Chuyển đổi mô hình tăng trưởng nóng sang tăng trưởng xanh

Một phần của tài liệu Tăng trưởng nóng và những hệ lụy ở việt nam (Trang 33 - 36)

Tăng trưởng xanh (Green Growth) là hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế, với cách tiếp cận này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng cuộc sống con người, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới đang tiếp cận theo xu hướng mới này nhằm hướng tới phát triển bền vững. Tăng trưởng xanh cũng là xu hướng cần thiết cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. (Nguyễn Thế Chinh.nd)

Thế nào là tăng trưởng xanh? Tăng trưởng xanh ở Việt Nam, được hiểu là sự

tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm khí thải nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Trình bày cụ thể hơn về dự thảo Khung chiến lược về tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050, ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường (KHGDTN và MT) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có 3 mục tiêu chính sẽ được tập trung thực hiện. Thứ nhất, giảm phát thải khí nhà kính và phát triển năng lượng tái tạo. Thứ hai, xanh hóa sản xuất, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững và áp dụng phổ biến sản xuất sạch. Thứ ba, xanh hóa lối sống và tiêu dùng, tạo dựng đô thị hóa bền vững, xây dựng nông thôn mới với lối sống thân thiện với môi trường và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, xây dựng lối sống xanh. Theo đó, đến năm 2020, GDP bình quân đầu người gấp đôi năm 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5- 3% mỗi năm, giảm cường độ phát thải khí nhà kính 10-15% so với mức 2010. Đến năm 2030, giảm tổng mức phát thải khí nhà kính mỗi năm 2-3%, yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt ít nhất 50%. Và cuối cùng, đến năm 2050, năng lượng và công nghệ xanh sẽ được sử dụng phổ biến. Thực hiện chiến lược này, Việt Nam sẽ chuyển dần từ mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay sang mô hình tăng trưởng bền vững hơn, dựa trên năng suất cao hơn và sự cân bằng giữa các ưu tiên phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường như đã được đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020. (Nguyễn Nga, 2012)

KẾT LUẬN

Theo những gì đã trình bày ở trên, ta thấy rằng chỉ tăng trưởng thôi là chưa đủ, thậm chí tăng trưởng quá nhanh khi chưa được chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, kỹ thuật và đặc biệt là yếu tố con người thì còn gây ra những tác động tiêu cực tới nhiều mặt của nền kinh tế-xã hội-môi trường như đã trình bày ở trên. Tất nhiên, phải công nhận rằng, nền kinh tế không thể tự nó “tăng trưởng nóng”, phần lớn nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do lòng tham của con người và sự lơi lỏng quản lý từ các cơ quan chuyên trách. Nhưng đây không phải là lúc để quy trách nhiệm cho bất cứ ai, đây là lúc phải hành động để giải quyết vấn đề, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng tăng trưởng không kiểm soát và chuyển hướng quan tâm, ưu tiên nhiều hơn tới những vẫn đề phát triển con người, bảo vệ môi trường đồng bộ với phát triển kinh tế. Bởi vì chỉ có sự phát triển kết hợp hài hoà giữa các yếu tố trên mới có thể duy trì và bền vững. Bài tiểu luận này hi vọng có thể đặt nền tảng cho những nghiên cứu cao hơn, rộng hơn để tìm ra một giải pháp cụ thể hơn nữa cho vấn đề quản lý và thực hiện việc phát triển bền vững ở Việt Nam nói chung và những nước đang phát triển nói riêng, nhằm hướng đến xây dựng những nền kinh tế xanh, vì một hành tinh xanh!

Một phần của tài liệu Tăng trưởng nóng và những hệ lụy ở việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w