1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhu cầu đào tạo liên tục của điều dỡng tại phòng khám gia đình hà nộ

63 882 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 3,75 MB

Nội dung

Thông tư có quy định trong điều 4 về nghĩa vụ đào tạo liên tục: “Cán bộ Y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE

BỘ MễN ĐIấ̀U DƯỠNG

Hoàng Thị Hạnh

Mó sinh viờn: B00269

nhu cầu đào tạo liên tục C ỦA

điều dỡng tại phòng khám gia đình hà nội

Đấ̀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH

HÀ NỘI: 11/2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE

BỘ MễN ĐIấ̀U DƯỠNG

Hoàng Thị Hạnh

Mó sinh viờn: B00269

điều dỡng tại phòng khám gia đình hà nội

Đấ̀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH

Người hướng dẫn khoa học: Ths Nguyễn Thiờn Bảo

HÀ NỘI: 11/2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sẽ thật sự khó khăn để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này mộtcách trọn vẹn nếu như không có sự quan tâm, giúp đỡ của Quý Thầy Cô, gia đình,bạn bè và đồng nghiệp

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩNguyễn Thiên Bảo người Thầy và cũng là người trực tiếp quản lý của tôi đã tận tìnhhướng dẫn, chỉ bảo, động viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Bộ môn Điều dưỡng, các Thầy,

Cô giáo trường Đại Học Thăng Long đã dầy công đào tạo, giúp đỡ tôi trong suốtquá trình học tập và nghiên cứu

Xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Phòng KhámGia Đình Hà Nội, các bạn trong lớp KTC5 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốtquá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này

Đăc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố, mẹ, chồng, con và nhữngngười thân trong gia đình đã dành cho tôi tình thương, sự chăm sóc và luôn cùng tôichia sẻ những khó khăn để tôi có điều kiện học tập và hoàn thành khóa luận này

Hà nội, ngày 5/11/2014

Sinh viên

Hoàng Thị Hạnh

Trang 4

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

BYT

BN

Bộ Y tếBệnh nhân

CPD Phát triển chuyên môn liên tục (Continuing Professional

Development)CSSK

CS

Chăm sóc sức khoẻChăm sóc

TT-GDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe

WFME Liên đoàn giáo dục y học thế giới

(World Federation For Medical Education)

Trang 5

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Một số khái niệm 3

1.1.1 Điều dưỡng 3

1.1.2 Đào tạo liên tục 3

1.1.3 Phòng khám Gia đình Hà Nội 3

1.1.4 Nhu cầu đào tạo 4

1.1.5 Xác định nhu cầu đào tạo 4

1.2 Lịch sử ngành điều dưỡng thế giới, Việt Nam 4 1.2.1 Lịch sử ngành điều dưỡng thế giới 4

1.2.2 Lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam 5

1.3 Công tác đào tạo liên tục 8 1.3.1 Công tác đào tạo liên tục trên thế giới 8

1.3.2 Công tác đào tạo liên tục tại Việt Nam 8

1.3.3 Công tác đào tạo liên tục cán bộ điều duõng tại Việt Nam và tại tuyến Y tế cơ sở 9

1.4 Đánh giá nhu cầu đào tạo 10 1.4.1 Nhu cầu đào tạo 10

1.4.2 Xác định nhu cầu đào tạo 11

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 2.1 Thiết kế nghiên cứu 13 2.2 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 13 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: Tất cả ĐD tại PKGĐHN 13

2.2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 13

2.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 13 2.3.1 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định lượng 13

2.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ 13 2.4 Phương pháp thu thập số liệu 13

2.5 Xây dựng bộ công cụ đánh giá 13

2.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 14

2.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 14

2.8 Hạn chế của nghiên cứu và phương pháp hạn chế sai số 14

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 15

Trang 6

3.2 Khả năng thực hiện nhiệm vụ và thực trạng đào tạo liên tục của điều dưỡngtại hệ thống Phòng khám gia đình Hà Nội 16

3.2.1 Nhiệm vụ thực hiện kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng: 163.2.2 Khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý hệ thống Phòng khám Gia đình HàNội của điều dưỡng: 183.2.3 Khả năng thực hiện nhiệm vụ tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng 203.2.4 Khả năng thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực giao tiếp và hợp tác củađiều dưỡng 213.2.5 Thực trạng về công tác đào tạo liên tục của cán bộ điều dưỡng: 223.3 Nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng tại hệ thống Phòng khám gia đình

Hà Nội và một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo liên tục 253.3.1 Nhu cầu đào tạo liên tục về chuyên môn của người điều dưỡng: 253.3.2 Nhu cầu về tổ chức đào tạo liên tục cho người điều dưỡng tại hệ thống

Phòng khám gia đình: 283.3.3 Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng tại

hệ thống Phòng khám gia đình Hà Nội 30

4.1 Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu: 31

4.2 Khả năng thực hiện nhiệm vụ và thực trạng đào tạo liên tục của điều dưỡng

4.2.1 Nhiệm vụ thực hiện kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng: 314.2.2 Khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý của điều dưỡng tại phòng khám

gia đình Hà Nội 324.2.3 Khả năng thực hiện nhiệm vụ truyền thông giáo dục sức khỏe của điều

dưỡng 334.2.4 Khả năng thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực giao tiếp và hợp tác của

điều dưỡng 334.2.5 Thực trạng về đào tạo liên tục của điều dưỡng tại phòng khám gia đình

Hà Nội 33

4.3 Xác định nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng và một số yếu tố liên quanđến nhu cầu đào tạo liên tục tại phòng khám gia đình Hà Nội 354.3.1 Nhu cầu đào tạo liên tục trong nhiệm vụ của người điều dưỡng 354.3.2 Nhu cầu về tổ chức đào tạo liên tục cho người điều dưỡng tại Phòng

khám gia đình Hà Nội 364.3.3 Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng

viên tại Phòng khám gia đình Hà Nội 37

KẾT LUẬN 38

KHUYẾN NGHỊ 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Thông tin của các điều dưỡng đang làm việc tại hệ thống PKGĐHN .15

Bảng 3.2 Mức độ thực hiện công việc của điều dưỡng 16

Bảng 3.3: Mức độ tự tin khi thực hiện kỹ năng chuyên môn của người điều dưỡng 17

Bảng 3.4 Mức độ thực hiện nhiệm vụ quản lý hệ thống PKGĐHN của người ĐD 18

Bảng 3.5 Mức độ tự tin của người điều dưỡng khi thực hiện các nhiệm vụ về quản lý tại hệ thống Phòng khám Gia đình Hà Nội 19

Bảng 3.6 Mức độ thực hiện nhiệm vụ tư vấn GDSK 20

Bảng 3.7 Mức độ tự tin khi thực hiện nhiệm vụ tư vấn giáo dục SK 20

Bảng 3.8: Mức độ thực hiện nhiệm vụ giao tiếp và hợp tác của người điều dưỡng 21

Bảng 3.9: Mức độ tự tin khi thực hiện nhiệm vụ giao tiếp và hợp tác của ĐD 21

Bảng 3.10: Điều dưỡng tại PKGĐ tham gia các khóa ĐTLT trong 3 năm gần đây 22 Bảng 3.11: Thời gian các khóa ĐTLT trong 3 năm gần đây mà điều dưỡng tham gia 22

Bảng 3.12: Các nội dung ĐD chưa và đã được ĐT trong lĩnh vực về chuyên môn kỹ thuật ĐD 23

Bảng 3.13: Các nhiệm vụ điều dưỡng chưa và đã được ĐT trong lĩnh vực về quản lý hệ thống PKGĐ 24

Bảng 3.14: Lĩnh vực ưu tiên được ĐTLT 25

Bảng 3.15: Các nhiệm vụ ưu tiên được ĐT trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật ĐD 26

Bảng 3.16: Các nhiệm vụ ưu tiên được ĐT trong lĩnh vực quản lý hệ thống PKGĐ 27

Bảng 3.17: Các nhiệm vụ ưu tiên được ĐT trong lĩnh vực tư vấn giáo dục SK 27

Bảng 3.18: Các nhiệm vụ ưu tiên ĐT trong lĩnh vực giao tiếp và hợp tác trong thực hiện các nhiệm vụ: 28

Bảng 3.19: Thời gian mong muốn ĐT 28

Bảng 3.20: Địa điểm mong muốn ĐT 29

Bảng 3.21: Mối liên quan giữa tuổi và nhu cầu ĐTLT 30

Bảng 3.22: Mối liên quan giữa giới và nhu cầu ĐTLT 30

Bảng 3.23: Mối liên quan giữa thâm niên công tác và nhu cầu ĐT 30

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Địa điểm tổ chức nhiều nhất các khóa ĐTLT cho điều dưỡng 22 Biểu đồ 3.2 Lĩnh vực được ĐTLT nhiều nhất của điều dưỡng 23 Biểu đồ 3.3: Các nội dung ĐD chưa và đã được ĐT trong lĩnh vực tư vấn

GDSK 24 Biểu đồ 3.4: Các nhiệm vụ ĐD chưa và đã được ĐT trong lĩnh vực giao tiếp

và hợp tác 25 Biểu đồ 3.5: Khả năng chi trả phí ĐTLT từ điều dưỡng 29 Biểu đồ 3.6: Mong muốn được cấp chứng nhận sau khóa học 29

Trang 10

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Một nghiên cứu: “Nhu cầu đào tạo liên tục của Điều dưỡng phòng khám Giađình Hà Nội” được tiến hành tại phòng khám gia đình Hà Nội- một PK đa khoa tưnhân diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 6/2014 đến tháng 9/2014 Với mụctiêu: mô tả khả năng thực hiện nhiệm vụ va thực trạng ĐTLT của ĐD, sau đó tiếnhành xác định nhu cầu ĐTLT và tìm hiểu 1 số yếu tố liên quan đến nhu cầu ĐT của

ĐD tại PKGĐHN năm 2014 Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 60 ĐD với bộ câuhỏi được đưa ra và thu về 60 phiếu điều tra Sau đó chúng tôi sử dụng thiết kếnghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng Số liệu được nhậpbằng phần mềm EpiData và phân tích trên SPSS Kết quả nghiên cứu cho thấy:trong 60 ĐD tại PKGĐHN họ có thế mạnh về các kỹ năng chuyên môn ĐD trongviệc CS thông thường, có đến 10/20 nhiệm vụ họ tự tin (>80%) Khả năng giao tiếpvới BN cũng rất tự tin (75%), tiêm chủng vaccine mức độ tự tin (81,6%) cũng nhưkhả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học thành thạo (75%) Tuy nhiên có rất nhiều kỹthuật họ nhận định là chưa được đào tạo và thiếu tự tin như các nhiệm vụ trong cấpcứu ban đầu chỉ đạt (11,6%) về độ tự tin, hay nhiệm vụ tư vấn GDSK họ chỉ tự tin(15-53,3%) Cũng như trong lĩnh vực quản lý hệ thống PKGĐHN, có nhiệm vụ nhưlập kế hoạch hoạt động múc độ tự tin chỉ đạt (16,7%), hay tham gia hoạt động của

YT địa phương họ ít tham gia và mức độ tự tin chỉ đạt (26,7) Họ mong muốn được

ĐT tại các trường Y-Dược (65%) và các trung tâm có uy tín khác (35%), trong thờigian không quá dài 2-5 ngày( 43,3%), 2-4 tuần( 41,7%) Họ sẵn sàng trả tiền chocác khóa ĐTLT ( 73,3%) và mong muốn có chứng chỉ sau khi được đào tạo(93,3%) Dựa vào nghiên cứu này chúng tôi khuyến nghị Ban lãnh đạo PKGĐHNnên tổ chức những khóa đào tạo liên tục cho ĐD đang làm việc tại đây nhằm nângcao trình độ chuyên môn, kỹ thuật ĐD cũng như ngoại ngữ, tin học để họ có thêm

tự tin đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho người dân

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay nhu cầu đào tạo ngày càng được coi trọng trong các lĩnh vực, đặcbiệt trong nghề Y, nghị quyết số 46 NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị vềcông tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới

khẳng định: “Nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử

dụng và đãi ngộ đặc biệt”[1] Tuy nhiên thời gian gần đây đã có rất nhiều vấn đề

trong sai sót y khoa cũng như vi phạm đạo đức nghề nghiệp liên quan đến ngành Y

tế, và được cả xã hội quan tâm Chính vì vậy đòi hỏi người điều dưỡng không chỉtrau dồi về chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ mà còn phải trau dồi cả về kỹ nănggiao tiếp, đạo đức Nhiều năm gần đây vai trò, vị trí, nhiệm vụ của điều dưỡng đãđược thay đổi và mở rộng Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ĐD vẫncòn bộc lộ nhiều điểm bất cập về năng lực thực hiện Để phát huy sự đóng góp củalực lượng ĐD vào thực hiện thắng lợi chiến lược CS và bảo vệ SK nhân dân, đảmbảo cho nhân dân được CS toàn diện tại các cơ sở YT, nâng cao chất lượng chămsóc nhân dân đạt ngang tầm với các nước trong khu vực và các nước trên thế giớithì ngày 9/8/13 Bộ YT đã ra thông tư 22/2013/TT-BYT hướng dẫn ĐTLT trong lĩnh

vực YT Thông tư có quy định trong điều 4 về nghĩa vụ đào tạo liên tục: “Cán bộ Y

tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhiệm Đây là một trong những tiêu chí để thủ trưởng đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quá trình phát triển nghề nghiệp của cán bộ y tế Cán bộ y tế là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện đủ nghĩa vụ đào tạo trong 2 năm liên tiếp theo quy định tại thông tư này còn bị thu hồi chứng chỉ hành nghề”.[3]Tất cả ĐD đều

được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của luật khám bệnh, chữa bệnh [16] Điều dưỡng là nguồn nhân lực quan trọng cho hầu hết các cơ sở YT trong cảnước, từ bệnh viện công lập, đến các PK đa khoa tư nhân họ góp phần quan trọngtrong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao SK của người dân ngày càng cao, do đó sốlượng và chất lượng của đội ngũ ĐD cần phải được nâng cao tại các cơ sở YT.Nghiên cứu được tiến hành tại Phòng khám Gia đình Hà Nội, đây là một PK

đa khoa tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài, với 3 cơ sở tại các tỉnh thành trên cả

Trang 12

nước, đã có trên 20 năm bề dày tại Việt nam, gồm một đội ngũ bác sĩ trong và ngoàinước giàu kinh nghiệm, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau Cũng dựatrên tiêu chí lấy BN làm trung tâm, phục vụ 24/24h, chuyên khám, điều trị, cấp cứuban đầu cho tất cả các đối tượng khách hàng Phòng khám gia đình Hà Nội luôn đềcao vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học của ĐD viên để đạtđược chất lượng CS BN tốt nhất.

Câu hỏi được đặt ra với các nhà quản lí: khả năng thực hiện nhiệm vụ của ĐDtại PK có đáp ứng được nhu cầu CS SK của khách hàng hay không? Và làm thế nào

để xác định được nhu cầu ĐTLT về chuyên môn kỹ thuật, về TT-GDSK, về trình độngoại ngữ cho ĐD đang công tác tại PKGĐHN để tổ chức các khóa ĐTLT mộtcách phù hợp và có hiệu quả?

Để trả lời các câu hỏi đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng tại Phòng khám gia đình Hà Nội ”.

MỤC TIÊU

- Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều

dưỡng tại Phòng khám gia đình Hà Nội

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Một số khái niệm:

1.1.1 Điều dưỡng:

Có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về điều dưỡng, cho đến nay chưa có sựthống nhất về một định nghĩa chung, dưới đây là một số định nghĩa được đa số cácnước công nhận

- Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ,

phục hồi người bệnh (Florent Nightingale,1860) [10]

- Điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao, phục hồi sức khỏe của người bệnh

hoặc người khỏe hoặc cho cái chết được thanh thản Giúp đỡ mọi người sao cho họ đạtđược sự độc lập càng sớm càng tốt (Viginia Handerson,1960) [15]

- Điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị để đáp ứng những vấn đề bất thường

liên quan đến sức khỏe con người (Hội ĐD Mỹ, 1995) Cho đến nay định nghĩa nàyđược sử dụng ở nhiều nước trên thế giới [10]

- Theo quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ

Nội Vụ thì: Điều dưỡng là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành YT, thực hiện,

tổ chức thực hiện các kỹ thuật ĐD cơ bản và kỹ thuật ĐD chuyên khoa tại các cơ sở

YT [2]

1.1.2 Đào tạo liên tục:

Là các khóa đào tạo ngắn hạn bao gồm ĐT bồi dưỡng để cập nhật, bổ sungkiến thức, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận, ĐT lại, ĐT theonhiệm vụ chỉ đạo tuyến, ĐT chuyển giao kỹ thuật và những khóa ĐT chuyên mônnghiệp vụ khác của ngành YT mà không thuộc hệ thống bằng cấp quốc gia [3]

1.1.3 Phòng khám Gia đình Hà Nội :

Phòng khám Gia đình Hà Nội được thành lập từ năm 1994 là PK đa khoa tưnhân, 100% vốn đầu tư nước ngoài, có hợp tác chuyên môn khoa học kỹ thuật vớicác bệnh viện và tổ chức quốc tế khác Phòng khám gia đình Hà Nội là một CSYT

có trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi và trình độ cao đã gópphần thực hiện chính sách xã hội hóa YT trong CS SK nhân dân theo tinh thần, chủtrương của nhà nước [23]

Trang 14

1.1.4 Nhu cầu đào tạo :

Nhu cầu ĐT không phải chỉ đơn thuần là nhu cầu của bản thân người CBYT

mà nó còn là nhu cầu, trách nhiệm của những cơ quan, tổ chức hay cá nhân sử dụngnguồn nhân lực YT Nếu một đơn vị YT chỉ trông chờ vào trình độ chuyên mônhiện có của đội ngũ nhân viên mà không có kế hoạch và biện pháp ĐT, bồi dưỡngliên tục nguồn nhân lực của mình thì khó có thể phát triển được đơn vị, nâng caochất lượng cung cấp các dịch vụ CS SK, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhândân [5]

1.1.5 Xác định nhu cầu đào tạo:

Xác định nhu cầu ĐT nhằm phát hiện chính xác những vấn đề cần ĐT, đốitượng CBYT cần được ĐT và kiểu ĐT nào sẽ giúp giải quyết được các vấn đề SKcủa cộng đồng Xác định nhu cầu ĐT là bước đầu tiên trong quy trình ĐT, nó đượctiến hành trước khi lập kế hoạch ĐT [5]

1.2 Lịch sử ngành điều dưỡng thế giới, Việt Nam

1.2.1 Lịch sử ngành điều dưỡng thế giới

Trên thế giới, ĐD là lực lượng đông nhất trong ngành YT, do đó ĐD có tiềmnăng rất lớn trong sứ mệnh CSSK cho nhân dân trên toàn thế giới Điều dưỡng đóngvai trò quan trọng và có ảnh hưởng to lớn trong các hệ thống CSSK, trong việc xâydựng các chính sách CSSK, nâng cao SK, dự phòng cũng như trong việc CS nhữngngười ốm và phục hồi chức năng Nghề ĐD đã trở thành một nghề được coi trọng

Người được coi là người sáng lập ra ngành ĐD đó là Florence Nightingale(1820-1910) người phụ nữ được gọi một cách đầy kính trọng “Nữ công tước với câyđèn” vì trong đêm tối bà thường cầm đèn đi chăm sóc bệnh binh từ mặt trận trởvề.Và bà còn cứu mạng sống của hàng nghìn bệnh binh nên họ còn gọi bà là “ Thiênthần trong bệnh viện”, lính Anh thương bà như mẹ hiền [10]

Với những công lao to lớn của bà đối với Ngành điều dưỡng, Hội đồng điềudưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày 12-5 hàng năm, ngày sinh của FlorenceNightingale, làm Ngày Điều dưỡng quốc tế [10]

Ngày nay trên thế giới ngành ĐD đã được xếp là một ngành riêng biệt nganghàng với các ngành nghề khác và có nhiều trình độ ĐD khác nhau: trung cấp, caođẳng, đại học và sau đại học Nhiều nước trên thế giới có hệ thống ĐD phát triển

Trang 15

mạnh từ rất sớm như: Thuỵ Điển, Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Thái Lan v v Nhiều cán

bộ ĐD đã có bằng tiến sĩ, thạc sĩ và nhiều công trình khoa học mà các giáo sư,tiến sĩ hệ điều trị phải coi trọng Nhân lực ĐD được tăng cường ĐT, bổ sung nhằmnâng cao chất lượng CS NB tại các CSYT

1.2.2 Lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam:

Trong lịch sử dân tộc ta, Y tế là một trong những ngành có bề dầy lịch sử lâuđời nhất; YT gắn liền với nền văn hiến dân tộc và phục vụ đắc lực cho sự nghiệpbảo vệ và xây dựng đất nước Trong quá trình phát triển của y học nước ta, ĐD đãtrở thành một bộ phận không thể tách rời trong ngành YT, là một trụ cột quan trọngtrong ngành YT và ngày nay đã trở thành một ngành học với nhiều cấp ĐT: sơ cấp,trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học

Trong suốt chặng đường phát triển, ngành ĐD Việt Nam đã trải qua nhiềubước thăng trầm nhưng cũng nhiều vinh quang Trong bài phát biểu tại đại hội toànquốc lần thứ V - Hội ĐD Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu đã đánh giá cao

ngành ĐD “Trong những thành tích chung đó của ngành y tế, có sự đóng góp rất to

lớn của đội ngũ điều dưỡng, một nguồn nhân lực có tiềm năng và trách nhiệm lớn trong việc thực hiện các mục tiêu của ngành y tế” [13]

Các thế hệ ĐD đi trước đã kiên trì phấn đấu và từng bước đưa ngành ĐD đilên Quá trình phát triển của ngành ĐD qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc và củangành YT, có thể điểm qua như sau: Cũng như các nơi trên thế giới, từ thời xa xưacác bà mẹ Việt Nam đã CS nuôi dưỡng con cái và gia đình mình Bên cạnh nhữngkinh nghiệm CS gia đình, các bà đã được truyền lại các kinh nghiệm dân gian củacác lương y trong việc CSNB Lịch sử nền y học của dân tộc ghi rõ phương phápdưỡng sinh, đã được áp dụng trong việc điều trị và CSNB Hai danh y nổi tiếng thờixưa của dân tộc ta là Hải Thượng - Lãn Ông Lê Hữu Trác và Tuệ Tĩnh đã sử dụngphép dưỡng sinh để trị bệnh rất có hiệu quả Thời kì pháp thuộc, sự có mặt của cácthầy thuốc người Pháp vào cuối thế kỷ XIX đã thay thế các nhà truyền giáo vàngười Pháp đã bắt đầu xây dựng bệnh viện và lập hệ thống YT để bảo vệ SK choQuân đội viễn chinh Pháp và kiều dân Pháp

Năm 1901 mở lớp nam y tá đầu tiên tại Bệnh viện Chợ Quán nơi điều trị BNtâm thần và bệnh phong Năm 1910 mở lớp ĐT y tá chung tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Trang 16

Năm 1937, Hội Chữ thập đỏ Pháp tuyển sinh lớp nữ y tá đầu tiên tại Sài Gòn Cáchmạng tháng 8 thành công đã mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử nước ta nói chung vàngành YT Việt Nam nói riêng Từ năm 1947, các khu YT bắt đầu ĐT y tá xã, nữ hộsinh thôn xóm với thời gian ĐT từ 1 đến 3 tháng, học sinh có trình độ văn hoá hếtcấp I [10] Năm 1949, trường Y tá Liên Khu 1 mở lớp ĐT y tá đầu tiên, lớp vinh dự

được Bác Hồ gửi thư động viên, Bác viết: ''Y tá chẳng những là nghề nghiệp, mà

lại là một nghĩa vụ Người y tá chẳng những giúp chữa bệnh mà còn phải phổ biến

vệ sinh Việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ cho dân tộc, người y tá phải gánh một phần quan trọng Vì vậy, y tá là những chiến sĩ đánh giặc ốm, để bảo vệ kháng kiện của giống nòi'' [9]

Ở Miền Bắc, năm 1954, Bộ YT đã xây dựng chương trình ĐT y tá sơ cấphoàn chỉnh để bổ túc cho số y tá học cấp tốc trong chiến tranh Năm 1968, Bộ YTxây dựng chương trình ĐT y tá trung cấp, lấy học sinh tốt nghiệp cấp 2 và thời gian

ĐT 2 năm 6 tháng Khoá ĐT y tá trung cấp đầu tiên mở tại Bệnh viện Bạch Mai vàsau đó đưa vào các trường Trung học YT trực thuộc bộ Đồng thời Bộ YT cũng gửigiảng viên của hệ này đi tập huấn ở Liên Xô, Ba Lan, Cộng Hoà Dân Chủ Đức [10]

Từ năm 1975, tiêu chuẩn tuyển chọn vào học y tá trung học cần trình độ cao hơn,học sinh được tuyển chọn bắt buộc phải tốt nghiệp trung học phổ thông hay bổ túcvăn hoá và chương trình ĐT cũng hoàn thiện hơn.Việc ĐT ĐD trưởng ngày càngđược quan tâm; ngay từ năm 1960, một số bệnh viện và trường Trung học YTTrung ương đã ĐT Y tá trưởng như lớp Trung học YT bệnh viện Bạch Mai Tuynhiên chương trình và tài liệu giảng dạy chưa được hoàn thiện Ngày 21 tháng 11năm 1963, Bộ trưởng Bộ YT đã ra quyết định về chức vụ Y tá trưởng ở các cơ sởđiều trị, bệnh viện, viện ĐD, trại phong, bệnh xá từ 30 giường bệnh trở lên Cùngvới vị trí, chức năng, nhiệm vụ của người y tá - ĐD được thay đổi, tên gọi y tá ởMiền Bắc và điều dưỡng ở Miền Nam dần dần được thống nhất đúng với vị trí xứngđáng của họ - đó là Điều dưỡng.[10]

Hiện nay hệ thống ĐD Việt Nam không ngừng phát triển cả về số lượng, chấtlượng, thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động và phát triển ĐT nhằm đưa hệthống ĐD Việt Nam ngang hàng với các nước trong khu vực và trên thế giới Về

ĐT ĐD, năm 1985, Bộ y tế được Bộ Đại học và THCN đồng ý, đã tổ chức khoá học

Trang 17

ĐT Đại học ĐD đầu tiên tại trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y - Dược thànhphố Hồ Chí Minh, đây là mốc lịch sử quan trọng trong lĩnh vực ĐT ĐD ở nước ta.

Tổ chức YT Thế giới rất đánh giá cao chủ trương này, từ đây BYT đã xác địnhhướng đi cho ngành ĐD, coi đây là ngành riêng biệt cần được quan tâm, đầu tư, chỉđạo Năm 1994 Bộ Giáo dục và ĐT, BYT lại tiếp tục cho phép ĐT cử nhân ĐD, hộsinh, kỹ thuật viên y học tại trường Trung học Kỹ thuật YT Trung ương III, trườngĐại học ĐD Nam Định và ĐT cử nhân ĐD chính quy từ 1995 tại Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh Riêng về ĐT ĐD trưởng, liên tục từ năm 1995 đến nay nhiều lớp

ĐT ĐD trưởng đã được tổ chức tại các trường: Trung cấp YT Bạch Mai, TrườngCao đẳng YT Hà Nội, trường Đại học ĐD Nam Định, Trung tâm ĐT Cán bộ YTthành phố Hồ Chí Minh v.v[10] Ngày 09/08/2013 Bộ YT đã ban hành thông tư số22/2013/TT-BYT hướng dẫn ĐTLT trong lĩnh vực YT, cho các CBYT, theo kiểmđịnh chất lượng ĐT, chuẩn hoá đội ngũ giảng viên, giáo viên tại các thông tư này thìhàng năm cán bộ YT nói chung và ĐD nói riêng đều phải được ĐT bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụ để cập nhật kiến thức mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ [3]

Ở nước ta hiện nay hệ thống các trường ĐTĐD gồm các trường Đại học Y,Trường Đại học ĐD Nam Định, Đại học Thăng Long, các trường Cao đẳng YT vàTrung cấp YT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trung bình mỗi năm

có hàng nghìn ĐD tốt nghiệp ra trường bổ sung nguồn nhân lực ĐD cho các bệnhviện, hay PK góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻnhân dân Nguồn nhân lực YT nói chung và ĐD nói riêng là yếu tố quan trọng nhấtcho phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ CSSK Phát triển nguồn nhân lực YT vừanằm trong tổng thể phát triển hệ thống nguồn nhân lực con người của đất nước

Phát triển nguồn nhân lực YT phải đi trước nhu cầu xã hội, dựa trên những

dự báo về nhu cầu cũng như khả năng tài chính và kỹ thuật tương ứng các dịch vụCSSK cộng đồng

Nghị quyết số 46 NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo

vệ, CS và nâng cao SK nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định: ''Nghề y là một

nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt'' [1] Với

vị trí đó thì nhiệm vụ của các trường ĐT cán bộ YT, trong đó có ĐT ĐD sẽ đóngvai trò hết sức quan trọng trong việc ĐT nguồn nhân lực cho ngành YT nước nhà

Trang 18

Với đặc thù ĐT nhân lực YT luôn gắn liền với thực hành, thực tập tại bệnh viện Vìvậy việc đảm bảo chất lượng trong ĐT cán bộ YT ngay từ khi còn học tập tại nhàtrường đang là mối quan tâm hàng đầu ở nước ta cũng như các nước trên thế giới.

1.3 Công tác đào tạo liên tục:

1.3.1 Công tác đào tạo liên tục trên thế giới

Đào tạo liên tục là hình thức học tập rất phát triển trên thế giới đặc biệt trongngành YT, để hành nghề một cách hiệu quả trong suốt cuộc đời, người cán bộ YTphải được cập nhật những thông tin mới nhất về kỹ năng lâm sàng, kiến thức lýthuyết và tổ chức triển khai công việc, về đạo đức y học, giảng dạy, nghiên cứu vàquản lý Công tác ĐTLT nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng của hệ thống CS

YT ngày càng trở nên quan trọng, người thầy thuốc cần phải học tập suốt đời Năm

1988 trong tuyên ngôn Edinburgh về thay đổi hệ thống giáo dục y học có nhấnmạnh về công tác ĐTLT y học cho CBYT (Continuing Medical Education- CME),tuyên ngôn đã đề ra 12 điều cải cách trong đó cũng có nhấn mạnh đến công tác

ĐTLT y học “Giáo dục y học liên tục” [19] Năm 1993, Hội nghị thượng đỉnh Giáo dục y học đưa ra khuyến nghị về ĐTLT “Giáo dục y học liên tục và học tập suốt

đời” [19] cho cán bộ YT Trên cơ sở khuyến cáo của tuyên ngôn Edinburgh, các

nước trên thế giới đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm thay đổi giáo dục y học nóichung và ĐTLT nói riêng, nước ta cũng nhờ đó có được sự giúp đỡ của WHO trongcông tác ĐT giáo viên y học và những lớp học ngắn hạn về chuyên môn trongnhững năm cuối thế kỷ 20 Để triển khai hơn nữa dự án về Các tiêu chuẩn quốc tếtrong giáo dục y học trong lĩnh vực ĐTLT, WPME-WHO đã xây dựng các tiêuchuẩn toàn cầu về giáo dục y học và được thông qua tại Copenhagen vào năm 2002.Thuật ngữ phát triển chuyên môn liên tục (Continuing Professional Development-CPD) được sử dụng và đã được định nghĩa [21]

1.3.2 Công tác đào tạo liên tục tại Việt Nam

ĐTLT đã được đề cập trong Luật Giáo dục dưới loại hình giáo dục thường

xuyên “Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học

suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”[7]

Trang 19

Do yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ YT, Bộ trưởng BYT đã banhành thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 về hướng dẫn công tác ĐTLTđối với cán bộ YT BYT quy định tất cả cán bộ YT đang hoạt động trong lĩnh vực

YT ở Việt Nam phải được ĐT cập nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vựcchuyên môn của mình [3] CBYT đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hànhnghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia ĐTLT tối thiểu 48 tiết học trong 2 nămliên tiếp, các đối tượng khác thì tham gia tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm, mỗinăm tối thiểu 12 tiết học.Thủ trưởng các sở YT có trách nhiệm xây dựng kế hoạch,

bố trí và tổ chức cho cán bộ của mình được học tập Sở YT xây dựng kế hoạch 5năm trình UBND tỉnh/thành phê duyệt Để triển khai rộng rãi việc ĐTLT cho tất cảcác CBYT, BộYT đã tổ chức các cơ sở ĐTLT bao gồm: Các cơ sở ĐT Y-Dượcchính quy đã được phép thành lập của các cơ quan có thẩm quyền; các viện, bệnhviện trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các CSYT thuộc tỉnh sẽ được tổ chứcthành cơ sở ĐTLT dưới sự quản lý của Sở YT Bộ YT giao nhiệm vụ các trườngĐại học, Cao đẳng, Trung cấp tham gia ĐTLT Đây là các cơ sở ĐT chuyên nghiệpcác loại hình đã được Bộ YT quy định theo điều lệ trường Đến nay BYT đã côngnhận 100 cơ sở ĐTLT với mã ĐT là A Có trên 51 các cơ quan ở trung ương: Viện,Bệnh viện trung ương, các trung tâm ĐT được cấp mã B Mã C gồm 20 Sở YT cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương và các đơn vị thuộc Sở YT, YT các Bộ,Ngành tham gia ĐTLT cùng các trường YT của địa phương nhằm mở rộng khảnăng và phạm vi ĐTLT đáp ứng cho nhu cầu của ngành.[6]

1.3.3 Công tác đào tạo liên tục cán bộ điều duõng tại Việt Nam và tại tuyến Y tế

cơ sở:

Tại hội nghị triển khai chương trình hành động Quốc gia tăng cường công tácđiều dưỡng- hộ sinh giai đoạn từ 2013 đến 2020 do BYT tổ chức tại Hà Nội, ôngPhạm Đức Mục chủ tịch Hội ĐD Việt Nam có dẫn chứng : tỉ lệ điều dưỡng và hộsinh viên ở Việt Nam gần 12 người/10.000 dân [20], thấp hơn so với các nước trongkhu vực Tại hội nghị Thứ trưởng BYT Lê Quang Cường cho biết, trong những nămqua, sự nghiệp CS và bảo vệ SK nhân dân đã đạt được những thành tích to lớn tronglĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh và phát triển mạng lưới YTCS Có sự đóng góp lớncủa đội ngũ ĐD trong việc nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc BN, cũng như

Trang 20

trong việc khắc phục những thái độ và hành động tiêu cực mà nhân dân đang có ýkiến nhắc nhở Tuy nhiên đội ngũ ĐD còn được nhận định là vừa thiếu về số lượng,lại vừa yếu về chất lượng Năng lực giao tiếp ứng xử, tin học, ngoại ngữ còn hạnchế, ảnh hưởng đến sự hài lòng của BN và khả năng tiếp cận với khoa học côngnghệ tiên tiến cũng như hội nhập khu vực và quốc tế.[20]

Công tác ĐTLT cho cán bộ ĐD chủ yếu do hội ĐD tổ chức, chương trình doBYT phê duyệt thường là các lớp tập huấn, đối tượng chủ yếu là cán bộ ĐD của cácbệnh viện ĐD tuyến cơ sở rất ít được tham gia ĐT lại, họ chỉ được ĐT qua cácchương trình dự án Có rất nhiều tổ chức quốc tế đã giúp đỡ và ĐT lại cho đội ngũ

ĐD cho bệnh viện “Quan hệ Quốc tế với công tác đào tạo lại tại bệnh viện Việt

Nam-Cu Ba” [17], hay “Chương trình hợp tác giữa BYT, tổ chức YT Thế giới và Hội đồng điều dưỡng Quốc tế trong thực hiện chương trình đào tạo quản lý và điều hành cho điều dưỡng Việt Nam”[14] Thời gian tập huấn tùy thuộc từng chủ đề do

từng dự án tài trợ

Bộ Y tế rất quan tâm đến vấn đề ĐT cập nhật kiến thức cho tất cả các CBYTđang hoạt động trong lĩnh vực YT, đặc biệt là ĐD và coi đây là nhiệm vụ bắt buộc Tất

cả cán bộ YT đang hoạt động trong lĩnh vực YT ở Việt Nam phải được ĐT cập nhật

về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của mình

1.4 Đánh giá nhu cầu đào tạo:

1.4.1 Nhu cầu đào tạo:

Cán bộ YT, những người làm việc trong lĩnh vực CSSK, hầu hết đã được ĐT

về chuyên môn, nghiệp vụ tại các trường hay các cơ sở ĐT nằm trong hệ thống giáodục quốc dân Họ đã tốt nghiệp các khoá ĐT và được xác định trình độ chuyên môntheo các bậc ĐT: trung cấp chuyên nghiệp hay bậc cao đẳng, đại học, sau đại học

Tuy đã được ĐT, nhưng trong quá trình làm việc, họ luôn luôn có nhu cầu vàcần thiết phải được tiếp tục ĐT để có thể đảm trách các nhiệm vụ được giao, thăngtiến trong nghề nghiệp và hoàn thiện quá trình phát triển của bản thân Biết ứngdụng những lí thuyết đã được học cho phù hợp với yêu cầu thực tế và học hỏi thêm

để phát hiện ra những bất cập trong công việc do thiếu hụt về kiến thức, kỹ nănghay thái độ nhằm đáp ứng được yêu cầu của công việc, họ có nhu cầu học tập để cóthể hoàn thành được nhiệm vụ

Trang 21

Mặt khác trước sự phát triển của khoa học công nghệ, bùng nổ thông tin nhưhiện nay đòi hỏi người ĐD cần phải tham gia ĐTLT để đáp ứng với sự phát triểncủa y học nói riêng và của khoa học- công nghệ nói chung Cũng như phù hợp vớinhiệm vụ được giao Nói tóm lại, ĐT lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là mộtnhu cầu khách quan của mỗi người CBYT, nhất là đối với CB YTCS, nơi còn gặpnhiều khó khăn, có ít cơ hội được học tập nâng cao trình độ Nhưng đồng thời cũng

là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBYT nhằm đáp

ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ, CSSK nhân dân mà trách nhiệm của nhữngngười quản lý, lãnh đạo phải thực hiện để phát triển nguồn nhân lực

1.4.2 Xác định nhu cầu đào tạo:

Theo tài liệu hướng dẫn quản lý công tác ĐT lại và bồi dưỡng CBYT tuyến

cơ sở thì: “Xác định nhu cầu đào tạo nhằm phát hiện chính xác những vấn đề cần

đào tạo, đối tượng cán bộ y tế cần được đào tạo và kiểu đào tạo nào sẽ giúp giải quyết được các vấn đề sức khoẻ của cộng đồng Xác định nhu cầu đào tạo là bước đầu tiên trong quy trình đào tạo, nó được tiến hành trước khi lập kế hoạch ĐT”[5].

Đào tạo lại và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ được xác định là tất cảcác hoạt động nhằm bù đắp những thiếu hụt và bổ sung, nâng cao kỹ năng, kiếnthức, thái độ cho CBYT để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Hình thức

ĐT lại, bồi dưỡng rất phong phú có thể là những lớp/khoá ĐT lại, các cuộc tậphuấn, hội thảo về một hay nhiều chủ đề chuyên môn, nghiệp vụ, cũng có thể chỉ lànhững buổi học, giờ học ngay trong các cuộc giám sát, các kỳ giao ban v.v

Cán bộ YTCS là tất cả CBYT làm việc ở phòng YT, bệnh viện, PK, trungtâm YT dự phòng huyện, quận, thị xã; CBYT xã, phường, thị trấn Việc xem xéttrình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự thiếu hụt các kỹ năng để từng bước ĐT nângcao trình độ nguồn nhân lực này là việc làm thường xuyên và cần thiết Do vậy xácđịnh được nhu cầu ĐT lại, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ YTCSvới mục đích mỗi vị trí công việc cần được ĐT nội dung gì cho phù hợp, tránh lãngphí nguồn nhân lực gây ra hiện tượng vừa thiếu lại vừa thừa

Đã có một số nghiên cứu đánh giá về nhu cầu ĐT của ĐD, hộ sinh tại một số

tỉnh và cơ sở, Viện Chiến lược và chính sách YT đã tiến hành nghiên cứu “ Đánh giá

tính khả thi của mô hình thí điểm mạng lưới đào tạo lại về chăm sóc sức khỏe sinh

Trang 22

sản”[18], Mai Quang Huy đã có đề tài nghiên cứu đánh giá “Thực trạng nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo chăm sóc sức khỏe của nữ hộ sinh tuyến xã tỉnh Nam Định”

[11], Đinh Danh Tuân có nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo cán bộ

điều dưỡng trung cấp tuyến y tế cơ sở tỉnh Điện Biên năm 2009”[8], Nguyễn Việt

Cường có đề tài “ Đánh giá nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ điều dưỡng tại 14

trạm y tế phường Quận Ba Đình, Hà Nội năm 2010”[15] nhưng chưa thấy có nghiên

cứu nào đánh giá về nhu cầu ĐTLT của ĐD tại PK đa khoa tư nhân như PKGĐHN

Trang 23

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng

2.2 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: Tất cả ĐD tại PKGĐHN

2.2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu

- Thời gian tiến hành: từ tháng 6/2014 đến tháng 9/2014

- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành ở tại PKGĐHN

2.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.3.1 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định lượng

- Chọn mẫu: Lấy toàn bộ 60 ĐD đang công tác tại PKGĐHN

2.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Những đối tượng đang đi công tác xa không làm việc tại PK trong thời giannghiên cứu

- Bị ốm đau, bệnh tật tại thời điểm nghiên cứu hoặc không tự nguyện tham gianghiên cứu

2.4 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu định lượng

- Công cụ thu thập số liệu: Bộ công cụ đã được xây dựng, thử nghiệm tại

PKGĐHN với 5 ĐD: Phiếu điều tra cán bộ ĐD

- Tổ chức thu thập số liệu định lượng:

Phát vấn bộ câu hỏi cho toàn bộ ĐD

Thu lại bộ câu hỏi sau khi các ĐD viên đã trả lời xong

2.5 Xây dựng bộ công cụ đánh giá

Công cụ điều tra định lượng: Bảng câu hỏi có cấu trúc được thử nghiệm và

điều chỉnh cho phù hợp trước khi tiến hành điều tra, bao gồm: phiếu hỏi ĐD viên

(Phụ lục 1)

Xây dựng bộ công cụ đánh giá: Căn cứ vào các văn bản về quy định chứcnăng nhiệm vụ của YTCS, chương trình ĐT và nhiệm vụ công tác của ĐD tại tuyếnYTCS để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu [3]

Trang 24

Thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu: Khi bộ câu hỏi được xây dựngxong, điều tra thử 05 đối tượng với bộ câu hỏi này, chỉnh sửa nội dung của bộ câuhỏi cho phù hợp sau đó in thành 60 bộ phục vụ điều tra

2.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu định lượng: Số liệu sau khi thu thập sẽ được mã hoá, làm sạch Số

liệu được nhập bằng phần mềm EpiData và phân tích bằng phần mềm SPSS

2.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Để đảm bảo được khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu Các nội dung sau đãđược thực hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ:

- Các thông tin thu được trong quá trình nghiên cứu, được cam kết giữ bí mậttuyệt đối

- Các đối tượng tham gia phỏng vấn thật sự hợp tác sau khi nghe giải thích

- Kết quả nghiên cứu giúp cho việc xây dựng kế hoạch ĐT bổ sung kiến thứccho người ĐD trực tiếp làm công tác tại PK

2.8 Hạn chế của nghiên cứu và phương pháp hạn chế sai số

Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá mức độ đạt được về thực hiện kỹnăng chuyên môn thông qua tự đánh giá của bản thân đối tượng cho nên tính kháchquan trong nhận định của các đối tượng có thể bị giảm Tuy nhiên, vì mục tiêuchính của nghiên cứu là xác định nhu cầu ĐT một số nội dung về CSSK nên chúngtôi đã lựa chọn phương pháp đánh giá này vì nó xác định nhu cầu từ chính sự đánhgiá của đối tượng Hơn nữa cỡ mẫu chưa đủ lớn dù đã chọn toàn bộ 60 ĐD đểnghiên cứu (chọn toàn bộ), đó cũng là một hạn chế của nghiên cứu

Để giảm sai số trong khi thu thập số liệu cho nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụngmột số biện pháp sau:

- Giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu về mục đích của nghiên cứu: Nghiêncứu không phải đánh giá năng lực của người làm công tác ĐD và xếp loại thi đuacủa họ mà chỉ nhằm đánh giá nhu cầu ĐT để có thêm bằng chứng trong việc xâydưng kế hoạch ĐT lại cho ĐD viên

- Giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu về các khái niệm kiến thức, kỹ năng

và các mức độ của kiến thức và kỹ năng áp dụng trong nghiên cứu Chỉ khi nào cácđối tượng nghiên cứu thật sự hiểu và biết cách đánh giá mới tiến hành nghiên cứu

Trang 25

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Thông tin chung về điều dưỡng viên

Bảng 3.1: Thông tin của các điều dưỡng đang làm việc tại hệ thống PKGĐHN

Nhận xét: Dựa vào bảng kết quả ta thấy nhân viên PKGĐHN có 60 ĐD, trong đó

độ tuổi từ 30-50 chiếm đa số chiếm 66,7% Số ĐD nam chiếm 41,7% , nữ chiếm58,3% Chủ yếu số ĐD tốt nghiệp Trung cấp chiếm 65%, 1 ĐD sau Đại học chiếm1,7%, còn lại ĐD có trình độ Cao đẳng: 20% và Đại học 13,3% Thâm niên công tácdưới 5 năm chiếm 56,6%, >10 năm chiếm 21,7%

Trang 26

3.2 Khả năng thực hiện nhiệm vụ và thực trạng đào tạo liên tục của điều dưỡng tại hệ thống Phòng khám gia đình Hà Nội.

3.2.1 Nhiệm vụ thực hiện kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng:

Bảng 3.2 Mức độ thực hiện công việc của điều dưỡng

Mức độ thực hiện Không

thực hiện

Ít thực hiện

Thường xuyên thực hiện

2 2 Thực hiện khử, tiệt khuẩn, khoa phòng,dụng cụ, thiết bị 0 0 10 16,7 50 83,3

Nhận xét: Trong 20 nhiệm vụ của ĐD thì có 10 nhiệm vụ ( > 90 %) thường xuyên

làm tại PK là: Đón tiếp BN, đo dấu hiệu sinh tồn, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, truyền

dịch, tiêm chủng và tư vấn tiêm chủng, rửa vết thương, thay băng, cắt chỉ, khí dung, cho người bệnh dùng thuốc, rửa tay thường quy Đây là những quy trình đặc thù của

PK là mô hình của một YTCS Những kỹ thuật ĐD tại đây ít thực hiện ( > 55%) là:

Thụt tháo phân, garo cầm máu, phục hồi chức năng cho BN.

Trang 27

Bảng 3.3: Mức độ tự tin khi thực hiện kỹ năng chuyên môn của người điều

dưỡng

Mức độ tự tin khi thực hiện

nhiệm vụ (n=) Không tự

tin

Ít tự tin (%)

Tự tin (%)

2 Thực hiện khử, tiệt khuẩn, khoa phòng,

Nhận xét: Đánh giá mức độ tự tin của ĐD khi thực hiện các kỹ năng chuyên môn

thì những kỹ thuật thường xuyên thực hiện thì mức độ tự tin là rất cao (>80%), còn

các công việc ít làm thì mức độ không tự tin và ít tự tin cao VD: kỹ thuật garo cầm

máu ít tự tin (58,3%), không tự tin(18,3%).

3.2.2 Khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý hệ thống Phòng khám Gia đình Hà Nội của điều dưỡng:

Thu thập phiếu điều tra ĐD nhận định về mức độ thường xuyên khi thực hiện

Trang 28

nhiệm vụ quản lý hệ thống PKGĐHN, chúng tôi có bảng 4 như sau:

Bảng 3.4 Mức độ thực hiện nhiệm vụ quản lý hệ thống PKGĐHN của người ĐD

Mức độ thực hiện

Không thực hiện

Ít thực hiện

Thường xuyên thực hiện

1 1 Đón tiếp người bệnh vào sổ và viết

2 2 Ghi chép phiếu theo dõi người bệnh

7 7 Tham gia công tác ĐT học sinh/ sinh

9 9 Ứng dụng kỹ năng tin học vào công

Nhận xét: Trong 9 nhiệm vụ quản lí thì có 3 nhiệm vụ ĐD đánh giá thực hiện

thường xuyên ( > 70%) là: Đón tiếp bện nhân, vào sổ theo dõi ( 76,7%); Ghi chép

phiếu theo dõi BN nội trú ( 71,7%); Ứng dụng kỹ năng tin học vào công việc (83,4%) Nhiệm vụ mà ĐD không thực hiện là: Tham gia hoạt động của YT địa phương ( 80%), tham gia công tác ĐT sinh viên thực tập ( 68,3%).

Trang 29

Bảng 3.5 Mức độ tự tin của người điều dưỡng khi thực hiện các nhiệm vụ về

quản lý tại hệ thống Phòng khám Gia đình Hà Nội

1 1 Đón tiếp người bệnh vào sổ và viết

2 2 Ghi chép phiếu theo dõi người bệnh

4 4 Tham gia lập kế hoạch công tác của

7 7 Tham gia công tác ĐT học sinh/ sinh

Nhận xét: Những nhiệm vụ ĐD thường xuyên thực hiện thì họ đều đánh giá là tự

tin như: Đón tiếp BN ( 71,6%), ghi chép theo dõi BN nội trú ( 71,6%), ứng dụng tin

học vào công việc ( 75%) Những nhiệm vụ ĐD không tự tin khi thực hiện là: Tham gia công tác ĐT ( 41,7%), lập kế hoạch hoạt động cộng đồng (38,3%), tham gia giám sát hoạt của YT địa phương ( 33,3%).

Trang 30

3.2.3 Khả năng thực hiện nhiệm vụ tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng

Tổng hợp các phiếu điều tra ĐD đánh giá về mức độ thường xuyên củanhiệm vụ tư vấn GDSK của ĐD chúng tôi có bảng 6 như dưới đây:

Bảng 3.6 Mức độ thực hiện nhiệm vụ tư vấn GDSK

Mức độ thực hiện Không

thực hiện

Ít thực hiện

Thường xuyên thực hiện

Tư vấn cho người bệnh và cộng đồng

dân cư về chăm sóc SK và phòng

Nhận xét: Trong 4 nhiệm vụ về tư vấn GDSK thì nhiệm vụ: Giáo dục cho NB,

người thân thì có tới 50% ĐD thường xuyên thực hiện, còn lại từ 35% - 68,3% ĐD

ít thực hiện các nhiệm vụ còn lại

Bảng 3.7 Mức độ tự tin khi thực hiện nhiệm vụ tư vấn giáo dục SK

Nhận xét: Nhiệm vụ: GDSK cho NB và gia đình NB có 53,3% ĐD tự tin khi làm

việc, trong khi đó họ ít tự tin trong nhiệm vụ còn lại

Trang 31

3.2.4 Khả năng thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực giao tiếp và hợp tác của điều dưỡng

Tổng hợp các phiếu điều tra về ĐD tự đánh giá về mức độ thực hiện nhiệm

vụ giao tiếp và hợp tác của Đ1D chúng tôi có bảng 8 như sau:

Bảng 3.8: Mức độ thực hiện nhiệm vụ giao tiếp và hợp tác của người điều dưỡng

Mức độ thực hiện Không

thực hiện Ít thực hiện Thường xuyên thực hiện

1 Giao tiếp với các đồng nghiệptại hệ thống PKGĐ 0 0 0 0 60 100

3 Giao tiếp và hướng dẫn họcsinh/ sinh viên thực tập tại hệ

thống PKGĐ

Nhận xét: Về mức độ thực hiện giao tiếp và hợp tác của ĐD: 100% thường xuyên

trong nhiệm vụ: Giao tiếp với các đồng nghiệp, 93,4% thường xuyên giao tiếp với

BN và người nhà BN Ít thực hiện trong nhiệm vụ : tư vấn SK cho NB (53,3%) Trong khi nhiệm vụ: Giao tiếp và hướng dẫn học sinh, SV thực tập tại PK thì có

2 Giao tiếp với BN và người nhà BN khi

3 Giao tiếp và hướng dẫn học sinh/ sinh

Nhận xét: Mức độ tự tin của ĐD trong nhiệm vụ: giao tiếp với đồng nghiệp đạt

88,3%, 75% tự tin khi giao tiếp với BN và người nhà Các nhiệm khác ĐD nhận

định tự tin không cao

Ngày đăng: 06/11/2015, 15:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Chính trị (2005)," Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 về công tác bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới", Tài liệu học tập nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 về côngtác bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới
Tác giả: Bộ Chính trị
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2005
2. Bộ Nội vụ (2005), Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22/04/2005 về việc ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức YT điều dưỡng, truy cập từ: http://doc.moha.gov.vn/Plus.aspx?/vi/138// , ngày 15/7/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22/04/2005 về việcban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức YT điều dưỡng, "truy cậptừ
Tác giả: Bộ Nội vụ
Năm: 2005
5. Bộ Y Tế (2007), Tài liệu hướng dẫn Quản lý công tác ĐT lại và bồi dưỡng Cán bộ YTCS, NXB Y học, Hà Nội, tr 8-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn Quản lý công tác ĐT lại và bồi dưỡngCán bộ YTCS
Tác giả: Bộ Y Tế
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2007
7. Chủ tịch nước (2005), Luật Giáo dục của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Giáo dục và Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Chủ tịch nước
Nhà XB: NXB Giáo dục và Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
8. Đinh Danh Tuân (2009), Đánh giá thực trạng và nhu cầu ĐT cán bộ điều dưỡng trung cấp tuyến YTCS Tỉnh Điện Biên năm 2009, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng và nhu cầu ĐT cán bộ điềudưỡng trung cấp tuyến YTCS Tỉnh Điện Biên năm 2009
Tác giả: Đinh Danh Tuân
Năm: 2009
9. Hội Điều dưỡng Việt Nam, Thư Bác Hồ gửi nam nữ học viên Trường Y tá liên khu I năm 1949, truy cập từ: hpttp:www.hoiđieuduong.org.vn ngày 15/7/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư Bác Hồ gửi nam nữ học viên Trường Y táliên khu I năm 1949, "truy cập từ
11. Mai Quang Huy (2008), Thực trạng nguồn nhân lực và nhu cầu ĐT chăm sóc sức khoẻ sinh sản của nữ hộ sinh tuyến xã tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng nguồn nhân lực và nhu cầu ĐT chămsóc sức khoẻ sinh sản của nữ hộ sinh tuyến xã tỉnh Nam Định
Tác giả: Mai Quang Huy
Năm: 2008
13. Nguyễn Quốc Triệu (2007), " Bài phát biểu của Lãnh đạo Bộ YT tại đại hội toàn quốc lần thứ V Hội điều dưỡng Việt Nam", Thông tin Điều dưỡng, NXB Giao thông vân tải ( 33), tr 2, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài phát biểu của Lãnh đạo Bộ YT tại đại hộitoàn quốc lần thứ V Hội điều dưỡng Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Quốc Triệu
Nhà XB: NXBGiao thông vân tải ( 33)
Năm: 2007
14. Nguyễn Bích Lưu (2007), "Chương trình hợp tác giữa Bộ YT, tổ chức YT Thế giới và Hội đồng điều dưỡng Quốc tế trong thực hiện chương trình ĐT quản lý và điều hành cho Điều dưỡng Việt Nam", Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, NXB Giao thông vận tải, tr10, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình hợp tác giữa Bộ YT, tổ chức YT Thếgiới và Hội đồng điều dưỡng Quốc tế trong thực hiện chương trình ĐT quản lývà điều hành cho Điều dưỡng Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Bích Lưu
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
Năm: 2007
3. Bộ Y Tế ( 2013), Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 hướng dẫn công tác ĐTLT đối với cán bộ YT, truy cập từ Khác
4. Bộ Y Tế (2014), Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/1014 quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở YT Khác
6. Bộ Y Tế (2012), Quyết định số 492/QĐ-BYT ngày 17/02/2012 về việc cấp mã chứng nhận ĐTLT cho các đơn vị tham gia công tác ĐT cán bộ YT Khác
10. Lê Thị Bình (2011), “ Điều dưỡng cơ bản I “, dành cho ĐT cử nhân Điều dưỡng, NXB giáo dục Việt Nam, trang 10-15; Trang 34-35 Khác
15. Nguyễn Việt Cường (2011), Đánh giá nhu cầu ĐTLT cho cán bộ điều dưỡng tại 14 trạm YT phường Quận Ba Đình, Hà Nội năm 2010, Luận văn Thạc sĩ YT công cộng trường Đại Học YT Cộng Đồng Khác
16. Nghị định : số 87/2011/NĐ-CP, ngày 27/09/2011, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w