Thông qua việc trình bày những tri thức cơ bản về đặc trưng của thể loại trữ tình, đặc trưng của thơ Tố Hữu, người viết muốn vận dụng vào việc tổ chức dạy học các tác phẩm thơ Tố Hữu tro
Trang 1Trường Đại học sư phạm hà Nội 2
Khoa Ngữ văn -
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Đặc trưng thể loại trữ tình hiện đại với việc đọc - hiểu thơ
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại là một vắn đề được đặt ra từ lâu trong thực tiễn giảng dạy văn học ở trường phổ thông Và trong một thời gian dài, nó vẫn thường là băn khoăn, suy nghĩ, tìm tòi của phần lớn giáo viên Ngữ văn THPT chúng ta Tất cả những trăn trở, cố gắng tìm tòi trong đổi mới phương pháp giảng dạy đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thị trường phát triển như vũ bão, tất cả mọi người dân nói chung và học sinh nói riêng đều bị cuốn theo sự phát triển đó của xã hội Hơn nữa, cách lựa chọn chương trình trong SGK cầu kỳ, hàn lâm, không thiết thực, GV vẫn thiên về lối dạy truyền thống: Thầy đọc - trò chép nên xu hướng chung là các em học sinh tìm đến với những môn học tự nhiên (toán, lý, hóa…), tìm đến những trường Đại học kinh
tế, kĩ thuật… Còn môn Ngữ văn nói riêng và những môn xã hội nói chung thì
số người yêu thích ngày càng giảm, thậm chí đối với nhiều em đó chỉ là môn học để chống chế
Tuy nhiên, nền giáo dục của nước ta là nền giáo dục toàn diện Chính vì vậy, từ trước đến nay môn Ngữ văn vẫn là môn học chính trong chương trình giáo dục Điều đó được thể hiện bằng thời lượng giảng dạy và vai trò quan trọng của nó đối với vấn đề hoàn thiện nhân cách, tri thức vủa học sinh Vấn
đề đặt ra ở đây là tại sao môn Ngữ văn lại không được học sinh yêu thích? Có rất nhiều lí do để giải thích và trả lời câu hỏi đó, và một trong những lí do có thể đưa ra đây là phương pháp giảng dạy
Trang 3Dạy văn từ trước đều được tiến hành theo kiểu áp đặt cách hiểu, cách cảm của giáo viên cho học sinh và học sinh tiếp thu một cách máy móc, thụ động Phương pháp dạy văn học truyền thống chưa phát huy đúng mức tính tích cực, chủ động của học sinh Mô hình tiêu biểu của quan niệm đó là: thầy giảng- trò nghe; thầy đọc- trò chép; thầy ra đề hỏi về những điều đã học- trò trả lời Không phải chúng ta không biết tới các phương pháp tích cực như dạy học nêu vấn đề, phương pháp phát vấn trong giờ học văn Vấn đề là một thời gian dài chúng ta dạy văn trên cơ sở lí thuyết hình tượng, chỉ ra các chi tiết, mâu thuẫn tiêu biểu thể hiện tư tưởng tác phẩm Trong lí luận, đó là vấn đề văn bản văn học- đối tượng trực tiếp của sự đọc- hiểu chưa được coi trọng đúng mức Lí luận dạy học hiện đại đặt vấn đề đọc- hiểu văn bản lên hàng đầu Trước khi có hình tượng, học sinh phải làm việc với văn bản Từ THCS phương pháp đọc- hiểu đã được GS Nguyễn Khắc Phi đề xuất và vận dụng một cách chính thức- đó là “Phương pháp dạy học sinh làm việc với văn bản văn học từ ba phương diện: đọc theo dòng chữ, đọc giữa dòng chữ, đọc ngoài dòng chữ Ba cấp độ đó ứng với ba cấp độ của cấu trúc văn bản: ngôn từ, hình tượng, ý nghĩa Đó là tư tưởng sâu sắc” (SGV Ngữ văn 12 (thí điểm)(2004), NXB Giáo Dục, tr.176)
Mặt khác, mỗi tác phẩm văn chương lại tồn tại dưới một thể loại nhất định (tự sự, trữ tình, kịch) Mỗi thể loại có đặc trưng riêng nên hướng tiếp cận cũng khác nhau Vấn đề giảng dạy theo đặc trưng thể loại được đánh giá là phương pháp có nhiều triển vọng Nó vừa tránh được những bất cập mà các phương pháp khác tồn tại vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc đặt ra trong việc giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường
Tố Hữu là nhà thơ xuất sắc và tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Thơ ông gắn chặt với cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc ta suốt mấy chục năm dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phản ánh những nét lớn trong đời sống
Trang 4tinh thần của dân tộc ở một thời kì đã diễn ra nhiều biến cố trọng đại và đổi thay to lớn của lịch sử Việt Nam trong thế kỉ XX Thơ Tố Hữu đã có sức cảm hóa, chinh phục đông đảo quần chúng nhân dân trong một thời kì dài suốt mấy mươi năm Với vị trí và sức mạnh của mình, thơ Tố Hữu đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những đặc điểm và xu hướng vận động của nền thơ ca
Việc giảng dạy thơ hiện đại nói chung, thơ Tố Hữu nói riêng trong nhà trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều bất cập khi cách dạy truyền thống thầy giảng- trò chép đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi giáo viên và học sinh Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học? Làm thế nào để học sinh thấy hết được cái hay cái đẹp của mỗi vần thơ để từ đó hoàn thiện nhân cách và có tri thức bước vào cuộc sống đã trở thành câu hỏi lớn đang đặt ra Hơn nữa lại áp dụng phương pháp đọc- hiểu và giảng dạy các tác phẩm văn học giai đoạn này Trong khi xã hội đang ngày càng phát triển, việc dạy văn- học văn cũng cần phải đổi mới, nâng cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu mới của một xã hội hiện đại
Vì vậy, để góp phần vào việc giảng dạy có hiệu quả thơ Tố Hữu nói riêng, thơ trữ tình nói chung dựa trên đặc trưng thể loại, người viết chọn đề
tài: “Đặc trưng thể loại trữ tình hiện đại với việc đọc- hiểu thơ trữ tình Tố
Hữu trong nhà trường THPT”
Trang 5-“Tiếp nhận văn học” của Nguyễn Trọng Hoàn
-“Đọc văn hiểu văn” của Trần Đình Sử
-“Hiểu văn dạy văn” của Nguyễn Thanh Hùng
Vấn đề đọc - hiểu tác phẩm trữ tình
Được nghiên cứu tập trung trong các công trình sau:
-“Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường” của Nguyễn Thị Khánh Dư
-“Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” của Trần Thanh Đạm
Song, qua khảo sát cho thấy hầu hết các công trình nghiên cứu trên chỉ đưa ra một cách chung nhất về vấn đề đọc - hiểu các tác phẩm trữ tình mà chưa chỉ rõ phương pháp giảng dạy tác phẩm trữ tình theo đặc trưng loại thể vận dụng vào bài học thơ Tố Hữu
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc trình bày những tri thức cơ bản về đặc trưng của thể loại trữ tình, đặc trưng của thơ Tố Hữu, người viết muốn vận dụng vào việc tổ chức dạy học các tác phẩm thơ Tố Hữu trong chương trình Ngữ văn THPT Qua đó giúp học sinh tiếp nhận được cái hay, cái đẹp của các tác phẩm thơ Tố Hữu
Trang 63.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, khảo sát các tài liệu về thể loại, đặc điểm về thể loại và thể loại trữ tình, phương pháp đọc - hiểu theo đặc trưng thể loại
- Trên cơ sở đặc trưng đó và lý thuyết giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường vận dụng đọc - hiểu các tác phẩm thơ trữ tình Tố Hữu trong chương trình THPT
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Lí thuyết tiếp nhận văn chương, vấn đề thể loại, đặc trưng thể loại trữ tình, thơ Tố Hữu, lí thuyết đọc hiểu và vận dụng trong giảng dạy ở trường THPT
- Tài liệu nghiên cứu: Toàn bộ tác phẩm thơ trữ tình Tố Hữu, tập trung vào các tác phẩm được tuyển chọn trong “Tuyển tập thơ Tố Hữu” và trong chương trình THPT
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu trong phạm vi thể loại trữ tình với các tác phẩm thơ trữ tình
Tố Hữu
- Nghiên cứu các tác phẩm thơ trữ tình Tố Hữu trong nhà trường THPT
5 Đóng góp của khóa luận
- Khóa luận đóng góp một phần nhỏ trong việc hình thành các thao tác, các bước đọc - hiểu trong giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình Tố Hữu trong nhà trường THPT
- Khóa luận đóng góp tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường THPT
6 Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung
Trang 71.1 Cơ sở lý luận
1.2 Cơ sở thực tiễn
Chương 2: Đặc trưng thể loại trữ tình hiện đại với việc đọc – hiểu thơ trữ tình Tố Hữu trong nhà trường THPT
2.1 Đặc trưng thơ trữ tình hiện đại
2.2 Đặc trưng thơ trữ tình Tố Hữu
2.3 Đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại
2.4 Phương pháp dạy đọc - hiểu thơ trữ tình Tố Hữu trong nhà trường THPT
Chương 3: Giáo án thực nghiệm
3.1 Giáo án 1: Từ ấy – Tố Hữu
3.2 Giáo án 2: Việt Bắc – Tố Hữu
Trang 8Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thể loại:
- Theo “Từ điển Tiếng Việt” thì thể loại là hình thức sáng tác văn học, nghệ thuật phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngôn ngữ
Theo các nhà lí luận, khái niệm thể loại được hiểu là: “Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm trong đó ứng với một nội dung nhất định có hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức chỉnh thể”[12,339]
Thực chất, khái niệm “thể loại” được hiểu là: sự gộp lại của hai khái niệm “thể” và “loại”
“Loại” (loại hình): từ thời cổ đại, Aristot đã đề xuất khái niệm này Loại
là phương thức nhà văn sử dụng để nhận thức, khám phá đời sống khách quan, để tái hiện đời sống và sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật Thông qua hình tượng nghệ thuật ấy để biểu hiện tư tưởng, tình cảm Bao gồm ba loại hình tiêu biểu cho ba phương thức sáng tác:
- Loại hình tự sự với phương thức tự sự
- Loại hình trữ tình với phương thức trữ tình
- Loại hình kịch với phương thức tạo xung đột và kịch tính
Ba loại hình đó tổ chức thành hai dạng văn bản: văn vần và văn xuôi Ba loại hình có mặt ở tất cả mọi nền văn học, mọi thời kì văn học ở mọi quốc gia,
Trang 9khuynh hướng, trào lưu, tác giả, … Loại hình vừa mang tính phổ biến lại vừa phản ánh đặc điểm riêng của một dân tộc, một cộng đồng, một cá nhân nghệ
sĩ
“Thể” (thể tài): là hình thức tổ chức ngôn ngữ, quy mô, dung lượng của tác phẩm Số lượng nhiều hơn loại, sự biến đổi cũng phong phú hơn Mỗi loại
có thể bao gồm nhiều thể khác nhau
Nói chung, loại là một khái niệm lớn, có quan hệ bao chứa; thể là một khái niệm nhỏ nằm trong loại
Thể loại tác phẩm văn học là một hiện tượng loại hình sáng tác và giao tiếp văn học Nó vừa mang tính quy luật, lặp lại, vừa mới mẻ độc đáo Nó vừa mang tính lịch sử vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính thời đại Bởi nó có quan hệ chặt chẽ với lịch sử văn học
Trong thể loại tác phẩm văn học, bao giờ cũng có sự thống nhất, quy định lẫn nhau về các mặt: đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình thức nhân vật, lời văn Chẳng hạn: thể trữ tình có nội dung trữ tình, nhân vật trữ tình, ngôn ngữ trữ tình; tự sự có: cốt truyện, nhân vật tự sự, ngôn ngữ tự sự Do vậy, việc bạn đọc tiếp nhận văn chương theo thể loại chính là việc bạn đọc phải đi tìm hiểu đặc trưng của thể loại ấy
1.1.1.2 Sự phân chia thể loại
Từ thời cổ đại, Aristot đã phân chia các tác phẩm văn học ra thành ba loại cơ bản: tự sự, trữ tình, kịch Ứng với mỗi thể loại là một phương thức phản ánh đặc trưng Tiêu chuẩn và căn cứ hợp lí nhất để phân chia loại thể văn học trước hết là kết cấu hình tượng hoặc hệ thống hình tượng của tác phẩm Tức là mọi sự phân chia đều từ sự cấu tạo bên trong của tác phẩm văn học chứ không phải đơn thuần dựa vào một số biểu hiện về hình thức bên ngoài Kiến trúc của tác phẩm, cấu tạo hình tượng như thế nào là do phương thức phản ánh và biểu hiện đó quy định Nếu hình tượng thiên về mặt biểu
Trang 10hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả ta sẽ có tác phẩm trữ tình Nếu hình tượng thiên về mặt biểu hiện con người, sự vật trong cuộc sống ta sẽ có tác phẩm tự
sự Tác phẩm tự sự tập trung, cô đọng đến mức độ bản thân nhân vật, sự việc, câu chuyện có thể tự mình bộc lộ trên trang sách hoặc trên sân khấu, không cần sự “dẫn chuyện” của tác giả, như thế ta sẽ có tác phẩm kịch Tự sự, trữ tình, kịch là ba phương thức cơ bản nhất của sự phản ánh hiện thực cuộc sống
và biểu hiện nội tâm tác giả, ba phương thức cơ bản của sự cấu tạo hình tượng, kiến trúc tác phẩm văn học Đồng thời đó cũng là ba loại cơ bản nhất trong lòng mỗi loại và trên biên giới của mỗi loại sẽ nảy sinh rất nhiều các thể khác nhau của sự sáng tác văn học
Từ ba thể loại trên có thể chia nhỏ:
+ Trữ tình dân gian: ca dao, câu đố
+ Trữ tình trung đại và hiện đại: thơ cổ thể truyền thống, thơ tự do
- Kịch:
+ Kịch dân gian: chèo, tuồng, múa rối
+ Kịch hiện đại: bi kịch, hài kịch
Ở khóa luận này, người viết chỉ tập trung nghiên cứu thể loại trữ tình Tác phẩm trữ tình là tác phẩm phản ánh hiện thực đời sống thông qua cảm xúc và tâm trạng Cho nên các đặc trưng của tác phẩm trữ tình thường tập trung thể hiện các chiều hướng cảm xúc, các trạng thái tình cảm, thông qua đó để tái hiện đời sống Và bạn đọc chỉ có thể nhận ra đời sống thông qua tâm trạng, cảm xúc của nhà văn được trình bày và sắp xếp theo một trật tự kế
Trang 11thừa theo hàng dọc Vì vậy, khi tiếp cận tác phẩm trữ tình, người ta chú ý đến
ba đặc trưng:
- Nội dung trữ tình
- Nhân vật trữ tình
- Ngôn ngữ trữ tình
1.1.1.3 Vấn đề tiếp nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại
Hoạt động tiếp nhận, hoạt động dạy và học tồn tại độc lập, riêng rẽ nhưng thực chất đây là những hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Nó như là những cơ sở, những căn cứ lí thuyết của phương pháp dạy học Vấn
đề thể loại có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dạy, học tác phẩm văn chương trong nhà trường Lí thuyết vấn đề thể loại được sử dụng như những công cụ trong tác phẩm văn học nhưng nó là công cụ quan trọng Bởi lẽ, thể loại là phương thức mà nhà văn sử dụng để tạo ra tác phẩm văn học và hoạt động dạy học tác phẩm thì cái đích cuối cùng là nắm và hiểu tác phẩm
Muốn vậy thì ngoài việc biết tác phẩm nói cái gì còn phải biết tác phẩm được làm ra từ cái gì mà điều quan trọng là cái điều đó được làm ra như thế nào? bằng cách nào?
Người đọc tác phẩm phải đi trên con đường mà nhà văn làm ra tác phẩm
đã đi Đi trên con đường ấy, người đọc sẽ được hướng dẫn bởi những lí thuyết rút ra từ việc phân tích, cắt nghĩa, bình giá tác phẩm, trong đó có lí thuyết về thể loại
Hoạt động tiếp nhận theo thể loại là chìa khóa để hiểu tác phẩm theo phương pháp mới
1.1.2 Vấn đề tiếp nhận văn học
1.1.2.1 Khái niệm tiếp nhận tác phẩm văn học
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ, tiếp nhận là “đón nhận cái từ người khác, nơi khác chuyển giao cho”
Trang 12Tiếp nhận văn học được hình thành từ Mĩ học tiếp nhận - một trong những thành tựu của ngành xã hội học nghệ thuật với các nhà khoa học Tiệp Khắc như Đônxen và Micô đã nghiên cứu khái niệm “Lí thuyết ngôn ngữ và hoàn cảnh giao tiếp văn học” Các nhà nghiên cứu văn học Ba Lan Ingacđen
đã tìm hiểu những khả năng khác nhau để lĩnh hội, lí giải tính chân thật của tác phẩm văn học hoặc Glôvinxki, Hanđơke, Slavinxki, Bansêđan, … trong số các công trình nghiên cứu đó, công trình “Người tiếp nhận trong cấu trúc tác phẩm văn học” Glôvinxki đã nghiên cứu phương thức xác định người nhận tin trong tác phẩm văn học và những yêu cầu của người nhận tin đã ảnh hưởng đến tác phẩm Tư tưởng khoa học của Glôvinxki được đánh giá là điểm xuất phát của những công trình khoa học sau này tiếp tục nghiên cứu sự phân loại độc giả và phân tích những điều kiện mà giao tiếp văn học xảy ra
Tiếp nhận văn học có rất nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau Theo giáo trình “Lí luận văn học” (Nxb ĐHSP): tiếp nhận văn học là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác, giao tế của văn học Người nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm văn học là truyền đạt những cảm nhận khái quát về cuộc đời cho người đọc Chỉ khi được bạn đọc tiếp nhận, quá trình sáng tạo mới được hoàn tất Thực chất của quá trình này là chuyển cảm xúc đến bạn đọc cộng hưởng cảm xúc đó
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của các tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ của tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng của hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể,…” [5, 325]
Trong cuốn “Đọc và tiếp nhận văn chương”, GS Nguyễn Thanh Hùng quan niệm: “tiếp nhận văn học là quá trình đem lại cho người đọc sự hưởng
Trang 13thụ và hứng thú trí tuệ hướng vào hoạt động để củng cố và phát triển một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tinh thần và năng lực cảm xúc của con người trước đời sống” (tr.105)
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn trong một số công trình nghiên cứu cũng đã đưa ra quan niệm của mình về tiếp nhận văn học Nó được xem như là “Thi pháp ứng dụng, từng bước chuyển chủ thể tiếp nhận và chủ thể văn học để người đọc trực tiếp tham gia những tình huống văn học, tạo điều kiện để người tiếp nhận được cắt nghĩa, thể nghiệm, nếm trải, sẻ chia và tạo nên sự đồng cảm nghệ thuật, đồng thời tiếp nhận cũng bộc lộ một số phương diện về thiên hướng, năng lực thẩm mĩ và phong cách của mình
Như vậy, các quan niệm trên đã thâu tóm tương đối đầy đủ bản chất của quá trình tiếp nhận Có thể thấy rằng đó là quá trình giao tiếp giữa bạn đọc với tư cách là “người nhận tin” và tác giả với tư cách là “người truyền tin” Thực chất của hoạt động này là sự gặp gỡ, tiếp xúc giữa người đọc và hình tượng văn học
1.1.2.2 Tiếp nhận văn học là một quá trình
Tiếp nhận văn học là một quá trình Nhưng tiếp nhận văn học diễn ra như thế nào? phạm vi của nó đến đâu là một vấn đề không đơn giản Nếu “thực chất của quá trình sáng tác văn học là quá trình chuyển cảm xúc đến bạn đọc” thì thực chất của quá trình tiếp nhận văn học là quá trình bạn đọc “cộng hưởng” được cảm xúc đó Và nếu đặc thù của quá trình sáng tác văn học là giai đoạn tồn tại của hình tượng nghệ thuật thì đặc thù của quá trình tiếp nhận văn học là quá trình đi ngược lại quá trình sáng tác, ở đó “người đọc phải bắt đầu từ việc đọc tác phẩm từ những yếu tố nhỏ nhất trong văn bản tới việc tiếp nhận ý nghĩa của toàn bộ văn bản, chuyển nội dung văn bản thành thế giói tinh thần mỗi con người, thành tác phẩm riêng của họ” Trong quá trình này, người đọc sẽ tìm ra những tình cảm thẩm mĩ quan trọng như: tính chân thực
Trang 14và soi sáng của ngôn ngữ nghệ thuật, sự thống nhất nội tại trong kết cấu, tính độc đáo của những phát hiện, chân lí của những sự phản ánh, trọng lượng của những xung đột, đặc trưng thi pháp thể loại, quan niệm nghệ thuật về con người ở tác giả
Tác phẩm văn học được sáng tác ra để bạn đọc thưởng thức, tiếp nhận Quy luật của tiếp nhận tác phẩm văn học là cảm thụ tác phẩm trên tổng thể, trên chỉnh thể Tác phẩm văn học bằng mọi chi tiết của nó, sáng tạo ra một thế giới riêng, một xã hội riêng, một nhân loại riêng với tính hệ thống và những quy luật của nó Vì vậy, tiếp nhận văn học chính là sự phân ra được những quy luật ấy Nó đòi hỏi người đọc trước hết phải tri giác, cảm thụ tác phẩm phải hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để có thể cảm nhận hình tượng trong sự toàn vẹn các chi tiết các liên hệ Sau đó, người đọc tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc tư tưởng và tình cảm của tác giả Ở cấp độ tiếp theo, người đọc phải đưa hình tượng vào văn cảnh đời sống và kinh nghiệm đời sống của mình để thể nghiệm, đồng cảm Cuối cùng nâng cấp, lí giải tác phẩm trong lịch sử, văn hóa tư tưởng, đời sống và truyền thống, hiểu được vị trí tác phẩm trong lịch sử văn học, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật Quá trình tìm ra cách giải thích ý nghĩa tượng trưng của văn bản và ý định chủ quan của tác giả chính là quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học
Như vậy, sáng tác tác phẩm văn học là một quá trình Tiếp nhận chân lí nghệ thuật cũng là một quá trình Tiếp nhận tác phẩm văn học vì thế thực sự
là một quá trình lâu dài có nhiều cấp độ, thực chất đó là một hoạt động tái tạo
và sáng tạo mới hình tượng nghệ thuật dựa theo đặc điểm cá nhân và cảm xúc của từng người Đó là quá trình tri giác tác phẩm cụ thể hóa, khái quát nghệ thuật để hiểu được giá trị đích thực của tác phẩm
Trang 15Quá trình sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm văn chương mặc dù tồn tại độc lập nhưng thống nhất và có mối quan hệ biện chứng với nhau Quá trình sáng tạo chỉ kết thúc khi quá trình tiếp nhận được diễn ra và khi quá trình tiếp nhận diễn ra lại nảy sinh một quá trình sáng tạo mới
1.1.2.3 Những vấn đề cơ bản của lý thuyết tiếp nhận
1.1.2.3.1 Phương pháp sáng tác của nhà văn
Văn chương là một hình thái ý thức đặc thù, là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, đó là nghệ thuật ngôn từ Do vậy nhà văn – những người sáng tạo ra các tác phẩm văn chương chính là những nghệ sĩ ngôn từ, họ chính là người sáng tác và biểu diễn nghệ thuật, họ có năng lực nổi trội và sự sáng tác biểu diễn của họ mang tính chất chuyên nghiệp Người nghệ sĩ ngôn từ chuyên sáng tác văn thơ, có tài năng và có tác phẩm có giá trị được mọi người công nhận Quá trình sáng tác của nhà văn thực chất là lịch sử xây dựng lại những hình tượng tình cảm ở công chúng (Kuobakine) Nhà văn giữ vai trò vô cùng quan trọng, đó là chủ thể sáng tạo nên các tác phẩm văn chương Trong bốn thành tố tạo nên quá trình sáng tác và thưởng thức văn học (thời đại – nhà văn – tác phẩm – bạn đọc) thì nhà văn giữ vai trò quan trọng nhất
Tác phẩm văn chương là đứa con tinh thần của nhà văn, nó là sản phẩm của biết bao băn khoăn trăn trở Đó là một quá trình dài có thể khái quát bằng
sơ đồ : hình thành ý đồ – thu thập tư liệu – lập sơ đồ, hồ sơ - viết – sửa chữa Muốn cho ra đời một tác phẩm nghệ thuật thực thụ, nhà văn phải quan sát Sự quan sát đó phải diễn ra song song trên hai bình diện đó là đối tượng thẩm mĩ trong hiện thực khách quan nảy sinh trong thời đại mình, đồng thời quan sát nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ của bạn đọc Hoạt động đó vừa giúp nhà văn tóm được đối tượng viết tác phẩm lại vừa cho ra đời những tác phẩm đáp ứng thị hiếu của độc giả
Trang 16Quá trình sáng tác của nhà văn là quá trình quan sát, nghiền ngẫm hiện thực khách quan rồi phản ánh trong tác phẩm bằng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc Hay như Banzăc đã nói : “Văn học là tấm gương phản ánh đời sống” và nhà văn là “Người thư kí trung thành của mọi thời đại” Nhưng cũng cần phải nhận thức thật thấu đáo rằng hiện thực trong tác phẩm văn học không phải bao giờ cũng trùng khít với hiện thực ngoài đời sống vì văn học là hình bóng của cuộc đời chứ không phải bản thân cuộc sống Bởi cuộc sống trong tác phẩm văn chương là cuộc sống đã được chắt lọc qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, đã được nhào nặn và sáng tạo lại Nó vừa giống lại vừa khác với cuộc đời thực Hơn thế nữa, văn học cũng không chỉ là sự phản ánh giản đơn của cấu trúc xã hội mà ở đó vai trò của nhà văn cùng cá tính sáng tạo rất quan trọng Theo TS Nguyễn Trọng Hoàn đó là một quá trình tư duy ngôn ngữ thầm lặng, là cả một quá trình gian khổ tìm tòi ý tưởng, thổi hồn vào từng câu chữ ví như người lọc quặng Radium đầy khổ luyện và công phu thông qua khả năng cảm thụ đời sống, sự hồi tưởng, óc tưởng tượng phong phú
1.1.2.3.2 Cơ chế của hoạt động tiếp nhận
Hoạt động sáng tạo của nhà văn là một quá trình, vì vậy hoạt động tiếp nhận cũng phải theo một quy trình nhất định và theo các bước sau:
a) Đọc (văn bản)
Đọc là sự khởi đầu cho tiếp nhận văn học Đọc được coi là con đường đặc trưng không thể thay thế trong việc tiếp nhận văn học Bởi tác phẩm văn học tồn tại dưới dạng văn bản văn học, đó là tập hợp các kí hiệu ngôn ngữ trong đó chứa đựng thông tin Chúng ta chỉ có thể tiếp nhận các thông tin ẩn chứa trong đó bằng phương pháp đọc Đọc là con đường, là cách thức tiếp nhận thông tin làm giàu sự hiểu biết, phục vụ cho học tập và cuộc sống Đọc chính là quá trình chuyển tải các kí hiệu ngôn ngữ ở dạng văn bản viết sang những kí hiệu âm thanh Đọc chính là quá trình khôi phục lớp vỏ âm thanh
Trang 17trong tác phẩm Đọc được coi là con đường đặc thù không thể thay thế Với mỗi bạn đọc khác nhau với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, thời đại, nghề nghiệp khác nhau sẽ có cách hiểu khác nhau Đó thực sự là quá trình độc giả đồng sáng tạo với tác giả
b) Phân tích
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất về nội dung và trọn vẹn
về hình thức Phân tích tác phẩm được hiểu là chia nhỏ tác phẩm thành từng phần để tìm hiểu và sau đó tích hợp lại Với thao tác phân tích tác phẩm thì người đọc mới hiểu được một cách cụ thể, chi tiết các tầng nghĩa, những hình ảnh và ngôn từ gợi ra Qua đó người đọc mới tìm hiểu được tác phẩm một cách toàn diện, nhìn nhận tác phẩm ở nhiều góc độ, nhờ đó hiểu tác phẩm sâu hơn
Khi phân tích, chúng ta phải có phương pháp phù hợp bởi không phải chỗ nào cũng chia nhỏ ra mà cần phải xác định đâu là trọng tâm, phải lựa chọn ra những yếu tố bản sắc của tác phẩm, biết đi sâu vào cảm xúc mãnh liệt trung thực nhất trong thế giới nội tâm, vượt qua sự đủ đầy, quen thuộc xáo mòn Từ
đó tìm hiểu sự súc tích của ngôn ngữ nghệ thuật
Thêm đó, khi phân tích tác phẩm thì người đọc cũng phải có những hiểu biết nhất định về ngôn ngữ, kết cấu, thể lọai, hiểu biết về văn học Đây chính
là vấn đề khó khăn đối với người đọc khi đi phân tích tác phẩm
c) Cắt nghĩa tác phẩm
Cắt nghĩa theo gốc Latinh có nghĩa là giải thích, suy nghĩ
Khi phân tích tác phẩm, người ta chia tác phẩm thành những đơn vị nhỏ và để hiểu được những đơn vị nhỏ đó thì phải cắt nghĩa Hoạt động cắt nghĩa cũng
là cơ sở đánh giá mức độ hiểu tác phẩm Bởi có hiểu tác phẩm ta mới cắt nghĩa được
Trang 18Để có thể cắt nghĩa, người đọc không những phải có vốn hiểu biết về ngôn ngữ, hiểu biết về đời sống mà đòi hỏi cả ở sự cảm nhận của bản thân Bởi mỗi đối tượng cắt nghĩa đều được xem xét ở hai phạm trù: ý và nghĩa Nghĩa là bản chất của đối tượng còn ý thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng
Dạy tác phẩm văn chương làm rõ nghĩa và sự phong phú của ý Nó được bắt đầu từ dạy ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh để tiến tới việc cắt nghĩa hình tượng và cao hơn là cắt nghĩa tác phẩm Mỗi tác phẩm văn chương có ý nghĩa nhất định Nhưng mỗi cá nhân đọc hiểu về tác phẩm lại có một cách cắt nghĩa riêng Chính điều đó tạo ra cái nhìn đa chiều của tác phẩm
d) Bình giá tác phẩm
Đây là bước cuối cùng trong tiếp nhận tác phẩm Bình là công việc mang tính chủ quan của người đọc đưa ra ý kiến đánh giá, bày tỏ thái độ của mình đối với tác phẩm
Lời bình phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận, thái độ, quan hệ của người đọc đối với tác phẩm và nhà văn
Khái quát lại bình chính là đi giải quyết các câu hỏi được đặt ra xung quanh tác tác phẩm: Tác phẩm có đóng góp gì đặc sắc? Vị trí của tác phẩm trong nền văn học dân tộc thời đại? Tác phẩm còn hạn chế ở phương diện nào?
1.1.2.3.3 Những khó khăn khi tiếp nhận tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học tồn tại dưới dạng văn bản, đó là tập hợp các kí hiệu ngôn ngữ Việc tiếp nhận tác phẩm trước hết là tiếp xúc với tập hợp ngôn ngữ
đó Chính vì vậy việc tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm văn học gặp không ít khó khăn mà người ta gọi là khoảng cách chuyên chế Bao gồm các khoảng cách:
- Khoảng cách về ngôn ngữ: trong tác phẩm văn học dù là lời kể chuyện hay của nhân vật thì đó đều là ngôn ngữ của tác giả Giữa ngôn ngữ độc giả
Trang 19và ngôn ngữ tác giả không bao giờ trùng khớp, đó là khoảng cách bạn đọc phải phá bỏ để đến với tác phẩm
- Khoảng cách tâm lý: Phụ thuộc vào tâm lý của tác giả, tâm lý của người tiếp nhận và tâm lý thời đại Tác phẩm thuộc thời đại nào sẽ phải phụ thuộc vào tâm lý thời đại đó, đồng thời còn phụ thuộc vào thời đại mà bạn đọc đang sống
- Khoảng cách lịch sử: Lịch sử phản ánh trong tác phẩm phần lớn thuộc
về quá khứ và ngay cả những tác phẩm văn chương đương đại bản thân nó cũng gây khó khăn cho học sinh trong quá trình tiếp nhận Lịch sử được phản ánh trong tác phẩm với lịch sử ra đời trong tác phẩm đương đại bản thân nó cũng gây khó khăn cho học sinh trong quá trình tiếp nhận Lịch sử được phản ánh trong tác phẩm với lịch sử ra đời trong tác phẩm không phải bao giờ cũng giống nhau Tác phẩm ra đời ngày hôm nay nhưng lại có thể viết về thời kì trước
Để khắc phục những khó khăn đó, đọc và tiếp nhận tác phẩm ấy trên cơ
sở đặc trưng thể loại là biện pháp hữu hiệu nhất
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
Dạy văn theo đặc trưng thể loại được đặt ra từ lâu song việc áp dụng vào giảng dạy và giảng dạy đạt hiệu quả còn chưa rộng rãi và phổ biến, nhiều khi còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn Giảng dạy văn hiện nay vẫn coi trọng phương pháp truyền thống - giáo viên thuyết giảng mà còn chưa mạnh dạn thay đổi phương pháp Giáo viên vẫn chủ yếu áp đặt sự cảm nhận về tác phẩm của mình cho học sinh Cách dạy đó đi ngược lại với bản chất của văn chương, đi ngược lại nguyên tắc dạy học là phương pháp cách li tốt nhất người đọc (học sinh) khỏi tác phẩm, làm cho học sinh không có dịp trực tiếp đối diện với văn bản và tất nhiên đánh mất luôn năng lực của họ
Trang 20Trong thực tế chia văn học thành 3 loại chính: tự sự, trữ tình, kịch Nhưng có những tác phẩm có giá trị tồn tại nhiều yếu tố của nhiều thể loại Chính vì vậy, nếu quy chung về một thể loại nào đó để dạy cũng là không chuẩn xác và người học sẽ không hiểu hết và đầy đủ, toàn diện tác phẩm văn học
Chẳng hạn “Truyện kiều” của Nguyễn Du, ngay nhan đề đã cho biết tác phẩm này thuộc thể loại tự sự Nhưng khi tìm hiểu tác phẩm này nếu chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nhân vật, cốt truyện, các chi tiết biến cố trong cuộc đời nhân vật Kiều thì sẽ không thấy hết giá trị của tác phẩm Mà bên cạnh tìm hiểu những đặc trưng đó của thể loại, chúng ta phải tìm hiểu nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác phẩm, phân tích những hình ảnh do ngôn ngữ gợi ra Tuy nhiên cùng một loại thể nhưng với những tác phẩm khác nhau lại có những cách giảng dạy và kết hợp những phương pháp khác nhau Có như vậy việc giảng dạy mới đạt kết quả Và để nói về vấn đề này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã kêu gọi: “Phải xem xét lại cách dạy văn của chúng ta, chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều, rất kĩ, rất sâu để tìm ra cách dạy tốt hơn” Thủ tướng
cụ thể: phải xem cần phải dạy như thế nào? dạy cái gì ? gợi cho học sinh cái
gì ? nhằm mục đích gì? ở đây chúng ta bàn đến vấn đề dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại, lẽ dĩ nhiên phải nắm chắc các đặc trưng của từng thể loại xem
nó là cái gì? ở thời kì nào? dân tộc nào?
Để góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu và mục đích dạy văn trong thời đại hiện nay: Thầy giữ vai trò định hướng, điều khiển lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, người viết đưa ra một hướng tiếp cận theo đặc trưnng thể loại
1.3 VẤN ĐỀ ĐỌC - HIỂU
1.3.1 Khái niệm đọc - hiểu
1.3.1.1 Đọc
Trang 21Theo “Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc”, quyển “Giáo dục” cho biết:
“Đọc là một quá trình hoạt động tâm lý nhằm tiếp nhận ý nghĩa từ kí hiệu ngôn ngữ được in hay viết” (SGK Ngữ văn 12(thí điểm) (2004), Nxb GD, H) Xét về mặt triết học, đọc có bốn nội dung sau:
Một, đọc là một quá trình tiếp nhận ý nghĩa từ văn bản, tất nhiên phải hiểu ngôn ngữ của văn bản (ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ thể loại, ngôn ngữ nghệ thuật của văn bản), phải dựa vào tính tích cực của chủ thể (hứng thú, nhu cầu, năng lực) và tác động qua lại giữa chủ thể và văn bản
Hai, đọc là quá trình giao tiếp và đối thoại với người tạo ra văn bản (tác giả, xã hội, văn hóa)
Ba, đọc là quá trình tiêu dùng văn hóa văn bản (hưởng thụ, giải trí, học tập)
Bốn, đọc là quá trình tạo ra các năng lực người (năng lực hiểu mình, hiểu văn hóa và hiểu thế giới)
Theo “Từ điển tiếng việt” đọc là: “Tiếp nhận nội dung của một tập hợp
kí hiệu bằng cách nhìn vào các kí hiệu” [4, 333]
Như vậy đọc là một hoạt động văn hóa có tầm nhân loại và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc
1.3.1.2 Hiểu
Hiểu là một khái niệm có nội hàm rất rộng Theo “Từ điển tiếng việt” hiểu là: “nhận ra ý nghĩa, bản chất, lí lẽ của cái gì, bằng sự vận dụng trí tuệ” [4, 439]
Theo M.Bakhtin, trong sách “Con người và thế giới ngôn từ” (M.1995), hiểu trong đọc - hiểu bao gồm nhiều hành động gắn với nhau: 1- Cảm thụ (tiếp nhận) kí hiệu chất (màu sắc, con chữ…); 2- Nhận ra kí hiệu quen hay lạ, hiểu kí hiệu của nó được lặp lại trong ngôn ngữ; 3- Hiểu ý nghĩa của nó trong
Trang 22ngữ cảnh; 4 - Đối thoại với ý nghĩa đó (tán thành, phản đối), trong nhận thức bao gồm cả đánh giá về chiều sâu và chiều rộng Bản chất tâm lý của sự hiểu
là biến cái tự hiểu thành kiến thức, quan điểm, niềm tin của mình Theo M.Bakhtin, hiểu khác nhận thức và giải thích ở chỗ hiểu không một chiều mà mang tính đối thoại Nhà thơ Nga Mandenshtam có nói: “Pasternac là người hiểu, tôi là người rất hiểu, còn Gớt thì cái gì cũng hiểu” Hiểu là sáng tạo, như thế đọc luôn gắn với mức độ hiểu, do vậy, “Hiểu” không bao giờ chỉ giản đơn
là hiểu nghĩa
1.3.2 Mối quan hệ giữa đọc- hiểu
Giữa đọc và hiểu có mối quan hệ khăng khít qua lại Đọc luôn gắn liền với hiểu Theo Nguyễn Trọng Hoàn, đó là mối quan hệ nhân quả Đọc hiểu văn học là hoạt động đọc văn một cách nghiêm túc, cảm xúc, nghiền ngẫm, tưởng tượng, liên tưởng
Khái niệm đọc hiểu mang những định hướng dạy học cụ thể, tích cực hơn so với khái niệm phân tích hay tìm hiểu Nó đòi hỏi sự tích cực, chủ động, sáng tạo của người đọc
1.3.3 Đọc hiểu là con đường đặc trưng trong tiếp nhận văn học
Lí luận dạy văn học hiện đại đặt vấn đề đọc hiểu văn bản lên hàng đầu Trước khi có hình tượng, người đọc phải làm việc với văn bản, tức là phải đọc với ba phương diện: đọc theo dòng chữ, đọc giữa dòng chữ và đọc ngoài dòng chữ Ba cấp độ đó tương ứng với ba cấp độ trong cấu trúc văn bản : ngôn ngữ, hình tượng, ý nghĩa
Đọc là hoạt động giao tiếp giữa bạn đọc và nhà văn qua văn bản Đọc là hoạt động văn hóa đặc trưng của con người văn minh Đọc để tiếp nhận thông tin và làm giàu vốn sống Đọc để thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ và giao tiếp Đọc
là phương pháp lĩnh hội tri thức với các môn học, các khoa học Đọc có vai trò đặc biệt, nó là phương pháp đặc trưng trong dạy tác phẩm văn học vì tác phẩm văn học là nghệ thuật ngôn từ
Trang 23CHƯƠNG 2:
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI VỚI VIỆC ĐỌC - HIỂU THƠ TRỮ TÌNH TỐ HỮU TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT
2.1- ĐẶC TRƯNG THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI
2.1.1 Khái niệm thơ trữ tình hiện đại
2.1.1.1 Thơ trữ tình là gì ?
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thể loại trữ tình
Người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ này là Aristot Ông cho rằng đó là phương thức mô phỏng hiện thực “Cái mà người ta mô phỏng vẫn là cái mà bản thân anh ta không thay đổi bộ mặt của mình” [1,45]
Kế thừa quan điểm ấy, Biêlinxki đã khẳng định, loại trữ tình gồm các tác phẩm thông qua sự bộc lộ tình cảm của tác giả mà phản ánh hiện thực Tác giả trực tiếp bộc lộ những tình cảm yêu ghét của mình trước cuộc sống (Sự phân chia thơ ra loại và kiểu, tập 5, NXB Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, M)
Theo “Từ điển văn học”: “Trữ tình là một trong ba phương thức thể hiện (bên cạnh tự sự và kịch) làm cơ sở cho một loại tác phẩm văn học Nếu tự sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả bằng con đường tái hiện lại một cách khách quan các hiện tượng đời sống thì trữ tình lại phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức con người”
Theo “Từ điển Hán - Việt”: Trữ tình là bày tỏ tình cảm Như vậy tác phẩm trữ tình là tác phẩm bày tỏ tình cảm
Về sau, có nhiều quan niệm khác nhau định nghĩa về trữ tình mà cụ thể nhất là ở thơ trữ tình
Trong cuốn “Thơ”, Sóng Hồng khẳng định “thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý và tinh vi Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự
Trang 24nồng cháy trong lòng Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật Tình cảm ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên khác thường” (tr 13)
Bước sang thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa cấu trúc đã đem lại cho phê bình nghệ thuật thế giới những thành tựu mới có ý nghĩa Jacôpsơn khi nghiên cứu về trữ tình đã cho rằng: “Thơ là gì ? đó là sự lắp đặt đều đặn các đơn vị tương đương trên chuỗi kế cận hay thơ là sự chiếu nguyên
lí của trục lựa chọn lên trục phối hợp Các đơn vị tương đương có thể thuộc
về một bình diện ngôn ngữ : âm vị, âm tiết, ngữ âm,…” (Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc văn học, NXBHN)
Trong cuốn “Thi pháp hiện đại”, GS Đỗ Đức Hiểu đã đưa ra một quan điểm rất mới mẻ và trữ tình: “Trên trang giấy thơ có nhiều khoảng trắng trên không gian trong thơ Lâu đài thơ là một khối kiến trúc đầy âm vang và mang trong mình chất nhạc tràn đầy” Theo ông, đặc trưng của thơ trữ tình là sự trùng điệp, nhịp điệu, ngữ nghĩa
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Thơ trữ tình là thuật ngữ cho chung các thể thơ thuộc loại trữ tình trong đó cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc nhân vật trữ tình trước các hiện tượng được thể hiện ra một cách trực tiếp [5,317]
2.1.1.2 Thơ trữ tình hiện đại là gì?
Thuật ngữ “hiện đại” xét trong phạm vi văn học: nó chính là quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam kéo dài từ năm 1932 cho đến nay và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau
Thơ trữ tình hiện đại là thể loại trữ tình gắn liền với sự phát triển của nó
là “hiện đại” Nó được viết dưới hình thức tự do, nằm trong hệ thống từ thế kỉ
XX cho đến nay
Trang 25Thơ trữ tình Việt Nam hiện đại được giới hạn bởi tác phẩm thơ trữ tình thuộc quá trình văn học Việt Nam hiện đại như thơ mới, thơ kháng chiến và các tác phẩm trữ tình sau khi kết thúc kháng chiến chống Mĩ (1975) đến nay 2.1.2 - Đặc trưng của thơ trữ tình hiện đại
Thể loại trữ tình gồm 3 đặc trưng cơ bản: nội dung trữ tình, nhân vật trữ tình, ngôn ngữ trữ tình Đây là cơ sở lý luận, là lý thuyết chung để soi chiếu vào các tác phẩm trữ tình Căn cứ vào những đặc trưng thể loại nói chung được các nhà lí luận đúc kết, thể loại trữ tình Việt Nam hiện đại cũng mang đặc trưng của thể loại trữ tình nói chung.Bởi vì cùng một phương thức phản ánh và biểu hiện thì dù có ở thời đại nào, cảm xúc và nhu cầu thể hiện của con người cũng có Tất nhiên, sự bộc lộ diễn tả nó ra là không giống nhau
Sự xuất hiện của thể loại là không đồng thời và không đồng nhất ở các thời kì văn học Dù cùng là thể loại trữ tình nhưng trữ tình ở thời kì hiện đại mang những đặc điểm riêng, khác biệt với trữ tình ở thời kì trung đại Chính những đặc điểm riêng này làm nên giá trị độc đáo, diện mạo văn học một thời Nhưng cũng chính nó gây cho ta những khó khăn trong việc tiếp nhận và giảng dạy Bởi bất kì một tác phẩm nào khi tiếp nhận cũng bị chi phối bởi khoảng cách (không gian, thời gian, tâm lý, thời đại, ngôn ngữ, …) tác phẩm nào càng xa lạ chúng ta, càng uyên bác khúc triết thì càng khó hiểu Mỗi tác phẩm gắn liền với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nó phản ánh tinh thần thời đại, ước mơ, hoài vọng, tình cảm của con người thời đại họ sống, dưới một hình thức phù hợp
Có thể nói, thơ ca hiện đại Việt Nam phát triển khá nhanh chóng, mạnh
mẽ với nhiều thành tựu rực rỡ Trong đó đáng nói nhất là thơ trữ tình Tác phẩm trữ tình không chỉ có thơ nhưng thơ là đại diện tiêu biểu và nó có đầy
đủ các đặc trưng của thể loại
Đặc trưng của thơ trữ tình và thơ trữ tình hiện đại Việt Nam:
Trang 262.1.2.1 Nội dung hình tượng
Nội dung của tác phẩm văn học là cái mà tác giả nói đến trong tác phẩm Như vậy có thể khẳng định tác phẩm văn học nào cũng có một nội dung nhất định, tác phẩm nào cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm theo một cách riêng Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể loại khác nhau với phương thức sáng tác chủ đạo khác nhau sẽ có những cách thể hiện tư tưởng, tình cảm khác biệt.Ở thể loại trữ tình, thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng, được trình bày một cách trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu Có nghĩa là nhà thơ không thuật lại hay tái hiện lại cái khách quan trong nội dung tác phẩm mà chỉ thể hiện ý nghĩa, tâm trạng của nhà văn Điều này hoàn toàn khác với những tác phẩm tự sự, tác giả xây dựng bức tranh về cuộc sống, trong các nhân vật có đường đi và số phận của chúng Tính cách và chiều hướng con đường đời của nhân vật được bộc lộ Còn ở tác phẩm kịch, tác giả lại chú tâm xây dựng các đối thoại, độc thoại, những mẫu thuẫn xung đột kịch tính qua đó bộc lộ tính cách của nhân vật Trong những tác phẩm trữ tình, đó lại là một thế giới tâm trạng với những cung bậc cảm xúc khác nhau: Đó có thể là một biển sầu vô tận mênh mông dàn trải như trong: “Tràng Giang” của Huy Cận, hay đó cũng
có thể là những tiếng reo vui náo nức của một tâm hồn tuổi trẻ bắt đầu say sưa những mối duyên đầu với lí tưởng cách mạng như trong “Từ ấy” cuả Tố Hữu Tuy nhiên, thơ trữ tình không chỉ bộc lộ trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ mà còn nói được những điều lắng đọng, kết tinh, có sức khêu gợi lớn lao
Đó cũng là đặc trưng nổi bật của thơ trữ tình Các nhà thơ xưa nay vẫn thường nói đến sự kết tinh sức chứa của lời thơ, hình tượng thơ Và sự lao động nghệ thuật của các nhà thơ, nhà văn cũng thường là sự phấn đấu nhằm đạt được điều đó
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, nội dung trữ tình cũng có sự khác nhau Thơ
ca trung đại chủ yếu là ước lệ tượng trưng Nó đòi hỏi sự cách điệu hóa cao
Trang 27độ, xấu đẹp phải cùng cực Cũng như vậy, nội dung trữ tình của thơ bị hạn định Họ chủ yếu đề cập, phản ánh những “trai anh hùng, gái thuyền quyên” Miêu tả khung cảnh thiên nhiên, hay vịnh cảnh, đồ vật thực chất là để bày tỏ lòng mình một cách kín đáo hoặc là để gửi gắm những phạm trù đạo đức phong kiến: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín,…, trung, hiếu, tiết, nghĩa,… Bởi thế, thơ trung đại thường xuyên sử dụng một hệ thống hình ảnh, nội dung, tư tưởng,
… đã có sẵn từ xưa và mang tính chất kinh điển, những tích đã được lưu truyền ngàn đời trong văn học
Còn với thơ ca hiện đại, hành trình phát triển hoàn toàn ngược lại Ở thời này, các nội dung trữ tình được phản ánh một cách tự do, không hạn định Nhà thơ hiện đại điều vào mọi ngõ ngách của cuộc sống để khám phá, tìm hiểu những đặc điểm mới về con người và thời đại Vì vậy các nội dung sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu và cả những rung động, những tình cảm thầm kín nhất của lòng người cũng được đưa vào trang thơ Khi mà những truyền thống trung đại bị phá vỡ hoàn toàn, thời hiện đại đã phát triển lớn mạnh và khẳng định vị trí ưu việt của mình
Như vậy nội dung trữ tình đã thể hiện rõ tình cảm, ý nghĩ mà nhà văn muốn gửi gắm Thông qua đó góp phần nêu bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm Nội dung thơ trữ tình thường được thể hiện qua nhận vật trữ tình - hình tượng cảm xúc
2.1.2.2 Nhân vật trữ tình
Nhân vật trữ tình trong tác phẩm văn học là hình tượng nghệ thuật do người nghê sĩ xây dựng nên, qua đó bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm Ở mỗi thể loại, hình tượng nhân vật lại được xây dựng với những đặc trưng riêng biệt Ở phương thức tự sự, nhà văn chú tâm xây dựng hình tượng nhân vật sao cho giống con người ngoài đời, sao cho chân thực như con người đời thường bước vào trang sách- đó là những nhân vật có diện mạo, có hành
Trang 28động, có tâm tư tình cảm và chiều hướng con đường đời khá rõ Trong phương thức kịch, điểm nổi bật của nhân vật là hành động và ngôn ngữ Còn trong tác phẩm trữ tình, hình tượng nhân vật không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch, nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ Đó là nhân vật trữ tình Thơ trữ tình vì thế được xác định như sự thể hiện trực tiếp những cảm xúc, suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước hiện thực đời sống
Trong tác phẩm trữ tình thường có hai loại nhân vật: Nhân vật trữ tình (chủ thể) và nhân vật được trữ tình (đối tượng trữ tình) Nhà thơ đứng trước đối tượng trữ tình và nảy sinh cảm xúc Vậy cảm xúc đó là của ai ? Khi trả lời được câu hỏi đó là chúng ta xác định được nhân vật trữ tình (chủ thể là ai ?) Chúng ta cần phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn cảm xúc của tác giả:
“Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên ?
Em có tuổi hay không có tuổi ? Mái tóc em đây là mây hay là suối Đôi mắt em buồn hay chớp lửa đêm giông”
Trong bài thơ này, chị Lý là nhân vật trong thơ trữ tình Đọc bài thơ, ta thấy một nhân vật nổi rõ hơn với những cảm xúc và tình cảm từ kinh ngạc sững sờ đến mến thương kính phục và tin tưởng vào chiến thắng Liên kết chuỗi cảm xúc đó ta hình dung ra nhân vật trữ tình
Nhân vật trữ tình chia ra làm hai loại:
Tác giả là nhân vật trữ tình (nhân vật trữ tình thường là tác giả) Đọc thơ
ta như đang đọc bản tự thuật tâm trạng Ta hiểu hơn đời sống nội tâm của họ với những chi tiết về quê hương, về kỉ niệm cuộc sống, về cá tính sáng tạo Vì
Trang 29vậy thơ trữ tình luôn mang lại quan niệm cá nhân, con người cụ thể, sống động, một cái “tôi” có nỗi niềm riêng
Tác giả không phải là nhân vật trữ tình Tác giả có thể nhập vào một nhân vật khác, tạo thành nhân vật trữ tình nhập vai Chẳng hạn trong bài “Lời
kĩ nữ” (Xuân Diệu), nhân vật trữ tình là người kĩ nữ, hay trong “Nhớ rừng” (Thế Lữ) nhân vật trữ tình là con hổ
Nhân vật trữ tình trong thơ hiện đại cũng mang đầy đủ những đặc điểm trên Thơ hiện đại là thơ của những cảm xúc, tình cảm lớn, của những “cái tôi” thi sĩ bung nở và tràn đầy Họ cảm nhận thế giới bằng mọi phương thức nghệ thuật, mọi giác quan có thể
Trong thi pháp trung đại, con người được quan niệm là “thiên nhân thất thể” Xã hội loài người là sự chiếu ứng trực tiếp của vũ trụ Ở đấy, thiên nhiên được quan niệm không phải là khách thể mà là chủ thể của sự sáng tạo Các nhà thơ trung đại cảm nhận thế giới, vũ trụ ấy thấm nhuần cảm quan Nông nghiệp cổ truyền xuất phát từ ý thức hệ phong kiến Con người luôn được xem là một yếu tố của mô hình vũ trụ: “Thiên - Địa - Nhân” Tình cảm
và suy nghĩ của con người nảy sinh tương ứng với những biểu hiện muôn hình muôn vẻ đang tuần hoàn sinh hóa bất tận, vĩnh cửu Nhà thơ cổ điển thỏa mãn trong sự hòa tan chủ thể vào khách thể
Thơ hiện đại không như thế Ở đây có sự phân tách rõ ràng chủ thể trữ tình và đối tượng trữ tình, nghĩa là đã chỉ ra được hình tượng cái tôi và hình tượng thế giới Con người giờ đây mới thực sự là chủ thể của vũ trụ và thơ ca
Và ở đây, đa phần các nhân vật là hiện thân của tác giả, nói lên tiếng nói cá nhân, những cảm xúc, tâm trạng của cá nhân nghệ sĩ trước cuộc đời Chỉ có một phần nhỏ là hình tượng nhân vật trữ tình nhập vai nói theo tiếng nói của nhân vật
Trang 30Nhân vật trữ tình được hiện lên một cách sống động chân thực thông qua dấu hiệu của ngôn ngữ
2.1.2.3 Ngôn ngữ trữ tình
Ngôn ngữ giữa một vị trí quan trọng trong thơ ca Đó là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng kì diệu lại vừa là tiếng nói của con tim đang rung động Tất cả những điều đó cho thấy vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong việc truyền tải nội dung trữ tình cũng như tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ Ngôn ngữ quyết định đến chất lượng tác phẩm, tài năng của người nghệ sĩ
Là hình thức của tác phẩm văn học, lời thơ cũng như lời của tác phẩm tự
sự và kịch đều mang tính hình tượng, gợi cảm và hàm súc Thơ trữ tình còn được dệt nên bằng ngôn ngữ bão hòa cảm xúc, giàu nhạc tính và ngôn ngữ thanh điệu Tuy nhiên ở mỗi thời kì khác nhau nó lại mang đặc điểm riêng Ngôn ngữ trong thơ trữ tình thời trung đại sử dụng rộng rãi từ Hán Việt Đặc trưng ngôn ngữ trung đại là uyên bác, sùng cổ nên từ ngữ trong thơ thường đỏi hỏi sự trau chuốt và sự cách điệu hóa cao Đó là những từ mang tính mẫu mực điển hình đã được sử dụng rất nhiều lần và trở thành những quy ước chung của một dòng văn học Khi tả người con gái đẹp phải là “Làn thu thủy nét xuân sơn”, là “Một hai nghiêng nước nghiêng thành” và khi tả người dũng tướng phải là : “Râu hùm hàm én mày ngài”, là “Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”
Thơ hiện đại Viêt Nam cùng với sự phát triển của nó đã đánh dấu một bước ngoặt mới lớn lao trong việc dân chủ hóa và thẩm mĩ hóa lời thơ theo những hướng, những biện pháp nghệ thuật mới mẻ Nó đã Việt hóa ngôn ngữ dân tộc, đưa tiếng Việt của ta lên những tầm cao mới Nghiên cứu về thơ hiện đại, GS - TS Trần Đình Sử đã khẳng định rằng: Thơ hiện đại “đã căn bản cải tạo lại thơ trữ tình tiếng Việt từ câu điệu ngâm sang câu điệu nói”, “đã chuyển
Trang 31tâm thế sáng tạo từ ý hình sang lời giọng điệu” mà cụ thể là việc kéo dài lời thơ về gần lời ăn tiếng nói hàng ngày, ở việc đưa vào lời thơ những khẩu ngữ, những từ nôm na Thơ hiện đại vì thế hầu như vắng bóng từ Hán Việt
Thoát thai những ước lệ của ngôn ngữ thơ trung đại, ngôn ngữ thơ hiện đại trở nên linh hoạt vô cùng Bởi thế thơ hiện đại sử dụng hàng loạt những danh từ, hư từ, tính từ giàu sắc thái, động từ mạnh và đặc biệt là các biện pháp
tu từ : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,…
a) Ngôn ngữ thơ bão hòa cảm xúc
Ngôn ngữ thơ bão hòa cảm xúc tức là chiều hướng cảm xúc được biểu đạt tới mức triệt để nhất, tột cùng nhất Trạng thái này sẽ tác động vào người đọc, tạo cho người đọc nhiều cảm xúc
Để diễn tả cảm xúc dâng trào, ngập tràn lên tới cực điểm của hồn mình, nhà thơ thường dùng những động từ, tính từ, phụ từ chỉ mức độ (Ví dụ: chín mõm mõm, xanh ngắt…) và người ta thường gọi đó là “thi nhãn” để mê hoặc lòng người, cuốn người đọc vào cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ Lời thơ thường khác thường để đưa người đọc vào những bí ẩn thâm thúy
Ngôn ngữ thơ được chọn lọc trau truốt, được gọt rũa một cách cẩn thận, qua đó lắng đọng cảm xúc, tâm tư tình cảm của nhà thơ một cách chặt chẽ, sâu sắc nhất
Như vậy có thể khẳng định: Thơ là một hình thái nghệ thuật đặc biệt, thơ
có tác dụng truyền cảm riêng Thơ có thể diễn tả những điều hết sức lắng đọng, kết tinh mà nhiều khi các loại văn khác không có được
b) Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh
Để diễn tả cảm xúc và các trạng thái của tâm trạng, nó vốn vô hình vô ảnh, nó có thể kích thích trí tưởng tượng của bạn đọc hình dung ra những điều
kì diệu trong tâm hồn con người Chẳng hạn trong đoạn thơ sau:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Trang 32Heo hút cồn mây súng ngửa trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pa Luông mưa xa khơi”
Chỉ với bốn câu thơ, Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng để diễn tả rất đạt sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng Tây Bắc - địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến
Trong các thể loại văn học thì ngôn ngữ thơ có sức hàm chứa nhiều hình ảnh hơn cả Gần như trong bất cứ bài thơ nào, hình ảnh cũng được khắc hoạ Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi Không chỉ gọi tên, định hình những cái mơ
hồ nhất của tồn tại con người mà còn có khả năng gợi nhiều chiều hướng cảm nhận khác nhau Ưu thế của thơ là nói được những điều hết sức lặng đọng, kết tinh mà nhiều khi văn xuôi không nói được Chẳng hạn hai câu thơ dưới đây của Nguyễn Đình Thi:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều”
Những câu thơ trên đây nếu diễn đạt bằng văn xuôi thì rất dài dòng, lời văn dàn chải Bằng nghệ thuật nhân hóa tác giả không những diễn tả được tình cảm đau thương, tinh thần anh dũng của đồng bào mà còn thể hiện được tình cảm sâu sắc của nhà thơ
Trong thơ ca đặc biệt chú ý đến tính hàm súc, ngắn gọn “ý tại ngôn ngoại” nên tác giả đã sáng tạo ra những hình ảnh đa nghĩa, giàu sức gợi, nói lên được nhiều ý nghĩa trong một lượng ngôn ngữ ít nhất Trong bài “Bánh trôi nước, hình ảnh chiếc bánh trôi vừa là hình ảnh thật vừa là hình ảnh người phụ nữ xưa với vẻ đẹp toàn vẹn, song lại có một số phận nổi lênh, bèo bọt Những hình ảnh được thi sĩ lựa chọn luôn là những hình ảnh đa diện, nhiều
Trang 33chiều, không đơn giản như ý nghĩa tự thân của nó mà luôn bao hàm một sức chứa lớn lao, thú vị Hình ảnh cành củi khô, cánh bèo trôi dạt, nổi lênh trong
“Tràng Giang” của Huy Cận là những ẩn dụ của những kiếp người cô đơn nhỏ
bé đang trôi dạt giữa dòng đời
Một giọng thơ ngâm một giọng đàn”
Nhịp điệu là một đặc điểm rất cơ bản của tác phẩm trữ tình Âm thanh nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết Nhịp điệu là một trong những yếu tố tạo nên tính nhạc cho câu thơ
Nhạc tính trong thơ được biểu hiện: sự cân đối, sự trầm bổng, sự trùng điệp
*) Sự cân đối:
Sự cân đối chính là sự tương xứng hài hòa giữa các câu thơ, dòng thơ
“Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
(Qua đèo ngang -Bà Huyện Thanh Quan) Trong thơ cổ điển, thơ Đường đặc biệt chú ý đến sự tương xứng hài hòa này vµ là một yêu cầu không thể thiếu Trong thơ hiện đại phóng khoáng hơn, không theo một khuôn phép nào song sự tương xứng hài hòa giữa các vế thơ,
Trang 34dòng thơ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm của thi sĩ
Một bài thơ hay, gây xúc động thực sự trong lòng người không chỉ ở nội dung tư tưởng mà còn ở sự cân đối hài hòa ở hình thức ngôn ngữ
*) Sự trầm bổng:
Trầm bổng là sự thay đổi những âm thanh cao thấp khác nhau giữa các thanh bằng và thanh trắc, và cũng do sự phối hợp giữa các đơn vị ngữ âm tùy theo cách để tạo nên nhịp
Âm thanh của chữ nghĩa không thể nói hết Bằng việc phối hợp âm thanh và sử dụng những từ ngữ độc đáo với vần điệu hợp lý, thơ đã thể hiện được những điều mà ý nghĩa của câu chữ không thể hiện hết
“Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa Một buổi trưa nắng dài bãi cát Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”
Sự trầm bổng của ngôn ngữ đã đưa “Âm vang của gió, của sóng, âm vang của một tấm lòng” vào những câu thơ trên
Như vậy thanh âm và nhịp điệu góp phần thể hiện những khía cạnh tinh
vi trong tâm cảm của con người Người nghệ sĩ đã không lệ thuộc vào những nhịp điệu quy định trước mà sáng tạo độc đáo từ đó thể hiện những cung bậc tình cảm trong cõi lòng mình Âm thanh và nhịp điệu là đặc trưng, cũng là vẻ đẹp đáng quý của ngôn ngữ thơ
*) Sự trùng điệp:
Sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ được thể hiện ở việc dung vần, điệp câu, điệp ngữ Vần trong thơ cũng có tác dụng như một nốt nhạc trong một bản nhạc.Nó kết dính các vần thơ với nhau tạo thành một thể thống nhất có
âm hưởng riêng, dễ đọc, dễ nhớ và gây ấn tượng mạnh mẽ Trong thơ cách luật, việc quy định về vần rất chặt, đó là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của bài thơ Trong thơ hiện đại, việc sử dụng vần không còn bị quy định
Trang 35chặt chẽ, song các nhà thơ vẫn sử dụng vần như một biện pháp hiệu quả để tăng tính biểu cảm và ấn tượng cho những câu thơ Chẳng hạn:
“ Em ơi Ba lan mùa tuyết tan Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn”
Nhạc điệu trong thơ là một đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ Nhạc điệu đã làm cho những vần thơ thêm vẻ đẹp huyền bí Để lại ấn tượng sâu sắc
và lâu bền trong lòng độc giả
2.2 ĐẶC TRƯNG THƠ TRỮ TÌNH TỐ HỮU
2.2.1 Nội dung hình tượng cảm xúc trong thơ Tố Hữu
2.2.1.1 Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị
Thơ Tố Hữu là thành tựu xuất sắc nhất của khuynh hướng trữ tình chính trị trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam Đó là sự kế tục dòng thơ cách mạng ở đầu thế kỷ XX của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh nhưng đã được đổi mới trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại hóa thơ ca đương thời, đem đến cho văn học cách mạng một tiếng thơ sôi nổi, trẻ trung, mới mẻ, và đầy cảm høng lãng mạn
Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, khuynh hướng trữ tình trính trị đã trở thành khuynh hướng chủ đạo của nền thơ ca Nó thâm nhập và chi phối con đường sáng tác của rất nhiều nhà thơ, nhưng Tố Hữu vẫn là người đại diện tiêu biểu nhất, đầy đủ nhất với tất cả sức mạnh và giới hạn của khuynh hướng ấy
Sự biểu hiện của thơ trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu: Tố Hữu là người chiến sĩ đồng thời là người nghệ sĩ, chính vì vậy làm thơ đối với Tố Hữu là để thể hiện lý tưởng cách mạng, phục vụ cách mạng Ở điểm này, thơ
Tố Hữu có sự thống nhất cao độ với thơ ca Việt Nam ở giai đoạn này và thể hiện một đặc điểm tiêu biểu của thơ Việt Nam 1945-1975: phục vụ chính trị
và cổ vũ chiến đấu Chính vì vậy, cảm hứng sáng tác trong thơ Tố Hữu chính
là những vấn đề chính trị, lý tưởng cách mạng Những vấn đề này đã trở thành
Trang 36hệ quy chiếu trong cách nhìn nhận và cảm xúc của nhà thơ Mọi phương diện, mọi hiện tượng của đời sống và ngay cả những vấn đề riêng tư nhất cũng được khai thác ở những khía cạnh chính trị Chẳng hạn:
“ Ba con tôi đã ngủ lâu rồi Còn bao nhiêu chưa được ngñ trong nôi Miền Bắc thiên đường các con của tôi”
(Bài ca mùa xuân năm 1961 ) Tuy nhiên, ở Tố Hữu có sự thống nhất giữa vấn đề chính trị, mục đích tuyên truyền với cảm hứng trữ tình Mọi sự kiện lớn nhỏ của đời sống chính trị th«ng qua tâm hồn nhạy cảm của Tố Hữu đều trở thành cảm hứng nghệ thuật thực sự
Chẳng hạn khi Huế giải phóng ông viết: “Huế tháng tám” thể hiện cảm xúc trào dâng của một đất nước chiến thắng:
“Huế xôn xao lo lắng, những đêm mơ Khát khao hoài như cô gái mong chờ Sau cửa hé người yêu chưa biết mặt…
Trên Hương Giang mênh mang đò lạnh ngắt Tiếng đàn im Ca kỹ nép phương nào?
Trăng thì thầm chi với sóng lao xao”
2.2.1.2 Nội dung trữ tình trính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
a) Khuynh hướng sử thi:
Khuynh hướng sử thi là một yếu tố siêu thể loại, là một đặc điểm chung của thơ ca giai đoạn 1945-1975 Khuynh hướng này được đặc biệt thể hiện trong giai đoạn 1955-1975 Khuynh hướng sử thi là đặc điểm của văn học sáng tác trên nền tảng của ý thức cộng đồng toàn dân, xuất hiện vào thời kỳ đất nước có giặc ngoại xâm Nó đặt dân tộc, quốc gia trước sự tồn vong, đòi
Trang 37hỏi phải động viên toàn bộ sức lực, tâm huyết của toàn dân tộc Nói cách khác khuynh hướng sử thi là khuynh hướng văn học có xu hướng thể hiện những vấn đề lớn lao của dân tộc, thời đại
Khuynh hướng sử thi đã có ở thơ Tố Hữu ngay từ chặng đường đầu với tập thơ đầu tay “Từ ấy” Nó ghi lại những phấn đấu và trưởng thành của người thanh niên cộng sản qua ba chặng đường “Máu lửa”, “Xiềng xích”,
“Giải phóng”, phản ánh một thời kỳ lịch sử sôi động của phong trào cách mạng giành độc lập, dân chủ của nhân dân ta
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
(Từ ấy) Nhân vật trữ tình chính là nhà thơ nhưng tiếng nói lúc này đã mang tính chất đại diện, thể hiện niềm vui lớn của dân tộc khi được giải phóng Bài thơ
là niềm hân hoan của cả một thế hệ thanh niên cách mạng tạo nên một cảm xúc ngây ngất say mê
Đến tập thơ “Việt Bắc” là sự chuyển biến mạnh mẽ của thơ Tố Hữu theo phương châm dân tộc và đại chúng, phù hợp với phương châm văn nghệ thời kỳ kháng chiến chống Pháp Nói như nhà phê bình Hoài Thanh, “Việt Bắc” xứng đáng được gọi là: “Khúc trường ca của tình yêu đất nước”
“Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực Trên đất nước như huân chương trên ngực Dân tộc ta, dân tộc anh hùng
…Của ta trời đất đêm ngày Núi kia, đồi nọ, sông này của ta…”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
Trang 38Khuynh hướng sử thi bộc lộ rõ nét, ngày càng đậm nét và đầy đủ là từ cuốn tập “Việt Bắc” Sau 3000 ngày đêm chiến đấu gian lao, sau khói lửa đất nước lại hiện lên đẹp đẽ hơn bao giờ hết:
“Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
b) Cảm hứng lãng mạn
Tố Hữu luôn khám phá chiều sâu của thực tại Nắm bắt được tương lai trên quy luật tất yếu của hiện thực Chính vì vậy thơ Tố Hữu vừa khơi gợi được trí tưởng tượng bay bổng vừa gần gũi cụ thể Tố Hữu nói đến những gian truân vất vả để luôn tin vào chiến thắng, nói đến hi sinh là để khẳng định
sự trường tồn bất diệt của con người Việt Nam Chẳng hạn:
“Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa”
(Tháp đổ) Yếu tố lãng mạn trong thơ Tố Hữu có sức truyền cảm, sức cổ vũ lớn, khơi dậy niềm tin, sự tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng
2.2.1.3 Thơ Tố Hữu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ thiên hẳn về khuynh hướng sử thi và tính chính luận - thời sự, bám sát các sự kiện lớn từng chặng đường và mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc chiến đấu
Tố Hữu đã nhắc đến “đỉnh cao muôn trượng” của mùa xuân 61, nhưng thực sự đến những năm chống Mĩ cứu nước, trên đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng mới có thể có được cái nhìn đầy đủ bao quát lịch sử, mang tầm thời đại Tự hào, tự tin, hiểu người, hiểu mình, nhà thơ nói về vị trí xứng đáng của dân tộc với thái độ khiêm nhường lặng lẽ
Trang 39“ … Nếu được làm hạt giống của mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa”
(Chào xuân 67) Miền Bắc hòa bình nhưng vẫn luôn hướng về Miền Nam đau thương với một nỗi lòng xúc động bồi hồi không nguôi:
“…Có thể nào yên ?Miền Nam ơi, máu chảy Tám năm rồi Sáng dậy giữa bình minh…
Tim lại đau, nhức nhối nửa thân hình”
(Có thể nào yên) Tóm lại, do hướng về mục đích chính trị và gắn bó với từng chặng đường cách mạng, thơ Tố Hữu có sự kết hợp ba chủ đề lớn: Lẽ sống lớn, niềm vui lớn và những tình cảm đẹp đẽ của cách mạng Nói như GS Nguyễn Đăng Mạnh “Thơ Tố Hữu hay nhất khi cảm hứng thơ kết hợp một cách tự nhiên với
ba cảm hứng sau: ngợi ca lẽ sống cao đẹp của người cách mạng, diễn tả niềm vui hướng về tương lai xã hội chủ nghĩa và thể hiện những cảm nghĩ, ân tình thủy chung”
2.2.1.4 Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc
Tính dân tộc được hiểu là một phạm trù tư tưởng thẩm mĩ thể hiện mối liên hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc
Trong thơ Tố Hữu tính dân tộc được thể hiện ở hai phương diện: nội dung và nghệ thuật
Về nội dung: trong thơ Tố Hữu, tính dân tộc được thể hiện ở: cách cảm, cách nghĩ, phản ánh màu sắc dân tộc qua đời sống vật chất và tinh thần xã hội Chẳng hạn trong bài “Bà Bủ”:
“Bà Bủ nằm ổ chuối khô
Bà Bủ không ngủ bà lo bời bời”
Trang 40Về nghệ thuật: Tính dân tộc được thể hiện trong hình thức thơ Tố Hữu, biểu hiện qua:
Hình tượng nghệ thuật: Hai hình tượng phổ quát nhất là hình tượng quê hương đất nước và hình tượng của những con người Việt Nam
Với tư cách là một thi sĩ, ông đã cảm nhận và lĩnh hội vẻ đẹp cña quê hương đất nước:
“Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt”…
Hình tượng những con người Việt Nam trong thơ Tố Hữu đó là những con người giản dị, giàu lòng yêu thương, anh dũng kiên cường Tiêu biểu đó
là hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ, những bà mẹ, những người phụ nữ, những em bé, đặc biệt là hình ảnh lãnh tụ Chẳng hạn qua hình ảnh anh bộ đội
cụ Hồ, nói về sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, Tố Hữu cho rằng họ đi ra từ những người nông dân và trở thành “Thạch Sanh của thế kỉ XX”, trở thành biểu tượng đẹp nhất của thế kỉ XX
- Bút pháp miêu tả: Bút pháp miêu tả trong thơ Tố Hữu rất Việt Nam, thường mang màu sắc tươi sáng, dịu dàng và những nét chấm phá thanh thoát tài hoa Đặc biệt, thơ ông không thiên tả sắc thế giới mà vẫn truyền được hồn của cảnh vật
- Ngôn ngữ: Tố Hữu thường không mạnh ở sáng tạo từ Trong thơ, Tố Hữu sử dụng nhiều từ ngữ quen thuộc như những lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng
“Kiếp người cơm vãi cơm rơi Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi”
Ngoài ra thơ ông còn sử dụng sáng tạo những thành ngữ, tục ngữ, khiến cho thơ Tố Hữu mang dáng dấp của ca dao
Những thủ pháp nghệ thuật: thủ pháp mà Tố Hữu ưa dùng nhất là thủ pháp so sánh, trong đó có những hình ảnh mang tính chất truyền thống: