Cần nhấn mạnh rằng thẩm định dự án khu vực công không chỉ đơn thuần đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án mà còn chỉ ra các đối tượng hưởng thụ lợi ích hay gánh chịu chi phí của d
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
~~~~~~*~~~~~~
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
GS.TSKH NGHIÊM VĂN DĨNH NGUYỄN THỊ QUYÊN
414.5396 QUẢN LÝ XÂY DỰNG K22.2
HÀ NỘI, 05/2015
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I: LÝ THUYẾT……… 1
MỤC LỤC i Câu 5: Vấn đề quy mô dự án, sự bổ sung hoặc thay thế giữa các dự án trong thẩm định dự án công? 23 Câu 6: Phân tích các phương pháp và chỉ tiêu thẩm định hiệu quả tài chính dự án công (có chiết khấu, không chiết khấu…) 26 Câu 7: Bản chất của phân tích kinh tế trong thẩm định dự án công? (mục đích, nội dung, đặc điểm , tiêu chí?) 33 Câu 8: Giá tài chính và giá kinh tế trong phân tích kinh tế dự án công Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích trong phân tích kinh tế dự án công 37 Câu 9: Chi phí cơ hội kinh tế của vốn công ( bản chất, quan điểm)? Phương pháp xác định? 42 Câu 11: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế chủ yếu dùng trong thẩm định hiệu quả kinh tế dự án công và phương pháp thẩm định theo các chỉ tiêu này 55 Câu 12: Những vấn đề cơ bản trong đánh giá dự án đầu tư? ( Mục tiêu, phạm vi, nguyên tắc và các bước đánh giá dự án) 61
PHẦN II: BÀI TẬP……… 63
Trang 3PHẦN I
LÝ THUYẾT
Trang 4Câu 1: Bản chất của dự án công (khái niệm, phân loại, đặc điểm, sự khác biệt đối với dự án tư?)
• Theo nội dung :
- Dự án về cơ sở hạ tầng: năng lượng, công nghiệp, giao thông …
- Dự án về thể chế: xây dựng hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực công chức, cải thiện hành vi công dân…
- Dự án y tế: ngăn ngừa dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ…
- Dự án giáo dục: cải cách chương trình, xây dựng cơ sở vật chất
- Dự án cảnh quan: công viên, khu vui chơi, quảng trường, tượng đài…
- Dự án xã hội: chăm sóc người thuộc diện chính sách, cai nghiện và điều trị các bệnh xã hội…
đối kinh tế và tài chính
(economic and financial
balance)
Trung tâm thương mại; trung tâm thể thao; chỗ đậu xe, quốc lộ, mạng thông tin…
Bù đắp đầy đủ chi phí nhưng
không tạo lợi nhuận
Tỉnh lộ; hầm giao thông; khu an dưỡng; khu vui chơi, giải trí…
Không
thu phí
Dự án tạo dựng những cơ sở,
phương tiện để khu vực công
cung cấp dịch vụ tốt hơn cho
Làm sạch môi trường; tạo cảnh quan; nhà tù; trường học; công trình văn hoá; kiến trúc lịch sử; tiêm phòng; cáp
Trang 5người dân.
ngầm; trung tâm thông tin phục vụ người tham gia giao thông; xúc tiến thương mại;…
c Đặc điểm:
Dự án công là dự án hướng đến việc tạo ra những lợi ích cộng đồng Đó là những dự án do Chính phủ tài trợ (cấp vốn) toàn bộ hay một phần hoặc do dân chúng tự nguyện góp vốn bằng tiền hay bằng ngày công nhằm đáp ứng nhu cầu mang tính cộng đồng, kể cả những dự án mà Chính phủ hoặc chính quyền địa phương đề xuất và kêu gọi tài trợ quốc tế, cũng như những dự án do một đơn vị kinh doanh thực hiện nếu nó hướng đến việc nâng cao phúc lợi công cộng
Khi Chính phủ hoặc cộng đồng thực hiện đầu tư công tức là thực hiện việc chi tiêu công Lựa chọn chiến lược chi tiêu công phù hợp từng giai đoạn phát triển của đất nước là một công việc rất phức tạp và có ý nghĩa rất to lớn bởi vì:
- Thứ nhất, lựa chọn và quản lý dự án đầu tư công trình luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và gắt gao của dân chúng Nhưng người tạo ra nguồn chi… đồng thời là những người thụ hưởng chi tiêu công
- Thứ hai là, áp lực của các nhà tài trợ quốc tế nếu là những dự án có tài trợ quốc tế
- Thức ba là, những kỹ thuật lập dự án thẩm định dự án và hệ thống tài liệu phục vụ cho quá trình này được phổ biến rộng rãi tại khắp mọi nơi trong quốc gia, dưới mọi hình thức và cách nhìn khác nhau
Mục đích của việc lập và thẩm định dự án là nhằm giúp chủ đầu tư, giúp các
cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định đầu tư, cấp Giấy phép đầu tư, lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được lợi ích kinh
tế xã hội mà dự án đầu tư mang lại
Cơ sở pháp lý của quản lý quá trình này là: (a) Chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của Nhà nước; (b) Quy hoạch phát triển ngành và địa phương từng thời kỳ; (c) Luật pháp và các chính sách hiện hành
Cần nhấn mạnh rằng thẩm định dự án khu vực công không chỉ đơn thuần đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án mà còn chỉ ra các đối tượng hưởng thụ lợi ích hay gánh chịu chi phí của dự án để từ đó khuyến nghị Chính phủ hoặc đại diện của cộng đồng những phương án phân bổ nguồn lực công nhằm thoả mãn nhu cầu người dân
d Sự khác biệt đối với dự án tư:
Mục đích Mục đích của dự án công không chỉ mang tính tài
chính mà còn mang tính kinh tế, thậm chí chứa đựng
cả tính chính trị
Mục đích cao nhất hướng đến là nâng cao phúc lợi cộng đồng, gồm mức sống vật chất, an ninh xã hội, thể trạng sức khoẻ, môi trường sinh thái, sự tham gia vào các hoạt động xã hội…Có thể nói cách khác, phúc lợi cộng đồng thể hiện qua mức độ hài lòng của người dân trong cuộc sống bản thân và đời sống xã hội
Nguồn tài Một phần đến từ thuế, phần khác từ vay nước ngoài, từ Phần lớn là từ tự nhận
Trang 6trợ công sức của người dân Việc chi trả lãi vay hay chi
phí cơ hội của thuế không dễ xác định, không dễ tường minh
và đều được xác định một cách tường minh
và dứt khoát là tại sao Chính phủ phải đầu tư vào lĩnh vực này hay lĩnh vực kia?
-Hai là, tạo điều kiện cho dự án tư phát triển điều này thể hiện ở chỗ tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam thị trường tư nhân chưa phát triển cho nên Chính phủ phải can thiệp vào hoạt động kinh tế Trong tình huống này, không phải khu vực công chèn lấn khu vực tư mà Chính phủ là người đại diện cho khu vực công đề xuất các dự án nhằm tạo động lực, kích thích khu vực tư nhân phát triển
Theo luật ngân sách ở Việt Nam, các dự án đầu
tư công được phân cấp theo ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương thích ứng với nhiệm vụ chi ngân sách
Không có sự phân cấp quản
lý giữa Trung ương và địa phương
án nạo vét luồng, lạch, kênh và mương, dự án thuỷ lợi, dự án vệ sinh môi trường, dự án nâng cấp trường công lập, dự án nâng cao thể trạng người dân, dự án phủ xanh đồi trọc, dự án xoá đói giảm nghèo, dự án chống biến đổi khí hậu
và nước biển dâng… Việc thẩm định và đánh giá các dự án này phải lấy mục đích nâng cao chất lượng sống của cộng đồng làm chuẩn mực
Thị trường các đầu ra rõ ràng
Sự phức
tạp trong
đánh giá
Đánh giá dự án công phức tạp hơn đánh giá dự
án tư Có thể phải dung cả 4 phương pháp để đánh giá: PP tài chính, PP kinh tế, PP nhu cầu
cơ bản và PP phân phối thu nhập
Dự án tư đánh giá không phức tạp như dự án công Đánh giá chủ yếu bằng phương pháp tài chính
Nhu cầu
giám sát
Nhu cầu giám sát cộng đồng đối với dự án công
là cao nhưng có những hạn chế nhất định trong việc giám sát các dự án công có tính chất phức tạp về kỹ thuật Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa dự án công và tư
Đây cũng là điểm yếu khiến dự án công không mang tính chất bền vững Giai đoạn đầu, các dự
án công thường thu hút sự quan tâm nhiều của
dư luận, sau đó gần như “không còn được ai
Trang 7- Thẩm định dự án đầu tư là một hoạt động chuẩn bị dự án; được thực hiện
bằng kỹ thuật phân tích dự án đã được thiết lập; để ra quyết định đầu tư, thoả mãn các yêu cầu thẩm định của Nhà nước
- Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách
quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu
tư, hoặc tài trợ vốn cho dự án
- Thẩm định dự án đầu tư là một hoạt động của cơ quan có thẩm quyền nhằm
mục đích kiểm tra cơ sở pháp lý, tính cần thiết của dự án, độ tin cậy của các tài liệu
cơ bản và chỉ tiêu có liên quan đến quyết định đầu tư như địa điểm, công nghệ, tài chính, lợi ích kinh tế - xã hội của dự án…
- Bản chất của hoạt động này là xác định cơ sở khoa học và tính pháp lý của quyết định đầu tư
- Đây là một quá trình kiểm tra các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án Thẩm định dự án tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định
là cơ sở để các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án
b Sự khác biệt giữa thẩm định dự án công và dự án tư:
Thẩm định dự án công Thẩm định dự án tưQuan điểm
thẩm định
Quan điểm ngân hàng, chủ đầu
tư, ngân sách quốc gia
Quan điểm ngân hàng và chủ đầu tư
Chi phí cơ hội của vốn tư nhân
Giá/ chi phí Giá hoặc chi phí kinh tế Giá hoặc chi phí tài chính
Những vấn đề
khác
Sức ép chính trị, công luận,… Sức ép cạnh tranh, tồn vong,
c Mục đích, yêu cầu đối với thẩm định dự án công
- Mục đích lớn nhất của thẩm định dự án đầu tư là xác định đúg đắn tầm
quan trọng của các dự án đầu tư lựa chọn được dự án có tính khả thi cao
Tình trạng kinh tế - xã hội sẽ như thế nào trong tình huống không có dự án và trong tình huống có dự án? Đứng trên quan điểm toàn nền kinh tế, khi một nguồn lực khan hiếm đã sử dụng vào hoạt động này thì không thể dùng cho hoạt động khác Hơn nữa không phải dự án nào cũng có tầm quan trọng giống nhau Quá trình thẩm định dự án sẽ giúp Chính phủ và chính quyền địa phương phân định rõ tính chất hoặc tầm quan trọng của từng dự án để có một chiến lược đầu tư thích
Trang 8hợp cho từng giai đoạn phát triển đất nước cũng như một tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển.
- Mục đích cụ thể được đặt ra cho công tác thẩm định dự án đầu tư là:
+ Đánh giá tính hợp lý của dự án: tính hợp lý được thể hiện ở từng nội dung
d Vai trò của việc thẩm định dự án công:
Mỗi dự án đầu tư khu vực công không đơn giản chỉ là một quan hệ tài chính
mà là một thể tổng hợp các giao dịch và quan hệ trong đời sống xã hội Qua đó, nhiều tổ chức và cá nhân thuộc mọi giới, mọi tầng lớp, độ tuổi,… phải chịu những chi phí và được thụ hưởng những lợi ích khác nhau Do đó cần phải thẩm định theo những lăng kính khác nhau để các đối tượng liên quan có thể nhìn thấy dự án đáng tài trợ, đáng tham gia hoặc triển khai hay không Nếu kết quả của dự án chỉ hấp dẫn đối với chủ dự án nhưng không làm tăng thu ngân sách của chính quyền, dự án
đó có thể sẽ gặp khó khăn trong khâu xin phép phê chuẩn hoặc tìm nguồn tài trợ Hay ngược lại, nếu dự án là có lợi theo quan điểm tổng đầu tư hay của ngân sách Nhà nước nhưng không có lợi cho chủ đầu tư, dự án có thể gặp nhiều khó khăn trong thực hiện vì chủ đầu tư thiếu động lực vật chất để thực hiện dự án đến cùng Nói tóm lại, để đảm bảo được phê chuẩn và thực hiện thành công, dự án phải có sức hấp dẫn đối với các nhà tài trợ, chủ đầu tư, Chính phủ và những người thực hiện có liên quan
e Quan điểm trong thẩm định dự án công:
- Quan điểm tổng đầu tư (còn gọi là quan điểm ngân hàng): các dự án phải được xây dựng trên một nền tảng tài chính rõ ràng và đem lại lợi ích tài chính rõ ràng để có thể khẳng định cho dự án vay đạt hệ số an toàn cần thiết Vì thế mọi nhân tố đầu vào và đầu ra của dự án phải được xác định theo giá tài chính Thêm vào đó cũng phải tính đến chi phí cơ hội của những tài sản sử dụng cho dự án
Sử dụng quan điểm tổng đầu tư, nhằm (i) đánh giá tính khả thi về mặt tài chính, (ii) nhu cầu vay vốn cũng như (iii) khả năng trả nợ vay của dự án
Ký hiệu A là dòng tiền ròng của dự án theo quan điểm tổng đầu tư thì:
A = Lợi ích tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí cơ hội
- Quan điểm của chủ đầu tư: Quan điểm của chủ đầu tư cũng tương tự quan điểm ngân hàng, tức là xem xét dự án trên cơ sở giá tài chính, nhưng thêm vào đó
là những tính toàn liên quan đến số tiền vay (một dòng tiền chảy vào dự án) và trả
nợ vay (luồng tiền từ dự án chảy ra)
Ký hiệu B là ròng tiền ròng theo quan điểm của chủ đầu tư, thì:
B = A + Tiền vay – Trả vốn và lãi
- Quan điểm ngân sách Nhà nước: quan điểm này xem xét ngân sách Nhà nước sẽ nhận được đóng góp từ dự án bao nhiêu hoặc sẽ trợ cấp cho dự án bao nhiêu Ký hiệu C là lợi ích của dự án xét trên quan điểm ngân sách Nhà nước, thì:
Trang 9C = Thu ngân sách Nhà nước – Trợ cấp, trợ giá từ ngân sách Nhà nước
- Quan điểm quốc gia: ba quan điểm của ba chủ thể nói trên được sử dụng phương pháp tài chính để đánh giá dự án Quan điểm quốc gia không sử dụng
phương pháp tài chính mà sử dụng phương pháp kinh tế để xem xét dự án
Mọi nguồn tài nguyên dùng vào dự án và sản phẩm của dự án phải tính theo giá kinh tế - giá này bao gồm thuế và các khoản trơn cấp của Chính phủ Những ngoại tác dù tích cực hay tiêu cực do dự án tạo ra cũng được tính đến, nhưng không tính đến những phần lợi ích chuyển giao giữa những nhóm dân chúng vì chúng không thêm vào phúc lợi của đất nước Ví dụ lợi ích tăng thêm của người tiêu thụ đến từ phần mất đi của các nhà sản xuất được gọi là chuyển giao nội bộ mà không làm tăng thêm lợi ích cho toàn thể đất nước nên loại ra khỏi quan điểm quốc gia
Gọi D là lợi ích của dự án theo quan điểm quốc gia
D = Tổng lợi ích (theo giá kinh tế) – Tổng chi phí (theo giá kinh tế)
f Phương pháp chung thẩm định dự án công: có 04 phương pháp thẩm định.
Phương pháp tài chính
Phương pháp kinh tế
Phương pháp phân phối thu nhập hay phân tích lợi ích các bên liên quan
Phương pháp nhu cầu cơ bản
Câu 3: Trình bày nội dung và phương pháp thẩm định dự án công? Sự khác biệt giữa phân tích kinh tế và phân tích tài chính trong thẩm định dự án công?
Trả lời:
a Nội dung thẩm định dự án công:
Nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn của nhà nước phải tuân theo các quy định trong các văn bản quản lý của nhà nước Đối với các
dự án sử dụng các nguồn vốn khác, chủ đầu tư tự quyết định các nội dung thẩm đinh Nội dung thẩm định đều gắn chặt chẽ với việc xác định tính khả thi của dự án đầu tư và thường bao gồm những nội dung cơ bản:
Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án
- Xem xét sự phù hợp của dựa án với quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng Trong trường hợp chưa có các quy định trên thì phải có ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó
- Xem xét tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư Tư cách pháp nhân
và năng lực của chủ đầu tư được xem xét trên các khía cạnh:
• Quyết định thành lập của các doanh nghiệp nhà nước hoặc giấy phép hoạt động đối với các thành phần kinh tế khác
• Người đại diện chính thức, địa chỉ liên hệ, giao dịch
• Năng lực kinh doanh được thể hiện ở sở trường và uy tín kinh doanh
• Năng lực tài chính thể hiện ở khả năng nguồn vốn tự có, điều kiện thế chấp
… Năng lực tài chính là nội dung đầu tiên được xem xét khi thẩm định dự
án, nếu coi nhẹ hoặc bỏ qua nội dung này sẽ gây ra khó khăn cho việc thực hiện dự án
Trang 10- Thẩm đinh sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy của nhà nước, các quy định, chế độ khuyến khích ưu đãi đầu tư.
- Thẩm định nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên, khả năng giải phóng mặt bằng
Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án
Nội dung chính là xem xét tính đầy đủ, chính xác từng nội dung phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án Với những nội dung cụ thể:
- Kết luận khái quát về mức độ thỏa mãn cung cầu thị trường tổng thể về sản phẩm của dự án
- Kiểm tra tính hợp lý trong việc xác định thị trường mục tiêu của dự án
dự án sản xuất có ưu thế nào về giá cả, chất lượng, quy cách, điều kiện lưu thông
và tiêu thụ; Kinh nghiệm và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ thi trường sản phẩm
- Đối với sản phẩm xuất khẩu cần phân tích thêm:
- Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu hay không
- Phải đánh giá đúng tương quan giữa hàng xuất khẩu và hàng ngoại về chất lượng hình thức bao bì, mẫu mã
- Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi ngạch hay không
- Đánh giá tiềm năng xuất khẩu sản phẩm của dự án
Đối với sản phẩm thay thế nhập khẩu, ngoài việc so sánh đánh giá (giá trong nước phải nhỏ hơn giá CIF của sản phẩm nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu) còn phải tính đến tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng
Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án
- Đánh giá công suất của dự án
• Xem xét các yếu tố cơ bản để lựa chọn công suất thiết kế và mức sản xuất dự kiến hàng nằm của dự án
• Đánh giá mức độ chính xác của công suất lựa chọn
- Đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn:
• Việc thẩm định phải làm rõ được ưu điểm và những hạn chế của công nghệ lựa chọn, cần chú ý đến nguồn gốc, mức độ hiện đại, sự phù hợp của công nghệ với sản phẩm của dự án
• Xem xét đến phương án chuyển giao kỹ thuật công nghệ chuyên gia hướng dẫn vận hành, huấn luyện nhân viên chế độ bảo hành, bảo trì thiết bị Đối với điều kiện cụ thể của nước ta, công nghệ sản xuất được lựa chọn cho dự
án phải là công nghệ đã qua kiểm chứng thành công ở quy mô sản xuất đại trà Nếu là công nghệ áp dụng lần đầu trong nước cần phải có ý kiến kết luận của cơ quan giám định công nghệ
Trang 11• Kiểm tra tính đồng bộ với công suất của các thiết bị, các công đoạn sản xuất với nhau, mức độ tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, tuổi thọ, yêu cầu sửa chưa, bảo dưỡng, khả năng cung ứng phụ tùng.
• Giá cả và phương thức thanh toán có hợp lý không
• Uy tín của nhà cung cấp
• Đối với các loại thiết bị nhập khẩu, ngoài việc kiểm tra theo nội dụng trên cần hải kiểm tra thêm về các mặt như: các khoản của hợp đồng nhập khẩu có đúng với luật và thông lệ ngoại thương hay không Tính pháp lý về trạch nhiệm của các bên thế nào
- Thẩm định về nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án
+ Xem xét nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án:
• Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án (xa hay gần nơi xây dựng dự án, kiều kiện giao thông…)
• Phương thức vận chuyển, khả năng tiếp nhận
• Khối lượng khai thác có thỏa mãn công suất dự án không, cần chú ý đến tính thời vụ của nguyên vật liệu cung cấp, chính sách nhập khẩu nguyên vật liệu
• Giá cả, quy luật biến đọng của giá cả nguyên vật liệu
• Yêu cầu về dự trữ nguyên vật liệu
• Yêu cầu về khả năng đáp ứng về chất lượng nguyên vật liệu
+ Nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu:
• Xem xét nhu cầu sử dụng điện, nước, nhiên liệu của dự án
• Các giải pháp về nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu để đảm bảo sự hoạt động của dự án với công suất đã xác định
- Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng của dự án
+ Đánh giá sự phù hợp về quy hoạch của địa điểm: Tuân thủ các quy định về quy hoạch xây dựng và kiến trúc của địa phương và các quy định của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy, quản lý di tích lịch sử
+ Tính kinh tế của địa điểm:
• Gần nguồn vốn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu, nơi tiêu thụ sản phẩm
• Tận dụng các cơ sở kỹ thuật hạ tầng sẵn có trong vùng
• Các chất phế thải, nước thải nếu độc hại phải qua khâu xử lý và gần tuyến thải cho phép
+ Mặt bằng được chọn phải đủ rộng để có thể phát triển trong tương lai phù hợp với tiềm năng phát triển của doanh nghiệp
+ Cần xem xét các số liệu về mặt địa chất công trình để tính chi phí xây dựng
và gia cố nền móng
+ Nếu việc đầu tư đòi hỏi phải xây dựng ở địa điểm mới cũng cần xem xét kỹ khả năng thực thi việc giải phóng mặt bằng, đền bù để có thể ước lượng tương đối đúng chi phi dự án
- Phân tích, đánh giá các giải pháp xây dựng:
+ Giải pháp mặt bằng
+ Giải pháp kiến trúc
Trang 12+ Giải pháp kết cấu.
+ Giải pháp về công nghệ tổ chức xây dựng
- Thẩm định ảnh hưởng đến dự án môi trường:
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường (chất thải tiếng ồn…)
+ Đánh giá các biện pháp bảo vệ môi trường
Thẩm định khía cạnh tổ chức, quản lý thực hiện dự án
- Xem xét hình thức tổ chức quản lý dự án
- Xem xét cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành của dự án
- Đánh giá nguồn nhân lực của dự án: Số lao động, trình độ kỹ thuật tay nghề, kế hoạch đào tạo, khả năng cung ứng
Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
* Mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn:
- Vốn đầu tư xây dựng: kiểm tra nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình, mức độ hợp lý của đơn giá xây dựng (bằng kinh nghiệm từ dự án đã triển khai tương tự)
- Vốn đầu tư thiết bị: kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, lắp đặt, chi phí chuyển giao công nghệ nếu có
- Chi phí quản lý là các khoản chi phí khác: đối với các khoản mục chi phí này cần chú ý kiểm tra tính đầy đủ của các khoản mục
- Xem xét chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công
- Xem xét nhu cầu vốn lưu động ban đầu đối với dự án xây dựng mới hoặc nhu cầu vốn lưu động bổ sung đối với dự án mở rộng bổ sung thiết bị để dự án hoạt động bình thường
* Nguồn vốn huy động cho dự án:
- Vốn tự có: khả năng chủ đầu tư góp vốn, phương thức góp vốn, tiến độ góp vốn
- Vốn vay nước ngoài: xem xét khả năng thực hiện
- Vốn vay ưu đãi, bảo lãnh, thương mại; khả năng tiến độ thực hiện
- Nguồn khác
* Việc tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng năm của dự án
- Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng… cần xem xét sự hợp lý của các định mức sản xuất tiêu hao… Có so sánh các định mức và các kinh nghiệm từ các dự án đang hoạt động
- Kiểm tra chi phí nhân công: xem xét nhu cầu lao động, số lượng, chất lượng lao động, đào tạo, thu nhập lao động so với các địa phương khác
- Kiểm tra phương pháp xác định khấu hao và mức khấu hao
- Kiểm tra chi phí về lãi vay ngân hàng và các khoản thuế của dự án
* Tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hàng năm của dự án
* Tính chính xác của tỷ suất “i” trong phân tích tài chính dự án Căn cứ vào chi phí sử dụng của các nguồn vốn huy động
* Thẩm định dòng tiền của dự án
Trang 13* Kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.
- Kiểm tra sự tính toán, phát hiện những sai sót trong quá trình tính toán
- Kiểm tra độ nhạy của dự án để đánh giá độ an toàn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét của dự án
* Kiểm tra độ an toàn trong thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khẳ năng trả nợ của dự án
Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của dự án
Các chỉ tiêu thường được xem xét gồm số lao động có việc làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư, mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và lãnh thổ, mức tiết kiệm ngoại tệ, mức đóng góp cho ngân sách thông qua các khoản thuế, tác động đến sự phát trienr các ngành, địa phương và vùng lãnh thổ… Đối với các dự án mua sắm thiết bị hàng hóa thuộc vốn nhà nước, nội dung có đơn giản hơn, chủ yếu đi vào xem xét và rút ra kết luận về các vấn đề sau:
- Các điều kiện pháp lý
- Phân tích, kết luận nhu cầu và yêu cầu mua sắm, đổi mới, tăng thêm trang thiết bị hàng hóa
- Phân tích, kết luận về quy mô, công suất của trang thiết bị cần tăng thêm
- Phân tích, kết luận về lựa chọn công nghệ, thiết bị
- Đánh giá về tài chính và hiệu quả của dự án, bao gồm các kết luận về nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn và các điều kiện huy động, khả năng hoàn vốn, khả năng vay trả, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án
b Phương pháp thẩm định dự án công:
Quy trình thẩm định:
- Tiếp nhận hồ sơ dự án: Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án (bao gồm cả phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở) đến người quyết định đầu tư để tổ chức thẩm định
- Thực hiện công việc thẩm định
Lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
- Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Các quy ước, thông lệ quốc tế có liên quan
Phương pháp chung thẩm định dự án công:
- Phương pháp tài chính (financial analysis): theo cách thức phân tích tài chính, các dự án được thẩm định trên cơ sở xác định doanh thu và chi phí của mọi
đầu vào theo giá trị thị trường của chúng Phương pháp này quan tâm đến dòng
tiền ròng đơn thuần và phân tích ảnh hưởng đến một nhóm dân cư cụ thể mà không tính đến các tác động tổng thể lên toàn nền kinh tế Mặc dù phương pháp tài chính không phù hợp cho các dự án công nhưng không nên bỏ qua bởi một dự án không
Trang 14thể đem lại phúc lợi xã hội bền vững khi nó không tự “nuôi” được chính nó Vì thế trước khi sử dụng phương pháp kinh tế cần phải dùng phương pháp tài chính để thẩm định tính bền vững về mặt tài chính của dự án.
- Phương pháp kinh tế (economic analysis): Nếu sử dụng phương pháp kinh
tế, chi phí của những yếu tố đầu vào và giá của những sản phẩm mà dự án cung cấp phải được điều chỉnh phù hợp với những biến dạng trên thị trường Đây là phương pháp thường được sử dụng trong khu vực công Nó còn được gọi với một tên khác, đó là Phân tích chi phí – lợi ích (Economic and Social Benefits – Cost Analysis)
- Phương pháp phân phối thu nhập hay phân tích lợi ích các bên liên quan (stakeholder analysis): Khi sử dụng phương pháp này, các nhà phân tích phải tính đến phương án phân chia lợi ích tài chính ròng cho mọi đối tượng chịu ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp của dự án
Phương pháp này đặc biệt chú trọng làm rõ nhóm dân cư nào thụ hưởng lợi ích và họ có xứng đáng được hưởng không, đồng thời chỉ ra nhóm nào gánh chịu chi phí, tại sao họ phải gánh chịu, gánh chịu trong bao lâu, … Phân tích phân phối thu nhập được xây dựng trên cơ sở các phân tích kinh tế và tài chính với điều kiện chúng được thực hiện theo quan điểm của tất cả các bên liên quan tới dự án Nó được xây dựng bằng tất cả ngoại tác do dự án tạo ra, dẫn đến thay đổi thu nhập của các nhóm khác nhau trong xã hội
- Phương pháp nhu cầu cơ bản (basic – needs analysis): Trong phân tích nhu cầu cơ bản, các hình thức thưởng/ phạt đối với ngoại tác mà dự án tạo ra khi làm thay đổi mức tiêu dùng một số hàng hoá hay dịch vụ nhất định được xã hội coi là nhu cầu cơ bản hay có tác dụng tiêu cực Các nhà phân tích quy ra các mức thưởng/ phạt để phản ảnh giá trị của ngoại tác được cộng đồng gán ghép với việc tiêu thụ loại hàng hoá hay dịch vụ mà xét theo quan điểm xã hội là đáng khen (như giáo dục) hay đáng trách (như cai nghiện ma tuý)
Trong 04 phương pháp nói trên, hai phương pháp đầu là quan trọng nhất và cần phải được phân biệt rõ ràng Khi thẩm định tài chính của một dự án đầu tư tiềm năng, phân tích sẽ được thực hiện theo quan điểm của một bộ phận dân cư của một quốc gia, như: một ngành, một doanh nghiệp, một cá nhân hoặc bất cứ nhóm người nào khác Tiền mặt hoặc các hình thức của cải khác mà dự án tạo ra cho nhóm người cụ thể này được tính như là những lợi ích tài chính, trong khi các khoản chi tiền mặt hoặc tổn thất của cải dưới những hình thức khác đối với nhóm này thì được tính vào các chi phí tài chính
Tài chính Kinh tế Phân phối thu nhập Nhu cầu cơ bản
Trang 15Quốc gia Không áp dụng D E F
Phương pháp kỹ thuật trong thẩm định dự án công:
Trong thực tế ta thường dùng các phương pháp kỹ thuật sau đây trong thẩm định dự án đầu tư:
* Phương pháp thẩm định theo trình tự: Theo phương pháp này thì việc thẩm định dự án được tiến hành theo trình tự tổng quát tới chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau:
- Thẩm định tổng quát: là việc xem xét khai quát các nội dung cần thẩm định của dự án qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của
dự án như: hồ sơ sự án, tư cách pháp lý của dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án
- Thẩm định chi tiết: Được tiến hành sau thẩm định tổng quát Việc thẩm định này được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến việc thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án
* Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu: Nội dung của phương pháp này là so sánh đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kính tế kỹ thuật thích hợp thông lệ (quốc tế và trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu
- Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau:
+ Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính có thể chấp nhận được
+ Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế
+ Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi
+ Các tiêu chí tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư
+ Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý… của ngành theo định mức kinh tế kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế
+ Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư
+ Phân tích so sánh lựa chọn các phương án tối ưu (địa điểm xây dựng, các công nghệ thiết bị, giải pháp kỹ thuật và tổ chức xây dựng…)
* Phương pháp phân tích độ nhạy: là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức
độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan Phân tích
độ nhạy của dự án giúp chủ đầu tư biết dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu
tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biên pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án
* Phương án dự báo: Sử dụng các số liệu điều tra thống kê và vân dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, về giá
Trang 16cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu, và các đầu vào khác… ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án Các phương pháp dự báo thường sử dụng là phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tương lai, phương pháp sử dụng hệ số co dãn của cầu, phương thức định mức, phương phám lấy ý kiến chuyên gia…
* Phương pháp triệt tiêu rủi ro: Để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả của
dự án, phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tượng có liên quan đến dự án
c Sự khác biệt giữa phân tích kinh tế và phân tích tài chính trong thẩm định dự án công:
Phân tích kinh tế Phân tích tài chínhKhi thẩm định kinh tế của một dự án
đầu tư tiềm năng, phân tích sẽ gộp
chung lợi ích và chi phí trên tất cả dân
cư của quốc gia để xác định xem dự
án có cải thiện mức phúc lợi kinh tế
của toàn bộ quốc gia hay không
Khi thẩm định tài chính của một dự
án đầu tư tiềm năng, phân tích sẽ được thực hiện theo quan điểm của một bộ phận nhỏ dân cư của một quốc gia
Các dự án được thẩm định trên cơ sở
xác định chi phí của những yếu tố đầu
vào và giá của những sản phẩm mà dự
án cung cấp phải được điều chỉnh phù
hợp với những biến dạng trên thị
trường
Các dự án được thẩm định trên cơ sở xác định doanh thu và chi phí của mọi đầu vào theo giá trị thị trường của chúng Phương pháp này quan tâm đến dòng tiền ròng đơn thuần mà không quan tâm đến tác động tổng thể lên toàn bộ nền kinh tế
Quan tâm đến lợi ích kinh tế Tập trung vào dòng tiền ròng (net
cash flows) tính theo giá thị trường, giá tài chính
Thẩm định kinh tế dựa trên nguyên
tắc của kinh tế học phúc lợi ứng dụng
Thẩm định tài chính phải nắm vững các nguyên tắc kế toán
Câu 4: Bản chất của phân tích tài chính trong thẩm định dự án công? Dòng tiền dự án? Xử lý vấn đề giá và lạm phát trong thẩm định tài chính?
Trả lời:
1 Bản chất của phân tích tài chính trong thẩm định dự án công: là phân
tích cân đối được các dòng tiền vào và ra của dự án, tức là nó phải tự nuôi dưỡng bản thân rồi mới có thể tạo ra những tác động kinh tế xã hội tích cực
2 Dòng tiền dự án (dòng tiền tài chính):
Một dự án đầu tư tốt trước hết phải cân đối được các dòng tiền tài chính vào
và ra – tức là nó phải tự nuôi dưỡng bản thân, rồi mới có thể tạo ra những tác động
Trang 17kinh tế và xã hội tích cực Vì vậy cần thiết phải tiến hành phân tích tài chính và dựa vào đó để tiến hành những điều chỉnh cần thiết nhằm chuyển sang phân tích kinh tế.
Nếu một dự án không bền vững về mặt tài chính thì các lợi ích kinh tế sẽ không thực hiện được
Xác định dòng tiền tài chính
Trong phân tích tài chính, chủ yếu tập trung vào dòng tiền ròng (net cash flows) Dòng tiền (ròng) là khoản chênh lệch giữa tổng dòng tiền mà dự án sinh ra (tổng dòng tiền vào) với tổng dòng tiền ra của dự án
Dòng tiền ròng = Tổng dòng tiền vào – Tổng dòng tiền ra
Tổng dòng tiền vào có thể đến từ các hoạt động:
- Hoạt động vận hành: bán hàng, cung cấp dịch vụ, mua chịu,
- Hoạt động đầu tư: thanh lý tài sản,
- Hoạt động tài trợ: vay các nhà tài trợ, gọi vốn cổ đông,
Tổng dòng tiền ra của dự án cho các hoạt động:
- Hoạt động vận hành: trả tiền mua nguyên vật liệu, thanh toán phí dịch vụ, trả lương, nộp thuế, trả lãi vay,
- Hoạt động đầu tư: mua sắm tài sản, góp vốn
- Hoạt động tài trợ: trả gốc các khoản vay, chia cổ tức
Quá trình xác định dòng tiền ròng thuộc hoạt động vận hành (operating cash flows) dẫn đến công thức sau:
Dòng tiền (ròng) = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao
Công thức trên ngụ ý rằng dòng tiền ròng của dự án gồm hai thành phần cơ bản là lợi nhuận sau thuế và khấu hao tài sản cố định
Nếu xét đầy đủ cả các khoản phải thu, các khoản phải trả thì ta có:
Dòng tiền
Lợi nhuận
-Thay đổi trong vốn luân chuyển
Biểu diễn dòng tiền trên bảng và trên đô thị.
Để thuận lợi cho việc thẩm định, người ta tiến hành lập bảng dự báo dòng tiền Đó là một bảng số gồm bốn phần chính: Phần thứ nhất, gọi là Dòng tiền vào Phần thứ hai, gọi là Dòng tiền ra, chứa đựng những hoạt động làm giảm tiền Phần thứ ba bao gồm một số thay đổi trong các khoản mục thuộc tài sản lưu động (current assets) và nợ lưu động (current liabilities), như thay đổi các khoản phải trả, thay đổi các khoản nợ lương và nợ thuế, thay đổi tiền, thay đổi hàng tồn, phần này có thể gọi tắt là những thay đổi trong vốn luân chuyển Hình dạng đơn giản của một bảng kế hoạch dòng tiền mô tả như bảng dưới đây
Dự báo dòng tiền của một dự án
Trang 18Cùng với bảng dự báo dòng tiền người ta còn biểu diễn dòng tiền ròng dự án dưới dạng đồ thị.
Có nhiều dạng đồ thị khác nhau nhưng phổ biến nhất là 2 dạng: Dạng thứ nhất được mô tả như hình 1 Ở dạng này khi nghiên cứu dự án, phải chi ra một lượng tiền; tiếp theo phải dùng phần tiền khác hình thành tài sản cố định, Vì vậy những năm đầu, dòng tiền ròng của dự án thường âm Khi dự án vận hành nó tạo ra một dòng tiền ròng dương
0
Hình 1: Hình dạng dòng tiền tài chính theo thời gian
Dạng thứ hai tương ứng với những dự án khi kết thúc phải chi một số tiền để khôi phục hiện trạng, xử lý môi trường hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động, nên dòng tiền ròng cuối dự án của chúng có dấu âm Hình 2 mô tả dòng tiền ròng của một dự án âm ở những năm đầu tiên và dương ở những năm tiếp theo
và âm vào năm cuối dự án
0
Hình 2: Dòng tiền tài chính âm vào cuối dự án
Chi phí cơ hội của vốn và hiện giá lợi ích ròng (chiết khấu dòng tiền)
Nguồn tài trợ để thực hiện dự án thuộc khu vực công thường bao gồm: vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn vay Nhà nước, vốn do nước ngoài viện trợ hoàn lại hoặc không hoàn lại, vốn vay các định chế tài chính quốc tế được Chính phủ bảo lãnh hay không bảo lãnh, đóng góp của dân cư bằng tiền hoặc bằng ngày công, Ngân sách Nhà nước của bất kỳ quốc gia nào đều được hình thành từ số thuế thu được từ các doanh nghiệp và cá nhân Khi sử dụng ngân sách đầu tư vào dự án này thì
Dòng tiền ròng
Năm của dự án
Dòng tiền ròng
Năm của dự án
Trang 19khoản kinh phí đó không thể dùng vào dự án khác Vì thế phải tính đến chi phí cơ hội của các nguồn tài trợ dự án.
Một cách tổng quát, chi phí cơ hội của các nguồn tài trợ chính là lợi ích lớn
nhất cho xã hội đã bị từ bỏ để tài trợ cho dự án đang xét Lợi ích đó có thể đo bằng tiền và hoặc đo bằng những đơn vị đo phi tiền, ví dụ như: lượng khí thải giảm được, vận tốc bình quân của cư dân đi từ điểm này đến điểm khác, số bác sĩ trên 1.000 người dân, tỉ lệ trẻ đến trường ở bậc tiểu học, số thảm xanh công viên trên 1.000 người dân,
Lợi ích và chi phi của các dự án đầu tư thường xảy ra vảo những giai đoạn khác nhau về thời gian Xét dưới góc độ kinh tế một đồng (1đ) tại thời điểm hiện tại được coi là có giá trị cao hơn một đồng (1đ) trong tương lai vì 1đ có ngay lúc này sẽ được sử dụng để đầu tư hay tiêu dùng một cách có lợi ngay hôm nay Như vậy các chi phí và lợi ích đến sớm hơn về mặt thời gian phải được xem có trọng lượng lớn hơn so với các chi phí và lợi ích đến muộn hơn Do đó để so các dòng tiền với nhau cần phải quy chúng về một thời điểm được chọn làm gốc, tức là phải chiết khấu dòng tiền theo một tỷ lệ thích hợp Và cách thông dụng nhất để xác định
tỉ lệ chiết khấu thích hợp chính là xác định theo chi phi cơ hội của công quỹ
Dù đánh giá tài chính của một dự án công hay tư, việc hiện giá dòng tiền theo một suất chiết khấu thích hợp là rất quan trọng Cho nên mặc dù có nhiều tiêu chí đánh giá khía cạnh tài chính các dự án đầu tư, nhưng tiêu chí hiện giá thuần (NPV) vẫn thông dụng hơn cả Tuy nhiên việc dự báo tất cả các suất chiết khấu cho một quãng thời gian dài là khó chính xác Vi vậy những phương pháp phân tích tài chính cũng có những sai khác nhất định
3 Ảnh hưởng của lạm phát trong phân tích tài chính
Để quá trình thẩm định dự án trở nên thực tế và chính xác hơn, cần phải tính đến tác động của lạm phát đến dòng tiền Khi lạm phát xuất hiện, nó làm biến đổi giá cả của các yếu tố đầu vào và làm sai lệch dòng tiền dự án Lạm phát tác động đến tính toán các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí hàng bán, chi phí hàng bán, chi phí hoạt động…, từ đó ảnh hưởng đến độ lớn của tổng tài sản thực thi dự án, nhu cầu tài trợ cho chúng, đồng thời làm sai lệch kết quả dự án mang lại Đó là chưa kể đến lạm phát còn tác động đến thuế, trợ cấp và tỷ giá hối đoái…
a Một số khái niệm về giá
Giá danh nghĩa
Giá danh nghĩa là giá hiện hành trong năm đang xét Giá danh nghĩa chịu tác động bởi các nhân tố kinh tể vĩ mô và các lực cung, cầu về mặt hàng đó tại thời điềm đang xét Khi bắt tay soạn lập bảng dự toán dòng tiền của một dự án đầu tư đầu tiên người ta sử dụng giá danh nghĩa sau đó điều chỉnh theo mức giá thực và
sự thay đổi mặt bằng giá (lạm phát)
Mặt bằng giá
Mặt bằng giá là số bình quân theo tỷ trọng của một tập hợp các giá danh nghĩa của toàn thể hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế Tuy nhiên trên thực tế khó có thể thống kê hết giá danh nghĩa của tất cả hàng hóa, dịch vụ nên mỗi đất nước thường chọn ra một tập hợp hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu để xác định mặt bằng giá
Trang 20Gọi là mặt bằng giá trong thời kỳ t được tính như sau:
1.W
n
i i
i - Giá của hàng hóa, dịch vụ i tại thời kỳ t
Wi: Tỷ trọng của hàng hóa, dịch vụ i trong tập hợp đang xét
W 1i =
∑
Các tỷ trọng này được xác định vào một ngày nhất định gọi là kỳ gốc Chúng thường được cố định để so sánh mặt bằng giá tại những thời điểm khác nhau
Chỉ số giá cả( )
Chỉ số giá cả của thời kỳ t là tưong quan giữa một bảng giá thời kỳ t ( ) và mặt bằng giá thời kỳ gốc (
Giá tương đối ( )
Giá tương đối phản ánh tương quan của giá cả hai mặt hàng, dịch vụ tại một thời điểm đã cho của hàng hóa, dịch vụ X và hàng hóa, dịch vụ Y tại thời điểm
t được xác định như sau:
Thay đổi giá
Trang 21Có 2 loại thay đổi giá Một là thay đổi tương đối về giá Hai là thay đổi mặt bằng hay lạm phát.
(a) Thay đổi tương đối về giá
Thay đổi tương đối về giá là sự thay đổi tính bằng tỉ lệ phần tram của giá cả 2 loại hàng hoá, dịch vụ so với nhau và thường được đo từ thay đổi giá thực Tỷ lệ phần tram thay đổi trong giá thực, % được tính như sau:
(b) Thay đổi mặt bằng giá (lạm phát) gPe
Tỷ lệ lạm phát của 1 thời kì bằng mức thay đổi mặt bằng giá trong kỳ so với mặt bằng giá đầu kỳ đó Tỷ lệ lạm phát cũng có thể được tính từ mức thay đổi chỉ số giá trong kỳ so với chỉ số giá đầu kỳ đó:
Tỷ lệ lạm phát tính từ mặt bằng giá:
b Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất
Các hoạt động đầu tư thường diễn ra trong thời gian dài Khi lập và thẩm định
dự án cần phải tính đến tác động của lạm phát đến lãi suất danh nghĩa, được ký hiệu là i
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất do ngân hàng công bố Khi tỷ lệ lạm phát gia
tăng, lãi suất danh nghĩa sẽ được gia tăng để đảm bảo hiện giá của các khoản thanh toán tiền lãi và vốn gốc sẽ không giảm xuống thấp hơn giá trị ban đầu của khoản vay
Trên thị trường, lãi suất danh nghĩa dược tạo nên từ 3 thành phần chính
- Lãi suất thực - ký hiệu r, phản ánh giá trị thực về mặt thời gian của tiền tệ
mà bên cho vay đòi hỏi phải có để sẵn lòng bỏ qua việc tiêu thụ và các cơ hội đầu
tư khác;
- Mức độ rủi ro - ký hiệu , đo lường mức đền bù mà bên cho vay đòi hỏi nhằm đề phòng khả năng vỡ nợ và hoặc mất tính thanh khoản của bên đi vay;
Trang 22- Phần bù đắp tổn thất - hệ số [1+(r+ σ)]gPe, là khoản đền bù cho tổn thất dự kiến trong sức mua do lạm phát ( trượt giá) gây ra
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Mức độ rủi ro + Bù đắp tổn thất do trượt giá
Ở thời điểm ban đầu, lãi suất danh nghĩa được xác định qua công thức:
i=(r + σ)
Tỷ lệ lam phát kỳ vọng gPe làm giảm giá trị tương lai của cả các khoản trả nợ vay lẫn các khoản thanh toán lãi suất thực Do vậy lãi suất danh nghĩa (thị trường) một cách đầy đủ cỏ thể diễn đạt như sau:
i=(r + σ)+ [1+(r+ σ)]gPe (2)
Nhìn chung, lãi suất thực sẽ là một giá trị tương đối cố định theo thời gian, bởi vì
nó được xác định chủ yếu bởi năng suất của đầu tư và mong muốn tiêu thụ và tiết kiệm trong nền kinh tế Ngoài ra, giá trị của khoản phí rủi ro đối với các ngành và nhà đầu tư khác nhau cũng thường đựợc biết trước Trong điều kiện lãi suất thực, phí đền bù rủi
ro và lãi suất danh nghĩa được cho trước, thì tỷ lệ lạm phát kỳ vọng ngầm ẩn trong lãi suất danh nghĩa có thể được ước tinh bằng cách biến đổi phương trình ở trên như sau:
g
Nếu tỷ lệ lạm phát được dự kiến sẽ thay đổi qua thời gian vả việc tái tài trợ khoản nợ của dự án là cần thiết, thì lãi suất danh nghĩa phải trả sẽ được điều chỉnh để nhất quán với tỷ lệ lạm phát dự kiến mới này Điều nảy có ảnh hường rất ít hoặc không có ảnh hưởng đến tính khả thi tổng thể về mặt kinh tế của dự án như đưọc
đo bởi NPV của nó; nhưng nó có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản của dự án
cụ thể là ảnh hưởng đến các khoản thanh toán vốn gốc và tiền
Ngoài ra có thể biến đổi công thức (2) để tính lãi suất thực
r(1+g
Nếu rủi ro không đáng kể hoặc chúng ra bỏ qua rủi ro, thì công thức trên lược giản thành
c Ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá hối đoái
Trường hợp dự án đầu tư sử dụng các yếu tố đầu vào nhập khẩu hoặc có 1 phần sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài thì tỷ giá hối đoái là 1 biến số quan tọng tác động đến dòng tiền tài chính Tỷ giá hối đoái thị trường tại thời điểm t, , tính theo công thức sau:
Trang 23D: số lượng đơn vị nội tệ
F: Một đơn vị ngoại tệ
Một dự án thường kéo dài nhiều năm Do vậy tỷ giá hối đoái phải được điều chỉnh theo lạm phát ở cả hai nền kinh tế - nền kinh tế của bản tệ và nền kinh tế của ngoại tệ
Khi thẩm định dự án, có thể chọn năm đầu cùa dự án, tại thời điểm 0, làm thời điểm tham chiếu Lúc bấy giờ, tại thời điểm 0, tỷ giá hối đoái thi trường hay giá danh nghĩa hiện hành của ngoại tệ cân bằng với tỷ giá hối đoái thực
Gọi ItD là chỉ số giá cả của nước bản tệ tại thời điểm t
gP là tỷ lệ lạm phát tích lũy từ thời điểm 0 đến thời điểm i Gọi ItF
là chỉ số giá cả của cả quốc gia sở hữu ngoại tệ tại thời điểm t Tương tự như chỉ số giá cả của nước bản tệ, ItF được tính như sau:
D
M t R
t F t t
I
I
=Một cách đầy đủ hơn:
D i i
Trang 24F i i
đó, có thể ước tính được tỉ giá hối đoái thị trường kỳ vọng trong t năm kể từ một thời điểm mốc được chọn Tỉ số giữa hai chỉ số giá được biết đến như là chỉ số giá tương đối Nếu theo thời gian, nền kinh tế nội địa gặp phải một tỉ lệ lạm phát khác với tỷ lệ lạm phát của nước đối tác, thì chỉ giá tương đối cũng sẽ thay đổi theo thời gian Nếu tỉ giá hối đoái thực là cố định dù có lạm phát thì sự thay đổi trong chỉ số giả tương đối phải đưa đến kết quả lả một sự thay đổi tương đương trong tỉ giá hối đoái thị trường
Do tỉ giá hối đoái thực tương lai chỉ có thể được biết đến một cách không chắc chắn, và ti giá hối đoái thị trường không thể điều chỉnh cùng lúc với những thay đổi của tỉ lệ lạm phát, nên sẽ thực tế hơn nếu ta cho phép có sự linh hoạt trong ước tính ti giá hối đoái thị trường Điều này được thực hiện bằng cách giả định một phạm vi phân bổ các tỉ giá khả dĩ xung quanh một giá trị trung bình kỳ vọng của tỉ giá hối đoái thực Người ta lượng hóa điều này bằng thừa số (l+k), đưa vào phương trình (3) như sau:
F i i
Trong công thức trên, k là 1 biến số ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng 0
d Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất chiết khấu
Lạm phát là sự gia tăng mặt bằng giá chung của mọ hàng hoá và dịch vụ trong
1 khoảng thời gian nhất định Đối với các dự án đầu tư, lạm phát làm biến đổi các yếu tố đầu vào, đầu ra và suất chiết khấu của dự án Cụ thể, nó tác động đến: (i) dòng tiền do dự án sinh ra, và (ii) suất chiết khấu Ở phần này chúng ta xác định suất chiết khấu có tính đến lạm phát
Trường hợp không lạm phát, ta sử dụng suất chiết khấu là r để hiện giá dòng tiền sinh ra từ dự án Nếu lạm phát hàng năm xảy ra với độ lớn là g thì suất chiết khấu có tính đến lạm phát, được tìm như sau:
Gọi:
Trang 25là giá trị danh nghĩa hay giá trị đã gồm lạm phát tại thời điểm n
là giá tị ở kỳ gốc
là giá trị tại thời điểm n tính theo giá không đổi ở kỳ gốc (năm 0) Nói khác
đi là giá trị ở thời điểm n đã loại bỏ lạm phát theo thời gian Như vậy, và quan hệ với nhau như sau:
n
I V
gP
=
+Như vậy, giá trị tương lai tại thời điểm n, chính là giá trị của Vo tính theo suất chiết khấu thực, (1 được khuếch đại bởi lạm phát, (1+ Tức là:
e if
Tính NPV bằng suất chiết khấu thực:
n
t t t
CF NPV ICO
t t
CF NPV ICO
t
CF là dòng tiền sau thuế không có lạm phát và có lạm phát
ICO là dòng tiền chi đầu tư ban đầu
Câu 5: Vấn đề quy mô dự án, sự bổ sung hoặc thay thế giữa các dự án trong thẩm định dự án công?
Trả lời:
1 Vấn đề quy mô dự án:
Quy mô dự án là một nội dung quan trọng không thể bỏ qua trong thẩm định
dự án
Trang 26Nguyên tắc đầu tiên được đưa ra khi xem xét quy mô tối ưu của dự án là phải coi mỗi sự thay đổi quy mô như một dự án riêng biệt Sự gia tang quy mô dự
án sẽ kéo theo chi phí biên và mang lại lợi ích biên Do đó ta cần xem xét từng mức gia tăng để xác định một quy mô đầu tư tốt nhất
Ví dụ, một dự án có lợi ích là B và chi phí là C Ở quy mô thấp nhất, lợi ích
và chi phí là B1 và C1 Nếu gia tăng quy mô, lợi ích cho phần tăng này là B2 và C2 Lúc này tổng lợi ích dự án mnag lại là (B1 + B2) và chi phí lên đến (C1 + C2) Nếu gia tăng hết mức, quy mô tối đa hay quy mô thứ n thì tổng lợi ích dự án mang lại là (B1 + B2 +…+ Bn) và tổng chi phí lên đến (C1 + C2 +…+ Cn)
Tiêu chí để đánh giá tính tối ưu về quy mô của một dự án:
Tiêu chí thứ nhất là hiện giá thuần Mỗi sự gia tăng quy mô đều dẫn đến một
sự gia tăng về chi phí và tạo ra một lợi ích biên Bằng cách so sánh tổng hiện giá của lợi ích biên với tổng hiện giá của chi phí biên, người ta xác định được hiện giá thuần biên Và căn cứ vào đó để quyết định có nên mở rộng quy mô dự án hay không
Quy trình xác định quy mô tối ưu như sau: Thoạt đầu, người ta xác định hiện giá thuần (NPV) ở quy mô thấp nhất Nếu NPV của (B1 – C1) dương, ta xét tiếp NPV của (B2 – C2) có dương hay không Nếu vẫn dương thì nghĩa là quy mô dự án
ở mức thứ hai tốt hơn mức thứ nhất vì gia tăng hiện tại giá thuần cho xã hội Cách thẩm định này được tiếp tục cho đến khi nào NPV của (Bn-1 – Cn-1) dương
nhưng (Bn-1 – Cn) chuyển sang âm Khi đó quy mô ở mức thứ (n-1) nên được chọn
và NPV của toàn bộ quy mô đầu tư đến mức (Bn-1 – Cn-1) đạt tối đa
Giả sử, gọi NPV1, NPV2 NPVn-2 và NPVn-1 là hiện giá thuần ở từng quy mô,
từ quy mô thứ nhất đến quy mô thứ (n-1) và ta dừng lại ở quy mô thứ (n-1), thì tổng hiện giá thuần của toàn bộ quy mô đầu tư, gọi là NPV, được xác định như sau:
NPV = NPV1 + NPV2 + …+ NPVn-2 + NPVn-1
Tiêu chí thứ hai là tỷ suất nội hoàn:
Quy mô tối ưu của dự án cũng có thể được xác định bằng cách sử dụng tỷ suất nội hoàn (IRR) Ứng với mỗi thay đổi về quy mô dự án ta xác định suất nội hoàn của phần thay đổi này, gọi là tỷ suất nội hoàn biên (MIRR) Không phải tất cả các dự án đều có diễn biến MIRR giống nhau Giả sử trong một dự án tiêu biểu, MIRR của dự án sẽ tăng ở những quy mô ban đầu, kích thích IRR tăng theo, rồi MIRR giảm dần khi qua một quy mô nào đó, đương nhiên IRR giảm theo Cho tới lúc này, MIRR vẫn còn lớn hơn IRR, nếu cứ gia tăng quy mô của dự án lên mãi, MIRR sẽ bắt đầu nhỏ dưới IRR Và tốt nhất quy mô của dự án nên dừng lại ở mức tại đó MIRR cân bằng với IRR Cần phải lưu ý rằng, quy mô mà tại đó MIRR cân bằng IRR không nhất thiết trùng với quy mô mà NPV của dự án đạt tối đa
Quy tắc sử dụng MIRR là: gia tăng quy mô dự án cho đến khi MIRR cân bằng với suất chiết khấu dung để tính NPV của dự án đó
Trang 272 Sự bổ sung và sự thay thế giữa các dự án:
a Các dự án độc lập, thay thế và/hoặc bổ sung nhau
Giả sử có hai dự án I và II tiến hành đồng thời
Gọi PVB là tổng hiện giá các lợi ích do dự án mang lại và PVC là tổng hiện giá các khoản chi do dự án Khi đó các trường hợp có thể xảy ra và những nhận định về sự bổ sung và/hoặc thay thế giữa các dự án được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng1: Sự bổ sung và/hoặc sự thay thế giữa các dự án
PVBI + PVBII = PVBI+II Dự án I và dự án II độc lập nhau về lợi íchPVBI + PVBII > PVBI+II Dự án I và dự án II thay thế nhau về lợi íchPVBI + PVBII < PVBI+II Dự án I và dự án II bổ sung nhau về lợi íchPVCI + PVCII = PVCI+II Dự án I và dự án II độc lập nhau về chi phíPVCI + PVCII > PVCI+II Dự án I và dự án II bổ sung nhau về chi phíPVCI + PVCII < PVCI+II Dự án I và dự án II thay thế nhau về chi phí
b Thay thế tài sản hiện hữu
Một tình huống khác khá phổ biến, đó là có nên thay thế các tài sản hiện hữu hay không Có ba phương án nhằm đi đến quyết định
Phương án 1: Giữ tài sản cũ và không mua tài sản mới ngay.
Phương án 2: Bán tài sản cũ và mua tài sản mới ngay.
Phương án 3: Giữ tài sản cũ và mua thêm tài sản mới
Nếu gọi B0 là tổng hiện giá của những lợi ích tương lai do tài sản cũ tạo ra (đã trừ chi phí hoạt động), SV0 là giá trị thanh lý tài sản cũ; Bn là tổng hiện giá của những lợi ích tương lai do tài sản mới tạo ra (đã trừ đi chi phí hoạt động); ICOn là chi đầu tư cho tài sản mới; B0+n là tổng hiện giá của những lợi ích tương lai do tài sản cũ và tài sản mới tạo ra (đã trừ chi phí hoạt động) thì sẽ có các phương án khả thi với các điều kiện cụ thể như sau:
Điều kiện để phương án 1 khả thi: B0 > SV0
Điều kiện để phương án 2 khả thi: Bn > ICOn
Điều kiện để phương án 3 khả thi: B0+n > SV + ICOn
Nếu cả ba phương án đều khả thi, người ta tiếp tục chọn phương án hay một phối hợp nào đó cho hiện giá thuần lớn nhất Khi đó chúng ta sẽ xem xét mối
Trang 28tương quan giữa các lợi ích tăng thêm với chi phí tăng thêm, tức xét dấu của 2 biểu thức:
Câu 6: Phân tích các phương pháp và chỉ tiêu thẩm định hiệu quả tài chính
dự án công (có chiết khấu, không chiết khấu…)
Trả lời:
1 Thẩm định hiệu quả tài chính theo phương pháp không chiết khấu
a Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu
Khái niệm thời gian hoàn vốn không chiết khấu của dự án là thời gian cần thiết để thu hồi lại số vốn đầu tư đã bỏ ra bằng các khoản tích lũy hoàn vốn hàng năm
hoặc Trong đó: - V: Tổng vốn đầu tư cho dự án
- Lt: Lợi nhuận sau thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp) hang năm của dự án
- Kt: Giá trị khấu hao hang năm của dự án
- t: 1,2,3…n: số thứ tự năm thực hiện dự án
Thới gian hoàn vốn trong trường hợp không chiết khấu là thời gian tính từ khi dự án được thực hiện xây dựng đến năm cuối cùng, kết thúc hoạt động
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu thường được tính toán trong
dự án tiền khả thi Đây là chỉ tiêu quan trọng hang đầu, nhất thiết phải được xem xét, đánh giá trong thẩm định dự án
Trang 29Điều kiện phải thỏa mãn là:
Một dự án đầu tư, trước hết cần thu hồi được đủ số vốn đã bỏ ra để sử dụng cho các mục đích sinh lời và mục tiêu phát triển tiếp theo, nghĩa là phải thỏa mãn điều kiện:
T≤ [T]
Trong đó: T- Thời gian hoàn vốn không chiết khấu tính toán
[T] – Thời gian hoàn vốn không chiết khấu cho phép (do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định)
b Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động
Khái niệm số vòng quay vốn lưu động là tỷ số giữa tổng doanh thu (trước thuế giá trị gia tăng hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt) và vốn lưu động hàng năm của dự án
Trong đó:
Kcc: số vòng quay vốn lưu động tính toán hàng năm
DT: Tổng doanh thu hàng năm
VLĐ: Vốn lưu động hàng năm
Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động cho biết, một đồng vốn lưu động bỏ
ra, cho khả năng thu được mấy đồng tổng doanh thu Nó là chỉ tiêu biểu thị hiệu quả sử dụng vốn lưu động, cũng như hiệu quả hoạt động của dự án
Điều kiện phải thỏa mãn là:
Kcc ≥ [KCC]
Trong đó: Kcc là số vòng quay vốn lưu động cho phép, phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, vùng lãnh thổ, địa phương
Kết luận thẩm định
Trang 30Kết luận thẩm định căn cứ vào kết quả tính toán ở năm đại diện, khi dự án 100% công suất thiết kế, trong thời gian ổn định, dài Có thể lấy bình quân các năm thuộc vòng đời dự án.
- Nếu Kcc ≥ [KCC]: Dự án đạt hiệu quả hoạt động Dự án có số vòng quay vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả hoạt động của dự án càng hấp dẫn
- Nếu Kcc < [KCC]: Dự án không đạt hiệu quả hoạt động quy định, cần được sửa đổi, bổ sung
c Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh thu
Khái niệm tỷ suất sinh lời của doanh thu là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế
(thu nhập doanh nghiệp) và tổng doanh thu hàng năm của dự án
Trong đó:
ROS: Tỷ suất sinh lời của doanh thu hàng năm %
Ln: Lợi nhuận sau thuế (thu nhập doanh nghiệp) hàng năm
DT: Tổng doanh thu hàng năm
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh thu cho biết trong một đồng doanh thu,
có được mấy đồng lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng sinh lời của doanh thu, cũng như của dự án
Điều kiện để xem xét là: ROS ≥ [ ROS]
Trong đó: [ROS] Tỷ suất sinh lời của Doanh thu cho phép, phụ thuộc vào
ngành, nghề kinh doanh, vùng lãnh thổ, địa phương
Kết luận thẩm định:
Kết luận thẩm định căn cứ vào kết quả tính toán của năm đại diện, khi dự án đạt 100% công suất thiết kế, trong thời gian ổn định, dài Có thể lấy bình quân của các năm thuộc vòng đời dự án
Tỷ suất sinh lời của doanh thu có thể tính hàng năm trong vòng đời dự án
- Nếu ROS ≥ [ROS] : Dự án đạt hiệu quả tài chnhs Dự án có tỷ suất sinh lời của doanh thu càng lớn thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn
- Nếu ROS < [ROS] : Dự án không đạt hiệu quả tài chính quy định, cần được sửa đổi, bổ sung
d Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư ( Return on Investment)
Trang 31Khái niệm tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư: là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế
(thu nhập doanh nghiệp) hàng năm va tổng vốn đầu tư đẻ thực hiện dự án, được tính theo công thức sau:
Trong đó:
ROI – Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư hàng năm, %
Ln – Lợi nhuận sau thuế (thu nhập doanh nghiêp) hàng ănm
V – Tổng vôn đầu tư để thực hiện dự án
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư là chỉ tiếu biểu hiện khả năng sinh lời của vốn đầu tư, cũng như của dự án Nó cho biết, một đồng vốn đầu tư cho dự
án cho khả năng thu được mấy đồng lợi nhuận sau thuế (thu nhập doanh nghiệp)
Điều kiện để dự án đạt hiệu quả tài chính là
Nếu ROI ≥ [ROI] thì dự án không đạt hiệu quả tài chính quy định, cần được sửa đổi bổ sung
2 Thẩm định hiệu quả tài chính theo phương pháp chiết khấu
Nguyên lý chung trong việc đánh giá hieujq ủa tài chính của dự án là xem xét mức độ tương quan giữa số tiền thu về từ dự án với số tiền bỏ ra để thực hiện
dự án
Khi đánh giá dự án về mặt tài chính cần tuân theo 2 nguyên tắc sau:
Một, đánh giá dự án trên cơ sở dòng tiền ròng đoự án sinh ra.
Hai, chú ý đến thời giá của tiền
Trang 32Có 5 chỉ tiêu phổ biến đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư, đó là hiện giá thuần (NPV), tỷ số lợi ích/chi phí (B/C), thòi gian hoàn vốn (Tp) và tỷ suất nội hoàn (IRR) và tý suất sinh lời của vốn đàu tư.
a Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn có chiết khấu – Discounting Payback Period)
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án là thời gian cần thu hồi lại hiện
giá vốn đầu tư đã ỏ ra bằng hiện giá tích lũy hoàn vốn hàng năm
TD = Trong đó:
P(V1) – Tổng hiện giá vốn đầu tư phân bổ hàng năm)
P(L1+K1) – Tổng hiện giá tích lũy hoàn vốn hàng năm của dự án
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn có chiết khấu được tính toán trong dự án khả thi
Thẩm định chỉ tiêu thời gian hoàn vốn có chiết khầu:
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu có phép phụ thuộc vào ngành, nghề kinh doanh, vùng lãnh thổ, địa phương
b Chỉ tiêu hiện giá hệ số sinh lời của dự án
Hiện giá hệ số sinh lời của dự án là tỷ số giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án
Hiện giá hệ số sinh lời cho biết một đồng hiện giá chi phí bỏ ra trong dự án cho khả năng thu được mấy đồng hiện giá lợi ích và được đo bằng công thức sau:
Trong đó:
P (B/C) – Hiện giá hệ số sinh lời của dự án
Bt – Lợi ích hàng năm của dự án
Ct – Chi phí hàng năm của dự án
hệ số chiết khấu tài chính của dự ánQuy tắc lựa chọn theo chỉ tiêu này là: dự án đang xét chỉ đáng giá khi tỷ số lợi ích/chi phí của nó lớn hơn 1:
Trang 33Nếu có nhiều dự án loại trừ nhau được xét, thì lấy dự án có tỷ số này lớn nhất Cũng cần lưu ý việc sử dụng tỷ số lợi ích/chi phí làm tiêu chí cần phải thận trọng vì không pahir bao giờ nó cũng cho một kết luận đúng nhất.
c Chỉ tiêu hiện giá thu nhập thuần của dự án (NPV)
Hiện giá thu nhập thuần (Hiện giá thuần) của dự án là hiệu số giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án
Hiện giá thu nhập thuần NPV cho biết, với một chi phí cơ hội mong muốn nhất định của nhà đầu tư, hiện giá lợi ích có lớn hơn hiện giá chi phí hay không? Yêu cầu là hiện giá lợi ích phải lớn hơn hiện giá chi phí để thu lợi nhuận
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:
Trong đó: NPV : Hiện giá thu nhập thuần của dự án
Bt: Lợi ích hàng năm của dự ánCt: Chi phí hàng năm của dự án
hệ số chiết khấu tài chính của dự ánQuy tắc đánh giá khi dung NPV để thẩm định mặt tài chính là:
Chỉ chấp nhận xem xét những dự án đáng giá, có NPV dương (làm gia tăng lợi ích/ phúc lợi cho đất nước) NPV>0
Nếu ngân sách đầu tư có giới hạn , nên chọn tập các dự án tối đa hóa NPVNếu không có giới hạn về ngân sách và phải chọn một dự án trong các dự
án loại trừ nhau thì phải chọn dự án có NPV dương lớn nhất
Kết luận thẩm định:
- Nếu NPV> 0: dự án có hiệu quả tài chính, dự án có hiện giá thu nhập thuần càng lớn thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao, càng hấp dẫn