Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức - sùng, bác bỏ, tẩy chay, chê bai - bài các yếu tố bên ngoài - ngoại. Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu ngoại là các yếu tố nước ngoài. Giải thích câu nói: Thế kỉ mới: đặt trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của tác giả Vũ Khoan, đây là nhóm từ chí thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học công nghệ, của sự hội nhập toàn cầu... Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức (sùng), bác bỏ, tẩy chay, chê bai (bài) các yếu tố bên ngoài (ngoại). Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu “ngoại” là các yếu tố nước ngoài. Nội dung câu nói: khẳng định cẻ hai thái độ (sùng ngoại, bài ngoại) đều không thể chấp nhận được, vì cản trở sự phát triển của đất nước trong thời kì mới. Chứng minh: Thế kỉ mới (thế kỉ XXI) là thời kì đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế nữa “hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới” (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới). Bước chân vào thế kỉ mới đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội (hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa hoc, công nghệ...) nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách (trong đó có thử thách làm sao giữ được bản sắc, truyền thống dân tộc). Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức đã tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người. Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình hội nhập, gây nên rất nhiều hậu quả, có thể kể ra: Nếp nghĩ sùng ngoại: tạo ra nếp sống, cách nghĩ xa lạ với con người, dân tộc Việt Nam, dẫn đến một điều nguy hại: làm mất đi bản sắc, thui chột truyền thống dân tộc, không có ý thức phát huy lòng tự tôn dân tộc. Nếp nghĩ bài ngoại: ngược lại với sùng ngoại, lại tạo ra cách sống, cách nghĩ bảo thủ, trì trệ, lạc hậu... (Lưu ý: học sinh phải lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng minh) Khẳng định vấn đề, nêu nuy nghĩ và phương hướng cho bản thân. Cả hai nếp nghĩ (sùng ngoại, bài ngoại) đều cực đoan, làm cản trở sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Trong thời kì hội nhập, trong “mái nhà chung” thế giới, mồi người Việt Nam trong đó có học sinh, thế hệ tương lai của đất nước phái có ý thức phấn đấu học tập, hòa nhập một cách sâu rộng vào “mái nhà chung” ấy, đồng thời phải có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc mình. Đó chính là một trong những hành trang bước vào thế kỉ mới. Trích: loigiaihay.com
Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức - sùng, bác bỏ, tẩy chay, chê bai - bài các yếu tố bên ngoài - ngoại. Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu ngoại là các yếu tố nước ngoài. Giải thích câu nói: Thế kỉ mới: đặt trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của tác giả Vũ Khoan, đây là nhóm từ chí thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học công nghệ, của sự hội nhập toàn cầu... Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức (sùng), bác bỏ, tẩy chay, chê bai (bài) các yếu tố bên ngoài (ngoại). Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu “ngoại” là các yếu tố nước ngoài. Nội dung câu nói: khẳng định cẻ hai thái độ (sùng ngoại, bài ngoại) đều không thể chấp nhận được, vì cản trở sự phát triển của đất nước trong thời kì mới. Chứng minh: Thế kỉ mới (thế kỉ XXI) là thời kì đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế nữa “hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới” (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới). Bước chân vào thế kỉ mới đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội (hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa hoc, công nghệ...) nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách (trong đó có thử thách làm sao giữ được bản sắc, truyền thống dân tộc). Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức đã tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người. Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình hội nhập, gây nên rất nhiều hậu quả, có thể kể ra: Nếp nghĩ sùng ngoại: tạo ra nếp sống, cách nghĩ xa lạ với con người, dân tộc Việt Nam, dẫn đến một điều nguy hại: làm mất đi bản sắc, thui chột truyền thống dân tộc, không có ý thức phát huy lòng tự tôn dân tộc. Nếp nghĩ bài ngoại: ngược lại với sùng ngoại, lại tạo ra cách sống, cách nghĩ bảo thủ, trì trệ, lạc hậu... (Lưu ý: học sinh phải lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng minh) Khẳng định vấn đề, nêu nuy nghĩ và phương hướng cho bản thân. Cả hai nếp nghĩ (sùng ngoại, bài ngoại) đều cực đoan, làm cản trở sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Trong thời kì hội nhập, trong “mái nhà chung” thế giới, mồi người Việt Nam trong đó có học sinh, thế hệ tương lai của đất nước phái có ý thức phấn đấu học tập, hòa nhập một cách sâu rộng vào “mái nhà chung” ấy, đồng thời phải có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc mình. Đó chính là một trong những hành trang bước vào thế kỉ mới. Trích: loigiaihay.com