1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12( Qua khảo sát tại trường THPT Nguyễn Trãi, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa)

108 501 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 705,5 KB

Nội dung

Ở Việt Nam, có nhiều công trình đề cập đến các phương pháp dạy học trongquá trình giảng dạy môn GDCD nhằm góp phần đạt kết quả cao trong các giờ dạygồm các phương pháp truyền thống và ph

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ VÂN ANH

KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH

VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 (QUA KHẢO SÁT TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA)

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Chính trị

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

TS TRẦN VIẾT QUANG

NGHỆ AN - 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ chức, nhiều thầy cô giáo cũng như các đồng nghiệp Với tình cảm chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

Ban Giám hiệu trường Đại học Vinh, Phòng Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo dục Chính trị cùng tất cả các Thầy cô giáo tham gia giảng dạy lớp Cao học khóa 19 chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy bộ môn Chính trị trường Đại học Vinh, Ban Giám hiệu trường THPT Nguyễn Trãi – Thành phố Thanh Hóa cũng như tổ chuyên môn, đồng nghiệp trong nhà trường, gia đình và các bạn cùng lớp Cao học đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, sâu sắc nhất đến TS Trần Viết Quang – Thầy giáo đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn! Nghệ An , tháng 10 năm 2013

Tác giả

Lê Thị Vân Anh

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

A. MỞ ĐẦU 6

B. NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỦA VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 12

1.1 Cơ sở lý luận của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 12

1.2 Thực trạng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hóa 36

Kết luận chương 1 44

CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRÃI, THÀNH PHỐ THANH HOÁ 44

2.1 Chuẩn bị thực nghiệm 46

2.2 Nội dung thực nghiệm 47

2.3 Kết quả thực nghiệm 70

Kết luận chương 2 74

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRÃI, THÀNH PHỐ THANH HÓA 76

3.1 Quy trình vận dụng phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 76

Trang 4

3.2 Một số giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu

vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 87

Kết luận chương 3 98

C. KẾT LUẬN 100

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

E. PHỤ LỤC 107

Trang 5

NHỮNG CHỮ VIẾT VẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

Công nghệ thông tin: CNTT

Giáo dục công dân: GDCD

Ủy ban Nhân dân: UBND

Ban Giám hiệu: BGH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH, HĐH

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hội nhập quốc tế, giáodục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng ngày càng có vị trí và tầm quantrọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới Do vậy, giáo dục phổthông cần phải đổi mới một cách căn bản và toàn diện, trong đó đổi mới phươngpháp dạy học có vai trò hết sức đặc biệt Luật Giáo dục 2005 chỉ những quan điểm

cơ bản về phương pháp giáo dục phổ thông: “Phương pháp giáo dục phổ thôngphải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp đặcđiểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện, kĩnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh ”

Trong quá trình dạy học, người giáo viên phải nắm vững và phải biết vậndụng linh hoạt các phương pháp dạy học Thực tế cho thấy, không có bất kỳ mộtphương pháp dạy học nào được xem là tối ưu, hoàn hảo nhất Mỗi một phươngpháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng Đồng thời, có những hạn chế củaphương pháp này lại được khắc phục bởi phương pháp khác Bởi vậy, kết hợp giữacác phương pháp trong dạy học nói chung, kết hợp phương pháp thuyết trình vớiphương pháp nêu vấn đề nói riêng là đòi hỏi tất yếu trong quá trình dạy học

Môn GDCD trong nhà trường phổ thông có vai trò rất quan trọng trong việchình thành và phát triển nhân cách học sinh; giáo dục cho học sinh ý thức và hành

vi của người công dân; góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩmchất, năng lực cần thiết của công dân trong xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.Môn GDCD lớp 12 trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về quyền và nghĩa

vụ của công dân trong một số lĩnh vực cơ bản qua đó giúp học sinh bước vào cuộcsống đỡ bỡ ngỡ hơn và thích ứng nhanh với đời sống xã hội hơn, thực hiện mộtcách chủ động cả quyền và nghĩa vụ của công dân

Trang 7

Để thực hiện được mục tiêu chương trình GDCD lớp 12 người giáo viên phảitích cực đổi mới phương pháp, đặc biệt phải biết kết hợp phương pháp thuyết trìnhvới phương pháp nêu vấn đề trong dạy học Vì vậy trong thời gian qua các trườngTHPT trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa nói chung và trường THPT Nguyễn Trãinói riêng trong quá trình giảng dạy đã tiến hành kết hợp phương pháp thuyết trìnhvới phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD thông qua một số tiết dạy, qua

đó chất lượng giờ dạy đã từng bước được nâng lên rõ rệt Tuy nhiên, do nhiềunguyên nhân khác nhau nên việc kết hợp hai phương pháp này trong dạy học mônGDCD lớp 12 ở các trường THPT hiện nay còn có những hạn chế nhất định, do đómôn học chưa thực sự lôi cuốn được học sinh, chưa phát huy được tính tích cực củahọc sinh, chưa thực hiện tốt được mục đích, yêu cầu đề ra

Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Kết hợp phương pháp thuyết

trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12 (Qua khảo sát tại Trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hóa)” làm đề tài

luận văn Thạc sĩ

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong lịch sử, đã từng xuất hiện những nhà tư tưởng rất coi trọng vai trò củangười học, xem người học là chủ thể trong quá trình học, và tiêu biểu cho nhữngnhà tư tưởng đó là Khổng Tử - nhà giáo dục vĩ đại Vấn đề đổi mới PPDH lấyngười học làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngườihọc cũng đã và đang được các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục trên thếgiới và Việt Nam bàn đến, đặc biệt là trong những năm gần đây

Từ những năm cuối của thế kỉ XX, phương pháp dạy học nói chung và dạyhọc môn GDCD nói riêng được nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục trong nước và

nước ngoài quan tâm nghiên cứu Vấn đề phương pháp thuyết trình và phương

pháp dạy học nêu vấn đề cũng được đề cập trong nhiều sách, tạp chí, luận văn.

Trên thế giới đã có rất nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu về vấn đề này Cóthể kể ra một số tên tuổi tiêu biểu như: L.V.Reebroa, P.M Erdonier hay I.F

Trang 8

Khalarmov… Trong đó, I.F Khalarmov – nhà giáo dục Xô Viết vĩ đại đã để lại cho

chúng ta một công trình khoa học có giá trị là “Phát huy tính tích cực của học sinh

như thế nào” (gồm 2 tập) Trong tác phẩm này ông đã chỉ ra rằng: “Tri thức trở

thành kiến thức thực sự khi HS chiếm lĩnh nó bằng sức lao động, sáng tạo củamình” [45; 13]

Trong cuốn Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề, V.Ôkôn, nhà xuất bản

Giáo dục năm 1976 Cuốn sách này đã đúc kết những kết quả tích cực của chươngtrình thực nghiệm về dạy hoc nêu vấn đề, kích thích học sinh tích cực chủ động tìmtòi, giải quyết vấn đề và đạt được kiến thức một cách vững vàng I.I.Lecne đã phântích bản chất dạy học nêu vấn đề, cơ sở, tác dụng và phạm vi áp dụng phương pháp

nêu vấn đề trong cuốn Dạy học nêu vấn đề

Ở Việt Nam, có nhiều công trình đề cập đến các phương pháp dạy học trongquá trình giảng dạy môn GDCD nhằm góp phần đạt kết quả cao trong các giờ dạygồm các phương pháp truyền thống và phương pháp đổi mới như: Vương Tất Đạt,

Phương pháp dạy học môn giáo dục công dân Nhà xuất bản Hà Nội, năm 1994;

Nguyễn Cảnh Toàn – Lê Khánh Bằng, Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học

truyền thống và đổi mới, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008; Nguyễn Cảnh Toàn, Học và cách dạy học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2004; Vũ Văn

Tạo, Dạy – học giải quyết vấn đề, một hướng đổi mới phương pháp giáo dục, đào

tạo, huấn luyện, Trường quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội năm 1996; Trần Thị

Minh, Kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp tích cực để

nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD, 2006; “ Đổi mới dạy học môn đạo đức và GDCD” của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân ( Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội năm

1998; “Góp phần dạy tốt, học tốt môn GDCD ở trường THPT” do tác giả Nguyễn

Đăng Bằng chủ biên ( Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội năm 2001)…

Các công trình trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đềphương pháp dạy học; quan hệ giữa PPTT và PPHĐ trong dạy học môn GDCD, từ

đó giúp giáo viên định hướng phương pháp dạy học phù hợp đối với nội dung từng

Trang 9

bài nhằm giúp người dạy vận dụng linh hoạt các phương pháp trong quá trình dạyhọc.

Xung quanh vấn đề vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn

Giáo dục công dân cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu như: Nguyễn Thị Hồng

Thư, Vận dụng phương pháp nêu vấn đề để dạy tốt phần “Công dân với các vấn đề

chính trị - xã hội” chương trình Giáo dục công dân lớp 11 trung học phổ thông;

Mai Phú Bình, Vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần Công dân

với các vấn đề chính trị - xã hội, chương trình Giáo dục công dân lớp 11, năm

2008; Nguyễn Vinh Quang, Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần

“Công dân với kinh tế” chương trình giáo dục công dân lớp 11 trung học phổ thông, năm 2009.

Liên quan đến phương pháp thuyết trình có các công trình tiêu biểu như: Luận văn Cao học của tác giả Lê Thị Lan, năm 2011; Kết hợp phương pháp thuyết

trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 (Qua khảo sát tại Trường THPT Tam Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp),

Luận văn Cao học của tác giả Nguyễn Thế Diễn, năm 2012; “Sử dụng phương

pháp thuyết trình và phương pháp xêmina trong đổi mới phương pháp dạy học sinh học ở trường CĐSP” của Ths Phan Thị Loan, Trường CĐSP Quảng Trị Luận văn

Cao học của tác giả

Các công trình trên đã đề cập đến bản chất, vai trò, quy trình, giải pháp vậndụng phương pháp thuyết trình và phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy một

số phần của môn GDCD ở trường THPT giúp cho hoạt động dạy và học đạt kết quảcao hơn

Tuy nhiên, vấn đề kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêuvấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12 (qua khảo sát tại trường THPT NguyễnTrãi, Thành phố Thanh Hóa), thì chưa công trình nào nghiên cứu một cách có hệ

Trang 10

thống và cụ thể Các công trình của các tác giả trong và ngoài nước tạo cơ sở lý luận

để tác giả tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu, thực hiện đề tài của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của việc kết hợpphương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề, luận văn đề xuất quy trình vàgiải pháp kết hợp hai phương pháp trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trườngTHPT

- Thực nghiệm sư phạm kết hợp phương pháp thuyết trình với phương phápnêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12 tại Trường THPT Nguyễn Trãi,Thành phố Thanh Hóa

- Đề xuất quy trình và giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình vớiphương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương phápnêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12

- Đề tài tập trung khảo sát, thực nghiệm sư phạm tại trường THPT NguyễnTrãi, Thành phố Thanh Hóa

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và

Trang 11

đổi mới giáo dục; nội dung, chương trình môn học GDCD; lý luận dạy học vàphương pháp giảng dạy môn GDCD.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp phân tích vàtổng hợp; phương pháp lịch sử và lôgíc; phương pháp thống kê và điều tra xã hộihọc; phương pháp thực nghiệm sư phạm, v.v

6 Giả thuyết khoa học

Nếu đề ra được quy trình và các giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trìnhvới phương pháp nêu vấn đề một cách khoa học, phù hợp sẽ góp phần nâng caođược chất lượng dạy học môn GDCD lớp 12 trong điều kiện hiện nay

7 Ý nghĩa của luận văn

- Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợpphương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD nóichung và dạy học chương trình GDCD lớp 12 nói riêng

- Đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD ở trường THPT;

sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên GDCD, cũngnhư sinh viên ngành chính trị tại các trường Đại học, Cao đẳng

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tàigồm có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phương pháp thuyết

trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12

Chương 2: Thực nghiệm sư phạm kết hợp phương pháp thuyết trình với

phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT NguyễnTrãi, Thành phố Thanh Hoá

Chương 3: Quy trình và giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình với

phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT NguyễnTrãi, Thành phố Thanh Hoá

Trang 12

NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP

PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ

TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12

1.1 Cơ sở lý luận của việc kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12

1.1.1 Lý luận về phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề

1.1.1.1 Phương pháp thuyết trình

* Khái niệm phương pháp thuyết trình:

Thuyết trình là một trong những phương pháp dạy học truyền thống đượcthực hiện trong hệ thống các nhà trường đã từ lâu và hiện nay mặc dù có một sốngười cho rằng phương pháp này không còn phù hợp tuy nhiên đây vẫn là mộttrong những phương pháp có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học và vẫnđược sử dụng khá phổ biến hầu hết ở tất cả các bộ môn đặc biệt là các môn khoahọc xã hội nói chung và môn GDCD nói riêng

Hiện nay có rất nhiều quan niệm và cách hiểu về phương pháp thuyết trình

Có thể đưa ra một số quan niệm

“Thuyết trình là dùng lời nói của giáo viên để thuyết minh, trình bày mộtvấn đề có tính lý luận, nhằm: truyền đạt, thông báo, bày tỏ nội dung khoa học nào

đó Thuyết trình nhằm mục đích: truyền đạt kiến thức, thông báo hoặc lý thuyết hóanội dung khoa học” [9 ,27]

“ Thuyết trình là phương pháp giáo viên dùng lời nói để trình bày, giải thíchnội dung bài học một cách có hệ thống lôgíc, theo chủ đích nhất định, nhờ vậyngười học sẽ tiếp thu bài giảng một cách có ý thức” [12; 58].

Có thể hiểu phương pháp thuyết trình là học sinh tiếp thu hệ thống tri thức

đó từ giáo viên và xử lý tùy theo tính chủ thể của người học và yêu cầu của người

Trang 13

dạy Đây chính là hình thức giáo viên dùng lời nói để thuyết minh, trình bày mộtvấn đề có tính lý luận nhằm truyền đạt, thông báo, giải thích, bày tỏ nội dung nào

đó một cách lôgíc theo một chủ đích nhất định mà giáo viên muốn truyền tải đếnhọc sinh qua đó học sinh tiếp thu được bài giảng một cách có ý thức Vì vậy đặcđiểm nổi bật của phương pháp này là tính thông báo – tái hiện Phương pháp này đãchỉ rõ tính chất thông báo bằng lời của thầy và tính chất tái hiện khi lĩnh hội tri thứccủa trò Đối với phương pháp này thì thầy nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa,chuẩn bị bài giảng và trực tiếp điều khiển thông báo luồng thông tin tri thức đếntrò Trò tiếp nhận những thông tin đó bằng việc nghe, nhìn cùng tư duy theo lờigiảng của thầy sau đó hiểu, ghi chép và ghi nhớ

Đối với môn GDCD phương pháp thuyết trình giữ vai trò rất quan trọng,trong dạy học giáo viên chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản và thiếtthực song để học sinh có thể lĩnh hội được những tri thức trừu tượng của môn họcnày một cách có hệ thống đòi hỏi giáo viên giảng dạy những nội dung cơ bản trongSGK, mặt khác còn mở rộng có giới hạn tri thức sao cho học sinh tiếp thu tri thứcliên tục Có thể thấy những kiến thức đến với trò theo phương pháp pháp này gầnnhư đã được thầy chuẩn bị sẵn để trò thu nhận do vậy hoạt động của trò tương đốithụ động Phương pháp thuyết trình chỉ cho phép người học đạt đến trình độ táihiện của sự lĩnh hội tri thức Do đó theo hướng hoạt động hóa người học, cần hạnchế bớt phương pháp thuyết trình thông báo – tái hiện mà tăng cường phương phápthuyết trình giải quyết vấn đề Giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề rồihọc sinh tự giải quyết vấn đề đặt ra Theo hình mẫu đặt và giải quyết vấn đề màgiáo viên trình bày, học sinh được học thói quen suy nghĩ lôgíc, biết cách phát hiệnvấn đề, đề xuất giả thuyết, thảo luận, làm thí nghiệm để kiểm tra các giả thuyết nêu

ra

Thuyết trình kiểu đặt và giải quyết vấn đề thuần túy do giáo viên trình bàycũng đã có hiệu quả phát triển tư duy của học sinh Nếu được xen kẽ vấn đáp, thảoluận một cách hợp lý thì hiệu quả sẽ tăng thêm Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi

Trang 14

có vấn đề để học sinh trả lời ngay tại lớp hoặc trao đổi ngắn trong nhóm từ 2 – 4người ngồi cạnh nhau trước khi giáo viên đưa ra câu trả lời

Có nhiều kiểu thuyết trình như: thuyết trình kiểu thuật truyện; thuyết trìnhnêu vấn đề; thuyết trình kiểu mô tả, phân tích; thuyết trình kiểu nêu vấn đề có tínhgiả thuyết; thuyết trình kiểu so sánh, tổng hợp; thuyết trình kiểu kết hợp cácphương tiện CNTT

Phương pháp thuyết trình thể hiện dưới hình thức giảng giải, giảng thuật vàdiễn giảng phổ thông

Giảng thuật là một trong những phương pháp thuyết trình trong đó có yếu tốmiêu tả, trần thuật Giảng thuật không chỉ được sử dụng trong các môn khoa học xãhội – nhân văn mà còn cả trong những bộ môn khoa học tự nhiên Nó được sử dụngkhi miêu tả những thí nghiệm, hiện tượng hoặc trình bày cuộc đời, sự nghiệp củanhà bác học lỗi lạc; những thành tựu nổi tiếng trong khoa học công nghệ… Tronggiảng thuật giáo viên có thể trích những đoạn văn, thơ ngắn, những câu nói haynhững đoạn trích từ các tác phẩm văn học, các văn kiện lịch sử…để làm cho bàigiảng thêm sinh động, diễn cảm, giàu hình ảnh Cũng có thể kết hợp sử dụng cácphương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học để minh họa cho việc trìnhbày của mình Cũng có thể đặt những câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý, định hướng sựlắng nghe hoặc kích thích tích cực cũng như để kiểm tra hiệu quả việc lĩnh hội trithức của học sinh

Giảng giải là một hình thức của phương pháp thuyết trình, là phương phápdạy học trong đó giáo viên dùng lời nói để giải thích cho học sinh và dùng nhữngluận cứ, số liệu để chứng minh một sự kiện, một hiện tượng, quy tắc, định lý, địnhluật, công thức, nguyên tắc trong các môn học Giảng giải chứa đựng các yếu tốphán đoán, suy lý nên có nhiều khả năng phát triển tư duy lôgíc của học sinh.Trong quá trình dạy học giảng giải thường kết hợp với giảng thuật Giảng giảithường được sử dụng khi giảng những tri thức mới

Trang 15

Diễn giảng phổ thông là một trong những phương pháp thuyết trình trong đótri thức được tiếp thu theo hệ thống lôgic chặt chẽ gồm khối lượng kiến thức lớn, làphương pháp nhằm trình bày một vấn đề hoàn chỉnh có tính chất phức tạp, trừutượng và khái quát trong một thời gian tương đối dài Thông qua lời giảng của giáoviên diễn giảng thường được áp dụng với những bài có nội dung tri thức phức tạp,khó tưởng tượng và có tính khái quát hóa cao.

Cấu trúc lôgíc của phương pháp thuyết trình: Khi dùng phương pháp thuyếttrình để trình bày vấn đề nào đó cũng phải trải qua 4 bước đó là đặt vấn đề phátbiểu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận rút ra từ vấn đề đó Cụ thể:

Đặt vấn đề là bước đầu tiên nhằm thông báo vấn đề dưới dạng chung nhất,tổng quát nhất, có phạm vi rộng để kích thích sự chú ý ban đầu của học sinh, tạotâm thế bắt đầu làm việc và định hướng nghiên cứu

Phát biểu vấn đề là ngay khi thông báo vấn đề nghiên cứu giáo viên nêu ranhững câu hỏi cụ thể hơn, thu hẹp nhằm vạch ra phạm vi những vấn đề cần phảixem xét tạo nhu cầu của học sinh đối với kiến thức gây hứng thú học tập đồng thờivạch ra nội dung và dàn ý cần nghiên cứu

Giải quyết vấn đề là bước này có thể tiến hành theo lôgíc quy nạp hay lôgícdiễn dịch trong đó:

- Lôgíc quy nạp là con đường nhận thức từ sự kiện, hiện tượng đến cáichung, cái khái quát; từ những trường hợp cụ thể đến quy luật, khái niệm, nguyêntắc Theo lôgíc quy nạp có thể có 3 cách trình bày thứ nhất là quy nạp phân tíchtừng vấn đề đặt ra ở bước phát triển vấn đề tương đối độc lập với nhau vì vậy cóthể giải quyết từng vấn đề sau đó rút ra kết luận rồi chuyển sang giải quyết vấn đềkhác; thứ hai là quy nạp phát triển tức là nêu vấn đề được giải quyết theo lối mócxích nghĩa là giải quyết xong từng vấn đề thì kết luận rút ra sẽ lại làm tiền đề choviệc giải quyết vấn đề tiếp theo; thứ 3 là quy nạp song song đối chiếu là nêu vấn đềđặt ra phải giải quyết chứa đựng những mặt tương phản, đối lập

Trang 16

- Lôgic diễn dịch là con đường nhận thức từ nguyên lý chung đến cái cụ thể.Theo lôgic diễn dịch, bắt đầu đưa ra các kết luận sơ bộ khái quát sau đó tiến hànhgiải quyết có thể theo 3 cách: phân tích từng phần, phân tích phát triển, phân tích sosánh – đối chiếu.

Kết luận là bước kết thúc việc trình bày vấn đề Nó đưa ra sự kết tinh dướidạng xúc tích, chính xác những khái quát bản chất của vấn đề đưa ra xem xét Kếtluận chính là câu trả lời cô đọng cho những câu hỏi đã được nêu lên ở bước 1, 2

Cách đặt vấn đề và cách phát biểu vấn đề có thể tiến hành bằng cách thôngbáo tái hiện hoặc có tính vấn đề Cách giải quyết vấn đề có thể bằng lôgíc quy nạphay lôgíc diễn dịch điều đó chứng tỏ cấu trúc của phương pháp thuyết trình đã phảnánh mặt bên trong và mặt bên ngoài của phương pháp dạy học nói chung vàphương pháp thuyết trình nói riêng

Phương pháp thuyết trình có những ưu điểm và hạn chế:

+ Ưu đểm của phương pháp dạy học thuyết trình trong dạy học ở bậc THPT: Đây là phương pháp dễ thực hiện, không đòi hỏi bất cứ một phương tiện dạyhọc nào đối với giáo viên mà vẫn cung cấp được lượng kiến thức lớn tới học sinh

Từ đó học sinh nắm một cách cơ bản nội dung mà giáo viên truyền đạt trên lớp.Với cách diễn đạt lưu loát, rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với lôgic nhận thức và trình độcủa học sinh Sử dụng phương pháp này cho phép giáo viên truyền đạt những nộidung lý thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đụng nhiều thông tin mà học sinh tựmình không dễ dàng tìm hiểu được một cách sâu sắc Trong một khoảng thời gianngắn ( 1 tiết học ) giáo viên có thể chuyển tải đến học sinh một khối lượng thôngtin cần thiết, cô đọng theo một cấu trúc lôgic chặt chẽ, phản ánh nội dung môn học

mà giáo viên đã chắt lọc được từ kho tàng tri thức của nhân loại Đây là điểmmạnh của phương pháp thuyết trình mà những phương pháp khác không dễ gì cóđược Thông tin trong SGK mà học sinh đọc thường lạc hậu hơn so với sự pháttriển hiện tại của những tri thức này trong thực tế Do đó nếu sử dụng phương phápthuyết trình tốt sẽ cung cấp cho học sinh những thông tin cập nhật, chưa kịp trình

Trang 17

bày trong SGK từ những nguồn tài liệu khác nhau mà học sinh phải mất nhiều thờigian, công sức mới tìm hiểu và tổng hợp được

Phương pháp thuyết trình giúp cho học sinh nắm được hình mẫu về tư duylôgic, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ đểdiễn đạt những vấn đề khoa học một cách chính xác, rõ ràng, xúc tích thông quacách trình bày của giáo viên Ngoài ra các bài thuyết trình còn cung cấp cho ngườihọc khuôn mẫu về phương pháp nhận thức, phương pháp tổng hợp, phân tích, cấutrúc tài liệu học tập, giúp học sinh có được phương pháp tự học Bên cạnh đóthuyết trình là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên và học sinh vì vậy khithuyết trình giáo viên có thể thường xuyên thay đổi các biện pháp, thủ thuật thuyếttrình và điều chỉnh nội dung tri thức cho phù hợp với nội dung bài học và đặc biệt

là phù hợp với đối tượng học sinh

Phương pháp thuyết trình còn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tác độngmạnh mẽ đến tư duy, tình cảm của học sinh qua việc trình bày tài liệu với giọngnói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp và diễn cảm Trong thực tế học sinh rất khó địnhhướng khi tìm hiểu và nghiên cứu SGK, tài liệu môn học vì vậy bài thuyết trình củagiáo viên có thể giúp cho học sinh định hướng và nhận thức khi đọc tài liệu Vớiphương pháp thuyết trình giáo viên sử dụng ngôn ngữ, hành động, cử chỉ cùng cácthao tác sư phạm có tác dụng lôi cuốn, kích thích người học tập trung chú ý, pháttriển tư duy, lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống và có ý thức Phương phápthuyết trình giúp người dạy không chỉ sử dụng ngôn ngữ nói của mình tác độngtrực tiếp đến học sinh mà với tư cách mẫu mực cùng với những cử chỉ thể hiện thái

độ, niềm tin, phẩm chất, nhân cách của người dạy từ đó sẽ có tác động mạnh mẽđến tâm tư, tình cảm, suy nghĩ và giúp người học hành động đúng đắn hơn

Phương pháp thuyết trình tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kíchthích tính tích cực tư duy của học sinh vì có như vậy học sinh mới hiểu được lờigiảng của giáo viên và mới ghi nhớ được bài học

Trang 18

Thông qua phương pháp thuyết trình giáo viên có thể truyền đạt một khốilượng kiến thức khá lớn cho nhiều học sinh trong cùng một thời gian, vì vậy đảmbảo tính kinh tế cao, phù hợp với điều kiện có số đông người học nhưng cơ sở vậtchất còn thiếu

Tuy nhiên phương pháp thuyết trình cũng như các phương pháp khác khôngphải là phương pháp tối ưu và duy nhất vì vậy trong quá trình dạy học bên cạnhnhững ưu điểm thì phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định, cụ thể:

+ Hạn chế của phương pháp dạy học thuyết trình trong dạy học ở bậc THPT:

Sử dụng phương pháp thuyết trình làm cho học sinh tiếp thu kiến thức mộtcách thụ động vì đây là phương pháp thông tin một chiều học sinh chỉ thực hiệnnhiệm vụ lắng nghe, ghi chép tức là chỉ chủ yếu sử dụng thính giác cùng với tư duytái hiện do đó làm cho học sinh nhanh mệt mỏi, nhàm chán Vì vậy sử dụng phươngpháp này sẽ hạn chế khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh Kiến thức từmột chiều do đó kiến thức của giáo viên vững hay không có ảnh hưởng lớn đếnchất lượng giờ dạy quyết định thành công hay thất bại của bài giảng dẫn đến họcsinh lười suy nghĩ, ỷ lại giáo viên không chịu suy nghĩ để đưa ra các quan điểm vềnội dung bài học của bản thân Khi sử dụng phương pháp này giáo viên sẽ thuđược ít thông tin phản hồi từ phía học sinh vì vậy khó có thể nắm bắt được học sinhhiểu bài hay không Sử dụng phương pháp thuyết trình thường xuyên sẽ làm chohọc sinh thiếu tính tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ nói

Phương pháp thuyết trình thiếu điều kiện cho phép giáo viên chú ý đầy đủđến trình độ nhận thức cũng như kiểm tra đầy đủ sự lĩnh hội tri thức của từng họcsinh Học sinh sẽ lưu trữ được rất ít thông tin dẫn đến mức độ hiểu bài của ngườihọc không cao bởi vì với phương pháp này giáo viên sẽ ít đưa ra câu hỏi cho họcsinh do đó ít có khả năng rèn trí thông minh cho học sinh Nếu nội dung thuyếttrình giáo viên chủ yếu dựa vào sách giáo khoa hoặc tài liệu học sinh có sẵn thì dẫnđến lãng phí thời gian vì học sinh có thể tìm hiểu những nội dung đó thông qua việc

tự học ở nhà

Trang 19

Với những hạn chế nhất định như trên thì trong quá trình giảng dạy để pháthuy tích cực khắc phục hạn chế giáo viên nên kết hợp phương pháp thuyết trình vớimột số phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học và phương tiện dạy học phù hợp đểgiờ dạy đạt kết quả cao hơn Vậy phương pháp nào sẽ khắc phục được hạn chế củaphương pháp thuyết trình, theo tôi nghĩ đó là phương pháp nêu vấn đề

1.1.1.2 Phương pháp nêu vấn đề

* Khái niệm phương pháp dạy học nêu vấn đề: Phương pháp dạy học nêu

vấn đề còn gọi là phương pháp dạy học giải quyết vấn đề xuất hiện từ rất lâu đời,

nó được nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ XIX Từ trước đến nay có rấtnhiều quan điểm khác nhau về phương pháp này Hiện nay nhiều nhà khoa học vẫntiếp tục nghiên cứu và đưa ra nhiều quan niệm về phương pháp dạy học nêu vấn đề

Thuật ngữ “ Dạy học nêu vấn đề ” xuất phát từ thuật ngữ “ Orixtic “ hay còngọi là phương pháp phát kiến, tìm tòi Phương pháp này còn có tên gọi là “Dạy họcphát hiện và giải quyết vấn đề ” Vào những năm 50 của thế kỷ XX, xã hội bắt đầuphát triển mạnh đôi lúc xuất hiện mâu thuẫn trong giáo dục đó là mâu thuẫn giữayêu cầu giáo dục ngày càng cao, khả năng sáng tạo của học sinh ngày càng nhiềusong tổ chức dạy học còn lạc hậu Chính vì những lý do trên phương pháp dạy họcnêu vấn đề chính thức ra đời

Nhà giáo dục học Ba Lan V.Ôkôn cho rằng: “ Dạy học nêu vấn đề là toàn bộcác hoạt động như tính chất tình huống có vấn đề, biểu đạt các vấn đề, chú ý giúp

đỡ cho học sinh những điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết

đó và cuối cùng là quá trình hệ thống hóa và củng cố các kiến thức tiếp thu được”[47; 103]

“ Dạy – học nêu vấn đề là một kiểu dạy học trong đó giáo viên đưa sinh viênvào các tình huống có vấn đề giúp học tự lực và sáng tạo giải quyết các vấn đề đặt

ra, qua đó mà nắm được tri thức mới; đồng thời phát huy được tính tích cực sángtạo Như vậy trong dạy học nêu vấn đề giáo viên không cung cấp cho sinh viênnhững tri thức có sẵn như trong dạy học thuyết trình mà nêu cho sinh viên một vấn

Trang 20

đề cần phải giải quyết và tạo ra những điều kiện giúp cho sinh viên tự lực giảiquyết trên cơ sở những mối liện hệ giữa cái đã cho và cái cần biết, giữa điều đã biết

và điều chưa biết” [33, 189]

Dạy học nêu vấn đề là một tư tưởng về phương pháp dạy học Tư tưởng này

đã được làm quen với các thầy giáo ở nước ta vào những năm 60,70 của thế kỷtrước Theo PGS, TS Nguyễn Ngọc Bảo, “ Dạy học nêu vấn đề là hình thức dạy họcdựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cáchsáng tạo, bao gồm sự kết hợp các phương pháp dạy và học có những nét cơ bản của

sự tìm tòi khoa học, phát triển tính tích cực, tính tự giác và năng lực sáng tạo và hìnhthành cơ sở thế giới quan khoa học cho họ” [7, 41]

Trong những năm qua, phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương phápđược nhiều người đánh giá là có hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học đặc biệt

là ở các bậc THPT, Cao đẳng, Đại học Sử dụng phương pháp này góp phần kíchthích tính chủ động, tích cực, sáng tạo và tăng cường độ làm việc của cả giáo viên

và đặc biệt là của học sinh trong suốt giờ học Đây là hình thức dạy học mà trong

đó người giáo viên tìm mọi biện pháp để đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề

từ đó hướng dẫn, giúp đỡ học sinh phát huy tính sáng tạo, tính tích cực cá nhân đểgiải quyết các vấn đề do giáo viên đặt ra nhằm đạt mục đích cuối cùng là giúp họcsinh nắm được các tri thức mới hoặc cách thức hành động khi họ tích cực tham giavào quá trình dạy học nêu vấn đề Thực tế cho thấy trong công cuộc đổi mớiphương pháp dạy học, phương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong nhữngphương pháp tích cực, chủ đạo được sử dụng trong các nhà trường nói chung

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học nêu vấn đề tuynhiên chúng đều giống nhau về bản chất và có thể định nghĩa như sau: Phươngpháp dạy học nêu vấn đề là một trong những phương pháp dạy học mà ở đó giáoviên là người tạo ra tình huống mâu thuẫn, tình huống có vấn đề, tổ chức, điềukhiển học sinh dẫn dắt học sinh vào trạng thái tâm lí phải tìm tòi, khám phá pháthiện vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề thông qua đó

Trang 21

lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ và thái độ học tập cũng như có kỹ năng, kĩ xảonhằm đạt được mục tiêu dạy học Như vậy dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạyhọc không phải giáo viên cung cấp cho học sinh những tri thức có sẵn như trongdạy học thuyết trình mà giáo viên đưa ra một số vấn đề cần giải quyết và tạo điềukiện giúp cho học sinh tự giải quyết trên cơ sở những kiến thức đã biết và kiến thứcchưa biết Quá trình suy nghĩ, thảo luận, giải đáp là điều kiện tốt nhất kích thíchtính năng động sáng tạo, sự độc lập suy nghĩ thông qua đó học sinh dần dần tiếp thukinh nghiệm hoạt động sáng tạo từ đó hình thành cách học tập và làm việc mới.Trong quá trình học giáo viên vừa là người cung cấp thông tin, truyền đạt kiến thứcbằng cách nêu vấn đề vừa là người kích thích tư duy, tự giác, sáng tạo của học sinhđồng thời tạo bầu không khí dân chủ giữa thầy và trò để đạt hiệu quả cao trong họctập

Phương pháp nêu vấn đề là phương pháp dựa trên quy luật của sự lĩnh hội trithức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo có những nét cơ bản của sự tìm tòikhoa học Bản chất của nó là tạo nên một chuỗi những tình huống có vấn đề và điềukhiển học sinh giải quyết những vấn đề đó Vì vậy mà nó đảm bảo cho học sinhlĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng lực tu duy sáng tạo vàhình thành cơ sở thế giới quan khoa học của họ

Qua các định nghĩa khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước vềphương pháp dạy học nêu vấn đề là việc tổ chức quá trình dạy và học bằng cách tạo

ra tình huống có vấn đề trong dạy học, tạo ra ở người học nhu cầu phát hiện và giảiquyết các vấn đề nảy sinh, lôi cuốn, yêu cầu người học phải tự lực trong hoạt độngnhận thức

Tùy theo nội dung kiến thức của từng bài giảng, trình độ năng lực tiếp thucủa đối tượng học sinh để giáo viên vận dụng phương pháp nêu vấn đề ở nhữnghình thức khác nhau, cụ thể có các hình thức sau:

Trình bày nêu vấn đề: Đây là mức độ thấp nhất trong dạy học nêu vấn đề,hình thức này được sử dụng khi cần phải truyền thụ kiến thức trừu tượng và khái

Trang 22

quát cao hoàn toàn mới đối với học sinh, những thuật ngữ khoa học mà học sinh đãtừng được nghe nhưng chưa có một chút hiểu biết gì về chúng Bản chất của việctrình bày có tính vấn đề chính là ở chỗ giáo viên đặt ra vấn đề, tự mình giải quyếtvấn đề đó nhưng đồng thời chỉ ra con đường mâu thuẫn thực sự vừa sức cho họcsinh, vạch ra tiến trình suy nghĩ của học sinh khi vận động theo con đường giảiquyết đó Chức năng của phương pháp này là giáo viên chỉ ra những mâu thuẫnnhận thức và giải quyết một cách khoa học những vấn đề còn học sinh kiểm tra tínhđúng đắn của sự vận động đó, theo dõi có suy nghĩ lôgíc sự vận động đó khi đãnắm vững giai đoạn giải quyết những vấn đề hoàn chỉnh Khi sử dụng phương phápnày giáo viên có thể sử dụng lời nói, suy lý lôgic, đọc bài khóa, những đồ dùng trựcquan, những phương tiện kỹ thuật tùy thuộc vào nội dung, bằng cách nào và hoạtđộng tổ chức nào được nhận thức nhờ vào chúng

Tìm tòi bộ phận (từng phần) hay phương pháp Oristic: Đây là phương phápdạy học dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm giúp học sinh tự lực thực hiện từngphần, từng bước trong việc giải quyết một vấn đề đặt ra vì trong mỗi bài giảng baogồm nhiều mục, mỗi mục lại bao gồm nhiều mục nhỏ Các đề mục và các mục cóliên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một bài giảng trọng vẹn với kết cấu lôgic xácđịnh nhờ vậy mà dần dần giúp cho học sinh tự lực giải quyết một vấn đề hoàn chỉnh.Việc thực hiện phương pháp này có thể đòi hỏi học sinh tự tìm ra cách chứng minh;

tự rút ra những kết luận từ những sự kiện đã trình bày hoặc nêu lên giả thuyết… Cóthể sử dụng theo các phương án khác nhau như: chia nhỏ các nhiệm vụ học tập phứctạp thành một loạt những nhiệm vụ nhỏ vừa sức từ đó tiến gần đến giải quyết nhiệm

vụ chính một cách dễ dàng Có thể áp dụng phương án xây dựng một loạt các câu hỏi

có liên hệ với nhau mà mỗi câu hỏi đó đòi hỏi học sinh không chỉ tái hiện những trithức của mình mà còn phải tiến hành tìm tòi, suy nghĩ và được sử dụng chủ yếutrong hình thành khái niệm, định luật, định lý thuộc lĩnh vực khoa học tương ứng

Nêu vấn đề toàn bộ (toàn phần): Đây là hình thức có mức độ cao nhất trongphương pháp dạy học nêu vấn đề Ở hình thức này dưới sự hướng dẫn, dẫn dắt

Trang 23

khéo léo của giáo viên học sinh sẽ tự mình giải quyết toàn bộ một vấn đề nêu ratrong bài giảng.

Phương pháp nêu vấn đề có những ưu điểm và hạn chế:

+ Ưu điểm của phương pháp dạy học nêu vấn đề: Trong những năm gần đâyđổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu quan trọng trong đó phươngpháp dạy học nêu vấn đề là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, việc ápdụng phương pháp này đã thu được rất nhiều kết quả trong quá trình giảng dạy vì nó cónhiều ưu điểm, cụ thể:

Sử dụng phương pháp nêu vấn đề tức là học sinh được đặt vào tình huống có vấn

đề chứ không phải được thông báo dưới dạng tri thức có sẵn vì vậy sẽ giúp học sinhphát huy tính tich cực, chủ động, tự giác tham gia các hoạt động học, tự mình tìm ra trithức cần học chứ không phải được giáo viên giảng một cách thụ động, học sinh là chủthể sáng tạo ra hoạt động học qua đó học sinh không những được học nội dung học tập

mà còn được học con đường và cách thức tiến hành dẫn đến kết quả đó hay nói cáchkhác học sinh học được cách phát hiện và giải quyết vấn đề Sử dụng phương pháp nàycũng không hạn chế việc đặt ra các nhiệm vụ, ràng buộc, gắn kết học sinh vào một cấutrúc với vấn đề bỏ ngỏ mà ở đó chưa có cách tiếp cận hoặc giải pháp Học sinh học mộtcách có chủ định Học sinh đóng vai trò như là người đặt ra các câu hỏi, kế hoạch vàmục đích cho chính mình Tức là giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi mở còn họcsinh là người chủ động tìm tòi, giải quyết vấn đề và thông qua đó lĩnh hội được kiếnthức do chính mình phát hiện ra nên khi sử dụng phương pháp này sẽ đảm bảo học sinhnắm được tri thức một cách vững chắc, sáng tạo, linh hoạt đồng thời nắm được cảphương pháp tự học… từ đó tạo sự nhiệt tình, hứng thú cho học sinh trong quá trình họctập đồng thời có tác dụng ghi nhớ kiến thức lâu hơn

Phương pháp dạy học nêu vấn đề là tổ chức cho học sinh học trong một tìnhhuống nhất định, tạo một môi trường giúp học sinh làm việc với các loại vấn đề có liênquan và sử dụng trong tương lai, các kiến thức và kỹ năng giúp học sinh giải quyết các

Trang 24

vấn đề đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh được trực tiếp làm việc với các trithức khoa học, tự mình nghiên cứu, tách các nội dung học tập thông qua các tình huống.

Bên cạnh đó khi giáo viên sử dụng phương pháp này giúp khuyến khích học sinhlàm việc cùng nhau trong giải quyết vấn đề và phát triển sản phẩm của họ Học sinhcộng tác với các thành viên trong nhóm, trao đổi kiến thức, học tập lẫn nhau, điều chỉnhhành vi của mình trên cơ sở đó để hình thành và phát triển các kỹ năng của bản thân họ

Sử dụng phương pháp trên còn giúp tăng cường khả năng độc lập suy nghĩ, pháttriển tư duy sáng tạo, kĩ năng vận dụng kinh nghiệm của mình và của người khác vàoviệc giải quyết các vấn đề học tập và trong các lĩnh vực khác nhau Phát triển cho họcsinh kĩ năng thích ứng trong các tình huống khác nhau đây chính là mục tiêu của dạyhọc hiện đại Từ đó học sinh tin tưởng vào khả năng của bản thân mình trong việc giảiquyết các tình huống học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày Bên cạnh đó còngiúp tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm qua việc cùngnhau nghiên cứu và giải quyết tình huống

Khi sử dụng phương pháp này giúp cho sinh viên thu được những kiến thức tốtnhất, cập nhật nhất…có thể bao phủ toàn bộ các trường hợp và các bối cảnh thường gặptrong cuộc sống, giúp học sinh tự giác, chủ động cũng như có động cơ học tập và tinhthần trách nhiệm cao trong học tập

Ngoài ra khi sử dụng phương pháp này còn giúp cho học sinh khơi dậy tư duy vàkhả năng điều tra khoa học Đây là một công việc giúp rèn luyện khă năng bước đầulàm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học của một sinh viên trong tương lai đốivới học sinh THPT và kể cả trong trương lai về sau

Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học làm cho giáo viên như là mộthuấn luyện viên thông qua quá trình giải quyết vấn đề qua đó giáo viên mô tả, huấnluyện, cung cấp những chỉ dẫn cần thiết mặt khác khuyến khích sinh viên độc lập đặt ramục tiêu và ra quyết định

Ngoài ra khi sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề còn góp phần quan trọngtrong việc phát triển năng lực cơ bản của người lao động đó là năng lực nhận thức, năng

Trang 25

lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo Trong một xã hội đang phát triển nhanh chóngtheo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý nhữngvấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực bảo đảm sự thành đạt trong cuộc sống ởbất kể lĩnh vực nào.

Kết quả của dạy học nêu vấn đề là kiến thức, kĩ năng được hình thành ở họcsinh một cách sâu sắc, vững chắc nhưng quan trọng hơn là học sinh biết cách chủđộng chiếm lĩnh tri thức và đánh giá được kết quả học tập của bản thân mình và củangười khác Thông qua đó các năng lực cơ bản được hình thành trong đó có nănglực vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách linh hoạt và sángtạo

+ Hạn chế của phương pháp dạy học nêu vấn đề: Tuy nhiên sử sụng phươngpháp dạy học vấn đề trong quá trình dạy học bên cạnh những ưu điểm cũng không tránhkhỏi những hạn chế, cụ thể:

Để giáo viên có thể tìm kiếm từng loại vấn đề phù hợp với nội dung từng phần,từng bài không phải là dễ dàng mà đòi hỏi giáo viên phải có thời gian, có kinh nghiệmchuyên môn và trình độ chuyên môn cũng như am hiểu các vấn đề thực tế sâu rộng đặcbiệt là những vấn đề liên quan đến bộ môn

Ở những lớp cấp dưới, lớp học sinh đông không thể áp dụng được phương phápnày vì cùng một nội dung dạy học so với sử dụng phương pháp khác thì phương phápdạy học nêu vấn đề cần nhiều thời gian hơn, nhiều điều kiện hơn đối với giáo viên vàphải trang bị nhiều cơ sở vật chất hơn cho phòng học thì tiết học mới có hiệu quả Giáoviên khó chủ động về mặt chương trình, kế hoạch và thời gian Phương pháp này nếugiáo viên không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước và không có nhiều khả năng trong quản

lý lớp tốt rất dễ rơi vào trường hợp thiếu thời gian, không đúng chủ đề từ đó đưa ra kếtluận về vấn đề cần nghiên cứu không chính xác Không có tiêu chí để phân nhóm giảiquyết vấn đề

Sử dụng phương pháp này đòi hỏi năng lực tổ chức, cố vấn, trọng tài và ứng xửvới các kiểu nhân cách người học của giảng viên Đòi hỏi hành vi chuyên nghiệp của

Trang 26

học sinh trong từng nhóm Học sinh phải có thói quen và khả năng tự học và học tập tựgiác tích cực thì mới đạt kết quả cao

Sử dụng phương pháp này đôi khi học sinh dễ bị lạc hướng trong quá trình giảiquyết tình huống từ đó dễ nản chí khi gặp tình huống khó hoặc không nhiệt tình khi gặpcác tình huống ít hấp dẫn Khi giáo viên giảng giải một vấn đề sâu rộng trong thời giandài sẽ dẫn đến sự đơn điệu và học sinh dễ rơi vào trạng thái thụ động, mệt mỏi

Phương pháp nêu vấn đề không phải có thể áp dụng trong tất cả các nội dung dạyhọc đặc biệt là những môn có tính trừu tượng và khái quát cao Phương pháp này chỉphù hợp cho những học sinh có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo cao Nếu giáo viêntrong quá trình giảng dạy quá lạm dụng phương pháp này sẽ dẫn dến tình trạng khôngđảm bảo chất lượng kiến thức truyền thụ cho học sinh một cách đồng đều vì vậy dẫnđến những học sinh tiếp thu kém sẽ chán học

1.1.2 Sự cần thiết và phương thức kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12

1.1.2.1 Sự cần thiết kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12

* Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường:

Với sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ, với những bước nhảyvọt đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghệ sang kỷ nguyên thông tin và tri thứcthì giáo dục và đào tạo đóng một vai trò hết sức quan trọng Đổi mới giáo dục đangdiễn ra trên quy mô toàn cầu Từ những nước đang phát triển đến những nước pháttriển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục vì vậy trong giai đoạnhiện nay, việc đổi mới giáo dục trước hết là đổi mới phương pháp dạy học, đây là mộttrong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáodục và đào tạo, là sự sống còn của mỗi cơ sở đào tạo Vấn đề đổi mới phương phápdạy học được nhiều người quan tâm và có nhiều hội thảo xoay quanh vấn đề này Mộttrong những nhiệm vụ được đặt ra trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

XI về phát triển giáo dục và đào tạo, đó là “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục,

Trang 27

đào tạo trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượnggiáo dục, đào tạo Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phươngpháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ” do

đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, chất lượng dạy học nói riêng làvấn đề mang tính cấp thiết, là giải pháp quan trọng nhất để nền giáo dục nước ta tronggiai đoạn đầu thế kỷ XXI có thể tiến kịp với sự phát triển của khoa học trên Thế giớiđồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay

Đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu của giáo viên bởi vì đổi mớichính là sự cải tiến, nâng cao chất lượng PPDH đang sử dụng để góp phần nâng caochất lượng hiệu quả của việc dạy học; là sự bổ sung, phối hợp nhiều PPDH để khắcphục hạn chế của phương pháp đã và đang sử dụng nhằm đạt mục tiêu dạy học; là việc

sử dụng các phương pháp ưu việt hơn đem lại kết quả cao trong dạy học Thực chấtcủa đổi mới PPDH là “ Dạy học hướng vào người học” hay “ lấy người học làm trungtâm” Đây là những cụm từ được dùng để xác định sự đổi mới của PPDH hiện naytrong nhà trường Đó là tư tưởng, là sự định hướng cho dạy và học, phương pháp mớinày khuyến khích học sinh tự học, tự phát huy sáng kiến, giáo viên đóng vai trò hướngdẫn và khi đó người dạy phải hiểu đựơc yêu cầu của học sinh để cung cấp thông tin,định hướng mục tiêu học tập, tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ động nhận thức, tưduy, thực hành, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tri thức

Chúng ta đều biết rằng chỉ có đổi mới căn bản phương pháp giảng dạy thìmới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong ngành giáo dục, mới đảm bảo đượcmục tiêu chuyển từ dạy là trung tâm sang lấy học làm trung tâm Cho nên dạy học

là một quá trình hoạt động diễn ra là dạy và học Đó là hai nhân tố tác động biệnchứng trong một mối quan hệ thống nhất Mục đích của quá trình này là nhằm hìnhthành cho người học hệ thống tri thức khoa học, các kĩ năng, kĩ xảo và khả năngvận dụng vào thực tiễn Kết quả là trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản, nângcao trình độ học vấn cho người học kể cả mặt kiến thức, phương pháp hoạt động vànăng lực tổ chức thực tiễn

Trang 28

Trong quá trình hoạt động dạy và học thì nhân tố dạy của giáo viên giữ vaitrò chủ đạo song nhân tố học của học sinh là chủ động hoạt động tích cực, sáng tạo,năng động để tiếp thu các kiến thức khoa học Quá trình dạy và học là hai hoạtđộng có sự tác động biện chứng lẫn nhau Nếu hai hoạt động này tách rời nhau thìkhông còn là một quá trình nữa Hoạt động dạy học chỉ có hiệu quả khi nó biết tácđộng kích thích, khơi dạy ở người học những nhu cầu mới Hoạt động học chỉ cóhiệu quả khi nó biết phát huy tính tự giác, độc lập, sáng tạo và tích cực để lĩnh hộikiến thức.

Vậy, để đạt được yêu cầu nêu trên thì chúng ta phải đổi mới phương phápgiảng dạy, nhưng vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy là việc : Phải đổi mới nhưthế nào? đổi mới bằng cách nào? Để làm được điều này giáo viên không chỉ đơngiản truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn các hoạt động Nội dung và phươngpháp dạy học phải giúp cho đối tượng học sinh biết hoạt động và tích cực tham giacác chương trình hoạt động để đảm bảo được đổi mới chương trình giáo dục màngành đang thực hiện thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy có vai trò hết sứcquan trọng

Tuy nhiên đổi mới PPDH không có nghĩa là tạo ra một phương pháp khác vớicái cũ, loại bỏ hoàn toàn phương pháp cũ, PPTT thay bằng phương pháp mới mà phảibiết kế thừa những mặt tích cực của phương pháp cũ, khắc phục hạn chế của nó đồngthời biết tiếp thu phương pháp mới để khéo léo kết hợp PPTT với PPHĐ sao cho phùhợp với nội dung từng bài để đạt đựơc kết qủa cao trong quá trình giảng dạy

Trên thực tế có rất nhiều ý kiến khác nhau về PPDH truyền thống và PPDHhiện đại Có ý kiến phê phán PPDH cũ song cũng có những ý kiến nghi ngờ hiệu quảcủa PPDH hiện đại đặc biệt khi sử dụng các PP này vào giảng dạy các môn lý luậnnhư môn GDCD Tuy nhiên với những ưu điểm và hạn chế của PPDH thuyết trìnhcũng như PPDH nêu vấn đề thì tác giả cho rằng trong giảng dạy môn GDCD cần kếthợp giữa PPDH truyền thống và PPDH hiện đại mà cụ thể là phương pháp thuyết trìnhvới phương pháp nêu vấn đề là cách tối ưu nhất và hiệu quả nhất

Trang 29

Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề một cách sángtạo, linh hoạt sẽ phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hàng loạt các tác độngcủa giáo viên học sinh không còn ở trạng thái bị động khi tiếp thu kiến thức mà thôngqua đó những học sinh nhận thức tốt nhất cũng thõa mãn nhu cầu tri thức và đặc biệtnhững học sinh yếu cũng được tham gia vào quá trình tiếp thu tri thức mới mà khôngcòn cảm giác “ bị bỏ rơi”

Đổi mới PPDH là yêu cầu cấp thiết trong dạy học hiện nay Tuy nhiên việc đổimới cũng gặp một số khó khăn nhất định như một số học sinh quen với phương phápthuyết trình tức là thụ động, ghi chép mà không chịu suy nghĩ nên khi giáo viên đổimới phương pháp học học sinh không ủng hộ nhiệt tình Bên cạnh đó đối với giáo viênthì số giáo viên lớn tuổi thì việc ứng dụng CNTT hạn chế còn giáo viên tuổi nghề còntrẻ thì kinh nghiệm trong giảng dạy chưa nhiều Vì vậy đổi mới PPDH tức là đổi mới

cả phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò Muốn vậy người thầy chỉđạo cách học của trò bên cạnh đó thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng không nhỏđến PPDH của thầy Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên phải khéo léo kết hợpPPTT với PPHĐ sao cho học sinh làm quen dần dần, vừa sức và đặc biệt phải có sựhợp tác giữa giáo viên và học sinh, sự phối hợp nhịp nhàng giữa dạy và học để giờ họcđạt hiệu quả cao

Bên cạnh yêu cầu đổi mới PPDH trong nhà trường thì kết hợp phương phápthuyết trình với phương pháp nêu vấn đề cũng xuất phát từ vai trò của giáo viênGDCD

* Xuất phát từ vai trò của giáo viên môn GDCD: Môn GDCD bậc THPT đóngmột vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của họcsinh Thông qua môn học này giáo viên giúp học sinh hình thành và hoàn thiện nhâncách của bản thân từ đó phát triển ở các em những năng lực, phẩm chất cần thiết củamột người công dân có ích cho xã hội Xuất phát từ đối tượng, phạm vi nghiên cứu,nội dung chương trình cũng như thực trạng dạy học môn GDCD trong trường THPThiện nay mà giáo viên GDCD phải chú trọng đến vấn đề đổi mới PPDH và vấn đề này

Trang 30

đang được thực hiện một cách tích cực Để thực hiện được đổi mới PPDH giáo viên làyếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới, giáo viên nói chung và giáoviên giảng dạy môn GDCD nói riêng phải có nhận thức đúng đắn, tinh thần tráchnhiệm và sự quyết tâm cao, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và phương pháp tổ chứctốt là những phẩm chất cần thiết của người thầy Đối với môn GDCD người giáo viênphải có kiến thức sâu rộng, nắm vững lý luận sư phạm về lĩnh vực giảng dạy của bảnthân đồng thời phải biết chuyển tải những kiến thức đó vào nội dung môn học, vàophương pháp giảng dạy vào từng bài học cụ thể Có như vậy giáo viên mới có thể giúphọc sinh tích cực, chủ động, phát huy khả năng sáng tạo trong học tập Giáo viên cónhiều kiến thức có nhiều cách tổ chức và trình bày ngắn gọn, sáng tỏ vấn đề cùng với

sự nhiệt tình trong giảng dạy sẽ tạo điều kiện truyền đạt kiến thức cho học sinh mộtcách hiệu quả Phải không ngừng phấn đấu vươn lên thông qua việc tự học, tự bồidưỡng năng lực chuyên môn của mình để khẳng định mình trước học sinh Khôngnhững thế giáo viên phải sử dụng các PPDH phù hợp để truyền tải đến học sinh ý thứcbảo vệ Tổ quốc, cảnh giác trước âm mưu của các thế lực phản động trong tình hìnhhiện nay Giáo viên phải đổi mới dạy học nhằm khắc phục tình trạng trước đây là giáoviên giảng sau đó đọc cho học sinh chép Học sinh học thuộc lòng mà không biết cáchvận dụng, suy nghĩ những vấn đề đựơc học vào thực tế Vậy để đảm bảo được yêucầu này thì giáo viên phải phát huy, khai thác tối đa kinh nghiệm sống của học sinh,tạo cơ hội cho học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học,khuyến khích các em nêu những thắc mắc trong khi nghe giảng, đặt ra câu hỏi chothầy, cho bạn trao đổi, tranh luận, thảo luận… tạo nên mối quan hệ hợp tác tronggiao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò với trò trong quá trình chiếm lĩnh nội dung họctập Hợp tác trong học tập sẽ làm tăng hiệu quả học tập, trong hoạt động hợp tác,tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, tình bạn, ý thức tổ chức, tinhthần tương trợ được phát triển

Trang 31

Bên cạnh việc xuất phát từ yêu cầu của giáo viên GDCD thì việc kết hợpphương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề cũng xuất phát từ mục đích,yêu cầu, nội dung của môn hoc.

* Xuất phát từ mục đích, yêu cầu, nội dung của môn học:

Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong đó có mônGDCD thời gian vừa qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc Một trongnhững nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến PPDH nhằmgiúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo Chính vì thế màngười giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết thiết kế các hoạt động lên lớp mộtcách hợp lý, cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh khơi dậy niềm say mê sángtạo và khả năng khám phá thế giới xung quanh, hiểu biết về các vấn đề xã hội hiệnnay Với vị trí và chức năng của môn học, môn GDCD cần phải có những chuyểnbiến mạnh mẽ về đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,sáng tạo của học sinh làm thay đổi quan niệm đây là một môn học mà ít được giáoviên và xã hội quan tâm Từ đó giúp cho học sinh và một bộ phận giáo viên hiểuđúng đắn hơn về môn GDCD, phải hiểu nó là một khoa học và được đối xử “bìnhđẳng” như các môn học khác, tác dụng của môn học có ý nghĩa rất lớn đối với việchình thành phẩm chất, tư tưởng, đạo đức, phong cách, nhân cách của con ngườimới

Tất cả các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng đều có mục đích,yêu cầu phù hợp với kiến thức của từng môn Việc xác định mục đích, yêu cầu củamôn học rất quan trọng vì người giáo viên nếu xác định mục đích, yêu cầu đúng từ

đó sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học, thiết bị dạy học phù hợp sẽ có tác dụngnâng cao hiệu quả giờ học từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn tuy nhiên nếugiáo viên xác định sai mục đích, yêu cầu của môn học sẽ không tránh khỏi nhữngthất bại trong dạy học Mục đích của dạy học GDCD được hiểu theo nhiều cấp độkhác nhau từ rộng đến hẹp, tuỳ vào từng phần, từng bài, từng tiết cụ thể để giáoviên có thể xác định mục đích khác nhau Tuy nhiên, mục đích cơ bản của môn học

Trang 32

là xây dựng thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng và hình thànhnhân cách con người mới, nâng cao ý thức thực hiện pháp luật cho học sinh, là cơ

sở điều kiện để hình thành nhằm giáo dục ý thức và hành vi của người công dân từ

đó góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cầnthiết của người công dân mới đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội trongtình hình mới cũng như trong xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Học xong chương trình GDCD lớp 12 học sinh cần đạt được các yêu cầunhư: hiểu được bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật, mối quan hệgiữa pháp luật với đạo đức; nhận biết được vai trò của pháp luật đối với sự tồn tại

và phát triển của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội; nắm được một số nội dung cơbản của pháp luật liên quan đến việc thực hiện và bảo vệ quyền bình đẳng, tự do,dân chủ và phát triển của công dân, v.v

Nội dung môn GDCD lớp 12 gồm hai chủ đề lớn, đó là:

Bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, của đấtnước và nhân loại

Quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

Từ mục đích, yêu cầu và nội dung của môn GDCD lớp 12 để học sinh tiếp thu lĩnhhội tri thức một cách hiệu quả nhất trong quá trình giảng dạy tùy vào nội dung củatừng bài giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau đặc biệt là phươngpháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề

* Xuất phát từ đối tượng người học:

Đối tượng tiếp thu tri thức môn GDCD trong trường THPT Nguyễn Trãi làhọc sinh, là đối tượng ham học hỏi, thích tìm tòi và tinh thần tích cực, sáng tạotrong học tập rất cao Yếu tố này là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu tri thứcmôn học Tuy nhiên, với tâm lý đây là môn học khô khan nên người học thường cótâm lý chán, mệt mỏi, buồn tẻ Vì vậy, để tạo sự lôi cuốn, tạo sức hấp dẫn, thuyếtphục người học trong giờ học đòi hỏi giáo viên phải chú ý đến đối tượng học sinh

từ đó sử dụng và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, kỹ thuật cũng như

Trang 33

phương tiện dạy hoc phù hợp tránh sử dụng duy nhất một phương pháp hoặc sửdụng những khái niệm trừu tượng để giải thích những tri thức trừu tượng mà kháiniệm giáo viên đưa ra phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, vừa sức đặc biệt gắn với thựctiễn càng nhiều thì học sinh tiếp thu càng dễ dàng và có thể nhớ ngay tại lớp.

Việc giảng dạy môn GDCD trong nhà trường phổ thông không chỉ nhằmtrang bị cho học sinh những kiến thức mà còn phát huy ở học sinh tư duy sáng tạo,hình thành ở học sinh kĩ năng, kĩ xảo, giáo dục kỹ năng sống và liên hệ với thực tếcuộc sống thông qua các bài học cụ thể

Việc phát triển năng lực trí tuệ và khả năng tự học của học sinh trong giờ họcmôn GDCD, học sinh không chỉ được trang bị kiến thức trong SGK mà còn hìnhthành phẩm chất, tư duy của người lao động mới trong thời đại phát triển của khoahọc công nghệ Để làm được điều này không phải là dễ muốn vậy giáo viên phải cókiến thức chuyên môn vững vàng, sâu sắc không chỉ về lý thuyết của môn học màcòn phải am hiểu về kiến thức thực tiễn để có thể áp dụng trong nội dung của từngbài giảng, từng tiết giảng sao cho học sinh dễ hiểu nhất Bên cạnh việc kết hợp cácphương pháp đặc biệt là phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đềcũng như có kiến thức sâu rộng thì việc kết hợp các phương pháp dạy học tronggiảng dạy GDCD còn căn cứ vào thực trạng dạy và học môn này ở trường THPTNguyễn Trãi trong giai đoạn hiện nay

1.1.2.2 Phương thức kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12

Để dạy tốt môn GDCD ở bậc THPT nói chung và môn GDCD lớp 12 nóiriêng, giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp dạy học, trong đó kết hợpphương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề là yêu cầu tất yếu Nếu giáoviên sử dụng một cách linh hoạt sự kết hợp giữa hai phương pháp trên trong dạyhọc sẽ mang lại hiệu quả cao đặc biệt là đối với chương trình GDCD lớp 12 nộidung kiến thức là pháp luật Trên thực tế trước đây giáo viên thường chỉ sử dụngphương pháp thuyết trình vì vậy học sinh tiếp cận bài học thường khô khan, ít hứng

Trang 34

thú dẫn đến hiệu quả tiếp thu kiến thức của học sinh chưa cao, tuy nhiên nếu giáoviên khéo léo kết hợp hai phương pháp trên sẽ có nhiều ưu điểm như giúp học sinhphát huy được tính sáng tạo, chủ động từ đó dễ lôi cuốn học sinh vào giờ học cũngqua đó giáo viên rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng ứng xử, kĩ năng xử lý tình huốngcho học sinh Song việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêuvấn đề không chỉ mang lại ưu điểm mà vẫn có những hạn chế nhất định như: họcsinh vốn quen với phương pháp thuyết trình vì vậy khi giáo viên đưa ra các tìnhhuống có vấn đề để các em suy nghĩ tìm ra hướng giải quyết có thể bước đầu các

em còn bỡ ngỡ hoặc không phải bất cứ nội dung kiến thức nào cũng có thể sử dụngkết hợp hai phương pháp trên mà tùy vào nội dung kiến thức cụ thể của từng mục,từng phần, từng bài để giáo viên sử dụng cho hợp lí Muốn thực hiện tốt, có hiệuquả việc kết hợp hai phương pháp này, giáo viên cần phải thực hiện các yêu cầusau:

Một là: Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề phụ

thuộc vào nội dung từng bài, từng phần cụ thể Đối với phương pháp thuyết trình,giáo viên sử dụng để truyền thụ nội dung kiến thức cơ bản như khái niệm, nội dungcác quyền của công dân Còn đối với phương pháp nêu vấn đề giáo viên sử dụng đểphát huy tính tích cực sáng tạo, chủ động của học sinh khi đưa ra một số tình huống

có vấn đề sau khi học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản hoặc học sinh giải quyếtcác tình huống sau đó giáo viên đi đến kết luận vấn đề và đưa ra kiến thức cơ bảnhọc sinh cần nắm được

Ví dụ: Bài 2 “Thực hiện pháp luật”, sau khi sử dụng phương pháp thuyếttrình giới thiệu với học sinh khái niệm thực hiện pháp luật thì giáo viên sử dụngphương pháp nêu vấn đề đưa ra các tình huống thực hiện pháp luật trong đời sống

để học sinh tự giải quyết tình huống Giáo viên có thể đưa ra tình huống: “ Mộtngười cha nói với con rằng sau khi tốt nghiệp THPT con nên thi vào trường Đạihọc Bách khoa, người mẹ thì cho rằng con mình phải thi vào trường Kinh tế Quốcdân vì có am hiểu về kinh tế thì sau này mới có cuộc sống đầy đủ nhưng người con

Trang 35

đã quyết định thi vào trường Đại học Xây dựng vì rất ham mê ngành xây dựng vàcũng phù hợp khả năng, năng khiếu của mình” Giáo viên đưa ra câu hỏi: Trong bangười trên ai thực hiện đúng quy định của pháp luật? Nếu có người thực hiện đúngthì đó là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào? sau khi học sinh giảiquyết tình huống giáo viên nhận xét và đưa ra khái niệm về hình thức thực hiệnpháp luật liên quan đến tình huống trên và mỗi hình thức thực hiện pháp luật nhưthế giáo viên có thể đưa ra các tình huống của các hình thức khác hoặc từ tìnhhuống giáo viên xây dựng yêu cầu học sinh tự xây dựng các tình huống ở nhữnghình thức thực hiện pháp luật còn lại để lớp cùng giải quyết Từ đó giáo viên sửdụng phương pháp thuyết trình đưa ra khái niệm từng hình thức thực hiện pháp luật

Hai là: Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề phụthuộc vào đối tượng học sinh từng lớp Đối với những lớp mà phần lớn học sinhtrình độ tiếp thu chỉ ở mức độ yếu và trung bình thì giáo viên nên sử dụng chủ yếu

là phương pháp thuyết trình Tuy nhiên đối với những lớp mà phần lớn học sinhtrình độ tiếp thu ở mức độ khá, giỏi thì giáo viên nên sử dụng phương pháp nêu vấn

đề là chính để phát huy tính tích cực, chủ động của các em

Với nội dung kiến thức “ Các hình thức thực hiện pháp luật” ở bài 2 đối vớilớp đa số các em tiếp thu ở mức độ khá giáo viên nên xây dựng các tình huống cóvấn đề liên quan đến từng hình thức thực hiện pháp luật để học sinh tự giải quyếttình huống qua đó giúp các em nắm được khái niệm các hình thức thực hiện phápluật Tuy nhiên với những lớp đa số các em tiếp thu ở mức độ trung bình trước hếtgiáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình để giới thiệu từng hình thức thực hiệnpháp luật rồi từ đó đưa ra và phân tích các tình huống liên quan đến các hình thứcthực hiện pháp luật trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường gặp để các em dễtiếp thu kiến thức của bài cũng như biết cách xử lý tình huống tương tự nếu các emgặp phải

Ba là: Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề giúp

học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, khơi dậy tính sáng tạo, chủ động, tích cực của

Trang 36

học sinh trong việc giải quyết các tình huống mà giáo viên đưa ra, từ đó giúp các

em định hướng giải quyết các tình huống nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống

Để thực hiện tốt yêu cầu này ví dụ ở bài 2 “ Thực hiện pháp luật” giáo viên

có thể sử dụng phương pháp thuyết trình giới thiệu khái niệm từng hình thức thựchiện pháp luật sau đó giáo viên chia lớp thành các nhóm yêu cầu các em tự xâydựng tình huống dựa trên các hình thức đó Khi xây dựng và giải quyết được cáctình huống sẽ giúp các em chủ động biết cách định hướng giải quyết các tình huống

có thể nảy sinh trong cuộc sống sau này nếu các em gặp phải

1.2 Thực trạng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hoá

1.2.1 Khái quát về Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hoá

- Quá trình xây dựng và phát triển của Trường

Trường THPT bán công Nguyễn Trãi được thành lập năm 1994 đến tháng 5năm 2010 được chuyển đổi sang trường công lập theo Quyết định số 1825/QĐ –UBND ngày 31/5/2010 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa

Trong 19 năm qua nhà trường đã khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, chất lượngdạy và học Cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường quyết tâm thực hiện lời dạy củaBác Hồ “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học tốt” động viênkhuyến khích cùng nhau xây dựng nhà trường và được đứng tốp đầu của các trườngngoài công lập ở những năm đầu của thế kỷ 21 và cũng là một trong những trường

có nền nếp học tập tốt, đạt được nhiều thành tích trong các năm học Hiện nay nhàtrường có 22 phòng học trong đó 03 phòng học nằm phía sau tách riêng khu hiệu

bộ của nhà trường Có 01 phòng thư viện, 01 phòng thí nghiệm và các phòng chứcnăng khác Với sự phối kết hợp của các tổ chuyên môn, các tổ chức khác trong nhàtrường cũng như sự ủng hộ của cha mẹ học sinh toàn trường trong 2 năm gần đâyvới tinh thần xã hội hóa giáo dục nhà trường đã được cha mẹ học sinh trong toàn

Trang 37

trường đóng góp lắp đặt 100 % phòng học dạy bằng máy chiếu Được sự chỉ đạotrong việc thực hiện công tác chuyên môn cũng như xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu cụthể từng học kỳ, từng năm học của BGH nhà trường cũng như sự nhiệt tình, tâmhuyết của đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên và đặc biệt là sự nỗ lực hếtmình của các em học sinh hàng năm chất lượng cuối năm được nâng lên rõ rệt sovới đầu vào Số học sinh giỏi và học sinh tiên tiến cuối năm đạt gần 40 % trong đóhọc sinh yếu kém là 04% Trường có nhiều học sinh đạt giải HSG cấp Tỉnh đặc biệttrong năm học 2004 có 01 học sinh đạt giải Nhì HSG Quốc gia môn Lịch sử; năm

2009 có 01 học sinh đạt Giải Nhất về thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toànquốc do Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức; năm học 2011 có 04 học sinh đạt huychương tại giải Điền kinh và Cờ vua học sinh phổ thông Toàn quốc trong đó có 02huy chương Vàng, 01 huy chương Bạc và 01 huy chương Đồng; năm 2012 có 04học sinh đạt huy chương Đồng tại Hội khỏe phù đổng Toàn quốc; năm 2012 – 2013nhà trường có 01 học sinh đạt huy chương Bạc và 01 học sinh đạt huy chươngĐồng tại kỳ thi Giải toán trên mạng Internet cấp Quốc gia Năm 2006 là năm đầutiên thực hiện cuộc vận động “ Hai không” do Bộ Giáo dục và đào tạo phát động, tỷ

lệ đậu tốt nghiệp của nhà trường đạt 96,28 % là trường năm trong tốp 10 trường có

tỉ lệ đậu tốt nghiệp cao nhất tỉnh Thanh Hóa Trong 3 năm học gần đây và năm học

2012 – 2013 tỷ lệ tốt nghiệp của nhà trường luôn đạt 100% ; tỷ lệ đậu Đại học, caođẳng luôn đạt từ 70% trở lên Nhà trường từ 07 lớp ban đầu với 321 học sinh và 15cán bộ giáo viên nhân viên đến nay quy mô nhà trường là 22 lớp với 1.052 học sinh

và 51 cán bộ giáo viên công nhân viên Hiện nay 100% giáo viên đều đạt chuẩntrong đó có 15 giáo viên có trình độ Thạc sỹ chiếm 30% và 02 giáo viên đang theohọc Thạc sỹ tại trường Đại học Vinh

Với ý chí khắc phục khó khăn, phát huy kết quả đạt được và luôn nỗ lựctrong công tác dạy và học của cả thầy và trò vì vậy nhà trường đã xây dựng được

uy tín của nhân dân trong địa bàn thành phố và một số xã ven thành phố Nhữngnăm gần đây số học sinh thi tuyển đầu cấp vào trường tăng lên rõ rệt đặc biệt có

Trang 38

những năm số học sinh đăng ký thi vào trường cao hơn so với một số trường có bềdày truyền thống trên địa bàn thành phố Với những nỗ lực của đội ngũ cán bộ giáoviên công nhân viên cũng như học sinh và đặc biệt là sự lãnh chỉ đạo của BGH nhàtrường và sự quan tâm sâu sát của cấp trên trong những năm qua nhà trường đã đạtđược nhiều thành tích.

+ Tình hình đội ngũ giáo viên:

Năm học 2012 – 2013 nhà trường có 51 cán bộ giáo viên công nhân viên,trong đó có 45 giáo viên thuộc biên chế của nhà nước và 06 cán bộ giáo viên hợpđồng Đại đa số giáo viên trong nhà trường là giáo viên trẻ với độ tuổi trung bình

35 - 40 nhiệt tình, năng động, ý thức cao trong công việc được giao cũng như trong

tự học, tự bồi dưỡng Trong đó 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn; và có 15giáo viên có trình độ Thạc sỹ đạt 30 % và 02 giáo viên đang theo học Thạc sỹ MônGDCD có 02 giáo viên trong đó có 01 giáo viên hợp đồng và có 01 giáo viên đangtheo học Thạc sỹ Trong quá trình công tác đội ngũ giáo viên trong nhà trường luônnêu cao tình thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ Hàng năm 100% giáo viên tham gia các đợt tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do

Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức như tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy,chuyên đề sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực; chuyên đề thay sách; tập huấnchuyên đề phổ biến giáo dục pháp luật; chuyên đề tư vấn tâm lý học đường; chuyên

đề giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật; chuyên đề phòng chống tham nhũng; chuyên

đề tích hợp môi trường trong môn GDCD Đặc biệt giáo viên GDCD là giáo viêncốt cán của Sở Giáo dục và đào tạo nên thường xuyên được đi tiếp thu các chuyên

đề do Bộ Giáo dục và Vụ giáo dục trung học tổ chức ở một số Tỉnh, Thành phốtrong cả nước vì vậy tạo nhiều thuận lợi cho giáo viên trong việc nâng cao chuyênmôn, ứng dụng CNTT và sử dụng phương pháp dạy học trong giảng dạy bộ môn.Trong giảng dạy giáo viên chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như ứngdụng công nghệ thông tin, kỹ thuật dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học sao cho phùhợp với từng môn, từng bài, từng tiết học cụ thể Trong năm học các tổ thường

Trang 39

xuyên tổ chức lựa chọn các bài khó để thao giảng dự giờ đồng nghiệp, qua các giờthao giảng tổ chuyên môn tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm để giờ giảng sau có kếtquả cao hơn BGH nhà trường thường xuyên dự giờ giáo viên để kiểm tra, đánhgiá, góp ý giờ giảng cho giáo viên Tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn họp để lên

kế hoạch, thống nhất ra đề kiểm tra sát chương trình, không cắt xén hay hạ thấpchương trình Hàng năm đồ dùng dạy học cũng như sáng kiến kinh nghiệm củagiáo viên đều được hội đồng khoa học nhà trường ghi nhận trong đó có nhiều đồdùng và sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao và được gửi lên hội đồng khoahọc của Sở giáo dục và đào tạo

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cũng còn có những khó khăn như trênsong nhờ sự nỗ lực của cả Thầy và trò trong những năm gần đây chất lượng họcsinh trong toàn trường đã có những chuyển biến rõ nét cả về học lực và hạnh kiểm.Năm học 2012 – 2013 nhà trường có 1.050 học sinh thuộc 22 lớp của 3 khối Trong

đó kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi, Thànhphố Thanh Hóa đạt như sau:

Trang 40

680 64,70 316 30,08 41 3,99 14 1,33

( Theo báo cáo kết quả năm học của trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh

Hóa)

Từ các bảng khảo sát trên cho thấy, số học sinh khá giỏi gần 40% trong khi

số học sinh yếu kém hơn 4%, số học sinh xếp hạnh kiểm khá tốt hơn 90% trong khi

số học sinh xếp hạnh kiểm trung bình và yếu chỉ chiếm hơn 5%

1.2.2 Tình hình kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hóa

1.2.2.1 Tình hình kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong hoạt động dạy học của giáo viên

Để thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và môn GDCD nói riêng nhằm

đào tạo học sinh thành những công dân có ích cho xã hội thông qua chương trình

GDCD THPT và đặc biệt là chương trình GDCD lớp 12 đạt hiệu quả, trường THPTNguyễn Trãi và nhóm giáo viên GDCD đã chú trọng giáo dục cho học sinh trongnhà trường không chỉ nắm vững nội dung kiến thức mà còn giúp học sinh biết nângcao nhận thức, trách nhiệm của công dân trong công cuộc đổi mới đất nước theohướng CNH, HĐH Hầu hết giáo viên trong nhà trường cũng như giáo viên GDCD

Ngày đăng: 08/11/2015, 16:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w