Nhãn quan sinh hoạt, thế sự

Một phần của tài liệu Tô Hoài với hai thể văn Chân dung và tự truyện (Trang 80 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Nhãn quan sinh hoạt, thế sự

Theo Nguyễn Tuân, mỗi người viết đều có nhãn quan riêng. “Nó đề ra phong cách. Do thế mà anh thích tả nắng, anh thì thích tả mây tả mưa… anh

thì có sở trường này, sở đoản nọ. Rồi cách đưa vấn đề, cách nhìn vấn đề cũng

khác nhau. Tất cả những điều đó thực chất là phong cách” [41]

Nói đến nhãn quan sinh hoạt, thế sự thực chất là nói đến cách nhìn riêng, cách cảm riêng của nhà văn về đời sống. Đối với Tô Hoài: “Cuộc đời người viết và những trang sách liền nhau - cuộc đời mà anh đã sống, đã trải, bây giờ, thông qua một hình thức luôn luôn mới, thật mới, bởi vì cuộc sống và

đối tượng bạn đọc đòi hỏi thế”[24].

Mỗi nghệ sĩ - nhà văn có sự cảm nhận về thế giới hiện thực khách quan khác nhau nên sự tái hiện lại hiện thực khách quan cũng khác nhau. Sự phản ánh hiện thực khách quan ấy được thể hiện trong cả gia tài nghệ thuật của họ. Chính vì vậy, mỗi nhà văn có một hệ thống đề tài riêng, không ai giống ai. Hệ thống đề tài ấy người ta gọi là những vùng thẩm mỹ riêng, họ chỉ có thể cảm hứng về đề tài ấy. Tất cả những cái đó xét đến cùng bắt nguồn từ nhãn quan về thế giới. Đối với Tô Hoài cũng vậy. Nếu như ở các nhà văn khác có người chỉ quen cảm thụ với những cái cao cả, thiêng liêng, những con người và sự vật được tôn sùng, ngưỡng mộ thì Tô Hoài lại quan tâm đến những cái đời thường, những chi tiết trong đời sống sinh hoạt. Có thể nói nhãn quan sinh hoạt, thế sự chi phối trong cách kể, cách tả của Tô Hoài. Trước đây khi viết tự truyện các nhà văn thường hay thi vị hoá các sự kiện. Điều đó cũng dễ hiểu bởi đối với mỗi người, kỷ niệm, hoặc ấn tượng sâu đậm đã trôi qua thường không bao giờ phai mờ trong ký ức và phần nào nữa nó lại được tắm trong màn sương của hoài niệm, của thời gian, cho nên nói tự truyện ít nhiều có chất thơ chính là vì lý do đó. Đọc tự truyện, hồi ký của Tô Hoài, hay của những nhà văn khác như Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Thanh Tịnh. . . ta thấy thật xúc động với những cảnh đời tư hiện lên thật thiêng liêng tha thiết vừa buồn, vừa vui đan xen thể hiện rất thực cuộc sống đời thường.

Dưới con mắt của nhà văn mọi kỷ niệm không chỉ được biến thành những cái vĩnh hằng, cái cao thượng mà có cả sự vật, con người gần gũi với đời sống hàng ngày. Nhân vật không chỉ được tắm mình trong cái ánh sáng lung linh huyền ảo của quá khứ mà hiện ra như những con người bình thường, thậm chí tầm thường. Chính điều này làm cho tự truyện của Tô Hoài có được cái nhìn tiểu thuyết. Tính tiểu thuyết là ở chỗ: Ông đã tiếp cận cuộc sống trong sự xô bồ gần gặn nhất. Với giọng điệu suồng sã, thân mật, có lúc bỗ bã,

Tự truyện của Tô Hoài đã trở thành một bức tranh sinh hoạt tỉ mỉ về đời sống

xã hội xung quanh ông, về nhân tình thế thái, về một số nhà văn lớn trong những mối quan hệ thường nhật.

Trong sáng tác của Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy trước cuộc sống hiện thực muôn màu muôn vẻ, nhà văn thường đặc biệt quan tâm và có niềm say mê mãnh liệt với con người và cuộc sống đời thường - đó là một cuộc sống trong quan hệ thế sự, là những sinh hoạt phong tục, tập quán trong cuộc sống đời thường của lớp người lao động bình dân và lớp dân nghèo thành thị. Ý đồ thể hiện tư tưởng nghệ thuật Tô Hoài là cảm quan hiện thực đời thường. Cảm quan ấy đã được hình thành từ sự vận động trực tiếp của hoàn cảnh gia đình và xã hội, từ cá tính và quan niệm về văn chương của tác giả. Chính vì vậy mà trong tự truyện của Tô Hoài ta thấy yếu tố đời thường nhãn quan sinh hoạt thế sự được thể hiện rất sâu sắc. Cũng chính trong Tự truyện ta thấy một bầu khí quyển chung của xã hội, một bức tranh quá khứ buồn, với những khát khao về một cuộc sống có lẽ phải. Hoàn cảnh gia đình, xã hội và bản thân là cơ sở để hình thành cảm quan hiện thực tác giả và được phản ánh rất đậm nét trong tự truyệncủa Tô Hoài…

Tô Hoài sinh ra và lớn lên tại quê ngoại, trong một gia đình nghèo làm nghề thủ công ở làng Nghĩa Đô. Hoàn cảnh đó khiến những ngày thơ ấu của

nhà văn được sống trong niềm vui bình dị, khi lại chứng kiến những nỗi buồn thấm thía, xót xa. Người cha của Tô Hoài vì cuộc sống đã phải từ giã quê hương vào đồng đất Sài Gòn kiếm sống. Cảnh chia tay thật cảm động: “Bố tôi nhổ vào lòng bàn tay mỗi đứa một bãi nước bọt. Làm thế để đỡ nhớ cho người đi xa”[19,tr.35]. Rồi ngày tháng trôi qua nặng nề, tin tức của người cha dần dần thưa thớt và bặt vô âm tín. Tiền gửi về cho con ăn học cũng thưa dần, thế là Cu Bưởi phải rời kẻ chợ quay về cõng em, tha thẩn với chú Dế Mèn, rồi học dệt, xắm giấy giúp mẹ. . . .

Hình ảnh người mẹ hiền lành, tần tảo, suốt một đời cam chịu số phận nhọc nhằn trong cuộc sống vật chất và tinh thần là mảnh đời sống động ảnh hưởng sâu sắc đến đôi mắt thơ ngây của nhà văn, ám ảnh mãi trong nỗi niềm thương cảm nhà văn. Cái nghèo, cái đói cứ bám riết lấy gia đình bé nhỏ ấy, suốt tháng “mẹ làm đến khuya lắm. Nhiều lúc thức giấc, nhìn ra vách hãy còn ánh đèn lung linh”[19,tr.23]. Thế mà cuộc sống vẫn túng thiếu. Những nỗi gian truân về vật chất của mẹ chưa thấm thía bằng nỗi đau tinh thần. Bởi đứa con gái xấu số đã chết vì bệnh sởi, lại “có mấy năm rồi không bố tôi”, “người làng bảo bố tôi đã lấy vợ ở trên Sài Gòn”[19], để lại nỗi buồn trống trải trong tâm hồn người mẹ đáng thương.

Tuổi thơ Tô Hoài rất gần gũi với ông bà ngoại và các dì. Ông ngoại

nghiện rượu ngữ”, khi thì ông sinh sự đánh bà, khi thì đay nghiến chửi bà

rằng “chỉ vì “Con mẹ trời đánh kia” mà ông không có con trai”[19,tr.15], để rồi cuối cùng ông tìm gậy vừa hét vừa đạp tất cả… ; khi lại rất hiền lành âu yếm kể biết bao nhiều chuyện ngày xưa…

Bà ngoại vừa cam chịu, cũng vừa lắm điều nhiều lời “không bao giờ im

được”, nên cuộc sống xô xát thường xuyên xảy ra. Mặc dầu vậy với “thằng

học, bà dỗ dành đưa cháu đến tận trường, thậm chí còn phải vào lớp ngồi cạnh cháu đến khi trống tan, bà ngoại dắt cháu về nhà…

Với các dì, cuộc sống quẫn bách nên cũng không còn thuần khiết như xưa, cũng cãi lại cha mẹ, cũng tình ý với thầy giáo làng để bị đánh ghen giữa nơi Kẻ Chợ, cũng đánh chửi đay nghiến con cái… Không khí gia đình đến ngày phiên chợ thật hãi hùng: “Nhà người ta phiên chợ được hàng thì vui, nhà tôi ngày chợ không chuyện này thì sinh chuyện khác. Hàng ít lại hàng xấu, không đều, mặt hàng gùn gút lên, không ai mua. Thế là xảy ra những trận xô xát giữa bà ngoại tôi và các dì tôi”, vậy nên “nhà tôi còn êm ấm sao được nữa, trong khi sự túng thiếu càng gồ cổ mỗi con người lại và mỗi người đều cứ ngày càng bẳn gắt với nhau, càng lúc thương lúc ghét nhau, thật hết sức thất thường”[19,tr.164].

Họ hàng bên nội của Tô Hoài cũng nghèo lắm, đến nỗi ngày sinh của con cháu cũng không biết. Ông bà nội lam lũ, nghèo khó quanh năm. Vậy là, hai bên gia đình nội ngoại của Tô Hoài đều không có truyền thống văn chương, mà chỉ “trang bị” cho nhà văn cảnh nghèo đói, quẫn bách, tuy chưa tận cùng dưới đáy xã hội nhưng cũng đủ thấm thía nỗi khổ vì túng thiếu cơm áo gạo tiền.

Là người con của tầng lớp lao động bình dân, lại được chứng kiến cảnh buồn nhiều hơn vui của gia đình mình. Tô Hoài sớm chan hoà trong cuộc sống gian truân đời thường để cảm nhận nó. Có lẽ vì vậy mà cảm quan hiện thực của nhà văn “thấm được và thấm nhanh cái buồn”(Vân Thanh)

Vào nghề từ đầu những năm 40 của thế kỷ XX. Tô Hoài đã sớm chứng kiến những sự kiện lớn không thể nào quên của những năm này. Những sự kiện ấy có buồn, có đau khổ xót xa. Những năm tháng mà không khí ngột ngạt đã bao trùm cả xã hội và lan dần vào từng ngõ xóm. Làng quê của Tô

Hoài chưa bao giờ lại “tiêu điều khốn khổ đến như thế. Nghề dệt lụa đã lụi bại chết hẳn. Khung cửa người ta đem chẻ củi, bán làm củi. Người tha hương bơ vơ những đâu, vãn cả làng. Trông trước thấy cái đói, cái chết mà không biết làm thế nào”[19]. Từ đó những nét đẹp văn hoá, những nghệ thuật xã hội của làng quê bị xáo trộn, tàn phá dữ dội “Người ta chơi chắn cạ, xóc đĩa, thò lò suốt ngày, suốt đêm. Sát phạt nhau từ một xu trở lên, và cái sự mất trộm vặt thì thường xảy ra luôn. Con chó con gà tha thẩn ngoài ngõ, vô ý không ai trông mất ngoén ngay. Cái váy, cái quần phơi ngoài sân, biến là thường. Thậm chí, ngoài vườn có mấy quả đu đủ xanh cũng bị vặt trộm. Không hôm nào là không có người vác gậy, cầm mõ đi dong ra dong vào để chửi những đứa ăn cắp vặt” [Quê người]. Xã hội làng quê ngày càng xơ xác tiêu điều “Trên chợ Bưởi, người lang thang ở đâu đến ngày càng nhiều. Buổi tối lăn vào ngủ trong các cầu chợ. Sáng ra thì nhiều người nằm lại, không còn sức bò đi kiếm được nữa”[19,tr.317]. Cảnh đau lòng ấy không chỉ ở một nơi nào, một vùng quê nào mà “ở đâu bây giờ cũng giống như chợ Bưởi, những chức việc trong làng cả đêm phải đi rình đuổi không cho người đói đứng lại ở địa phận mình, và hễ gặp cái xác nào, lập tức kéo vứt sang làng kia. Người ta sợ phải chôn, chôn xác trần trụi không có cả chiếu bó, cũng phải mất tiền thuê người đào huyệt. Tiền đâu mà hôm nào cũng thuê đào hàng chục cái huyệt. Mà người đào huyệt bây giờ cũng hiếm”[19,tr.338].

Những ngày tháng đen tối ấy đã để lại trong tâm hồn Tô Hoài những nỗi niềm trĩu nặng, và nó trở thành những hồi ức không thể nào quên trong tâm hồn ông. Và những hồi ức ấy được ông viết lại vào trong tác phẩm tự truyện. Cũng trong những năm tháng đen tối ấy, “Cách mạng lan rộng, phong trào vùn vụt lên, vươn trên cả cái chết”[19,tr.326]. Trong đau khổ, trước cái đói nghèo, trước sự tra tấn, bắt bớ, tù đày, họ vẫn một lòng tin vào Cách

mạng. Bởi họ hiểu rằng “Cách mạng đã gắn bó tuổi trẻ chúng tôi, với làng tôi. Cách mạng là đường sống, dù gian nguy, nhưng là đường đưa tới thay đổi”[19,tr.311] và thế là trong mỗi con người được thắp sáng một niềm tin. Họ vượt qua tất cả để đến với Cách mạng để tìm đến một cuộc sống với ý nghĩa đích thực của nó.

Vốn gắn bó với làng quê, chứng kiến mọi vui buồn, hay - dở cùng những bước thăng - trầm, thịnh - suy của làng nghề truyền thống, Tô Hoài hơn bao giờ hết cảm nhận thấm thía về đời sống xã hội từ nhiều chiều của nó. Ông đã từng tâm sự: “Tôi lớn lên giữa những buồn vui, những gian truân, trong vòng mọi tập tục, thói quen của lớp tuổi trong làng. Lúc đó, đang thời kỳ Mặt trận Bình dân. Lý tưởng Cộng sản như giấc mơ đẹp đến với những người thanh niên cùng lứa, cùng cảnh như tôi… Từ khi biết nghĩ điều hay cho những ao ước của mình, tôi chỉ có một mạch nghĩ theo Cách mạng”[19,tr.271].

Cũng giống như hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh bản thân cũng có tác động ít nhiều đến nhãn quan sinh hoạt, thế sự trong tác phẩm Tự truyện của ông. Tô Hoài từng phải kiếm sống bằng các nghề : thợ cửi, bán hàng, phụ, kế toán, coi kho cho hiệu buôn giày, dạy học và còn sống qua những ngày thất nghiệp tủi nhục không có một xu dính túi. Hoàn cảnh ấy đưa Tô Hoài về với con người và cuộc sống dân dã bình dị và hơn lúc nào hết ông đã thực sự cảm nhận cuộc sống trong muôn mặt đời thường của nó.

Ngay từ khi đến với nghề văn, Tô Hoài đã sớm nhận ra rằng “mảnh đất” văn xuôi là nơi ông “canh tác”, là nghề sống của mình. Ngay từ khi bắt đầu viết, ngòi bút của Tô Hoài đã hứng thú chuyển tải mọi chuyện vui buồn lên trang sách. Ông đã trở thành một nhà văn không thể thiếu của con người và cuộc sống đời thường. Ông cứ bám riết lấy cuộc sống trong một cảm quan

hiện thực đời thường để tung hoành ngòi bút. Với con mắt quan sát tinh tế lại thấm đượm tình đời cho nên nhà văn cảm nhận cuộc sống theo một lăng kính hoàn toàn nhất quán.

Vốn có khiếu quan sát tinh tế “con ruồi bay qua không lọt khỏi mắt”, Tô Hoài đã cảm nhận rất sâu sắc về cuộc sống đời thường mọi góc độ với chiều nhân bản của nó. Cùng với nhu cầu thôi thúc tự bên trong, Tô Hoài còn rất say mê học tập và ham hiểu biết để tự trau dồi kiến thức cho mình, ông rất chăm chỉ đọc sách báo, ghi chép hàng ngày một cách tỷ mỉ, chi tiết, từ giá cả sinh hoạt chợ búa, đến tiếng nhà nghề, tiếng địa phương… Tất cả đã giúp ông có vốn sống ngày càng phong phú, không những thế, ông còn nhận biết rõ tầm quan trọng của việc quan sát, tích luỹ vốn sống. Chính điều đó đã giúp ông nắm bắt rất nhanh nhạy và chính xác hiện thực cuộc sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ông còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, các hoạt động không biết mệt mỏi ấy đã giúp nhà văn bắt rễ sâu hơn vào cuộc sống muôn màu muôn vẻ của chúng ta. Những hoàn cảnh ấy là cơ sở để hình thành nên cảm quan hiện thực của nhà văn.

Do nhãn quan sinh hoạt thế sự cho nên trong những tác phẩm của Tô Hoài cuộc sống được tiếp cận ở mọi góc độ trong sự xô bồ gần gặn nhất của đời sống xã hội. Đối với Tô Hoài không có sự phân biệt cái cao sang với cái tầm thường, nhiều khi cái tầm thường lại là cái thú vị. Vì vậy so sánh với các nhà văn khác ta thấy Tô Hoài thường thiên về miêu tả cái dung tục, nét tầm thường hơn. điều đó cũng xuất phát từ “cuộc đấu tranh tư tưởng để viết”. Trong “cuộc đấu tranh tư tưởng” đó, ông nhận thấy rằng không thể chỉ thuần tuý tô hồng kỷ niệm, không thể phóng đại mình hay các nhân vật sống quanh mình bằng kích thước, bằng bút vẽ của sử thi như các nhà văn trước đây. Theo ông viết tự truyện không phải là để kể lể, để báo công hay tự đề cao hay

thanh minh với dư luận về một lỗi lầm nào đó, mà tự truyện phải miêu tả mình với tất cả cái ngờ nghệch, vụng dại, non nớt… Một cậu bé hiền lành nhút nhát. Một chàng niên đi theo Cách mạng với cái nhận thức buổi đầu còn ấu trĩ… Rồi cả những ngày Cách mạng được miêu tả trong tự truyện cũng vậy. Đâu phải là những trang nam nhi ra đi theo Cách mạng với một quyết tâm lớn mà thơ ca thường tô vẽ họ. Tô Hoài không miêu tả họ với vóc dáng của các nhân vật huyền thoại, mà bên cạnh cái đáng yêu nhiệt tình, sôi nổi, xốc vác với công việc, Tô Hoài còn thấy ở họ có nét ngờ nghệch, ngây thơ, vụng dại, và thấp thoáng đây đó trong tác phẩm của ông còn có cả những nhân vật xu thời theo Cách mạng, những anh Cách mạng “đầu lưỡi”.

Một phần của tài liệu Tô Hoài với hai thể văn Chân dung và tự truyện (Trang 80 - 89)