Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với thực tế của trường, bản thân tôi nghiên cứu đề tài: Biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua của học sinh lớp 8 trường THCS nguyễn công trứ2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu học sinh lớp 8 Trường THCS nguyễn công trứ. 3. Mục đích nghiên cứu: Cùng với hoạt động giáo dục khác, Giáo dục thể chất góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện theo 5 tiêu chí Đức – Trí – Thể – Mỹ và Lao động, thực hiện đúng mục tiêu đào tạo của các trường phổ thông. Thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua của học sinh lớp 8 trường THCS nguyễn công trứ” nhằm tạo cho học sinh phương pháp tự giác, tích cực, chủ động trong tập luyện nhảy cao. Nhằm hướng dẫn học sinh phương pháp tập luyện “nhảy cao” bằng cách tạo cho các em hứng thú tập luyện thể dục thể thao, hướng dẫn các em những động tác, bài tập, phương pháp tập luyện nhảy cao.II.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Cơ sở lí luận:1.1. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất. Từ khi giải phóng Miền Nam thống nhất tổ quốc. Năm 1975 đến năm 1985 công tác TDTT đã được Đảng và nhà nước quan tâm một cách thường xuyên để phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tại chỉ thị 227 CTTW ngày 18111975 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra toàn diện về mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn và ổn định an ninh xã hội, quốc phòng, xây dựng con người mới, nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. Tiếp sau đó đầu năm 1979 Bộ Chính trị ban hành nghị quyết số 14NQTW về cải cách giáo dục, trong đó đã yêu cầu ngành giáo dục chăm lo hơn nữa việc dạy thể dục và phát động phong trào “Thể dục Vệ sinh Yêu nước” trong các nhà trường để củng cố và tăng cường sức khoẻ cho học sinh, sinh viên. Trong những năm 19751985 các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), lần thứ V (1982) luôn luôn xác định vai trị, vị trí của TDTT trong nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng con người có sức khoẻ, có đạo đức, có văn hóa để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, trong đó quan tâm công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ mang tính chiến lược của ngành thể dục thể thao. Chính vì vậy, năm 1983 Chính phủ đã cho phép Bộ Giáo dục, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với các đoàn thể Thanh thiếu niên nhi đồng tổ chức Hội khoẻ phù đổng toàn quốc lần thứ nhất để biểu dương phong trào rèn luyện thân thể, tập luyện thể thao của học sinh cả nước. Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ nhất năm 1985 các đoàn thể thao học sinh, sinh viên đã tham gia thi đấu và đạt thành tích cao, nhiều học sinh, sinh viên đã giành được thành tích xuất sắc, giữ nhiều kỷ lục quốc gia.
Trang 1MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU:
1 Lý do chọn đề tài
2 Phạm vi nghiên cứu
3 Mục đích nghiên cứu
II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1 Cơ sở lý luận của Sáng kiến:
1.1 Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về cơng tác giáo dục thể chất.
1.2 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 13 - 14
a Đặc điểm về sinh lý ở lứa tuổi 13 - 14
b Đặc điểm tâm lý lứa tuổi
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng
1.4 Nguyên tắc lựa chọn bài tập.
2 Cơ sở thực tiễn của sáng:
2.1 Về cơ sở vật chất:
2.2 Về phương pháp giảng dạy nhảy xa của giáo viên nhà trường:
1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
2 Phương pháp kiểm tra sư phạm:
3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
2.3 Biện pháp
2.4 Những sai lầm thường mắc và nguyên nhân dẫn đến các sai lầm đó:
2.5 Một số biện pháp nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong khi học kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qu
2.6 Kết quả thực hiện
1 Những bài học kinh nghiệm:
2 Kiến nghị:
3 Kết luận:
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài :
Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bảo, công cuộc xây dựng quê hương đất nước đổi mới hàng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong nhà trường phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa của khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuộc đời Vậy việc trang bị những kiến thức phổ thông cho học sinh trường THCS là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước phồn vinh
Không ít quốc gia nhận thức được rằng “sức khoẻ con người là tài sản quốc gia đặc biệt” Chính vì thế giáo dục thể chất (GDTC) là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức Mục tiêu của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các tố chất thể lực, hình thể, nâng cao sức khỏe, phát triển các thành tích thể thao đồng thời góp phần hình thành nhân cách cho học sinh các cấp
Trong hệ thống GDTC ở nước ta, điền kinh là một môn Thể thao có một ví trí rất quan trọng Nó được mệnh danh là "Nữ hoàng" trên võ đài Olympic và là nội dung cơ bản trong các chương trình thi đấu tại các kì đại hội quốc gia, khu vực Chính vì vậy điền kinh được phổ biến trong các trường phổ thông và là nội dung chính nhằm phát triển tố chất thể lực chung
Việc nâng cao thành tích môn học điền kinh trong các trường THCS luôn là yếu tố cần thiết nhưng để đạt được những thành tích cao đòi hỏi kỹ thuật càng được hoàn thiện Qua kinh nghiệm thực tế và các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh được động tác kỹ thuật thuần thục chính xác thì phát huy được tối đa thành tích của môn học
Một trong những nội dung của điền kinh, nhảy cao kiểu bước qua là kỹ thuật tương đối
đơn giản khi giảng dạy cho học sinh lứa tuổi 13 - 14 (Lớp 8) Là một hoạt động không có chu kì, kỹ thuật đơn giản song đòi hỏi người tập phải đủ về thể lực, kỹ thuật, tư duy thực hiện động tác
Trong giảng dạy kỹ thuật Thể dục thể thao(TDTT), việc nắm bắt kỹ thuật là quan trọng mà trong khi tập luyện thì người tập rất hay mắc phải những sai lầm khi học kĩ thuật, vì vậy trong giảng dạy phải nhanh chóng tìm ra những sai lầm thường mắc cũng như những nguyên nhân của nó, đây là vấn đề khó, nhưng việc xác định vận dụng các biện pháp và bài tập để sữa chữa lại những sai lầm đó lại càng quan trọng hơn
Vấn đề nghiên cứu các biện pháp tập luyện nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc
trong kỹ thuật Nhảy cao kiểu bước qua được rất nhiều giáo viên dạy môn Thể dục quan tâm,
Trang 3chú ý Song đa số các giáo viên đều đề cập đến các giai đoạn kỹ thuật quan trọng nhưng lại thiếu đánh giá một cách hệ thống và toàn diện
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với thực tế của trường, bản thân tôi nghiên cứu đề tài:
"Biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua của học sinh lớp 8 trường THCS nguyễn công trứ"
2 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu học sinh lớp 8 Trường THCS nguyễn công trứ
3 Mục đích nghiên cứu:
Cùng với hoạt động giáo dục khác, Giáo dục thể chất góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện theo 5 tiêu chí Đức – Trí – Thể – Mỹ và Lao động, thực hiện đúng mục tiêu đào tạo của các trường phổ thông
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua của học sinh lớp 8 trường THCS nguyễn công trứ” nhằm tạo cho học sinh phương pháp tự giác, tích cực, chủ động trong tập luyện nhảy
cao Nhằm hướng dẫn học sinh phương pháp tập luyện “nhảy cao” bằng cách tạo cho các em hứng thú tập luyện thể dục thể thao, hướng dẫn các em những động tác, bài tập, phương pháp tập luyện nhảy cao
II.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lí luận:
1.1 Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất.
Từ khi giải phóng Miền Nam thống nhất tổ quốc Năm 1975 đến năm 1985 công tác TDTT đã được Đảng và nhà nước quan tâm một cách thường xuyên để phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Tại chỉ thị 227 CT/TW ngày 18/11/1975 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra toàn diện về mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và ổn định an ninh xã hội, quốc phòng, xây dựng con người mới, nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa Tiếp sau đó đầu năm 1979 Bộ Chính trị ban hành nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục, trong đó đã yêu cầu ngành giáo dục chăm lo hơn nữa việc dạy thể dục và phát động phong trào “Thể dục - Vệ sinh - Yêu nước” trong các nhà trường để củng cố và tăng cường sức khoẻ cho học sinh, sinh viên Trong những năm 1975-1985 các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), lần thứ V (1982) luôn luôn xác định vai trị, vị trí của TDTT trong nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng con người có sức khoẻ, có đạo đức, có văn hóa để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, trong đó quan tâm công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ mang tính chiến lược của ngành thể dục thể thao Chính vì vậy, năm 1983 Chính phủ đã cho phép Bộ Giáo dục, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với các đoàn thể Thanh - thiếu niên - nhi đồng tổ chức Hội khoẻ phù đổng toàn quốc lần thứ nhất để biểu dương phong trào rèn luyện
Trang 4thân thể, tập luyện thể thao của học sinh cả nước Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ nhất năm
1985 các đoàn thể thao học sinh, sinh viên đã tham gia thi đấu và đạt thành tích cao, nhiều học sinh, sinh viên đã giành được thành tích xuất sắc, giữ nhiều kỷ lục quốc gia
Bước vào thời kỳ đổi mới khởi đầu từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) trong công tác thể dục thể thao nói chung và công tác giáo dục thể chất trong các trường học luôn luôn được Đảng - Nhà nước quan tâm đầu tư và chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học là một yêu cầu cấp bách để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế an ninh quốc phòng trong điều kiện và nhiệm vụ mới của đất nước trên con đường đổi mới
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh - sinh viên - người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức
Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong những năm tới
Nghị quyết Trung ương khóa VII đã khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển về trí tuệ trong sáng, về đạo đức lối sống mà phải
là con người cường tráng về thể chất Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các đoàn thể, trong đó có giáo dục - đào tạo, y tế và TDTT”.
1 2 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 13 - 14
Học sinh các trường THCS thường ở lứa tuổi 13 - 14 Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các bài tập phát triển toàn diện chúng ta cần tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của lứa tuổi 13 - 14 có liên quan tới việc tập luyện TDTT nói chung và với việc phát triển toàn diện nói riêng
a Đặc điểm về sinh lý ở lứa tuổi 13 - 14
* Đặc điểm phát triển của hệ thống thần kinh
Do hệ thống thần kinh là một hệ thống phát triển sớm của cơ thể, vì vậy ở lứa tuổi 13
-14 trọng lượng não của các em đã đạt mức từ -1460 gam đến -1470 gam tương đương với trọng lượng não của người trưởng thành Chức năng của các trung khu như: Thị giác, thính giác, xúc giác, cảm giác, trung khu vận động tương đối hoàn thiện Vì vậy các em có thể nhanh chóng học hỏi nâng cao tri thức và các kỹ năng của cuộc sống, trong đó có kỹ năng vận động thể thao Cũng chính do hệ thống thần kinh được hoàn thiện tương đối nên ở lứa tuổi 13 - 14 các em có thể hình thành tư duy trừu tượng và tư duy lô gíc Quá trình hưng phấn và ức chế được cân bằng hơn Tuy vậy cường độ quá trình hưng phấn vẫn cao hơn Đó
là điều kiện rất tốt để phát triển các tố chất thể lực nhất là sức mạnh, sức bền Đồng thời cũng dễ dàng nắm vững được các kỹ thuật khó, tạo tiền đề cho việc nâng cao thành tích thể thao
* Đặc điểm phát triển của cơ quan vận động
Cơ quan vận động của cơ thể chủ yếu gồm cơ bắp xương khớp và dây chằng
Trang 5- Về hệ xương: Do quá trình cốc hóa của cơ thể thường kéo dài tới 20 tuổi Vì vậy ở tuổi 13 - 14 vẫn còn ở trong thời kỳ phát triển của xương Tuy vậy thành phần hữu cơ trong xương giảm dần và thành phần vơ cơ tăng dần làm cho xương cứng và chịu tải tốt hơn
Ở lứa tuổi 13 - 14 chiều cao trung bình hàng năm của năm chỉ khoảng 1,7 cm còn ở nữ thấp hơn
- Hệ cơ: Nhìn chung ở giai đoạn 13 - 14 sự phát triển của hệ cơ ở nam và nữ đều có xu hướng phát triển hoàn thiện các nhóm cơ nhỏ, tăng thiết diện các nhóm cơ lớn làm cho sức mạnh tăng lên rõ rệt
Riêng giây chằng và khớp của VĐV ở lứa tuổi này nếu không duy trì tập mềm dẻo thường xuyên hợp lý có thể làm cho linh hoạt khớp bị giảm xuống Từ đó làm giảm biên độ động tác
* Đặc điểm phát triển hệ thống tim mạch
Ở tuổi 13 - 14 tim phát triển to hơn, thành cơ tim dày lên, van tim phát triển tốt làm cho
cơ tim bóp mạnh hơn làm cho cung lượng tim lớn hơn
* Đặc điểm phát triển hệ thống hơ hấp
Ở tuổi 13 - 14 hệ thống hô hấp đã phát triển gần đạt trình độ của người trưởng thành
b Đặc điểm tâm lý lứa tuổi
Đặc điểm nổi bật về tâm lý của lứa tuổi là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cả 2 nhân tố bên trong và bên ngoài
* Nhân tố bên trong gồm các yếu tố như sự khát vọng ham muốn hiểu biết, khám phá thế giới trong đó có sự thử sức với các hoạt động TDTT Vì vậy TDTT đã có sức cuốn hút mạnh
mẽ đối với các em
Ở tuổi 13 – 14 do quá trình hưng phấn và ức chế của các em thăng bằng hơn nên đã kéo dài được thời gian tập trung chú ý
Ở tuổi 13 - 14 quá trình nhận thức của các em cũng được nâng cao rõ rệt Các em có thể nhận thức được cái hay, cái đẹp của sự vật, cái đúng, cái sai của một vấn đề một cách bản chất hơn Tuy nhiên, những nhận thức này còn có tỷ lệ chuẩn mực chưa cao và độ sâu sắc chưa đạt mức của người trưởng thành
* Về nhân tố bên ngoài bao gồm các yếu tố từ ngoại cảnh tác động đến tâm lý của các em 13- 14 tuổi
Thứ nhất là do đặc thù của thể thao là có tính cạnh tranh quyết liệt biểu hiện rõ rệt trong sự thi đấu để giành phần thắng Chính tác động của các hoạt động thi đấu đã tạo cho các em một mơ ước, một khát vọng chiến thắng; Từ đó tạo thành một thứ tình yêu nghề nghiệp, lòng hăng say tập luyện
Cũng chính do tính ham hiểu biết, mong muốn khám phá thế giới cũng như khát vọng giành chiến thắng ở các em rất cao nên một khi giành được 1 thắng lợi, tạo ra được một chiến tích lập nên một thành tựu nào đó thường làm cho các em phấn chấn tự hào tự tin vào bản thân, tin vào huấn luyện viên Và cũng chính từ đó dám dấn thân vào tập luyện thể thao
Trang 6Tóm lại, sự phát triển và lớn lên về mặt sinh lý cũng là một quá trình làm cho tâm lý của các em được hoàn thiện Quá trình phát triển về sinh lý và tâm lý của các em có tính giai đoạn Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để sử dụng các đối sách giảng dạy huấn luyện hợp lý là tiền đề của sự nâng cao hiệu quả giảng dạy huấn luyện của các giáo viên và huấn luyện viên thể thao
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng
Nhảy cao là hoạt động phức tạp được thực hiện liên tục bắt đầu từ chạy đà cho đến lúc kết thúc là vượt qua xà rơi xuống đất Thành tích nhảy cao phụ thuộc vào kỹ thuật và sức lực của người nhảy Về kỹ thuật các yếu tố quyết định thành tích nhảy cao là: tốc độ ban đầu (tốc độ tổng hợp của chạy đà và giậm nhảy); góc độ bay (góc tạo bởi phương của tốc độ ban đầu và phương nằm ngang) và tư thế qua xà của người nhảy - tư thế nào để trọng tâm gần xà
hơn sẽ có điều kiện đạt thành tích cao hơn
1.4 Nguyên tắc lựa chọn bài tập.
Hiện tại, nhảy cao đã có tới 5 kỹ thuật qua xà, gồm: bước qua, cắt kéo, nằm nghiêng, úp bụng và lưng qua xà Tương ứng với mỗi kỹ thuật qua xà có một cách chạy đà và các bước
kỹ thuật khác nhau Trong đó kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua tuy thành tích không cao
bằng kiểu úp bụng hay lưng qua xà, nhưng đối với học sinh THCS thì kỹ thuật bước qua là tối ưu Đây là kỹ thuật rất thông dụng, thích hợp cho mọi đối tượng tập luyện
Thực tế giảng dạy môn Thể dục ở các trường THCS vấn đề dụng cụ, sân bãi còn đơn giản nhưng để có được thành tích trong tập luyện và thi đấu đòi hỏi quá trình giảng dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc quy định, giúp các em nắm bắt và thực hiện kỹ thuật động tác một cách chính xác, thuần thục
Nếu tập luyện kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh THCS một cách đầy đủ,
chính xác, khắc phục được những sai lầm thường mắc, đưa ra các biện pháp thích hợp, khả thi thì chắc chắn rằng chất lượng học tập của bộ môn điền kinh nói chung và môn nhảy cao nói riêng sẽ được nâng cao
2 Cơ sở thực tiễn:
2.1 Về cơ sở vật chất:
Trường THCS Nguyễn công trứ thuộc huyện Krông Buk Với đội ngũ giáo viên 17 người, trong đó giáo viên dạy thể dục 02 người Là một trong những trường cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn
Đặc biệt trong lĩnh vực thể dục thể thao Đây là một mặt rất quan trọng của giáo dục toàn diện Trong nhiều năm gần đây thành tích thi đấu các giải thể thao Hội khỏe Phù đổng cấp huyện nhà trường luôn có H/S đạt giải Dù điều kiện còn khó khăn nhưng nhà trường cũng đãcó 1 sân tập khoảng 450m2 giành cho giảng dạy thể dục bao gồm: 01 sân bóng đá,
01 hố cát dành cho nhảy xa, 01 sân bóng chuyền, 01 hố cát dành cho nhảy cao
Trang 7Nhảy cao kiểu bước qua có kỹ thuật tương đối đơn giản, tuy nhiên khi thực hiện kỹ
thuật này các em vẫn mắc phải những sai lầm với nhiều nguyên nhân khác nhau Đặc biệt là ở mức xà cao, các em luôn ở trạng thái sợ hãi, thiếu tập trung dẫn đến thực hiện động tác kỹ thuật giật cục, thiếu tính nhịp nhàng Mặt khác với quy định của phân phối chương trình môn Thể dục 02 tiết/tuần là tương đối ít để các em có thời gian lĩnh hội, tiếp thu động tác kỹ thuật một cách nhuần nhuyễn, thuần thục Vì vậy vấn đề đặt ra cho giáo viên dạy học môn Thể dục là phải tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để gây hứng thú cho học sinh tập luyện, giúp các em khắc phục những sai lầm, hoàn thiện kỹ thuật và đạt kết quả cao về thành tích
2.2 Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của sáng kiến, khi sử dụng phương pháp này, chúng tôi đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau chủ yếu là các nguồn tài liệu về giảng dạy
và huấn luyện điền kinh, các tài liệu tham khảo là công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, một số tạp chí chuyên ngành và các kỷ yếu của các Hội nghị khoa học TDTT, cũng như các tài liệu mang tính lý luận phục vụ mục đích của sáng kiến
2 Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Trong thời gian 10 tiết lên lớp tôi sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm để kiểm tra và
đánh giá hiệu quả một số Biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật
nhảy cao kiểu bước qua của học sinh lớp 8 trường THCS nguyễn công trứ
3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tôi tiến hành thực nghiệm các bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh khối 8
Tổ chức thực nghiệm: Tôi tiến hành thực nghiệm trong 1tháng được phân theo chu kỳ 4 tuần, mỗi tuần gồm 2 giáo án, mỗi giáo án gồm 45 phút
Tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm vào các giờ học chính khóa¸ theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Để đánh giá kết quả thực nghiệm tôi sử dụng phương pháp so sánh tự đối chiếu kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm học sinh mà tôi lựa chọn
2.3 Biện pháp
Qua thực tế giảng dạy bộ môn Thể dục tại trường THCS nguyễn công trứ, đặc biệt là qua theo dõi quá trình tập luyện của các em học sinh, tôi thấy rõ thành tích trong quá trình
học tập môn nhảy cao của các em không như mong muốn, nguyên nhân phần lớn là do các
em chưa có thể lực tốt, chưa nắm vững kỹ thuật, một số động tác không đúng kỹ thuật, phối hợp thiếu nhịp nhàng các giai đoạn của kỹ thuật Số lượng học sinh đạt rất ít
Qua khảo sát chất lượng hai lớp 8A, 8B năm học 2012-2013, kết quả học môn Thể dục
Nhảy cao kiểu bước qua thu được như sau:
Trang 8Lớp/TS Đúng kỹ thuật Chưa đúng kỹ thuật
Để giúp học sinh đạt kết quả cao hơn khi thực hiện kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua, tôi thiết nghĩ, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần phải làm thế nào giúp học
sinh rèn luyện để có thể lực tốt, lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ, nắm vững kỹ thuật, thực hành thuần thục đồng thời phát hiện sớm những sai lầm của học sinh và có biện pháp khắc phục tối ưu nhất
2.4 Những sai lầm thường mắc và nguyên nhân dẫn đến các sai lầm đó:
Trong quá trình lên lớp tôi đã quan sát học sinh tập luyện và đã ghi chép thống kê những sai lầm mà học sinh thường mắc phải như sau:
BẢNG THỐNG KÊ
THƯỜNG MẮC PHẢI
NGUYÊN NHÂN
1 - Chạy đà không chính xác - Không ổn định nhịp điệu chạy đà, chạy cao
trọng tâm, tư thế xuất phát không ổn định
2
- Giậm nhảy không hết, góc
độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ
quá, giậm nhảy gần hoặc
xa xà quá
- Hiểu sai quan niệm;
- Cơ chân yếu;
- Giậm nhảy chậm, góc độ hoãn xung nhỏ cơ không đủ sức duỗi;
- Kỹ thuật 4 bước cuối cùng quá dài
3 - Giậm nhảy bị lao vào xà
- Các bước cuối cùng không hạ thấp được trọng tâm;
- Lúc giậm nhảy thân gập về phía trước;
- Tốc độ giậm nhảy bị chậm
Trang 9- Chân lăng, chân giậm nhảy
đá rơi xà
- Bị "tụt mông"
- Chân lăng đá không tích cực, không cao hoặc bị co;
- Chân giậm nhảy co chậm và không khéo léo
- Giậm nhảy không tích cực và tập luyện ít
5 - Bị chấn động khi tiếp đất - Không chùng gối
2.5 Một số biện pháp nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong khi học kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua:
Qua quan sát sư phạm và phỏng vấn tôi đã xác định được 5 sai lầm chung nhất để khắc
phục các sai lầm này tôi đã sử dụng các phương pháp sư phạm sau:
- Phương pháp trực quan: Cho học sinh xem tranh ảnh, hình mẫu của những vận động viên
có động tác kỹ thuật đúng, đẹp
Ví dụ: Khi phân tích thị phạm giai đoạn trên không và tiếp đất (Hình1) của kĩ thuật
nhảy cao kiểu bước qua, giáo viên không thể dừng lại ở giai đoạn trên không để phân tích
mà phải dùng đến hình ảnh để minh họa
H1: Giai đoạn trên không và tiếp đất
- Phương pháp giảng giải: Dùng lời nói phân tích giảng giải những yêu cầu kỹ thuật giảng
dạy và thị phạm lại kiến thức giúp học sinh hiểu và hình dung được về kỹ thuật động tác
- Sử dụng biện pháp tập luyện.
* Đối với sai lầm 1: Chạy đà không chính xác
- Cách khắc phục:
Trang 10+ Đo lại đà và tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà (không và có kết hợp giậm nhảy
đá lăng);
+ Tập lại động tác giậm nhảy;
+ Di chuyển 1-3-5 bước đặt chân vào điểm giậm nhảy (không và có kết hợp giậm nhảy đá lăng)
* Đối với sai lầm 2: Giậm nhảy không hết, góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ quá, giậm nhảy gần hoặc xa xà quá
- Cách khắc phục:
+ Nâng cao nhận thức kỹ thuật;
+ Phát triển sức mạnh cơ chân ;
+ Tập phản xạ giậm nhảy nhanh;
+ Tập 4 bước cuối cùng hợp lí với giậm nhảy;
+ Đo và chỉnh lại cự li, hướng (góc) chạy đà và điểm giậm nhảy;
+ Tập đặt chân vào điểm giậm nhảy và đá lăng
* Đối với sai lầm 3: Giậm nhảy bị lao vào xà
- Cách khắc phục:
+ Tập chạy thấp trọng tâm kết hợp đưa đặt chân giậm nhảy;
+ Tập phản xạ giậm nhảy nhanh, đá lăng chạm vật chuẩn vươn người tích cực lên cao
* Đối với sai lầm 4: Chân lăng, chân giậm nhảy đá rơi xà; bị "tụt mông"
- Cách khắc phục:
+ Tập các động tác rèn luyện độ linh hoạt của khớp hông và phát triển sức mạnh chân, sức bật cao (tại chỗ đá lăng, chạy đà đá lăng, đá lăng vào vật treo trên cao, trò chơi rèn luyện sức mạnh chân );
+ Tập đánh tay kết hợp giậm nhảy;
+ Tập mô phỏng giậm nhảy qua xà;
+ Đà 1-3-5 bước qua xà;
+ Tập hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua.
* Đối với sai lầm 5: Bị chấn động khi tiếp đất
- Cách khắc phục: