1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp quản lý giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

124 594 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 836,5 KB

Nội dung

Tác giả Đỗ Nguyên Hạnh trong công trình nghiên cứu của mình [15] đãxuất phát từ đặc điểm ham thích HĐGDNGLL của học sinh đã đề xuất các hìnhthức hoạt động: trưng bày ảnh, bình thơ, tiếp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-TRỊNH TRUNG KIÊN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NGỌC LẶC,

TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:

- Ban giám hiệu và quý thầy cô phòng sau đại học, khoa Giáo dục trườngĐại học Vinh

- Tất cả quý thầy, cô đã tham gia quản lý, hướng dẫn, giảng dạy trong suốtkhóa học

- Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư-Tiến sĩNguyễn Thị Mỹ Trinh, người thầy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôitrong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

- Ban giám hiệu và giáo viên các trường THCS huyện Ngọc Lặc: THCSKiên Thọ, THCS Lê Đình Chinh, THCS Nguyệt Ấn, THCS Cao Ngọc, THCSPhúc Thịnh huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ tôi khảo sát, thu thập xử

lý nhiều thông tin số liệu để tôi hoàn thành luận văn

- Chân thành cám ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Ngọc Lặc, SởGiáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ tinh thần và vật chất để tôi hoànthành khóa học

- Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trongquá trình học tập và nghiên cứu

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn chắc chắn còn nhiềuthiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học,các nhà quản lý thực tiễn và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn

Trân trọng cám ơn!

Tác giả

Trịnh Trung Kiên

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu

1.Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Các phương pháp nghiên cứu 4

8 Đóng góp mới của luận văn 4

9 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở 5

1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Các khái niệm cơ bản 8

1.3 Một số vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở 16

1.4 Một số vấn đề về quản lý giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở 23

Kết luận chương 1 34

Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục bảo vệ môi trường thông qua

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học

Trang 4

cơ sở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 36

2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, giáo dục trung học cơ sở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 36

2.2 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng 40

2.3 Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 41

2.4 Thực trạng quản lý giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 49

2.5 Đánh giá chung thực trạng 64

Kết luận chương 2……… ……….…… 67

Chương 3: Các biện pháp quản lý giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa……….….68

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ……… ……….… 68

3.2 Một số biện pháp quản lý giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 70

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 86

3.4 Thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp……… … 87

Kết luận chương 3 89

Kết luận và kiến nghị……… … 91

1 Kết luận……… …… 91

2 Kiến nghị……… … 92

Trang 5

Tài liệu tham khảo……….……… … 94 Phụ lục 97

KÝ HIỆU CỤM TỪ VIẾT TẮT THƯỜNG DÙNG

TRONG LUẬN VĂN

GDBVMT Giáo dục bảo vệ môi trường

GDMT Giáo dục môi trường

Trang 6

DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1: Mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn huyện Ngọc Lặc 37

Bảng 2.2: Kết quả điều tra nhận thức của GV THCS về sự cần thiết và tầm

quan trọng của của GDBVMT thông qua HĐGDNGLL 43Bảng 2.3.Khảo sát nhận thức của GV về các nội dung và hình thức GDBVMTthông qua HĐGDNGLL 43Bảng 2.4: Khảo sát đánh giá mức độ và chất lượng thực hiện thường xuyên cácnội dung GDBVMT thông qua các HĐGDNGLL 44Bảng 2.5 Đánh giá mức độ và chất lượng thực hiện các hình thức GDBVMTthông qua HĐGDNGLL 47Bảng 2.6 : Các biện pháp GDBVMT được sử dụng 48Bảng 2.7: Đánh giá về việc thực hiện chức năng lập kế hoạch của Hiệu trưởngtrong GDBVMT thông qua HĐGDNGLL 50Bảng 2.8 Chủ thể xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL ở các trường THCS 54Bảng 2.9 Đánh giá về xây dựng lực lượng GDBVMT thông quaHĐGDNGLL 56

Bảng 2.10 Khảo sát thực trạng để xây dựng và ban hành các hướng dẫn, nộiquy, quy định về HĐGDNGLL để GDBVMT 57Bảng 2.11: Khảo sát về sự chuẩn bị các nguồn lực phục vụ cho HĐGDNGLL đểGDBVMT 58Bảng 2.12: Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDBVMT thông quaHĐGDNGLL 59

Trang 7

Bảng 2.13: Cách thức đánh giá kết quả hoạt động GDMT ở các trường THCS 62Bảng 2.14: Cách thức tiến hành đánh giá kết quả GDMT thông quaHĐGDNGLL ở các trường THCS 63Bảng 2.15:Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả việc GDMT thông quaHĐGDNGLL 63Bảng 2.16: Các biện pháp quản lý đã sử dụng để nâng cao hiệu quả GDBVMTthông qua HĐGDNGLL 64

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1: Mục tiêu GDBVMT thông qua HĐGDNGLL 20Biểu đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp 89

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ khi xuất hiện trên trái đất, cuộc sống của con người đã gắn bó với thiênnhiên, con người đã chủ động khai thác tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộcsống của mình Trong quá trình lao động và sản xuất con người đã cải tạo thiênnhiên, nhưng ngược lại cũng đã đốt rừng, tiêu diệt các loài động thực vật, sửdụng chất độc hoá học, chất phóng xạ huỷ hoại thiên nhiên gây nên tình trạngkhủng hoảng sinh thái, ô nhiễm môi trường

Việt Nam là một quốc gia đông dân trên thế giới, nền kinh tế phụ thuộcchủ yếu vào thiên nhiên, để phát triển kinh tế chúng ta phải khai thác nguồn tàinguyên thiên nhiên Chính điều này đã làm cho môi trường của nước ta hiện naykhông những cạn kiệt mà còn bị hủy hoại nghiêm trọng, nguy cơ mất cân bằngsinh thái và sự cạn kiệt tài nguyên làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sựphát triển bền vững của đất nước

Để bảo vệ môi trường (BVMT), trước hết phải giáo dục ý thức BVMTcho thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, Ở nước ta, bên cạnh

Luật bảo vệ môi trường 2005 [19] vấn đề giáo dục môi trường (GDMT) cũng là

mối quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước Nghị quyết IV của Ban chấp hànhTrung ương Đảng khoá VII năm 1993 đã đề ra nhiệm vụ: “Đẩy mạnh giáo dụcpháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, dân số, môi trường, rèn luyện thể chất cho họcsinh” [22]

Trong hệ thống nhà trường, việc GDMT cần được coi trọng đặt biệt ở cấptrung học cơ sở (THCS), bởi lẽ: THCS là cấp phổ cập của hệ thống giáo dụcquốc dân trong giai đoạn hiện nay Thế hệ trẻ một khi đã được trang bị hànhtrang đầy đủ về nhận thức, tri thức về BVMT sẽ là một lực lượng hùng hậu đóng

Trang 13

vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động BVMT, bảo vệ tài nguyên của xã hội Họcsinh THCS ở độ tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách Vì vậy nhữnghiểu biết cơ bản của các em được bồi dưỡng qua GDMT sẽ để lại dấu ấn sâu sắctrong toàn bộ cuộc đời sau này của các em Đồng thời các em ở lứa tuổi này cótính tích cực cao, dễ hưng phấn, hiếu động Nếu không được giáo dục sẽ dẫntới những hành động làm tổn hại môi trường một cách vô ý thức hoặc có ý thức.

Vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả GDMT cho học sinh (HS) ở cáctrường THCS, từ đó hình thành ở HS thái độ, hành vi cư xử đúng đắn với môitrường là vấn đề cần giải quyết hiện nay Giáo dục bảo vệ môi trường(GDBVMT) là một nội dung giáo dục quan trọng trong nhà trường hiện đại

Thực trạng trong các nhà trường nói chung và các nhà trường THCS nóiriêng ở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, việc GDBVMT cho HS trước đâycũng như hiện nay chủ yếu thông qua sự lồng ghép kiến thức các môn học Bêncạnh đó, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) mặc dù đã đượcđưa vào chương trình giảng dạy nhà trường nhưng vẫn chưa đáp ứng được cácyêu cầu thực tế, nội dung chương trình đơn điệu, năng lực tổ chức của giáo viên(GV) hạn chế, lãnh đạo nhà trường chưa có biện pháp cụ thể, thời lượng chươngtrình bị cắt xén, đầu tư vật chất hạn chế Nhìn chung, HĐGDNGLL vẫn chưaphát huy hết ý nghĩa thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện, chưa có chiều sâu và thống nhất đồng bộ trong toàn ngành Xuất phát

từ những lý do trên, để góp phần GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HSTHCS trong giai đoạn hiện nay và qua thực tiễn công tác quản lý và giảng dạy

HS ở trường THCS, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp hiệuquả để quản lý GDBVMT cho HS khối THCS thông qua HĐGDNGLL là mộtnhiệm vụ hết sức quan trọng của người cán bộ quản lý giáo dục (QLGD) Vì vậy,

Trang 14

chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý giáo dục bảo vệ

môi trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường THCS huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDBVMTthông qua HĐGDNGLL cho HS các trường THCS huyện Ngọc Lặc, tỉnh ThanhHóa, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục GDBVMT cho HS trên địabàn này

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý GDBVMT thông qua HĐGDNGLLcho HS ở các trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý GDBVMT thông quaHĐGDNGLL cho HS các trường THCS huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

4 Giả thuyết khoa học

Nếu để xuất và áp dụng các biện pháp quản lý mang tính khoa học, khả thithì có thể nâng cao chất lượng GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS cáctrường THCS huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý GDBVMT thông qua HĐGDNGLLcho HS THCS

- Nghiên cứu thực trạng quản lý GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho

HS các trường THCS huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

- Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số biện pháp quản lýGDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS các trường THCS huyện Ngọc Lặc,tỉnh Thanh Hóa

Trang 15

6 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng quản lý GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho

HS các trường THCS: THCS Kiên Thọ, THCS Lê Đình Chinh, THCS Nguyệt

Ấn, THCS Cao Ngọc, THCS Phúc Thịnh huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.Cácbiện pháp quản lý được đề xuất có thể áp dụng trong giai đoạn 2013-2015

7 Các phương pháp nghiên cứu

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích - tổng hợp, phânloại- hệ thống hóa lý thuyết nhằm xác định cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu;

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, tổng kếtkinh nghiệm, nghiên cứu sản phẩm hoạt động của cán bộ quản lý, lấy ý kiếnchuyên gia nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý GDBVMT thông quaHĐGDNGLL cho HS các trường THCS huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa;

- Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được

8 Những đóng góp của luận văn

Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn công tác quản lý hoạt độngGDBVMT thông qua HĐGDNGLL trường THCS, đề xuất các biện pháp quản lýhiệu quả công tác này ở các trường THCS huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung của luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

- Chương 2: Thực trạng quản lý GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho

HS các trường THCS huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

- Chương 3: Một số biện pháp quản lý GDBVMT thông qua HĐGDNGLLcho HS các trường THCS huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH

TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Trên thế giới

Thuật ngữ GDMT được sử dụng lần đầu tiên từ năm 1948, trong hội nghịliên hiệp quốc về BVMT và tài nguyên thiên nhiên ở Pari Kể từ đó GDMT đãđược nhiều quốc gia, các tổ chức, các nhà khoa học trên thế giới quan tâm

Tại hội thảo quốc tế về GDMT ở Belgrade (Nam Tư) tháng 10 năm 1975,chương trình GDMT quốc tế (IEEF) đã đưa ra nghị định khung và tuyên bố vềnguyên tắc hướng dẫn GDMT Từ sau hội thảo Belgrade, chương trình GDMTquốc tế bắt đầu được triển khai và có khoảng hơn 60 quốc gia trên thế giới đãđưa GDMT vào trong trường học

Ở các quốc gia phát triển trên thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ trong hệthống các trường trung học phổ thông, GDMT được tiến hành có hiệu quả.GDMT được xem là một nội dung quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân:

Ở Mỹ, liên đoàn quốc gia bảo vệ cuộc sống hoang dã (NWF) đã tiến hành giảngdạy 33 bài học về môi trường ngay ở các trường tiểu học Ở Pháp chương trìnhhành động GDMT được đưa vào trường tiểu học và trung học Ở Anh GDMTđược xác định là một môn học khoảng vài ba thập kỷ gần đây, còn ở Ba Lan kiếnthức về môi trường và BVMT được trang bị từ lớp 1 trong các môn học chủ yếunhư: Địa lí, Sinh học, Văn học, Mỹ thuật Thậm chí có một số môn học còn cónhững tiết dạy riêng về GDMT

Trang 17

Các quốc gia châu Á như: Thái Lan, Indonesia, Brunei đã đưa GDMTvào trường học một cách có hệ thống Các nước khác trong khu vực như:Malaysia, Philiphin cũng đã tiến hành lồng ghép GDMT vào các môn học như:Sinh, Địa, Hóa, Lý

Tóm lại, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đưa GDMT vào trongtrường học theo những cách khác nhau, có thể là đưa vào như môn học, lồngghép với các môn học khác hay thực hiện bằng cách kết hợp giữa giáo dục vớicác tổ chức xã hội Tuy nhiên kinh nghiệm của các nước cho thấy, nếu chỉ thamgia học trên lớp thôi là chưa đủ, học sinh phải được GDMT thông qua các hoạtđộng bên ngoài, hoạt động xã hội, đặc biệt là thông qua môn học HĐGDNGLL

1.1.2 Trong nước

GDBVMT ở nước ta chính thức được đặt ra từ năm 1979 - 1980, nhưngtrong thực tế chỉ mới được các tác giả đưa vào nội dung và chương trình sáchgiáo khoa từ năm 1996 Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, xem xét thựctrạng GDMT ở nhà trường phổ thông Cố gắng đưa ra một số giải pháp tạm thờicũng như lâu dài cho vấn đề BVMT và GDMT cho mọi người đặc biệt là họcsinh ở các trường phổ thông, đó là các tác giả: Hoàng Đức Nhuận, NguyễnDược, Trịnh Thị Bích Ngọc, Đặng Vũ Hoạt….Các đề tài nghiên cứu làm rõ:Thực trạng môi trường, lý luận về môi trường và giáo dục môi trường, các môhình GDBVMT vận dụng vào trong trường phổ thông Chính họ đã có công laorất lớn trong việc đặt nền móng cho vấn đề GDMT trong trường phổ thông nóichung, trường THCS nói riêng ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển dân số và bùng nổ khoahọc công nghệ, môi trường và biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề của một quốcgia mà là của tất cả các nước trên thế giới, vấn đề GDBVMT càng trở nên cấp

Trang 18

thiết, có nhiều tác giả đã có những đề tài về BVMT như các tác giả: Nguyễn ThịHiền, Nguyễn Thị Phương Nhung hay đặc biệt luận án tiến sỹ của Nguyễn Như

An (Khoa giáo dục - Đại học Vinh)…đã có sự đột phá trong việc tìm ra nhữnggiải pháp nâng cao năng lực GDBVMT cho SV và GV

Ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnhkhác nhau của HĐGDNGLL như vai trò, hình thức tổ chức, biện pháp tổ chứctrong nhà trường và ngoài nhà trường ở các bậc học khác nhau: Giáo dục mầmnon, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục trung học phổ thông,giáo dục đại học

Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, HĐGDNGLL được chính thức đưa vàotrong chương trình giáo dục phổ thông với yêu cầu thực hiện bắt buộc và thốngnhất trong toàn quốc dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Để triển khaichương trình và sách GV “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” ở phổ thông,nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới nhiều lĩnh vực khác nhau củaHĐGDNGLL

Trong sách “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” Hà Nhật Thăng- Sáchgiáo viên từ lớp 6 đến lớp 9 [30], [31], [32], [33] cũng đã nêu lên mục tiêu, nộidung, chương trình, phương tiện, trang thiết bị của việc tổ chức HĐGDNGLL,hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các chủ điểm giáo dục, cũng như đánh giá kếtquả tổ chức hoạt động này

Trong bài viết của tác giả Nguyễn Dục Quang đã đề cập đến vấn đề đổimới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐGDNGLL, giáo dục quốc tếcho học sinh qua HĐGDNGLL [24], ngoài ra còn có các luận văn Thạc sĩ, cáckhoá luận đại học đã nghiên cứu vấn đề này ở các khía cạnh khác nhau

Trang 19

Tác giả Đỗ Nguyên Hạnh trong công trình nghiên cứu của mình [15] đãxuất phát từ đặc điểm ham thích HĐGDNGLL của học sinh đã đề xuất các hìnhthức hoạt động: trưng bày ảnh, bình thơ, tiếp xúc với người thực, việc thực, thamquan…có tác dụng tốt đối với việc củng cố, giáo dục tình cảm, bổ sung kiếnthức, ý thức tập thể của học sinh.

Như vậy hầu hết các công trình đã đề cập đến vấn đề GDBVMT và cácnội dung HĐGDNGLL, mà ít đề cập đến các biện pháp GDBVMT cho HSTHCS thông qua HĐGDNGLL

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường

- Môi trường là tập hợp các điều kiện bên ngoài mà sinh vật tồn tại trongđó

- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanhcon người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của conngười và sinh vật

- Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và xãhội Các yếu tố tự nhiên và xã hội chi phối sự sống, sản xuất của con người nhưtài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí; ánh sáng; công nghệ, kinh tế,chính trị, đạo đức, văn hóa, lịch sử và mỹ học

Trang 20

Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên và môitrường xã hội.

- Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hóa học,sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người

- Môi trường xã hội là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người

Đó là các luật lệ, thể chế, quy định nhằm hướng các hoạt động của con ngườitheo một khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển cuộc sốngcủa con người

Như vậy "môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để chúng ta sống, hoạt động và phát triển »

1.2.1.2 Giáo dục bảo vệ môi trường

Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt độnggiáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sựhiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điềukiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái

Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có

sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức);những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT (kiến thức); những tình cảm,mối quan tâm trong việc cải thiện và BVMT (thái độ, hành vi); những kĩ nănggiải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩ năng);tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề môi trường và có những hành độngthích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực)

1.2.2 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Cuộc sống con người là một dòng hoạt động Con người là chủ thể cáchoạt động nối tiếp nhau Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ

Trang 21

của con người của con người với thế giới tự nhiên, với xã hội, với người khác vàvới bản thân Đó là quá trình chuyển hóa năng lực, lao động và các phẩm chấttâm lý khác nhau của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngược lại

là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủthể,biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể Muốn tồn tại được trong thế giớixung quanh con người phải tiến hành các hoạt động đối với thế giới, sản xuất racác đối tượng ,lĩnh hội ra các phương thức sử dụng các đối tượng nhằm thỏa mản

nhu cầu này hay nhu cầu khác Như vậy có thể định nghĩa: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người. HĐGDNGLL bao gồm hoạt động ngoạikhoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá,hoạt động bảo vệ môi trường, lao động công ích và các hoạt động xã hội khác

- Điều 27, Điều lệ trường THCS quy định như sau: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục - thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá, các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường, các hoạt động lao động công ích, các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS”.[14]

-Theo T.A.Ilina: “Công tác giáo dục học sinh ngoài giờ học thường được coi là công tác giáo dục ngoại khoá Công tác này bổ sung và làm giàu thêm công tác giáo dục nội khoá Trước tiên là phương tiện để phát hiện đầy đủ tài năng và năng lực của trẻ em, làm thức tỉnh hứng thú và thiên hướng của học

Trang 22

sinh đối với một hoạt động nào đó; đó là một hình thức tổ chức việc thực tập về hành vi đạo đức, để xây dựng kinh nghiệm cuả hành vi này”[ 28].

- Tác giả Đặng Vũ Hoạt quan niệm: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học – kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hoá văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường…)” [17].

Từ các định nghĩa trên, có thể thấy rằng:

HĐGDNGLL - còn được gọi là hoạt động ngoại khóa - là hoạt động giáodục được tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp Đây là một trong hai hoạtđộng giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kếhoạch của nhà trường, hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với các hoạt độnghọc tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theomục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ

HĐGDNGLL do nhà trường tổ chức và quản lý với sự tham gia của cáclực lượng xã hội Nó được tiến hành xen kẽ hoặc tiếp nối chương trình dạy họctrong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn

ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làmcho quá trình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc

HĐGDNGLL là một hoạt động quan trọng trong quá trình giáo dục toàndiện nhân cách học sinh, chính vì vậy nó được quy định bắt buộc trong các nhàtrường, đặc biệt là trường THCS

Vậy, HĐGDNGLL là một hoạt động cơ bản, được thực hiện một cách có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch ở bên ngoài giờ học các môn học góp phần thực hiện quá trình hình thành nhân cách cho HS, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Trang 23

1.2.3 Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý GDBVMT

1.2.3.1 Quản lý

Từ nhiều góc độ, có thể có những định nghĩa khác nhau về quản lý, song về

cơ bản khái niệm quản lý có nội hàm sau:

Thứ nhất: Quản lý là sự lựa chọn các tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể đến khách thể quản lý Bởi vì bộ phận quản lý có thể có nhiều hệ thốngtác động khác nhau vào đối tượng, trong số những tác động đó, người quản lýtùy theo chủ đích, sự phán đoán và dự báo của mình mà lựa chọn một tác động

để có thể cho kết quả có triển vọng cao nhất

Thứ hai: Quản lý là sự sắp xếp hợp lý của các tác động đã lựa chọn Bởi vìmuốn cho việc lựa chọn các tác động trên là chính xác và hợp lý, đem lại kết quảnhư mong muốn thì cần phải sắp xếp và thể hiện một cách hợp lý các tác động

đó trên cơ sở xử lý tốt mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý

Thứ ba: Bản chất của hoạt động quản lý là việc phát huy nhân tố conngười trong một tổ chức Vì vậy các tác động quản lý có mục đích, có kế hoạchsắp xếp hợp lý, được tổ chức kiểm tra sẽ có tác dụng làm cho đối tượng bị quản

lý vận động và phát triển đúng mục tiêu đã được xác định Như vậy có thể nóihoạt động quản lý làm giảm tính bất định, và làm tăng tính tổ chức của đốitượng

Vậy có thể hiểu “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về các tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định”.[29]

Quá trình quản lý luôn gắn chặt với những công việc mà chủ thể quản lýphải thực hiện nhằm đạt được các mục đích quản lý Nói cách khác chức năng

Trang 24

quản lý là tập hợp các nhiệm vụ cơ bản không thể thiếu được của chủ thể quản

lý Hoạt động quản lý luôn gắn với một tổ chức, một hệ thống và gắn chặt vớiquá trình lao động tập thể và kết quả của sự phân công lao động xã hội, các chứcnăng quản lý đóng vai trò then chốt Việc phân định các chức năng quản lý lànhu cầu khách quan xuất phát từ tính đa dạng, phức tạp của quá trình sản xuất, từ

sự phân công và chuyên môn hóa lao động, xã hội càng phát triển sự chuyênmôn hóa lao động càng cao

Theo tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ: “Chức năng quản lý là loạihình đặc biệt của hoạt động điều hành, là sản phẩm của tiến trình phân công laođộng và chuyên môn hóa quá trình quản lý”

Hoạt động quản lý gồm có bốn chức năng quản lý chủ yếu, cơ bản là: Kếhoạch hóa; Tổ chức; Chỉ đạo – lãnh đạo; Kiểm tra”.[6]

- Kế hoạch hóa: Là sự xác định mục tiêu Mục đích cần đạt được trongtương lai của tổ chức và chỉ rõ các con đường, biện pháp, cách thức để đưa tổchức đạt được mục tiêu đã đề ra Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kếhoạch hóa: Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức: Xácđịnh và bảo đảm (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổchức để đạt được mục tiêu này; Quyết định xem những hoạt động nào là cầnthiết để đạt được mục tiêu đó

- Tổ chức: Là sự bố trí sắp xếp, điều phối một cách khoa học các nguồnlực (nhân lực, vật lực, tài lực) có trong tổ chức và các nguồn lực khác để chuyểnhóa các ý tưởng được hình thành trong kế hoạch thành hiện thực Nhờ việc tổchức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp và điều phối tốt hơn các nguồnlực sẵn có

Trang 25

- Lãnh đạo (chỉ đạo): Là quá trình định hướng dài hạn cho chuỗi các tácđộng của chủ thể quản lý, lãnh đạo là quản lý những mục tiêu rộng lớn hơn, xahơn, khái quát hơn Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã được hìnhthành, nhân sự đã được tuyển dụng thì cần phải có người đứng ra lãnh đạo, dẫndắt tổ chức Lãnh đạo (chỉ đạo) là chức năng điều hành, liên kết, huy động cácnguồn lực để biến kế hoạch thành hiện thực, biến mục tiêu đã định thành kết quả.

- Kiểm tra: Là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, mộtnhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hànhcác hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết Đó chính là quá trình tự điềuchỉnh

1.2.3.2 Quản lý giáo dục

Các thành tựu nghiên cứu giáo dục đã thừa nhận: QLGD là nhân tố then

chốt đảm bảo sự thành công của sự nghiệp phát triển giáo dục, vì thông quaQLGD mà các mục tiêu đào tạo, các chủ trương, chính sách giáo dục quốc gia,nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục… mớiđược triển khai và thực hiện có hiệu quả

Cũng như khái niệm quản lý, khái niệm QLGD có nhiều cách hiểu khácnhau:

Theo học giả M.I Kônđacôp: QLGD là tập hợp những biện pháp tổ chức,cán bộ, kế hoạch hóa, tài chính, cung tiêu… nhằm đảm bảo vận hành bìnhthường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng

hệ thống cả mặt số lượng lẫn chất lượng

Theo Trần Kiểm “QLGD thực chất là những tác động của chủ thể quản lývào quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách họcsinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường” [18]

Trang 26

Theo Phạm Minh Hạc: “quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung làthực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức

là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến đến mục tiêu giáodục, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục với thế hệ và từng học sinh” [17]

Theo Đặng Quốc Bảo QLGD còn được biểu hiện một cách cụ thể là quản

lý một hệ thống giáo dục, một trường học, một cơ sở giáo dục có thể là trọng tâmhướng nghiệp, dạy nghề, tập hợp các cơ sở giáo dục trên địa bàn [1]

QLGD được hiểu theo các cấp độ vĩ mô và vi mô Ở cấp độ vĩ mô QLGDđược hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệthống, có quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ

Bộ đến trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục củanhà trường.QLGD được hiểu theo cấp độ vi mô chính là quản lý nhà trường

Như vậy:“QLGD là sự tác động có mục đích có hệ thống,có kế hoạch, có

ý thức của chủ thể QLGD lên đối tượng QLGD theo những quy luật khách quan nhằm đưa hệ thống giáo dục đạt đến kết quả mong muốn”

1.2.3.3 Quản lý giáo dục bảo vệ môi trường

Quản lý GDBVMT là hệ thống các tác động có hướng đích của chủ thể

quản lý đến hoạt động GDBVMT thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy,giám sát và điều tiết đối với GDBVMT để đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra.Nội dung của quản lý GDBVMT có thể tiếp cận theo:

- Theo các chức năng quản lý: Lập kế hoạch GDBVMT; Tổ chức thựchiện kế hoạch GDBVMT; chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDBVMT và kiểm tra,đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDBVMT

- Theo các thành tố của hoạt động GDBVMT: quản lý mục tiêu, chương

trình, kế hoạch GDBVMT; quản lý nội dung GDBVMT; quản lý phương pháp;

Trang 27

hình thức và phương tiện GDBVMT; quản lý kiểm tra, đánh giá kết quảGDBVMT

- Theo quan điểm hệ thống: quản lý các yếu tố đầu vào (các nguồn lựcphục vụ cho GDBVMT); quản lý hoạt động GDBVMT; quản lý kết quảGDBVMT

Như vậy: “Quản lý GDBVMT là quá trình người CBQL hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động GDBVMT của nhà trường để hoạt động đó diễn ra hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra”

1.2.4 Biện pháp và biện pháp quản lý GDBVMT thông qua HĐNGLL

Biện pháp theo từ điển tiếng Việt “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết

một vấn đề cụ thể” [36]

Biện pháp là một bộ phận của phương pháp, điều đó có nghĩa là để sửdụng một phương pháp nào đó phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau Cùngmột biện pháp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau

Biện pháp quản lý (managerial neasure) là tổ hợp các cách thức tiến hànhcủa chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý nhằm khai thác và sử dụng

có hiệu quả các tiềm năng cơ hội của đối tượng quản lý để đạt được mục tiêuquản lý

Như vậy biện pháp quản lý GDBVMT thông qua HĐGDNGLL là cáchlàm, cách giải quyết của nhà quản lý liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức,chỉ đạo và kiểm tra hoạt động GDBVMT thông qua HĐGDNGLL từ đó thựchiện được mục tiêu GDBVMT đặt ra

1.3 Một số vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thông qua HĐGDNGLL cho học sinh THCS

1.3.1 Trường THCS

Trang 28

“Nhà trường THCS là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học tiếp nốigiữa bậc tiểu học và bậc trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dânViệt Nam” [14] “Giáo dục THCS nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triểnnhững kết quả ở tiểu học có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểubiết ban đầu về kỹ thuật hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân

để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, trung học nghề hoặc đi vào cuộcsống lao động” [14]

Nhiệm vụ của trường THCS

Tại điều 3, điều lệ trường trung học năm 2007 [14] có ghi:

- Tổ chức giảng dạy học tập và hoạt động giáo dục khác nhau của chươngtrình giáo dục phổ thông

- Quản lý GV, cán bộ, nhân viên, tham gia tuyển dụng và điều động GVcán bộ, nhân viên

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học đến trường.Quản lý học sinh theo quy định của Bộ GD & ĐT

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục THCS trong phạm vi cộng đồng

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục, phốihợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy địnhcủa nhà nước

- Tổ chức cho GV, nhân viên và học sinh tham gia hoạt động xã hội

- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáodục của các cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

1.3.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS

Trang 29

Học sinh THCS chủ yếu nằm trong lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi, các em vừabước qua tuổi nhi đồng và chuẩn bị trở thành thanh niên, cũng có nghĩa là chuẩn

bị trở thành người lớn Do đó có thể đây là lứa tuổi có diễn biến khá phức tạp vềmặt tâm, sinh lý

- Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là học tập và giao tiếp với bạn bè,các em có khuynh hướng tự lập, tự ra quyết định cho bản thân, không còn thích

sự kèm cặp, kiểm soát của cha mẹ Thậm chí một số em cảm thấy sự quan tâmtheo dõi của cha mẹ, của gia đình là sự phiền phức

- Phương thức học tập chủ đạo của của học sinh THCS là học – hành Bêncạnh các kiến thức lý luận thì thực hành là một yêu cầu quan trọng nhằm giúphọc sinh bước đầu rèn luyện các kỹ năng sống, trong đó có rèn luyện ý thức bảo

vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống thông qua các hành động cụ thể Vậndụng sai phương thức giáo dục trong giai đoạn này có thể dẫn đến kết quả vàchất lượng giáo dục không đạt như mong muốn

- Học sinh THCS bắt đầu chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lýtính Hoạt động nhận thức của học sinh THCS dựa trên cơ sở của khái niệm khoahọc, nội dung và phương pháp học mà các em được tiếp nhận từ tiểu học nhưng

ở trình độ cao hơn

- Đây là giai đoạn hình thành ý thức và tự ý thức rất rõ, điều này tác độngsâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý của học sinh Nhất là tâm lý bất mãn xuấthiện do sự mâu thuẫn giữa nhận thức những khả năng, phẩm chất kỳ vọng củabản thân với thực tiễn đánh giá của thầy cô, cha mẹ và bạn bè

- Về mặt tình cảm: Học sinh THCS rất dễ xúc động, vui buồn rất nhanh

do tâm lý chưa ổn định và một mặt do nhận thức trong giai đoạn hình thành chưathật chuẩn Điều này có thể giải thích là do các yếu tố tình cảm yêu, ghét, giận

Trang 30

dữ, vui buồn và các hình mẫu nhân cách bất thường chi phối Đặc điểm tâm lýnày cho thấy quá trình giáo dục cho học sinh THCS đòi hỏi sự bình tĩnh,cẩntrọng, mềm dẻo, không vội quy chụp, cá biệt hóa làm ảnh hưởng đến quá trìnhhình thành nhân cách cho học sinh.

- Về mặt sinh lý, cơ thể tuổi thiếu niên phát triển mạnh mẽ nhưng chưađồng đều, chưa cân đối và thiếu hoàn thiện Với trẻ em thời đại ngày nay do đờisống vật chất ngày càng tốt hơn nên tuổi đạy thì cũng đến sớm hơn, các xúc cảmthường diễn ra rất gay gắt, thậm chí “đạt đỉnh”

Từ những đặc điểm tâm sinh lý trên đây cho thấy quá trình giáo dục nóichung và GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS THCS nói riêng đòi hỏinhà giáo dục cần có sự mềm dẻo trong việc lựa chọn cũng như tổ chức các hoạtđộng giáo dục, việc lựa chọn và tổ chức đó phải phù hợp đặc điểm tâm sinh lý,gây sự hứng thú cho các em, lôi cuốn các em cùng tham gia, phát huy hết khảnăng cũng như sở trường của từng em và của cả tập thể,tạo tâm lý tự tin, mạnhdạn, tránh những hoạt động nhàm chán hay quá sức gây tâm lý thiếu niềm tin củacác em

1.3.3 Mục tiêu GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho học sinh

THCS

Mục tiêu của GDBVMT thông qua HĐGDNGLL là: Làm cho cá nhân và cảcộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trườngnhân tạo; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thựchành để họ tham gia một cách có hiệu quả trong việc BVMT Cụ thể:

+ Cung cấp cho cá nhân và cộng đồng những kiến thức, sự hiểu biết cơ bản

về MT và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và MT

Trang 31

+ Khuyến khích các cá nhân, cộng đồng họ tham gia tích cực vào việc cảithiện và BVMT.

+ Cung cấp các kỹ năng cho việc xác định, dự đoán, ngăn ngừa và giảiquyết các vấn đề MT

+ Cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng cơ hội tham gia tích cực trongviệc giải quyết các vấn đề MT cũng như đưa ra các quyết định MT đúng đắn.[27]

Các mục tiêu trên được biểu diễn theo sơ đồ 1.1 dưới đây

1.3.4 Nội dung,

Sơ đồ 1.1: Mục tiêu GDBVMT thông qua HĐGDNGLL

1.3.4 Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDBVMT thông qua

Hiểu biết kiến

-Dự báo các tác động

Trang 32

- Hoạt động chính trị- xã hội là hoạt động mang tính định hướng xã hộinên có ý nghĩa xã hội rất lớn, được biểu hiện với tính giáo dục không thể thiếu ởnhững hoạt động có liên quan đến những dịp kỷ niệm như ngày môi trường thếgiới, làm vệ sinh sạch sẽ môi trường

- Hoạt động văn hoá nghệ thuật là hoạt động giúp cho học sinh tiếp cậnvới cái hay, cái đẹp của cuộc sống con người, tạo nên quan hệ thẩm mĩ giữa conngười với tự nhiên, từ đó hướng vào những hiểu biết, những tình cảm chân thànhcủa mình đối với thiên nhiên và môi trường sống

- Hoạt động tham quan thiên nhiên: Tổ chức cho học sinh tham quan thiênnhiên, những nơi có môi trường tự nhiên trong sạch cũng như những nơi ô nhiễmmôi trường để học sinh thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường Việc thamquan này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phim ảnh…

- Hoạt động lao động công ích là hoạt động góp phần cho học sinh có ý thức cao với những việc làm phục vụ xã hội, phục vụ con người như tạo cảnhquan môi trường xung quanh, “Cổng trường em sạch đẹp, an toàn”, đồng thờibiết nhắc nhở, động viên mọi người cùng thực hiện

- Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật là hoạt động giúp các em tiếp cậnvới những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến Điều đó sẽ tạo cho các em

sự say mê, tìm hiểu về các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, kích thích các emhọc tốt hơn những môn khoa học có liên quan Những hoạt động này có thể làsưu tầm những đồ dùng là rác thải làm ra các vật dụng, sử dụng các thành tựukhoa học để xử lý rác thải, nước thải …

Hoạt động BVMT thông qua HĐGDNGLL nếu khơi dậy được nhu cầuham học hỏi, tự tìm tòi kiến thức khám phá cái mới của lứa tuổi học sinh THCSthì nội dung sẽ được mở rộng phong phú Phải đảm bảo kiến thức văn hoá phù

Trang 33

hợp với lứa tuổi, bám sát từng chủ đề hoạt động trọng tâm từng tháng, có nhưvậy HĐGDNGLL mới đáp ứng được từng mục tiêu của từng hoạt động và mụctiêu chung của giáo dục Nội dung nghèo nàn, đơn điệu không phù hợp với lứatuổi sẽ khó thu hút được các em tham gia hoạt động, kết quả sẽ không cao.

1.3.4.2 Phương pháp GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho học sinh các trường THCS

Do đặc thù, GDBVMT có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học đadạng như thảo luận nhóm, trò chơi, phương pháp dự án, đóng vai…đồng thờiGDBVMT còn sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của các môn học

Các phương pháp GDBVMT thông qua HĐGDNGLL có thể phân loạitheo ba nhóm cơ bản sau đây:

- Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và tích lũy kinh nghiệmứng xử của học sinh, bao gồm: Đòi hỏi sư phạm; Tạo dư luận xã hội; Tạo thóiquen; Rèn luyện; Giao công việc; Tạo tình huống giáo dục

- Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân, bao gồm các phươngpháp: Đàm thoại; Kể chuyện; Nêu gương

- Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng

xử của HS, bao gồm các phương pháp: Thi đua; Khen thưởng; Trách phạt

Khi tổ chức một HĐGDNGLL cụ thể nào, GV đều có thể sử dụng nhiềuPhương pháp GDBVMT khác nhau Chẳng hạn: Khi tổ chức hình thức

HĐGDNGLL “Thi kể chuyện”, GV có thể sử dụng các phương pháp giaó dục

như: Đàm thoại; Kể chuyện; Nêu gương; Rèn luyện,

Việc sử dụng nhiều phương pháp giáo dục khi tổ chức một HĐGDNGLLbất kì giúp cho giáo viên khai thác được vốn sống, vốn kinh nghiệm BVMT của

Trang 34

học sinh Đồng thời, hướng các em vận dụng ngay hiểu biết của mình vào việcứng xử trong những tình huống đa dạng

1.3.4.3 Hình thức tổ chức GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho học sinh các trường THCS

Hình thức tổ chức GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho học sinh cáctrường THCS là một quá trình với sự vận dụng khéo léo các hình thức sau đây:

- Tiếp cận với thực tế

- Tăng cường tri thức và hiểu biết

- Kiểm nghiệm cách ứng xử và các giá trị

- Tổ chức các buổi mít tinh như ngày MT thế giới, giờ trái đất…

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, vẽ tranh cổ động chủ đề BVMT…

- Tổ chức các buổi văn hóa, văn nghệ có nội dung BVMT

- Tổ chức lao động, thăm quan các khu sinh thái, kể cả các khu vực môitrường ô nhiễm để học sinh nhận biết tác dụng của việc BVMT

Việc tổ chức GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho học sinh các trườngTHCS trong hệ thống các trường phổ thông chủ yếu theo phương thức tích hợp,lồng ghép, liên hệ Nội dung hợp GDMT, những thông tin về MT

cùng với những biện pháp BVMT dược cung cấp theo những cách thức phù hợpvới trình độ và khả năng nhận thức của từng nhóm đối tượng theo bậc học, phảnánh tính khoa học, tính hệ thống các khối kiến thức, kĩ năng và đảm bảo tính liên

Trang 35

thông giữa các bậc học mà nội dung cơ bản của nó không những là giáo dục về

MT, mà còn là những định hướng vì MT, hướng tới những hoạt động thích nghi,tạo lập MT

1.4 Một số vấn đề về quản lý GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho học sinh THCS

1.4.1 Mục tiêu quản lý GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho học sinh THCS

Mục tiêu của quản lý GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS THCS

là làm cho hoạt động này đi vào nề nếp, thực hiện đúng kế hoạch đề ra với chấtlượng và hiệu quả cao, đạt được mục tiêu đề ra

1.4.2 Nội dung quản lý GDBVMT thông qua HĐNGLL cho học sinh THCS

Hoạt động GDBVMT thông qua HĐGDNGLL phải có kế hoạch cụ thểnhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, phải có sự thống nhất cao giữa mục tiêu, nộidung, phương pháp và hình thức hoạt động cùng với việc xác định rõ vai trò,yếutố tác động đến quá trình giáo dục Để người hiệu trưởng phải xác định vàthực hiện các nội dung sau:

1.4.2.1 Quản lý về mục tiêu, chương trình, nội dung GDBVMT

- Quản lý mục tiêu của giáo dục nói chung và GDBVMT thông quaHĐGDNGLL nói riêng đích cuối cùng là người học phải đạt được về nhận thức,thái độ và kỹ năng Do vậy, việc quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động phảihướng vào mục tiêu cần đạt:

+ Giáo dục nhận thức

+ Rèn luyện kỹ năng

+ Bồi dưỡng tình cảm, thái độ

Trang 36

Tạo cho HS có thái độ tự giác, tích cực, yêu thích và có tinh thần hammuốn trong các sinh hoạt tập thể, niềm tin để hình thành thái độ tích cực với conngười, với thiên nhiên.

- Quản lý chương trình, nội dung hoạt động GDBVMT

Mọi hoạt động GDBVMT thông qua HĐGDNGLL đều được xây dựng trên

cơ sở thống nhất với mục tiêu của hoạt động, từng nội dung, chương trình đượclựa chọn phải phù hợp với điều kiện cuả nhà trường, địa phương, phù hợp vớiđặc điểm tâm sinh lý HS THCS và đặc biệt phải có cơ sở pháp lý

Chính vì thế việc quản lý cần được thực hiện thống nhất giữa mục tiêu,chương trình và nội dung GDBVMT

1.4.2.2 Quản lý kế hoạch GDBVMT thông qua HĐGDNGLL

- Kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch chung của trường,phối hợp với các hoạt động khác như: Kế hoạch dạy học, kế hoạch bộ môn, kếhoạch cơ sở vật chất, phù hợp với nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ chính trị củađịa phương

- Cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động GDBVMT thông qua HĐGDNGLL

là chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thể hiện qua chương trình khung củaHĐGDNGLL Bên cạnh đó còn thực hiện theo từng chủ đề, chủ điểm lớn củangành, của tổ chức xã hội liên quan đến hệ thống giáo dục quốc dân

- Lập kế hoạch GDBVMT thông qua HĐGDNGLL có tính thực tiễn khinắm bắt được khả năng cơ bản của đội ngũ sư phạm, đối tượng HS và điều kiện

Trang 37

1.4.2.3 Quản lý việc thực hiện kế hoạch GDBVMT thông qua HĐGDNGLL

Quản lý việc thực hiện kế hoạch GDBVMT thông qua HĐGDNGLLchính là việc quản lý tổ chức hoạt động, là quá trình xây dựng cơ cấu, xác định

bộ phận cần có, thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận, xác lập chức năng quyềnhạn cuả các bộ phận, xây dựng cơ chế hoạt động nhằm thực hiện thành côngnhiệm vụ được giao Hoạt động GDBVMT thông qua HĐGDNGLL nhằm mụcđích củng cố, khắc sâu kiến thức môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết của

HS về các lĩnh vực đời sống xã hội, rèn luyện các kỹ năng cơ bản phù hợp vớilứa tuổi THCS, bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể

và hoạt động xã hội hướng đến việc phát triển toàn diện cho HS, để thực hiệnđiều đó cần:

- Thành lập Ban chỉ đạo HĐGDNGLL theo thông tư số 32/ TT ngày15/10/1988 của Bộ Giáo dục và Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản HồChí Minh: Mỗi trường thành lập ban chỉ đạo các HĐGDNGLL nói chung vàGDBVMT thông qua HĐGDNGLL nói riêng dưới sự chủ trì của hiệu trưởng(hay phó hiệu trưởng) với sự tham gia của bí thư chi đoàn, GV tổng phụ trách

GV bộ môn, giáo viên chủ nhiệm

- Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:

+ Giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động cả năm vàchỉ đạo thực hiện kế hoạc đó

+ Tổ chức thực hiện những hoạt động lớn, quy mô trường và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn và lực lượng giáo dục khác ở ngoài nhà trường trong các hoạt động

Trang 38

+ Tổ chức hướng dẫn GV tổng phụ trách, GV chủ nhiệm, tiến hành hoạtđộng ở lớp mình đạt hiệu quả.

+ Giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục củaHĐGDNGLL

+ Đảm bảo các điều kiện cần thiết để GDBVMT thông quaHĐGDNGLLthực hiện đúng kế hoạch

1.4.2.4 Quản lý kiểm tra, đánh giá công tác GDBVMT thông qua HĐGDNGLL

Việc kiểm tra, đánh giá có thể được hiểu là sự theo dõi, tác động củangười kiểm tra đối với đối tượng chịu sự quản lý nhằm thu về những thông tincần thiết để đánh giá Theo J.M.De Kelete “Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độphù hợp của một tập hợp các thông tin thu được với một tập hợp các tiêu chíthích hợp của mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra quyết định theo một mục đíchnào đó”

Công tác kiểm tra đánh giá là một quá trình không thể thiếu trong quátrình quản lý và quá trình giáo dục Nếu kiểm tra được xem là hình thức củađánh giá, thì kết quả của đánh giá là kết quả, nội dung của kiểm tra Đánh giáđúng giúp chúng ta thấy được những hiện trạng, nguyên nhân, từ đó có nhữnghoạch định để phát triển thế mạnh và đề xuất những giả pháp nhằm khắc phụcnhững hạn chế trong khả năng cho phép để tạo nên những tác động quản lý hiệuquả hơn, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong giáo dục

Kiểm tra đánh giá hoạt động GDBVMT thông qua HĐGDNGLL tậpchung vào các điểm sau:

- Đối với cán bộ, giáo viên:

Trang 39

+ Kiểm tra thực hiện theo phân phối chương trình, theo tài liệu hướng dẫncủa Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.

+ Việc phối hợp thực hiện của của các lực lượng trong nhà trường: Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách đội,

+ Việc xây dựng điều tiết hỗ trợ các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính

từ bộ phận tổ tài vụ

- Đối với HS: Tập chung chủ yếu vào 3 nội dung:

+ Nâng cao nhận thức

+ Rèn luyện kỹ năng

+ Thái độ, tình cảm với các hoạt động GDBVMT thông qua HĐGDNGLL

Có 4 mức độ đánh giá kết quả hoạt động GDBVMT thông qua HĐNGLL:Tốt, khá, trung bình, yếu

Quy trình đánh giá: Học sinh tự đánh giá; Tổ, nhóm HS tự đánh giá; GVchủ nhiệm nhận xét, đánh giá và xếp loại

Các hình thức đánh giá: Có thể thực hiện bằng các hình thức: phát biểu cảmnghĩ sau một đợt sinh hoạt; viết thu hoạch; trả lời theo phiếu hỏi; đánh giá cácthành viên theo phiếu hỏi

Sau một đợt kiểm tra, đánh giá cần khen thưởng để tạo nên sự hứng khởicho HS, đồng thời ghi nhận kịp thời những đóng góp tích cực từ GV

1.4.2.5 Quản lý các điều kiện phục vụ cho GDBVMT thông qua HĐGDNGLL

Để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu GDBVMT thông quaHĐGDNGLL nói riêng, việc đầu tư xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC, vàquản lý tài chính trong nhà trường là việc quan trọng góp phần tác động đến hiệuquả HĐGDNGLL CSVC ở đây chính là trang thiết bị như sân khấu, sân bãi,

Trang 40

đàn, trống, máy catssette, băng đĩa nhạc, hệ thống âm thanh, dụng cụ thểthao Việc hỗ trợ kinh phí kịp thời, tránh lãng phí cũng góp phần nâng cao chấtlượng các HĐGDNGLL.

Để quản lý CSVC, tạo điều kiện cho GDBVMT thông qua HĐGDNGLL,hiệu trưởng cần có những biện pháp xây dựng, sử dụng có hiệu quả như đầu tưmua sắm mới trong điều kiện tài chính của trường để bổ sung kịp thời cũng như

có kế hoạch sữa chữa trang thiết bị GV, HS có thể tự làm các dụng cụ, thiết bịcần thiết phục vụ cho GDBVMT thông qua HĐGDNGLL GV thực hiện và sửdụng thiết bị vào việc tổ chức hoạt động Nhà trường cần thường xuyên tiến hànhkiểm tra các trang thiết bị để bổ sung các thiết bị còn thiếu, đáp ứng cho hoạtđộng GDBVMT thông qua HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao nhất

1.4.3 Các phương pháp quản lý GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS THCS

Cũng như mọi hệ thống quản lý khác, quản lý giáo dục nói chung và quản

lý hoạt động GDBVMT thông qua HĐGDNGLL phải sử dụng các phương phápquản lý chung Tuy nhiên, các phương pháp không phải là vạn năng, hoàn toànđúng trong mọi trường hợp Vấn đề là ở việc sử dụng, vận dụng nó một cách linhhoạt

Các phương pháp quản lý GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HSTHCS là:

- Phương pháp tổ chức- hành chính: Đặc điểm của phương pháp này là tính bắt

buộc đối với người thừa hành bằng việc tác động, chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếpngười quản lý Đó là sự phân công giao nhiệm vụ, giao quyền hạn và tráchnhiệm trong thực hiện công việc bằng quyết định hành chính Người thực hiệnbắt buộc phải tuân thủ bằng cách thực hiện đúng quy định, chỉ thị, quy chế, định

Ngày đăng: 06/11/2015, 20:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, NXB Thống kê HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Thống kê HN
Năm: 1999
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, và chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình THCS
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Điều lệ Trường trung học, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Trường trung học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục HàNội
Năm: 2000
10. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực”
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnIX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
14. Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ – BGDĐT ngày 02/04/2007 của bộ trưởng BGĐT) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học
15. Đỗ Nguyên Hạnh (2004), Các hình thức hoạt động trong HĐNGLL, NXB Giáo Dục 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thức hoạt động trong HĐNGLL
Tác giả: Đỗ Nguyên Hạnh
Nhà XB: NXBGiáo Dục 2006
Năm: 2004
17. Đặng Vũ Hoạt (1999), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường THCS, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường THCS
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
18. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và trường học
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1997
19. Luật bảo vệ môi trường của nước CHXHCN Việt Nam.Số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật bảo vệ môi trường của nước CHXHCN Việt Nam
20. Luật Giáo dục 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục 2005
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
21.TS Lưu Xuân Mới (1998), Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong Giáo dục, Trường BDCBQLGDTW 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong Giáo dục
Tác giả: TS Lưu Xuân Mới
Năm: 1998
24. Nguyễn Dục Quang “ Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông”, Tạp chí NCGD số 6/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông
27.Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốcdân
29. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Tác giả: Thái Văn Thành
Nhà XB: NXB Đạihọc Huế
Năm: 2007
30. Hà Nhật Thăng ( chủ biên) “ Giáo dục ngoài giờ lên lớp”, sách GV lớp 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục ngoài giờ lên lớp
31. Hà Nhật Thăng ( chủ biên) “ Giáo dục ngoài giờ lên lớp”, sách GV lớp 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục ngoài giờ lên lớp
32. Hà Nhật Thăng ( chủ biên) “ Giáo dục ngoài giờ lên lớp”, sách GV lớp 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục ngoài giờ lên lớp
33. Hà Nhật Thăng ( chủ biên) “ Giáo dục ngoài giờ lên lớp”, sách GV lớp 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục ngoài giờ lên lớp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w