1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở ở các xã vùng cao huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

109 458 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 829,5 KB

Nội dung

TRỊNH NGỌC BẮCMỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC XÃ VÙNG CAO HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An

Trang 1

TRỊNH NGỌC BẮC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC XÃ VÙNG CAO HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, năm 2013

Trang 2

TRỊNH NGỌC BẮC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC XÃ VÙNG CAO HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Huân

Nghệ An, năm 2013

Trang 3

Với tình cảm chân thành, tác giả xin chân thành cảm ơn cán bộ quản

lý, giảng viên ở trường Đại học Vinh đã tham gia quản lý, giảng dạy, cungcấp tài liệu, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiêncứu và viết luận văn này

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS-TSNguyễn Đình Huân, người hướng dẫn khoa học đã chỉ bảo, giúp đỡ tác giảhoàn thành luận văn

Nhân dịp này tác giả cũng xin chân thành cảm ơn:

Lãnh đạo sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hoá, lãnh đạo UBND huyện ThườngXuân, phòng GD&ĐT và các trường THCS đóng trên địa bàn các xã vùng caophía Tây của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá, bạn bè đồng nghiệp đãgiúp đỡ động viên và khích lệ trong quá trình thực hiện luận văn này

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong quá trình học tập, nghiên cứu,tham khảo nhiều tài liệu và lấy ý kiến từ nhiều cán bộ quản lý, giáo viêntrường THCS để hoàn thành đề tài, nhưng trong quá trình viết và hoàn thànhluận văn khó tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự đóng góp ý kiếncủa các thầy, cô, của Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ trường Đại học Vinh vànhững ý kiến đóng góp của độc giả để luận văn này được hoàn thiện và có giátrị thực tiễn hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, năm 2013

Tác giả

Trịnh Ngọc Bắc

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài 1

Chương 1

Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ

giáo viên trung học cơ sở

1.4 Một số vấn đề về việc nâng cao chất lượng giáo viên trung

học cơ sở

18

1.5 Những yếu tố quản lý tác động đến việc nâng cao chất lượng

đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

22

Chương 2

Cơ sở thực tiễn chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở các xã

vùng cao huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên dân cư và kinh tế - xã hội của

các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân, tỉnh ThanhHóa

23

2.2 Thực trạng giáo dục và đào tạo của các xã vùng cao phía Tây

huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa hiện nay

24

Trang 5

2.4 Đánh giá thực trạng 44

Chương 3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ

sở ở các xã vùng cao huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

3.1 Một số nguyên tắc đề xuất các giải pháp 483.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học

cơ sở ở các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân, tỉnh

3 Đối với UBND huyện Thường Xuân và phòng GD&ĐT huyện

Thường Xuân

84

4 Đối với các trường THCS, PTDTBT-THCS trong khu vực

vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân

Trang 6

2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trước yêu cầu điều kiện phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướngchuẩn hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải xây dựng mộtđội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đặt ra nhằm giáo dục thế hệ trẻ phát triểntoàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trungthành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đi theo conđường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn Ngày 15/6/2004 Ban bí thư Trungương Đảng khóa IX đã ban hành chỉ thị số 40/CT-TW về việc xây dựng, nângcao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: “Mục tiêu là xâydựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chuẩn hóa, đảm bảo chấtlượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chínhtrị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việcquản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục đểnâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngàycàng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” [1]

Mặt khác, “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàndiện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các khái niệm cơ bản, phát triểnnăng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngườiViệt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn

bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc”[31] Để đạt được mục tiêu đó, giáo dục phổ thông phải cógiải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ GV, trong đó có đội ngũ GV THCS

đủ về số lượng, mạnh về chất lượng Bên cạnh đó, thực tiễn đã khẳng định:Một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục là chất lượng vàđộng lực dạy học của GV vì GV là lực lượng trực tiếp thực hiện chất lượnggiáo dục Muốn có chất lượng giáo dục tốt trước hết phải xây dựng phát triển

Trang 9

và bồi dưỡng đội ngũ GV vừa đáp ứng về mặt số lượng vừa phải có chấtlượng cao, phải tạo ra được nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu của đấtnước trong thời kỳ hội nhập.

Đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV THCS trên địa bànhuyện miền núi Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là khu vực vùng caocủa huyện hiện nay có nhiều mặt còn hạn chế, thiếu về số lượng, yếu về chấtlượng và chưa đồng bộ về cơ cấu GV THCS mặc dù có tỷ lệ đạt chuẩn vàtrên chuẩn cao nhưng chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trình độ học vấn,kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm, phẩm chất nghề nghiệp do đượcđào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, qua các thời kỳ và có hoàn cảnh khácnhau Hiện tại thiếu GV có tay nghề vững vàng, một bộ phận kỹ năng sưphạm yếu, còn nhiều GV chậm thích ứng với phương pháp dạy học mới, ngại

sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để hỗ trợ cho bài giảng nhất là GV lớntuổi Mặt khác, còn một bộ phận GV chưa thật sự có tâm huyết với nghề,thiếu có ý thức trong việc trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần tráchnhiệm chưa cao, ít quan tâm đến cảm nhận của HS

Để góp phần giải quyết từng bước những bất cập trên, đồng thời đểnâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo, việc đưa ra cácgiải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ GV THCS trên địa bàn các xã vùngcao của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa là hết sức cần thiết

Những vấn đề nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS

đã có nhiều công trình, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nướcnghiên cứu và đã đưa ra được hệ thống lý luận làm cơ sở cho những đề tàitiếp theo, giúp cho các cán bộ quản lý giáo dục có tư duy và cách nhìn nhậnvấn đề một cách đầy đủ, có cơ sở khoa học Tuy nhiên mỗi địa phương có đặcđiểm và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, nên việc đưa ra các giải phápxây dựng và phát triển đội ngũ GV THCS cũng có đặc thù và sắc thái riêng

Trang 10

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, tôi đã chọn đề tài “Một số giải

pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở ở các xã vùng cao huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu của

luận văn

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực tiễn, khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp xâydựng và phát triển đội ngũ GV THCS trên địa bàn các xã vùng cao huyệnThường Xuân, tỉnh Thanh Hoá

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS trên địa bàn các xãvùng cao huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

4 Giả thuyết khoa học

Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ GV THCS trên địa bàn các xãvùng cao huyện Thường Xuân sẽ được nâng cao nếu triển khai thực hiện mộtcách đồng bộ hệ thống các giải pháp đề xuất

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ GV

THCS

5.2 Tìm hiểu phân tích và đánh giá thực trạng công tác xây dựng và phát triển

đội ngũ GV THCS trên địa bàn các xã vùng cao huyện Thường Xuân, tỉnhThanh Hóa

5.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS các xã

vùng cao huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Trang 11

6 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS gồm 5trường THCS thuộc các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân, tỉnhThanh Hóa

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu tài liệu, các văn bản Nhà nước, Nghị quyết của Đảng vàcác công trình khoa học của các nhà nghiên cứu giáo dục về quản lý và quản

lý giáo dục, quản lý đội ngũ GV ở trường phổ thông, đặc biệt chú ý đến bậcTHCS

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra

+ Nghiên cứu kế hoạch hoạt động, hồ sơ chuyên môn, hồ sơ quản lýcủa các trường THCS trên địa bàn các xã vùng cao phía Tây huyện ThườngXuân, tỉnh Thanh Hoá

+ Quan sát quá trình dạy - học của GV và HS

+ Điều tra - lập biểu

+ Khảo sát thực tế, tiến hành đàm thoại, phỏng vấn ý kiến của CBQL,

GV và HS

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Thông qua kết quả các sáng kiến kinh nghiệm, các báo cáo tổng kết củaphòng GD&ĐT và của các trường

8 Đóng góp của đề tài

Bổ sung và góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở sở lý luận và thực tiễn củaviệc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên THCS, đồng thời đưa ra đượcbức tranh toàn cảnh về đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn các xã vùng caophía Tây của huyện Thường Xuân Từ đó đề ra được những giải pháp cơ bản

Trang 12

nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS, góp phần quan trọngtrong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở bậc THCS của huyện nhànói chung và đặc biệt là các xã vùng cao phía Tây của huyện nói riêng.

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng của đội ngũ giáoviên trung học cơ sở

Chương 2: Cơ sở thực tiễn chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở các

xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học

cơ sở các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia luôn coi trọngphát triển nền giáo dục nhằm đáp ứng ngày càng cao về phát triển nguồn nhânlực Vì vậy nền giáo dục các nước đã và đang phát triển theo hướng hiện đạihóa hội nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới Bởi vì nền giáo dụctốt sẽ đào tạo ra nguồn nhân lực tốt, nâng cao vị thế quốc gia Trong báo cáophát triển con người của UNDP từ năm 1995 đến năm 2006 đã nhận xét phầnlớn các quốc gia có chỉ số HDI ( chỉ số phát triển con người) cao là nhữngnước có hệ thống giáo dục vào loại tốt nhất thế giới như Mỹ, Ailen, Na Uy,Ôxtrâylia, Canada, Thụy Điển…hoặc các nước có trình độ phát triển nhanhtrong khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore…

Để có một nền giáo dục tốt như vậy các nước đã rất coi trọng sự pháttriển đội ngũ GV Các nước phát triển có những chính sách đãi ngộ xứng đáng

về vật chất và tinh thần cho người làm công tác giáo dục Vấn đề đào tạo GV

ở một số nước trên thế giới rất được coi trọng Ở các nước có các hình thứcđào tạo GV chính quy, tập trung, đào tạo tại chức, đào tạo từ xa Quá trìnhđào tạo GV chia làm 3 giai đoạn:

- Đào tạo ban đầu: học tập trung trong trường từ 3 đến 4 năm Ở đâysinh viên được học các môn khoa học chuyên ngành (liên quan đến nhữngmôn sẽ giảng dạy) các môn liên quan đến nghề dạy học, thực hành nghiệp vụdạy học

- Giai đoạn đào tạo GV tập sự: kéo dài từ 1 đến 2 năm tùy theo mỗinước Ở trường, sinh viên tập sự được hướng dẫn làm các nhiệm vụ như một

Trang 14

giáo viên thực thụ Khi kết thúc, GV tập sự được đánh giá xếp loại và cấpgiấy phép hành nghề dạy học.

- Giai đoạn phát triển chuyên môn thường xuyên: đây là quá trình tựhọc, tự bồi dưỡng những gì cần thiết để phát triển năng lực chuyên mônnghiệp vụ, là quá trình học thường xuyên, học suốt đời Ba giai đoạn nàytương ứng với các giai đoạn dạy học trong nhà trường, giai đoạn thực tập củasinh viên và hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, tự học, tự bồi dưỡng củagiáo viên Việt Nam

Đào tạo giáo viên ở nhiều nước đã được chuẩn hóa, ví dụ như: Hộiđồng chuẩn giáo viên của Mỹ đã đưa ra 10 chuẩn; Ở Tây Ban Nha gồm 15chuẩn, có 35 tiêu chí đánh giá tổng hợp Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế(OECD) đã đưa ra chuẩn đánh giá chất lượng giáo viên của các nước thànhviên là:

- Kiến thức phong phú về phạm vi chương trình học và bộ môn mình dạy

- Kĩ năng sư phạm (nắm vững các PPDH và năng lực sử dụng cácphương pháp đó)

- Biết suy ngẩm, phản ứng trước mỗi vấn đề và có năng lực tự nhận xét

tự phê để tự điều chỉnh

- Biết cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm giá người khác

- Có năng lực quản lí HS trong và ngoài lớp học

Những phẩm chất cao quý mà GV cần có là: sự cam kết, có kiến thức

cụ thể về môn học và nghệ thuật giảng dạy, yêu trẻ, là tấm gương về đạo đức,quản lí nhóm có hiệu quả, sử dụng công nghệ mới hỗ trợ dạy học, sử dụngthành thạo các mô hình dạy và học, thay đổi và vận dụng được các phươngpháp mới, hiểu từng HS, trao đổi ý tưởng với các GV khác, đi tiên phongtrong nghề nghiệp, tham gia các hoạt động xã hội

Trang 15

Mặc dù hệ thống chuẩn GV của các nước có số lượng tiêu chí và cáchdiễn đạt khác nhau, nhưng chúng điều có hướng tập trung vào một số yêu cầu

đó là:

- Nắm vững hệ thống kiến thức kĩ năng các môn để vận dụng vàogiảng dạy

- Biết tìm hiểu hoàn cảnh nhà trường, đối tượng người học

- Có năng lực để tổ chức quản lí hoạt động dạy học

- Có khả năng tự học để phát triển năng lực chuyên môn nghiệp

vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục

Trong hệ thống chuẩn GV của các nước, các yêu cầu về nghiệp vụ sưphạm được chú trọng nhiều hơn như: Năng lực chẩn đoán khả năng phát triểncủa HS, năng lực tổ chức tự quản lí công việc chuyên môn của mình, năng lựcgiao tiếp với HS, với đồng nghiệp, với cha mẹ HS, khả năng hài hước và khảnăng tham gia các hoạt động văn hóa giáo dục, xã hội ở trong và ngoài nhàtrường, khả năng phát hiện và giải quyết các tình huống giáo dục Để đáp ứngyêu cầu giáo dục thế kỷ 21, người ta cho rằng GV cần được bổ sung, nâng caomột số năng lực:

- Sử dụng tốt ít nhất một ngoại ngữ

- Có kĩ năng giao tiếp, hợp tác với đồng nghiêp, học sinh

- Có kĩ năng tư duy khoa học, tư duy kĩ thuật, tư duy quản lí trong giáodục dạy học

- Có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu giải quyết các vấn đề giáo dục, dạyhọc

- Có kỹ năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật

- Có khả năng thích ứng cao với những thay đổi về hoàn cảnh, điềukiện, môi trường làm việc, với các yêu cầu mới trong nghề nghiệp

1.1.2 Một số nghiên cứu ở trong nước

Trang 16

Trong những năm gần đây, có nhiều công trình của các tác giả như: “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa” của Trần BáHoành; “Vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng sự nghiệp đổi mớigiáo dục” của Nguyễn Cảnh Toàn; “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡnggiáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”; Nghiên cứu hướng công tác đàotạo bồi dưỡng giáo viên cho các giai đoạn 2007-2010 và 2010-2020 (đề tàicấp Bộ mã số B2007-17-78) do Cao Đức Tiến chủ trì; đề tài “Các giải pháp

cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên” (B2004- CTGD - 07) doNguyễn Ngọc Hợi chủ trì; đề tài khoa học mã số KX - 07 (năm 1996) về “Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới”, nội dung của đềtài là: Đánh giá thực trạng về tình hình bồi dưỡng và đào tạo lại các loại hìnhlao động hiện nay để đề xuất với nhà nước một số nội dung chính sách và giảipháp nhằm thúc đẩy việc bồi dưỡng và đào tạo lại các hình thức lao động cóhiệu quả, đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho phù hợp với yêu cầu phát triểnkinh tế xã hội trong điều kiện mới

Đề tài mã số: B2006-17-02 “Quá trình đào tạo giáo viên ở một số nước

và khả năng áp dụng vào Việt Nam” của Nguyễn Thanh Hoàn; “Một số ý kiếntrao đổi về đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên phổ thông” của Trần NhưTỉnh; “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáoviên” của Nguyễn Việt Hùng; “Một vài suy nghĩ về bồi dưỡng nghiệp vụ sưphạm cho giáo viên” của Nguyễn Văn Đản; Các bài về giảỉ pháp nâng caochất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học củaNguyễn Thám, Nguyễn Đức Vũ (ĐHSP Huế), Đinh Xuân Khoa (ĐH Vinh),Đinh Quang Báo (ĐHSP Hà Nội)

Tiến sĩ Vũ Bá Thể đã đưa ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực

để CNH - HĐH đất nước trong giai đoạn đến năm 2020 Trong đó có nhữnggiải pháp chủ yếu nhằm phát triển giáo dục phổ thông “Xây dựng đội ngũ

Trang 17

giáo viên đáp ứng yêu cầu về số lượng, ổn định theo vùng, đồng bộ về cơcấu”, “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác quản lý vàđào tạo cán bộ quản lý giáo dục phổ thông”

GS.VS Phạm Minh Hạc trong “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng củathế kỷ XXI” đã khẳng định: “đội ngũ giáo viên là một yếu tố quyết định sựphát triển sự nghiệp GD&ĐT và đã đưa ra những chuẩn quy định đào tạo giáoviên”

Luận án Tiến sĩ: “Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học

cơ sở trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả LêKhánh Tuấn; luận văn Thạc sĩ “Các biện pháp xây dựng phát triển đội ngũgiáo viên trung học cơ sở huyện Thanh Ba, huyện Phú Thọ giai đoạn 2007-2015” của tác giả Hoàng Minh Chí…

Trong những năm qua, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về vấn

đề đào tạo, bồi dưỡng GV Trong đó có nhiều bài bàn về đổi mới chươngtrình, phương pháp đào tạo GV trong trường sư phạm, vấn đề nâng cao cácnăng lực, thực hiện các nhiệm vụ của người GV trong nhà trường theo chuẩnnghề nghiệp GV; về đổi mới cách dạy, cách học Đặc biệt là thông tư banhành quy chế bồi dưỡng thường xuyên GV mầm non, phổ thông và giáo dụcthường xuyên của Bộ GD&ĐT Có thể nói vấn đề phát triển đội ngũ GV đã vàđang được triển khai trong công tác đào tạo của các trường cao đẳng, đại học

sư phạm và xây dựng chương trình bồi dưỡng GV của Bộ GD&ĐT Nhưnggiữa nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng với thực tiễn của các trường, các huyện,các vùng miền vẫn còn có những khoảng cách Để vận dụng các kết quảnghiên cứu đó, chúng ta cần nghiên cứu hoàn cảnh điều kiện vận dụng củatừng huyện, từng trường ở các vùng miền khác nhau Các công trình nghiêncứu bằng lí luận và thực trạng là những cơ sở khoa học để vận dụng vào

Trang 18

nghiên cứu về vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS ở các xãvùng cao huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm về đội ngũ giáo viên trong trường trung học cơ sở

1.2.1.1 Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ GV là tập thể những người trực tiếp tham gia giảng dạy Độingũ GV trong một nhà trường là lực lượng chủ yếu để tổ chức quá trình giáodục trong nhà trường Chất lượng đào tạo cao hay thấp phụ thuộc rất nhiềuvào đội ngũ GV Một đội ngũ GV tâm huyết với nghề nghiệp, có đủ phẩmchất và năng lực thì đây chính là lực lượng quan trọng đóng góp tích cực vàothành tích chung của trường Vì vậy người quản lý nhà trường hơn ai hết phảithấy rõ vai trò của đội ngũ GV để củng cố và xây dựng lực lượng đó ngàycàng vững mạnh

1.2.1.2 Quản lý đội ngũ giáo viên

Quản lý đội ngũ GV là hệ thống những tác động có mục đích, có kếhoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho trình độ đội ngũ nhàgiáo đảm bảo trình độ về chính trị, trình độ về chuyên môn, trình độ vềQLGD theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng Thực hiện được các tínhchất của nhà trường XHCN Việt Nam mà hạt nhân cơ bản là quá trình dạyhọc - giáo dục thế hệ trẻ đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến đến trạng tháimới

1.2.1.3 Xây dựng đội ngũ nhà giáo

Xây dựng đội ngũ nhà giáo thành một tập thể sư phạm vững mạnh, đó là:

- Đội ngũ nhà giáo mạnh phải là đội ngũ nhà giáo nắm vững và thựchiện tốt đường lối quan điểm giáo dục của Đảng, hết lòng vì học sinh thânyêu Luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minhnhận thức rõ mục tiêu giáo dục của Đảng

Trang 19

- Đội ngũ nhà giáo mạnh: phải là tất cả được đào tạo đúng chuẩn;không ngừng học tập để trau dồi năng lực, phẩm chất, có ý thức tự học tự bồidưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp, luônluôn trau dồi năng lực sư phạm để thực sự là một tập thể giỏi về chuyên môn,nghiệp vụ.

- Đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, có ý thức kỷ luật cao, chấp hành tốt cácquy chế chuyên môn, kỷ cương, kỷ luật của nhà trường Biết coi trọng kỷ luật,thấy kỷ luật là sức mạnh của tập thể

- Đội ngũ nhà giáo mạnh là luôn luôn có ý thức tiến thủ, ý thức xâydựng tập thể, phấn đấu trong mọi lĩnh vực Mỗi thành viên phải là một tấmgương sáng cho học sinh noi theo Trong đó người hiệu trưởng thực sự là conchim đầu đàn của tập thể sư phạm, là linh hồn của nhà trường

1.2.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên

Đội ngũ GV là những người trực tiếp truyền thụ những tri thức khoahọc của cấp học, môn học trong hệ thống giáo dục đến người học

- Khái niệm về chất lượng: “ Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giátrị của một con người, một sự việc, sự vật” [36] , hoặc là “cái tạo nên bản chất

sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” [36] Theo TCVN ISO 8402: Chấtlượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó

có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn 17

- Chất lượng đội ngũ: Trong lĩnh vực giáo dục chất lượng đội ngũ GVvới đặc trưng sản phẩm là con người có thể hiểu là các phẩm chất, giá trị nhâncách và năng lực sống và hoà nhập đời sống xã hội, giá trị sức lao động nănglực hành nghề của người GV tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng bậchọc ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân

- Chất lượng đội ngũ GV được thể hiện ở 3 lĩnh vực:

+ Trình độ tư tưởng, lí luận, bản lĩnh chính trị

Trang 20

+ Trình độ kiến thức cơ bản, nghiệp vụ sư phạm.

+ Trình độ kỹ năng nghề nghiệp

1.2.3 Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

1.2.3.1 Khái niệm giải pháp

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Giải pháp là phương pháp giải quyết mộtvấn đề cụ thể nào đó” [36]

Theo Từ điển Tiếng Việt mới của Gia Tiến, Việt Anh, Công Thành thìđịnh nghĩa một cách ngắn gọn là: “Giải pháp là cách giải quyết một vấn đềgì”

Như vậy, nghĩa chung nhất của giải pháp là cách giải quyết một vấn đề,một công việc nào đó nhằm đạt được mục tiêu đề ra

1.2.3.2 Khái niệm giải pháp quản lý giáo dục

Giải pháp QLGD là loại giải pháp hành chính nhằm giải quyết một vấn

đề nào đó trong công tác QLGD để chủ thể quản lý tác động đến đối tượngquản lý theo mục tiêu đào tạo của nhà trường

Như vậy, giải pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên cũng là giảipháp QLGD nhưng nó hướng vào một đối tượng, hoạt động cụ thể, đó chính

là công tác quản lý chất lượng cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường Hoạtđộng này cần phải thực hiện nghiêm túc từ khâu lập kế hoạch, triển khai thựchiện, giám sát thực hiện cho đến công đoạn kiểm tra, đánh giá kết quả thựchiện

1.2.3.3 Khái niệm giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên

Theo từ điển Tiếng Việt giải pháp là: “phương pháp giải quyết một vấn

đề cụ thể nào đó” [36] Như vậy nói đến giải pháp là nói đến những cách thứctác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng

Trang 21

thái nhất định…, tựu chung lại, nhằm đạt được mục đích hoạt động Giải phápcàng thích hợp, càng tối ưu càng giúp con người nhanh chóng giải quyếtnhững vấn đề đặt ra Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cầnphải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy.

Giải pháp nâng cao chất lượng GV là những cách thức tác động hướngvào việc tạo ra những biến đổi về chất lượng đội ngũ GV

Như vậy, theo tác giả: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên ở các xã vùng cao huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa là những cáchthức tác động nhằm tạo ra những biến đổi tích cực về phẩm chất đạo đức, tưtưởng chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm”

1.3 Giáo viên trường trung học cơ sở

1.3.1 Vị trí, vai trò chức năng của người giáo viên trung học cơ sở

1.3.1.1 Vị trí của người giáo viên trung học cơ sở

- Trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn vinh nghề dạy học và vịtrí cao cả của người thầy Đội ngũ GV là nòng cốt của sự nghiệp giáo dục.Thầy giáo là người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng và văn hoá,truyền thụ cho học sinh lí tưởng đạo đức cách mạng, bồi đắp cho học sinhnhân cách văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, dạy cho HS tri thức khoa học, KNsống và KN nghề nghiệp

- Đội ngũ thầy cô giáo có mặt khắp trên mọi miền của tổ quốc, khôngquản khó khăn gian khổ, vượt qua mọi thử thách, cống hiến sức lực, tài năng,tâm trí cho bao thế hệ trẻ trưởng thành và thực sự trở thành chủ nhân xâydựng và bảo vệ đất nước

1.3.1.2 Vai trò của người giáo viên trung học cơ sở

Trong nhà trường GV là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục; là ngườitrực tiếp tổ chức quá trình dạy học trên lớp và quá trình giáo dục theo nội dungchương trình của Bộ GD&ĐT với phương pháp sư phạm nhằm đạt mục tiêu giáo

Trang 22

dục của cấp học, của nhà trường Về vai trò của người thầy giáo, Bác Hồ khẳngđịnh: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáothì không có giáo dục” [3].

Chức năng của người GV THCS: Trong nhà trường XHCN, GV có nhữngchức năng sau đây:

- Chức năng của một nhà sư phạm: đây là chức năng cơ bản, thể hiện ởPPDH và giáo dục HS của người GV Để thực hiện tốt chức năng này, người GVphải biết tổ chức đúng đắn quá trình nhận thức, quá trình hình thành những phẩmchất và năng lực cần thiết cho HS

- Chức năng của một nhà khoa học: người GV nghiên cứu về nội dungchương trình, nghiên cứu đổi mới PPDH, tổng kết kinh nghiệm, đề xuất những sángkiến hay nói cách khác là tham gia các hoạt động NCKH để giải quyết được nhữngvấn đề thường xuyên nảy sinh nhằm nâng cao CL và hiệu quả dạy học - giáo dục

- Chức năng của nhà hoạt động xã hội: ngoài việc tích cực tham gia vào cáchoạt động xã hội, người GV còn phải biết tổ chức, hướng dẫn cho HS tham gia cáchoạt động xã hội

1.3.2 Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên trung học cơ sở

- Mục đích lao động sư phạm của người GV là nhằm giáo dục thế hệ trẻ,hình thành ở họ những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội; thực hiệnchức năng di sản xã hội, chức năng tái sản xuất sức lao động xã hội đảm bảo sự tiếpnối giữa các thế hệ và nâng cao hàm lượng chất xám trong lao động

- Đối tượng lao động sư phạm của người GV là HS - thế hệ trẻ Trong quátrình sư phạm, người GV là chủ thể, HS là đối tượng (khách thể) của lao động sưphạm Quá trình sư phạm chỉ phát huy được hiệu quả khi phát huy được tính tíchcực chủ động sáng tạo của HS

Trang 23

- Công cụ lao động của người GV là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cầnthiết để thực hiện chức năng giảng dạy - giáo dục HS; đó là nhân cách của bản thân

mà người GV tác động đến HS bằng cả tâm hồn, vẻ đẹp, trí tuệ của bản thân mình

- Sản phẩm của lao động sư phạm của người GV là con người được giáodục, đã có những chuyển biến sâu sắc trong nhân cách, chuẩn bị đi vào cuộc sống

để thích ứng với xã hội hiện đại luôn thay đổi và phát triển

1.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của người giáo viên trung học

Điều 63 Luật Giáo dục quy định giáo viên có những nhiệm vụ sau đây:

- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lí, chương trình giáo dục;

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật vàđiều lệ nhà trường;

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách củangười học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đángcủa người học;

- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độchuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học

- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

Cụ thể hơn, Điều lệ trường trung học quy định nhiệm vụ của GV bộ mônTHCS như sau:

- Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học;soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm; kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghihọc bạ đầy đủ; lên lớp đúng giờ; không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy; quản lí HStrong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổchuyên môn;

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ

để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục

Trang 24

- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhàtrường; thực hiện quyết định của hiệu trưởng; chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng vàcủa các cấp QLGD.

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước HS;thương yêu, tôn trọng HS; đối xử công bằng với HS; bảo vệ các quyền và lợi íchchính đáng của HS; đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng nghiệp

- Phối hợp với GV chủ nhiệm, các GV khác, gia đình HS, Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục HS

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

GV chủ nhiệm lớp, ngoài các quy định trên, còn có thêm những nhiệm vụ như: tìmhiểu nắm vững HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục đúng đốitượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp; phối hợp với GV bộ môn, phụ huynh

HS, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể ởđịa phương; nhận xét đánh giá xếp loại HS cuối kì, cuối năm học, đề nghị khenthưởng kỷ luật HS; báo cáo định kì, đột xuất với hiệu trưởng GV Tổng phụ tráchĐội TNTP Hồ Chí Minh được bồi dưỡng về công tác Đội, có nhiệm vụ tổ chức cáchoạt động Đội và tham gia các hoạt động ở địa phương

GV THCS có quyền: được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụgiảng dạy và giáo dục HS; được hưởng mọi quyền lợi vật chất tinh thần và đượcchăm sóc bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ chính sách đối với GV; được trực tiếpthông qua các tổ chức của mình tham gia quản lí nhà trường; được hưởng nguyênlương và các phụ cấp (nếu có) khi đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụtheo quy định hiện hành; được hợp đồng thỉnh giảng và NCKH tại các trường, cơ

sở giáo dục khác và nghiên cứu nếu bảo đảm thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ nóitrên

1.3.4 Các yêu cầu đối với giáo viên trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay

Trang 25

Để thực hiện tốt các chức năng nói trên, người GV trung học cần có nhữngyêu cầu về phẩm chất, trình độ, năng lực sau đây:

- Phải là người yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức lối sống lành mạnh,trong sáng, giản dị, tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước

- Phải có hiểu biết rộng, nắm chắc những vấn đề của giáo dục trung học: vềtri thức khoa học, người GV phải nắm vững và có hiểu biết sâu sắc nội dung,chương trình, SGK của môn học mà mình đảm nhận, từ đó mới sáng tạo trongphương pháp truyền thụ tri thức cho HS Về KN sư phạm, gồm: kĩ năng dạy học, kĩnăng giáo dục HS, kĩ năng vận động và phối hợp các lực lượng giáo dục gia đình -

xã hội, kĩ năng tự học tự nâng cao trình độ, kĩ năng nghiên cứu khoa học giáo dục

- Phải có hiểu biết và vận dụng có kết quả tri thức sư phạm học: hiểu HS,giao tiếp được với HS, tác động thích hợp đến từng HS

- Ngôn ngữ của GV phải chính xác, chữ viết đẹp rõ ràng

- Phải có lòng yêu nghề, yêu trẻ

- Không có khiếm khuyết về ngoại hình

1.4 Một số vấn đề về việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

1.4.1 Quản lý nguồn nhân lực

- Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình bao gồm thu nhận, sử dụng vàphát triển lực lượng lao động một tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chứcmột cách có hiệu quả

- Theo Leonard Nadle (Mỹ) thì quản lý nguồn nhân lực được biểu diễn theo

Nuôi dưỡng nguồn nhân lực:

- Mở rộng chủng loại việc làm

- Mở rộng quy

mô việc làm

- Phát triển tổ chức

Trang 26

- Tầm quan trọng của quản lý nguồn nhân lực:

Quản lý tốt nguồn nhân lực sẽ lôi cuốn, thu hút người giỏi về cho tổ chức, sẽduy trì đội ngũ lao động cần thiết đang có, sẽ động viên thúc đẩy, tạo điều kiện cho

họ bộc lộ tài năng và họ sẽ cống hiến tài năng cho tổ chức

- Mục tiêu đặt ra khi tổ chức quản lý nguồn nhân lực là:

+ Ổn định nguồn nhân lực

+ Tăng năng suất tối đa của người lao động

+ Phát huy tinh thần hợp tác của người lao động

+ Tổ chức công việc một cách chặt chẽ

+ Người lao động phát huy và đóng góp sáng kiến

- Với mục tiêu đối với cá nhân khi tổ chức quản lý nguồn nhân lực:

+ Muốn ổn định về kinh tế gia đình

+ Phúc lợi trong khi làm việc

+ Điều kiện làm việc an toàn

+ Lương bổng và giờ làm việc thoả đáng

Trang 27

+ Được thừa nhận vai trò trong tổ chức.

+ Có cơ hội bày tỏ tài năng và phát triển tài năng

+ Muốn có người lãnh đạo tốt và làm việc có hiệu quả

1.4.2 Nội dung cơ bản của quản lý nhân lực

- Dự báo lập kế hoạch nhu cầu nhân lực:

Muốn cho một tổ chức luôn có những người có đủ năng lực, đảm nhiệmnhững nhiệm vụ cụ thể ở những vị trí cần thiết vào những thời gian thích hợp đểhoàn thành các mục tiêu của tổ chức thì cần phải dự báo và lập kế hoạch về nhu cầunhân lực

- Phát triển nguồn nhân lực:

Đó là những hoạt động nhằm hỗ trợ, giúp cho những thành viên, các bộ phậncủa toàn bộ tổ chức hoạt động hiệu quả hơn Đồng thời cho tổ chức đáp ứng kịpthời những thay đổi về nhân sự, công việc và môi trường

- Trả lương và đãi ngộ:

Lương và đãi ngộ là những bù đắp mà người lao động nhận được xuất phát

từ kết quả lao động của họ Đãi ngộ bao gồm đãi ngộ vật chất và đãi ngộ phi vậtchất

- Bảo đảm an toàn và sức khoẻ:

Bảo đảm an toàn là thực hiện những biện pháp bảo vệ người lao động tránhkhỏi những tai nạn lao động, thương tật phát sinh trong quá trình lao động Bảo vệsức khoẻ đề cập đến những hoạt động nhằm tránh cho nhân viên các bệnh nghềnghiệp, đảm bảo sự khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần để làm việc lâu dài

- Động viên và quản lý nhân viên là thúc đẩy nhân viên làm việc, vừa để cho

họ thoã mãn những mong muốn của họ, vừa hoàn thành các mục tiêu của tổ chức

Quản lý nhân viên là hoạt động nhằm đem lại cho họ những trạng thái tâm

lý, tình cảm và các mối quan hệ tình cảm tại nơi làm việc Đồng thời giải quyết

Trang 28

những xung đột nội bộ, những phàn nàn, khiếu nại nhằm tạo ra và duy trì một bầukhông khí hợp tác, đối xử với nhau trong tổ chức

1.4.3 Phát triển nguồn nhân lực

- Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV, cán bộ công nhân viên nhằm nângcao, hoàn thiện nhân cách và nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người

GV, trình độ chuyên môn của nhân viên trong nhà trường Nghiệp vụ sư phạm củangười GV được hình thành trong giai đoạn đào tạo ban đầu ở trường sư phạm, đượccũng cố và phát triển trong việc BD và tự BD của GV trong quá trình hoạt động sưphạm Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường,người CBQL cần đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dưỡng đội ngũ GV

- Như chúng ta đã biết, đặc điểm lao động sư phạm đặc thù của GV, vừa lànhà sư phạm, vừa là nhà tổ chức, vừa tham gia các hoạt động chính trị xã hội.Phương tiện lao động của người GV là một loại công cụ đặc biệt, đó là phẩm chất,nhân cách và trí tuệ của GV Trong quá trình lao động, GV phải sử dụng những trithức cùng phong cách mẫu mực của mình tác động lên tình cảm, trí tuệ của họcsinh nhằm giúp các em lĩnh hội những tri thức, hình thành và hoàn thiện nhân cáchcủa mình Do đó nội dung bồi dưỡng GV phải toàn diện

- Trước hết cần bồi dưỡng chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp cho

GV, bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ GV Song song với việc bồidưỡng năng lực sư phạm, đây là nội dung cơ bản quan trọng trong công tác bồidưỡng GV Năng lực sư phạm bao gồm năng lực tổ chức dạy học và năng lực tổchức quá trình giáo dục Tri thức khoa học sâu và rộng là nền tảng của năng lực sưphạm

1.5 Những yếu tố quản lý tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

- Điều kiện mới của kinh tế xã hội

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ

Trang 29

-Yêu cầu đổi mới giáo dục và chất lượng dạy học, giáo dục cho học sinhTHCS nói chung.

- Quá trình đào tạo, đặc biệt là quá trình đào tạo và bồi dưỡng GV

- Hoàn cảnh và điều kiện lao động sư phạm của người GV

- Vai trò của GV trong hoạt động dạy học

- Chính sách chế độ GV

Kết luận chương 1

Giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp đổi mớigiáo dục ở nước ta đang đi vào chiều sâu, mang tính hội nhập và được triển khaitrên quy mô lớn, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Điều này đòi hỏi ngànhgiáo dục phải tăng cường đổi mới công tác QLGD nhằm nâng cao chất lượng vàphát triển toàn diện ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phải cóchiến lược, sách lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thờiđại

Từ những cơ sở lý luận trên đòi hỏi phải tìm ra các giải pháp phù hợp hơnnữa để nâng cao chất lượng đội ngũ GV ở các trường THCS trên từng địa bàn cụthể, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiệnnay và những năm tiếp theo

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC XÃ VÙNG CAO HUYỆN THƯỜNG XUÂN

TỈNH THANH HOÁ

Trang 30

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên dân cư và kinh tế - xã hội của các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, dân cư

Các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa baogồm có 05 xã đó là xã Vạn Xuân, Xuân Chinh, Xuân Lộc, Xuân Thắng vàXuân Lẹ (hay còn gọi là cụm Năm Xuân) có diện tích tự nhiên là 48.348,76

ha, có 02 xã Xuân Chinh và Xuân Lẹ giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhândân Lào Năm xã có vị trí địa lý tiếp giáp nhau với dân số là 19.522.000 ngườigồm 3 dân tộc chính cùng sinh sống đó là Thái, Mường, Kinh trong đó dântộc Thái chiếm tỷ lệ đông nhất

Các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân có điều kiện địa lý rấtphức tạp, chủ yếu là đồi và núi cao (chiếm 3/4 diện tích tự nhiên) lại bị chiacắt bởi nhiều sông suối Trước đây là những khu rừng già và rừng nguyênsinh nhưng chủ yếu là gỗ tạp, ít gỗ quý hiếm, đã bị khai thác cạn kiệt, nay chỉcòn là những khu rừng tái sinh và nhiều loại gỗ tạp Tuy nhiên, với sự laođộng cần cù của người dân nơi đây những khu đồi rừng cằn cỗi đã biến thànhnhững khu đồi, rừng phát triển cây công nghiệp và cây lâm nghiệp (như mía,keo, bạch đàn, luồng, quế, nứa, sắn…) cung cấp nguyên liệu cho nhà máyĐường, nhà máy Giấy, nhà máy chế biến Sắn Ngoài ra do đặc điểm sinh tháicủa vùng phù hợp với nhiều loại động thực vật quý hiếm sinh sống và có rấtnhiều tiềm năng cho hoạt động du lịch sinh thái trong tương lai

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân đều là các xã nghèothuộc chương trình 30a của Chính phủ, hơn 90% người dân nơi đây sống chủyếu bằng nghề Lâm - Nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người 4,8 triệu

Trang 31

đồng/năm Với vị trí địa lý và điều kiện kinh tế như trên đã làm hạn chế sựphát triển sự nghiệp giáo dục của các xã vùng cao phía Tây Mặt khác, phầnlớn người dân nơi đây phải lo kiếm sống hàng ngày nên việc giáo dục cho con

em chưa được quan tâm đúng mức, đều phó mặc cho nhà trường, nhiều em dohoàn cảnh gia đình khó khăn đã phải bỏ học để phụ giúp gia đình, nhất là vớilứa tuổi của HS THCS Bên cạnh đó, do điều kiện địa lý không thuận lợi, điềukiện kinh tế cũng khó khăn, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dânđịa phương đối với sự nghiệp giáo dục chưa đúng mức nên chưa thu hút đượcnhiều nhân tài về phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển giáo dục củavùng Với ngững lý do đó đến nay chất lượng giáo dục của các xã vùng caophía Tây huyện Thường Xuân vẫn còn có nhiều hạn chế, sau đây là thực trạngcủa vấn đề nêu trên

2.2 Thực trạng giáo dục và đào tạo của các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Trong những năm qua được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp,các ngành và sự quyết tâm của đội ngũ nhà giáo, giáo dục của các xã vùngcao phía Tây của huyện Thường Xuân cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu

về quy mô và chất lượng giáo dục Có 2 trường được chuyển đổi thành trườngPTDTBT theo Quyết định 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướngChính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổthông dân tộc bán trú Cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học được tăngcường cả về số lượng và đảm bảo về chất lượng Công tác chuẩn hóa đội ngũ

GV, luân chuyển CBQL và GV được thực hiện có hiệu quả GV ở các nhàtrường không ngừng được bổ sung nhằm trẻ hóa đội ngũ Kỷ cương nề nếpđược tăng cường Nhận thức của đội ngũ GV về vị trí, vai trò, tầm quan trọngcủa giáo dục và đào tạo trong sự phát triển của xã hội không ngừng được nâng

Trang 32

cao Đội ngũ nhà giáo đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong giaiđoạn mới

2.2.1 Quy mô trường lớp và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

Hiện nay các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân có 5 trườngTHCS trong đó có 3 trường THCS với 31 lớp và 804 học sinh, 2 trườngPTDTBT-THCS với 15 lớp và 347 học sinh (Trường phổ thông dân tộc bántrú trung học cơ sở) Bậc trung học cơ sở trong các trường vùng cao phía Tâyhuyện Thường Xuân có tổng 46 lớp và 1151 học sinh Thực trạng về cơ sở vậtchất, đội ngũ GV, nhân viên, qui mô trường lớp của các xã vùng cao phía Tâyhuyện Thường Xuân được thể hiện thông qua tổng hợp sau:

Bảng 2.1: Số lượng trường, lớp, CBGV trên địa bàn các xã vùng cao phía Tây năm học 2012-2013

Bậc học Số

trường

Sốlớp

SốHS

Cán bộ GV, nhân viênTổng

số

Đạtchuẩntrở lên

Tỷ lệ(%)

Dướichuẩn

Tỷ lệ(%)

( Nguồn từ phòng GD & ĐT Thường Xuân)

Bảng 2.2: Tổng hợp cơ sở vật chất trường học (Tại thời điểm 5/2013)

TT Ngành

học

Số phòng học

Số phòng

bộ môn

Số phòng chức năng

Trong đó Phòng kiên

cố Phòng cấp 4 Phòng tạm

Trang 33

( Nguồn từ phòng GD & ĐT Thường Xuân)

Nhiều năm qua quy mô phát triển trường lớp của các xã vùng cao phíaTây đã từng bước dần ổn định nhằm đảm bảo tất cả các trường không phảihọc ca ba, không còn phòng học tranh tre, phòng tạm Bên cạnh đó việc huyđộng HS ra lớp cũng như duy trì sĩ số HS được quan tâm và quản lý chặt chẽ

từ phòng giáo dục đến các đơn vị trường học Kết quả: số HS huy động ra lớpđầu cấp đạt 99,4% Tỷ lệ HS bỏ học 2,2%

Mạng lưới trường lớp thuộc cấp quản lý của phòng GD&ĐT được quyhoạch, sắp xếp hợp lý đảm bảo yêu cầu dạy và học Các xã đều có trườngTHCS được bố trí ở trung tâm xã phù hợp với khoảng cách bố trí dân cư củatừng địa phương trong vùng

Tuy nhiên CSVC và TBDH còn thiếu nhiều, số phòng học mới chỉ đápứng được giờ học chính khóa, chưa có phòng học chuyên dùng và phòng học

để bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém

Đa số các trường chưa có phòng chức năng, phòng bộ môn, chỉ có 1/5trường được trang bị phòng máy vi tính để dạy học theo chương trình tin họccủa sở GD&ĐT, sân chơi, bãi tập không đảm bảo quy cách…

Đa số GV công tác ở các xã vùng cao phía Tây của huyện ThườngXuân là người từ miền xuôi lên hoặc ở nơi xa đến điều kiện ăn, ở, sinh hoạtcòn nhiều thiếu thốn

2.2.2 Chất lượng giáo dục trung học cơ sở

Trang 34

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp xếp loại hạnh kiểm (HK), học lực (HL) của HS THCS các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân

(Nguồn từ phòng GD&ĐT huyện Thường Xuân)

Bảng 2.4: Bảng thống kê HS giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, lưu ban, bỏ học

nghiệp

Tỷ lệ HSlưu ban

Tỷ lệ HS

bỏ họcCấp

Trang 35

Chất lượng dạy học hàng năm không tăng, HS có sự phân hóa cao tronghọc tập Số lượng HS khá giỏi không tăng, tỷ lệ HS yếu kém ngồi nhầm lớpkhá cao đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc HS bỏ học nhiều từ năm học2009-2010.

Ngoài ra số HS được đánh giá, xếp loại khá, giỏi cũng bộc lộ nhữngkhiếm khuyết như: năng lực tư duy, năng lực thực hành, khả năng vận dụngkiến thức vào hoạt động thưc tiễn còn yếu và thiếu linh hoạt HS còn thụ độngtrong hoạt động tập thể, còn trông chờ vào sự hướng dẫn của thầy cô và củangười khác, chưa mạnh dạn suy nghỉ đề xuất ý kiến để tổ chức các hoạt độngtập thể hoặc tự tổ chức các hoạt động chung HS chưa có thói quen trong ứng

xử, giao tiếp một cách chủ động, có văn hóa, còn vụng về, rụt rè ở nơi đôngngười Tác động của sự phát triển KT-XH, kinh tế mở cửa có ảnh hưởng rấtlớn đến việc học tập của HS, mà điển hình là các dịch vụ giải trí trong đóInternet với Chat và Game online là nguyên nhân của sự sa sút trong học tập,suy giảm về đạo đức, lối sống, nhân cách và tệ nạn xã hội

Tóm lại, trong thời gian qua giáo dục của các xã vùng cao phía Tâyhuyện Thường Xuân đạt được những thành tựu cơ bản và tồn tại một số yếukém như sau:

- Thành tựu cơ bản

Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, sự lãnhđạo, điều hành của UBND huyện, sự phối kết hợp triển khai tổ chức thực hiệncủa các ban ngành mà chủ công là ngành GD&ĐT huyện Thường Xuân, đãthực hiện được nhiều nội dung nghị quyết về công tác giáo dục mà đặc biệt làcông tác giáo dục của các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn Đã hoànthành phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi, chuyển đổi 2 trường THCS thànhtrường PTDTBT-THCS, có 1 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1, đã huyđộng HS trong độ tuổi THCS đi học đạt 99,4%

Trang 36

- Tồn tại yếu kém

+ Nguyên nhân khách quan: Các xã vùng cao phía Tây huyện Thường

Xuân có địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi sông suối và đồi núi cao nêntình hình phát triển KT-XH gặp nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân gặpnhiều khó khăn, thu nhập của nhân dân rất thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao,người dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp nên việc chăm logiáo dục con em còn hạn chế; bên cạnh đó lại liên tiếp bị ảnh hưởng của bảolụt, lũ ống, sạt lở gây thiệt hại về cơ sở vật chất, mùa màng và hạ tầng cơ sở,

kỹ thuật Nguồn tài chính chi cho giáo dục chủ yếu từ ngân sách Nhà nước,nhưng chưa đáp ứng với nhu cầu, điều kiện cho phát triển giáo dục Diện tíchcủa các xã rộng, địa hình phức tạp, dân cư phân bố không đồng đều và thưa,đường xá đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa đã gây tác động rất lớn đếncông tác giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục nói riêng

+ Nguyên nhân chủ quan: Do phong tục tập quán sinh hoạt, sản xuất

của đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu, mặt bằng dân trí thấp, nhận thứccủa nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của giáo dục chưa đúng đắn,chưa sâu sắc Vai trò lãnh đạo của một số cấp ủy Đảng và chính quyền xã cònhạn chế, chưa thực sự coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, nhậnthức chưa ngang tầm với chủ trương, đường lối của Đảng “coi giáo dục làquốc sách hàng đầu” Các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục chưa đượcquan tâm và phát huy tốt, thiếu những giải pháp giải quyết tốt các vấn đề nảysinh như huy động HS ra lớp, chống bỏ học, quỹ đất xây trường học, quyhoạch và xây dựng trường lớp Mối quan hệ giữa các cấp, các ngành và cáclực lượng xã hội có lúc, có nơi chưa được thường xuyên, thiếu gắn bó chặtchẽ Ngân sách đầu tư cho giáo dục chưa được quan tâm đúng mức nên cònnhiều bất cập so với yêu cầu đổi mới và mục tiêu nâng cao chất lượng giáo

Trang 37

dục Việc giải quyết mâu thuẫn giữa chất lượng giáo dục với quy mô và khảnăng ngân sách phát triển giáo dục còn hạn chế.

2.3 Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

2.3.1 Cơ cấu đội ngũ giáo viên

Năm học 2012 - 2013 số lượng GV THCS trong toàn vùng là 117người với số lớp là 46 lớp, Tỷ lệ đạt 2,5 GV/ lớp Tỷ lệ này cho thấy số lượng

GV thừa so với quy định của thông tư 35 (1,9 GV/ lớp) tức là số GV thừa gần

30 người

Tỷ lệ GV/ lớp được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 2.5: Tổng hợp tỷ lệ GV/lớp từ năm học 2009 2010 đến 2012 2013

-Tiêu chí 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

(Nguồn từ phòng GD&ĐT huyện Thường Xuân)

2.3.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên

2.3.2.1 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Hiện tại các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân có 130 cán bộ

GV trong đó GV trực tiếp đứng lớp là 117 người Trình độ Trên Đại học: 01

GV, Đại học: 91 GV, Cao đẳng: 25 GV, Trung học: 0 GV Độ tuổi của GV

Trang 38

không đồng đều số lượng GV trẻ chiếm đa số, vì vậy có sự chênh lệch lớntrong chuyên môn, nghiệp vụ giữa 2 nguồn nhân lực này.

Bảng 2.6: Tổng hợp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV

Tiêu trí

Số lượng

chuẩn 25 05 20,0 08 32,0 06 24,0 05 20,0 01 4,0Dưới

yêu cầu 27 08 29,6 07 25,9 06 22,2 05 18,5 01 3,7Chưa

môn

117 48 41,0 41 35,0 18 15,4 09 7,7 01 0,9

Dạy chéo môn

0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Từ 2 môn trở lên

16 10 62,5 04 25,0 02 12,5 0 0 0 0

Sức

khỏe

Đủ SK 117 48 41,0 41 35,0 18 15,4 9 7,7 01 0,9 Không

đủ SK 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Trang 39

Qua thực tế số lượng GV hàng năm tăng nhưng có môn thiếu, có mônlại thừa do nguồn GV ra trường chọn về dạy ở địa phương không nhiều Và

có những GV sau khi nhận quyết định về những xã có điều kiện sinh hoạt khókhăn, vùng cao, vùng sâu đã không đến nhận nhiệm vụ Bên cạnh đó, tỷ lệ

GV phải dạy hai môn như Toán - Lý, Toán - Tin, Văn - GDCD, Sinh - Hoá,Sinh - Kỹ thuật, Lý - CN, Sinh - Nghề PT, Lý - Nghề PT… nên mất nhiềuthời gian để chuẩn bị bài và soạn giáo án Do vậy, không có thời gian cho việc

tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cho việc dự giờ, thăm lớp

và tham gia các hoạt động khác

Ngoài ra, do việc thừa GV ở các bộ môn như Toán, Văn, Sinh, Sử nên

GV dạy không đủ số tiết theo quy định, có những GV dạy 4 tiết, 6 tiết/ tuần

do đó việc rèn luyện kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn để nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ rất ít Bên cạnh đó do dạy ít tiết nên số GV này dànhnhiều thời gian cho công việc khác để kiếm thêm thu nhập cho nên chất lượnggiờ dạy không được đảm bảo hay nói cách khác GV chỉ dạy cho hết nghĩa vụcủa tiết dạy mà không quan tâm đến việc HS có học được hay không

Hầu hết các trường đều có ít GV dạy giỏi, GV cốt cán, GV có trình độchuyên môn nghiệp vụ tay nghề cao, do GV từ nơi khác đến công tác chỉ dạytrong khoảng từ 3 đến 5 năm lại xin chuyển về địa phương hoặc những nơi cóđiều kiện thuận lợi hơn Bên cạnh đó, các trường chưa chủ động xây dựngquy hoạch đội ngũ GV cho trường mình Số lượng GV đạt chuẩn nhiều nhưng

đa số là GV trẻ nên thiếu kinh nghiệm đứng lớp, ít chịu khó, chưa thích ứngvới điều kiện sinh hoạt khó khăn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạmcòn hạn chế

2.3.2.2 Thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên

Hằng năm trong kế hoạch của Phòng GD&ĐT và theo kế hoạch của SởGD&ĐT có nội dung, yêu cầu bắt buộc tất cả cán bộ, GV, công nhân viên

Trang 40

chức của ngành phải tập trung học tập chính trị trong hè theo tinh thần chỉ thị

số 34/CT - TW ngày 30/5/1998 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng về

“Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng; củng cố tổ chức Đảng, đoàn thểquần chúng và công tác phát triển Đảng viên trong trường học” Đặc biệt côngtác này được chú trọng nhiều hơn nữa khi có cuộc vận động “Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không với bốnnội dung”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức

tự học và sáng tạo” và cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, họcsinh tích cực”

Nội dung triển khai trong các đợt học là sự cụ thể hoá các chỉ thị, nghịquyết của Đảng và Nhà nước các cấp và của ngành mới được ban hành Đặcbiệt là đánh giá thực tế về đạo đức nhà giáo

Từ những nội dung triển khai đó, CBQL- GV của ngành đã nhận thứcđầy đủ hơn về vai trò trách nhiệm, từ đó thực hiện những yêu cầu đặt ra chobản thân và có định hướng tốt hơn trong công tác Tuy nhiên thực tế vẫn cònmột số GV chưa có ý thức và nhận thức đúng đắn trong việc trau dồi phẩmchất đạo đức nghề nghiệp, cũng như chưa thực hiện tốt những chính sách củaĐảng và Nhà nước

Bảng 2.7: Kết quả thống kê đánh giá phẩm chất chính trị,đạo đức, lối sống của GV qua đánh giá của Hiệu trưởng các trường THCS

Ngày đăng: 06/11/2015, 19:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đinh Quang Báo (2005), Giải pháp đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, Tạp chí Giáo dục, số 105.NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Tác giả: Đinh Quang Báo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
4. Bộ GD&ĐT(2011), Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2011
5. Bộ GD&ĐT(2004), Toàn văn báo cáo Tình hình giáo dục Việt Nam trình trước Quốc hội ngày 05/11/2004. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn văn báo cáo Tình hình giáo dục Việt Nam trình trước Quốc hội ngày 05/11/2004
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
7. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về Quản lí giáo dục. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về Quản lí giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
8. Đặng Quốc Bảo (1999), Cơ sở pháp lý của công tác QLGD. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở pháp lý của công tác QLGD
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1999
9. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở của khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
10. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2011), Một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân: Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2011
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ IV- BCHTW khóa VII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ IV-BCHTW khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II -BCHTW khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ II -BCHTW khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
15. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
Năm: 2010
17. Trần Khánh Đức (2005), Mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả trong phát triển giáo dục ở nước ta, Tạp chí Giáo dục, Số 105. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả trong phát triển giáo dục ở nước ta
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
18. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
19. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
20. Nguyễn Ngọc Hợi (2005), Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hợi
Năm: 2005
21. Nguyễn Ngọc Hợi - Phạm Minh Hùng - Thái Văn Thành (2005), Đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên, Tạp chí Giáo dục, số 110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hợi - Phạm Minh Hùng - Thái Văn Thành
Năm: 2005
22. Nguyễn Ngọc Hợi - Phạm Minh Hùng - Thái Văn Thành (2005), Đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên, Tạp chí Giáo dục, số 108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hợi - Phạm Minh Hùng - Thái Văn Thành
Năm: 2005
23. Học viện QLGD (2009), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành GD&ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành GD&ĐT
Tác giả: Học viện QLGD
Năm: 2009
24. Phan Văn Khải (2001), Tạo bước phát triển rõ rệt giáo dục đại học những năm đầu thế kỷ 21, Tạp chí Giáo dục, số 14/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo bước phát triển rõ rệt giáo dục đại học những năm đầu thế kỷ 21
Tác giả: Phan Văn Khải
Năm: 2001

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w