XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BÌNH AN Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/5070662-nguyen-diep-kim-thoa.htmXÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BÌNH AN Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/5070662-nguyen-diep-kim-thoa.htm
Trang 1\ [
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BÌNH AN
SVTH : NGUYỄN DIỆP KIM THOA NGÀNH : CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG KHÓA : 2005-2009
Trang 2TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI
NGUYÊN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : NGUYỄN DIỆP KIM THOA
MÃ SỐ SINH VIÊN : 05127011
KHOÁ HỌC : 2005 – 2009
1 Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 cho công ty cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An
2 Nội dung khoá luận tốt nghiệp:
- Tổng quan về công ty cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An
- Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001:2004 trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường đối với công ty
cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An
- Dựa trên nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000, xây dựng mô hình cụ thể về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO14001:2004 đối với công ty cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An
3 Thời gian thực hiện khoá luận: bắt đầu 03/2009 – 06/2009
4 Giáo viên hướng dẫn: KS Bùi Thị Cẩm Nhi
Nội dung và yêu cầu của khoá luận tốt nghiệp đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Tp Hồ Chí Minh , ngày tháng năm 2009
Ban chủ nhiệm Khoa MT và TN
Tp Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 03 năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
KS Bùi Thị Cẩm Nhi
Trang 3Trang i
LỜI CẢM ƠN
Xin đựợc gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Bùi Thị Cẩm Nhi đã chỉ bảo và
hướng dẫn em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp Qua đó em cũng xin gửi
lời cảm ơn đến các quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Đại học Nông Lâm
đã truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng quý báu trong quá trình học tập
Xin đựợc gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị ở phân xưởng in nhuộm vải
của công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An
Và một lần cuối cùng xin đựơc gửi lời cảm ơn tới gia đình và những người thân
đã giúp tôi rất nhiều về vật chất lẫn tinh thần, tạo điều kiện tối đa cho tôi chuyên tâm
làm khóa luận này
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày 30 tháng 6 năm 2009
Trang 4Trang ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Ngành công nghiệp dệt – may đang trong thời kỳ tăng tốc phát triển mạnh mẽ và
là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn, liên tục ở tóp đầu những năm gần đây, đồng thời
có tốc độ tăng trưởng cao
Trong quá trình phát triển và tăng trưởng, giống như các ngành công nghiệp khác, ngành dệt – may cũng tác động gây ô nhiễm nhất định đến với môi trường, nhất là trong khâu sản xuất tẩy nhuộm, in hoa, giặt và xử lý hoàn tất cuối cùng
Sức ép về môi trường ngày càng lớn, các công ty, xí nghiệp trong ngành dệt – may chẳng những phải sản xuất phù hợp với những tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã ban hành, mà còn phải phấn đấu đạt tiêu chuẩn về quản lý chất lượng về môi trường ISO
14000 để đảm bảo xuất khẩu cạnh tranh thắng lợi trên thương trường quốc tế Nhằm giúp công ty tiếp cận được với ISO 14001 tôi thực hiện đề tài “ Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An” cho khóa luận tốt nghiệp của mình Nội dung khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1 – Mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, nội dung đề tài, phương pháp nghiên cứu, giới hạn đề tài
Chương 2 – Giới thiệu sơ lược về tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 và 14001: giới thiệu sự ra đời, nội dung, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001
Chương 3 – giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An: giới thiệu về những thông tin cơ bản về công ty, lĩnh vực sản xuất kinh doanh Quy trình sản xuất và các vấn đề môi trường phát sinh tại công ty
Chương 4 – Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty Cổ phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May bình An
Chương 5 – Kết luận và kiến nghị
Trang 5Trang iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HTQLMT Hệ thống quản lý môi trường
PTATLĐ Phụ trách an toàn lao động
CTCPNPLDMBA Công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An
CTCĐ Chủ tịch Công Đoàn
Trang 6MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1ĐẶTVẤNĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.3ĐỐITƯỢNGVÀPHẠMVINGHIÊNCỨU 1
1.4NỘIDUNGĐỀTÀI 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.5.1 Khảo sát thực tế tại công ty 2
1.5.2 Phương pháp thu thập số liệu 2
1.5.3 Phương pháp luận của mô hình xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 2
1.5.4 Phương pháp tổng hợp và so sánh 2
1.6GIỚIHẠNĐỀTÀI 3
Chương 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾISO 14000 VÀ ISO 14001 4
2.1 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14000 4
2.1.1 Sự ra đời của TC ISO 14000 4
2.1.2 Nội dung của bộ TC ISO 14000 4
2.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 6
2.2.1 Khái niệm về ISO 14001: ISO 14001 là khuôn khổ cho việc quản lý các khía6 2.2.2 Định nghĩa hệ thống quản lý môi trường 6
2.2.3 Lợi ích của việc áp dụng HTQLMT theo ISO 14001 6
2.2.4 Khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện ISO 14001 7
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦNNGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BÌNH AN 9
3.1LỊCHSỬHÌNHTHÀNHVÀPHÁTTRIỂN 9
3.1.1 Lịch sử 9
3.1.2 Phát triển 9
3.2THÔNGTINLIÊNLẠC 9
3.3 TÍNH CHẤT VÀ QUY MÔ HOẠT ĐỘNG 10
Trang 73.5 QUYTRÌNHSẢNXUẤTTẠICÔNGTY 10
3.5.1 Thiết bị máy móc 10
3.5.2- Nguyên liệu sản xuất 11
3.5.3 Quy trình sản xuất : 12
3.6HIỆNTRẠNGMÔITRƯỜNG 13
3.6.1 Các vấn đề môi trường cần quan tâm 13
3.6.1.1 Nước thải 13
3.6.1.2 Khí thải 13
3.6.1.3 Tiếng ồn và độ rung 13
3.6.1.4 Bụi 13
3.6.1.5 Chất thải rắn 13
3.6.2 Các biện pháp quản lý môi trường 14
3.6.2.1 Biện pháp khống chế nước thải 14
3.6.2.2 Biện pháp khắc phục ô nhiểm không khí 14
3.6.2.3 Chất thải rắn 15
Chương 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 16
4.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG 16
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 17
a Xác định các điểm chiến lược trong CSMT 17
4.3LẬPKẾHOẠCH 18
4.3.1 Khía cạnh môi trường 18
4.3.1.1 Lưu đồ KCMT 18
4.3.1.2 Diễn giải 19
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu 22
4.3.2.1 Lưu đồ tóm tắt các bước xác định yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 22 4.3.2.2 Diễn giải lưu đồ 22
4.3.3 Xác định mục tiêu và chỉ tiêu môi trường: 23
4.3.3.1 Quy trình 23
4.4THỰCHIỆNVÀĐIỀUHÀNH 27
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 27
Trang 84.4.2.1 Lưu đồ thủ tục đào tạo 28
4.4.2.2 Diễn giải việc các bước thực hiện lưu đồ 28
4.4.3 Trao đổi thông tin 30
4.4.4 Tài liệu 34
4.4.5.1 Xây dựng tài liệu 35
4.4.5.2 Nội dung thủ tục kiểm soát tài liệu 36
4.4.5.3 Hồ sơ 38
4.4.6 Kiểm soát điều hành 39
4.4.6.1 Lưu đồ thực hiện kiểm soát điều hành chung cho các yêu cầu và 39
4.4.7.1 Biểu đồ sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng cứu tình trạng khẩn cấp 40
4.4.7.5 Các trường hợp ứng cứu cụ thể 44
4.5KIỂMTRA 44
4.5.1 Giám sát và đo lường 44
4.5.1.1 Lưu đồ tiến hành giám sát và đo đạc 44
4.5.1.2 Diễn giải lưu đồ 44
4.5.1.3 Lưu hồ sơ 45
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ 46
4.5.2.1 Lưu đồ mô tả tiến trình đánh giá tuân thủ 46
4.5.2.2 Diễn giải 46
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa 48
4.5.3.1 Lưu đồ 48
4.5.3.2 Diễn giải 48
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ 50
4.5.4.1 Lưu đồ mô tả tiến trình kiểm soát hồ sơ 50
4.5.4.2 Diễn giải 50
4.5.4.3 Lưu tài liệu – hồ sơ 51
4.5.5 Đánh giá nội bộ 52
4.5.5.1 Lập kế hoạch cho cuộc đánh giá: 52
4.5.5.2- Tiến hành đánh giá nội bộ 53
4.5.5.3- Báo cáo đánh giá 54
4.5.5.4- Theo dõi thực hiện các biện pháp khắc phục 54
Trang 94.5.5.5- Lưu hồ sơ 54
4.5.5.6 Phụ lục 54
4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO 54
4.6.1 Tần suất 54
4.6.2 Thành viên tham dự gồm 54
4.6.3 Nội dung xem xét bao gồm 55
4.6.4 ĐDLĐ báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý môi trường .55
4.6.5 Hồ sơ 55
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
5.1KẾTLUẬN 56
5.2 KIẾN NGHỊ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc và thành phần của ISO 1400 5
Hình 2.2 – Mô hình quản lý hệ thống môi trường theo tiêu chuẩn ISO 1400 8
Hình 3.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt may Bình An 11
Hình 3.2- Quy trình sản xuất của phân xưởng In Nhuộm của công ty Cổ Phần Nguyên 12
Hình 4.1 Lưu đồ hướng dẫn xác định KCMT 18
Hình 4.2 Lưu đồ xác định yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 22
Hình 4.3- Quy trình xác định mục tiêu và chỉ tiêu 26
Hình 4.4 Lưu đồ thủ tục đào tạo 30
Hình 4.5 Sơ đồ hệ thống tài liệu 34
Hình 4.6 Sơ đồ quá trình xây dựng/sửa đổi tài liệu 35
Hình 4.7- Lưu đồ thực hiện kiểm soát điều hành 39
Hình 4.8- Biểu đồ sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó các tình trạng khẩn cấp 40
Hình 4.9 Lưu đồ tiến hành giám sát và đo đạc 45
Hình 4.10- Lưu đồ mô tả tiến trình đánh giá tuân thủ 46
Hình 4.11 Lưu đồ việc thực hiện hành động khắc phục và phòng ngừa 48
Hình 4.12- Lưu đồ mô tả tiến trình kiểm soát hồ sơ 50
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1- Danh mục thiết bị đang sử dụng tại công ty 10
Bảng 3.2- Nhu cầu về nguyên vật liệu sản xuất 11
Bảng 3.3- Danh mục các chất thải nguy hại tại công ty 14
Bảng 4.1- Phạm vi của HTQLMT của công ty CPNPLDM Bình An 16
Bảng 4.2 Chính sách môi trường của công ty cổ phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An 18
Bảng 4.3- Đánh giá KCMT theo trọng số 20
Bảng 4.4- Đánh giá KCMT theo yếu tố 20
Bảng 4.5- Tổng hợp các KCMT có ý nghĩa tại nhà máy In Nhuộm 21
Bảng 4.6- Diễn giải các bước thực hiện lưu đồ 29
Bảng 4.7 Quy trình thông tin liên lạc với bên ngoài 30
Bảng 4.8 Quy trình xử lý thông tin nội bộ trong tình huống bình thường 32
Bảng 4.9 Quy trình xử lý thông tin nội bộ trong tình huống bình thường 34
Bảng 4.10- Trách nhiệm , kiểm tra và phê duyệt tài liệu nội bộ 36
Bảng 4.11- Sự chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp 41
Bảng 4.12- Quy trình triển khai đáp ứng tình trạng khẩn cấp 43
Trang 12Nước ta gia nhập WTO giúp các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm đẩy mạnh nền kinh tế Tuy nhiên, các nước Tây Âu đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn đối với sản phẩm nhập khẩu, trong đó có tiêu chuẩn về quản lý và bảo vệ môi trường Điều này trở thành rào cản thương mại rất lớn đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam
Để giải quyết được các áp lực về pháp lý và cạnh tranh thị trường, doanh nghiệp Việt Nam đã ngày càng nhận thức được là phải xây dựng HTQLMT ISO 14001, một tiêu chuẩn có giá trị quốc tế
Nhận thức sâu sắc về tầm chiến lược phát triển cùng với điều kiện thuận lợi công
ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An cần xây dựng HTQLMT giúp công ty tạo hình ảnh trong hành động bảo vệ môi trường với các bạn hàng thương mại và người tiêu dùng, giúp công ty giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận do kiểm soát quá trình sản xuất Ngoài ra còn giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn cạn kiệt tài nguyên và đảm bảo sức khỏe cho người lao động Chính vì vậy em chọn đề tài “Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty cổ phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 cho phân xưởng in nhuộm của công ty Cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
♦ Các vấn đề phát sinh từ hoạt động sản xuất
Trang 13♦ Đề tại chỉ tập trung hướng dẫn cho công ty các bước xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
♦ Do tính chất sản xuất và thời gian có hạn nên đề tài chỉ xây dựng HTQLMT cho phân xưởng In Nhuộm
♦ Thời gian thực hiện từ ngày 1/4/2009 đến 30/6/2009
1.4 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
♦ Nghiên cứu HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14000
♦ Tổng quan về công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An
♦ Khảo sát hoạt động thực tế, cách thức tổ chức quản lý, các quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy
♦ Thu thập các số liệu môi trường có sẵn tại công ty kết hợp với khảo sát thực
tế để đánh giá hiện trạng môi trường tại công ty
♦ Xây dựng Hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho công ty cổ phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Khảo sát thực tế tại công ty
Thực tập để tham quan, khảo sát các hoạt động sản xuất tại công ty
Tham khảo, tìm hiểu thông qua những người trực tiếp hoạt động sản xuất tại nhà máy
1.5.2 Phương pháp thu thập số liệu
Tìm hiểu tài liệu về xây dựng ISO 14001
Thu thập các số liệu về môi trường không khí, nước, chất thải rắn và chất thải nguy hại Nghiên cứu các biện pháp xử lý ô nhiễm đã áp dụng tại công ty
1.5.3 Phương pháp luận của mô hình xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004
Phương pháp luận dựa vào mô hình “Plan, Do, Check, Act”
1.5.4 Phương pháp tổng hợp và so sánh
Tất cả các số liệu, tài liệu được tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận xét
Sử dụng các yêu cầu pháp lý: luật bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn ngành để phân tích các khía cạnh môi trường đáng kể Từ đó xác định các
Trang 14nguồn gây ô nhiễm chính, đề xuất chính sách môi trường, mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và tìm ra các giải pháp giảm thiểu và ngăn ngừa các tác động
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trên lý thuyết có tính tham khảo thực tế chứ không có thời gian triển khai thực hiện nên các mục tiêu và chỉ tiêu, chương trình môi trường chưa tính toán được chi phí thực hiện và có khả năng tính khả thi chưa cao Hơn nữa vì chưa áp dụng thực tế nên cũng chưa đánh giá được hiệu quả áp dụng của kế hoạch được nêu ra trong đề tài
Trang 15Chương 2
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
ISO 14000 VÀ ISO 14001
2.1 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14000
2.1.1 Sự ra đời của TC ISO 14000
Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiệu quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề hết sức nghiêm trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong chính sách chiến lược của các quốc gia Nhất là Hội nghị thưởng đỉnh về trái đất tại Rio De Janeiro-Brazil tháng 6/1992 thì vấn đề môi trường đã nổi lên như một lĩnh vực kinh tế, được đề cập đến trong mọi hoạt động của xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực quốc tế
Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung về quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi trường, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế, năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc
tế (ISO) để triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO
14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững trong từng quốc gia, trong khu vực và quốc tế
2.1.2 Nội dung của bộ TC ISO 14000
- Cấu trúc và thành phần Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 (xem hình 2.1)
- Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chia theo hai hệ thống là đánh giá về tổ chức và đánh giá về sản phẩm bao gồm sáu lĩnh vực:
* Hệ thống đánh giá về tổ chức bao gồm ba lĩnh vực:
+ Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
+ Kiểm toán môi trường (EA)
+ Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (EPE)
Trang 16Kiểm toán môi trường (EA)
Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
Đánh giá kết quả hoạt động của môi trường (EPE)
Ghi nhãn hiệu môi trường (EL)
Đánh giá chu trình sống của sản phẩm
Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm (EAPS)
ISO 14000 - Bộ tiêu chuẩn
về quản lý môi trường
* Hệ thống đánh giá về sản phẩm bao gồm ba lĩnh vực:
+ Ghi nhãn hiệu môi trường (EL)
+ Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA)
+ Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm (EAPS)
Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc và thành phần của ISO 1400
* Mục đích
- Hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh
từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức
- Đảm bảo cho các hoạt động môi trường của chức đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng các yêu cầu pháp luật
Trang 172.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 2.2.1 Khái niệm về ISO 14001: ISO 14001 là khuôn khổ cho việc quản lý các khía cạnh và tác động môi trường đáng kể
Tiêu chuẩn áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt quy mô, lĩnh vực, địa điểm hoạt động
Tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng
Quản lý môi trường dựa trên cơ sở hệ thống
Huy động sự tham gia mọi nhân viên trong tổ chức/doanh nghiệp từ thấp đến cao, xác định rõ vai trò trách nhiệm, lãnh đạo cam kết cung cấp nguồn lực và hỗ trợ động viên
2.2.2 Định nghĩa hệ thống quản lý môi trường
HTQLMT là một chu trình liên tục từ lập kế hoạch, thực hiện, xem xét lại đến cải tiến các quá trình và các hành động của một tổ chức nhằm đạt được các nghĩa vụ môi trường của tổ chức đó
Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 (xem hình2.2)
2.2.3 Lợi ích của việc áp dụng HTQLMT theo ISO 14001
Đối với lĩnh vực môi trường
+ Giúp cho tổ chức/doanh nghiệp quản lý môi trường một cách có hệ thống và kết hợp chặt chẽ với cải tiến liên tục
+ Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục
+ Giảm thiểu các tác động mội trường do tổ chức/doanh nghiệp gây ra
+ Giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường và hệ sinh thái
+ Tăng cường được sự phát triển và góp phần vào các giải pháp bảo vệ môi trường
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức
+ Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trường
Đối với cơ hội kinh doanh - lợi nhuận
+ Thỏa mãn tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng nâng cao cơ hội tiếp cận huy động vốn và giao dịch
+ Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế
+ Cải tiến hình ảnh, tăng uy tín và tăng thị phần
Trang 18+ Cải tiến việc kiểm soát chi phí
+ Tiết kiệm được vật tư và năng lượng
Đối với lĩnh vực pháp lý:
+ Tăng cướng nhận thức về quy định pháp luật và quản lý môi trường
+ Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng
+ Giảm bớt các thủ tục rườm rà và rắc rối về pháp lý
+ Dễ dàng có được giấy phép ủy quyền
+ Cải thiện được mối quan hệ giữa chính phủ và công nghiệp
2.2.4 Khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện ISO 14001
– Về nhận thức:
+ Khái niệm này còn mới đối với doanh nghiệp
+ Chưa tiếp cận được thông tin về ISO 14001 do hạn chế về thời gian và trình
độ
+ Chưa có kinh nghiệm áp dụng, doanh nghiệp không muốn áp dụng
– Về kỹ năng quản lý: thiếu ban chỉ đạo để thực hiện dự án
– Về tài chính:
Chi phí tốn kém nên doanh nghiệp cố giảm chi phí tư vấn và thực hiện không hiệu quả, một số khó khăn về chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí nghiên cứu để xử lý chất thải, cải tiến quy trình sản xuất sạch hơn, chi phí nghiên cứu nghiên cứu các giải pháp khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường
Trang 19Hình 2.2 – Mô hình quản lý hệ thống môi trường theo tiêu chuẩn ISO 1400
Chính sách môi trường
Thực hiện (D)
Cơ cấu và trách nhiệm
Đào tạo, nhận thức, năng lực
Thông tin liên lạc
Cải tiến liên tục
Lập kế hoạch (P)
• Khía cạnh môi trường
• Các yêu cầu pháp luật
• Mục tiêu, chỉ tiêu, chươngtrình môi trường
Bắt đầu
Trang 20Chương 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BÌNH AN
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Lịch sử
- Trước 1975 là phân xưởng nhuộm của nhà máy dệt Vimytex
- Từ năm 1975 – 2000 phân xưởng nhuộm của nhà máy liên hợp Việt Thắng
- Từ năm 2000- 2006 nhà máy nhuộm của công ty TNHH một thành viên Việt Thắng
- Năm 2006 đến nay nhà máy nhuộm của công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An
3.1.2 Phát triển
- Trước năm 1975 và từ năm 1975 đến năm 2000 chuyên sản xuất các loại vải
KT trắng, hoa, màu; cotton trắng , hoa, màu (trọng lượng thấp) Và sản phẩm được xuất sang Liên Xô, các nước Xã Hội Chủ Nghĩa
- Từ năm 2000 đến nay chủ yếu sản xuất các loại vải PE, KT, cotton, cotton dầy (trọng lượng cao) Các mặt hàng được tiêu thụ trong nước để phục vụ cho hàng trong nước và xuất khẩu
3.2 THÔNG TIN LIÊN LẠC
¯ Tên đầy đủ: Công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An
¯ Tên thương mại: BINH AN TEXCO
¯ Ngày thành lập: 01/04/2006
¯ Vốn điều lệ: 111 tỉ đồng
¯ Địa chỉ: 127 Lê Văn Chí, Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
¯ Email: binhan@binhantexco.com
Trang 21¯ Điện thoạI: (84–8) 37222977
¯ Fax: (84-8) 37222978
¯ Mã số thuế: 0303224665
¯ Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất và cung cấp
+ Sợi nhuộm màu: cotton 100% chải kỹ, chải thô, compact, Pesco (TC, CVC), visco rayon,
+ Vải: vải nhuộm màu, vải sợi màu, vải in hoa dùng cho may mặc và trang trí nội thất
3.3 TÍNH CHẤT VÀ QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
- Tổng diện tích bao gồm phân xưởng in nhuộm, phân xưởng nhuộm sợi, lò hơi, trạm bơm và khuôn viên cây xanh cộng hành lang đi lại là 79.751,7 m2 (chưa kể khu
xử lý nước thải)
- Nguồn nhân lực:
+ Từ các trường đại học công lập – dân lập
+ Các nguồn nhân công tại địa phương
- Tổng số cán bộ công nhân viên làm trong nhà máy 230 người Trong đó; nhuộm sợi 35 người, nhuộm vải 130 người, bộ phận dệt sợi vải 25 người, số người còn lại làm trong bộ phận kinh doanh
- Số ca sản xuất trong ngày là 2 ca, mỗi ca 12h
- Thời gian sản xuất 24h
3.4 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY (Xem hình 3.1)
3.5 QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
3.5.1 Thiết bị máy móc
Bảng 3.1- Danh mục thiết bị đang sử dụng tại công ty
Trang 223.5.2- Nguyên liệu sản xuất
Bảng 3.2- Nhu cầu về nguyên vật liệu sản xuất
3 Thuốc nhuộm gốc hữu cơ phân tán kg / năm 110
4 Thuốc nhuộm gốc hữu cơ hoạt tính kg / năm 756
(Nguồn: Công ty CP Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An)
Hình 3.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An
HĐQT CHỦ TỊCH – ÔNG NGUYỄN ĐỨC
TỔNG GĐ
Ô NGUYỄN NGỌC DŨNG
PX NHUỘM VẢI
BAN SỢI MÀU
NHÂN SỰ
P.TC-KT-P KẾ HOẠCH
KINH DOANH
Trang 233.5.3 Quy trình sản xuất : (xem hình 3.2)
Hình 3.2- Quy trình sản xuất của phân xưởng In Nhuộm của công ty Cổ Phần Nguyên Phụ
Vải thành phẩm
1 Hoá chất - Thuốc nhuộm
2 Nước giếng chưa xử lí
3 Nhiệt lượng hơi nước
4 Điện
5 Lao động
Nguyên liệu chính
: Vải mộc
Trang 243.6 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
3.6.1 Các vấn đề môi trường cần quan tâm
3.6.1.1 Nước thải
* Nước thải sinh hoạt: từ các sinh hoạt hằng ngày của cán bộ công nhân viên, và khu vực nhà ăn
+ Lưu lượng 300m3/ngày
+ Đặc trưng: có chứa các chất cặn bã, các chất lơ lững (SS), các chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh
* Nước thải sản xuất:
- Phát sinh từ các công đoạn, giũ hồ, nấu tẩy, làm bóng
- Lưu lượng nước thải sản xuất 200m3/ngày
- Đặc trưng của nước thải sản xuất của công ty: BOD cao, độ kiềm cao do chất tẩy rửa và có màu tối
Trang 25Bảng 3.3- Danh mục các chất thải nguy hại tại công ty
2 Dầu động cơ, hộp số l
(Nguồn: Công ty CP Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An)
3.6.2 Các biện pháp quản lý môi trường
3.6.2.1 Biện pháp khống chế nước thải
Toàn bộ nước thải sinh hoạt của công ty sau khi qua song chắn rác để giữ lại
những cặn có kích thước lớn, sau đó đều đựơc thu gom và xử lý sơ bộ bắng bể nứoc tự
hoại trước khi thải vào rạch cầu Suối Cái Thủ Đức
Nhà máy đã thực hiện kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo
chủ trương Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải và Nghị định 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày
13/06/2003 của Chính phủ
3.6.2.2 Biện pháp khắc phục ô nhiểm không khí
* Bụi bông : những nơi phát sinh ra bụi bông đều lắp đặt hệ thống hút bụi
* Khí thải: Để giảm bớt lượng khí thải công ty đã sử dụngcác quạt công nghiệp thổi
khuếch tán vào không khí
* Tiếng ồn và độ rung
¯ Trang bị dây chuyền sản xuất mới và hiện đại
¯ Bố trí các máy khí nén, máy phát điện dự phòng tại khu vực tách riêng với khu
vực sản xuất
¯ Bố trí xưởng tách riêng với văn phòng
Trang 26¯ Thường xuyên kiểm tra hoạt động trang thiết bị, kiểm tra độ mòn chi tiết, tiến hành bảo trì, bảo dưỡng, cho bôi trơn hoặc thay thế các chi tiết bị hư hỏng
3.6.2.3 Chất thải rắn
* Chất thải rắn sinh hoạt
¯ Giáo dục ý thức giũ gìn vệ sinh chung của công nhân viên tại công ty, ban hành các nội quy về bảo vệ môi trường để công nhân viên trong công ty thực hiện
¯ Bố trí các thùng đựng rác tại khu vực văn phòng, nhà xưởngng và tại khuôn viên xung quanh Công ty để nhân viên bỏ rác vào thùng rác, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi
* Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: Công ty ký hợp đồng với công ty
môi trường đô thị, các đơn vị tư nhân thu mua phế liệu để thu gom và xử lý
* Chất thải nguy hại:
Công ty đã ký hợp đồng với công ty TNHH dịch vụ môi trường Việt Anh có chức năng thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo đúng Quy chế quản lý chất thải nguy hại của Chính phủ (ban hành kèm theo quyết định số 232/2006/QĐ – BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề
và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại)
Trang 27
Tổ chức phải xác định và lập thành văn bản phạm vi của hệ thống quản lý môi trường của mình
Bảng 4.1- Phạm vi của HTQLMT của công ty CPNPLDM Bình An
Công ty cổ phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An ở khu phố 1, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức TP.HCM cam kết cải tiến các hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004
Phạm vi của HTQLMT của công ty bao gồm:
+ Tất cả các hoạt động sản xuất và hỗ trợ sản xuất trong phân xưởng Nhuộm (các hoạt động in nhuộm, bảo trì thiết bị, hành chính và các nhà thầu làm việc trong công ty…)
In-+ Các vấn đề nước thải, khí thải, rác thải sau khi đã ra khỏi phạm vi địa lí của nhà máy yêu cầu kiểm soát bởi quy định pháp luật về môi trường + Yêu cầu của bên hữu quan
Trang 284.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
a Xác định các điểm chiến lược trong CSMT
* Khi thiết lập CSMT, cần xem xét các nguyên tắc:
+ CSMT có thể là tài liệu độc lập hay hợp nhất với CSMT khác của công ty
(chính sách về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm)
+ CSMT nên rõ ràng để đánh giá mức độ tuân thủ, công ty phải chứng minh
những lời cam kết trong chính sách được áp dụng như thế nào
+ Phải đơn giản và dễ hiểu Cơ quan lãnh đạo cao nhất phải tự hỏi xem đang
cố gắng đạt được điều gì và làm thế nào để truyền đạt cho tất cả nhân viên
+ CSMT phải đảm bảo rằng giám đốc của công ty xác nhận và cam kết với lời
tuyên bố trong CSMT: phải ký đề ngày tháng Sau đó sẽ phân phát tới các cơ quan hữu quan bên trong và bên ngoài công ty
b Thông tin với các bên hữu quan về chính sách môi trường của công ty
Bảo đảm tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty đều tiếp thu và hiểu được CSMT.Việc thông tin CSMT trong nội bộ có thực hiện bằng nhiều cách như lồng ghép trong các cuộc họp, đưa chúng lên các bảng thông báo, biểu ngữ hoặc dạng thẻ trong công ty hoặc đặt tại các khu vực có đông người qua lại như căn tin, nơi đặt máy photo hoặc máy fax
Ngoài ra công ty có thể thông tin ra bên ngoài (đối tác, cộng đồng, chính quyền…) bằng cách đưa CSMT vào báo cáo các bên hữu quan, tài liệu quảng cáo của công ty, thư viện địa phương và trang web của công ty trên mạng…
c Rà soát lại CSMT
Được giám đốc xem xét lại ít nhất mỗi năm trong cuộc họp xem xét của lãnh đạo hay khi có bất kì sự thay đổi nào trong hoạt động sản xuất
Trang 29Bảng 4.2 - Chính sách môi trường của công ty cổ phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May
CSMT của công ty cổ phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An
Công ty Cổ phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An là công ty chuyên sản xuất vải nhuộm luôn tiên phong trong cuộc đổi mới và phát triển của Việt Nam Sản
phẩm làm ra với 30% cung cấp trong nước và 70% sản lượng cung cấp ra thị
trường quốc tế Do nhận thức được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và
cộng đồng về môi trường sạch, xanh cũng như nghĩa vụ bảo vệ môi trường của
mình, toàn thể các cấp lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của nhà máy tuyên bố:
- Cam kết tuân thủ các yêu cầu và tiêu chuẩn trong nước cũng như các yêu
cầu từ các đối tác
- Phấn đấu giảm thiểu phát thải vào không khí và nước
- Áp dụng các công nghệ kiểm soát và thực hành nhằm giảm thiểu ô
nhiễm
- Phấn đấu cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường
- Ngăn ngừa ô nhiễm thông qua các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tái
sản xuất
Xác định các khía cạnh môi trường
Đánh giá các KCMT Xác định KCMT đáng kểLập hồ sơ và cập nhật thường xuyên
Lưu hồ sơ
Trang 304.3.1.2 Diễn giải
a Xác định khía cạnh môi trường và tác động môi trường (Phụ lục 1A)
- Cần phải xác định hoạt động trong phạm vi của công ty và quy trình sản xuất tương ứng
- Mô tả các hoạt động đã được xác định bằng cách liệt kê thành phần đầu vào, đầu ra theo nguyên tắc bảo toàn vật chất Các hoạt động này phải xem xét trong 3 trường hợp:
+ Bình thường: Các hoạt động diễn ra hằng ngày
+ Khác thường: trường hợp làm việc định kỳ không liên tục, đột xuất hay ngoài dự kiến nhưng không khẩn cấp về môi trường như các hoạt động bảo trì,
+Cạn kiệt tài nguyên
+Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
+Góp phần gây biến đổi môi trường: hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ozône,mưa axít…
+Góp phần gây mất cân bằng sinh thái
+Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
b Đánh giá KCMT và xác định các KCMT có ý nghĩa:(xem phụ lục 1B)
* Thiết lập hệ thống các tiêu chí đánh giá các KCMT tại phân xưởng như sau:
- Việc đánh giá mức độ đáng kể của các KCMT tại công ty cổ phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An được xem xét dựa trên 2 tiêu chí: đánh giá theo trọng số
và đánh giá theo các yếu tố
+ Đánh giá theo trọng số: trọng số được xác định dựa vào tình trạng của một khía cạnh hay hoạt động như trong bảng 4.3
+ Đánh giá theo các yếu tố: (xem bảng 4.4)
Trang 31sự cố hư hỏng máy móc…
1
Khẩn cấp (E – Emergency)
Trường hợp rủi ro, nguy hiểm hoạt động ngoài
dự kiến như cháy nổ, rò rỉ hay tràn đổ hóa chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường
2
(tham khảo theo khóa luận Thiệu Thị Trúc-2007 Xây dựng vận hành HTQLMT theo ISO
14001 tại công ty Vinappro Luận văn tốt nghiệp.Trường đại học Nông Lâm TP.HCM)
Bảng 4.4- Đánh giá KCMT theo yếu tố
Đánh giá Yếu tố
Yêu cầu pháp luật (PL) Có yêu cầu phải kiểm soát Không yêu cầu phải kiểm soát Bản chất (BC) Độc hại/nguy hiểm Không độc hại/nguy hiểm
Tần suất (TC) Xảy ra thnường xuyên Ít xảy ra
Mức độ (MĐ) Nghiêm trọng Không nghiêm trọng
Các biện pháp quản lý (QL)
-Không có các biện pháp quản lý
-Có các biện pháp quản lý nhưng không hiệu quả
Có các biện pháp quản lý
(tham khảo theo khóa luận Thiệu Thị Trúc-2007 Xây dựng vận hành HTQLMT theo ISO
14001 tại công ty Vinappro Luận văn tốt nghiệp.Trường đại học Nông Lâm TP.HCM)
- Sau khi xác định được phần “Đánh giá theo yếu tố” và “Trọng số” thì KCMT sẽ được xét như sau:
Tổng điểm = tổng cộng x trọng số
- Nếu khía cạnh nào có tổng điểm ≥ 2 là khía cạnh môi trường có ý nghĩa
Sau khi đánh giá khía cạnh môi trường ở từng bộ phận, Ban ISO môi trường có trách nhiệm lập danh sách các KCMT đáng kể tương ứng với các khu vực và hoạt động liên quan (được trình bày ở bảng 4.5)
c Lập hồ sơ và cập nhật thường xuyên:
- Lập văn bản các phương pháp nhận diện các KCMT
- Lập bảng kê các KCMT có ý nghĩa có sự phê duyệt của ban lãnh đạo công ty
- Thường xuyên cập nhật (bổ sung, loại bỏ) các KCMT trong các trường hợp sau: + Có sự thay đổi về cơ sở vật chất: xây mới, tháo dỡ, sửa chữa…
Trang 32+ Có sự thay đổi về quy trình hoạt động: thay đổi nguyên liệu, sản phẩm thay đổi một phần hay toàn bộ quá trình…
+ Có sự thay đổi của các văn bản pháp luật
- Tần xuất xem xét ít nhất 1 lần/năm (trong điều kiện bình thường không có sự thay đổi nào kể trên)
d Lưu hồ sơ
Tất cả các KCMT tại công ty đều phải lưu hồ sơ Cần có sự phân biệt giữa hồ sơ
về KCMT và các KCMT có ý nghĩa tại công ty Khi bổ sung hoặc loại bỏ bất kỳ một khía cạnh nào cũng phải ghi nhận thời gian và nguyên nhân
Bảng 4.5- Tổng hợp các KCMT có ý nghĩa tại nhà máy In Nhuộm
STT KCMT đáng kể Khu vực liên quan Hoạt động liên quan
Hấp hồng ngoại Sấy vải sau nhuộm
Hồ văng Sấy vải ỡ giai đoạn hoàn
tất có cho thêm hóa chất
In Sử các hóa chất có hơi độc
(toluen)
1 Khí thải
Làm bóng, nấu tẩy Sử dung NaOH
2 Quản lý và sử dụng hóa chất Hầu hết các bộ phận sản xuất Chủ yếu ở khâu tiền xử lý và làm mềm vải
5 Quản lý chất thải nguy hại
Hầu hết các bộ phận sản xuất ngoại trừ khu máy loop, sanfor, máy banh vải, kho nhập và thành phẩm
Pha hóa chất, chiết, san hóa chất
6 Nguy cơ cháy nổ
Tất cả các bộ phận, nhưng đặc biệt ở phòng sấy hồng ngoại, khu sấy, lò dầu và khu
lò văng
Sử dụng gas, dầu Kiểm soát nhiệt Điều khiển thiết bị không đúng
7 Sử dụng điện Tất cả các khu vực
Vận hành HTXLNT Vận hành các máy móc thiết bị
Thắp sáng
8 Rò rỉ hơi Hầu hết ở các đường ống dẫn hơi Cung cấp hơi
9 An toàn lao động Khu vực sấy, lò hơi, làm bóng,in kho hoá chất, lò dầu Pha hoá chất, cung cấp hơi
10 Phát thải nhiệt Lò dầu, lò hơi Đốt ló, duy trì hơi
Trang 334.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu
4.3.2.1 Lưu đồ tóm tắt các bước xác định yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Hình 4.2 Lưu đồ xác định yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
4.3.2.2 Diễn giải lưu đồ
Định kỳ hàng tháng, Ban ISO chịu trách nhiệm thu thập các yêu cầu mới của pháp luật và các yêu cầu khác liên quan đến khía cạnh môi trường của công ty Có thể sử dụng các phương pháp liên lạc sau:
+ Liên lạc với các cơ quan pháp luật, Sở tài nguyên môi trường
+ Hợp đồng với cơ quan pháp luật, khi có văn bản mới thì báo cho công ty + Truy cập internet
Sau đó trình lên ĐDLĐ xem xét Nếu ĐDLĐ xét thấy yêu cầu mới bắt buộc phải được cập nhật thì ĐDLĐ sẽ trình lên Giám Đốc phê duyệt và các yêu cầu đó sẽ được cập nhật vào “ Danh mục các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác”
Cập nhật vào “Danh mục các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác”
Cập nhật lại các mục tiêu và chỉ tiêu
Trang 34Khi các yêu cầu mới được xác định thì ĐDLĐ tiến hành ngay việc cập nhật lại các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường, sau đó trình Giám đốc phê duyệt
4.3.3 Xác định mục tiêu và chỉ tiêu môi trường:
ro môi trường, mục đích môi trường, thông tin liên lạc và mục tiêu chỉ tiêu tồn tại Mỗi khía cạnh môi trường có ý nghĩa sẽ được kiểm soát theo đúng yêu cầu hệ thống quản lý môi trường bao gồm mục tiêu và chỉ tiêu Không phải mỗi khía cạnh môi trường có ý nghĩa phải có một mục tiêu và chỉ tiêu cải tiến: duy trì chương trình hay sự thực hiện đang tồn tại có thể là mục tiêu và chỉ tiêu hợp lý
Mục tiêu và chỉ tiêu được phân loại “duy trì” được sử dụng cho những khía cạnh môi trường đang được chấp nhận trong sự kiểm soát và không có những hành động mới được yêu cầu trong chu kỳ hoạch định hiện tại
Khía cạnh môi trường liên quan nhiều đến yêu cầu môi trường tức thời được phân loại “cải tiến”
Mục tiêu và chỉ tiêu cuối cùng được lựa chọn cho việc thực hiện chu kỳ hoạch định hiện tại dựa vào sự phân loại các khía cạnh cũng như sự thực hiện kinh doanh, chiến lược và mục đích, phúc lợi và giá thành
Quá trình xác định mục tiêu và chỉ tiêu bao gồm các bước thông thường được hướng dẫn liên tục Tuy nhiên sự điều chỉnh mục tiêu và chỉ tiêu thường cần thiết nhờ vào các thông tin mới, sự kiện … từng phần trong suốt quá trình thực hiện ban đầu của
hệ thống quản lý môi trường Sự điều chỉnh được thực hiện bất cứ bước nào ở bất cứ thời điểm nào, cung cấp các tài liệu liên quan, phê duyệt, mục tiêu và chỉ tiêu cuối cùng đã được sửa đổi
Trang 35Mục tiêu và chỉ tiêu ban đầu được xác định bởi ban ISO của công ty dựa trên cơ sở các khía cạnh môi trường đã được lựa chọn
b Xem xét ưu tiên các khía cạnh môi trường có ý nghĩa
Mỗi khía cạnh môi trường có ý nghĩa đã được xác định làm cơ sở cho việc thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu sẽ được đánh giá bởi ban chỉ đạo hệ thống quản lý môi trường công ty và được phân loại thành 2 loại: “Duy trì” hay “cải tiến” dựa trên sự thực hiện môi trường và phù hợp với chương trình quản lý hiện tại
Các câu hỏi sau đây nhằm giúp xác định việc phân loại các khía cạnh môi trường (xem hình 4.3)
* Câu hỏi 1 (Q1)
A - Có phải các hoạt động đều tuân theo tất cả các yêu cầu, quy định đang được
áp dụng về môi trường, bao gồm các yêu cầu và quy định với mục đích làm giảm rủi ro ?
B - Có phải các hoạt động tuân theo và duy trì một cách liên tục phần lớn thời gian gần đây không ít hơn 2 năm ?
* Câu hỏi 5 (Q5)
Có phải các sự xác định thiếu hụt ở câu hỏi 1, 2, 3, 4 đã được đáp ứng đầy đủ (chẳng hạn mục đích thích hợp, thời gian biểu, tiến độ, các quá trình) bằng các hành động khắc phục đang tồn tại và chương trình cải tiến với mục tiêu và chỉ tiêu rõ ràng,
Trang 36bao gồm sự quản lý các chương trình này dựa vào quy trình chương trình quản lý môi trường ?
* Câu hỏi 6 (Q6)
Có phải các yêu tố môi trường quan trọng được xác định trong suốt quá trình hay theo sau các khía cạnh môi trường (QT 4.3.1) và các thông tin môi trường tương ứng khác (luật pháp, hoạt động trong điều kiện cho phép, mức độ tác động môi trường, mức độ ngăn ngừa ô nhiễm, mức độ tuân thủ pháp luật, yêu cầu khách hàng) được đáp ứng đầy đủ bởi các hành động khắc phục hay chương trình cải tiến với mục tiêu và chỉ tiêu rõ ràng (Chương trình quản lý môi trường)
Nếu câu trả lời cho mỗi câu hỏi (1), (2), (3), (4) : ĐẠT tiến hành tới
c Lựa chọn ban đầu của mục tiêu và chỉ tiêu
Ban ISO kiểm tra mỗi khía cạnh môi trường có ý nghĩa trong loại “CẢI TIẾN” để xem xét kỹ hơn các khía cạnh môi trường cho việc thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu
Mục tiêu và chỉ tiêu được lựa chọn đối với tất cả các khía cạnh môi truờng có ý nghĩa Mục tiêu và chỉ tiêu phải bao gồm sự duy trì chương trình hay sự thực hiện đang tồn tại (chẳng hạn như liên tục đáp ứng mục tiêu và chỉ tiêu đang tồn tại), nghiên cứu hướng dẫn (chẳng hạn tìm ra nguyên nhân các khía cạnh môi trường để quyết định
sự cải tiến) hay sự cải tiến các chương trình một cách rõ ràng (chẳng hạn như nâng cao chương trình huấn luyện hay giảm thiểu một cách cụ thể sự ố nhiễm) Mục tiêu và chỉ tiêu cải tiến phải được thiết lập từ các khía cạnh môi trường có ý nghĩa trong loại
“CẢI TIẾN”
Nếu mục tiêu và chỉ tiêu được chọn tiếp tục duy trì chương trình đang tồn tại liên quan tới các khía cạnh môi trường riêng biệt phải có sự xác nhận của Tổng giám đốc
Trang 37d Sự lựa chọn cuối cùng của mục tiêu và chỉ tiêu
Đại diện môi trường phê duyệt mục tiêu và chỉ tiêu cuối cùng cho chu kỳ hoạch định hiện tại dựa vào các chuẩn mực và thông tin được mô tả trong phần c, sự thực hiện kinh doanh, hướng dẫn hoạch định, chiến lược và mục đích kinh doanh, phúc lợi, giá thành, nguồn nhân lực và nguồn tài chính
Kết quả mục tiêu và chỉ tiêu cuối cùng cho chu kỳ hoạch định hiện tại làm cơ sở cho việc thiết lập chương trình quản lý môi trường
Hình 4.3- Quy trình xác định mục tiêu và chỉ tiêu
Phụ lục 2- Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường cho phân xưởng In Nhuộm của công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An
KCMT CÓ Ý NGHĨA
Phân tích khía cạnh môi trường có ý nghĩa Chính sách môi trường Yêu cầu ISO 14001 Pháp luật và các yêu cầu khác
Dân cư liên quan Yêu cầu tài chính, thông tin điêù hành, kinh doanh
Không
Không
Không
ALựa chọn ban đầu của
DUY TRÌ
Phân tích khía cạnh môi trường có ý nghĩa Chính sách môi trường Yêu cầu ISO 14001 Pháp luật và các yêu cầu khác
Dân cư liên quan Yêu cầu tài chính, thông tin điêù hành, kinh doanh
Không
Không Không
Không
Không
Không
ĐẠT
Trang 384.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
Trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị liên quan đến công tác quản lý môi trường của công ty được xác định như sau:
Tổng giám đốc
- Thiết lập chính sách môi trường của công ty
- Chỉ định đại diện lãnh đạo về môi trường
- Cung cấp các nguồn lực, tài chính cần thiết để xây dựng và duy trì HTQLMT hiệu quả
- Phê duyệt sổ tay môi trường, mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình quản lý môi trường và các tài liệu khác trong HTQLMT
- Chỉ huy và quyết định các vấn đề trong tình huống khẩn cấp
- Chủ trì cuộc họp xem xét của lãnh dao, ra quyết định cuối cùng cho việc duy trì
và cải tiến hệ thống
Đại diện lãnh đạo về môi trường
- Hỗ trợ tổng giám đốc xây dựng HTQLMT
- Quản lý trực tiếp đối với HTQLMT
- Thiết lập, áp dụng và duy trì HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
- Tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân liên quan
- Thiết lập sổ tay môi trường, mục tiêu, chỉ tiêu của HTQLMT
- Tiếp nhận, giải quyết thông tin nội bộ và bên ngoài về môi trường
- Lập kế hoạch đánh giá nội bộ hằng năm cho toàn công ty, chỉ định trưởng đoàn đánh giá và các đánh giá viên cho các chương trình đánh giá, xem xét kết quả đánh giá do trưởng đoàn đánh giá gửi
- Báo cáo kết quả hoạt động của HTQLMT và đề xuất các cơ hội cải tiến cho Tổng Giám đốc
- Cung cấp cơ sở cho cuộc họp xem xét của lãnh đạo
- Quản lý các tài liệu và hồ sơ môi trường
- Chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác của các đơn vị nhà nước hoặc của khách hàng
Trang 39Ban ISO môi trường
- Tổ chức, giám sát hoạt động của HTQLMT theo nội dung và tiến độ đã phê duyệt
- Hỗ trợ ĐDLĐ trong việc thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu
- Hỗ trợ ĐDLĐ thiết lập các Thủ tục chung của HTQLMT
- Hỗ trợ ĐDLĐ và các trưởng bộ phận trong việc lập chương trình, tổ chức việc đánh giá nội bộ và tổng hợp kết quả đánh giá nội bộ, kết hợp với các bộ phận khác theo giỏi, giám sát việc thực hiện hành động khắc phục và phòng ngừa
- Tổ chức tuyên truyền để mọi CBCNV nhận thức được tầm quan trọng, sự phù hợp chính sách và các thủ tục theo yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường
Các trưởng ca, trưởng các bộ phận – kỹ thuật
- Xác định các khía cạnh môi trường, các yếu tố phát sinh chất thải, nước thải và các yếu tố môi trường cần kiểm soát
- Xác định các mục tiêu , chỉ tiêu cụ thể cho việc kiểm soát
- Thiết lập các quy trình vận hành, phương án công nghệ, các hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn công việc cho từng bộ phận, từng vị trí
- Tổ chức thực hiện hệ thống quản lý đã được thiết lập; giám sát kiểm tra, phát hiện sự không phù hợp; tổ chức phương án hoạt động khắc phục, phòng ngừa; đánh giá và đưa ra các giải pháp để cải tiến và hoàn thiện
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức
4.4.2.1 Lưu đồ thủ tục đào tạo (xem hình 4.4)
4.4.2.2 Diễn giải việc các bước thực hiện lưu đồ
Trang 40Bảng 4.6- Diễn giải các bước thực hiện lưu đồ
- Đòi hỏi thực hiện hành động khắc phục/ phòng ngừa Các đòi hỏi liên quan đến khiếu nại của cộng đồng
Ban ISO môi trường
Phê duyệt Giám đốc sẽ duyệt nếu phù hợp ngược lại Giám đốc sẽ
thông báo không chấp thuận kế hoạch đào tạo Giám đốc
Tổ chức
thực hiện
Gửi đào tạo bên ngoài: Chuẩn bị các thủ tục cần thiết để gửi CB.CNV đi đào tạo theo kế hoạch
Đào tạo nội bộ :
- Chỉ định cán bộ có năng lực chuyên môn hoặc đã được
cử đi đào tạo giảng dạy cho CB.CNV hoặc có thuê các
đơn vị có chức năng bên ngoài đến giảng dạy
- Ban ISO – môi trường phối hợp với các cán bộ chuyên môn biên soạn giáo trình, giáo án và tổ chức giảng dạy cho công nhân phù hợp với từng ngành nghề
Nhân viên phụ trách đào tạo
Nhân viên phụ trách đào tạo