XÂY DỰNG HỆTHỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 CHO CÔNG TY CHẾBIẾN THỦY SẢN HẢI NAM
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
NGÔ QUANG THÁI
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 CHO CÔNG TY
CHẾ BIẾN THỦY SẢN HẢI NAM
LUẬN VĂN KỸ SƯ CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
TP HCM, 7/2006
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 CHO CÔNG TY
CHẾ BIẾN THỦY SẢN HẢI NAM
LUẬN VĂN KỸ SƯ CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2002-2006
TP HCM, 7/2006
Trang 3NONG LAM UNIVERSITY FACULTY OF ENVIRONMENTAL TECHNOLOGY
ESTABLISH ENVIRONMENTAL MANAGEMENT
SYSTERM FOR HAI NAM SEAFOOD PROCESSING
COMPANY ACCORDING TO ISO 14001:2004
ENGINEERING COMPOSITION ENVIRONMENTAL TECHNIQUE MAJOR
Trang 4“Establish Environmental management system for Hai Nam seafood processing company in
according to ISO 14001:2004”
Hai Nam seafood processing company is interested in environmental pollution caused by its activities It costs over 16 millions VND in protecting environment every year but it isn’t effective
In order to reduce cost and improve effect in protecting environment, I choose the subject
“Establish Environmental management system for Hai Nam seafood processing company in accordance with Standard ISO 14001:2004” for my graduation paper
My graduation paper consists of five chapters Its purpose and reason are introduced in Chapter 1 Its content and researching methods are introduced in Chapter 2 Chapter 3 will introduce Hai Nam company, its environmental actuality and Environmental
management system company in accordance with ISO 14001:2004 Environmental
management system will be established for Hai Nam company in Chapter 4 Finally,
chapter 5 will give conclusions and petitions for establishing Environmental management system in Hai Nam company
Trang 5ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
**************
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
===oOo===
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Họvà tên SV: NGÔ QUANG THÁI
MSSV: 02127140
Khoá hoc: 2002 - 2006
CHUẨN ISO 14001:2004 CHO CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN HẢI NAM
2 Nội dung KLTN:
Khảo sát hiện trạng môi trường của công ty
Giới thiệu khái quát về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Hướng dẫn các bước xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho công ty
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu : 1/4/2006
Kết thúc: 30/6/2006
4 Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN HUY VŨ
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày Tháng năm 2006 Ngày Tháng năm 2006
Ban chủ nhiệm Khoa Giáo Viên Hướng Dẫn
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn đến:
Thầy hướng dẫn Nguyễn Huy Vũ đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện khóa luận
Cô Vũ Thị Hồng Thủy đã giới thiệu chỗ thực tập và truyền đạt cho em kiến thức cơ bản về ISO 14001
Tất cả các thầy cô của khoa Môi Trường trường Đại Học Nông Lâm đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt cho em nhiều kiến thức trong suốt thời gian học
Ban Giám đốc công ty TNHH Chế biến thủy sản Hải Nam đã hỗ trợ em trong thời gian thực tập tại công ty
Xin gởi lời cám ơn đến gia đình đã nuôi dưỡng em khôn lớn
Một lần nữa em xin trân trọng cám ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu trên
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2006
Sinh viên thực hiện Ngô Quang Thái
Trang 7Nhằm giúp công ty giảm chi phí và cải thiện hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, tôi thực hiện đề tài “Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho công ty Chế biến thủy sản Hải Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình
Nội dung đề tài gồm có 5 chương Chương I, đưa ra lý do chọn đề tài, nội dung của đề tài; Chương II, nêu nội dung và phương pháp nghiên cứu; Chương III, giới thiệu về công ty Hải Nam, hiện trạng môi trường của công ty và HTQLMT theo Tiêu chuẩn ISO 14001:2004; chương IV, dựa vào hiện trạng quản lý môi trường của công ty và Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 để xây dựng HTQLMT cho công ty Cuối cùng, chương V sẽ đưa ra các kết luận
và kiến nghị về việc xây dựng HTQLMT ở công ty Hải Nam
Trang 8MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Tóm tắt luận văn i
Mục lục v
Danh sách các bảng biểu vi
Danh sách các hình vẽ vi
Kí hiệu các chữ viết tắt vi
Danh mục phụ lục vii
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1
CHƯƠNG 2 - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
2.1 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 2
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
2.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
2.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
2.5 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 3 – TỔNG QUAN 3
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN HẢI NAM 3
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3
3.1.2 Vị trí địa lý 3
3.1.3 Hoạt động kinh doanh 3
3.1.4 Nguồn lực 3
3.1.4.1 Nhân sự 3
3.1.4.2 Cơ sở hạ tầng 4
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN HẢI NAM 5
3.2.1 Sử dụng nguyên vật liệu 5
3.2.1.1 Sử dụng nước 5
3.2.1.2 Sử dụng điện 5
3.2.1.3 Sử dụng hóa chất 6
3.2.2 Nước thải 6
3.2.2.1 Nước thải sản xuất 6
3.2.2.2 Nước thải sinh hoạt 8
3.2.3 Chất thải 8
3.2.4 Khí thải 9
3.2.5 Mùi 9
3.2.6 Tiếng ốn, độ rung, phát thải nhiệt 10
3.2.6.1 Tiếng ồn, độ rung 10
3.2.6.2 Phát thải nhiệt 10
3.3 KHÁI QUÁT VỀ HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 10
3.3.1 HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 11
3.3.1.1 Nguồn gốc 10
3.3.1.2 Nội dung 10
3.3.2 Lý do chứng nhận ISO 14001:2004 .11
CHƯƠNG 4 - CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 CHO CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN HẢI NAM 13
4.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG 13
4.1.1 Kiến thức cơ bản 13
4.1.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 13
4.1.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 13
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 13
4.2.1 Kiến thức cơ bản 13
4.2.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 14
4.2.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 14
4.3 LẬP KẾ HOẠCH 15
4.3.1 Khía cạnh môi trường 15
4.3.1.1 Kiến thức cơ bản 15
4.3.1.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 15
Trang 94.3.1.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 15
4.3.2 Yêu cầu pháp về pháp luật và các yêu cầu khác 18
4.3.2.1 Kiến thức cơ bản 18
4.3.2.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 18
4.3.2.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 18
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường 19
4.3.3.1 Kiến thức cơ bản 19
4.3.3.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 19
4.3.3.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 19
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH 20
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 20
4.4.1.1 Kiến thức cơ bản 20
4.4.1.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 21
4.4.1.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 21
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức 22
4.4.2.1 Kiến thức cơ bản 22
4.4.2.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 22
4.4.2.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 22
4.4.3 Thông tin liên lạc 24
4.4.3.1 Kiến thức cơ bản 24
4.4.3.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 24
4.4.3.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 24
4.4.4 Hệ thống tài liệu 26
4.4.4.1 Kiến thức cơ bản 26
4.4.4.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 26
4.4.4.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 26
4.4.5 Kiểm soát tài liệu 27
4.4.5.1 Kiến thức cơ bản 27
4.4.5.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 27
4.4.5.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 27
4.4.6 Kiểm soát điều hành 28
4.4.6.1 Kiến thức cơ bản 28
4.4.6.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 28
4.4.6.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 28
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp 29
4.4.7.1 Kiến thức cơ bản 29
4.4.7.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 29
4.4.7.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 29
4.5 KIỂM TRA 30
4.5.1 Giám sát và đo 30
4.5.1.1 Kiến thức cơ bản 30
4.5.1.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 30
4.5.1.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 30
4.5.2 Đánh giá mức độ tuân thủ 31
4.5.2.1 Kiến thức cơ bản 31
4.5.2.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 31
4.5.2.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 31
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa 32
4.5.3.1 Kiến thức cơ bản 32
4.5.3.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 32
4.5.3.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 32
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ 33
4.5.4.1 Kiến thức cơ bản 33
4.5.4.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 34
4.5.4.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 34
4.5.5 Đánh giá nội bộ 34
4.5.5.1 Kiến thức cơ bản 34
4.5.5.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 35
4.5.5.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 35
4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO 36
4.6.1 Kiến thức cơ bản 36
4.6.2 Thực trạng của công ty Hải Nam 37
4.6.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện 37
Trang 10CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
5.1 KẾT LUẬN 39
5.2 KIẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
BẢNG 3.1-CÁC LOẠI HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG CÔNG TY 6
BẢNG 3.2-CÁC LOẠI NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG TRONG CÔNG TY 6
BẢNG 3.3-KẾT QUẢ ĐO ĐẠC CÁC THÔNG SỐ Ô NHIỄM CỦA NƯỚC THẢI TRƯỚC VÀ SAU KHI XỬ LÝ 7
BẢNG 3.4-KẾT QUẢ ĐO ĐẠC CÁC THÔNG SỐ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 9
BẢNG 4.1-PHẠM VI CỦA HTQLMT CỦA CÔNG TY HẢI NAM 12
BẢNG 4.2-CSMT THAM KHẢO CHO CÔNG TY HẢI NAM 13
BẢNG 4.3-CÁC HOẠT ĐỘNG/QUÁ TRÌNH CHÍNH TRONG CÔNG TY HẢI NAM 15
BẢNG 4.4-DANH SÁCH CÁC KCMT ĐÁNG KỂ CỦA CÔNG TY HẢI NAM 26
BẢNG 4.5-PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC 26
BẢNG 5.1-ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ HTQLMT 40
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ HÌNH 3.1-SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH CỦA CÔNG TY HẢI NAM 3
HÌNH 3.2-LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG TRUNG BÌNH Ở KHU VỰC PXK 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2006 .5
HÌNH 3.3-LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG TRUNG BÌNH Ở KHU VỰC PXĐ 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2006 5
HÌNH 3.4-LƯỢNG ĐIỆN SỬ DỤNG TRUNG BÌNH Ở KHU VỰC PXK 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2006 6
HÌNH 3.5-LƯỢNG ĐIỆN SỬ DỤNG TRUNG BÌNH Ở KHU VỰC PXĐ 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2006 6
HÌNH 3.6-CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY HẢI NAM 7
HÌNH 3.7-MÔ HÌNH HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 11
HÌNH 4.1-SƠ ĐỒ CƠ CẤU QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THAM KHẢO CHO CÔNG TY HẢI NAM 21
HÌNH 4.2-PHÂN TÍCH SỰ KPH VÀ ĐỀ RA HĐKP&PN BẰNG MÔ HÌNH XƯƠNG CÁ 33
HÌNH 4.3-XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NÓ 36
Trang 12KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SS Chất rắn lơ lửng (Suspendid Solids)
ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
HTQLMT Hệ thống quản lý môi trường
HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải
HTTL Hệ thống tài liệu
HĐKP&PN Hành động khắc phục và phòng ngừa
BVMT Bảo vệ môi trường
CTR Chất thải rắn
HDCV Hướng dẫn công việc
Trang 13CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bất kỳ cơ sở sản xuất nào dù lớn hay nhỏ cũng gây ra các tác động đáng kể đến môi trường do hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và công ty chế biến thủy sản Hải Nam cũng không ngoại lệ Hơn nữa, công ty Hải Nam lại thiếu các biện pháp để kiểm soát, quản lý các vấn đề môi trường của mình Trong khi đó, mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa, kiểm soát các vấn đề môi trường ở các doanh nghiệp trong nước cũng như trên thế giới và đảm bảo rằng luôn tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường
Mặt khác, công ty Hải Nam có nhiều thuận lợi trong việc xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 sẵn có của công ty có sự tương thích với các điều khoản trong HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Công ty có nguồn lực dồi dào:
9 Ban lãnh đạo công ty có quan tâm và mong muốn cải thiện các vấn đề môi trường của công ty
9 Đội ngũ nhân viên có trình độ học thức cao (100% nhân viên có trình độ đại học
và cao đẳng)
9 Được tổ chức DANIDA Đan Mạch hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải Điều này sẽ giúp công ty thỏa mãn các yêu cầu pháp luật về môi trường có liên quan đến nước thải
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá tình hình quản lý môi trường tại công ty
Giúp công ty hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và cách thức triển khai xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn này
Hỗ trợ công ty trong việc bảo vệ môi trường, kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm do các hoạt động sản xuất
Trang 14CHƯƠNG 2 – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 NỘI DUNG
Khảo sát hiện trạng môi trường của công ty
Giới thiệu khái quát về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Hướng dẫn các bước xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho công ty
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tham khảo tài liệu về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Phương pháp đánh giá nhanh hiện trạng môi trường
Phương pháp khảo sát trực tiếp
Phương pháp thống kê số liệu
Phương pháp điều tra, phỏng vấn các công nhân, nhân viên có liên quan
2.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất của công ty Hải Nam
Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 Hệ thống quản lý môi trường – Các quy định và hướng dẫn
sử dụng
2.4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ đưa ra các bước cần thực hiện trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và xây dựng các thủ tục quan trọng chứ không xây dựng toàn bộ hệ thống tài liệu cho công ty
Các mục tiêu và chỉ tiêu, chương trình môi trường mà đề tài đưa ra là đề xuất ban đầu cho công ty nên chưa tính toán chi phí thực hiện
Trang 15CHƯƠNG 3 – TỔNG QUAN 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN HẢI NAM
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) chế biến thủy sản Hải Nam là doanh nghiệp tư nhân được thành lập vào 1/3/1993 theo quyết định số 232 – QĐ – UB – BT của UBND tỉnh Bình Thuận Sau một năm đầu tư xây dựng, ngày 1/3/1994 công ty chính thức đi vào hoạt động
Từ lúc đi vào hoạt động đến nay công ty đã vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn Ban đầu công ty chỉ
có 1 phân xưởng hàng đông và 1 phân xưởng hàng khô Năm 2004 công ty xây dựng thêm 1 phân
đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Sau một thời gian triển khai thực hiện, công ty đã được cấp giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP (1998) và giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (2004) Hai loại giấy chứng nhận trên giúp công ty chinh phục được các khách hàng khó tính, mở rộng thị trường sang Châu Âu và nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hình ảnh của công ty trên thương trường
3.1.2 Vị trí địa lý
Nằm ở số 27 Nguyễn Thông – Phường Phú Hài – Thị xã Phan Thiết – Tỉnh Bình Thuận:
Phía Đông giáp xí nghiệp thủy sản Phú Hải
Phía Tây giáp sông Cầu Ké
Phía Bắc giáp ruộng muối
Phía Nam giáp khu dân cư
3.1.3 Hoạt động kinh doanh
Công ty chuyên thu mua, chế biến hải sản đông lạnh và hải sản khô với công suất 5000 tấn sản phẩm/năm Trong đó thị trường xuất khẩu chiếm 82%, thị trường trong nước chiếm 18% Thị trường chính của công ty là Nhật, Mỹ, Pháp, Ðan mạch, Hàn Quốc, HongKong, Singapore, Ðài Loan
3.1.4 Nguồn lực
3.1.4.1 Nhân sự
Công ty có nguồn nhân lực dồi dào với hơn 2000 công nhân, nhân viên Trong đó nhân viên có trình
độ đại học và cao đẳng chiếm 10%
Hình 3.1-Sơ đồ tổ chức hành chánh của công ty Hải Nam Giám đốc: phụ trách tổng quát, lãnh đạo toàn diện các hoạt động trong công ty
Phó giám đốc 1: phụ trách phòng HACCP, phòng kỹ thuật, phân xưởng hàng đông, phòng kiểm
Phó Giám Đốc 4
P Cơ điện
P Vật tư
P Y tế
Trang 16Phó giám đốc 2: phụ trách phòng tổ chức hành chánh, phòng kế toán
Phó giám đốc 3: phụ trách phân xưởng hàng khô, phòng kinh doanh, tổ thu mua
Phó giám đốc 4: phụ trách phòng vật tư, phòng cơ điện
Phòng kinh doanh: lập kế hoạch sản xuất, đề xuất các chiến lược kinh doanh và chỉ đạo cho các
phân xưởng thực hiện, tìm hiểu thị trường, giao dịch với khách hàng Cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và quản lý kho hàng
Phòng kế toán: hạch toán kế toán các hoạt động tài chính và quản lý, phân tích hợp đồng tài chính
của công ty
Phòng kỹ thuật: quản lý thiết bị công nghệ sản xuất, các dự án đầu tư, xây dựng và lập quy trình sản
xuất, nghiên cứu sản phẩm mới và xử lý sản phẩm không phù hợp, thực hiện đào tạo, huấn luyện kỹ thuật cho công nhân
Phòng vật tư: cung ứng nguyên nhiên liệu, các thiết bị phục vụ sản xuất
Phòng kiểm nghiệm: quản lý phòng kiểm nghiệm và kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh hoá lý theo yêu
cầu, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm
Phòng HACCP: quản lý an toàn thực phẩm theo hệ thống HACCP Kiểm tra chất lượng đầu vào,
quy trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng Quản lý thiết bị theo dõi và đo lường, quản lý môi trường
ở khu vực sản xuất, các kho cũng như môi trường xung quanh
Phòng cơ điện: lập kế hoạch và thực hiện bảo trì các thiết bị máy móc theo định kỳ, lắp đặt và vận
hành thiết bị máy móc, quản lý kho thiết bị và phụ tùng cơ khí
Phòng tổ chức hành chánh: quản lý nhân sự và tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động và thi
đua, quản lý hành chính, văn thư, tài sản công cộng, bảo vệ an ninh kinh tế
Phân xưởng đông và phân xưởng khô: thực hiện chỉ đạo sản xuất từ phòng kỹ thuật, phòng
HACCP và các phòng ban quản lý khác để đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và kế hoạch sản xuất của công ty
Phòng y tế: chăm sóc sức khỏe cho công nhân khi xảy ra tai nạn lao động trong khi làm việc
Giao thông vận tải: Công ty có 6 xe tải lạnh để vận chuyển hàng đông có tải trọng từ 1,2÷10 tấn và
3 xe khách 7 chổ Đường giao thông nội bộ trong công ty được thiết kế hài hòa với cảnh quan, mặt
đường được cán bê tông nhựa để thuận tiện cho các xe ra vào
Hệ thống cấp nước: Nguồn nước phục vụ cho toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt
trong công ty được cung cấp từ công ty cấp thoát nước Bình Thuận Nhu cầu sử dụng nước của công
Trang 17Hệ thống thoát nước: Gồm có hai hệ thống
Hệ thống thoát nước khu vực sản xuất: gồm các cống, mương hở, hố ga đặt trong các phân xưởng có nhiệm vụ dẫn nước thải sản xuất đến hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông Cầu Ké
Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt: nước thải từ các khu vực khác được thu gồm bằng các cống thu gom và hầm tự hoại rồi dẫn thẳng ra sông sông Cầu Ké
Hệ thống điện: Toàn bộ hoạt động của công ty sử dụng điện lưới quốc gia thông qua trạm biến áp
1250KVA có tại khu vực Ngoài ra công ty còn bố trí một máy phát điện dự phòng
Hệ thống xử lý nước thải: Được xây dựng vào năm 2001 với sự hỗ trợ 50% vốn của tổ chức
xưởng đông và khô trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông Cầu Ké
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CBTS HẢI NAM
Các vấn đề môi trường của công ty phát sinh chủ yếu từ quy trình sản xuất hải sản đông và khô Tham khảo:
Phụ lục 1-Quy trình chế biến cá/mực đông lạnh
Phụ lục 2-Quy trình chế biến cá khô
Phụ lục 3-Quy trình chế biến mực khô
3.2.1 Sử dụng nguyên vật liệu
3.2.1.1 Sử dụng nước
Nước sử dụng cho toàn công ty được cung cấp từ công ty Cấp thoát nước Bình Thuận khoảng
Nước dùng sản xuất: Đặc trưng của nghành chế biến thủy sản là sử dụng nhiều nước trong suốt quá
trình chế biến và vệ sinh nhà xưởng nên lượng nước sử dụng trong các phân xưởng là rất lớn:
Đá cây mua từ bên ngoài (7500 tấn/năm)
Hình 3.2-Lượng nước sử dụng trung bình ở
khu vực PXK 5 tháng đầu năm 2006
Trang 1812.7%
1.14%
5.76%
P.Giặt P.Kiểm nghiệm PXK Nhà ăn
Hình 3.4-Lượng điện tiêu thụ trung bình ở
khu vực PXK 5 tháng đầu năm 2006
78.87%
19.2%
0.86%
1.07%
Văn phòng HTXLNT PXĐ P.Cơ Điện
Hình 3.5-Lượng điện tiêu thụ trung bình ở khu vực PXĐ 5 tháng đầu năm 2006
3.2.1.3 Sử dụng hóa chất
Các hóa chất được sử dụng trong công ty là:
Loại hóa chất Năm 2004 Năm 2005 Mục đích sử dụng
Bảng 3.1-Các loại hóa chất sử dụng trong công ty
3.2.1.4 Sử dụng nhiên liệu
Loại nhiên liệu Năm 2004 Năm 2005 Mục đích sử dụng
và lò hơi nhà giặt
Bảng 3.2-Các loại nhiên liệu sử dụng trong công ty 3.2.2 Nước thải
3.2.2.1 Nước thải sản xuất (được xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận)
Do sử dụng nhiều nước trong suốt quá trình chế biến nên nước thải phát sinh liên tục từ giai đoạn đầu tiên là tiếp nhận nguyên liệu đến giai đoạn cuối cùng là mạ băng tách khuôn Vì thế lượng nước thải sản xuất là rất lớn và bị ô nhiễm hữu cơ ở mức cao:
Quá trình tiếp nhận nguyên liệu: nước thải chứa nhiều chất rắn lơ lửng
Quá trình rửa, bảo quản nguyên liệu: nước thải chứa nhiều muối, Chlorine
Quá trình sơ chế, chế biến: nước thải chứa nhiều máu, mỡ và vụn thịt nên hàm lượng BOD, COD, chất rắn lơ lửng, nitơ, photpho rất cao
Quá trình vệ sinh dụng cụ chế biến và nhà xưởng: nước thải cuốn theo nhiều vụn thịt, chứa nhiều hóa chất tẩy rửa như sút, Chlorine
Trang 19Sau xử lý Thông
7/12/2004- 29/12/2005
29/6/2005- 5/6/2006
5/12/2005-TCVN 5945:1995
Bảng 3.3-Các thông số ô nhiễm của nước thải trước và sau khi xử lý
Hình 3.6-Công nghệ xử lý nước thải của công ty Hải Nam
Ghi chú:
Đường dẫn nước :
Đường dẫn khí :
Đường dẫn bùn :
Hệ thống xử lý nước thải của công ty được xây dựng từ năm 2001 do tổ chức DANIDA Đan Mạch
phân xưởng được dẫn vào ngăn tiếp nhận có lọc rác quay, tại đây rác có kích thước > 1mm được giữ lại Nước thải đi qua ngăn tuyển nổi khí để tách dầu mỡ rồi chảy vào bể điều hòa để lắng sơ cấp
trước khi đi vào bể xử lý yếm khí Bể xử lý yếm khí gồm có 7 ngăn để cản bớt dòng chảy của nước thải, tạo điều kiện cho quá trình lên men yếm khí Ở bể này, 70÷75% hàm lượng COD được loại bỏ Nước thải từ bể yếm khí sẽ được bơm lên 2 bể hiếu khí Tại đây xảy ra quá trình sinh hóa nhờ hệ
thống sục khí và một lượng lớn bùn hoạt tính được hình thành Sau đó, nước thải từ bể hiếu khí sẽ
Thải ra Sông Cầu Ké
Lọc
rác
quay
Bể sục khí
Bể điều hòa &
lắng sơ cấp
Xử
lý yếm khí
Xử lý hiếu khí
Lắng thứ cấp
Hồ
ổn định
Thải khí mêtan
Xử lý mùi khí thải
Trang 20được bơm lên bể lắng thứ cấp có các tấm lắng dạng nghiêng giúp các cặn bùn tách khỏi nước thải Cuối cùng nước thải sẽ chảy vào hồ ổn định, lục bình trong hồ sẽ giúp loại trừ chất hữu cơ còn sót lại trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông Cầu Ké đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN 5945-1995
Tuy nhiên, vào thời gian cao điểm trong sản xuất, hệ thống xử lý nước thải bị quá tải nên có các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép Điều này gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận mà công ty chưa
Nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà giặt
Phòng cơ điện: quá trình vận hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị
Phòng kiểm nghiệm: chứa nhiều hóa chất
Nước mưa rơi trên mái nhà và 2 sân phơi cuốn theo đất cát, bụi bẩn chảy vào các hố ga rồi đi ra nguồn tiếp nhận
Do không được xử lý nên nước thải sinh hoạt của công ty cũng góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm nguồn tiếp nhận Khi thải ra sông Cầu Ké, nước thải sinh hoạt làm giảm lượng oxy hòa tan (vốn rất quan trọng đối với các loài thủy sinh) gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất muối của các hộ làm muối
3.2.3 Chất thải
Chất thải trong công ty phát sinh từ các hoạt động sau:
Sơ chế, chế biến: chất thải chủ yếu là đầu, vỏ, nội tạng, xương mai mực, mỡ (phế phẩm) Khối
lượng này chiếm trung bình khoảng 40-50% lượng nguyên liệu đầu vào đối với cá và khoảng 20% đối với mực và các loại thủy sản khác Phế phẩm trong quá trình sơ chế, chế biến được nhanh chóng chuyển vào kho phế phẩm và bán cho công ty chế biến thức ăn gia súc Xuân Đào
Đóng gói sản phẩm: Bao bì thùng carton phế thải chiếm một khối lượng tương đối lớn khoảng
265.000 kg/năm (số liệu thống kê năm 2005) Trong đó, 40% lượng chất thải do hàng từ các loại sản phẩm đã qua chế biến nhập về công ty chế biến lại nên loại bỏ bao bì, số còn lại do bao bì bị hỏng vỡ trong quá trình đóng gói sản phẩm Loại chất thải này được thu gom và chuyển về kho phế liệu để bán cho các cơ sở thu mua phế liệu
Sinh hoạt: Rác sinh hoạt của 2000 công nhân và chất thải từ nhà bếp như thức ăn thừa, vỏ rau củ
quả, giấy vệ sinh; các loại giấy văn phòng thải bỏ và các loại dụng cụ sinh hoạt khác Loại rác này được xe rác thu gom vào 4 giờ chiều mỗi ngày
Chất thải nguy hại: Phát sinh chủ yếu từ:
Hoạt động bảo trì, sửa chữa thiết bị máy móc: Bóng đèn huỳnh quang (300 cái/năm), giẻ lau dính dầu nhớt, dầu/nhớt xả, bình acquy (24 bình/năm)
Nhà bếp: Dầu chiên sau khi sử dụng
Phòng kiểm nghiệm: Hóa chất thải bỏ, chai lọ chứa hóa chất, mẫu nhiễm hóa chất
Phòng y tế: Kim tiêm, bông băng sau khi sử dụng
Các phân xưởng: Chai lọ chứa hóa chất
Khối văn phòng: Hộp mực in
Hiện tại, các loại chất thải nguy hại được thu gom chung với rác sinh hoạt Điều này sẽ làm tăng độc tính của rác thải và gây ảnh hưởng nguy hiểm cho con người và hệ sinh thái
Trang 213.2.4 Khí thải
Công ty cũng thường xuyên đo đạc các thông số ô nhiễm không khí 2 lần/năm:
Khu vực nhà dân cách công ty Thông
số ô
nhiễm Đơn vị
Sân phơi hàng khô
Gần phân xưởng đông
5 m 10 m 20 m 50 m 80 m 100 m
TCVN 5937:1995 5938:1995
Bảng 3.4-Kết quả đo đạc các thông số ô nhiễm không khí
Từ hoạt động vận hành của lò hơi và máy phát điện dự phòng
Công ty có 1 lò hơi sử dụng trong nhà giặt, 1 lò hơi trong phòng luộc và 1 máy phát điện dự phòng Các thiết bị này đều sử dụng dầu DO để vận hành Các tác nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu là
này tại miệng ống khói của các lò hơi, và máy phát điện theo TCVN 5939:1995-Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ để có biện pháp thích hợp kiểm soát chúng
Từ quá trình sấy cá/mực
Đối với mặt hàng khô thì phương pháp sấy đơn giản và tiết kiệm nhất là phơi trực tiếp ngoài trời Tuy nhiên, khi số lượng đơn đặt hàng lớn hay thời tiết không thuận lợi thì công ty phải sử dụng lò sấy bằng gas Nhưng khí thải sinh ra do các quá trình đốt gas không đáng kể vì gas là nhiên liệu sạch nên khi đốt ít sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí mà ô nhiễm đặc trưng là mùi
Từ các xe cộ ra vào công ty
Các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel, khi hoạt động thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm môi trường như hyđrocacbon, anđehyt, bụi,
kiểm soát đối với các tài xế lái xe
3.2.5 Mùi
đo đạc các thông số ô nhiễm không khí cho thấy trong công ty 2 thông số này thường xuyên vượt
tiêu chuẩn cho phép Nguyên nhân là do:
Phế phẩm: Phế phẩm bị loại ra trong quá trình sơ chế (nội tạng, đầu, vảy…) chưa được thu gom kịp
thời, việc tập trung phế phẩm trước khi vận chuyển đi khỏi nhà máy thường ở trong tình trạng không được bảo quản tốt nên chúng nhanh chóng bị phân hủy và gây mùi hôi
Trang 22Phơi, sấy: Quá trình phơi khô/sấy để tách ẩm cá/mực mang theo hơi nước, các hợp chất có khả năng tạo mùi như methyl mercaptan, hydrogen sulfide, n-propyl mercaptans,
Thiết bị điện lạnh: Các tác nhân lạnh NH3, Freon (CHF2Cl) của các thiết bị điện lạnh thoát ra trong
quá trình vận hành, bảo trì hoặc sự cố rò rĩ dàn lạnh
Sử dụng hóa chất: Chlorine được sử dụng để khử trùng dụng cụ, thiết bị sản xuất, rửa tay, rửa
nguyên vật liệu, vệ sinh giày ủng trước khi vào phân xưởng tạo ra mùi gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc trong xưởng Vì vậy công nhân làm việc trong xưởng phải mang dụng cụ bảo hộ
lao động: áo yếm, khẩu trang, ủng, bao tay
Hệ thống thoát nước của các phân xưởng: Nhân viên vệ sinh trong phân xưởng không thường
xuyên thu gom các phế phẩm, vụn thịt trong lưới chắn rác nên chúng bị cuốn theo nước thải vào các
hố ga làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước gây ngập úng khi trời mưa và phát sinh mùi hôi
3.2.6 Tiếng ồn, độ rung và nhiệt thải
Tiếng ồn, độ rung: Phát sinh chủ yếu từ phòng cơ điện, nơi tập trung nhiều thiết bị máy móc như
băng chuyền IQF, BQF, tủ cấp đông Contact, máy tạo đá vẩy, HTXLNT, Tuy tiếng ồn trong phòng
cơ điện rất cao nhưng chỉ ảnh hưởng đến nhân viên phòng cơ điện, không ảnh hưởng đến các khu
vực khác trong công ty
Nhiệt thải: Công ty đã thực hiện bảo ôn các máy móc thiết bị phát thải nhiệt nhiều như các lò hơi,
máy phát điện, các phòng sấy, hệ thống lạnh trung tâm nên đã giảm bớt phần nào nhiệt thải vào môi trường và tiết kiệm năng lượng Tuy nhiên có một số đường ống do bảo ôn quá lâu nên bị bong lớp vật liệu bảo ôn nhưng công ty chưa khắc phục
Nhìn chung, công ty Hải Nam có quan tâm đến vấn đề môi trường nhưng chưa đủ để thỏa mãn các yêu cầu pháp luật về môi trường và cộng đồng dân cư xung quanh Đó là do công ty chưa xác định được mình sẽ quản lý các vấn đề môi trường gì và sẽ quản lý như thế nào Chỉ có việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 mới giúp công ty đạt được cả 2 điều đó
3.3 GIỚI THIỆU VỀ HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004
3.3.1 HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
3.3.1.1 Nguồn gốc
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001-HTQLMT-Quy định và hướng dẫn sử dụng là một trong 21 tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về môi trường do Ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế xây dựng và ban hành phiên bản đầu tiên vào năm 1996 (ISO 14001:1996) Ngày 15/11/2004 Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành phiên bản thứ 2 của tiêu chuẩn ISO
14001 mang số hiệu ISO 14001:2004 thay thế cho ISO 14001:1996 Phiên bản mới này được sử dụng cho đến nay và không có sự thay đổi lớn về nội dung so với phiên bản cũ mà chủ yếu là làm rõ hơn các yêu cầu và tăng cường tính tương thích với tiêu chuẩn ISO 9001:2000-Hệ thống quản lý chất lượng
Trang 23Hình 3.7-Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 3.3.2 Lý do chứng nhận ISO 14001
Dể dàng hơn trong kinh doanh: Một tiêu chuẩn quốc chung sẽ giảm rào cản về kinh doanh
Đáp ứng các yêu cầu pháp luật về môi trường: Để chứng nhận HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, công ty phải tuân thủ các yêu cầu pháp luật và phải chứng minh tính hiệu quả của HTQLMT
Tăng lòng tin của các bên hữu quan: Nếu công ty được chứng nhận ISO 14001 và định kỳ được đánh giá bởi tổ chức độc lập thì các bên hữu quan sẽ tin rằng công ty rất quan tâm đến vấn đề môi trường
Giảm rủi ro và trách nhiệm pháp lý: Nếu công ty được chứng nhận ISO 14001 thì sẽ ít gặp phải các vấn đề môi trường hơn các công ty không được chứng nhận
Tiết kiệm: Công ty sẽ tiết kiệm được nhiều hơn thông qua các nỗ lực giảm thiểu chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm
Có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn: Các khách hàng mong muốn kinh doanh với các công ty có quan tâm đến việc bảo vệ môi trường
Xem xét của lãnh đạo
Chính sách môi trường
Thực hiện
Cơ cấu, trách nhiệm, quyền hạn
Năng lực, đào tạo, nhận thức
Thông tin liên lạc
Hệ thống tài liệu
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát điều hành
Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình huống khẩn cấp
Lập kế hoạch
Khía cạnh môi trường
Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường
CẢI TIẾN LIÊN TỤC
Trang 24 Cải tiến hiệu suất: Việc đáp ứng các yêu cầu của HTQLMT sẽ dẫn đến việc tăng cường lợi nhuận
Nâng cao hình ảnh công ty: Công ty có quan tâm đến vấn đề môi trường sẽ chiếm được thiện ý của cộng đồng
Trang 25CHƯƠNG 4 – CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004 CHO CÔNG TY HẢI NAM
4.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG
4.1.1 Kiến thức cơ bản
Yêu cầu theo mục 4.1 của ISO 14001
Tổ chức phải thiết lập, văn bản hóa, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục HTQLMT theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và xác định cách thức đáp ứng các yêu cầu đó Đồng thời xác định và lập văn bản về phạm vi của HTQLMT của mình
Diễn giải
Một trong những việc đặt nền móng cho HTQLMT là xác định phạm vi của các hoạt động, khu vực trong công ty mà ban lãnh đạo công ty có thể kiểm soát chúng và các tác động môi trường của chúng
4.1.2 Thực trạng của công ty
Công ty có thực hiện việc xác định và lập văn bản về phạm vi của các hoạt động quản lý môi trường
của mình qua các bản báo cáo môi trường định kỳ gửi lên sở TNMT
4.1.3 Hướng dẫn thực hiện
Lúc mới bắt đầu triển khai HTQLMT, công ty nên giới hạn phạm vi hoạt động của HTQLMT trong hoặc sát bên vùng đất thuộc chủ quyền của công ty Sau một thời gian thực hiện, công ty nên mở rộng phạm vi ra như: nhà thầu phụ, vòng đời của các sản phẩm do công ty sản xuất,…
Công ty TNHH Chế Biến Thủy Sản Hải Nam ở số 27 Nguyễn Thông – Phường Phú Hài – Thị xã Phan Thiết – Tỉnh Bình Thuận cam kết cải tiến các hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách xây dựng HTQLMT theo ISO 14001
Phạm vi của HTQLMT của công ty bao gồm:
Tất cả các hoạt động sản xuất và hỗ trợ sản xuất trong vùng đất thuộc chủ quyền công ty (các hoạt động chế biến, bảo trì thiết bị, hành chính và các nhà thầu làm việc trong công ty)
Các vấn đề nước thải, khí thải, rác thải sau khi đã ra khỏi phạm vi địa lý của công ty được yêu cầu kiểm soát bởi quy định pháp luật về môi trường
Yêu cầu của các bên hữu quan
Bảng 4.1-Phạm vi của HTQLMT của công ty Hải Nam 4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
Cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm
Cam kết tuân thủ các quy định pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ có
liên quan đến các KCMT của tổ chức
Trang 26 Đưa ra khuôn khổ cho việc đề xuất và rà soát lại các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường
Được lập thành văn bản, được thực hiện và duy trì
Được thông tin cho tất cả thành viên đanh làm việc cho hoặc đại diện cho tổ chức
Sẵn sàng phục vụ mọi người
4.2.2 Thực trạng của công ty
Công ty chưa xây dựng CSMT
4.2.3 Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: Phân tích các thông tin cần thiết
Các thông tin cần thiết cho việc thiết lập CSMT là bản chất, quy mô và các tác động môi trường của các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ trong công ty
Bước 2: Xác định các điểm chiến lược trong CSMT
Khi thiết lập CSMT, công ty phải xem xét trên các nguyên tắc:
Cải tiến liên tục và thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm trong hoạt động BVMT của công ty
Tuân thủ các quy định pháp luật thích hợp và các yêu cầu khác mà công ty cam kết tuân thủ
có liên quan đến các KCMT đáng kể của công ty
Chia sẻ thông tin về HTQLMT và các hoạt động BVMT của công ty với cộng đồng
Bước 3: Thiết lập CSMT
Dựa vào quá trình phân tích các thông tin cần thiết và các điểm chiến lược trong CSMT, giám đốc công ty (lãnh đạo cao nhất) thiết lập, xác nhận, công bố CSMT của công ty
Và cần phải chú ý các điểm sau:
CSMT nên gắn liền với các hoạt động, sản phẩm của công ty, các KCMT và kết quả của các hoạt động môi trường trước đó
CSMT có thể là một tài liệu độc lập hay hợp nhất với các chính sách khác của công ty (chính sách về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm)
CSMT nên rõ ràng để có thể đánh giá mức độ tuân thủ, công ty phải chứng minh những lời cam kết trong chính sách được đáp ứng như thế nào
CSMT phải đơn giản và dể hiểu Giám đốc phải tự hỏi xem đang cố gắng đạt được điều gì và làm thế nào để truyền đạt cho tất cả nhân viên
Bảo đảm rằng giám đốc của công ty xác nhận và cam kết với lời tuyên bố trong CSMT: phải
ký và đề ngày tháng Sau đó, CSMT sẽ được thông báo bằng thông cáo hay phân phát tới các bên hữu quan bên trong và ngoài công ty
CSMT của công ty TNHH Chế Biến Thủy Sản Hải Nam
Công ty TNHH Chế Biến Thủy Sản Hải Nam là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm hải sản đông lạnh và khô cho thị trường trong nước và quốc tế Do nhận thức được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và cộng đồng về một môi trường sạch, xanh cũng như nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mình, toàn thể các cấp lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty tuyên bố:
Cam kết tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường tại Việt Nam để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho tất cả nhân viên trong công ty cũng như cộng đồng
và môi trường xung quanh
Cam kết cải thiện chất lượng môi trường bằng cách giảm thiểu chất thải và phát thải khí, tái
sử dụng và tái chế, giảm sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đẩy mạnh các
nỗ lực ngăn ngừa ô nhiễm trong khắp công ty
Liên tục áp dụng và duy trì hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO14001 cũng như cam kết việc cải tiến liên tục nhằm ngày càng nâng cao chất lượng các hoạt động bảo vệ môi trường của công ty
Bảng 4.2-CSMT (tham khảo) của công ty Hải Nam
Trang 27Bước 4: Thông tin với các bên hữu quan về CSMT của công ty
Bảo đảm tất cả cán bộ, công nhân viên trong công ty tiếp thu và hiểu được CSMT Việc thông tin CSMT trong nội bộ có thể được thực hiện bằng cách dán xung quanh các khu vực làm việc, đưa vào chương trình đào tạo và các tài liệu có liên quan đến CSMT của công nhân viên hay đưa vào các cuộc họp được tham gia đầy đủ Kiểm tra nhận thức và sự hiểu biết của công nhân viên bằng cách hỏi họ có biết CSMT không, CSMT có ý nghĩa gì đối với họ, CSMT ảnh hưởng đến công việc của họ như thế nào,…
Ngoài ra, CSMT cũng được thông tin ra bên ngoài (khách hàng, tổ chức quần chúng, chính quyền, ) bằng cách in CSMT lên business card, quảng cáo trên báo, trong các báo cáo hàng năm (gửi lên Sở TNMT tỉnh Bình Thuận, Bộ Thủy Sản,…)
Bước 5: Rà soát lại CSMT
CSMT được giám đốc công ty xem xét lại ít nhất 1 lần mỗi năm trong cuộc họp xem xét của lãnh
đạo hay khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
4.3 LẬP KẾ HOẠCH
4.3.1 Khía cạnh môi trường
4.3.1.1 Kiến thức cơ bản
Yêu cầu theo mục 4.3.1 của ISO 14001
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một hoặc nhiều thủ tục để:
Xác định KCMT của các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức trong phạm vi đã được xác
định của HTQLMT mà tổ chức có thể kiểm soát
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến những phát triển, hoạt động, sản phẩm, dịch vụ mới hoặc
qua điều chỉnh
Xác định các khía cạnh có hoặc có thể có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường
Tổ chức phải lập văn bản thông tin này và giữ nó luôn được cập nhật
Tổ chức phải bảo đảm các KCMT có ý nghĩa luôn được xem xét đến khi thiết lập, áp dụng và duy trì HTQLMT của mình
Diễn giải
Toàn bộ việc triển khai HLQLMT phải tập trung vào mối quan hệ giữa các KCMT và tác động môi trường của nó ( bao gồm tác động tích cực lẫn tiêu cực) Đó là mối quan hệ nhân-quả: KCMT là nguyên nhân và tác động môi trường là kết quả Ví dụ:
uống và môi trường sống của động thực vật thủy sinh
4.3.1.2 Thực trạng của công ty
Công ty có nhận dạng nguồn gây ô nhiễm qua việc lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường
năm 1994 và 2004 và báo cáo giám sát môi trường định kỳ hàng năm
4.3.1.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện
Bước 1: Chia công ty thành các khu vực nhỏ để thu thập thông tin về các KCMT
Lập danh sách các hoạt động/quá trình ứng với các khu vực chức năng riêng biệt trong công ty:
Trang 28Các hoạt động/quá trình chính Khu vực/phòng ban chức năng
Bảng 4.3-Các hoạt động/quá trình chính trong công ty Hải Nam
Triển khai sơ đồ dòng, phân tích đầu vào và đầu ra cho các hoạt động/quá trình chính đã xác định Tham khảo:
Phụ lục 1-Quy trình chế biến cá/mực đông lạnh
Phụ lục 2-Quy trình chế biến cá khô
Phụ lục 3-Quy trình chế biến mực khô
Bước 2: Nhận dạng các KCMT ở các khu vực tương ứng
Chuyển thông tin về đầu vào, đầu ra của các hoạt động/quá trình thành các KCMT
Bước 3: Xác định KCMT đáng kể
Đánh giá các KCMT đã nhận dạng dựa vào một chuẩn cứ xác định, công ty sẽ xác định được các
KCMT đáng kể: Bảng 4.4-Danh sách các KCMT đáng kể của công ty Hải Nam
KCMT
đáng kể Khu vực liên quan Hoạt động liên quan Cá nhân liên quan
Nhân viên phòng cơ điện phụ trách vận hành, bảo trì các thiết
Bảo trì, sửa chữa thiết bị, máy móc Nhân viên phòng cơ điện phụ trách việc bảo trì, sửa chữa
Trang 29Bảng 4.4 (tiếp theo)-Danh sách các KCMT đáng kể của công ty Hải Nam
KCMT
đáng kể Khu vực liên quan Hoạt động liên quan Cá nhân liên quan
Phân xưởng đông và
Tiêu thụ
nước
Phân xưởng đông và khô
Vận hành các thiết bị máy móc, các kho lạnh,
Nhân viên, quản lý ở các khu vực này
Phân xưởng đông và khô
Vệ sinh nhà xưởng, dụng
cụ chế biến và khử trùng nguyên liệu
Nhân viên vệ sinh Nhân viên pha chế hóa chất
Sự cố hư hỏng dàn lạnh của các thiết bị điện lạnh
Nhân viên phòng cơ điện phụ trách việc bảo trì, sửa chữa thiết bị điện lạnh
Chạm chập
cháy nổ
Các khu vực có sử
Nhân viên phòng cơ điện phụ trách việc bảo trì, sửa chữa thiết bị điện
Nhân viên trực tiếp vận hành thiết bị
Rò rỉ gas Nhà bếp Các phòng sấy Sự cố thiết bị chứa gas, đường ống dẫn gas
Nhân viên phòng cơ điện phụ trách việc bảo trì, sửa chữa thiết bị sử dụng gas
Nhân viên trực tiếp vận hành thiết bị
Bước 4: Lập thành văn bản phương pháp nhận dạng KCMT và danh sách KCMT đáng kể Bước 5: Lưu tài liệu- hồ sơ
Phụ lục 4-Thủ tục xác định KCMT
Phụ lục 5-Bảng đánh giá các KCMT
Trang 304.3.2 Yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác
4.3.2.1 Kiến thức cơ bản
Yêu cầu theo mục 4.3.2 của ISO 14001
“Tổ chức cần thiết lập, thực hiện và duy trì một hoặc nhiều thủ tục nhằm:
Xác định và tiếp cận với các yêu cầu tương ứng về pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức
phải tuân thủ có liên quan đến các KCMT của tổ chức
Xác định cách áp dụng những yêu cầu này với các KCMT của tổ chức.Tổ chức phải đảm bảo
các yêu cầu tương ứng về pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tuân thủ phải được xem xét khi thiết lập, áp dụng, duy trì HTQLMT của tổ chức.”
4.3.2.2 Thực trạng của công ty
Công ty có nhận được các văn bản pháp luật từ sở TNMT tỉnh yêu cầu việc thực hiện nghĩa vụ bảo
vệ môi trường và lưu giữ nó chung với các báo cáo môi trường của công ty Công ty chưa tìm hiểu
các quy định pháp luật môi trường có liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình mà công ty có
nghĩa vụ tuân thủ
4.3.2.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện
Bước 1: Nhận dạng các yêu cầu
Một yêu cầu được xem là bắt buộc tuân thủ nếu là:
Luật, nghị định, thông tư, quyết định và bất cứ tài liệu nào có hiệu lực của một bộ luật
Từ cơ quan chính quyền
Từ tổ chức chứng nhận
Công ty tự nguyên cam kết tuân thủ
Yêu cầu của khách hàng, cộng đồng dân cư xung quanh
Tiêu chuẩn ngành chế biến thủy sản
Các hướng dẫn không phải là yêu cầu pháp luật
Các thủ tục và hướng dẫn công việc do công ty biên soạn
Phòng môi trường sẽ giúp đỡ, hướng dẫn các phòng ban khác thu thập các yêu cầu pháp luật Việt
Nam và các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường có liên quan đến các KCMT đáng kể ở khu vực của mình Ghi các yêu cầu này vào Phiếu yêu cầu áp dụng/tham khảo tài liệu bên ngoài để chuyển cho
ĐDLĐ xem xét Việc nhận dạng các yêu cầu này được thực hiện với sự hỗ trợ của các hoạt động và nguồn thông tin sau:
Hàng tháng Tham khảo trực tiếp qua trang web của Sở TNMT tỉnh Bình
Thuận và Cục Môi Trường hay đăng ký để được cung cấp các yêu cầu pháp luật mới
Phòng môi trường
Tham khảo các
yêu cầu của bên
hữu quan có liên
quan đến vấn đề
môi trường
Thư yêu cầu, đơn khiếu nại, sự than phiền… của bên hữu quan
Bất cứ khi nào
có yêu cầu
Họp nội bộ, thảo luận để tìm hướng giải quyết thỏa đáng
Phòng môi trường và các phòng ban có KCMT liên quan đến các yêu cầu khác, ĐDLĐ
Bảng 4.5-Phương pháp nhận dạng các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Trang 31Bước 2: Đánh giá các yêu cầu
ĐDLĐ sẽ xem xét, nhận định các yêu cầu thu thập được là cần thiết hay lỗi thời và có thể áp dụng cho các hoạt động, sản phẩm có KCMT đáng kể của công ty hay không:
Nếu các yêu cầu không cần thiết, ĐDLĐ sẽ quyết định loại bỏ hay chỉ dùng để tham khảo và kết thúc quy trình (Chỉ xem xét bước này đối với yêu cầu của các bên hữu quan, không thực hiện đối với các yêu cầu pháp luật vì các yêu cầu pháp luật bắt buộc phải áp dụng)
Nếu nhận thấy cần thiết, ĐDLĐ sẽ quyết định áp dụng các yêu cầu trên vào công ty
Bước 3: Cập nhật, phổ biến các yêu cầu
Sau khi có quyết định của ĐDLĐ, phòng môi trường sẽ cập nhật hay phổ biến các yêu cầu trên cho các phòng ban có liên quan
Bước 4: Lưu hồ sơ
Phụ lục 6-Danh sách các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Phiếu yêu cầu áp dụng/tham khảo tài liệu bên ngoài
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường
4.3.3.1 Kiến thức cơ bản
Yêu cầu theo mục 4.3.3 của ISO 14001
Thiết lập, thực hiện, duy trì các mục tiêu chỉ tiêu môi trường đã được lập thành văn bản, ở mọi cấp
độ và bộ phận chức năng thích hợp Mục tiêu phải đo được, khả thi, nhất quán với CSMT
Xem xét các vấn đề sau khi thiết lập, rà soát lại các mục tiêu và chỉ tiêu:
Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tuân thủ
Các KCMT đáng kể
Giải pháp kỹ thuật, yếu tố tài chính, kiểm soát điều hành, yêu cầu kinh doanh của tổ chức
Quan điểm của các bên hữu quan
Thiết lập, thực hiện, duy trì các chương trình hoạt động để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu
Diễn giải
Việc xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường giúp công ty chuyển nguyên tắc ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục đã tuyên bố, cam kết trong CSMT thành hành động cụ thể để:
Kiểm soát các KCMT đáng kể
Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường
Góp phần thỏa mãn CSMT của công ty
4.3.3.2 Thực trạng của công ty
Công ty chưa xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường cụ thể Tuy nhiên, công ty
đã có những cải cách trong hệ thống sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí tiêu hao nhiên liệu như: bảo ôn đường ống của các thiết bị điện lạnh, lò hơi; thay đổi nhiên liệu sử dụng Đó cũng có thể xem là một chương trình môi trường
4.3.3.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện
Bước 1: Thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường
Dựa vào bảng danh sách các KCMT đáng kể và CSMT của công ty, phòng môi trường sẽ thiết lập
các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường thích hợp cho các KCMT đáng kể
Có 3 loại mục tiêu môi trường:
Kiểm soát hay duy trì: mục tiêu loại dùng để kiểm soát các KCMT đáng kể có liên quan đến các yêu cầu pháp luật bởi vì CSMT của công ty đã cam kết tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường Nó sẽ được duy trì bằng các hoạt động kiểm soát điều hành thông qua các thủ tục
và HDCV
Trang 32 Cải tiến: sau khi đã kiểm soát được các KCMT đáng kể theo các yêu cầu luật pháp thì mục tiêu loại này sẽ được thực hiện tiếp theo để thỏa mãn nguyên tắc cải tiến liên tục trong CSMT của công ty
Nghiên cứu hay kiểm tra: mục tiêu loại này dùng để kiểm tra tính khả thi về môi trường, kinh
tế, kỹ thuật của các đề xuất cải tiến trước khi triển khai thực hiện trong công ty
Phòng môi trường sẽ chuyển các mục tiêu và chỉ tiêu cho ĐDLĐ phê duyệt:
Nếu ĐDLĐ đồng ý thì phòng môi trường sẽ triển khai chương trình môi trường tương ứng
Nếu ĐDLĐ không đồng ý thì phòng môi trường sẽ xác định lại các mục tiêu và chỉ tiêu cho phù hợp
Bước 2: Xây dựng chương trình môi trường
Phòng môi trường xây dựng một hoặc nhiều chương trình môi trường để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra Một chương trình môi trường hiệu quả phải xác định được:
Trách nhiệm thực hiện
Phương pháp/phương tiện hổ trợ để thực hiện
Thời gian hoàn thành
Phòng môi trường sẽ chuyển chương trình cho ĐDLĐ phê duyệt:
Nếu ĐDLĐ đồng ý thì phòng môi trường sẽ triển khai thực hiện chương trình môi trường
Nếu ĐDLĐ không đồng ý thì phòng môi trường sẽ xây dựng lại chương trình môi trường cho phù hợp
Tuy nhiên, công ty sẽ không thể thực hiện tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường cho các KCMT đáng kể trong cùng một lúc Vì công ty có thể gặp các khó khăn về kinh phí thực hiện Để giải quyết vấn đề này, công ty nên tổ chức một cuộc họp gồm các thành viên sau:
Phòng tài chính xem xét chi phí thực hiện giữa các chương trình môi trường
Phòng cơ điện xem xét giải pháp tối ưu về mặt kỹ thuật giữa các chương trình môi trường
Phòng môi trường xem xét các hoạt động kiểm soát điều hành liên quan đến các KCMT đáng
kể được thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu
ĐDLĐ sẽ góp ý cho giám đốc chọn ra các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường khả thi về kinh tế, kỹ thuật, kiểm soát điều hành để thực hiện trước Các chỉ tiêu, mục tiêu còn lại
sẽ được thực hiện sau
Giám đốc làm chủ trì cuộc họp và quyết định tính ưu tiên trong quá trình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường
Bước 3: Triển khai thực hiện
Phòng môi trường sẽ triển khai các chương trình môi trường ở các phòng ban có liên quan Trưởng các phòng ban sẽ chỉ định trách nhiệm cho các nhân viên thực hiện
Phòng môi trường sẽ xem xét định kỳ việc thực hiện các chương trình môi trường mỗi tháng ở các phòng ban được giao để can thiệp kịp thời khi có “sự cố” xảy ra
Bước 4: Lưu tàiliệu-hồ sơ
Phụ lục 7-Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường của công ty Hải Nam
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
4.4.1.1 Kiến thức cơ bản
Yêu cầu theo mục 4.4.1 của ISO 14001
Lãnh đạo phải đảm bảo luôn cung cấp nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập, thực hiện, duy trì, cải tiến HTQLMT
Xác định, lập thành văn bản, thông báo vai trò, trách nhiệm, quyền hạn
Trang 33 Phòng HACCP có báo cáo kết quả hoạt động cho ban giám đốc nhưng chỉ để xin chữ ký và ban giám đốc cũng không có đề xuất, cải tiến Điều này là ban giám đốc chưa thực sự quan
tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường
4.4.1.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện
Bước 1: Lựa chọn ĐDLĐ
Giám đốc lựa chọn một ĐDLĐ từ 4 phó giám đốc hay trưởng phòng hành chánh (những người có ảnh hưởng lớn trong công ty) trong cuộc họp xem xét hàng năm Đồng thời, cần có nhân viên có
chuyên môn về môi trường hỗ trợ cho ĐDLĐ
Bước 2: Xây dựng cơ cấu quản lý môi trường
ĐDLĐ xây dựng cơ cấu quản lý môi trường cho từng phòng ban chức năng Trong đó:
Mô tả vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về môi trường của các thành viên chính trong
HTQLMT và bổ nhiệm nguồn nhân lực vào các vị trí này
Tham khảo Phụ lục 8-Bảng phân công trách nhiệm, quyền hạn quản lý môi trường
Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về môi trường phải gắn liền với vai trò, trách nhiệm, quyền hạn vốn có của các phòng ban chức năng
Thiết lập sơ đồ cơ cấu quản lý môi trường thể hiện tóm tắt cơ cấu quản lý môi trường của
công ty
Hình 4.1-Sơ đồ cơ cấu quản lý môi trường tham khảo cho công ty Hải Nam
Giám đốc
ĐDLĐ Phó giám
đốc 2
Phó giám
đốc 1
Phó giám đốc 4
Phó giám đốc 3
P Bảo vệ
P Vi tính
P Môi trường
P Kinh doanh PXK
P.Cơ điện
P Vật tư
P Y tế
Nhân viên P
môi trường
Nhóm đánh giá nội
bộ
Trang 34Bước 3: Công bố cơ cấu quản lý môi trường
Cơ cấu quản lý môi trường sẽ được ĐDLĐ phân phát cho các phòng ban chức năng trong công ty để thực hiện vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về môi trường của mình
Trưởng các phòng ban sẽ phổ biến lại và hướng dẫn cho các nhân viên, công nhân ở bộ phân của mình thực hiện
Bước 4: Xem xét định kỳ
Cơ cấu quản lý môi trường sẽ được rà soát lại trong cuộc họp xem xét của lãnh đạo hàng năm:
Nếu có sự không phù hợp của cá nhân nào về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của mình thì ĐDLĐ sẽ thay đổi lại cho phù hợp
Nếu ĐDLĐ không phù hợp thì giám đốc sẽ lựa chọn một ĐDLĐ khác
Bước 5: Lưu tài liệu-hồ sơ
Phụ lục 8-Bảng phân công trách nhiệm, quyền hạn quản lý môi trường
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức
4.4.2.1 Kiến thức cơ bản
Yêu cầu theo mục 4.4.2 của ISO 14001
“Những người làm việc hay đại diện cho tô chức có khả năng gây ra một tác động môi trường đáng
kể đã được xác định bởi tổ chức đều phải được đào tạo thích hợp
Xác định nhu cầu đào tạo tương ứng với các KCMT, HTQLMT của tổ chức và tiến hành đào tạo, lưu trữ các hồ sơ tương ứng
Thiết lập, thực hiện, duy trì thủ tục để những người này nhận thức được:
Tầm quan trọng của sự phù hợp với CSMT, thủ tục về môi trường và các yêu cầu của
HTQLMT
Tác động môi trường do công việc của những người này gây ra và lợi ích môi trường thu
được do kết quả hoạt động của từng cá nhân được nâng cao
Vai trò và trách nhiệm của họ trong việc đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của HTQLMT
Hậu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi các thủ tục đã quy định.”
Diễn giải
Việc đào tạo năng lực và nhận thức về môi trường cho các nhân viên trong công ty rất quan trọng trong việc triển khai HTQLMT Vì các nhân viên có năng lực và nhận thức tốt về môi trường sẽ giúp việc triển khai HTQLMT dể dàng hơn do:
Hiểu và tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà công ty cam kết thực hiện
Hạn chế tác động tiêu cực hoặc tiềm tàng của các hoạt động tại công ty
Có khả năng nhận thức được sự KPH và đề xuất cải tiến các hoạt động bảo vệ môi trường của công ty
Trái lại, nhiều tác động môi trường tiêu cực có thể bắt nguồn từ nhân viên khi họ làm việc mà không
có đủ năng lực cần thiết và thiếu nhận thức về môi trường
4.4.2.2 Thực trạng của công ty
Công ty chưa thực hiện đào tạo nhận thức về môi trường cho nhân viên cũng như các quản lý
Hiện tại, sở KHCN và sở TNMT của tỉnh thường mời các cấp lãnh đạo của công ty tham dự các hội thảo, khóa đào tạo ngắn hạn về các vấn đề môi trường Vì vậy, công ty cần tận dụng tốt cơ hội này nâng cao nhận thức và năng lực về môi trường cho các nhân viên của công ty
Trang 354.4.2.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện
Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo
Phòng môi trường và phòng tổ chức có trách nhiệm xác định nhu cầu đào tạo cho toàn thể nhân viên trong công ty dựa vào các yếu tố sau:
Các văn bản pháp luật về môi trường đã và mới ban hành
Các yêu cầu của công ty và những sử đổi kèm theo (nếu có): thủ tục, HDCV, CSMT, các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường
Các yêu cầu của bên hữu quan về môi trường: khách hàng, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư
Thay đổi quy trình sản xuất, nguyên nhiên liệu, thiết bị máy móc mới
Thay đổi trong cơ cấu quản lý môi trường, cơ cấu tổ chức hành chánh, nhân sự
Các sự cố môi trường đã xảy ra trong tình trạng bất thường và khẩn cấp
Kết quả của các hoạt động giám sát và đo lường môi trường
Kết quả đánh giá nội bộ HTQLMT của công ty, bảng báo cáo những sự KPH và các hành động khắc phục và phòng ngừa
Các hoạt động đào tạo trước và kết quả của nó
Các đề xuất cải tiến HTQLMT
Phiếu yêu cầu đào tạo của nhân viên, trưởng phòng các phòng ban chức năng
Có 2 dạng đào tạo chính:
¾ Đào tạo cơ bản: cung cấp các kiến thức cơ bản về HTQLMT cho tất cả cán bộ, công nhân và nhân viên trong công ty nhằm nâng cao nhận thức của họ về việc bảo vệ môi trường Nội dung đào tạo tối thiếu phải gồm:
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001
Giới thiệu về HTQLMT, CSMT, mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình môi trường của công ty
Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của nhân viên công ty trong HTQLMT
Lợi ích của việc xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Hậu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi các thủ tục đã quy định
Các KCMT đáng kể của công ty và tác động của nó đối với môi trường
¾ Đào tạo chuyên sâu: cung cấp kiến thức chuyên sâu về các hoạt động kiểm soát điều hành, ứng phó tình huống khẩn cấp, các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm cho các nhân viên, công
động phù hợp để giảm thiểu, ngăn ngừa, kiểm soát các KCMT do hoạt động của mình gây ra Từ
đó có thể hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường đề ra Nội dung đào tạo
tối thiếu phải gồm các thủ tục kiểm soát điều hành và HDCV
Mọi nhu cầu đào tạo sau khi đã được xác định rõ thì ghi nhận vào Phiếu yêu cầu đào tạo và chuyển
cho ĐDLĐ xem xét và phê duyệt
Bước 2: Lãnh đạo xem xét
Nếu ĐDLĐ không đồng ý thì kết thúc quy trình và lưu lại các Phiếu yêu cầu đào tạo
Nếu ĐDLĐ đồng ý thì phòng môi trường sẽ xây dựng chương trình đào tạo
Bước 3: Xây dựng chương trình đào tạo
Dựa vào hình thức và nội dung đào tạo đã được phê duyệt, phòng môi trường sẽ xây dựng chương trình đào tạo bao gồm: thời gian, địa điểm, người chịu trách nhiệm đào tạo, người được đào tạo, nội dung đào tạo
Bước 4: ĐDLĐ phê duyệt
Nếu ĐDLĐ duyệt chương trình đào tạo thì phòng tổ chức và phòng môi trường sẽ triển khai thực hiện
Nếu ĐDLĐ không duyệt thì phòng môi trường phải sửa lại chương trình đào tạo
Trang 36Bước 5: Triển khai thực hiện
Phòng tổ chức sẽ ra thông báo thời gian và chương trình đào tạo cho nhân viên ở từng khu vực/phòng ban chức năng
Phòng môi trường sẽ trực tiếp đào tạo, giảng dạy hay mời các tổ chức tư vấn bên ngoài
Các nhân viên có tên trong danh sách đào tạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo đầu tiên sẽ được tiến hành cùng với việc xây dựng HTQLMT của công
ty Sau đó sẽ các chương trình đào tạo tiếp theo sẽ được thực hiện hàng năm với nội dung và hình thức tùy theo nhu cầu của công ty
Bước 6: Đánh giá kết quả đào tạo
¾ Nhân viên tham gia chương trình đào tạo sẽ làm bài thi kết thúc chương trình đào tạo dưới hình thức trắc nghiệm, điền vào chổ trống hay kỹ năng thực hành trong thực tế công việc
¾ Phòng môi trường có trách nhiệm đánh giá kết quả đào tạo và ghi vào Phiếu đánh giá kết quả
Nếu kết quả đào tạo không đạt thì sẽ tiếp tục đào tạo vào khóa đào tạo tiếp theo
Nếu kết quả đào tạo đạt thì phòng tổ chức nên có chính sách khen thưởng để khuyến khích, động viên tinh thần của nhân viên, giúp họ hăng say và phấn đấu học tập trong những lần đào tạo tiếp theo
Bước 7: Lưu tài liệu-hồ sơ
Phiếu yêu cầu đào tạo
Phiếu đánh giá kết quả đào tạo
Phụ lục 9-Chương trình đào tạo
4.4.3 Thông tin liên lạc
4.4.3.1 Kiến thức cơ bản
Yêu cầu theo mục 4.4.3 của ISO 14001
Về các KCMT và HTQLMT của mình, tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục nhằm:
TTLL nội bộ giữa các cấp và bộ phận chức năng khác nhau của tổ chức
Tiếp nhận, lập văn bản và phản hồi lại các thông tin từ các bên hữu quan bên ngoài
Tổ chức tự quyết định việc thông tin với bên ngoài về các KCMT đáng kể và lập văn bản quyết định này
Diễn giải
Công ty phải xác định phương pháp TTLL với bên ngoài và nội bộ:
TTLL nội bộ sẽ được nhận dạng, giải thích và truyền đạt các yêu cầu pháp luật về môi trường, những cam kết tự nguyện tới tất cả các nhân viên, nhà cung cấp, nhà thầu (những người mà công việc của họ có thể ảnh hưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu và cam kết của công ty
TTLL bên ngoài sẽ cung cấp cho các bên hữu quan bên ngoài các thông tin về các hoạt động môi trường của công ty để họ đóng góp ý kiến giúp công ty khắc phục những sự KPH trong HTQLMT của mình (Nếu công ty thấy cần thiết)
4.4.3.2 Thực trạng của công ty
Công ty có thực hiện và duy trì việc TTLL nhưng chưa lập thủ tục
Công ty có hệ thống mạng điện tử đa chiều LAN, mạng điện thoại, bảng thông báo ở nhà ăn
và các phân xưởng giúp việc thông tin liên lạc nội bộ nhanh chóng
Chỉ mới tiếp nhận, lập văn bản và phản hồi thông tin từ các cấp chính quyền, thông tin khiếu nại từ cộng đồng dân cư xung quanh chưa được tiếp nhận và giải quyết
Trang 37 Chỉ mới thông tin với bên ngoài là sở TNMT qua việc báo cáo môi trường định kỳ, các bên
hữu quan khác chưa được quan tâm
4.4.3.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện
Bước 1: Nhận dạng các bên hữu quan
Đối tượng của việc TTLL là các bên hữu quan Đó là bất kỳ người nào có liên quan đến các hoạt động môi trường của công ty Có 2 hình thức của các bên hữu quan:
Bên hữu quan nội bộ của công ty:
Nhân viên, công nhân trong công ty
Nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty
Nhà đầu tư và công ty bảo hiểm
Nhà thầu và nhà thầu phụ
Trung tâm tư vấn
Bên hữu quan bên ngoài của công ty:
Khu dân cư xung quanh
Tổ chức của quần chúng (Tổ dân phố, hợp tác xã muối)
Khách hàng trong nước và ngoài nước
Các cơ quan chính quyền nhà nước (Sở TNMT, Sở KHCN tỉnh Bình Thuận)
Phương tiện truyền thông đại chúng (đài phát thanh truyền hình tỉnh Bình Thuận)
Các tổ chức phi chính phủ (DANIDA)
Bước 2: Xác định vai trò của các bên hữu quan trong HTQLMT của công ty
Sự tham gia của tất cả các bên hữu quan sẽ làm tăng sự tín nhiệm, sự minh bạch và giá trị cho
HTQLMT của công ty, giúp công ty xây dựng, duy trì, cải tiến HTQLMT:
Bên hữu quan nội bộ (ví dụ như nhân viên) sẽ tham gia thực hiện các mục tiêc, chỉ tiêu và chương trình môi trường dể dàng hơn khi họ được đào tạo thích hợp
Bên hữu quan bên ngoài sẽ giúp công ty có cái nhìn khách quan hơn về các hoạt động môi trường và HTQLMT của mình
Việc TTLL giúp công ty và các bên hữu quan hiểu nhau và cùng nhau giải quyết những vấn
đề chung về môi trường
Bước 3: Thực hiện việc thông tin liên lạc với các bên hữu quan
Công ty nên tạo và duy trì một danh sách về các bên hữu quan có quan tâm đến hoạt động môi
trường của công ty Công ty sẽ tiến hành việc TTLL dựa trên danh sách này Tham khảo Phụ lục
11-Chương trình TTLL
Trước khi TTLL với các bên hữu quan, công ty phải xem xét:
Mục đích của việc TTLL
Yêu cầu của công ty đối với họ và yêu cầu của họ đối với công ty
Vai trò của họ trong các hoạt động môi trường của công ty
Nội dung cần thông tin cần trao đổi
Hình thức TTLL
Thời gian thực hiện việc TTLL
Các vấn đề môi trường mà các bên hữu quan quan tâm có thể khác xa so với suy nghĩ của công ty: nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng hơn Do đó, công ty cần thảo luận trực tiếp với họ bằng cách tổ chức một hay nhiều cuộc họp cho đến khi vấn đề được giải quyết
Để việc TTLL hiệu quả thì cần phải:
Thực hiện TTLL ngay từ lúc mới bắt đầu xây dựng HTQLMT Việc này sẽ giúp các bên hữu quan thừa nhận kết quả hoạt động của HTQLMT
Xây dựng các mục tiêu về TTLL
Xây dựng thủ tục TTLL
TTLL thường xuyên, kết hợp việc TTLL của HTQLMT với các nội dung TTLL khác
Tận dụng và phát huy tối đa tối đa các kênh TLLL sẵn có của công ty
Trang 38Bước 4: Lưu tài liệu/hồ sơ
Phụ lục 10-Thủ tục TTLL
Phụ lục 11-Chương trình TTLL
4.4.4 Hệ thống tài liệu
4.4.4.1 Kiến thức cơ bản
Yêu cầu theo mục 4.4.4 của ISO 14001
Tài liệu của HTQLMT phải bao gồm:
Chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu môi trường
Bản mô tả phạm vi của HTQLMT
Bản mô tả các yếu tố chính của HTQLMT cũng như mối tương tác của chúng và các tài liệu
tham khảo có liên quan
Các tài liệu gồm các hồ sơ được quy định bởi Tiêu Chuẩn
Các tài liệu, bao gồm các hồ sơ được xác định bởi tổ chức là rất cần thiết để đảm bảo việc
lên kế hoạch, điều hành và kiểm soát hiệu quả các qui trình có liên quan tới các KCMT có ý nghĩa của tổ chức
duy trì một HTQLMT hiệu quả và linh động trước những thay đổi trong quá trình hoạt động
Đánh giá quá trình thực hiện HTQLMT: Do sự KPH chỉ xuất hiện khi ý kiến/tuyên bố của công ty được ghi vào giấy nên việc có HTTL sẽ giúp công ty dể dàng đánh giá kết quả và kiểm
tra quá trình thực hiện HTQLMT
4.4.4.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện
Thiết lập Sổ tay môi trường và làm theo các bước sau
Bước 1: Hợp nhất HTTL của HTQLMT với các tài liệu hiện có (Nếu có thể)
Hiện tại công ty có HTTL của hệ thống quản lý chất lượng và HTTL của chương trình HACCP Việc hợp nhất ở đây nghĩa là dùng chung các dạng biểu mẫu, chuẩn trình bày trong tất cả HTTL
Bước 2: HTTL của HTQLMT phải phù hợp với các nguồn lực sẵn có của công ty
Công ty cần xem xét các vấn đề sau:
Hệ thống máy vi tính của công ty
Các biện pháp bảo mật thông tin trên máy vi tính
Hạn chế tạo ra nhiều loại tài liệu mới, tận dụng tối đa các dạng tài liệu sẵn có của hệ thống quản lý chất lượng và chương trình HACCP
Bước 3: Xác định một chuẩn trình bày chung cho HTTL của HTQLMT
Công ty có thể sử dụng lại cách trình bày của các HTTL sẵn có Nếu thấy không phù hợp, công ty phải tạo ra một chuẩn trình bày khác phù hợp với yêu cầu của HTQLMT
Trang 39 Khi đã có cách trình bày chung thì bất kỳ ai biên soạn, chỉnh sửa tài liệu phải tuân theo chuẩn này
HTTL phải có tổ chức và thống nhất Điều quan trọng nhất là phải dể đọc và dể hiểu
Bước 4: Biên soạn mỗi dạng tài liệu
Biên soạn nghĩa là hình dung ra công ty sẽ cần những nội dung chủ yếu nào trong mỗi loại tài liệu, tạo ra một khung đề cương để khi có thông tin chỉ cần điền vào
Vì có nhiều loại tài liệu trong cùng một HTTL và mỗi loại tài liệu ứng với một hoạt động riêng biệt nên những người liên quan đến các hoạt động chức năng là những người biên soạn tài liệu tốt nhất Khi đó, tài liệu được biên soạn sẽ phù hợp với HTTL của HTQLMT.Khi biên soạn tài liệu thì công
ty cần phải chú ý:
Mục đích của tài liệu
Đối tượng và phương pháp sử dụng tài liệu
Thời gian lưu của tài liệu
Tính thực tế của tài liệu
Trình tự sắp xếp thông tin trong tài liệu
Bước 5: Lưu tài liệu/ hồ sơ
Sổ tay môi trường
4.4.5 Kiểm soát tài liệu
4.4.5.1 Kiến thức cơ bản
Yêu cầu theo mục 4.4.5 của ISO 14001
Thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục nhằm:
Phê duyệt sự phù hợp của tài liệu trước khi ban hành
Soát xét và cập nhật khi cần thiết và tái kiểm duyệt tài liệu
Bảo đảm tình trạng thay đổi và phiên bản hiện hành của tài liệu phải được xác định
Bảo đảm phiên bản tương ứng củac các tài liệu phù hợp luôn sẵn có ở các điểm sử dụng
Bảo đảm các tài liệu luôn rõ ràng dể đọc và dể nhận biết
Bảo đảm việc tổ chức có thể xác định được các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài, từ đó xác định
được việc lên kế hoạch và điều hành HLQLMT và kiểm soát được sự phân phối các tài liệu này Ngăn chặn việc vô ý sử dụng các tài liệu đã lỗi thời và áp dụng biện pháp nhận dạng thích hợp cho các tài liệu này nếu chúng được lưu giữ vì một lý do nào đó
Diễn giải
Để kiểm soát các KCMT đáng kể có liên quan đến công việc của các nhân viên trong công ty, công
ty phải cung cấp cho họ các công cụ thích hợp và chính xác Trong HTQLMT, các công cụ đó chính
là HTTL bao gồm các thủ tục, HDCV, biểu mẫu Các nhân viên trong công ty sử dụng các tài liệu này để thực hiện nghĩa vụ của mình có trách nhiệm quản lý chúng theo phương pháp thích hợp
4.4.5.2 Thực trạng của công ty
Công ty chưa có thủ tục kiểm soát các tài liệu môi trường
Hiện tại, các tài liệu về quá trình sản xuất trong công ty được thực hiện theo mục 4.2.3 Kiểm soát tài liệu trong điều 4.2 Yêu cầu về hệ thống tài liệu của tiêu chuẩn ISO 9001 mà công ty đã triển khai thực hiện
Các tài liệu về môi trường được phòng HACCP quản lý
4.4.5.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện
Xem chi tiết trong Phụ lục 12-Thủ tục kiểm soát tài liệu và hồ sơ
Trang 404.4.6 Kiểm soát điều hành
4.4.6.1 Kiến thức cơ bản
Yêu cầu theo mục 4.4.6 của ISO 14001
Định rõ và lập kế hoạch cho các hoạt động liên quan đến các KCMT đáng kể đã được xác định của
tổ chức nhằm đảm bảo là chúng được tiến hành trong các điều kiện quy định bằng cách:
Thiết lập, thực hiện, duy trì thủ tục đã được lập thành văn bản để kiểm soát các tình huống
do thiếu các thủ tục này dẫn đến việc đi chệch khỏi chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường
Ban hành các chuẩn cứ hoạt động cho các thủ tục
Thiết lập, thực hiện, duy trì các thủ tục liên quan đến các KCMT có ý nghĩa có thể xác định của hàng hóa và dịch vụ được tổ chức sử dụng và thông tin các thủ tục và các yêu cầu tương ứng cho các nhà cung cấp kể cả những nhà thầu
Diễn giải
Để thực hiện theo đúng những cam kết trong CSMT và đạt được các mục tiêu đề ra, các hoạt động vận hành của công ty có liên quan đến các KCMT đáng kể phải được kiểm soát Công ty phải xác định cách thức kiểm soát chúng và cách thực hiện các hoạt động này trong điều kiện được kiểm soát bằng các hoạt động kiểm soát điều hành Các hoạt động kiểm soát điều hành được thể hiện qua các thủ tục, hướng dẫn công việc, tranh cổ động,…
4.4.6.2 Thực trạng của công ty
Về cơ bản công ty có thực hiện một số hành động kiểm soát điều hành đối với các KCMT đáng kể:
Nước thải sản xuất được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
Phế phẩm trong các phân xưởng chế biến được thu gom và đem ra ngoài liên tục để bán cho công ty chế biến thức ăn gia súc Xuân Đào
Rác thải trong công ty được thu gom mỗi ngày
Bên cạnh đó, do chưa nhận dạng đầy đủ các KCMT đáng kể nên công ty đã bỏ qua, không kiểm soát các KCMT đáng kể sau:
Khí thải do các hoạt động đốt dầu DO để chạy lò hơi và máy phát điện
Nước thải sinh hoạt của công ty không được xử lý mà xả thẳng ra nguồn tiếp nhận
Chất thải nguy hại và rác y tế
4.4.6.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện
Bước 1: Nhận dạng các hoạt động cần thưc hiện kiểm soát điều hành
Các hoạt động cần thưc hiện kiểm soát điều hành có liên quan đến:
CSMT
Các KCMT đáng kể
Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà công ty cam kết tuân thủ
Các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường
Các hoạt động của nhà thầu trong công ty
Bước 2: Thiết lập thủ tục kiểm soát điều hành
Phòng môi trường kết hợp với những người có liên quan đến các hoạt động gây ra các KCMT đáng
kể biên soạn thủ tục kiểm soát điều hành để đảm bảo các hoạt động kiểm soát điều hành phù hợp với công việc thực tế
Bước 3: Triển khai thực hiện
Sau khi biên soạn xong, thủ tục kiểm soát điều hành sẽ được ĐDLĐ phê duyệt và triển khai thực hiện ở các phòng ban/khu vực có liên quan
Bước 4: Rà soát lại sự phù hợp của thủ tục kiểm soát điều hành