Vai trò của hoạt động và giao tiếp trong quá trình hình thành năng lực thiết kế thời trang1.Lý do chọn đề tàiCác bạn trẻ ngày nay đang đổ xô tìm đến các trung tâm đào tạo và rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong đó có kỹ năng hoạt động và giao tiếp. Hành trang cho bạn trẻ bước vào công việc, áp lực cuộc sống chính là những kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp bạn bè trong cuộc sống. Những nhà quản lý, những nhà kinh doanh trong quan hệ với đồng nghiệp, với đối tác thì kỹ năng giao tiếp, đầm phán là rất quan trọng. Tưởng như đơn giản, nhưng để có được những kỹ năng hoàn hảo đó không phải là dễ. Cần phải hiểu được bản chất và tầm quan trọng của các kỹ năng là điều trước tiên. Ông cha ta cùng từng nói: Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái trí và sự bang giao cho ta cái nghiệp. Không chỉ vậy, 1 trong 3 yêu cầu hàng đầu của nhà tuyển dụng ngày nay đó là giao tiếp tốt. Hiện nay, những người đi học nhận thấy, việc các bạn trẻ có điều kiện giao tiếp và tiếp xúc với môi trường thực tế còn quá ít. Việc quá chú trọng vào chuyên môn học tập của mình khiến tính năng động trong môi trường giao tiếp còn yếu, rất nhiều các bạn trẻ không biết cách bắt đầu một câu chuyện dù là đơn giản nhất. Không biết ứng xử và thể hiện thế mạnh của mình khi đứng trước nhà tuyển dụng. Có nhiều thất bại trong kinh doanh mà nguyên nhân nhiều là ở khâu giao tiếp. Bản thần em là sinh viên ngành thiết kế thời trang, em cũng nhận ra được tầm quan trọng và vai trò của hoạt động, giao tiếp trong quá trình học tập hiện nay và trong công việc tương lai. Vậy nên , em xin chọn đề tài : “Vai trò của hoạt động và giao tiếp trong quá trình hình thành năng lực thiết kế thời trang”2.Mục đích nghiên cứuNhằm tìm hiêu về vai trò của hoạt động giao tiếp trong quá trình hình thành năng lực thiết kế thời trang để trên cơ sở đó áp dụng vào thực tế đưa ra các biện pháp rèn luyện cho bản thânHệ thống hóa các quan điểm lý luận về hoạt động và giao tiếp Tìm hiểu về vai trò của hoạt động và giao tiếp trong thực tiễn Đề ra các biện pháp để rèn luyện bản thânB.NỘI DUNGChương I. Cơ sở lý luận1. Hoạt động1.1. Khái niệm hoạt độngCó nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động, tùy thuộc theo các góc độ xem xét mà những cách hiểu về hoạt động khác nhau : Dưới góc độ triết học : Hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể. Trong mối quan hệ đó, chủ thể là con người, khách thể là hiện thực khách quan. Ở góc độ này, hoạt động được xem là quá trình mà trong đó có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực là chủ thể và khách thể. Dưới góc độ sinh lý : Hoạt động là toàn bộ sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của cá nhân và xã hội. Dưới góc độ cấu trúc hoạt động : Hoạt động là toàn bộ hành động được thống nhất theo mục đích chung nhằm thực hiện một chức năng xã hội nào đó. Dưới góc độ tâm lý học : Xuất phát từ quan điểm cho rằng cuộc sống của con người là chuỗi những hoạt động, giao tiếp kế tiếp nhau, đan xen vào nhau, hoạt động được hiểu là phương thức tồn tại của con người trong thế giới.Theo đó, hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) với thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người. Trong mối quan hệ đó, có hai quá trình diễn ra : Quá trình đối tượng hóa (còn gọi là quá trình xuất tâm) : Là quá trình chuyển năng lực từ con người vào trong đối tượng, ghi dấu vết của con người vào sản phẩm lao động. Đây là quá trình xuất tâm, tâm lý của con người (chủ thể) được bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm. Nhờ vậy, chúng ta mới có thể tìm hiểu được tâm lý con người thông qua hoạt động của họ. Quá trình chủ thế hóa (còn gọi là quá trình nhập tâm) : Là quá trình con người phản ánh những thuộc tính của đối tượng, của công cụ lao động, phương tiện lao động, trong quá trình sử dụng để tạo ra và làm phong phú tâm lý, ý thức của bản thân mình thông qua quá trình chiếm lĩnh thế giới. Đây chính là quá trình chiếm lĩnh, lĩnh hội thế giới, là quá trình nhập tâm. Vì thế, người ta có thể nói tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan, nội dung tâm lý do thế giới khách quan quy định.Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý, ý thức của mình, hay nói khác đi, tâm lý, ý thức, nhân cách của con người được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động của họ.Hoạt động của con người bao gồm các quá trình con người tác động vào khách thể (sự vật, hiện tượng, tri thức,…) gọi chung là quá trình bên ngoài và quá trình tinh thần, trí tuệ hóa sự vật, hiện tượng, gọi chung là quá trình bên trong. Nghĩa là, trong hoạt động bao gồm cả hành vi lẫn tâm lý, cả công việc chân tay lẫn công việc trí óc. 1.2. Đặc điểm của hoạt động Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng, đối tượng của hoạt động là cái con người tác động vào nhằm thay đổi hoặc chiếm lĩnh nó; Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích, mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế giới (khách thể) và biến đổi bản thân con người (chủ thể); Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể, chủ thể là con người có ý thức tác động vào khách thể đối tượng của hoạt động, chủ thể hoạt động có thể do một hay nhiều người thực hiện; Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Con người tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lý ở trong đầu óc, qua việc sử dụng các công cụ lao động và ngôn ngữ.1.3. Các loại hoạt động Về phương diện cá thể :+ Hoạt động vui chơi : Là hình thức phản ánh đời sống sinh hoạt của người lớn ở trẻ em, là con đường để các em nhận thức thế giới.+ Hoạt động học tập : Là hoạt động có ý thức nhằm tiếp nhận tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.+ Hoạt động lao động : Là hoạt động có ý thức nhằm tạo ra những giá trị vật chất và giá trị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và xã hội.+ Hoạt động xã hội Về phương diện sản phẩm :+ Hoạt động thực tiễn : Là hoạt động hướng vào vật thể tạo ra sản phẩm vật chất.+ Hoạt động lý luận : Là hoạt động diễn ra với các hình ảnh, biểu tượng, khái niệm,…nhằm tạo ra sản phẩm tinh thần. Về phương diện đối tượng của hoạt động :+ Hoạt động nhận thức : Là hoạt động tinh thần, phản ánh thế giới khách quan nhưng không làm biến đổi các vật thể thực, quan hệ thực,…Ví dụ, hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học.+ Hoạt động biến đổi : Là những hoạt động hướng tới làm thay đổi hiện thực (thế giới tự nhiên, xã hội và con người). Đó là những hoạt động lao động, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động giáo dục,…+ Hoạt động định hướng giá trị : Là một loại hoạt động tinh thần, xác định ý nghĩa của thực tại với bản thân chủ thể, tạo ra phương hướng của hoạt động. Ví dụ, hoạt động xây dựng thang giá trị, hoạt động đánh giá, chọn lọc,…+ Hoạt động giao lưu (giao tiếp) : Là hoạt động thiết lập và vận hành mối quan hệ người – người.Tóm lại, con người có nhiều hoạt động. Mọi sự phân loại hoạt động chỉ có tính chất tương đối và các loại hoạt động của con người có quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau.1.4. Cấu trúc của hoạt động Có nhiều cách phân chia cấu trúc của hoạt động. Nhưng tóm lại, theo Leonchiev, cấu trúc vĩ mô của hoạt động gồm 6 thành tố và có mối quan hệ biện chứng với nhau :+ Phía chủ thể gồm 3 thành tố : Hoạt động, hành động và thao tác để tạo nên mặt kỹ thuật của hoạt động (gọi là đơn vị thao tác của hoạt động).+ Phía khách thể gồm 3 thành tố : Động cơ, mục đích, phương tiện để tạo nên mặt nội dung của hoạt động (gọi là đơn vị nội dung đối tượng của hoạt động). Sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng, giữa đơn vị thao tác và đơn vị nội dung đối tượng của hoạt động tạo ra sản phẩm của hoạt động (cả về phía khách thể, cả về phía chủ thể, gọi là sản phẩm kép). Trong cấu trúc này, cần nhấn mạnh tính độc lập tương đối và sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các thành tố, đặc biệt là yếu tố hành động – mục đích :+ Thứ nhất, một động cơ có thể được cụ thể hóa trong nhiều mục đích. Ngược lại, một mục đích có thể được thể hiện bở nhiều động cơ khác nhau. Do đó, một hoạt động được thực hiện bởi nhiều hành động khác nhau, và một hành động có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau.+ Thứ hai, một hoạt động sau khi đã thực hiện được động cơ thì trở thành một hành động cho hoạt động khác.+ Thứ ba, để đạt một mục đích, ta cần phải thực hiện một hành động. Mục đích đó có thể phát triển theo hai hướng :(a) Trở thành động cơ (khi mà mục đích không chỉ có chức năng hướng dẫn mà còn có cả chức năng kích thích, thúc đẩy), lúc này hành động biến thành hoạt động.(b) Trở thành phương tiện (khi mà mục đích đã được thực hiện và hành động kết thúc), lúc này hành động trở thành thao tác và có thể tham gia vào nhiều hành động khác nhau. Việc phát hiện ra cấu trúc của hoạt động và mối liên hệ biện chứng giữa các thành tố của nó có ý nghĩa rất lớn : Về mặt lý luận, các nhà tâm lý học đã tìm ra sự thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan, giữa đối tượng và chủ thể, đồng thời cũng khẳng định rằng, trong hoạt động bao giờ cũng chưa đựng nội dung tâm lý và tâm lý vận hành phát triển trong vận động. Về mặt thực tiễn, vận dụng cách hiểu về cơ cấu hoạt động được mô tả ở trên vào giáo dục cho ta thấy : hoạt động của học sinh là hoạt động có tổ chức, bắt đầu từ bên ngoài một cách vật chất có thể kiểm soát được. Do vây, giáo dục, về bản chất là hiện liên tục tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt động của học sinh.Mặt khác, nội dung tâm lý, nhân cách học sinh có nguồn gốc từ bên ngoài, được hình thành từ chính quá trình biến hình thức bên ngoài (nội dung đối tượng) thành hình thức bên trong. Quá trình đó chính là hoạt động của học sinh với tư cách là chủ thể của hoạt động có đối tượng. Vì vậy, trong giáo dục, dạy học phải chú trọng phát huy tính chủ thể của học sinh mà đặc trưng là tính tự giác, tích cực hoạt động.2. Giao tiếp2.1. Khái niệm giao tiếpGiao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi thông tin, biểu cảm, kích thích hành động và định hướng giá trị.Nói cách khác, giao tiếp là quá trình xác lập mối quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.Giao tiếp vừa mang tính chất xã hội, vừa mang tính chất cá nhân. Tính chất xã hội của giao tiếp được thể hiện ở chỗ, nó được nảy sinh, hình thành và phát triển trong xã hội và được sử dụng các phương tiện do con người làm ra, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tính cá nhân thể hiện ở nội dung, phạm vi, nhu cầu, phong cách, kỹ năng,…giao tiếp của mỗi người là khác nhau.2.2 Chức năng của giao tiếp Chức năng thông tin: Qua giao tiếp, con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp nhận thông tin. Thu thập và xử lý thông tin là con đường quan trọng để phát triển nhân cách. Chức năng cảm xúc : Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể. Vì vậy, giao tiếp là một trong những con đường hình thành nên tình cảm con người. Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau : Trong giao tiếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen,…của mình, do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau làm cơ sở đánh gí lẫn nhau. Điều này quan trọng hơn là trên cơ sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá của người khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình. Chức năng điều điều hành vi: Trên cơ sở nhận thức lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân, trong giao tiếp, mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình, cũng như có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định và hành động của chủ thể khác. Chức năng phối hợp hoạt động: Nhờ có quá trình giao tiếp, con người có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó nhằm đạt tới mục tiêu chung. Đây là một chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người.Bên cạnh đó cũng có thể phân loại chức năng giao tiếp thành : Chức năng tâm lý xã hội: Là nhu cầu của mọi xã hội loài người, đó là nhu cầu được tiếp xúc, trao đổi tâm tư, tình cảm giữa con người với con người,… Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách : Thông qua giao tiếp, con người tiếp thu các chuẩn mực xã hội từ người khác; có khả năng tự nhận xét, đánh giá người khác; đồng thời cũng có khả năng tự đánh giá, điều chỉnh nhận thức và hành vi của bản thân.Tóm lại, giao tiếp là quá trình quan hệ, tác động qua lại giữa con người và con người, trong đó con người trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức, đánh giá, điều chỉnh hành vi lẫn nhau, đồng thời tự điều chỉnh hành vi của mình.2.2. Phân loại giao tiếp Căn cứ vào khoảng cách giao tiếp:+ Giao tiếp trực tiếp : Đối mặt với nhau; Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt; Kết quả giao tiếp biết được ngay.+ Giao tiếp gián tiếp : Thực hiện thông qua người thứ 3 hoặc các vật trung gian (thư từ, điện tín,…); Kết quả giao tiếp không biết được ngay. Căn cứ vào thành phần những người tham gia vào giao tiếp :+ Giao tiếp giữa cá nhân với các cá nhân khác;+ Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm (giáo viên – học sinh của một lớp);+ Giao tiếp giữa nhóm này với nhóm khác. Căn cứ vào quy cách giao tiếp :+ Giao tiếp chính thức, là giao tiếp giữa hai hay một số người đang thể hiện chức trách nhất định ở một cơ quan hay công xưởng. Giao tiếp diễn ra theo một quy định, thể chế, chức trách. Các chủ thể phải tuân thủ một số yêu cầu xác định. Ví dụ, giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giao tiếp giữa các nguyên thủ quốc gia với nhau,…+ Giao tiếp không chính thức, là giap tiếp giữa hai một nhóm người dựa vào những hiểu biết về nhân cách của nhau. Không bị ràng buộc bởi các nghi thức, mà chủ dựa vào sự tự nguyện, tự giác, phụ thuộc nhu cầu, hứng thú, cảm xúc,…của chủ thể. Ví dụ, giao tiếp giữa các cá nhân trên một chuyến xe, hay cùng nhau xem đá bóng,… Căn cứ vào phương tiện giao tiếp :+ Giao tiếp phi ngôn ngữ : Thể hiện qua tư thế, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, tướng mạo, trang điểm, quần áo,…Sự kết hợp giữa các động tác khác nhau có thể thể hiện sắc thái tâm lý khác nhau.+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) : Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người bằng cách sử dụng những tín hiệu chung là từ và ngữ.+ Giao tiếp vật chất : Giao tiếp thông qua hành động với vật thể. Chương II. Cơ sở thực tiễn1.Vai trò của hoạt động và giao tiếp trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý của mỗi cá nhân1.1Vai trò của hoạt động Hoạt động đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý và nhân cách cá nhân thông qua hai quá trình:Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và phẩm chất tâm lý của mình tạo thành sản phẩm. Từ đó, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong quá trình tạo ra sản phẩm, hay còn đươc gọi là quá trình xuất tâm.Ví dụ: Khi thuyết trình một môn học nào đó thì người thuyết trình phải sử dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của mình về môn học đó để thuyết trình. Trong khi thuyết trình thì mỗi người lại có tâm lý khác nhau: người thì rất tự tin, nói to, mạch lạc, rõ ràng, logic; người thì run, lo sợ, nói nhỏ, không mạch lạc. Cho nên phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người mà bài thuyết trình đó sẽ đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu.Quá trình chủ thể hóa: Thông qua các hoạt động đó, con người, tiếp thu lấy tri thức, đúc rút được kinh nghiệm nhờ quá trình tác động vào đối tượng, hay còn được gọi là quá trình nhập tâm.Ví dụ: Sau lần thuyết trình lần đầu tiên thì cá nhân đó đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, và đã biết làm thế nào để có một bài thuyết trình đạt hiệu quả tốt. Nếu lần sau có cơ hội được thuyết trình thì sẽ phải chuẩn bị một tâm lý tốt, đó là: phải tư tin, nói to, rõ ràng, mạch lạc, logic, phải làm chủ được mình trước mọi người,… Hoạt động quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân. Sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo của từng thời kỳ.Ví dụ:• Giai đoạn tuổi nhà trẻ (12 tuổi) hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật: trẻ bắt trước các hành động sử dụng đồ vật, nhờ đó khám phá, tìm hiểu sự vật xung quanh.• Giai đoạn trưởng thành (1825 tuổi) hoạt động chủ đạo là lao động và học tập. Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống và công tác. Cần tạo môi trường thuận lợi để con người hoạt động.1.2. Vai trò của giao tiếpGiao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người khác thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn. Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau. Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm…của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp. Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng.Ví dụ: Khi một con người sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó sẽ có nhiều lông, không đi thẳng mà đi bằng 4 chân, ăn thịt sống, sẽ sợ người, sống ở trong hang và có những hành động, cách cư xử giống như tập tính của chó sói.Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi. Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của bản thân. Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người. Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người phải có một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp. Lớn lên con người phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra và quy định. Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo một quy định cụ thể, khoa học… không học tập tiếp xúc với mọi người thì sẽ không có nghề nghiệp theo đúng nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi người thì mới thành đạt trong cuộc sống. Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với nhau. Đó là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan trọng của con người là tiếng nói và ngôn ngữ. Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra. Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau.Ví dụ: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ và mọi người để được thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ, chăm sóc và được vui chơi,…Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội. Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực. Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội. Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được. Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội tiến bộ, con người tiến bộ. Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng, tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại,biết cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội.Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức.Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức. Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở người khác để xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận không. Trên cơ sở đó họ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau. Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội. Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác. Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình. Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội. Khi một cá nhân đã tự ý thức đươc thì khi ra xã hội họ thựờng nhìn nhận và so sánh mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm nào, để nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém. Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được xã hội chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay không. Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thìnhững cử chỉ và hành động của bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và hành động của con vật mà đã nuôi bản thân con người đó.Ví dụ:• Khi tham gia vào các hoạt động xã hội thì cá nhân nhận thức mình nên làm những gì và không nên làm những việc gì như: nên giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, tham gia vào các hoạt động tình nguyện, không được tham gia các tệ nạn xã hội, chỉ đươc phép tuyên truyền mọi người về tác hại của chúng đối với bản thân, gia đình và xã hội.• Hoặc khi tham dự một đám tang thì mọi người ý thức được rằng phải ăn mặc lịch sự, không nên cười đùa. Bên cạnh đó phải tỏ lòng thương tiết đối với người đã khuất và gia đình họ.=> Kết luận Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân. Cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp.“Sự phát triển của một các nhân phụ thuộc vào sự phát triển của các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp và gián tiếp”.2.Vai trò của hoạt động và giao tiếp trong quá trình hình thành năng lực thiết kế thời trangTrước tiên ta phải hiểu được: Thiết kế thời trang là một ngành mang nhiều tính sáng tạo , là nơi bạn có thể tự do thể hiện phong cách, gu thẩm mỹ, cái nhìn của bản thân mà không cần phải viết ra giấy hay nói thành lời.Kỹ năng giao tiếp trong ngành thiết kế thời trang: Nếu là con người sống với thời trang, hãy là một người năng động, nhanh nhạy và có khả năng giao tiếp tốt. Kỹ năng giao tiếp là một phần không thể thiếu trong tất cả mọi công việc nói chung cũng như trong ngành thiết kế thời trang nói riêng. Đặc biệt , đối với ngành thiết kế thì càng cần phải trau dồi những kiến thức cơ bản về kỹ năng hoạt động và giao tiếp.Khi làm việc trong ngành thiết kế thời trang, bạn sẽ có cơ hội làm việc với rất nhiều nhà tạo mẫu, thiết kế vải, phụ kiện…. khi đó nếu bạn không chuẩn bị kỹ năng giao tiếp tốt thì khả năng giao dịch đàm phán của bạn sẽ không tốt, nên sẽ khó hoàn thành công việc một cách hiệu quảKhi hoạt động trong ngành, bạn cần phải có khả năng tự quảng bá cho các mẫu thiết kế của mình và biết cách thương lượng với khách hàng. Tự vận hành công việc của một nhà thiết kế tự do cả về mặt tài chính và quản lý. Vậy để làm được điều đó thì khả năng giao tiếp và quan hệ với mọi người của bạn phải thực sự tốt.3.Biện pháp để rèn luyện kỹ năng hoạt động và giao tiếp đối với mỗi sinh viên hiện nayTrong thời đại hiện nay, kinh tế – xã hội đang phát triển mạnh và hội nhập với thế giới toàn cầu thì việc sinh viên trang bị cho bản thân kiến thức chuyên môn vững vàng là điều cần phải làm nhưng liệu rằng kiến thức chuyên môn thật tốt có mang lại thành công cho mỗi sinh viên khi ra trường? Bên cạnh những sinh viên ý thức được tầm quan trọng của giao tiếp và luôn rèn luyện, học hỏi, thậm chí tham gia các khóa đào tạo bên ngoài trường về kỹ năng giao tiếp thì một bộ phận không nhỏ sinh viên hầu như chưa chú tâm để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, chưa chuẩn bị cho mình hành trang trong cuộc sống hằng ngày và sau khi rời giảng đường đại học.Chính việc không ý thức về tầm quan trọng của giao tiếp đã khiến cho kỹ năng giao tiếp của sinh viên còn yếu, rất nhiều các bạn trẻ không biết cách bắt đầu một câu chuyện dù là đơn giản nhất, không biết ứng xử và thể hiện thế mạnh của mình khi đứng trước nhà tuyển dụng hay viết một lá đơn xin việc như thế nào. Từ đó, chính các bạn đã không trình bày được ý tưởng, kinh nghiệm, cũng như năng lực,…một cách hiệu quả trước người khác. Vậy kỹ năng giao tiếp có thực sự cần thiết, quan trọng đối với mỗi sinh viên và làm thế nào để phát triển kỹ năng giao tiếp?Ngôn ngữ cơ thể Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn trực tiếp. Thông thường, bạn có thể biết điều người kia đang cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thểNói ra suy nghĩỞ những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình huống từ xấu thành tồi tệ. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ thì nên nói ra.Đào sâuTrong một mối quan hệ, giao tiếp rõ ràng rất cần thiết để tiến hành mọi việc. Mối ràng buộc giữa hai bạn có thể nhanh chóng trở nên gay gắt, trừ phi bạn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Nếu không biết rõ cái gì đang khiến hai bạn khó chịu, cả hai rất dễ hiểu nhầm, thậm chí là oán giận lẫn nhau.Đừng bao giờ giữ riêng vấn đề chung nào cho riêng mình, hãy cởi mở, chia sẻ cho dù có thể làm hai bạn cãi nhau một chút. Chỉ đến khi nào vấn đề được giải quyết, bạn mới vui vẻ và thoải mái. Và cũng không có cách nào xử lý trừ phi bạn cho người kia biết đó là vấn đề cần quan tâm.Rành mạch, dễ hiểuTrên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung. Thực tế, nó thường không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói. Tất cả những sự phức tạp, rắc rối có thể được đá bung từ một nỗi sợ hãi phản ứng xấu tới việc chọn sai thời điểm để nói ra. Bất kể trường hợp nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại để đảm bảo hai bạn đều cùng một điểm xuất phát của vấn đề. Dưới đây là những kỹ năng cần có để giúp bạn trở thành một người giao tiếp tốt:Kỹ năng quan sát và kỹ năng lắng ngheTheo ông Brian Steel, khi giao tiếp với ai đó thuộc nền văn hóa khác, việc đầu tiên bạn cần thực hiện đó là thể hiện khả năng quan sát của mình. Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ, cách họ cư xử, giao tiếp với bạn và cố gắng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cách ứng xử cho phù hợp. Mối quan hệ sẽ dần được thiết lập khi giữa bạn và đối tượng có sự đồng điệu.Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 25% đến 50% những gì họ nghe thấy. Điều đó có nghĩa là khi bạn nói chuyện với sếp, với đồng nghiệp hay khách hàng, họ chỉ có thể nhớ chưa đầy một nửa những gì đã nghe.Không phải là chúng ta có trí nhớ kém mà đúng hơn là đa số chúng ta thường không lắng nghe. Thêm vào đó, sự đa dạng văn hóa trong giao tiếp ngày nay càng khiến cho việc lắng nghe trở nên khó khăn hơnTôn trọng những điểm khác nhauKhi giao tiếp với một đối tượng, bạn cần phải tôn trọng sự khác biệt. Tôn trọng sự khác biệt không chỉ là tôn trọng nền văn hóa khác mà cả sự tôn trọng cá nhân. Vì trong cùng một đất nước nhưng mỗi người sẽ có một cách ứng xử riêng biệt. Họ có thể giao tiếp với bạn bằng chính bản sắc cá nhân, tín ngưỡng của họ.Gặp nhau ở điểm giữaThỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người ấy. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải phápXem xét lại quyết địnhĐặt cách giải quyết của bạn vào thực tế rồi xem mọi việc diễn ra thế nào. Hãy quan sát thật ký để điều chỉnh nếu cần thiết. Với thực hành cộng với kinh nghiệm, bạn sẽ nhận thấy những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp đôi lứa sẽ trở thành bản tính thứ hai. Từ việc chọn một bộ phim vào tối thứ Sáu để cảm thấy bạn có vẻ cần nhiều không gian cho sự lãng mạn được thăng hoa, nó đồng nghĩa với việc bạn có trách nhiệm đối với bất kỳ tình huống nào và cùng nhau tìm kiếm kết quả tích cực.C.PHẦN KẾT LUẬN Thông qua việc tìm hiểu: “ Vai trò của hoạt động và giao tiếp trong quá trình hình thành năng lực thiết kế thời trang” , em nhận thấy rằng hoạt động và giao tiếp có vai trò rât quan trọng trong cuộc sống của con người.Đối với riêng cá nhân em, là sinh viên năm……. Trường……….. môi trường đòi hỏi cần có sự năng động ham học hỏi , hình thành kỹ năng làm việc nhóm, thì hoạt động giao tiếp sẽ góp phần quan trọng trong thành công của em . Muốn trở thành người thành đạt và làm đúng nghề mình theo học thì em còn phải cố gắng rất nhiều , cần phải rèn luyện kỹ năng hoạt động giao tiếp ngay từ bây giờ để có hành trang tốt cho tương lai sau này.D.TÀI LIỆU THAM KHẢOGiáo trình tâm lý học đại cương NXB CAND .Chủ biên: Thạc sĩ Đặng Thanh Nga Giáo trình tâm lý học NXB CAND. Giáo trình tâm lý học đại cương NXB Đại học Sư phạm HN. Chủ biên Nguyễn Quang Uẩn Giáo trình Tâm lí học Đại cương NXB: Đại học Sư phạm Hà Nội. Chủ biên : Nguyễn Xuân Thức
Trang 1MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU
1 Lý do
2 Mục đích nghiên cứu
B NỘI DUNG
Chương I Cơ sở lý luận
1 Hoạt động
1.1 Khái niệm hoạt động 1.2 Đặc điểm của hoạt đông 1.3 Các loại hoạt động 1.4 Cấu trúc của hoạt động
2 Giao tiếp
2.1 Khái niệm 2.2 Chức năng 2.3 Phân loại
Chương II Cơ sở thực tiễn
1 Vai trò của hoạt động và giao tiếp trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý và năng lực của mỗi cá nhân
1.1 Vai trò của hoạt động 1.2 Vai trò của giao tiếp
2 Vai trò của hoạt động và giao tiếp trong quá trình hình thành năng lực
thiết kế thời trang
Trang 23 Biện pháp để rèn luyện
C KẾT LUẬN
D TÀI LIỆU THAM KHẢO
A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Các bạn trẻ ngày nay đang đổ xô tìm đến các trung tâm đào tạo và rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong đó có kỹ năng hoạt động và giao tiếp Hành trang cho bạn trẻ bước vào công việc, áp lực cuộc sống chính là những kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp bạn bè trong cuộc sống Những nhà quản lý, những nhà kinh doanh trong quan hệ với đồng nghiệp, với đối tác thì kỹ năng giao tiếp, đầm phán là rất quan trọng Tưởng như đơn giản, nhưng để có được những kỹ năng hoàn hảo đó không phải là dễ Cần phải hiểu được bản chất và tầm quan trọng của các kỹ năng là điều trước tiên Ông cha ta cùng từng nói:
"Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái trí và sự bang giao cho ta cái nghiệp" Không chỉ vậy, 1 trong 3 yêu cầu hàng đầu của nhà tuyển dụng ngày nay đó là giao tiếp tốt Hiện nay, những người đi học nhận thấy, việc các bạn trẻ có điều kiện giao tiếp và tiếp xúc với môi trường thực tế còn quá ít Việc quá chú trọng vào chuyên môn học tập của mình khiến tính năng động trong môi trường giao tiếp còn yếu, rất nhiều các bạn trẻ không biết cách bắt đầu một câu chuyện dù là đơn giản nhất Không biết ứng xử và thể hiện thế mạnh của mình khi đứng trước nhà tuyển dụng Có nhiều thất bại trong kinh doanh mà nguyên nhân nhiều là ở khâu giao tiếp Bản thần em là sinh viên ngành thiết kế thời trang,
em cũng nhận ra được tầm quan trọng và vai trò của hoạt động, giao tiếp trong quá trình học tập hiện nay và trong công việc tương lai Vậy nên , em xin chọn đề tài : “Vai trò của hoạt động và giao tiếp trong quá trình hình thành năng lực thiết kế thời trang”
Trang 32 Mục đích nghiên cứu
-Nhằm tìm hiêu về vai trò của hoạt động giao tiếp trong quá trình hình thành năng lực thiết kế thời trang để trên cơ sở đó áp dụng vào thực tế đưa ra các biện pháp rèn luyện cho bản thân
-Hệ thống hóa các quan điểm lý luận về hoạt động và giao tiếp
- Tìm hiểu về vai trò của hoạt động và giao tiếp trong thực tiễn
-Đề ra các biện pháp để rèn luyện bản thân
B NỘI DUNG Chương I Cơ sở lý luận
1 Hoạt động
1.1 Khái niệm hoạt động
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động, tùy thuộc theo các góc độ xem xét mà những cách hiểu về hoạt động khác nhau :
- Dưới góc độ triết học : Hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể Trong mối quan hệ đó, chủ thể là con người, khách thể là hiện thực khách quan Ở góc độ này, hoạt động được xem là quá trình mà trong đó có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực là chủ thể và khách thể
- Dưới góc độ sinh lý : Hoạt động là toàn bộ sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ
bắp khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của cá nhân
và xã hội
- Dưới góc độ cấu trúc hoạt động : Hoạt động là toàn bộ hành động được thống nhất
theo mục đích chung nhằm thực hiện một chức năng xã hội nào đó
Trang 4- Dưới góc độ tâm lý học : Xuất phát từ quan điểm cho rằng cuộc sống của con người
là chuỗi những hoạt động, giao tiếp kế tiếp nhau, đan xen vào nhau, hoạt động được hiểu
là phương thức tồn tại của con người trong thế giới
Theo đó, hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) với thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người Trong mối quan hệ đó, có hai quá trình diễn ra :
* Quá trình đối tượng hóa (còn gọi là quá trình xuất tâm) : Là quá trình chuyển năng
lực từ con người vào trong đối tượng, ghi dấu vết của con người vào sản phẩm lao động Đây là quá trình xuất tâm, tâm lý của con người (chủ thể) được bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm Nhờ vậy, chúng ta mới có thể tìm hiểu được tâm lý con người thông qua hoạt động của họ
* Quá trình chủ thế hóa (còn gọi là quá trình nhập tâm) : Là quá trình con người phản
ánh những thuộc tính của đối tượng, của công cụ lao động, phương tiện lao động, trong quá trình sử dụng để tạo ra và làm phong phú tâm lý, ý thức của bản thân mình thông qua quá trình chiếm lĩnh thế giới Đây chính là quá trình chiếm lĩnh, lĩnh hội thế giới, là quá trình nhập tâm Vì thế, người ta có thể nói tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan, nội dung tâm lý do thế giới khách quan quy định
Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý, ý thức của mình, hay nói khác đi, tâm lý, ý thức, nhân cách của con người được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động của họ
Hoạt động của con người bao gồm các quá trình con người tác động vào khách thể (sự vật, hiện tượng, tri thức,…) gọi chung là quá trình bên ngoài và quá trình tinh thần, trí tuệ hóa sự vật, hiện tượng, gọi chung là quá trình bên trong Nghĩa là, trong hoạt động bao gồm cả hành vi lẫn tâm lý, cả công việc chân tay lẫn công việc trí óc
1.2 Đặc điểm của hoạt động
- Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng, đối tượng của hoạt động là cái con người tác động vào nhằm thay đổi hoặc chiếm lĩnh nó;
- Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích, mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế giới (khách thể) và biến đổi bản thân con người (chủ thể);
Trang 5- Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể, chủ thể là con người có ý thức tác động vào khách thể - đối tượng của hoạt động, chủ thể hoạt động có thể do một hay nhiều người thực hiện;
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp Con người tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lý ở trong đầu óc, qua việc sử dụng các công cụ lao động và ngôn ngữ
1.3 Các loại hoạt động
- Về phương diện cá thể :
+ Hoạt động vui chơi : Là hình thức phản ánh đời sống sinh hoạt của người lớn ở trẻ
em, là con đường để các em nhận thức thế giới
+ Hoạt động học tập : Là hoạt động có ý thức nhằm tiếp nhận tri thức, kỹ năng, kỹ xảo + Hoạt động lao động : Là hoạt động có ý thức nhằm tạo ra những giá trị vật chất và giá trị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và xã hội
+ Hoạt động xã hội
- Về phương diện sản phẩm :
+ Hoạt động thực tiễn : Là hoạt động hướng vào vật thể tạo ra sản phẩm vật chất + Hoạt động lý luận : Là hoạt động diễn ra với các hình ảnh, biểu tượng, khái niệm,… nhằm tạo ra sản phẩm tinh thần
- Về phương diện đối tượng của hoạt động :
+ Hoạt động nhận thức : Là hoạt động tinh thần, phản ánh thế giới khách quan nhưng không làm biến đổi các vật thể thực, quan hệ thực,…Ví dụ, hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học
+ Hoạt động biến đổi : Là những hoạt động hướng tới làm thay đổi hiện thực (thế giới
tự nhiên, xã hội và con người) Đó là những hoạt động lao động, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động giáo dục,…
+ Hoạt động định hướng giá trị : Là một loại hoạt động tinh thần, xác định ý nghĩa của thực tại với bản thân chủ thể, tạo ra phương hướng của hoạt động Ví dụ, hoạt động xây dựng thang giá trị, hoạt động đánh giá, chọn lọc,…
+ Hoạt động giao lưu (giao tiếp) : Là hoạt động thiết lập và vận hành mối quan hệ người – người
Trang 6Tóm lại, con người có nhiều hoạt động Mọi sự phân loại hoạt động chỉ có tính chất tương đối và các loại hoạt động của con người có quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau
1.4 Cấu trúc của hoạt động
- Có nhiều cách phân chia cấu trúc của hoạt động Nhưng tóm lại, theo Leonchiev, cấu trúc vĩ mô của hoạt động gồm 6 thành tố và có mối quan hệ biện chứng với nhau :
+ Phía chủ thể gồm 3 thành tố : Hoạt động, hành động và thao tác để tạo nên mặt kỹ
thuật của hoạt động (gọi là đơn vị thao tác của hoạt động)
+ Phía khách thể gồm 3 thành tố : Động cơ, mục đích, phương tiện để tạo nên mặt nội
dung của hoạt động (gọi là đơn vị nội dung đối tượng của hoạt động)
- Sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng, giữa đơn vị thao tác và đơn vị nội dung đối tượng của hoạt động tạo ra sản phẩm của hoạt động (cả về phía khách thể, cả về phía chủ thể, gọi là sản phẩm kép)
Trong cấu trúc này, cần nhấn mạnh tính độc lập tương đối và sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các thành tố, đặc biệt là yếu tố hành động – mục đích :
+ Thứ nhất, một động cơ có thể được cụ thể hóa trong nhiều mục đích Ngược lại, một mục đích có thể được thể hiện bở nhiều động cơ khác nhau Do đó, một hoạt động được thực hiện bởi nhiều hành động khác nhau, và một hành động có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau
+ Thứ hai, một hoạt động sau khi đã thực hiện được động cơ thì trở thành một hành động cho hoạt động khác
+ Thứ ba, để đạt một mục đích, ta cần phải thực hiện một hành động Mục đích đó có thể phát triển theo hai hướng :
(a) Trở thành động cơ (khi mà mục đích không chỉ có chức năng hướng dẫn mà còn có
cả chức năng kích thích, thúc đẩy), lúc này hành động biến thành hoạt động
(b) Trở thành phương tiện (khi mà mục đích đã được thực hiện và hành động kết thúc), lúc này hành động trở thành thao tác và có thể tham gia vào nhiều hành động khác nhau
* Việc phát hiện ra cấu trúc của hoạt động và mối liên hệ biện chứng giữa các thành
tố của nó có ý nghĩa rất lớn :
Trang 7- Về mặt lý luận, các nhà tâm lý học đã tìm ra sự thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan, giữa đối tượng và chủ thể, đồng thời cũng khẳng định rằng, trong hoạt động bao giờ cũng chưa đựng nội dung tâm lý và tâm lý vận hành phát triển trong vận động
- Về mặt thực tiễn, vận dụng cách hiểu về cơ cấu hoạt động được mô tả ở trên vào giáo dục cho ta thấy : hoạt động của học sinh là hoạt động có tổ chức, bắt đầu từ bên ngoài một cách vật chất có thể kiểm soát được Do vây, giáo dục, về bản chất là hiện liên tục tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt động của học sinh
Mặt khác, nội dung tâm lý, nhân cách học sinh có nguồn gốc từ bên ngoài, được hình thành từ chính quá trình biến hình thức bên ngoài (nội dung đối tượng) thành hình thức bên trong Quá trình đó chính là hoạt động của học sinh với tư cách là chủ thể của hoạt động có đối tượng Vì vậy, trong giáo dục, dạy học phải chú trọng phát huy tính chủ thể của học sinh mà đặc trưng là tính tự giác, tích cực hoạt động
2 Giao tiếp
2.1 Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi thông tin, biểu cảm, kích thích hành động và định hướng giá trị
Nói cách khác, giao tiếp là quá trình xác lập mối quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Giao tiếp vừa mang tính chất xã hội, vừa mang tính chất cá nhân Tính chất xã hội của giao tiếp được thể hiện ở chỗ, nó được nảy sinh, hình thành và phát triển trong xã hội và được sử dụng các phương tiện do con người làm ra, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Tính cá nhân thể hiện ở nội dung, phạm vi, nhu cầu, phong cách, kỹ năng,…giao tiếp của mỗi người là khác nhau
2.2 Chức năng của giao tiếp
- Chức năng thông tin: Qua giao tiếp, con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh
nghiệm với nhau Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp nhận thông tin Thu thập và xử lý thông tin là con đường quan trọng để phát triển nhân cách
Trang 8- Chức năng cảm xúc : Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn
tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể Vì vậy, giao tiếp là một trong những con đường hình thành nên tình cảm con người
- Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau : Trong giao tiếp, mỗi chủ thể
tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen,…của mình, do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau làm cơ sở đánh gí lẫn nhau Điều này quan trọng hơn là trên cơ
sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá của người khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình
- Chức năng điều điều hành vi: Trên cơ sở nhận thức lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau và tự
đánh giá được bản thân, trong giao tiếp, mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình, cũng như có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định và hành động của chủ thể khác
- Chức năng phối hợp hoạt động: Nhờ có quá trình giao tiếp, con người có thể phối
hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó nhằm đạt tới mục tiêu chung Đây là một chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người
Bên cạnh đó cũng có thể phân loại chức năng giao tiếp thành :
- Chức năng tâm lý xã hội: Là nhu cầu của mọi xã hội loài người, đó là nhu cầu được
tiếp xúc, trao đổi tâm tư, tình cảm giữa con người với con người,…
- Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách : Thông qua giao tiếp, con người tiếp
thu các chuẩn mực xã hội từ người khác; có khả năng tự nhận xét, đánh giá người khác; đồng thời cũng có khả năng tự đánh giá, điều chỉnh nhận thức và hành vi của bản thân Tóm lại, giao tiếp là quá trình quan hệ, tác động qua lại giữa con người và con người, trong đó con người trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức, đánh giá, điều chỉnh hành vi lẫn nhau, đồng thời tự điều chỉnh hành vi của mình
2.2 Phân loại giao tiếp
- Căn cứ vào khoảng cách giao tiếp:
+ Giao tiếp trực tiếp : Đối mặt với nhau; Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt;
Kết quả giao tiếp biết được ngay
Trang 9+ Giao tiếp gián tiếp : Thực hiện thông qua người thứ 3 hoặc các vật trung gian (thư
từ, điện tín,…); Kết quả giao tiếp không biết được ngay
- Căn cứ vào thành phần những người tham gia vào giao tiếp :
+ Giao tiếp giữa cá nhân với các cá nhân khác;
+ Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm (giáo viên – học sinh của một lớp);
+ Giao tiếp giữa nhóm này với nhóm khác
- Căn cứ vào quy cách giao tiếp :
+ Giao tiếp chính thức, là giao tiếp giữa hai hay một số người đang thể hiện chức trách nhất định ở một cơ quan hay công xưởng Giao tiếp diễn ra theo một quy định, thể chế, chức trách Các chủ thể phải tuân thủ một số yêu cầu xác định Ví dụ, giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giao tiếp giữa các nguyên thủ quốc gia với nhau,…
+ Giao tiếp không chính thức, là giap tiếp giữa hai một nhóm người dựa vào những hiểu biết về nhân cách của nhau Không bị ràng buộc bởi các nghi thức, mà chủ dựa vào
sự tự nguyện, tự giác, phụ thuộc nhu cầu, hứng thú, cảm xúc,…của chủ thể Ví dụ, giao tiếp giữa các cá nhân trên một chuyến xe, hay cùng nhau xem đá bóng,…
- Căn cứ vào phương tiện giao tiếp :
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ : Thể hiện qua tư thế, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, tướng mạo, trang điểm, quần áo,…Sự kết hợp giữa các động tác khác nhau có thể thể hiện sắc thái tâm lý khác nhau
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) : Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người bằng cách sử dụng những tín hiệu chung là từ và ngữ
+ Giao tiếp vật chất : Giao tiếp thông qua hành động với vật thể
Chương II Cơ sở thực tiễn
1 Vai trò của hoạt động và giao tiếp trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý của mỗi cá nhân
1.1 Vai trò của hoạt động
Trang 10Hoạt động đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý và nhân cách cá nhân thông qua hai quá trình:
Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và phẩm chất tâm lý của mình tạo
thành sản phẩm Từ đó, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong quá trình tạo ra sản phẩm, hay còn đươc gọi là quá trình xuất tâm
Ví dụ: Khi thuyết trình một môn học nào đó thì người thuyết trình phải sử dụng kiến
thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của mình về môn học đó để thuyết trình Trong khi thuyết trình thì mỗi người lại có tâm lý khác nhau: người thì rất tự tin, nói to, mạch lạc, rõ ràng, logic; người thì run, lo sợ, nói nhỏ, không mạch lạc Cho nên phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người mà bài thuyết trình đó sẽ đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu
Quá trình chủ thể hóa: Thông qua các hoạt động đó, con người, tiếp thu lấy tri thức, đúc
rút được kinh nghiệm nhờ quá trình tác động vào đối tượng, hay còn được gọi là quá trình nhập tâm
Ví dụ: Sau lần thuyết trình lần đầu tiên thì cá nhân đó đã rút ra được rất nhiều kinh
nghiệm cho bản thân, và đã biết làm thế nào để có một bài thuyết trình đạt hiệu quả tốt Nếu lần sau có cơ hội được thuyết trình thì sẽ phải chuẩn bị một tâm lý tốt, đó là: phải tư tin, nói to, rõ ràng, mạch lạc, logic, phải làm chủ được mình trước mọi người,…
- Hoạt động quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân
- Sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo của từng thời kỳ
Ví dụ:
• Giai đoạn tuổi nhà trẻ (1-2 tuổi) hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật: trẻ bắt trước các hành động sử dụng đồ vật, nhờ đó khám phá, tìm hiểu sự vật xung quanh
• Giai đoạn trưởng thành (18-25 tuổi) hoạt động chủ đạo là lao động và học tập
- Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống và công tác
- Cần tạo môi trường thuận lợi để con người hoạt động