1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ tượng trưng, siêu thực với việc đọc hiểu văn bản đàn ghi ta của lor ca của thanh thảo

83 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Chỉ xét riêng ở Việt Nam, ta có thể thấy dấu hiệu của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực bàng bạc trong khá nhiều các sáng tác của các thi sĩ trong phong trào Thơ Mới, tiêu biểu như Bích K

Trang 1

Lời cảm ơn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn, khoa Ngữ văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là cô giáo- thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Hương đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong quá trình

nghiên cứu đề tài Thơ tượng trưng, siêu thực với việc đọc hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo

Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009

Người thực hiện

Bùi Thị Thuỳ

Lời cam đoan

Trang 2

Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp Thơ tượng trưng, siêu thực với việc đọc hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca (sgk Ngữ văn 12, tập một, nxb Giáo dục) là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo-

thạc sĩ Nguyễn Mai Hương Khoá luận này không trùng với các bài viết, công trình nghiên cứu khác

Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009

Người thực hiện

Bùi Thị Thuỳ

Danh mục các từ viết tắt

Trang 4

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Dự kiến đóng góp 5

7 Bố cục của khoá luận 5

Nội dung 6

Chương 1 6

Những vấn đề chung 1.1 Cơ sở lí luận 6

1.1.1 Tiếp nhận tác phẩm văn học 6 1.1.2 Thể loại với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn chương 11 1.2 Cơ sở thực tiễn 16 Chương 2 18

Thơ tượng trưng, siêu thực với việc đọc - hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo 2.1 Thể loại trữ tình 18 2.1.1 Quan niệm về thể loại trữ tình 18

2.1.2 Đặc trưng của tác phẩm trữ tình 18 2.2 Vài nét về chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực 23 2.2.1 Chủ nghĩa tượng trưng 23

2.2.2 Chủ nghĩa siêu thực 31 2.3 Federico García Lorca và chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực 35

2.3.1 Tiểu sử 35 2.3.2 Federico García Lorca và chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực 37 2.3.3 Federico García Lorca và ảnh hưởng đối với Đàn ghi ta của Lor-ca 41 2.4 Vận dụng những hiểu biết về thơ tượng trưng, siêu thực, Federico 42

García Lorca để đọc hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca

Trang 5

2.4.1 Đọc hiểu là gì? 42 2.4.2 Vận dụng phương pháp đọc - hiểu trong bài 43

Đàn ghi ta của Lor-ca

Thư mục tài liệu tham khảo 78

Trang 6

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Thơ tượng trưng là một kiểu sáng tác thơ hình thành từ thế kỉ XIX ở phương Tây, thơ siêu thực là giai đoạn phát triển về sau của thơ tượng trưng ở thế kỉ XX Có thể nói, đó là những trào lưu có ảnh hưởng sâu rộng trong văn học thế giới Xavier Darcos, nhà nghiên cứu người Pháp, khẳng định: hầu hết các nhà thơ lớn của thế kỉ XX đều đã ít nhiều ghé qua bến bờ siêu thực Chỉ xét riêng ở Việt Nam, ta có thể thấy dấu hiệu của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực bàng bạc trong khá nhiều các sáng tác của các thi sĩ trong phong trào Thơ Mới, tiêu biểu như Bích Khê, nhóm Xuân thu nhã tập, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương…, cũng không khó để nhận ra những dấu hiệu của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong các sáng tác từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX của một số nhà thơ lớp trước như Lê Đạt, Hoàng Hưng, Dương Tường, Thanh Thảo v.v… đến các nhà thơ xuất hiện sau 1975 như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quyến, Phan Đan, Phan Huyền Thư v.v… Như thế, tuy không phải là một vấn đề quá mới mẻ, nhưng những yếu tố của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực đang giữ một vị trí quan trọng trong những thi phẩm của Việt Nam hiện đại Không ai có thể phủ nhận, đó là những tìm tòi lớn trong quỹ đạo nghệ thuật, tuy nhiên do tính chất đa nghĩa, mở rộng không gian tư duy cho thơ, đông đảo bạn đọc vẫn cảm thấy khó hiểu trước một bài thơ hiện đại viết theo phong cách tượng trưng siêu thực mà nguyên nhân cơ bản là thiếu những kiến thức mĩ học để tiếp cận thơ hiện đại

Với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo

và năng lực tự học của học sinh, những năm gần đây, SGK Ngữ văn được xây dựng dựa trên nguyên tắc tích hợp ba phân môn Văn - Tiếng Việt – Làm văn của

bộ môn văn trước đây Đọc - hiểu trở thành phương pháp được quan tâm hàng đầu Bên cạnh nguyên tắc tích hợp, tập thể các tác giả SGK còn lấy thể loại làm

Trang 7

nguyên tắc tổ chức chương trình và SGK Ngữ văn Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng loại thể cũng được coi là con đường có nhiều ưu thế trong việc tiếp cận tác phẩm văn chương Lần thay đổi SGK này, một số tác phẩm văn

học sau năm 1975 được đưa vào nhà trường, chẳng hạn như bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (SGK Ngữ văn 12, tập một, Nxb GD) của Thanh Thảo Là tác phẩm được viết theo phong cách tượng trưng, siêu thực, Đàn ghi ta của Lor-ca đã

khiến cho giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc đọc hiểu văn bản

Văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca có những đặc điểm khác biệt so với văn bản thơ

cổ điển và văn bản thơ lãng mạn trước đây, nên bên cạnh những kiến thức về thể loại, giáo viên cũng cần quan tâm tới những đặc điểm của phương pháp sáng tác tượng trưng, siêu thực để giúp học sinh đọc hiểu văn bản

Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Thơ tượng trưng, siêu thực với việc đọc hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo, với hi vọng, đưa ra một định hướng tiếp cận tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca, cũng

như một số tác phẩm thơ hiện đại viết theo lối tượng trưng, siêu thực Chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giờ dạy - học Ngữ văn ở trường phổ thông trung học

2 Lịch sử vấn đề

* Thơ tượng trưng, siêu thực

Ra đời cách đây gần hai thế kỉ, thơ tượng trưng, siêu thực, đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới Ở Việt Nam có thể kể tới một số công trình như:

- Lí luận văn học, tập 3, Nxb ĐHSP, do Phương Lựu chủ biên đã nghiên

cứu về cơ sở lí thuyết, những nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa tượng trưng và những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa siêu thực

Trang 8

- Cuốn Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb ĐHQGHN, tác giả Trần Đình

Sử đã nghiên cứu thi pháp của thơ tượng trưng và một vài đặc điểm của thơ siêu thực

- Trong bài Sáng tác hiện đại và hậu hiện đại phương Tây và thơ Việt Nam đương đại (Văn học so sánh, Nxb ĐHSP), Trần Ngọc Hiếu đã chỉ ra

những yếu tố trong chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực có ảnh hưởng tới Thơ Mới và thơ Việt Nam đương đại

- Qua bài Chủ nghĩa tượng trưng và Thơ Mới Việt Nam 1932-1945 (Văn học so sánh, Nxb ĐHSP) Nguyễn Hữu Hiếu đã nghiên cứu những ảnh

hưởng của chủ nghĩa tượng trưng với Thơ Mới

- Trong Tạp chí văn học nước ngoài, số 5- 2004, bài André Breton và chủ nghĩa siêu thực, Đỗ Lai Thuý đã giới thiệu những nét cơ bản về đặc điểm

sáng tác của chủ nghĩa siêu thực, Phùng Khắc Kiên và Nguyễn Bích Thuỷ

đã dịch hai trong số ba Tuyên ngôn của chủ nghĩa siêu thực và bài viết

Chủ nghĩa siêu thực và hội hoạ của Brơtông

* Federico García Lorca :

Là nhà thơ, nhà văn hoá lỗi lạc của Tây Ban Nha, song ở Việt Nam những

tư liệu về tác giả này không nhiều, có thể kể đến:

- Thơ Federico García Lorca, bản dịch của Hoàng Hưng, sở văn hoá Lâm

Đồng xuất bản, có giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả và một số bài thơ đã được dịch

- Trong Thiết kế bài học ngữ văn 12, Nxb GD, Federico García Lorca cũng

được giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp

* Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca:

- Trong Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12, Lê

nguyên Cẩn đã trình bày một số quan niệm mĩ học của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực từ đó lí giải một số hình tượng trong bài thơ

Trang 9

- Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập một và Thiết kế bài học Ngữ văn 12, tập

một, Nxb GD, đã đưa ra những định hướng cơ bản để tổ chức dạy học bài thơ

- Văn học và tuổi trẻ, số tháng 10-2008, Nxb GD, Nguyễn thị Minh Duyên

cũng đưa ra cách cảm nhận về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca như một tiếng đàn gọi niềm đồng cảm, tri âm

Như vậy đã có một số bài viết quan tâm đến thơ tượng trưng , siêu thực và

bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài Thơ tượng trưng, siêu thực với việc đọc hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca Đây

là một đề tài rất mới mẻ, những nghiên cứu của chúng tôi chỉ là những nghiên

cứu ban đầu Song chúng tôi hi vọng với đề tài này, khi tiếp cận với văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca, người dạy và người học sẽ có một cách tiếp cận mới: hấp dẫn,

nhiều hứng thú, từ đó nâng cao chất lượng giờ đọc hiểu văn bản ở trường phổ thông

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu, khảo sát những tài liệu về loại thể, vấn đề đọc-hiểu, thơ tượng trưng, siêu thực, phong cách nghệ thuật của Federico García Lorca

- Vận dụng những hiểu biết trên để đọc hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca

( SGK Ngữ văn 12, tập một, nxb GD)

4 Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi tập trung nghiên cứu:

- Lý thuyết chung về tiếp nhận văn chương, vấn đề loại thể, đặc điểm của thơ tượng trưng, siêu thực nói chung và thơ tượng trưng, siêu thực của Federico

García Lorca nói riêng, lý thuyết đọc hiểu và vận dụng trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca

- Tư liệu nghiên cứu:

Các tư liệu về:

Trang 10

+ Vấn đề loại thể

+ Vấn đề đọc - hiểu

+ Thơ tượng trưng, siêu thực

+ các tư liệu về Federico García Lorca

+ Các tài liệu khác có liên quan đến bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

5 Phương pháp nghiên cứu

7 Bố cục của khoá luận

Khoá luận gồm ba phần:

- Mở đầu ( 5 trang)

- Nội dung:

+ Chương 1: Những vấn đề chung (12 trang)

+ Chương 2: Thơ tượng trưng, siêu thực với việc đọc hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo (32 trang)

+ Chương 3: Giáo án thể nghiệm (27 trang)

- Kết luận (2 trang)

Trang 11

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Cơ sở lí luận

Về thực chất tiếp nhận văn học chính là một cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm Nó đòi hỏi người đọc hoà mình vào tác phẩm văn học, rung động với nó, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài năng của người nghệ sĩ sáng tạo, bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hoá, bằng cả tâm hồn mình Người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu, từng chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng nhân vật, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động đầy sức cuốn hút Như vậy, tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực trong tâm trí người đọc, nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình

1.1.1.2 Con đường sáng tạo tác phẩm của nhà văn

Trong bốn thành tố tạo nên chu kỳ một quá trình sáng tác và thưởng thức văn học (thời đại, nhà văn, tác phẩm, bạn đọc) thì nhà văn với tư cách là chủ thể sáng tạo, đóng vai trò quan trọng nhất Mục đích hoạt động sáng tạo của nhà văn

Trang 12

là biến đổi đối tượng thẩm mĩ khách quan thành đối tượng thẩm mĩ chủ quan và

có khả năng thoả mãn, định hướng nhu cầu thẩm mĩ xã hội Quá trình biến đổi

đó gọi là quá trình sáng tác Để làm được điều này nhà văn phải có những phẩm chất và năng lực đặc biệt cùng tiến trình làm việc công phu

Phẩm chất và năng lực đòi hỏi nhà văn cần phải có là một trực giác nhạy bén, một tâm hồn giàu cảm xúc Họ biết mở rộng tâm hồn mình để đón đọc những âm vang của cuộc sống bằng khả năng quan sát tinh tế Chính nhờ quan sát nhà văn có thể tìm hiểu bản chất của hiện thực và tích luỹ được vốn sống

Hơn nữa, năng khiếu bẩm sinh cũng là tiền đề không thể thiếu để hình thành một tài năng văn học, nhưng năng khiếu có thể phát triển hoặc lụi tàn Muốn có tài năng đích thực không phải chỉ cần một nhân tố hình thành là năng khiếu, mà còn cần cả quá trình trau dồi, rèn luyện về mọi mặt tư tưởng, tình cảm, bản lĩnh, nhân cách, vốn sống, vốn văn hoá, nghệ thuật viết văn v.v… Khi có đầy đủ hai mặt năng khiếu văn chương và năng lực cảm thụ nhà văn sẽ sáng tạo nên tác phẩm của mình Thực tế cuộc sống được tích luỹ đã được nhà văn phản ánh qua lăng kính chủ quan của tác giả để tạo nên tác phẩm Vì thế giai đoạn sáng tạo của nhà văn được khép kín trong chu trình: Cuộc sống ↔ nhà văn ↔ tác phẩm ↔ độc giả

Tóm lại đứng trên bình diện tiếp nhận để quan sát thì con đường sáng tạo tác phẩm của nhà văn là quá trình không kém phần gian khổ: Quan sát - ghi nhận

- chọn lọc - phản ánh, tạo nên chỉnh thể trung tâm là tác phẩm Tác phẩm như là một tế bào, là bộ mặt của đời sống văn học, là cơ sở, là chiếc cầu nối giữa tác giả với đời sống và bạn đọc Người đọc chỉ có thể hiểu được tư tưởng, tình cảm của tác giả thông qua tác phẩm

1.1.1.3 Cơ chế của hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học

a Hoạt động đọc văn bản

Trang 13

Đọc là con đường, là cách thức để tiếp nhận thông tin Trong dạy học văn, đọc vừa là mục đích, vừa là kỹ năng, vừa là phương pháp nên đọc chính là quá trình truyền tải ngôn ngữ (trong văn bản viết) sang tín hiệu (âm thanh) Đó là quá trình khôi phục vỏ âm thanh trong tác phẩm

Đọc để tìm hiểu tác phẩm văn chương được ghi nhận qua hai mặt: Kỹ thuật đọc và sự nắm vững ý nghĩa văn bản nghệ thuật Đọc văn bản theo cách nào đi nữa cuối cùng người đọc cũng cần phải nắm được tác phẩm Hiểu được qua tác phẩm đó nhà văn muốn chuyển tải điều gì? Dụng ý nghệ thuật ra sao? Cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn có gì độc đáo, hấp dẫn không? Khi đọc văn bản, người đọc có thể đưa ra những cảm nhận không hoàn toàn giống với điều nhà văn nói, họ luôn đóng vai trò là người đồng sáng tạo

Tác phẩm văn chương chỉ xuất hiện trước bạn đọc qua lớp vỏ văn bản, tức một chuỗi các kí hiệu ngôn ngữ Bởi thế, đọc là hoạt động đầu tiên, là con đường duy nhất để tiếp nhận một tác phẩm văn chương

b Hoạt động phân tích

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất, phân tích văn học là thao tác chia nhỏ, tháo gỡ tất cả những tương quan vốn không thể tách rời nhau trong một chỉnh thể nghệ thuật để rồi ghép hợp lại Đây là hoạt động giúp người đọc

có một cái nhìn sâu sắc về tác phẩm

Tuy nhiên, tiến hành hoạt động phân tích không có nghĩa là phân tích tất

cả mọi yếu tố, chi tiết trong tác phẩm Vì các chi tiết trong tác phẩm không bao giờ có chất lượng nghệ thuật như nhau Trong rất nhiều các chi tiết đó chỉ có một

số chi tiết thể hiện rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Đặt trong bối cảnh của một giờ dạy văn, việc tập trung vào một số chi tiết, hình ảnh như vậy là

vô cùng cần thiết để học sinh có thể nắm vững ý nghĩa văn bản trong một khoảng thời gian ngắn trên lớp

Trang 14

Chẳng hạn như với văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca, giáo viên cần hướng

dẫn học sinh tập trung vào hình tượng Federico García Lorca, người chiến sĩ tự

do, nhà nghệ sĩ với những cách tân nghệ thuật; hình tượng nghệ thuật cây đàn ghi ta của Federico García Lorca Từ đó giúp học sinh hiểu được bài thơ chính là một bài thơ viếng vừa là một bi ca, một niềm đồng cảm tri âm của Thanh Thảo đối với Federico García Lorca

Như thế, đến với tác phẩm văn chương không chỉ cần một khả năng đọc lưu loát, diễn cảm mà cần cả một hoạt động cần mẫn, tỉ mỉ để có thể cảm nhận phong phú và sâu sắc về tác phẩm, đó là hoạt động phân tích

c Hoạt động cắt nghĩa

Cắt nghĩa là hoạt động làm rõ nghĩa của tác phẩm thông qua việc làm rõ ý nghĩa của lớp ngôn từ và hình tượng trong tác phẩm Cắt nghĩa đem lại nhận thức chắc chắn, có cơ sở về tác phẩm văn học Không thể hiểu được tác phẩm văn học nếu không hiểu được ý nghĩa của ngôn từ trong văn bản, đặc biệt là các chi tiết, hình tượng nghệ thuật

Dạy học các văn bản thơ viết theo phong cách truyền thống, giáo viên cần chú ý tới những từ ngữ khó, xa lạ với học sinh, cũng như hướng dẫn học sinh nhận ra những đặc điểm về hình tượng nhân vật, qua đó hiểu được sâu sắc về nội dung của tác phẩm Đối với một bài thơ hiện đại viết theo phong cách tượng trưng, siêu thực như Đàn ghi ta của Lor-ca, hoạt động cắt nghĩa này luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng, bởi có rất nhiều hình ảnh, nhiều cách sử dụng ngôn

ngữ xa lạ, khó hiểu cần được giải đáp Lấy ví dụ như tại sao Lor-ca viết: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta”, cần phải cắt nghĩa cho học sinh hiểu rằng

đó không phải là một cây đàn ghi ta bình thường mà đó là biểu tượng cho những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca, nhà nghệ sĩ muốn thế hệ sau hãy vượt qua mình

để có nhiều sáng tạo hơn trên con đường nghệ thuật

Trang 15

Như vậy cắt nghĩa là hoạt động quan trọng trong cơ chế tiếp nhận văn chương Cắt nghĩa được một cách thuyết phục nội dung phân tích là bằng chứng

về sức cảm, hiểu thấu được giá trị nội dung trong hình thức tác phẩm

d Hoạt động bình giá

Trong cơ chế tiếp nhận tác phẩm thì hoạt động bình giá là hoạt động cuối cùng của quá trình tiếp nhận tác phẩm Toàn bộ việc bình giá ấy được dựa trên các căn cứ hoạt động đọc, phân tích, cắt nghĩa Điều đó phản ánh trong cơ chế tiếp nhận tác phẩm văn chương bao giờ cũng kèm theo sự đánh giá, bình phẩm

về tác phẩm với những quan niệm, tư tưởng và tiêu chuẩn thẩm mĩ đậm màu sắc

cá nhân chủ nghĩa Nó mở ra giai đoạn khách quan hoá chủ thể thẩm mĩ của cá nhân người đọc Trọng tâm của hoạt động bình giá là cái mới về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cần tránh sự bình giá phiến diện, chủ quan, bảo thủ và càng tránh sự “nhại lại ” ý kiến đánh giá của người đi trước một cách thiếu bản sắc

Tóm lại, tiếp nhận tác phẩm văn học bao gồm một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau: Đọc, phân tích, cắt nghĩa, bình giá Trình tự hệ thống này là một lập trình ổn định Đọc là yêu cầu bắt buộc để tiếp cận tác phẩm văn học và định hướng cho sự phân tích Hoạt động cắt nghĩa xác định tính chính xác của nội dung phân tích Hoạt động bình giá mở rộng đi sâu hơn vào giá trị tác phẩm bằng sự phong phú và đầy cá tính của người tiếp nhận tác phẩm

1.1.1.4 Những khó khăn trong tiếp nhận tác phẩm văn chương

Tiếp nhận tác phẩm văn chương thực chất là một quá trình giao tiếp, sự giao tiếp giữa tác giả với người tiếp nhận, là mối quan hệ giữa người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông Bao giờ người viết cũng mong muốn người đọc hiểu mình, cảm nhận những điều mình gửi gắm, kí thác Song trong cuộc giao tiếp giữa tác giả với người tiếp nhận

Trang 16

thông qua tác phẩm văn chương, bên cạnh tính khách quan cần đảm bảo thì người đọc còn gặp muôn vàn khó khăn, cản trở khi tiếp nhận

Trong quá trình tiếp nhận, trước tiên người đọc phải vượt qua hàng rào khoảng cách về thời gian và không gian lịch sử Khi tiếp nhận tác phẩm văn học người đọc nói chung và học sinh nói riêng đều bị chia cắt bởi quá khứ và hiện tại Những khó khăn do sự khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, tâm lý của mỗi thời đại sẽ khiến bạn đọc khó hiểu với những gì tác phẩm đề cập

Thêm vào đó, sự khác biệt trong phong cách nghệ thuật, nhất là sự khác biệt trong phong cách ngôn ngữ văn học giữa hiện tại và quá khứ Đọc tác phẩm văn học, trước hết người đọc vấp phải hàng rào của những từ ngữ, địa danh, điển

cố, thi liệu… xa lạ, khó hiểu Đối với những tác phẩm được viết theo phong cách

của những trường phái thơ, văn hiện đại, chẳng hạn như Đàn ghi ta của Lor-ca

được viết theo phong cách tượng trưng, siêu thực, còn xuất hiện rất nhiều từ ngữ

mơ hồ, khó hiểu Ở đây ngoài khâu “trung gian phiên dịch” của phần chú thích trong sách hoặc những lời giải thích của thầy cô còn cần một vốn văn hoá nhất định để có thể hiểu và cảm nhận

Như vậy, có rất nhiều khó khăn khi tiếp nhận tác phẩm văn chương Trong phạm vi đề tài này, người viết chọn con đường tiếp nhận tác phẩm văn chương theo đặc điểm thể loại, đặt trong mối liên hệ mật thiết với phương pháp sáng tác,

và các khái niệm lí luận khác có liên quan như phong cách nghệ thuật, lịch sử văn học, thi pháp, với mong muốn giảm thiểu những khó khăn trên

1.1.2 Thể loại với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn chương

1.1.2.1 Khái niệm loại thể

Loại thể là một khái niệm kép gồm hai khái niệm: loại và thể

Loại là phương thức nhà văn sử dụng để tạo ra hình tượng nghệ thuật của tác phẩm Trong cuốn nghệ thuật thi ca, Arixtốt đã chia thành ba loại cơ bản: tự

Trang 17

sự, trữ tình và kịch Đây cũng là quan niệm được dùng phổ biến cho tới ngày nay

Còn thể là phương thức tổ chức hình thức thiên về ngôn ngữ của tác phẩm Thể tài vô cùng phong phú như: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, ký, phóng sự… Như vậy trong mỗi loại sẽ nảy sinh rất nhiều thể khác nhau

Loại thể chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó, một nội dung nhất định tương ứng với một hình thức nhất định Trong mỗi loại thể bao giờ cũng có

sự thống nhất về đề tài, chủ đề, cảm hứng, hệ thống nhân vật, hệ thống kết cấu, lời văn Sự thống nhất giữa các phương diện trên được quy định bởi phương thức chiếm lĩnh đời sống Nó ứng với hoạt động nhận thức của con người và tạo ra một kênh giao tiếp với bạn đọc Như vậy, nói tới thể loại là nói tới cách thức tổ chức tác phẩm - một kiểu tái hiện đời sống theo lối gián tiếp

1.1.2.2 Loại thể trong mối quan hệ với lịch sử văn học, phương pháp sáng tác, thi pháp và phong cách nghệ thuật

a Loại thể trong mối quan hệ với lịch sử văn học

Lịch sử văn học nghiên cứu về tiến trình lịch sử văn học, là các giai đoạn phát triển của nền văn học, mỗi giai đoạn ấy mang những đặc điểm riêng về nội dung tư tưởng, về hình thức nghệ thuật Còn thể loại mang tính quy luật ổn định

và bền vững nhưng không hề đối lập với tiến trình văn học Quy luật của sự phát triển là sự cách tân có kế thừa Chẳng hạn nhân vật trong tác phẩm tự sự dân gian

là kiểu nhân vật chức năng được xây dựng theo kiểu, loại, không tính cách, nhưng nhân vật trong tác phẩm tự sự hiện đại đã thay đổi, có lịch sử, có số phận,

có tính cách riêng biệt, không lặp lại

Như thế, mỗi loại hình văn học ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử sẽ có những biến đổi, những biến đổi ấy không làm thay đổi đặc trưng của loại hình ấy nhưng nó phản ánh sự phát triển như một quy luật tất yếu của văn học Do đó nghiên cứu về thể loại nhất thiết phải đặt trong mối quan hệ với lịch sử văn học

Trang 18

b Loại thể trong mối quan hệ với thi pháp

Thi pháp là hệ thống quan niệm về không gian và thời gian, con người trong tác phẩm văn chương Thi pháp được xem như một hệ thống công cụ để giải mã, cắt nghĩa tác phẩm văn chương và được nghiên cứu ở nhiều cấp độ Xét các chỉnh thể văn học mang thi pháp, có thể nói tới thi pháp tác phẩm cụ thể, thi pháp tác giả, thi pháp một trào lưu, thi pháp văn học dân tộc…Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể nói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp của phong cách, thi pháp không gian, thời gian…

Như vậy, tiếp cận một tác phẩm văn học bên cạnh thể loại cần quan tâm đến phương diện hình thức của tác phẩm Nghiên cứu thi pháp cũng giúp việc tìm hiểu thể loại tiến hành thuận lợi hơn Trong giới hạn đề tài này, vấn đề thi pháp chúng tôi không có điều kiện đề cập Để phục vụ cho việc tìm hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, chúng tôi sẽ tìm hiểu đôi nét về phương diện hình thức của các tác phẩm thơ hiện đại viết theo lối tượng trưng, siêu thực ở mục 2.2

c Loại thể trong mối quan hệ với phương pháp sáng tác

Phương pháp sáng tác “là hệ thống những nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sáng tạo để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật mà trước hết là biến nội dung cuộc sống thành nội dung nghệ thuật

và cùng với nội dung, chi phối sự sáng tạo hình thức tác phẩm Phương pháp sáng tác vừa là phương thức lĩnh hội và cải biến hiện thực thành hình tượng nghệ thuật, biểu hiện mối quan hệ thẩm mĩ của nhà thơ đối với thế giới, vừa là phương thức thể hiện và khẳng định một lí tưởng thẩm mĩ nhất định mà nhà văn theo đuổi trong quá trình sáng tác” [2;tr 264]

Mỗi phương pháp sáng tác ra đời thường chịu sự quy định của một thế giới quan nhất định và nảy sinh trong những điều kiện lịch sử nhất định Có thể

kể tới một số phương pháp sáng tác trong lịch sử như chủ nghĩa cổ điển, chủ

Trang 19

nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa,…

Mỗi loại hình văn học đặt trong các phương pháp sáng tác khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau Chẳng hạn như trường hợp của hai nhà văn lớn ở phương Tây là H.Banzăc và V.Huygô, cùng lấy nguyên mẫu từ một tên tội phạm

bị tù đày trong cuộc sống, Banzăc đã xây dựng thành nhân vật trộm cướp Vôtơranh trong Tấn trò đời, còn Huygô lại xây dựng nên hình tượng người tù

khổ sai Giăngvangiăng trong Những người khốn khổ cả đời sống vì lẽ sống tình

thương Có sự khác biệt đó là bởi vì Banzăc là một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực cùng nguyên tắc xây dựng những nhân vật điển hình, còn Huygô lại là một nghệ sĩ lãng mạn nổi tiếng, luôn theo đuổi và xây dựng những nhân vật lý tưởng

Rõ ràng cùng một thể loại tự sự nhưng tự sự của phương pháp sáng tác lãng mạn khác với tự sự của phương pháp sáng tác hiện thực phê phán cũng như các phương pháp sáng tác khác Đối với thể loại trữ tình cũng như vậy Thơ ca lãng mạn đã có nhiều khác biệt so với thơ ca cổ điển, chẳng hạn chỉ cần so sánh Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến đã thấy nhiều cách tân về ngôn từ, hình ảnh, quan niệm nghệ thuật Đối với các tác phẩm

trữ tình hiện đại, chẳng hạn như Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo sự khác

biệt này càng thể hiện rõ Ở đó không chỉ tồn tại cấu trúc của mạch cảm xúc mà còn cả một cấu trúc tự sự kết hợp với cấu trúc của một bản nhạc Đối với những tác phẩm này nếu chỉ máy móc vận dụng những đặc trưng của thể loại trữ tình truyền thống thì tác phẩm sẽ trở nên lạ lẫm, khó nắm bắt Do đó nghiên cứu tác phẩm văn học luôn phải quan tâm đến câu hỏi phương pháp sáng tác của tác phẩm đó là gì? Hay tác phẩm đó chịu ảnh hưởng của phương pháp sáng tác nào?

d Loại thể trong mối quan hệ với phong cách nghệ thuật

“Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật,

Trang 20

nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [5; tr256]

Như vậy, phong cách nghệ thuật ở đây bao gồm phong cách thời đại và phong cách cá nhân:

Phong cách thời đại sẽ tác động đến toàn bộ các sáng tác nghệ thuật của một dân tộc trong những giai đoạn lịch sử nhất định và một hệ thống quan niệm thẩm mĩ mang dấu ấn thời đại Đây là cách hiểu thuật ngữ phong cách theo cách rộng

Phong cách cá nhân là những nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật lặp đi lặp lại một cách có hệ thống trong các sáng tác của một nhà văn Không phải bất

cứ nhà văn nào cũng có phong cách chỉ có những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo

Nghiên cứu về thể loại không thể đặt ngoài mối quan hệ với phong cách nghệ thuật, bởi lẽ, cùng sử dụng một phương thức sáng tác (thể loại) nhưng mỗi nhà văn khác nhau sẽ để lại những dấu ấn khác nhau trong tác phẩm của mình Chẳng hạn như cùng sử dụng phương thức tự sự, cùng đi theo chủ nghĩa hiện thực phê phán thế nhưng tác phẩm của Nguyễn Công Hoan gây ấn tượng cho chúng ta ở cốt truyện giàu kịch tính, bất ngờ thì Nam Cao lại để lại những nhân

vật sắc nét ở cả ngoại hình và tính cách Đối với bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

bên cạnh thể loại, phương pháp sáng tác cũng cần quan tâm đến phong cách sáng tác của Thanh Thảo và đặc biệt là phong cách sáng tác của Federico García

Lorca, người ảnh hưởng trực tiếp tới thi phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca và các

sáng tác thơ khác của Thanh Thảo

Như vậy, thể loại chỉ được nghiên cứu một cách đầy đủ và có ý nghĩa thật

sự khi được đặt trong mối quan hệ với các phương diện và phạm trù khác

1.1.2.3 Tiếp nhận văn học dựa trên cơ sở đặc điểm loại hình đặt trong mối quan hệ mật thiết với phương pháp sáng tác và các khái niệm có liên quan

Trang 21

Có rất nhiều cách để tiếp cận tác phẩm văn học: tiếp cận theo khuynh hướng lịch sử phát sinh, tiếp cận theo khuynh hướng chức năng - tác động, tiếp cận theo khuynh hướng bản thể và những tim tòi về thi pháp Trong đó tiếp cận tác phẩm theo khuynh hướng thể loại được đánh giá là có ưu thế trong dạy học văn Mỗi tác phẩm văn chương đều tồn tại dưới những thể loại khác nhau tuỳ thuộc vào sở thích, sở trường của mỗi nhà văn

Khi tiếp cận tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại, người dạy và người học phải nắm được những lí thuyết về thể loại Lý thuyết về thể loại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dạy học tác phẩm trong nhà trường Nó được sử dụng như một công cụ để tiếp cận tác phẩm

Tuy nhiên như mục 1.2.2 đã đề cập, nghiên cứu vấn đề loại thể phải đặt trong mối quan hệ với các phương diện, phạm trù lí luận văn học khác, dẫu việc nghiên cứư này chỉ dừng lại ở cấp độ quan hệ để thấy được sự tác động và ảnh hưởng chứ không nghiên cứu mối quan hệ đồng đẳng Đặc biệt ở những tác phẩm được viết dưới ảnh hưởng của các trào lưu văn học hiện đại, khác xa với các tác phẩm truyền thống như các tác phẩm chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa

tượng trưng, siêu thực như Đàn ghi ta của Lor-ca, thì việc tiếp cận tác phẩm dựa

trên đặc trưng thể loại nhất thiết phải đặt trong mối quan hệ với phương pháp sáng tác Nghĩa là ở đây, không chỉ yêu cầu nắm được đặc trưng của thể loại mà còn phải nắm được các nguyên tắc sáng tác của phương pháp sáng tác đó Ngoài

ra yếu tố phong cách cá nhân cũng ảnh hưởng khá lớn trong tác phẩm và cũng cần được tìm hiểu

Như vậy, tuỳ đặc điểm của mỗi tác phẩm văn chương mà người tiếp nhận

sẽ lựa chọn cho mình một con đường đi hợp lý

1.2 Cơ sở thực tiễn

Năm 2000, Bộ giáo dục quyết định thay đổi chương trình SGK, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở các môn học Môn Ngữ văn được xây dựng

Trang 22

dựa trên cơ sở tích hợp ba phân môn của môn Văn trước đây Cùng với việc lấy tích hợp là một nguyên tắc để xây chương trình và SGK, lần này tập thể các tác giả SGk còn lấy thể loại làm nguyên tắc tổ chức SGK cho hai bậc học Trung học

cơ sở và Trung học phổ thông Việc đọc văn, học văn dựa trên những đặc trưng

về loại thể được coi là phương pháp dạy học tối ưu

Qua những lần cải cách, thí điểm, năm 2008, SGk Ngữ văn 12 được đưa

vào một số tác phẩm văn học mới, trong đó có bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

của Thanh Thảo Tác phẩm đã đưa bạn đọc đến với lối tư duy của thơ hiện đại, phần nào đáp ứng nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ của học sinh trong cuộc sống hôm nay Song đứng trước một bài thơ được viết theo phong cách tượng trưng, siêu thực với những hình ảnh, ngôn từ mơ hồ, khó hiểu, không chỉ học sinh mà nhiều thầy cô giáo còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Do đã quá quen với lối tư duy truyền thống mà thiếu đi những kiến thức mĩ học để tiếp cận

một bài thơ hiện đại Xuất phát từ thực tiễn đó, việc tìm hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, của Thanh Thảo, cần dựa vào những đặc điểm của loại thể trữ tình

cùng những đặc điểm của thơ tượng trưng, siêu thực trên thế giới nói chung và thơ tượng trưng, siêu thực của Federico García Lorca nói riêng

CHƯƠNG 2

Trang 23

THƠ TƯỢNG TRƯNG, SIÊU THỰC VỚI VIỆC ĐỌC - HIỂU

VĂN BẢN ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA CỦA THANH THẢO

2.1 Thể loại trữ tình

2.1.1 Quan niệm về thể loại trữ tình

Theo Từ điển tiếng Việt “trữ tình” có “nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện những ý nghĩ, những xúc cảm, tâm trạng riêng của con người trước cuộc sống” [11;tr 1305]

Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm “trữ tình phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh” [2; tr 373]

Như vậy thể loại trữ tình là sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách cao đẹp nhất, tinh tế nhất, sâu sắc nhất về con người và cuộc đời

2.1.2 Đặc trưng của tác phẩm trữ tình

Có nhiều quan niệm khác nhau về đặc trưng của thể loại trữ tình, nhưng các quan niệm đó đều thống nhất chỉ ra ba đặc điểm cơ bản của loại hình trữ tình: nội dung của hình tượng trữ tình, nhân vật trữ tình và ngôn ngữ trữ tình

2.1.2.1 Nội dung hình tượng

Tác phẩm văn học nào cũng có một nội dung nhất định, cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm theo một cách riêng.Hình tượng là bức tranh về đời sống Đối với tác phẩm trữ tình, hình tượng ấy là bức tranh của đời sống tâm trạng, đời sống tinh thần của chủ thể trữ tình Đó là bức tranh mang đậm màu sắc chủ quan Nội dung của hình tượng trữ tình cần phải được tìm hiểu qua các yếu tố:

Thứ nhất là hoàn cảnh cảm xúc thực dẫn tới sự ra đời của tác phẩm Chẳng

hạn với bài thơ Tràng giang của Huy Cận, có thể xác định bài thơ được gợi tứ

bởi dòng sông Hồng nơi bến Chèm mênh mông, rợn ngợp Vào chiều chủ nhật hàng tuần nhà thơ thường đi lên vùng Chèm để ngắm cảnh sông nước, để mà

Trang 24

chiêm nghiệm lòng mình, trải tình yêu quê hương đất nước ra cùng tạo vật Hoặc

đối với Đàn ghi ta của Lor-ca giáo viên có thể gợi ý cho học sinh tìm về mạch

nguồn của tác phẩm, để học sinh nắm được bài thơ ra đời trong một khoảng thời gian khá ngắn sau buổi đàm đạo về Federico García Lorca của Thanh Thảo và những người bạn của ông Thanh Thảo đã chọn thời điểm bi phẫn nhất trong cuộc đời của Lor-ca làm mạch nguồn cho dòng cảm xúc của mình khi Lor-ca bị sát hại

Thứ hai đó là các trạng thái cảm xúc, tình cảm và chiều hướng của cảm xúc: vui, hạnh phúc, hi vọng hay buồn, đau khổ, tuyệt vọng…chẳng hạn nỗi buồn

thấm đẫm trong từng hình ảnh, từng câu thơ của Huy Cận ở Tràng giang :

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng

Đối với Đàn ghi ta của Lor-ca người đọc có thể nhận ra tình cảm trân trọng,

ngưỡng mộ người chiến sĩ tự do, người nghệ sĩ thiên tài Federico García Lorca;

sự nuối tiếc, đau xót trước cái chết của Lor-ca và những cách tân nghệ thuật không được tiếp tục Những tình cảm đó không được nói ra một cách trực tiếp,

mà ẩn tàng sau lớp hình ảnh, ngôn từ, sau việc miêu tả con người và số phận của Lor-ca

Có thể thấy, tất cả các trạng thái cảm xúc, tình cảm trong thơ trữ tình đều vô hình vì thế phải cắt nghĩa các hình ảnh, các cách sử dụng ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật, phải dùng đến trí liên tưởng và tưởng tượng để nắm được thế giới vô hình đó

2.1.2.2 Nhân vật trữ tình

Trong tác phẩm trữ tình nội dung được thể hiện luôn gắn liền với nhân vật trữ tình Khác với nhân vật trong tác phẩm tự sự và kịch, nhân vật trữ tình thường

Trang 25

không có lịch sử, số phận, tính cách Nhưng nó lại được cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ

Trong tác phẩm trữ tình thường có hai loại nhân vật:

Thứ nhất, đó là nhân vật trữ tình là chủ thể trữ tình, thường thì chỉ có một nhân vật là chủ thể trữ tình, đó là nhân vật giàu cảm xúc, xuất hiện trong tác phẩm có nhu cầu tâm sự, giãi bày

Thứ hai, đó là những nhân vật không phải là chủ thể trữ tình mà chỉ tồn tại như một cái cớ để bộc lộ trạng thái xúc cảm của mình, đó là đối tượng trữ tình Việc phân biệt hai loại nhân vật này khi đọc hiểu tác phẩm là một yêu cầu quan trọng Chủ thể trữ tình thường là chính tác giả, nhân vật xưng tôi, nhưng

không phải lúc nào cũng như vậy Chẳng hạn như trong Lời kỹ nữ, khi Xuân

Diệu viết:

“Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;

Vội vàng chi trăng sáng quá, khách ơi!

Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời;

Khách không ở, lòng em cô độc quá.”

thì phải hiểu nhân vật trữ tình ở đây là tác giả đã có sự nhập vai vào nhân vật người kỹ nữ, để bộc bạch nỗi niềm cô đơn, trống trải của mình Thế nhưng khi

Tố Hữu viết:

“Em là ai ? cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây, hay là mây là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông Thịt da em hay là sắt là đồng”

(Người con gái Việt Nam) thì rõ ràng chủ thể trữ tình ở đây là tác giả, còn nhân vật “em” là đối tượng tâm tình

Trang 26

Ở bài Đàn ghi ta của Lor-ca cũng vậy, nhân vật trữ tình đóng vai trò là chủ

thể trữ tình là tác giả, còn đối tượng tâm tình chính là Lorca và cây đàn - biểu tượng cho sáng tạo nghệ thuật của Lorca Tác giả không trực tiếp bộc lộ những cảm xúc của mình mà thể hiện gián tiếp qua việc miêu tả hình tượng Lorca, cây đàn ghi ta Việc tìm hiểu bài thơ phải đi sâu vào những hình tượng này, qua đó mới có thể lí giải những tình cảm mà tác giả gửi gắm

2.1.2.3 Ngôn ngữ trữ tình

Ngôn ngữ giữ một vị trí quan trọng trong thơ ca Đó là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng kì diệu, lại vừa là tiếng nói của con tim đang rung động Tất cả những điều đó cho thấy vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong việc truyền tải nội dung trữ tình cũng như tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ Ngôn ngữ quyết định đến chất lượng tác phẩm, tài năng của người nghệ sĩ

Ngôn ngữ trữ tình có những đặc điểm cơ bản, đó là ngôn ngữ bão hoà cảm xúc, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu

Nói ngôn ngữ trữ tình bão hoà cảm xúc, nghĩa là ngôn ngữ đó ra đời khi cảm xúc của tác giả đạt tới giới hạn cuối cùng Lời thơ phải trau chuốt, sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ ở mức độ cao nhất, làm cho nội dung cảm xúc, thái độ bình giá, sự đồng cảm hoặc phê phán trở nên nổi bật Phải thấy rằng Xuân Diệu

đã đắm say, ngây ngất trước cuộc sống như thế nào mới có thể thốt lên:

“ Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và mây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Trang 27

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!”

( Vội vàng ) Qua việc sử dụng hàng loạt những động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến:

ôm, riết, thâu, say, và cuối cùng, là cắn; những tính từ chếnh choáng, đã đầy, no nê; những điệp từ và nhịp thơ nhanh gấp, đã cho thấy tình cảm tha thiết, sự khát

khao cuồng nhiệt của thi sĩ

Khác với thể loại tự sự, kịch, dung lượng của một văn bản trữ tình thường ngắn hơn rất nhiều, và để nói được những tình cảm của chủ thể trước đời sống, thơ trữ tình thường rất giàu hình ảnh Đó cũng là điểm hấp dẫn muôn đời của thi

ca Thơ cổ điển cũng rất giàu hình ảnh, bởi thơ cổ điển coi trọng sự giao hoà giữa con người và thiên nhiên, vũ trụ, chẳng hạn như Nguyễn Trãi viết:

“ Cỏ xanh như khói bến xuân tươi Lại có mưa xuân nước vỗ trời Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách, Con đò gối bãi suốt ngày ngơi”

( Bến đò xuân đầu trại )

Bài thơ vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đầy sự sống: cỏ xanh, mưa xuân, nước vỗ trời, con đò gối bãi Đó là một cuộc sống trong lành, vô tư, thanh cao

khác với cuộc sống phàm tục Sự sinh hoá hanh thông của vạn vật đó đem lại niềm vui cho con người

Thơ ca hiện đại viết theo dòng mạch tượng trưng, siêu thực rất coi trọng hình ảnh, sử dụng hình ảnh giàu tính chất biểu tượng để cho người đọc huy động trí tưởng, liên tưởng đến tối đa, đó là điều đặc biệt của thơ tượng trưng, siêu thực

Chẳng hạn như đến với bài thơ Tang khúc cho Ignacio của Federico

García Lorca:

Trang 28

“Ignacio lên từng bậc thang Cõng trên lưng cái chết Tìm kiếm bình minh

Mà bình minh không có Tìm bóng đích thực mình

Mà giấc mơ đánh lạc Tìm thân mình khoẻ đẹp

Mà thấy máu mở tuôn…”

Bài thơ gợi lên trước mắt người đọc một cái chết bi thương Cái chết như một định mệnh, luôn rình rập con người dù có cố gắng vùng vẫy thoát ra nhưng bao bọc con người vẫn là cái chết Đó là nỗi ám ảnh của các nhà nghệ sĩ tượng trưng, siêu thực về thân phận con người trong xã hội tư sản

Thơ ca phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm Như nhịp đập của trái tim xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó Đó là tính nhạc trong ngôn ngữ thơ trữ tình, tính nhạc đó được tạo nên bởi cách gieo vần,

ngắt nhịp, phối âm Trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, tính nhạc được thể

hiện đặc biệt rõ, không phải chỉ là âm điệu như một bài thơ cổ điển hay lãng mạn, mà âm nhạc đã được nâng lên thành một cấu trúc để tổ chức tác phẩm Đến với bài thơ cũng là đến với một bài ca được đệm đàn ghi ta vậy

Như vậy những đặc trưng của thể loại trữ tình trong mỗi thời đại, mỗi phương pháp sáng tác có những thay đổi nhất định Qua một vài ví dụ trên ta đã thấy được những khác biệt khá lớn của thơ tượng trưng, siêu thực so với thơ ca của các phương pháp sáng tác truyền thống Việc tìm hiểu những nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những khác biệt đó

2.2 Vài nét về chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực

2.2.1 Chủ nghĩa tượng trưng

Trang 29

2.2.1.1 Sự xuất hiện của chủ nghĩa tượng trưng

Tượng trưng như là một kiểu tư duy nghệ thuật đã có từ lâu trong văn học

cổ trung đại phương Đông và trong văn học cổ phương Tây, nhưng như là một loại hình tư tưởng nghệ thuật thì chủ nghĩa tượng trưng chỉ hình thành từ thế kỉ XIX ở phương Tây Nó vừa mở đầu, vừa gây ảnh hưởng sâu rộng cho các trào lưu văn học hiện đại cuối thế kỉ XIX sang thế kỉ XX Thật ra, bản thân chủ nghĩa tượng trưng cũng là một quá trình diễn biến, manh nha từ thế kỉ XIX, và tuy suy thoái vào khoảng giao thời giữa hai thế kỉ, nhưng lại được tái sinh vào những năm 20 của thế kỉ XX Như thế ngoài giai đoạn hình thành chính thức vào nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tượng trưng có “tiền thân” là khuynh hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật” vào nửa đầu thế kỉ XIX và “hậu thân” là “chủ nghĩa tượng trưng hậu kì” ở đầu thế kỉ XX

Trong nửa đầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa lãng mạn không những diễn biến sang chủ nghĩa hiện thực mà còn sang cả chủ nghĩa tượng trưng Cũng đều phủ định có kế thừa chủ nghĩa lãng mạn, nhưng những đặc điểm mà chủ nghĩa hiện thực phủ định thì chủ nghĩa tượng trưng lại kế thừa và ngược lại Chủ nghĩa tượng trưng gạt bỏ cảm quan lịch sử, trách nhiệm xã hội nhưng kế thừa tính chủ thể khoa trương, cảm quan huyền bí của chủ nghĩa lãng mạn Không phải ngẫu nhiên mà trong nhiều sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn như sáng tác của G.Nécvan, A.Vinhi, A.Lamáctin… cũng đã manh nha những yếu tố của chủ nghĩa tượng trưng

Tuy nhiên phải đợi đến sáng tác của của Bôđơle, Veclen, Ranhbô, Malácmê v.v… thì chủ nghĩa tượng trưng mới hình thành về thực chất, nhưng về thuật ngữ thì có khi còn mang tên là “chủ nghĩa suy đồi”(detadentica) Cần phải

hiểu “chủ nghĩa suy đồi” này theo nghĩa “giữ mình, không chịu tiêm nhiễm bởi phong thái nhỏ nhen tiểu tư sản, đồng thời cũng đề kháng lại cái đơn điệu khô khan ngày càng nặng nề của thế giới công nghiệp hoá” “Decadentica” này “còn

Trang 30

có nghĩa là cô lập về mặt đạo đức của người nghệ sĩ, một thứ chủ nghĩa cô lập đạo đức thường kết hợp với chủ nghĩa thần bí giận đời khác thường”[8; tr286]

Lối mệnh danh này dần dần bị loại bỏ và đến năm 1986, nhà thơ J.Môrêax viết bài Tuyên ngôn của chủ nghĩa tượng trưng thì thuật ngữ chủ nghĩa tượng trưng mới chính thức xuất hiện Như thế J.Môrêax là người mệnh danh cho chủ nghĩa tượng trưng còn chủ nghĩa tượng trưng đã xuất hiện từ trước đó rất lâu

Vào thế kỉ XIX, Nitsơ từng tuyên bố “chúa trời đã chết”, sang thế kỉ XX, nhà triết học Phucô còn nói: thế kỉ XX là thế kỉ con người đã chết Đó là thời đại mà chủ nghĩa tượng trưng ra đời với sự phản ứng lại xã hội tư sản đẩy con người vào tình trạng bị tha hoá trong hoàn cảnh bị áp bức, chiến tranh, nghèo khổ, bị chi phối bởi quyền lực và bạo tàn

2.2.1.2 Một số đặc điểm trong sáng tác của chủ nghĩa tượng trưng

a Chú trọng biểu hiện nội tâm

J.Môrêax nói: “Thơ ca tượng trưng chủ nghĩa với khả năng và hình thức của nó đã ra sức thể hiện những quan niệm, loại hình thức này không mang mục đích tự thân, mà là phục vụ cho việc biểu hiện quan niệm, và giữ vị trí phụ thuộc”[8; tr291] Cho biểu hiện nội tâm là “chân thực cao nhất”, chủ nghĩa tượng

trưng phản đối chủ nghĩa tự nhiên mà cơ sở triết học của nó là chủ nghĩa thực chứng Malácmê cũng cho rằng phản ánh thế giới hiện thực chỉ đạt sự chân thực

bề mặt, phải khám phá loại chân thực ẩn tàng bề sâu Malácmê cũng đưa ra lời phán xét rất có cơ sở đối với phái Parnasse (Thi sơn).Cũng chống lại chủ nghĩa lãng mạn, nhưng phái Thi sơn chủ trương gạt bỏ tình cảm cá nhân, lập ý cho thơ

rất khách quan, miêu tả ngắn gọn, chi tiết, chính xác Malácmê nói: “Các nhà thơ Parnasse chỉ nắm chắc sự vật rồi biểu hiện tất cả ra, cho nên họ thiếu hẳn sự kì diệu” [8; tr292]

Phê phán chủ nghĩa tự nhiên và phái Thi sơn, Malácmê đã phát biểu quan

niệm của mình: “Thơ ở chỗ sáng tạo, phải từ tâm linh của nhân loại lấy ra hàng

Trang 31

loạt trạng thái, nhiều loại ánh sáng thuần khiết, tính thuần khiết hay hoàn mĩ đến mức, chỉ cần ca hát rất hay những trạng thái và ánh sáng tâm linh, khiến cho nó loé sáng, tất cả những điều đó quả thật là kho báu của con người: ở đó

có tượng trưng, có sáng tạo và cái từ thơ ca mới thật sự có được ý nghĩa của nó”

[8; tr292] Như vậy, với chủ nghĩa tượng trưng, thơ ca chỉ thật sự có ý nghĩa khi

đi sâu miêu tả thế giới bên trong của con người Đi sâu vào các hiện tượng tinh thần đó chủ nghĩa tượng trưng đôi khi không tránh khỏi rơi vào trạng thái phi giao tiếp, tuy nhiên nhiều tác phẩm lại để lại những dấu ấn mới mẻ, là những đóng góp cho con đường cách tân nghệ thuật

b Thơ không trực tiếp miêu tả đối tượng, chỉ ám thị, mộng tưởng

Chủ trương biểu hiện nội tâm đã xuất hiện ở chủ nghĩa lãng mạn, nét mới

ở đây là ở hai chữ tượng trưng Các nhà thơ tượng trưng không hài lòng với nguyên tắc miêu tả trực tiếp sự vật và bộc lộ trực tiếp nỗi lòng, những đặc điểm

đã thể hiện quá rõ ràng trong thơ A.Lamactin, A.Vinhi, V.Huygô… ở Pháp hay Xuân Diệu, Huy Cận,Thế Lữ, Lưu Trọng Lư… trong Thơ Mới ở Việt Nam Thơ lãng mạn đã đem lại một thế giới nội tâm đầy tâm trạng, suy tưởng, mang bản sắc cá tính, giàu tưởng tượng và nhạc tính Tuy nhiên, thơ lãng mạn thường lộ ý,

ít hàm súc và các nhà tượng trưng muốn khắc phục bằng ám thị, tránh bớt các lời giải thích, lời trình bày trực tiếp ý nghĩ và tình cảm Cái khó của vấn đề là ở chỗ hình tượng nghệ thuật thực sự nào cũng có ý nghĩa tượng trưng Hêghen nói:

“Hình tượng với tư cách là tượng trưng mà biểu hiện ra là một tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo, một mặt vừa cho thấy đặc điểm của nó, mặt khác lại bộc lộ một ý nghĩa phổ biến sâu rộng hơn cái sự vật cá biệt được miêu tả ra Do đó… hình tượng tượng trưng giống như một câu đố đòi hỏi chúng ta đi tìm kiếm cái ý nghĩa nội tại đằng sau hình tượng”[9; tr60] Học giả Mỹ Laorenxơ Perine trong bài Âm thanh và ý nghĩa của thơ thì định nghĩa ngắn gọn hơn: “Tượng trưng là cái vật nào đó có một ý nghĩa rộng lớn hơn chính nó” [9; tr60]

Trang 32

Để phân biệt tượng trưng của chủ nghĩa tượng trưng, Malácmê đã dựa vào

sự đối ứng của tình cảm, cảm nhận với sự vật, từng bước gọi ra một vật thể và như thế là phơi bày một tình cảm hay nói ngược lại, đó là nghệ thuật lựa chọn một vật thể để từ đó rút ra một tình cảm Quá trình này không được làm một cách lộ liễu mà phải thông qua ám thị

Có thể lấy ví dụ về sự ám thị, gợi liên tưởng của thơ tượng trưng qua bài

thơ Bừng ngộ của Actuya Ranhbô, với sự tự do của từ ngữ:

“Đó là nàng người đã chết, cô gái đứng ở sau mấy khóm hồng Người mẹ trẻ, đã chết, lặng lẽ bước xuống tam cấp

Chiếc xe tứ mã của người anh họ rít trên cát

Người em út (nó đang ở Ấn Độ) đang ở đây, đối diện với hoàng hôn, trên bãi cỏ cây đinh hương Còn các cụ, người ta chôn họ ở bức tường

thành bằng đất trong khóm tứ ba lan Một trận lá vàng vây bọc nhà vị tướng

(Trần Đình Sử dịch) Mới đọc tưởng như lời nói mê sảng, lẫn lộn chết, sống, quá khứ, hiện tại Nhưng Ranhbô cũng hé cho thấy cách hiểu khi cung cấp thông tin trong ngoặc đơn, chỉ ra một thời gian khác Và ta có thể sắp xếp lại:

Đó là nàng, cô gái trẻ đằng sau các khóm hoa hồng

(giờ cô đã chết) Người mẹ trẻ (giờ cũng đã chết), lặng lẽ bước xuống tam cấp Chiếc xe tứ mã của người anh họ kêu trên cát

người em út (đang ở Ấn Độ) đứng xa hơn, trong ánh hoàng hôn, trên bãi cỏ giữa những cây đinh hương Ông và bà (họ nằm, ngay đơ), được chôn trong tường thành bằng

đất với cây tứ ba lan

Trang 33

Một trận lá vàng vây bọc nhà vị tướng

Trước mắt ta là một khoảnh khắc của thời thơ ấu được khắc ghi trong kí ức của cậu bé, là người đang quan sát cả bức tranh từ một điểm nhìn Vì thế, đối với cậu trong ký ức, cô bé đang ở sau khóm hoa hồng, đứa em đang ở xa, và ảo ảnh của cậu được nhìn trong ánh hoàng hôn, người mẹ đang bước xuống tam cấp, người anh họ đang đi đến trên xe ngựa, còn ông bà thì đã liệm trong quan tài Nhưng toàn bộ cảnh ấy được đưa vào lớp thời gian thứ hai - cũng vẫn những người ấy, nhưng vào thời điểm làm bài thơ - cô bé đã chết, người mẹ trẻ đã không còn, đứa em đang ở Ấn Độ, ông bà nằm thẳng, trong quan tài và đã chôn Chỉ có điều bài thơ không phân biệt thời gian, cú pháp Nhà thơ dường như đang

ở giữa đường biên của hiện tại và quá khứ, và bài thơ thể hiện một trạng thái tinh thần, một cái nhìn của chủ thể trong một thời khắc của đời sống Người chết như vẫn còn, lòng xót xa không vợi, nỗi buồn về sự thay đổi, về nỗi cô đơn…

Ở bài Đàn ghi ta của Lor-ca cũng vậy, chịu ảnh hưởng của trường phái

thơ tượng trưng, Thanh Thảo đã sử dụng một hệ thống ngôn từ đầy hình ảnh, đầy sức ám thị Chẳng hạn như khi miêu tả về chân dung của người nghệ sĩ Lorca, Thanh Thảo sử dụng những hình ảnh như áo choàng đỏ gắt, đi lang thang về miền đơn độc… để gợi lên trong tâm trí người đọc hình ảnh của người nghệ sĩ, chiến sĩ đơn độc trên con đường cách tân nghệ thuật, đấu tranh cho tự do, song

dù ở bất cứ đâu con người đó vẫn không thoả hiệp với những gì lỗi thời, cản trở bước tiến của con người và nghệ thuật

Tóm lại thơ tượng trưng không trực tiếp miêu tả đối tượng, chỉ ám thị mộng tưởng, thơ viết ra là để cho người ta nhẩm đoán từng điểm một, và đó là điều kì diệu của thơ văn

c Ý thức mới về cái tôi

Trong quan niệm thông thường, “cái tôi” vẫn được coi như yếu tố trung tâm, khơi nguồn sáng tạo.Trong thơ ca cổ điển, đó là cái tôi cao cả, tĩnh lặng,tự

Trang 34

đắc, tự tại, dù ở trong nghịch cảnh, vẫn cảm thấy luôn luôn gắn bó với một cái gì thiêng liêng, bền chặt không di dịch; cái tôi trong thơ ca lãng mạn đã mất đi chỗ dựa đó, cái tôi đó hoài nghi tất cả, song đó cũng là lúc cái tôi được được đặt ở vị trí trung tâm cảm nhận, làm nguyên tắc thế giới quan Trong Thơ Mới Việt Nam

ta bắt gặp vô vàn cái tôi: tôi là “khách bộ hành phiêu lãng”, tôi là một “khách tình si”, tôi là “con chim đến từ núi lạ”, tôi là “con nai bị chiều đánh lưới”, tôi là

“một kiếp đi hoang”, tôi là “khách giang hồ”, tôi là một “cô hồn”, tôi là “kẻ lạc loài”, tôi là “chiếc thuyền say”… Đến thơ tượng trưng, con người không còn

xuất hiện để khẳng định mình, họ xuất hiện là để hoài nghi chính mình Ngay bài

thơ đầu của tập Hoa ác của Bôđơle, bài Gửi độc giả, nhà thơ viết:

“Ngu muội, sai lầm, tội lỗi, bẩn,keo, Chiếm cứ tinh thần, giày vò xác thịt

Ta nuôi dưỡng những hối hận “ta yêu”

Như người ăn xin yêu thân mình, cỏ rác

Tội lỗi ta cứng đầu, hối hận ta hèn nhát

Ta đòi cao giá mỗi lúc ăn năn Rồi ngựa lại trở về đường cũ, lầy lội, tối tăm Tưởng lấy được nước mắt hèn lau được vết nhơ trên mặt”

Về sau ta cũng bắt gặp đặc điểm của cái tôi này trong chủ nghĩa siêu thực, cái tôi

đã mất địa vị độc tôn, bị lu mờ và bội phân, thậm chí luỹ thừa để trở thành cái tôi

đa ngã Không dừng lại ở đó, người sáng tạo trong thơ tượng trưng, siêu thực còn muốn đi xa hơn, coi cứu cánh của động tác thi ca nằm ở sự biểu lộ, phát giác phần vô thức của cái tôi chưa biết

Hiểu được đặc điểm này, khi tìm hiểu Đàn ghi ta của Lor-ca, ta sẽ không

quá ngỡ ngàng khi tâm trạng của tác giả chỉ được biểu lộ một cách gián tiếp qua hình tượng Lorca, Thanh Thảo như muốn trải lòng ra cùng bạn đọc, đứng ở vị trí

Trang 35

của bạn đọc để cùng cảm nhận về Lorca, chứ không đứng ở vị trí cao xa hơn độc giả để định hướng cho sự cảm nhận của họ

Tóm lại, thi ca hiện đại, đặt lại vấn đề “cái tôi”, xây dựng một cái tôi mới như có người từng gọi bằng thuật ngữ đa ngã và cả nỗ lực tìm kiếm và khám phá một cái tôi chưa biết với khát vọng tạo lập mối quan hệ tương giao giữa con

người nhất thời với con người muôn thuở nhằm kiếm tìm những kinh nghiệm mới trong quan sát và cảm nhận để diễn đạt những điều không thể hay rất khó nói của thế giới hiện tại

d Vai trò của âm nhạc trong thơ tượng trưng

Trong thơ tượng trưng âm nhạc giữ một vai trò quan trọng E.Pô từng

khẳng định những tình cảm thi ca được kích phát lên bởi âm nhạc: “Có lẽ chính

từ trong âm nhạc, tình cảm thơ mới được kích động, từ đó làm cho cuộc đấu tranh của linh hồn tiến đến gần nhất cái mục tiêu vĩ đại kia - sự sáng tạo ra cái đẹp thần thánh” [8; tr288] Với chủ nghĩa tượng trưng, thơ được quan niệm như

một bản hoà âm huyền ảo Dường như có nét tương đồng giữa sự sinh sôi của tạo hoá với sự sáng tạo thơ ca Do đó, nếu tạo hoá là một tượng trưng tổng hợp của một bài ca vĩ đại, thì thơ ca là một khúc ca hợp thành trong đó Chính vì thế thơ

ca tượng trưng rất giàu tính âm nhạc

Thơ ca cổ điển phương Đông, nhất là của Trung Quốc cũng kết hợp chặt chẽ với âm nhạc nhưng rõ ràng, trôi chảy, dễ hiểu Còn chất nhạc trong thơ tượng trưng còn mang tính mơ hồ không xác định, đa nghĩa, kì diệu Chẳng hạn

như Những bản tình ca không lời của Veclen “hàm chứa một nội dung không

rõ ràng, được truyền đạt bằng những âm hưởng ngân vang, những cách láy âm, những tiết tấu được sắp xếp một cách đặc biệt” [8; tr294] Đến với thơ ca tượng

trưng không chú ý đến những tác động của âm nhạc thì khó lòng hiểu được cái hay của thi phẩm

Trang 36

Ở Pháp, đến những năm 90, chủ nghĩa tượng trưng đã thoái trào hẳn Năm

1891, J Môrêax tuyên bố rời khỏi phái tượng trưng Năm 1898, Malácmê qua đời, ngọn cờ của chủ nghĩa tượng trưng coi như chấm dứt ở nơi nó phát tích 2.2.2 Chủ nghĩa siêu thực

2.2.2.1 Sự xuất hiện của chủ nghĩa siêu thực

Chủ nghĩa siêu thực chính là giai đoạn phát triển về sau của chủ nghĩa tượng trưng Chủ nghĩa siêu thực chính thức ra đời ở pháp vào đầu những năm

20 của thế kỉ XX nhưng vốn cũng đã được báo hiệu từ những lời tuyên bố từ bài

Tinh thần mới của Apôline: “Tinh thần mới không phải và không thể là một thứ

mĩ học trước đây Nó thù địch với bệnh công thức và bệnh thời thượng Nó không muốn mình trở thành một trường phái, mà là một trong những trào lưu lớn nhất của văn học Nó đấu tranh cho việc phục hồi lại tinh thần sáng tạo, cho

sự hiểu biết rành mạch thời đại của nó, và cho sự mở ra những tầm nhìn mới về

vũ trụ bên trong và vũ trụ bên ngoài, những tầm nhìn này không thua kém một chút nào so với tầm nhìn của tất cả các nhà bác học khám phá ra hàng ngày ” [8; tr306] Thuật ngữ “siêu thực” cũng chính là một từ dùng của Apôline, và bản

thân ông cũng được các nhà siêu thực sau này tôn làm bậc tiền bối Bản tuyên ngôn chính thức của chủ nghĩa siêu thực ra đời vào năm 1924 do Brơtông công

bố sau khi chuyển từ chủ nghĩa đa đa sang

2.2.2.2 Một số đặc điểm trong sáng tác của chủ nghĩa siêu thực

a chủ nghĩa siêu thực đi tìm một hiện thực cao hơn với tinh thần nổi loạn

vô chính phủ

Cũng như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực chính là tiếng nói phản kháng của lịch sử Tại thời điểm đó, châu Âu già cỗi vừa trải qua cơn binh lửa của Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) Các giá trị đạo đức và tinh thần truyền thống đang đứng trước nguy cơ tan vỡ hoặc sụp đổ; các cá nhân, mà nhạy cảm nhất là giới văn nghệ sĩ bị đặt trước một thực tế phũ phàng, trần trụi Họ

Trang 37

không còn con đường nào khác ngoài cách chạy trốn vào các giấc mơ, đi tìm một hiện thực khác, cao hơn, nằm ngoài, nằm bên trên cái hiện thực đang tồn tại Về sâu xa, chủ nghĩa siêu thực tìm cách đặt lại và lí giải vấn đề tại sao cuộc sống văn minh duy lí đã khiến con người trở thành xa lạ với chính nó, khiến con người bị biến dạng, tha hoá

Chống đối trật tự tư sản nhưng bản chất của chủ nghĩa siêu thực không phải để tiến đến một xã hội công bằng chân chính bằng con đường cách mạng thật sự, mà để đi tìm một hiện thực cao hơn với tinh thần nổi loạn vô chính phủ

Brơtông nói :“Trước mắt chúng tôi là một dải đất trải rộng ra cho một cuộc cách mạng trên khắp các lĩnh vực…Nhân vật của chúng tôi là những Viôlét, Nôđia, một kẻ giết cha, một tên giết người vô danh theo luật pháp thông thường, nhưng

là một sự phạm tội có ý thức và tế nhị ” Thậm chí họ không biết đâu là chân lí, như Đêxênhơ viết: “Đẹp là gì? Xấu là chi? Vĩ đại, hùng mạnh, yếu đuối là như thế nào? không biết! không biết!” [ 8; tr307]

Như thế, nếu ở thơ ca tượng trưng, con người đã xuất hiện với sự hoài nghi ý nghĩa tồn tại của bản thân, thì sự hoài nghi ấy được đẩy lên đến mức cao hơn, sâu sắc hơn trong chủ nghĩa siêu thực

b Gạt bỏ lý trí, tư duy lôgic truyền thống, đề cao vô thức, “ngẫu hứng trong sáng tác”

Chủ nghĩa siêu thực cho rằng có hai thế giới: Thế giới hiện thực, theo Brơtông,

là thế giới có thể nhìn thấy được, hoặc sờ mó được như con ngựa, mặt ngoài của nhà hát ôpêra Pari, đường chân trời v.v…Còn thế giới siêu thực chỉ có thể cảm thấy trong giấc mơ, trong tiềm thức, lúc đãng trí, thần kinh suy nhược, tinh thần rối loạn v.v…Đây mới là mảnh đất chủ yếu của người nghệ sĩ, qua đó họ mới có thể khám phá ra được những điều sâu kín mà thiêng liêng, bí ẩn, chính xác trong cuộc sống con người Các nhà siêu thực luôn kêu gọi giải phóng cái tôi khỏi

“gông cùm” của lôgic, lý trí, đạo đức và mĩ học truyền thống Những điều đó bị

Trang 38

coi là sản phẩm quái gở của nền văn minh tư sản, cản trở khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ, thế giới siêu thực bị “cầm tù” trong vô thức, cần phải được giải phóng và thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật Trong bản tuyên ngôn viết năm

1954, Brơtông định nghĩa chủ nghĩa siêu thực là: “Tính tự động tâm linh thuần tuý, qua đó người ta nhằm biểu hiện, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng chữ viết, hoặc bằng bất cứ phương tiện nào khác sự vận động thực sự của tư tưởng…, của

tư duy mà không có bất cứ sự kiềm chế nào của lí trí, đứng ngoài mọi thiên biến thẩm mĩ hay đạo lí” [8; tr307] Cho “cái giống như thật không có tí gì quan trọng” [8; tr307], Apôline cũng đề cao vai trò của ngẫu hứng, “hạ ý thức” trong sáng tạo thơ ca: “Chính bằng ngẫu hứng, bằng vị trí quan trọng dành cho ngẫu hứng mà tinh thần mới phân biệt với tất cả các trào lưu nghệ thuật và văn học trước đây…, và từ đó các nhà thơ mới rút ra được những điều kì diệu” [8; tr308]

Vì vậy, về mặt hình thức các nhà siêu thực thẳng tay gạt bỏ mọi quy tắc trong ngữ pháp và thi pháp, mọi nguyên tắc lôgic trong tư duy, giành lấy sự tự

do tuyệt đối cho cảm hứng tha hồ mà tuôn trào theo chủ nghĩa tự động tâm linh

Sáng tác của họ thường đựoc cấu tạo bằng những dòng liên tưởng tiềm thức, rời rạc, gián cách…

Có thể thấy đặc điểm này trong sáng tác của Federico García Lorca ở tập

thơ Nhà thơ ở New York Lorca muốn làm một thứ thơ “mở toang mạch máu”,

những câu thơ như vọt thẳng từ cõi thẳm sâu của tiềm thức thành luồng phún xuất, phá vỡ tiết điệu nhịp nhàng được trí tuệ kiểm soát, xuất hiện nhiều tiếng thét rợn gáy, những cảnh tượng hãi hùng và nhiều lúc phi lý, tối tăm:

“Người đen! Người đen! Người đen! Người đen!

Máu không lối thoát, trong đêm của anh đêm bị lật nhào Máu không sắc đỏ Máu giận dữ dưới làn da,

Mãnh liệt trong ngạnh dao găm và lòng cảnh vật”

Trang 39

Hay:

“Ôi!Harlem, bị cải trang!

Ôi!Harlem, bị một đám y phục không đầu đe doạ!”

Đó là những câu thơ thể hiện nỗi đau về thân phận con người trong xã hội tư sản

Mỹ bấy giờ

Trong Đàn ghi ta của Lor-ca, ta cũng thấy những dấu ấn này của chủ

nghĩa siêu thực ở hình thức ngôn ngữ của bài thơ Xuất hiện nhiều những câu thơ không vần, không dấu chấm, không viết hoa; phân câu theo một trật tự khác thường

Như thế, không dừng lại ở những hình ảnh giàu tính ám thị tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực đi sâu hơn vào thế giới tiềm thức của con người để phát giác nhiều hình ảnh, nhiều cách viết khó hiểu, khó nhận biết theo lôgic thông thường Điều đó để lại nhiều dấu ấn mới trong sáng tác, đồng thời cũng đẩy tác phẩm văn chương đến bên ranh giới giữa nghệ thuật và phi nghệ thuật, hoặc là sáng tạo hoặc là vô nghĩa lý

Từ đầu những năm 30, một số nhà thơ như Aragông, Eluya đã chuyển sang lập trường cách mạng, thì trên thực tế chủ nghĩa siêu thực đã trượt dài trên con đường tàn lụi

Như vậy, chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực là hai phương pháp sáng tác có mối liên hệ mật thiết với nhau Trong thơ chủ nghĩa siêu thực là hậu thân của chủ nghĩa tượng trưng nhưng đặc biệt nhấn mạnh đến những hình

Trang 40

ảnh cô lẻ, riêng biệt, những kết hợp phi lý Do đó thuật ngữ tượng trưng siêu thực thường đi liền kề với nhau, và nếu bỏ đi cái nhìn định kiến thì thơ hiện đại thế giới dòng tượng trưng, siêu thực chính là những tìm tòi mới mẻ trong quỹ đạo nghệ thuật để lại nhiều kiệt tác và có ảnh hưởng sâu rộng trong văn học thế giới

2.3 Federico García Lorca và chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực

2.3.1 Tiểu sử

Federico García Lorca sinh ngày 5/6/1898 ở làng Fuente Vacqueros, gần thành Granada- một trong bốn thành phố lớn của xứ Andalusia ở miền Nam Tây Ban Nha Đó là xứ sở của carmen, của những điệu nhảy và bài hát mê cuồng, của những hội đấu bò tót làm máu đập thành tiếng trên vạn đôi môi, của những rặng ôliu ngăn ngắt, những vườn cam và hoa nhài ngát hương đêm hè khiến những người đang ngủ khát thèm từ bao lơn nhảy xuống, xứ sở đặc hữu sự giao hoà hai nền văn minh Đông- Tây Nơi ấy có ảnh hưởng lớn tới thiên tài Lorca, như sau này Lorca từng tâm sự: Nếu có ngày, nhờ trời, tôi được vinh quang, thì vinh quang ấy phân nửa thuộc về Granada, nơi đã tạc nặn nên cái tạo vật tôi: thi sĩ bẩm sinh không thể cải hồi

Federico García Lorca sinh ra trong một gia đình nông dân bậc trung thuộc một dòng họ lâu đời Lorca thừa hưởng ở người cha tâm hồn gắn bó với đất đai, thiên nhiên, ở người mẹ trí thông minh và những năng khiếu nghệ thuật Tuổi thơ hoàn toàn thôn dã với những đàn cừu, đồng ruộng, sự cô tịch và âm điệu của những bài hát ru con dân gian, nghệ thuật chơi đàn pianô của mẹ và sự gắn bó với cây đàn ghi ta Tất cả đã nuôi dưỡng tâm hồn nghệ sĩ, yêu tự do của Lorca

Năm 1909, gia đình Lorca dọn lên thành phố và Lorca học trung học và đại học ở Granada Tại đây, García Lorca đã gặp một người thầy, một người anh tinh thần một người bạn lớn, đó là giáo sư Fernando de los Rios, một nhà lý luận

Ngày đăng: 08/11/2015, 20:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w