1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nhảy cao kiểu bước qua

29 874 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÝỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHNGUYỄN CHÍ PHÚC VÕ THÀNH NHÂN VÕ TRÍ THÔNG “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH N

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÝỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CHÍ PHÚC

VÕ THÀNH NHÂN

VÕ TRÍ THÔNG

“NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ

NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA CHO HỌC SINH NAM LỚP 9 TRƯỜNG THCS AN

HÒA – TRẢNG BÀNG - TÂY NINH”

Người hướng dẫn khoa học:

TS Trịnh Hữu Lộc

Trang 3

Chỉ thị số 36- CT/TW ngày 24 tháng 03 năm 1994 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng “ Phát triển Thể dục Thể thao là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển Kinh tế- Xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác Thể dục Thể thao phải góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức khỏe chiến đấu của lực lượng vũ trang”.

Tầm quan trong của Thể dục Thể thao cũng được thể hiện rõ trong

tư tưởng và làm việc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh- Người dạy: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nhà nước, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công”

Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện Đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là nhằm: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ một cách toàn diện, hoàn thiện cả

về thể chất lẫn tinh thần để thực hiện tốt cuộc cách mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trang 4

Vì vậy, chăm lo sức khoẻ ban đầu cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết Trong những năm qua có khá nhiều công trình nghiên cứu về tố chất thể lực và các phương pháp bổ trợ trong quá trình giảng dạy Trong đó việc lựa chọn các bài tập bổ trợ cho từng giai đoạn là việc làm cần thiết và phải cập nhật thường xuyên.

Xuất phát từ những ý tưởng trên, nhằm nâng cao chất lượng trong giảng dạy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn hướng nghiên cứu của mình với tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO

THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA CHO HỌC SINH NAM LỚP 9

TRƯỜNG THCS AN HÒA – TRẢNG BÀNG - TÂY NINH”.

Trang 5

Mục đích của đề tài trên nhằm lựa chọn các bài tập bổ trợ

và ứng dụng trong giảng dạy nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh nam lớp 9 trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh

Để thực hiện mục đích trên chúng tôi đề ra và giải quyết các mục tiêu sau:

Mục tiêu 1 Nghiên cứu, lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh nam lớp 9 trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh

Mục tiêu 2 Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh nam lớp 9 trường THCS An Hòa – Trảng

Bàng – Tây Ninh

Trang 7

1.1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT

1.2 MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG NHÀ TRƯỜNG CÁC CẤP

1.3 HỆ THỐNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở VIỆT NAM

1.3.1 Vài nét về tình hình giảng dạy và học tập môn nhảy cao ở các trường phổ thông

1.3.2 Tác dụng của tập luyện môn nhảy cao ở trường phổ thông

1.4 KHÁI QUÁT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THỂ LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT

1.5 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG

1.6 SỨC MẠNH VÀ SỨC MẠNH TRONG NHẢY CAO

1.7 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở VIỆT NAM

Trang 9

2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.1.1 Phương pháp tham khảo tài liệu:

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn:

2.1.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm:

Nhằm kiểm tra xác định thực trạng thành tích nhảy cao kiểu ngồi, đồng thời đánh giá tính hợp lý của các bài tập được lựa chọn thông qua các số liệu kiểm tra trước và sau thực nghiệm

Cách tính điểm: Mổi mức xà thực hiện tối đa 3 lần cho đến mức

xà cuối cùng

2.1.4.Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

2.1.5 Phương pháp thống kê:

Trang 10

2.2 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 9 Trường THCS An Hòa - Trảng Bàng – Tây Ninh

2.2.2 Khách thể nghiên cứu:

Sau khi xác định được nhiệm vụ nghiên cứu, căn cứ vào thời gian

và chương trình học tập của trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh Chúng tôi chọn đối tượng học sinh nam lớp 9 với số lượng nghiên cứu là 80 em học sinh chia làm 2 nhóm:

Nhóm thực nghiệm A: Gồm 40 em

Nhóm đối chứng B: Gồm 40 em

+ Thời gian nghiên cứu:

Đề tài được tiến hành từ tháng 07/2008 đến tháng 30/9/2010, được chia làm các giai đoạn sau:

Trang 11

Nhóm nghiên cứu

An Hòa Nhóm nghiên cứu

4 Kiểm tra số liệu lần 1 30/09/08 10/10/08 Trường THCS

An Hòa Nhóm nghiên cứu

5 Xử lý và phân tích số liệu lần 1

Tiến hành thực nghiệm

12/10/08 10/2008 17/10/0812/2008 Trường THCS

An Hòa Nhóm nghiên cứu

Trang 12

9 Nộp luận vănBảo vệ luận văn 17/09/10 23/09/10 TrườngCĐSP Tây

Ninh

Nhóm nghiên cứu

Trang 14

3.1 NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA CHO HỌC SINH NAM LỚP 9 TRƯỜNG THCS AN HÒA – TRẢNG BÀNG – TÂY NINH.

Để xác định một số bài tập phát triển sức mạnh của môn nhảy cao kiểu bước qua chúng tôi tiến hành thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thu thập, tổng hợp một số bài tập phát triển sức mạnh để

nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho nam học sinh lớp 9

Bước 2: Dùng các phiếu phỏng vấn để lấy ý kiến của các cán bộ

quản lý, các giáo viên, huấn luyện viện TDTT, các chuyên gia Điền kinh về các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho nam học sinh lớp 9 Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ chọn những bài tập được nhiều người đồng ý sau khi lấy ý kiến thăm dò, phỏng vấn (trên 70% đồng ý) đưa vào chương trình thực nghiệm Còn những bài tập được lựa chọn ít hơn (dưới 70% đồng ý) chúng tôi sẽ loại bỏ không

sử dụng trong chương trình thực nghiệm.

3.1.1 Thu thập, tổng hợp một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho nam học sinh lớp 9.

Năm 1971 một nhà nghiên cứu Thụy Điển qua thực nghiệm đã xác nhận là sau khi cơ bắp bị kéo dài thì ngay sau đó có khả năng co rút lại và

có thể phát huy được sức mạnh cực đại

Trang 15

Qua quá trình tìm hiểu, thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu của các tác giả khác nhau, trong thực tiễn giảng dạy và huấn luyện, đặc điểm phát triển tố chất thể lực và tâm sinh lý lứa tuổi cho nam học sinh lứa tuổi lớp 9 trường THCS An Hòa - Trảng Bàng – Tây Ninh.

Chúng tôi đã tổng hợp một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho nam học sinh lớp 9

7- Chạy lên dốc nhịp điệu trung bình 60 – 80 m

8- Chạy nâng cao đùi 30m

Trang 16

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn (phụ lục 1) 30 giáo viên, huấn luyện viên TDTT, các chuyên gia Điền kinh về mức độ liên quan của các bài tập đến việc nâng cao thành tích nhảy cao cho nam học sinh lớp 9

3.1.2 Kết quả phỏng vấn

Để chọn lựa một số bài tập phát triển nhằm nâng cao

thành tích nhảy cao cho nam học sinh lớp 9, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu với số lượng 30 người gồm: các cán bộ quản lý, các giáo viên, huấn luyện viện TDTT, các chuyên gia Điền kinh tại địa phương Số phiếu phát ra là 30, số phiếu thu về là 30, chúng tôi thu được kết quả như sau (bảng 3.1) :

Trang 17

Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành

tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 9.

7 Chạy lên dốc nhịp điệu trung bình 60-80m 15/30 50%

Trang 18

Căn cứ vào kết quả phỏng vấn ở bảng 3.1, chúng tôi đã chọn được một số bài tập có hơn 70% ý kiến để đưa vào chương trình thực nghiệm, đó

là các bài tập sau:

1-Bật cao tại chổ2- Bật xa tại chổ3- Chạy 30m tốc độc cao4- Bật qua rào cao 40cm5- Tại chổ nâng cao đùi 10s6- Bật nhảy cao gối chạm ngực7- Lò cò 1 chân 20m

3.2 ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA CHO HỌC SINH NAM LỚP 9 TRƯỜNG THCS AN HÒA – TRẢNG BÀNG – TÂY NINH.

3.2.1 Quá trình ứng dụng một số bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 9 trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh .

Trang 19

Chương trình giảng dạy thực nghiệm và tổ chức quá trình thực nghiệm sư phạm là quá trình ứng dụng các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua giảng dạy cho học sinh nam lớp 9 trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh Đây là quá trình tác động có định hướng nhằm nâng cao thành tích nhảy cao thông qua một số bài tập bổ trợ kỹ thuật và thể lực trong nhảy cao đã được xác định

Để đánh giá các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 9 trường THCS An Hòa- Trảng Bàng – Tây Ninh trong quá trình giảng dạy chúng tôi thực nghiệm trong thời gian một học kỳ Quá trình thực nghiệm được thực hiện dựa vào chương trình giảng dạy chính khóa tại trường (phụ lục 2)

Đối tượng nghiên cưú gồm 80 cho học sinh nam lớp 9 Trường THCS

An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh, được chia làm hai nhóm là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Cả hai đối tượng nghiên cứu đều được tiến hành tại Trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh

- Nhóm thực nghiệm: Gồm 40 em học sinh nam lớp 9 Trường THCS

An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh được tập và học theo các bài tập đã được lựa chọn (phụ lục 2)

- Nhóm đối chứng: Gồm 40 học sinh nam lớp 9 Trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh được tập và học theo chương trình giảng dạy tại trường (phụ lục 3)

Trang 20

Để tổ chức thực nghiệm đảm bảo tính khách quan, trong quá trình nghiên cứu được tổ chức thực nghiệm theo phương thức thực nghiệm song song, nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

Để đánh giá hiệu quả của một số bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 9 Trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh sau một học kỳ năm học 2008 – 2009, chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích nhảy cao của cả hai nhóm nghiên cứu trước và sau thời gian thực nghiệm

3.2.2 Kết quả ứng dụng các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 9 trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh

Trang 21

Bảng 3.2 cho thấy giá trị trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng chúng có độ đồng nhất cao (V% < 10%) và đại diện cho tập hợp mẫu ( < 0,05)

Để so sánh giá trị trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng chúng tôi tiến hành so sánh hai giá trị trung bình thành tích nhảy cao kiểu bước qua của hai nhóm trên thu được kết quả ở bảng 3.3 như sau:

BẢNG 3.3: SO SÁNH THÀNH TÍCH NHẢY CAO GIỮA NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ NHÓM THỰC NGHIỆM TRƯỚC THỰC NGHIỆM

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, t thực nghiệm = 1.18 < t005 = 2.02, do

đó giá trị trung bình của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều có p

> 0.05, nên chúng tôi kết luận rằng, giữa hai nhóm: đối chứng và thực nghiệm không có sự khác biệt về thành tích nhảy cao Như vậy, thực trạng ban đầu hai nhóm này tương đương nhau

Thành tích nhảy cao của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm được biểu diễn ở biểu đồ 3.1

Nhảy cao kiểu bước qua 97.13 6.51 99.13 8.05 1.18 >0.05

DC

Trang 22

Biểu đồ 3.1 So sánh thành tích nhảy cao của nhóm thực

nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm

3.2.2.2 Sau thực nghiệm:

Sau một học kỳ thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng tiến hành kiểm tra ở cả về thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 9 Trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh thu được kết quả ở bảng 3.4

Trang 23

BẢNG 3.4 : NHỊP TĂNG TRƯỞNG THÀNH TÍCH NHẢY CAO CỦA NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ NHÓM THỰC NGHIỆM SAU THỰC NGHIỆM

Để khẳng định rõ hơn hiệu quả lựa chọn hệ thống các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 9 Trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh chúng tôi so sánh nhịp tăng trưởng trung bình của của thành tích nhảy cao của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm thu được kết quả ở bảng 3.5

Trang 24

BẢNG 3.5: SO SÁNH NHỊP TĂNG TRƯỞNG THÀNH TÍCH NHÀY CAO KIỂU BƯỚC QUA CỦA NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ NHÓM THỰC NGHIỆM SAU THỰC NGHIỆM

Đề tài biểu diễn nhịp tăng trưởng thành tích nhảy cao kiểu bước qua của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm qua biểu đồ 3.2

DC

W %

TN

Trang 25

Từ đây chúng tôi có thể khẳng định kết quả ứng dụng của các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 9 Trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh mà chúng tôi lựa chọn đã thể hiện tính hiệu quả đến thành tích nhảy cao cho học sinh.

Trang 27

* KẾT LUẬN:

Qua kết quả nghiên cứu nhóm chúng tôi đã lựa chọn được một số bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 9 Trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh như sau:

1- Bật cao tại chổ

2- Bật xa tại chổ

3- Chạy 30m tốc độc cao

4- Bật qua rào cao 60cm

5- Tại chổ nâng cao đùi 10s

6- Bật nhảy cao gối chạm ngực

7- Lò cò 1 chân 20m

- Sau 3 tháng tập luyện thành tích nhảy cao kiểu bước qua của nhóm thực nghiệm và đối chứng đều phát triển (dTN = 6,88cm, dĐC = 4.25cm), nếu tập luyện theo các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn nhịp tăng trưởng cao hơn (WTN = 6.72%, WĐC = 4.26%)

Trang 28

- Qua việc nghiên cứu các bài tập trên nhóm chúng tôi mạnh

dạng kiến nghị đưa các bài tập này mở rộng thêm cho các khối lớp 6, 7, 8 (nam), 6,7,8,9 (nữ) để kết qủa nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn và phạm vi ứng dụng rộng hơn

Trang 29

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

- Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô Trường ĐHSPTDTT TP Hồ Chí

Minh.

- Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô và các em học sinh khối 9 Trường

THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh

- TS Nguyễn Hữu Lộc – thầy hướng dẫn luận văn

- Cùng Quý Thầy Cô trong Hội đồng khoa học Trường ĐHSP TDTT TP.Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn này.

Xin cám ơn và trân trọng kính chào!

Nguyễn Chí Phúc – Võ Thành Nhân – Võ Trí Thông

Ngày đăng: 08/11/2015, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w