Số tiêu chí đạt mức tương ứng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở ở các xã vùng cao huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 83)

khác có điều kiện để nâng cao tay nghề. Muốn làm được điều này Hiệu trưởng nên chọn những người ưu tú có tay nghề vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao vào các lớp bồi dưỡng HS theo thứ tự ưu tiên dành cho những GV có hoàn cảnh tương đối khó khăn hơn những GV khác.

3.3. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

Để khẳng định tính khả thi và tính cần thiết của các giải pháp đã đề xuất, trong điều kiện thời gian hạn chế, chúng tôi bước đầu áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học, thăm dò khảo sát bằng phương pháp chuyên gia (thăm dò bằng phiếu). Số phiếu thăm dò được gửi đi 51 phiếu (cho chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện; cán bộ quản lý (BGH), tổ trưởng, tổ phó chuyên môn các trường THCS trên địa bàn các xã vùng cao phía Tây của huyện). Số phiếu thu về được 51 phiếu.

Bảng 3.2: Kết quả thăm dò các giải pháp

TT Các giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Khả thi cao Khả thi Không khả thi 1 Tăng cường giáo

dục tư tưởng cho CBQL và GV

S ố

77

TL% 88,2 11,8 0 78,4 21,6 0

2 Nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng về chuyên

S ố

lượng 46 05 0 42 09 0

TL% 90,2 9,8 0 82,4 17,6 0

3 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV theo hướng dẫn S ố lượng 36 13 02 30 15 06 TL% 70,6 25,5 3,9 58,8 29,4 11,8 4 Xây dựng tốt quy chế nội bộ trường học. S ố lượng 48 03 0 38 12 01 TL% 94,1 5,9 0 74,5 23,5 2,0 5 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ việc dạy và học theo S ố lượng 49 02 0 32 14 05 TL% 96,1 3,9 0 62,7 27,5 9,8 6 Thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ đãi ngộ, cải thiện điều kiện sinh hoạt và làm

S ố

lượng 50 01 0 38 10 03

TL% 98,0 2,0 0 74,5 19,6 5,9

Nhận xét: Từ số liệu tổng hợp trên chúng tôi đi đến một số nhận xét sau: - Qua thăm dò các đối tượng nhận thấy: 6 giải pháp đề xuất đều phản ánh được tính cần thiết và tính cấp thiết trong quá trình quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS trên địa bàn các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân. Trong đó các giải pháp 4, 5, 6 được đánh giá cao từ các đối tượng được thăm dò. Các giải pháp còn lại cũng đều có tỷ lệ trên 60%.

- Về tính khả thi các giải pháp đề xuất đều được sự đánh giá có tính khả thi. Trong đó các giải pháp 1, 2, có tính khả thi cao, trên 75%.

3.4. Phạm vi và một số kết quả bước đầu áp dụng các giải pháp

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tại địa bàn các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân, việc các cấp quản lý, các nhà trường không ngừng chăm lo tới đội ngũ GV nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đã có những tác động to lớn về nhận thức, hoạt động thực tiễn trong lãnh đạo các trường và trong đội ngũ GV, bước đầu tạo sự chuyển động tích cực và sự lan toả tác dụng tới hoạt động đội ngũ GV. GV đã nhận thức rõ hơn về vinh dự và trách nhiệm của mình được đứng trong đội ngũ nhà giáo đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân của đất nước.

Trong các giải pháp, giải pháp tăng cường giáo dục tư tưởng cho CBQL và GV trong nhà trường về tầm quan trọng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ trong giai đoạn hiện nay và nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho GV là cơ bản, lâu dài. Giải pháp đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV và giải pháp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ việc dạy và học theo hướng đổi mới là cấp bách. Giải pháp xây dựng quy chế nội bộ trường học là có thể thực hiện ngay.

Do đó các giải pháp đề xuất trên có thể áp dụng ở các trường THCS trong quá trình quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ GV.

Trong điều kiện thời gian hạn hẹp, chưa đủ để triển khai thể nghiệm đồng bộ các giải pháp ở tất cả các trường vùng cao phía Tây của huyện Thường Xuân. Bước đầu chúng tôi đã triển khai ở trường 3 trường đó là trường THCS Vạn Xuân, trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh và trường PTDTBT-THCS Xuân Lẹ và thấy có nhiều chuyển biến rõ rệt.

Mặt khác để tiếp tục thực hiện chỉ thị 40-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020, hiện nay tất cả các trường đang ra sức thi đua xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Điều đó chứng tỏ sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.

79

Kết luận chương 3

Dựa vào thực trạng giáo dục, thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên THCS ở các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS với mong muốn nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS ở các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân nhằm phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.

Các giải pháp đưa ra đều tập trung phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và vượt qua được thách thức trong quản lý đội ngũ GV cấp THCS. Các giải pháp được số đông ý kiến đánh giá là rất cần thiết đối với công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay và mang tính khả thi cao. Trong phạm vi của mỗi trường THCS, nếu Hiệu trưởng vận dụng đồng bộ các giải pháp quản lý mà chúng tôi đưa ra một cách linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mỗi trường thì nhất định chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận

Từ thực tế của nhiều năm làm công tác giảng dạy và quản lý ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cùng với việc khảo sát, điều tra thực trạng giáo dục cũng như công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS trên địa bàn các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân, chúng tôi thấy rằng giáo dục của các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên còn rất chậm so với yêu cầu của mục

tiêu giáo dục hiện nay. Do đó phải cấp bách tìm ra những giải pháp thích hợp nhất để giải quyết vấn đề “nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS”.

Qua nghiên cứu lý luận, điều tra, xem xét, đánh giá thực trạng và hoạt động thực tiễn trong quá trình công tác, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS ở các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hoá bao gồm các giải pháp:

1. Tăng cường GD tư tưởng cho CBQL và GV trong nhà trường về tầm quan trọng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong giai đoạn hiện nay.

2. Nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho GV.

3. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV theo hướng dẫn mới ở trường THCS.

4. Xây dựng tốt quy chế nội bộ trường học.

5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ việc dạy và học theo hướng đổi mới.

6. Thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ đãi ngộ, cải thiện điều kiện sinh hoạt và làm việc nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho GV.

Từ những giải pháp trên chúng tôi đã đưa vào ứng dụng thử nghiệm tại 3 trường trong khu vực vùng cao phía Tây của huyện năm học 2012 - 2013, trường THCS Vạn Xuân, PTDTBT-THCS Xuân Chinh, trường PTDTBT- THCS Xuân Lẹ (là các xã vùng đặc biệt khó khăn). Nhìn chung đây là công tác lâu dài tuy nhiên kết quả ban đầu cho thấy những giải pháp trên đây đã mang lại rất nhiều khả quan cụ thể là: Năm học 2012 - 2013 có 4/5 GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp tỉnh, đứng thứ 1/4 khu vực trong huyện, đây là

81

thành tích cao nhất từ trước đến nay, đặc biệt có 3/5 GV đạt giải là GV của 3 trường được ứng dụng các giải pháp nêu trên.

Đây là đề tài còn mới mẻ, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp. Song chúng tôi tin rằng nó sẽ mang lại những giá trị nhất định đối với các trường THCS trong và ngoài địa bàn.

II. Kiến nghị

1. Đối với bộ GD&ĐT

- Cần tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục. Trang bị thêm các thiết bị, đồ dùng dạy học đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng nhà công vụ đảm bảo đủ cho GV của các trường, có chính sách hỗ trợ về nhà ở cho những GV có hoàn cảnh khó khăn.

- Trao quyền tuyển dụng GV cho Hiệu trưởng các trường.

2.Đối với sở GD&ĐT Thanh Hoá

- Tăng cường công tác chỉ đạo phòng GD&ĐT thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng, sử dụng GV và thực hiện tốt các chính sách CB - GV.

- Đầu tư kinh phí xây dựng các trường THCS, PTDTBT-THCS của các xã vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân theo hướng đạt chuẩn Quốc gia, tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy học, nhất là máy vi tính.

- Phối hợp chặt chẽ với UBND Huyện trong công tác sửa chữa và xây mới trường học, nhà công vụ để đạt hiệu quả cao hơn.

- Sớm thể chế hoá các chính sách bồi dưỡng CBQL, GV và chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách khuyến khích GV nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của GV THCS, áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học để có thông tin chính xác về thực chất về chất lượng đội ngũ GV THCS.

3.Đối với UBND huyện Thường Xuân và phòng GD&ĐT Thường Xuân. 3.1. Đối với UBND huyện Thường Xuân

- Nhanh chóng có giải pháp hỗ trợ quỹ đất để xây dựng các trường THCS, PTDTBT-THCS trong khu vực vùng cao phía Tây của huyện để thực hiện mục tiêu đề án phát triển giáo dục đến năm 2020.

- Bố trí, sắp xếp, phân công đội ngũ CBQL, GV hợp lý nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ này đáp ứng yêu cầu đặt ra của mục tiêu giáo dục huyện nhà.

3.2. Đối với phòng GD&ĐT Thường Xuân

- Thường xuyên tổ chức Hội giảng theo cụm, tổ chức các chuyên đề, hội thảo về các vấn đề của bộ môn.

- Thực hiện tốt hơn nữa công tác thanh tra - đánh giá GV, HS.

- Tham mưu với lãnh đạo cấp Huyện trong công tác xây dựng cơ bản, nhất là các trường PTDTBT-THCS và trường đạt chuẩn quốc gia.

- Xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ, GV hợp lý để đảm bảo sự cân bằng về chất lượng đội ngũ giữa các nhà trường, đồng thời giúp GV yên tâm công tác.

- Chỉ đạo các nhà trường trong công tác kiểm tra, đánh giá GV; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV, tạo điều kiện cho GV tham gia học tập nâng cao trình độ; phát huy năng lực chuyên môn, NCKH và viết sáng kiến kinh nghiệm.

4. Đối với các trường THCS, PTDTBT-THCS trong khu vực vùng cao phía Tây huyện Thường Xuân.

- Hàng năm Ban giám hiệu có kế hoạch bồi dưỡng GV theo kế hoạch năm học và kế hoạch của Phòng GD&ĐT.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học, hàng năm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ công khai, hợp lý, có định mức chi cho công tác bồi dưỡng

83

thường xuyên, chi hỗ trợ kinh phí học tập của cán bộ GV, chi cho khen thưởng, chi cho công tác NCKH và viết sáng kiến kinh nghiệm,...

- Kiểm tra, đánh giá GV theo định kỳ nghiêm túc, công bằng, công khai.

- Đưa tiêu chí tự học tập bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyện môn nghiệp vụ vào đánh giá công chức, viên chức hàng năm.

- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của GV; bố trí, phân công, phân nhiệm cho GV công bằng, hợp lý, hợp tình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư TW Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW v/v xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, ngày 15/6/2004. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Bí thư TW Đảng (1996), Nghị quyết TW2 Khóa 8 về Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tháng 12/1996. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Đinh Quang Báo (2005), Giải pháp đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, Tạp chí Giáo dục, số 105. NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ GD&ĐT(2011), Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ GD&ĐT(2004), Toàn văn báo cáo Tình hình giáo dục Việt Nam trình trước Quốc hội ngày 05/11/2004. NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ GD&ĐT (2009), Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 Ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT.

7. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về Quản lí giáo dục. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

8. Đặng Quốc Bảo (1999), Cơ sở pháp lý của công tác QLGD. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

9. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2011), Một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân: Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2011.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ IV- BCHTW khóa VII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II -BCHTW khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Thanh Hóa.

85

16. Đảng bộ huyện Thường Xuân, Báo cáo chính trị Đại hội Đảng khoá XVIII huyện Thường Xuân nhiệm kỳ 2010-2015.

17. Trần Khánh Đức (2005), Mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả trong phát triển giáo dục ở nước ta, Tạp chí Giáo dục, Số 105. NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Hợi (2005), Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, Đại học Vinh.

21. Nguyễn Ngọc Hợi - Phạm Minh Hùng - Thái Văn Thành (2005), Đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên,Tạp chí Giáo dục, số 110.

22. Nguyễn Ngọc Hợi - Phạm Minh Hùng - Thái Văn Thành (2005), Đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên, Tạp chí Giáo dục, số 108.

23. Học viện QLGD (2009), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành GD&ĐT, Hà Nội.

24. Phan Văn Khải (2001), Tạo bước phát triển rõ rệt giáo dục đại học những năm đầu thế kỷ 21, Tạp chí Giáo dục, số 14/2001.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở ở các xã vùng cao huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 83)