dầu nhớt trên mặt đường
3
Tiếp nhận phụ
gia về kho hở
Xe tải Cẩu gầu ngoạm
Điện Xăng, dầu nhớt
1 Bụi do kho hở thông thoáng với môi trường
2 Khí thải từ xe tải
3 Rò rỉ dầu nhớt trên mặt đường
4
Cấp liệu vào
máy nghiền 1 2 Băng tải Gầu
ngoạm
3 Phiểu định lượng
Điện Dầu, mỡ bôi trơn
1 Bụi từ điểm trung gian giữa các băng tải
2 Giẻ lau dính dầu mở do sửa chữa máy móc
5
Máy nghiền 1 Thiết bị phân
hạt
2 Thiết bị lọc bụi tĩnh điện
1 Nước giải nhiệt máy nghiền
2 Hoá chất trợ nghiền
3 Bi nghiền
4 Dầu mỡ bôi trơn
1 Bụi tại điểm tiếp liệu và thiết bị phân hạt
2 Nước thải giải nhiệt
3 Tiếng ồn và rung từ máy nghiền
4 Tràn đổ hoá chất
5 Bi nghiền thải bỏ
Trang 34măng đến silo
Đường ống dẫn
xi măng
Điện Bụi tại đỉnh silo chưa, đường
ống dẫn bị hở
Bụi từ thiết bị vô bao, trên bề mặt bao, xếp bao xi măng lên xe tải
8 Khu vực xuất xi
măng xá
Xe bồn Máng trượt
Điện Dầu nhớt
Bụi xi măng thoát ra từ cửa trên của xe bồn
Đánh giá các khía cạnh môi trường tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1
Phụ lục bảng 5.1.1.2
Các tiêu chí xác định khía cạnh môi trường đáng kể Phụ lục bảng 5.1.1.3
Xác định các khía cạnh môi trường tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1
Phụ lục bảng 5.1.1.4
• Bụi thải
• Thải bỏ chất thải sản xuất (chất thải rắn)
• Thải bỏ chất thải nguy hại
• Vi khí hậu (độ ồn, rung, nhiệt độ, …)
• Phát thải khí
• Thải bỏ nước thải
5.1.2 Việc tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Yêu cầu của ISO 14000 đòi hỏi công ty phải thiết lập và duy trì một thủ tục để xác định và tiếp cận với các yêu cầu của pháp luật mà công ty phải tuân thủ đối với các hoạt động và dịch vụ của mình
Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác được quy định tồn tại dưới một số hình thức sau
− Quy định riêng cho hoạt động (giấy phép hoạt động tại cơ sở)
− Quy định riêng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức
− Quy định riêng cho nghành nghề của tổ chức
− Quy định về môi trường (luật môi trường)
− Uûy quyền, chứng chỉ và giấy phép
Các yêu cầu khác
− Chương trình môi trường tình nguyện của công ty
− Các tiêu chuẩn ngành công nghiệp hoặc các yêu cầu nội bộ của công ty
Trang 35Cách thức để truy cập các yêu cầu pháp lý
− Truy cập từ các địa chỉ trên mạng
− Các công văn
Thành lập Ban ISO với các nhiệm vụ
− Xác định các điều luật và các yêu cầu pháp luật về các hoạt động của công ty có
ảnh hưởng đến môi trường
− Trình giám đốc xem xét và phê duyệt hàng tháng
− Cập nhật các yêu cầu và qui định vào danh mục tài liệu bên ngoài
− Các yêu cầu mới phải được đóng quyển để mọi người có thể tiếp cận và gửi đến
những người có liên quan trong công ty
− Xác định các chuẩn mực của các chỉ tiêu môi trường trong công ty theo các điều
luật qui định
Cách thức theo dõi các yêu cầu pháp lý
− Lập danh mục các địa chỉ truy cập các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
− Định kỳ 12 tháng/lần, ban ISO thực hiện xem xét tính hiệu lực của các yêu cầu
pháp luật và các yêu cầu khác đang sử dụng hay cập nhật các yêu cầu mới
− Khi thay đổi pháp lý thì phải thay đổi các tài liệu liên quan
Các yêu cầu pháp luật phải tuân thủ tại nhà máy Công ty Xi Măng Hà Tiên 1
BỤI THẢI theo Quyết định số: 3733/2002/QĐ-BYT gồm 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5
nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động
áp dụng trong công ty
Tên chất Đơn vị tính Nồng độ bụi toàn phần
NƯỚC THẢI theo TCVN 6980-2001: Chất lượng nước tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
thải vào vực nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
Trang 36Vị trí làm việc Đơn vị tính Cường độ tiếng ồn
Aùp dụng cho khu sản xuất (tiếp xúc
trong 8 giờ)
dBA 85
Độ rung theo TCVN 6962:2001
Mức ồn cho phép và thời gian áp dụng trong ngày
(dB) Khu vực
6-18h 18-6h Khu vực cần có môi trường đặc biệt
Khu dân cư xen kẽ trong khu vực
thương mại, dịch vụ và sản xuất
70 65
5.1.3 Các mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình hành động
Bảng: Mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình hành động kiểm soát ô nhiễm
lượng bụi phát sinh trong quá trình sản xuất
Nồng độ bụi phát sinh thấp hơn hoặc bằng tiêu chuẩn môi trường xung quanh, 5937-1995 và Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT
1 Lắp đặt, bảo trì hoặc
thay mới thiết bị lọc bụi
2 Thu gom bụi phát sinh
ra môi trường đưa vào tái
sử dụng
3 Che chắn các mui xe chở nguyên liệu trong nhà máy
Ban ATLĐ &
môi trường, Phân xưởng sửa chữa cơ-điện, Phòng kỹ thuật
02 Khí
thải
Sử dụng nguồn năng lượng lành mạnh, gần gủi với môi trường
Chất lượng không khí đạt tiêu chuẩn môi trường nguồn thải và
TCVN 5938 -1995
Kiểm soát sử dụng xăng
phương tiên vận chuyển trong nhà máy
Ban ATLĐ &
môi trường, phòng kế toán thống kê tài chính
ồn
Giảm ồn các thiết bị máy móc đảm bảo không ảnh hưởng đến người lao động
Đạt tiêu chuẩn mức ồn theo tiêu chuẩn môi trường TCVN
5949 -1998; Quyết định số
04 Nước
thải
Đạt chất lượng nước xả thải ra nguồn tiếp
Nước thải đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-
1995 và TCVN
Ban ATLĐ &
môi trường, Đội sửa chữa
Trang 37thải
rắn
lượng rác thải của quyết định
155/1999/QĐ-Tg về đăng ký quản lý chất thải nguy hại
sinh hoạt, sản xuất với chất thải nguy hại
2 Giải phóng mặt bằng nhà máy bằng cách quy hoạch lại thời gian bán phế liệu
môi trường, Phòng kế toán thống kê tài chính
không để xảy
ra sự cố Ưùng cứu kịp thời nếu xảy ra sự cố
Theo yêu cầu của luật PCCC, cục đường thủy và Quyết định số
3733/2002/QĐ-BYT
Trang bị dụng cụ ứng cứu sự cố xà lan, cháy nổ, trang bị bảo hộ cho người lao động, An toàn lao động cho máy móc trong nhà máy
Ban ATLĐ & môi trường, Phân xưởng Sửa chữa Cơ điện, Trạm Y tế, Phòng Bảo vệ Quân sự
5.2 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
5.2.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
Để thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường, ban lãnh đạo công ty cần xác định các nguồn lực cần thiết cũng như vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ công nhân viên công ty
Hiện nay, Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 có một đội ngũ nhân lực có trình độ cao, kỹ thuật chuyên môn tốt Vì vậy, để thực hiện chương trình quản lý môi trường hiệu quả thì những việc làm sau là cần thiết:
− Đưa công tác bảo vệ môi trường trực tiếp vào công việc của từng thành viên theo quy trình và thủ tục rõ ràng nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả công việc nói chung và công tác bảo vệ môi trường nói riêng
− Đại diện lãnh đạo của từng phòng ban có trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện, điều hành, giám sát và khắc phục hệ thống quản lý môi trường, báo cáo kết quả hoạt động cho ban lãnh đạo xem xét và làm cơ sở cải tiến hệ thống quản lý môi trường
− Để tiến tới đạt chứng chỉ ISO 14000 thì việc chuẩn bị là hết sức cần thiết do đó Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 cần thành lập Ban ISO bao gồm:
• Một trưởng ban: là lãnh đạo Công ty (có thể là giám đốc hoặc phó giám đốc)
• Hai Phó trưởng ban: trong đó một Phó trưởng ban là người chuyên trách về môi
trường trong công ty, một Phó trưởng ban là chuyên viên môi trường thuộc một tổ chức chuyên trách môi trường bên ngoài công ty
• Các thành viên: bao gồm các kỹ sư thuộc ban ATLĐ & MÔI TRƯỜNG, các phòng
ban khác trong công ty và các tổ chức chuyên trách môi trường bên ngoài công ty
Trang 38Hình: Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường
Bảng: Tổ chức quản lý môi trường tại công ty xi măng hà tiên 1
quản lý hệ thống quản lý môi trường
2 Thiết lập định hướng tổng thể, xây dựng chính sách môi trường
3 Xác định và cung cấp các nguồn nhân lực, công nghệ, đào tạo và tài chính
4 Chỉ huy và quyết định trong những trường hợp khẩn cấp
môi trường theo ISO 14000
2 Biên soạn, sửa đổi, lưu trữ và phân phối tài liệu của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000
4 Kiểm tra theo dõi tiến độ thực hiện các quy định quản lý môi trường tại công ty
5 Phối hợp với tổ chức giám sát, đo đạc
Nghiên cứu sử dụng thiết bị
kỹ thuật và xây dựng công
trình kiến trúc trong giảm
thiểu ô nhiễm
Ban ATLĐ & MT
Nhận diện nguồn gây ô
nhiễm, đề xuất phương
án giảm thiểu
PX sửa chửa cơ-điện
Bảo trì, sửa chữa thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển
Đội sửa chữa công trình
Duy tu, xây dựng công
trình phụ trợ, quản lý vệ
sinh môi trường
Ban ISO
Lập kế hoạch chương trình áp dụng ISO 14000
P Kế toán thống kê tài chính
Quản lý nguồn vốn, đầu tư trang thiết bị nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường
Phân xưởng sản xuất xi măng
Aùp dụng biện pháp giảm thiểu
ô nhiễm trong sản xuất do các phòng ban đề xuất
Trang 39Tổ chức quản lý Trách nhiệm và quyền hạn
chuyên viên môi trường đề xuất
2 Trực tiếp chỉ đạo sử dụng thiết bị kỹ thuất mới và xây dựng các công trình phụ trợ
thiết bị định kỳ
sinh môi trường mặt đường
2 Qui hoạch mặt bằng trồng cây xanh nhằm đảm bảo đạt tiêu chuẩn lượng cây xanh chiếm 25% tổng diện tích toàn nhà máy
P Kế toán thống kê tài chính Quản lý nguồn vốn, đầu tư trang thiết bị xử lý
và công trình phụ trợ nhằm mục đích giảm ô nhiễm môi trường
gần gủi với môi trường do chuyên viên về môi trường yêu cầu
5.2.2 Nguồn lực, đào tạo và nhận thức
5.2.2.1 Các quy định chung
− Tất cả công nhân viên hiên nay đang làm việc trong công ty có công việc có thể làm tác động đến môi trường đều phải được đào tạo những kiến thức thích hợp về môi trường
− Mỗi phòng ban và phân xưởng sản xuất cần phải xác định nhu cầu đào tạo tại bộ phận của mình
− Cán bộ phụ trách về môi trường của công ty cụ thể là ban ATLĐ & MT và ban ISO có trách nhiệm biên soạn các tài liệu nhận thức chung về hệ thống quản lý môi trường
− Nhân viên phòng Tổ chức lao động có trách nhiệm điều phối các chương trình đào tạo và lưu giữ hồ sơ đào tạo của toàn bộ công nhân viên trong công ty
− Mỗi phòng ban và phân xưởng sản xuất phải thông báo hoặc mở lớp đào tạo (nếu thấy cần thiết) về: chính sách môi trường, các yêu cầu chung bảo vệ môi trường của công
ty cho tất cả các đối tác, các nhà cung ứng, khách hàng và các nhà thầu phụ
5.2.2.2 Nguồn lực đào tạo và nhận thức tại công ty
Xuất phát từ các yêu cầu khác nhau để xác định nội dung đào tạo và đối tượng được tham gia đào tạo Sau đây là những gợi ý về kế hoạch đào tạo áp dụng cho thực tế Công ty Xi Măng Hà Tiên 1
Trang 40Bảng: Kế hoạch đào tạo cho công ty Xi măng Hà Tiên 1
Tần suất Chuyên gia đào tạo
1
Nâng cao nhận
thức về bảo vệ
môi trường cho
công nhân
viên trong nhà
máy
Kiến thức chung về HTQLMT
của công ty
Toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy
1 lần/người và đào tạo lại nếu HTQLMT có thay đổi
Mở lớp đào tạo cho nhân viên mới vào làm
Cán bộ môi trường ban ISO và ban ATLĐ & MT
2.
Nâng cao năng
suất, hạ giá
thành sản
phẩm
Kỹ thuật sản xuất sạch hơn
Cán bộ chuyên trách môi trường
Công nhân phân xưởng sản xuất xi măng
1 lần/năm Chuyên viên thuộc tổ
chức môi trường bên ngoài
Công nhân đội
xe
Công nhân lưu kho phân xưởng sản xuất xi măng
Thường xuyên 1tháng/lần kiểm tra dụng cụ và điều chỉnh cho phù hợp
Cán bộ môi trường ban ISO và ban ATLĐ & MT
Công nhân phân xưởng sản xuất xi măng
1lần/năm kiểm tra dụng cụ đựng rác và phổ biến cách sử dụng bảng hướng dẫn
Cán bộ môi trường ban ISO và ban ATLĐ & MT
5.
An toàn lao
động cho công
nhân trong nhà
máy
An toàn lao động
Công nhân làm việc tại phân xưởng sản xuất
Đào tạo cho công nhân khi mới vào làm
Cán bộ ban ATLĐ &
Toàn bộ công nhân trong công
ty
1 lần/năm Chuyên viên thuộc tổ
chức vệ sinh thực phẩm bên ngoài hoặc trạm Y tế công ty
7.
Luật PCCC,
Công an PCCC Phòng chống cháy nổ Công nhân làm việc tại các dây
chuyền sản xuất có sử dụng điện, chất dễ gây cháy nổ
Tập huấn công tác PCCC tại phân xưởng sản xuất cho công nhân 6tháng/lần
Công an PCCC trực tiếp đào tạo cán bộ phụ trách PCCC cho phòng bảo vệ quân sự
Phòng bảo vệ quân sự tập huấn lại cho công nhân
8.
Cục đường
thủy
An toàn đường thủy
Công nhân làm việc trên xà lan tại mép kênh đào Rạch Chiếc
Đào tạo cho công nhân các sự cố xà lan có thể xảy ra
Tối thiểu 1người/lần
Cán bộ cục đường thủy
Bảo vệ môi Đội ngũ các Cán bộ nhân Đào tạo nâng cao Chuyên viên thuộc tổ