Những yêu cầu quan trọng nhất của quá trình đánh giá dựa trên các chính sách và thực tiễn hiện nay cũng như kinh nghiệm quốc tế về đánh giá và phản hồi các kết quả đòi hỏi đánh giá phải tuân theo các nguyên tắc sau:
LỚP CH QUẢN LÝ XÂY DỰNG 22.2 TĐDA ĐẦU TƯ CÔNG TRONG XD
- Chi phí hiệu quả: các lợi ích thu được từ quá trình đánh giá lớn hơn chi phí tiến hành đánh giá.
- Sử dụng các kết quả phục vụ cho công tác quản lý: các bài học đúc kết từ hoạt động đánh giá và các kết quả của các đánh giá khác phải sử dụng để hỗ trợ quản lý các kết quả phát triển.
- Tính hữu dụng: những phát hiện từ hoạt động đánh giá phải được nhận xét là phù hợp và hữu dụng đồng thời phải được trình bày một cách rõ rang và chuẩn xác.
- Công minh và độc lập: quá trình đánh giá phải công minh và độc lập về chức năng đối với quá trình liên quan đến xây dựng chính sách, cung cấp và quản lý.
- Độ tin cậy: độ tin cậy của đánh giá tùy thuộc vào trình độ chuyên môn và sự độc lập của các chuyên gia đánh giá và mức độ minh bạch của quá trình đánh giá. Độ tin cậy đòi hỏi đánh giá phải nêu được cả những thành công và thất bại.
- Sự tham gia: trong điều kiện có thể và phù hợp, các nhà tài trợ, quốc gia đối tác và các đối tượng thụ hưởng nên cùng nhau tham gia vào quá trình đánh giá.
- Hài hòa thủ tục: cần khuyến khích hài hòa thủ tục giữa các nhà tài trợ để xây dựng các phương pháp đánh giá, chia sẻ báo cáo và thông tin, cải tiến cách tiếp cận các phát hiện từ hoạt động đánh giá.
- Lập chương trình đánh giá: một kế hoạch tổng thể phải được cơ quan đánh giá hoạt động hỗ trợ phát triển xây dựng. Các hoạt động cần đánh giá phải được phân loại, sắp xếp theo mức độ ưu tiên và đưa vào kế hoạch.
- Thiết kế chuyên nghiệp: bất kỳ một đánh giá nào cũng phải được thiết kế và lập kế hoạch một cách chuyên nghiệp, các điều khoản giao việc được đưa ra nhằm xác định mục đích và phạm vi, mô tả phương pháp, xác định tiêu chuẩn, quyết định nguồn lực và thời gian cần thiết để hoàn thành đánh giá.