LỜI MỞ ĐẦUNếu như kỷ nguyên phát triển của những nước phương Tây được bắt đầu từ thế kỷ thứ XVIII - khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra ở Anh, thì ởChâu Á, những nă
Trang 1z
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Nếu như kỷ nguyên phát triển của những nước phương Tây được bắt đầu từ thế
kỷ thứ XVIII - khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra ở Anh, thì ởChâu Á, những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển thần kỳcủa nhiều quốc gia và nền kinh tế mà chúng ta thường biết đến với tên gọi “ các nềnkinh tế mới nổi – emerging economies” Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi thuộckhu vực Đông Nam Á đã có những sự tăng trưởng liên tục từ sau Đổi Mới năm 1986,
và nhất là từ những năm đầu thế kỷ XXI Theo đánh giá của các tổ chức kinh tế, ViệtNam là một trong những nền kinh tế mới nổi đáng chú ý nhất bởi sở hữu những lợi thế
to lớn như dân số trẻ, nền kinh tế năng động Trong 20 năm từ 1991-2010, tốc độ tăngtrưởng GDP trung bình hằng năm của Việt Nam đạt khoảng 7.5%/năm, là một trongnhững quốc gia có tăng trưởng nhanh nhất thế giới Tuy nhiên từ đây, Việt Nam cũngđang phải đối mặt với những thách thức của tăng trưởng với tốc độ quá nhanh, đượcgọi tắt là “tăng trưởng nóng” Những thách thức này bao gồm cư sở hạ tầng kém pháttriển, mức độ chuyên môn hoá và khả năng cạnh tranh kém, trình độ khoa học kỹ thuật
và công nghệ cũng như lực lượng lao động không theo kịp tốc độ phát triển Hơn nữa,
sự phát triển quá nhanh chóng và bùng nổ này cũng gây ra nhiều hệ luỵ đối với môitrường, xã hội Việt Nam đặc biệt là vấn đề phát triển con người
Xuất phát từ thực tế đó, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Tăngtrưởng nóng và những hệ luỵ ở Việt Nam” để nhằm nghiên cứu, đi sâu hơn tìm hiểu vềvấn đề gây tranh cãi này, đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về những tác động của tăngtrưởng nóng tới các khía cạnh kinh tế - xã hội – môi trường – con người Việt Nam để
từ đó tìm ra một lối đi phù hợp hơn cho chặng đường đưa Việt Nam phát triển đi lên
Bài tiểu luận được bố cục theo 4 phần chính Phần một sẽ là những lý thuyết vềtăng trưởng, “tăng trưởng nóng” và những chỉ số đánh giá Phần hai sẽ giới thiệu vàtrình bày những biểu hiện và nguyên nhân cụ thể của hiện tượng “tăng trưởng nóng” ởViệt Nam Ở phần tiếp theo cũng là phần quan trọng nhất của bài tiểu luận sẽ là phầnđánh giá tác động của hiện tượng này Phần cuối cùng sẽ là hướng đi cho Việt Namtrong giai đoạn tới để hướng đến xây dựng một quốc gia phát triển trên nhiều lĩnh vực
Trang 4Do quá trình chuẩn bị, thu thập tìm kiếm tài liệu và thực hiện tiểu luận là khôngdài và do còn ít kinh nghiệm nên bài tiểu luận của chúng tôi không tránh khỏi nhữngthiết xót Nhóm thực hiện rất mong nhận được sự góp ý từ cô giáo và các bạn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN
Trang 6MỤC LỤC
Trang 7PHẦN NỘI DUNG
1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG
2 Khái niệm, quan điểm về tăng trưởng.
2.1.1 Khái niệm tăng trưởng.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảngthời gian nhất định (thường là một năm) Thu nhập của nền kinh tế phụ thuộc phần lớnvào những gì nền kinh tế đó sản xuất được Do đó, tăng trưởng kinh tế thường đượchiểu là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI)của quốc gia hay nền kinh tế đó trong một khoảng thời gian nhất định
2.1.2 Các quan điểm về tăng trưởng.
• Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế.
Trường phái cổ điển thể hiện quan điểm về tăng trưởng kinh tế qua ba học giảchính là Adam Smith, Thomas R Malthus và David Ricardo
Theo Adam Smith, có 2 yếu tố tác động đến tăng trưởng là lao động, tích lũyvốn Người lao động là người trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất nhằm tạo
ra của cải cho xã hội tích lũy vốn chính là động lực của tăng trưởng, việc tích lũy vốnthông qua tiết kiệm và tiêu dùng hạn chế của nhà tư bản sẽ giúp nâng cao năng suất vàtạo thêm nhiều việc làm cho xã hội
Theo David Ricardo, có 3 yếu tố tác động đến tăng trưởng là lao động , vốn, tàinguyên thiên nhiên Tài nguyên là yếu tố có điểm dừng, chính vì vậy mà sản xuất nôngnghiệp có hiệu quả giảm theo quy mô dẫn đến tăng trưởng nền kinh tế bị giới hạn và
sẽ đi đến chỗ bế tắc Vì vậy cần phải phát triển công nghiệp, cũng như đẩy mạnh xuấtkhẩu hàng công nghiệp để cải thiện tăng trưởng của nền kinh tế
Theo Malthus, Thu nhập và dân số là các yếu tố tác động tiêu cực tới tăngtrưởng dân số Động lực của tăng trưởng dân số là việc giảm thiếu dân số cũng nhưgiảm tỉ lệ tăng dân số Malthus cho rằng cần có chiến tranh hoặc dịch bệnh, hoặc cầncác biện pháp như lao động quá sức, nạn đói để giảm thiểu dân số
• Mô hình của K.Marx về tăng trưởng kinh tế
Theo K.Marx, các yếu tố tác động đến tăng trưởng là đất đai, lao động, vốn, tiến
bộ kĩ thuật Vốn tăng đất đai và cải tiến kĩ thuật mở rộng sản xuất, lao động tạo ra giátrị thặng dư nhiều hơn Động lực của tăng trưởng là việc làm tăng giá trị thặng dư,
Trang 8nâng cao năng suất lao động bằng cải tiến kĩ thuật Phương pháp cuối cùng hiệu quảnhất nên để tăng gía trị thặng dư thì nhà tư bản dựa vào cải tiến kĩ thuật.
• Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế.
Theo Marshall, Các yếu tố tác động đến tăng trưởng: Vốn, lao động, tài nguyênthiên nhiên và khoa học - công nghệ Vốn có thể thay thế được nhân công; Trong điềukiện thị trường cạnh tranh, khi nền kinh tế có biến động thì sự linh hoạt về giá cả vàtiền công là nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vị trí sản lượng tiềm năng vớiviệc sử dụng hết nguồn lao động.Tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự pháttriển kinh tế
• Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế
Theo Keynes, Các yếu tố tác động đến tăng trưởng là tiêu dùng và đầu tư Khithu nhập tăng làm tiêu dùng tăng, song tiêu dùng tăng chậm hơn thu nhập nên tiếtkiệm có xu hướng tăng nhanh hơn gây ra suy giảm tăng trưởng
Gia tăng đầu tư làm tăng cầu lao động và tư liệu sản suất, do đó tăng việc làm
và kéo theo là tăng trưởng kinh tế
• Quan điểm về tăng trưởng kinh tế hiện đại
Theo Paul Samuelson, Các yếu tố tác động đến tăng trưởng: Lao động (L), vốn(K), tài nguyên thiên nhiên (R), (T) …Các yếu tố kết hợp với nhau theo tỷ lệ linh hoạt.Động lực tăng trưởng của thị trường đó là lợi nhuận
3 Tăng trưởng nóng và các tiêu chuẩn đánh giá
3.1.1 Khái niệm tăng trưởng nóng.
Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm mang tính quy chuẩn về “Tăng trưởngnóng”, tuy nhiên khái niệm này lại được dùng rất phổ biến khi đánh giá về tình hìnhkinh tế trên thế giới Nhìn chung, Tăng trưởng nóng phản ánh tình hình tăng trưởngkinh tế với tốc độ rất nhanh, trên 2 con số, sự tăng trưởng tương đối cao so với tìnhtrạng kinh tế của nước đó, thường xảy ra ở nhóm nước đang phát triển Sự tăng trưởngnóng là sự tăng trưởng kinh tế do quy mô chứ không phải do năng suất, diễn ra trongthời gian ngắn, đột ngột, vượt ra khỏi khả năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhànước, tiềm ẩn yếu tố khủng hoảng
Vậy làm sao để biết một nền kinh tế là tăng trưởng nóng hay không? Dưới đâyxin trình bày một số thước đo thường dùng để đánh giá được đưa ra bởi những chuyêngia thông qua nhiều kênh khác nhau
3.1.2 Các thước đo đánh giá tăng trưởng nóng.
Trang 9Trước hết cũng phải nói rằng, cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống tiêu chuẩnnào để đánh giá chính xác tăng trưởng nóng, mà chỉ dừng lại ở các thước đo để nhậnbiết một nền kinh tế có phải tăng trưởng nóng hay không Năm 2011, The Economist –một ấn bản tin tức kinh tế lớn và uy tín đã đưa ra danh sách các nền kinh tế tăngtrưởng nóng dựa trên 6 chỉ số khác nhau Các chỉ số sau đó được cộng tổng lại để tính
ra một chỉ số nói chung Mức 100 cho thấy nền kinh tế đó tăng trưởng quá nóng, tínhvới tất cả các chỉ số (Xem hình 1)
Chỉ số đầu tiên là lạm phát, được tính bằng biến động giá tiêu dùng (%) so
trong vòng một năm qua Lạm phát tại các nước mới nổi tăng nhanh hơn so với cácnước phát triển Đến tháng 5/2011, lạm phát tại các nước này trung bình ở mức 6,7% Các quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nóng đều có tỉ lệ lạm phát cao
Thứ hai, Economist so sánh tốc độ tăng trưởng GDP trung bình từ năm 2007
với tốc độ tăng trưởng của 10 năm trước đó GDP của Achentina, Braxin, Ấn Độ vàIndonexia đã tăng trưởng cao hơn xu thế dài hạn nhưng tại Hungary, cộng hòa Séc,Nga, Nam Phi lại dưới xu thế này Tăng trưởng GDP của Trung Quốc cũng thấp hơn
so với xu thế
Thứ ba, thị trường lao động đóng vai trò quan trọng trong tính toán về các nền
kinh tế Nhờ các biện pháp cải cách, tiềm năng tăng trưởng GDP của một nước có thểtăng dần qua thời gian Tuy nhiên, khi tình hình thị trường lao động còn nhiều khókhăn, nền kinh tế của một số nước đang tăng trưởng quá nhanh nhưng không bềnvững Tại Achentina, Braxin, Indonexia và Hồng Kông, thất nghiệp hiện đang ở dướimức trung bình trong 10 năm Tỷ lệ thất nghiệp của Braxin ở mức thấp kỷ lục vàlương đang tăng nhanh
Thứ tư, cần xét đến tăng trưởng tín dụng hay tốc độ tăng vốn đầu tư, một trong
những yếu tố rất quan trọng dẫn đến bong bóng tài sản hay lạm phát Cách tính toántốt nhất về việc liệu tín dụng có tăng trưởng quá nóng hay không chính là chênh lệchgiữa tỉ lệ tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với bộ phận tư nhân và tăng trưởng GDPdanh nghĩa Nếu sự chênh lệch này càng lớn tức là tăng trưởng tín dụng đã quá cao, tàisản đang bị thổi phồng và rất có nguy cơ bùng nổ, gây ra khủng hoảng
Thứ năm, xét đến lãi suất thực Lãi suất thực thường được tính bằng hiệu giữa
lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát Lãi suất thực càng nhỏ thì tức là tỷ lệ lạm phát
Trang 10càng tăng với tốc độ nhanh hơn lãi suất danh nghĩa Đối với các nhà đầu tư, điều mà
họ quan tâm chính là lãi suất thực, nó phản ánh tỷ lệ sinh lời thực tế của đồng vốn đầu
tư của họ Ở những nền kinh tế phát triển quá nóng, do lượng vốn đầu tư đổ vào nhiềuthường gây nên lạm phát mạnh khiến cho tỷ lệ lạm phát thường lớn hơn lãi suất, làmcho lãi suất thực thường âm
Thứ sáu, xét đến tài khoản vãng lai cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh
toán quốc tế có hình thức như một tài khoản gồm bên Có và bên Nợ Những hoạt độngkinh tế có “tính chất xuất khẩu” tức là mang lại ngoại tệ cho quốc gia sẽ được ghi vàobên Có của tài khoản và ngược lại, các hoạt động kinh tế có “tính chất nhập khẩu” tức
là tiêu tốn ngoại tệ của quốc gia sẽ được ghi vào bên Nợ Tài khoản vãng lai phản ánhcác luồng thu nhập-chi tiêu của một quốc gia Thâm hụt tài khoản vãng lai có thể là chỉbáo cho việc kinh tế tăng trưởng quá nóng, nhu cầu nội địa vượt quá nguồn cung, dẫnđến việc phải Nhập siêu hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài
Tính cả 6 chỉ số này, Economist đưa ra nhóm nền kinh tế đang tăng trưởngnóng: Achentina, Braxin, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonexia, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam(xem hình 1)
Ngoài ra, theo TS Phan Minh Ngọc ở báo điện tử Vneconomy, còn có một chỉ
báo nữa là giá chứng khoán Ở một nền kinh tế tăng trưởng nóng, các luồn vốn sẽ ồ ạt
đổ vào làm giá chứng khoán tăng mạnh, thị trường chứng khoán sẽ bùng nổ theo kiểubong bóng, và rất có nguy cơ đối mặt với hiện tượng bong bóng xì hơi
Trên đây là những chỉ báo được sử dụng để đánh giá một nền kinh tế có tăngtrưởng nóng hay không? Phần dưới đây sẽ trình bày rõ hơn những biểu hiện của tăngtrưởng nóng ở Việt Nam dựa trên những chỉ báo này
Hình 1: Chỉ số tăng trưởng nóng của các nền kinh tế mới nổi.
Trang 11Nguồn: The Economist.
4 BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TĂNG TRƯỞNG NÓNG Ở VIỆT NAM
5 Biểu hiện tăng trưởng nóng ở Việt Nam.
Như đã đề cập đến trong phần lý thuyết, có 6 dấu hiệu chính để nhận biết mộtnền kinh tế tăng trưởng nóng là lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình, tìnhhình thị trường lao động, tăng trưởng tín dụng, lãi suất và cán cân vãng lai Ngoài racòn có những dấu hiệu khác như giá chứng khoán tăng nhanh, đầu tư trong nước vànhập khẩu hàng tiêu dùng gia tăng mạnh Từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong 10năm trở lại đây, dưới góc nhìn của chúng tôi, những dấu hiệu này đã xuất hiện
Trang 12lạm phát này thậm chí còn cao hơn ở Ấn Độ (9%), Trung Quốc (gần 6%) và Malaisia(3%) (Xem hình 2)
Hình 2: Bảng xếp hạng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2010.
Nguồn: The Economist.
Nguyên nhân lạm phát tăng ở Việt Nam không chỉ bởi giá cả các mặt hàng nhậpkhẩu chiến lược (như dầu mỏ) tăng, theo các cơ quan hữu trách, mà còn bởi thâm hụt ngân sách chính phủ kinh niên, có xu hướng tăng kể từ năm 2000, và tốc độ tăng cung VND ở mức cao
TỐC ĐỘ TĂNG GDP
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, Kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng vớitốc độ ổn định hàng năm là từ 7-9% Đây có thể nói là một tỷ lệ tăng trưởng vàng mànhiều nước muốn đạt được, tuy nhiên nó cũng gây ra những mối lo ngại lớn khi mà ởnhiều khu vực, cơ sở hạ tầng và trình độ kỹ thuật chưa theo kịp tốc độ phát triển, gây
ra tình trạng đầu tư không hiệu quả, kinh tế phát triển theo chiều ngang, chủ yếu là nhờnguồn vốn đầu tư đổ vào
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam, 2001-2008 (%)
6,9 7,1 7,3 7,8 8,4 8,2 8,5 6,3
Trang 13Nguồn: data.worldbank
LÃI SUẤT THỰC
Năm 2011, Lãi suất thực ở Việt Nam đang ở mức gần âm 5%, đang ở mức đángbáo động trong số những nước được đưa ra nghiên cứu bởi tờ The Economist Lưu ý
là, với tốc độ phát triển tương đương, nhưng Trung Quốc đã duy trì được lãi suất thực
ở mức dương 1%, tức là cao hơn Việt Nam khoảng 6%
Bảng 2: Lãi suất thực ở Việt Nam qua các năm, 2001-2008 (%)
Trang 14Các nhà kinh tế đánh giá Việt Nam là một trong những nước có tín dụng và vốnđầu tư tăng với tốc độ choáng váng Tuy nhiên, một vấn đề nổi lên là tốc độ tăng vốnđầu tư không đi liền với tốc độ tăng GDP danh nghĩa, điều này có nghĩa là đồng vốnđầu tư được sử dụng không hiệu quả.
Ở những nền kinh tế mới nổi, khi ngành tài chính phát triển thì việc GDP danhnghĩa tăng chậm hơn so với mức tăng trưởng tín dụng có thể được coi là chuyện bìnhthường Tuy nhiên, khi độ chênh lệch lên tới mức quá cao thì đây lại là một vấn đềlớn Xem ở hình dưới ta thấy ở Việt Nam, tăng trưởng tín dụng tăng nhanh hơn tăngtrưởng GDP danh nghĩa lên tới 8%, trong khi ở Trung Quốc, Hàn Quốc và một sốnước khác, tỷ lệ này là dưới mức 0
Hình 4: Mức chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng GDP
trong 12 tháng của năm 2011 (%)
TỶ LỆ VỐN ĐẦU TƯ
Tỉ lệ vốn đầu tư trong GDP ở Việt Nam tỉ lệ thuận với tốc độ tăng GDP So vớicác nước khu vực Đông Á và Đông Nam Á, tỉ trọng đầu tư trong GDP của VN thuộc
Trang 15hàng các nước đứng đầu Năm 2007, tỉ trọng này ở VN chỉ thấp hơn so với TrungQuốc (44,2%), nhưng cao hơn so với Hàn Quốc (29,4%), Thái Lan (26,8%), Malaysia(21,9%)
Trong khi tỉ trọng đầu tư so với GDP ở hầu hết các nước có chiều hướng giảm đi, thì tỉ
lệ này ở VN lại tăng mạnh Trong khi đó, GDP tính trên đầu người của VN lại thấphơn nhiều lần so với nhiều nước Điều này có nghĩa là, VN đang thực hiện một môhình kinh tế tiết chế tiêu dùng để tích lũy và đầu tư ở mức độ thuộc loại cao nhất ởĐông Á và Đông Nam Á
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong những năm qua, nền kinh tế VNtăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn Giai đoạn 2000-2005, vốn đóng góp vào tăng trưởnglên tới 64,63%, trong khi phần đóng góp của lao động chỉ là 19,25% và đóng góp năngsuất tổng hợp là 16,12%
Trong 10 năm gần đây, VN liên tục bị bội chi khi thực hiện chính sách tài khóatăng thu để bù chi tiêu công Tuy nhiên, có một thực tế là tốc độ tăng thu ngân sáchluôn luôn cao hơn tốc độ tăng GDP Đồng thời, Chính phủ cũng quyết định chi hằngnăm khoảng 1/3 ngân sách cho đầu tư phát triển Tổng nguồn vốn đầu tư trong xã hộicũng không ngừng tăng, bình quân mỗi năm tăng 13,9%
Khu vực đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng nhanh nhất - gấp 5,1 lần từ 2009; tiếp đến là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với 3,5 lần và cuối cùng là khuvực kinh tế nhà nước, với 2,5 lần Ngay cả vào năm 2008, do ảnh hưởng của khủnghoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ chủ trương cắt giảm đầu tư công, song số vốn đầu
2000-tư công chỉ ở mức thấp hơn so với năm 2007 và đến năm 2009 lại tăng vọt, nhằmthực hiện chủ trương “kích cầu đầu tư”
Ngoài ra, mức chênh lệch về tốc độ tăng trưởng đầu tư của Việt Nam giữa 2thời kỳ 2002-2004 và 1999-2001 là 4.7% GDP so với mức chung của các nước đangphát triển là 1.3% Lưu ý thêm rằng mức chênh lệch này của Việt Nam chỉ thấp hơncủa Trung Quốc (5.8) và một hai nền kinh tế nhỏ khác trên thế giới
THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI
Tài khoản vãng lai của Việt Nam bị thâm hụt liên tục suốt từ năm 2002, có lúclên tới 4.9% GDP, trong khi ở các nước đang phát triển nói chung khác là thặng dưliên tục từ năm 2000 Chênh lệch về thặng dư trên tài khoản vãng lai của các nướcđang phát triển giữa 2 thời kỳ 1999-2001 và 2002-2004 là 1.3%, so với mức của Việt
Trang 16Nam là âm 6.2% (tức cán cân thương mại đã bị xấu đi nhanh chóng) (Phan Minh
Ngọc, 2007)
Gần đây nhất, trong năm 2011, thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam đã ởmức gần 4% GDP, và năm 2010 là khoảng 3,8% Trong khi đó, hầu hết các nước trongkhu vực Đông Nam Á và Đông Á đều có thặng dư tài khoản vãng lai (Xem hình dưới)
Hình 5: Cán cân tài khoản vãng lai một số nước, 2011 (%GDP)
Nguồn : The Economist (2011)
Trang 17GIÁ CHỨNG KHOÁN
Thực tế là chỉ số trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng nhiều lần kể từkhi thành lập và đã xấp xỉ ngưỡng 1.000 điểm vào năm 2007 Đây là một sự tăngtrưởng rất nóng, trong khi doanh thu của đa phần các doanh nghiệp niêm yết chỉ tăngkhoảng trên dưới 10%/năm
Điều này có nghĩa là thị trường chứng khoán đang bùng nổ theo kiểu bong bóng
và đang đối mặt với rủi ro bong bóng xì hơi, mà hậu quả có thể là việc các nhà đầu tưnước ngoài rút vốn ra khỏi Việt Nam
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Tăng trưởng kinh tế đã góp phần chuyển dịch thị trường lao động theo hướngcông nghiệp hóa và đô thị hóa Trong khi phần lớn lực lượng lao động vẫn tiếp tục làmviệc ở khu vực nông nghiệp, tỷ lệ người làm trong khu vực công nghiệp và xây dựng
đã gia tăng đáng kể Vì vậy mà tử lệ lao động nông nghiệp đã giảm từ 65,3% năm
2000 xuống còn 47,6 năm 2009 trong khi tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp tăng
từ 12,4% lên 21,8% trong thời gian này Lao động ở khu vực dịch vụ tăng từ 22,3%năm 2000 lên 30,6% năm 2009 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với nền kinh tếgặp nhiều khó khăn, khủng hoảng ở nhiều khu vực, rất nhiều sinh viên sau khi ratrường không xin được việc làm phù hợp Việc làm ở khu vực sản xuất hàng xuất khẩu
và cở các làng nghề thủ công vị thu hẹp và nhiều công nhân nhập cư buộc phải trở vềquê hương
Những số liệu trên đã chứng tỏ rằng Việt Nam đã mức tăng trưởng quá caotrong giai đoạn vừa qua, tiềm ẩn nhiều rủi ro và bất ổn Việc tăng trưởng này có ảnhhưởng gì tới nền kinh tế, xã hội, môi trường và sự phát triển con người ở Việt Nam?
6 Nguyên nhân tăng trường nóng ở Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn từnước ngoài gồm vốn ODA, FDI, đầu tư gián tiếp, và kiều hối – đều có xu hướng giatăng mạnh gần đây Nguồn vốn như là “nguồn nước mát” chảy vào nền kinh tế đang
“khô hạn”, như tiếp thêm sức, thúc đẩy nó phát triển vượt bậc
Nguyên nhân thứ hai là chính sách ưu tiên phát triển kinh tế sau đổi mới màViệt Nam đang thực hiện Theo đó, Việt Nam ưu tiên mọi mặt để thu hút đầu tư nướcngoài vào trong nước, tận dụng nguồn vốn và kỹ thuật từ nước ngoài và nguồn lao
Trang 18động, tài nguyên trong nước để thúc đẩy tăng trưởng Tuy nhiên, chính sách ưu tiên
“thái quá” này đã vô tình trở thành “thả lỏng”, dẫn đến việc đầu tư tràn lan, khôngkiểm soát , dẫn đến sự tăng trưởng với tốc độ chóng mặt
Thứ ba, Lãi suất ngân hàng thấp và chính sách ưu tiên vay vốn sản xuất làmthúc đẩy quá trình kinh doanh tăng nhanh Nói rộng ra thì đây cũng là một trong nhữngchính sách nhằm thúc đẩy đầu tư sản xuất của Chính phủ, giúp cho các doanh nghiệp
có điều kiện tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn
Tựu chung lại, dòng vốn dồi dào chảy vào và chính sách ưu tiên đầu tư củaChính phủ là những nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng tăng trưởng không kiểm soát
ở Việt Nam
7 HỆ LỤY CỦA TĂNG TRƯỞNG NÓNG
8 Tới nền kinh tế:
Trước hết, phải nói rằng, mức tăng trưởng đạt mức cao trong giai đoạn vừa qua
đã có tác dụng tích cực kích thích nền kinh tế, giúp Việt Nam có những bước tiếnnhanh và mạnh trong công cuộc thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa, đưa nước ta
từ một nước thu nhập thấp trở thành nước có thu nhập trung bình, khiến Việt Namđược biết đến nhiều hơn trong mắt của bạn bè quốc tế như một điểm thu hút đầu tư hấpdẫn Chỉ trong vòng hơn chục năm, diện mạo của đất nước đã có nhiều thay đổi quantrọng theo chiều hướng tiến bộ
Tuy nhiên, việc tăng trưởng quá nhanh, với tốc độ chóng mặt mà không đi đôivới bền vững như vậy cũng có thể mang tới rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế mà biểuhiện điển hình đó là kết cấu hạ tầng không theo kịp sự phát triển quá nhanh,tăngtrưởng không được tính toán đồng bộ với nguồn nguyên liệu, công nghệ và nguồn lực
Từ một nước có thu nhập thấp với thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt mức 410 đôla
mỹ năm 2001, sau 10 năm, con số này đã tăng hơn gấp 3 lần, đạt 1270 đôla mỹ, đưanước ta trở thành nước có thu nhập trung bình Nhưng cũng từ đây, Việt Nam đã mắcphải cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình”
BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH
Bẫy thu nhập trung bình đề cập đến kinh nghiệm của các nước đang phát triển
đã đạt tới một mức thu nhập nhất đinh nhưng chưa thể đạt tới mức độ phát triển chophép các nước này có thể trở thành nước thu nhập cao Các nước trong trường hợp này