Việc phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất gắn với tình hình phát triển kinh tế xã hội nhằm chỉ ra được các nguyên nhân gây biến động sử dụng đất, xu thế biến động sử dụng đất, t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Phạm Trọng Khiêm
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2005-2014 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CẨM MỸ,
TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Phạm Trọng Khiêm
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2005-2014 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CẨM MỸ,
TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM QUANG TUẤN
Hà Nội - 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học cũng như hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giảng dạy tận tình, sự giúp đỡ quý báu của Quý thầy cô trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn sự định hướng, chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình, khoa học trong nghiên cứu của PGS.TS Phạm Quang Tuấn
Tôi cũng vô cùng biết ơn Quý thầy cô trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô Khoa Địa lý đã truyền dạy kiến thức cần thiết để tôi có thể thực hiện đề tài
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm
Mỹ đã giúp đỡ cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết từ khi định hướng đề tài, cung cấp nhiều thông tin hữu ích và quan trọng giúp tôi hoàn thành luận văn
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế, nên Luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết Rất mong được sự chỉ dẫn và đóng góp thêm của quý thầy cô và các bạn để tôi rút kinh nghiệm và hoàn thiện thêm đề tài của mình
Tác giả
Phạm Trọng Khiêm
Trang 4LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả
Phạm Trọng Khiêm
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3
5 CƠ SỞ TÀI LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN LUẬN VĂN 3
6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 5
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CẨM MỸ 6
1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1.1 Các công trình nghiên cứu biến động sử dụng đất theo hướng sử dụng hợp lý tài nguyên phục vụ phát triển bền vững……… 6
1.1.2 Các công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu……… …… 7
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI……… …… 8
1.2.1 Các vấn đề liên quan tới nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, biến động và quy hoạch sử dụng đất……… ………… 8
1.2.2 Cơ sở lý luận về sử dụng hợp lý đất đai……… 18
1.3 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 21
1.3.1.Quan điểm nghiên cứu……….21
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu………22
Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN CẨM MỸ GIAI ĐOẠN 2005 - 2010, 2010 – 2014……….24
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG………24
2.1.1 Vị trí địa lý huyện Cẩm Mỹ……… 24
2.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên……… 25
2.1.3.Tài nguyên thiên nhiên………26
2.1.4 Thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu……… 31
Trang 62.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU……….… 32
2.2.1 Dân số và lao động……… 32
2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế……… 32
2.2.3 Những lợi thế, khó khăn và hạn chế của khu vực nghiên cứu trong sử dụng đất………39
2.3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CẨM MỸ GIAI ĐOẠN 2005-2014……… 40
2.3.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện……… 40
2.3.2 Tình hình quản lý đất đai huyện Cẩm Mỹ giai đoạn 2005-2014………… 40
2.4 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN CẨM MỸ …….47
2.4.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2005……….… 47
2.4.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010……….… 53
2.4.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013……… 60
2.4.5 Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất giai đoạn 2005-2010, 2010-2014 ……… 65
2.5 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2005-2010 VÀ 2010-2014 HUYỆN CẨM MỸ………65
2.5.1 Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2010……… 65
2.5.2 Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2014……… …71
2.5.3 Nguyên nhân của sự biến động sử dụng đất 76
Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CẨM MỸ TỈNH ĐỒNG NAI…… ….79
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG , MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CẨM MỸ ĐẾN NĂM 2020 79
3.1.1 Phương hướng phát triển……….79
3.1.2 Mục tiêu phát triển……… 81
3.2 DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN CẨM MỸ ĐẾN NĂM 2020 84
Trang 73.3 ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN CẨM MỸ
ĐẾN NĂM 2020 85
3.3.1 Đất nông nghiệp…… 85
3.3.2 Đất phi nông nghiệp 87
3.4 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CẨM MỸ 89
3.4.1 Giải pháp thực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất……… 89
3.4.2 Giải pháp về chính sách……… 90
3.4.3 Giải pháp nguồn vốn đầu tư………90
3.4.4 Giải pháp nguồn lực………91
3.4.5 Giải pháp công nghệ……….…… 92
KẾT LUẬN……….….93
1 KẾT LUẬN ……….………93
2 KIẾN NGHỊ ……… ……… 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… …… 95
Trang 8
DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Diện tích các loại đất huyện Cẩm Mỹ ………27 Bảng 2 Diện tích đất phân theo độ dốc- tầng dày ……… 29 Bảng 3 Diện tích các xã thuộc huyện Cẩm Mỹ………40 Bảng 4 Tổng hợp số tờ bản đồ địa chính các xã thuộc huyện Cẩm Mỹ………… 41 Bảng 5 Diện tích các loại đất huyện Cẩm Mỹ năm 2005………51 Bảng 6 Diện tích các loại đất huyện Cẩm Mỹ năm 2010………59 Bảng 7 Diện tích các loại đất huyện Cẩm Mỹ năm 2013………63 Bảng 8 Biến động sử dụng đất huyện Cẩm Mỹ giai đoạn 2005 – 2010………… 69 Bảng 9 Biến động sử dụng đất huyện Cẩm Mỹ giai đoạn 2010 – 2014………… 73 Bảng 10 Sự chuyển dịch các loại đất nông nghiệp huyện Cẩm Mỹ………86 Bảng 11 Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất huyện Cẩm Mỹ qua các năm.…86 Bảng 12.Chuyển đổi sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Cẩm Mỹ đến năm 2020.88
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí huyện Cẩm Mỹ ……….24
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất huyện Cẩm Mỹ ……….28
Hình 2.3: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 huyện Cẩm Mỹ ……… 48
Hình 2.4: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Cẩm Mỹ ……… 55
Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 2013 huyện Cẩm Mỹ 61
Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp năm 2013 huyện Cẩm Mỹ 62 Hình 2.7: Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 huyện Cẩm Mỹ ….66
Trang 10MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Luật đất đai 2013, điều 22 quy định việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong các nội dung quản lý nhà nước về đất đai Luật cũng quy định: “hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước” là căn cứ để để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Việc phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất gắn với tình hình phát triển kinh
tế xã hội nhằm chỉ ra được các nguyên nhân gây biến động sử dụng đất, xu thế biến động sử dụng đất, tích cực và hạn chế trong sử dụng đất…sẽ làm kết quả cho các nhà Quản lý định hướng sử dụng đất đúng đắn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Mặt khác, dựa vào kết quả phân tích, để dự báo những xu thế biến động trong tương lai góp phần giúp nhà nước đưa ra được đưa ra được phương án quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất hợp lý hơn
Huyện Cẩm Mỹ nằm ở phía đông nam tỉnh Đồng Nai Ranh giới huyện tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau: phía Bắc giáp thị xã Long Khánh và Xuân Lộc, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Đông giáp huyện Xuân Lộc và tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Tây giáp huyện Long Thành Diện tích tự nhiên toàn Huyện
là 46.855 ha, dân số năm 2010 khoảng 158 ngàn người, được chia thành 13 xã Trên địa bàn có Quốc lộ 56 chạy qua, nối kết huyện với thị xã Long Khánh và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trung tâm huyện nằm ở xã Long Giao (ngã ba giao giữa Quốc lộ 56
và Hương lộ 10), nên có lợi thế về không gian phát triển, kết nối giao lưu kinh tế với các địa phương và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Đặc biệt khi sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng và đi vào hoạt động thì tuyến Hương lộ 10 sẽ là trục giao thông chính để vận chuyển khách từ sân bay về các tỉnh Nam Trung bộ và ngược lại, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho các xã nằm trên trục đường này như Thừa Đức, Xuân Đường, Long Giao có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển dịch vụ Huyện Cẩm Mỹ mang đặc trưng của địa hình trung du, độ dốc phổ biến 3o-15o chủ yếu bao gồm những dãy đồi thoải, lượn sóng xen kẽ với các ngọn đồi cao và đồng bằng cục bộ
Trang 11Tuy nhiên, do là đơn vị hành chính cấp huyện mới, huyện được thành lập theo Nghị định số 97/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tách một phần huyện Xuân Lộc và một phần huyện Long Khánh (cũ), với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội được địa phương đặc biệt quan tâm nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, sử dụng hợp
lý tài nguyên đất đai và bảo vệ môi trường Vì vậy, cần có những nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất góp phần tạo cơ sở pháp lý, khoa học cho địa phương xây dựng các phương án sử dụng đất đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội trên nguyên tắc sử dụng đầy đủ, hiệu quả cao, hợp lý tài nguyên đất đai và bảo vệ môi trường Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, đề tài luận văn đã lựa chọn tiêu đề: “Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2014 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020”
2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
a) Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng khai thác sử dụng hợp
lý đất đai đến năm 2020 huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2014
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu
- Điều tra thực địa, thu thập các tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
- Thu thập, tổng hợp tài liệu về sử dụng hợp lý tài nguyên, tài nguyên đất;
Điều tra thu thập các nguồn tài liệu, số liệu về tình hình quản lý, hiện trạng
sử dụng đất các năm 2005, 2010 và 2013 của huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
- Phân tích các mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế xã hội với hiện trạng
và biến động sử dụng đất của khu vực nghiên cứu giai đoạn 2005-2010 và 2010-2014
Trang 12- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới biến động sử dụng đất và dự báo xu thế
biến động sử dụng đất huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020
- Đề xuất định hướng khai thác và sử dụng hợp lý đất đai huyện Cẩm Mỹ, tỉnh
Đồng Nai đến năm 2020
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a) Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành trên toàn bộ địa bàn huyện Cẩm
Mỹ, tỉnh Đồng Nai
b) Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề sau:
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2010, 2013 huyện Cẩm Mỹ
- Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất trong giai đoạn 2005-2010 và
2010-2014 huyện Cẩm Mỹ
- Đề xuất định hướng khai thác, sử dụng hợp lý đất đai huyện Cẩm Mỹ đến
năm 2020
4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong
phú lý luận khoa học về nghiên cứu định hướng khai thác, sử dụng đất đai gắn với kết quả phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất của một đơn vị hành chính cấp huyện
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu và định hướng khai thác, sử dụng
hợp lý đất đai đến năm 2020 làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, các nhà quản lý trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững huyện Cẩm Mỹ nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung
5 CƠ SỞ TÀI LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN LUẬN VĂN
a) Các văn bản pháp lý liên quan tới quy hoạch phát triển bền vững của chính phủ và địa phương
- Luật đất đai năm 2003
- Luật bảo vệ môi trường
Trang 13- Luật đất đai 2013, Nhà xuất bản Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam,
Hà Nội tháng 12/2013
- Bộ Tài nguyên và Môi trường 2007, Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ban
hành ký hiệu Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất và Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất
- Bộ Tài nguyên và Môi trường 2007, Quy trình lập và điều chỉnh Quy hoạch sử
b) Tài liệu khoa học tham khảo
- Đặng Hùng Võ, Nguyễn Đức Khả, Cơ sở địa chính (2007), Nhà xuất bản
ĐHQGHN, Hà Nội
- Nguyễn Đức Khả (2003), Lịch sử quản lý đất đai, Nhà xuất bản ĐHQGHN,
Hà Nội
- Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh
thái và phát triển lâu bền, Nhà xuất bản Nông Nghiệp , Hà Nội
- Hội nghị tập huấn công tác Quy hoạch và Kế hoạch sử dụng đất của Tổng cục
Địa chính năm 1998
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2005, 2010, 2013 của huyện Cẩm
Mỹ, tỉnh Đồng Nai
Trang 146 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn cho định hướng khai thác và sử dụng hợp
Trang 15Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CẨM MỸ 1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Các công trình nghiên cứu biến động sử dụng đất theo hướng sử dụng
hợp lý tài nguyên phục vụ phát triển bền vững
Việc phân tích biến động sử dụng đất chủ yếu là phân tích mối quan hệ giữa con người và đất đai Sử dụng đất thay đổi do đâu? khi nào? như thế nào? và ở đâu?
Để có thể tìm ra câu trả lời tổng quan có tính liên kết cho các câu hỏi này, trên thế giới đã có rất nhiều lý thuyết được nâng cao và mô hình được xây dựng trong vòng
200 năm qua
Vai trò của hệ thống lý thuyết truyền thống rất quan trọng với việc xác định các xu hướng biến động sử dụng đất Một số lý thuyết chú trọng nhấn mạnh về tính kinh tế, một số khác quan tâm tới khía cạnh chính trị - xã hội trong khi không ít lý thuyết đề cập tới vấn đề môi trường trong biến động sử dụng đất Xu hướng chủ yếu gần đây là tìm ra một hệ thống lý thuyết tổng hợp hơn nữa, mặc dù sự ảnh hưởng của “quy luật bản địa” vẫn còn mạnh mẽ trong hầu hết mọi trường hợp Sự đa dạng của các trường hợp biến động sử dụng đất xảy ra trên thế giới cho thấy: thật khó để
có được một hệ thống lý thuyết chung áp dụng cho mọi trường hợp Các mô hình đánh giá mô tả, dự đoán, nêu lên nguyên lý và tác động của sự biến động sử dụng đất đã được xây dựng cho các khu đô thị, thành phố, khu vực, quốc gia cũng như toàn cầu nói chung Với từng mục đích và đối tượng khác nhau, mức độ tập hợp chức năng và không gian của các mô hình cũng được áp dụng khác nhau
Mặc dù có sự đa dạng, song các mô hình phần lớn đều chỉ định dạng những chức năng đơn giản như mô hình lập trình thống kê hoặc tuyến tính hay áp dụng các
kỹ thuật phỏng đoán (mô phỏng) Đặc biệt gần đây, các mô hình được sử dụng ngày càng nhiều kết hợp với những tiến bộ đạt được của GIS nhằm hướng tới mô hình không gian trong nghiên cứu nguyên nhân và những thay đổi của việc sử dụng đất Tuy nhiên, một trong những trở ngại chính cho việc áp dụng các mô hình như vậy là: khả năng về dữ liệu (chất lượng, thông số kỹ thuật, khả năng cập nhật, chuyển đổi dữ liệu và chi phí )
Trang 16 Thế giới
Một số nghiên cứu biến động sử dụng đất trên Thế Giới:
+ Nghiên cứu biến động sử dụng đất và thay đổi khí hậu (Climate and land use change) – Cục nghiên cứu địa chất Hoa Kỳ
+ Nghiên cứu lịch sử sử dụng đất khu vực Bắc Mỹ (Land use history of North America) – Biological Resources Discipline và NASA hợp tác nghiên cứu
+ Mô hình biến động sử dụng đất ở khu vực thủ đô Boston (Modeling Land Use Change in the Boston Metropolitan Region)
+ Nghiên cứu biến động sử dụng đất ở các nước đang phát triển (Land Use Change in Developing Countries) – Công trình nghiên cứu của Đại học Havard + Giám sát và dự đoán biến động sử dụng đất đô thị (Mornitoring and Predicting Urban Land Use Change) – Công trình nghiêu cứu của Đại học Maryland, Hoa Kỳ + Phân tích biến động sử dụng đất đô thị và ảnh hưởng của nói tới an ninh lương thực ở các thành phố Châu Á của bốn nước đang phát triển sử dụng mô hình Modified CA (Analysis on Urban Land – Use Changes Countries Using Modified
CA Model)- Công trình nghiên cứu của Đại học Nam Kinh, Trung Quốc
Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu biến động sử dụng đất phần lớn mới chỉ dừng ở việc các đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh hoặc thành phố) điều tra thống kê biến động hàng năm theo quy định của nhà nước Hầu hết các huyện đều đã tổng hợp được kết quả thống kê biến động dưới dạng số theo phần mềm TK05 phiên bản 2.0 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong khi một số huyện khả năng sử dụng máy vi tính của cán bộ còn hạn chế nên chất lượng đảm bảo chưa cao Những huyện như vậy đã phối kết hợp chặt chẽ với cấp tỉnh để nâng cao chất lượng thông tin Ngoài ra, còn
có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên về vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau
1.1.2 Các công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu
Trang 17Tuy chưa có công trình riêng biệt nghiên cứu cho định hướng khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai liên quan tới huyện Cẩm Mỹ, nhưng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng có nhiều đề án đang được nghiên cứu có liên quan đến huyện Cẩm
Mỹ như: Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển nghành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, có tính đến năm 2025; Dự án khu công nghệ cao chuyên nghành công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI
1.2.1 Các vấn đề liên quan tới nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, biến động và quy hoạch sử dụng đất
a) Hiện trạng sử dụng đất và các vấn đề liên quan
Trong vài thế kỷ trở lại đây, dân số thế giới tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu về lương thực, thực phẩm Các cuộc cách mạng về kinh tế và kỹ thuật … có nhịp độ phát triển nhanh chóng là nguyên nhân dẫn đến việc tàn phá môi trường tự nhiên và khai thác triệt để các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất đai.Việt Nam có diện tích tự nhiên 33.121.159 ha, đứng thứ 55/200 quốc gia Là nước có quy mô diện tích thuộc loại trung bình; dân số 88 triệu người, đứng thứ 12/200 quốc gia, vì vậy bình quân diện tích đất trên đầu người vào loại thấp 3.800 m2/người (0,3-0,4 ha/người), đứng thứ 120/200 quốc gia trên thế giới, bằng mức 1/6 bình quân thế giới
Vì vậy, tình trạng sử dụng đất đai ở nước ta cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi
sự gia tăng dân số - nhu cầu lương thực và các yêu cầu thiết yếu khác trong nhiều thập kỷ qua Nhiều khu vực tài nguyên đất đai bị suy thoái một cách nghiêm trọng bởi việc phá rừng và khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản hoặc tình trạng đô thị hoá nhanh chóng gia tăng
Đánh giá tình hình sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 chúng ta nhận thấy bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì việc sử dụng đất vẫn có những biểu hiện thiếu bền vững như sau:
- Đối với khu vực đất nông nghiệp: Mặc dù đã tập trung thực hiện việc dồn
điền, đổi thửa thành công ở nhiều nơi nhưng nhìn chung thửa đất nông nghiệp còn quá nhỏ, toàn quốc còn tới 70 triệu thửa đất nông nghiệp, bình quân mỗi hộ có từ 3 -
Trang 1815 thửa, do đó canh tác manh mún, chưa tạo điều kiện thuận lợi để công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn
Chưa có sự đầu tư để sử dụng đạt hiệu quả cao đối với 1.168.529 ha đất nương rẫy, việc sử dụng đất chưa trở thành động lực để xoá đói, giảm nghèo và tiến tới phát triển bền vững kinh tế - xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa
Việc chuyển một bộ phận đất chuyên trồng lúa cho mục đích phát triển công nghiệp và dịch vụ chưa được cân nhắc một cách tổng thể đang là vấn đề cần chấn chỉnh Cần cân nhắc hiệu quả đầu tư cả về hiệu quả kinh tế lẫn xã hội và môi trường, khuyến khích đầu tư hạ tầng cơ sở để chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, hạn chế việc tận dụng hạ tầng hiện
có tại các vùng đất nông nghiệp có năng suất cao để đầu tư công nghiệp và dịch vụ
Tuy diện tích rừng tăng nhưng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị tàn phá và suy giảm chất lượng ở nhiều nơi, mức độ phục hồi chậm; nơi có nhiều đất có thể trồng rừng thì mật độ dân cư thưa, hạ tầng quá thấp kém Trong thời gian 4 năm 2001 -
2004, diện tích rừng bị cháy, chặt phá là 34.821 ha, trong đó rừng bị cháy là 23.500
ha (tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long với 12.884 ha; Tây Bắc và Đông Bắc với 5.524 ha), rừng bị chặt phá là 11.320 ha (tập trung ở Tây Nguyên với 4.206 ha, Đông Nam bộ với 2.348 ha)
Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện các dự án đầu tư phi nông nghiệp chưa giải quyết được quyền lợi, việc làm, ổn định tại khu vực nông thôn Nhiều nơi trao cho người nông dân tiền bồi thường, hỗ trợ về đất khá cao nhưng không định hướng được phương thức sử dụng nên đã dẫn đến tình trạng tiêu cực trong sử dụng
- Đối với đất phi nông nghiệp: đất dành cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật chưa
thực sự được chú ý trong quy hoạch dài hạn Đặc biệt, đầu tư hạ tầng cho khu vực nông thôn còn thiếu nên chưa bảo đảm điều kiện để giải quyết xoá đói, giảm nghèo thực sự cho người nông dân
Vấn đề đất ở, nhà ở đang là khâu yếu và có nhiều vướng mắc hiện nay, đặc biệt là nạn đầu cơ đất ở, đất dự án nhà ở kéo dài trong nhiều năm, mặc dù gần đây
đã được chấn chỉnh nhưng hậu quả để lại khá nặng nề, nhất là giá đất vẫn còn ở
Trang 19mức cao làm hạn chế những cố gắng về nhà ở, đất ở
Nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ còn có tình trạng đất ở, đất nghĩa địa, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chưa được quy hoạch, vẫn còn phân bố rải rác, xen kẽ giữa các cánh đồng và trong khu dân cư, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, khó nâng cấp đời sống cho người nông dân trong khu dân cư nông thôn với hạ tầng đồng bộ
Quỹ đất dành cho xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao chưa được quy hoạch đầy đủ, chưa thực hiện đúng các chính sách
ưu đãi về đất cho các nhà đầu tư thuộc các lĩnh vực này
Đến nay, cả nước đã và đang xây dựng khoảng 249 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung nhưng vẫn đang ở trạng thái bị động vì thiếu các nhà đầu tư có tiềm lực lớn; sử dụng đất còn lãng phí do chưa có quy hoạch đồng bộ; nhiều khu công nghiệp đã hình thành nhưng mức độ lấp đầy rất thấp; còn nhiều nhà đầu tư được bàn giao đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng tiến độ, thiếu hiệu quả; giá thuê đất gắn với hạ tầng ở nhiều nơi còn quá cao, chưa thu hút nhà đầu
tư sản xuất vào khu công nghiệp; vấn đề bảo vệ môi trường chưa được chú trọng ngay từ đầu nên đang phát sinh nhiều hậu quả xấu về môi trường, khó khắc phục
Về đối tượng sử dụng đất ngoài hộ gia đình, cá nhân, phần lớn là do các tổ chức trong nước sử dụng, diện tích đất do tổ chức, các nhân nước ngoài sử dụng chiếm tỷ trọng không đáng kể (toàn quốc có 43.364 ha đất do tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng, chiếm 0,13% tổng diện tích đất tự nhiên)
Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không cao, thiếu tính hệ thống, chưa có lời giải tốt về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, chưa bảo đảm tính liên thông giữa cả nước với các tỉnh
Sự chuyển cơ cấu sử dụng đất nói chung đã đảm bảo tính phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng hiệu quả chưa cao Hiện tượng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tự phát, chạy theo lợi ích riêng vẫn chưa được khắc phục Việc chuyển mục đích sử dụng đất ào ạt từ đất lúa sang đất nuôi tôm tại một số tỉnh ven biển đã dẫn đến ô nhiễm môi trường, mặn hoá diện tích trồng lúa, người nông dân không còn đất để sản xuất nông nghiệp mà nuôi tôm lại bị bệnh dịch, thua lỗ
Trang 20Do vậy, để ngăn chặn tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên đất do sự thiếu hiểu biết cũng như do chạy theo lợi ích trước mắt của người dân gây ra, Nhà nước cần có những định hướng cụ thể về quản lý và sử dụng đất đai sao cho nguồn tài nguyên này có thể được khai thác tốt nhất cho nhu cầu của con người hiện tại và trong tương lai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả
+ Sử dụng đất nông thôn: Hiện nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
địa hoá đất nước, diện tích đất nông nghiệp đang giảm mạnh do thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, xây dựng đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc Nhiều khu vực có diện tích đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, kể cả đất lúa, được thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, sân golf hoặc xây các khu nhà để kinh doanh
Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch tràn lan là khá phổ biến Thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi đến tâm lý cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất Việc làm và thu nhập của các hộ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, là đối tượng bị tác động lớn nhất sau khi thu hồi đất và gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng vài %) chuyển được sang nghề mới
và tìm được việc làm ổn định Trong quá trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nhiều nơi lại thiên về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà chưa cân đối quyền lợi với người dân bị thu hồi đất
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đang được các địa phương triển khai thực hiện Tuy nhiên, do trước đây ở khu vực nông thôn công tác quy hoạch chưa được coi trọng đúng mức nên có nhiều công trình, khu dân cư, hạ tầng đã được hình thành, xây dựng tuỳ tiện, gây khó khăn cho công tác lập quy hoạch mới
+ Sử dụng đất ở và đất giao thông đô thị: Trong 30 năm qua, mặc dù thời
gian đầu gặp nhiều khó khăn nhưng hàng năm Nhà nước đó rất quan tâm đến việc
Trang 21đầu tư cho xây dựng nhà ở và các cơ sở hạ tầng tại các đô thị
Giao thông đô thị là một yếu tố quan trọng quyết định hình thành cơ cấu đô thị và sự phát triển kinh tế - xã hội đô thị, là yếu tố tác động trực tiếp với đời sống thường nhật của người dân đô thị nhưng đất giao thông đô thị hiện nay còn ở mức thấp chỉ chiếm trên dưới 10% đất đô thị Theo dự báo, tỷ lệ đất giao thông đô thị ở nước ta trong tương lai phải đạt 15 - 20% diện tích đô thị, bình quân diện tích giao thông đầu người là khoảng 15 - 20 m2 Nhưng hiện nay ở Hà Nội và nhiều đô thị bình quân diện tích đất giao thông trên đầu người thấp, đó là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc nghẽn giao thông thường xuyên tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh …
b) Biến động sử dụng đất và các vấn đề liên quan
Biến động đất đai
Biến động là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng Mọi sự vật, hiện tượng không bao giờ bất biến mà luôn luôn biến động không ngừng, động lực của mọi sự biến động đó là quan hệ tương tác giữa các thành phần tự nhiên và xã hội Như vậy
để khai thác tài nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và không làm suy thoái môi trường tự nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động của đất đai Sự biến động đất đai do con người sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội có thể phù hợp hay không phù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh việc sử dụng đất đai có tác động xấu tới môi trường sinh thái
Nghiên cứu biến động đất đai là xem xét quá trình thay đổi của diện tích đất đai thông qua thông tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật và những nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồn tài nguyên này Biến động sử dụng đất đai bao gồm các đặc trưng sau:
+ Quy mô biến động:
Biến động về diện tích sử dụng đất nói chung
Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất
Biến động về đặc điểm của từng loại đất chính
Trang 22+ Xu hướng biến động: Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng hoặc giảm của các loại hình sử dụng đất; xu hướng biến động theo hướng tích cực hay tiêu cực
Những yếu tố gây nên biến động sử dụng đất đai:
Các yếu tố tự nhiên của địa phương là cơ sở quyết định cơ cấu sử dụng đất đai vào các mục đích kinh tế - xã hội, bao gồm các yếu tố sau: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật
Các yếu tố kinh tế - xã hội của địa phương có tác động lớn đến sự thay đổi diện tích của các loại hình sử dụng đất đai, bao gồm các yếu tố: sự phát triển của các ngành kinh tế (dịch vụ, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác, …); sự gia tăng dân số; các dự án phát triển kinh tế của địa phương; thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá, …
Đô thị hoá và sử dụng đất
Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng [6]
Chiến lược phát triển đô thị quốc gia là một bộ phận khăng khít, hữu cơ trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta Theo dự báo, trong vài thập kỷ tới khoảng từ năm 2020 trở đi, khi các vùng tăng trưởng kinh tế (thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Đà Nẵng - Huế - Nha Trang) đã mạnh và sẽ không có lợi nếu tiếp tục “tăng
Trang 23sức ép” phát triển tại các vùng tăng trưởng, thì việc phát triển các hệ thống trung bình, nhỏ (các thị xã, thị trấn) trong toàn quốc trở lên cấp bách và rất quan trọng
Như vậy, trên góc độ toàn quốc, quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị như
là một sức ép mang tính quy luật trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia Trong quá trình đó tài nguyên đất là một yếu tố quan trọng và quyết định hàng đầu
Trong những năm qua, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đất đai đã, đang và sẽ là một thành phần to lớn trong kinh doanh, sản xuất, thương mại nói chung và thị trường bất động sản nói riêng Điều đó rõ ràng là một bộ phận quỹ tài nguyên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp và lâm nghiệp được chuyển sang dùng cho xây dựng và phát triển đô thị Đây là vấn đề đang được quan tâm cho mọi quốc gia đặc biệt là các nước mà nền sản xuất nông nghiệp đang đóng góp một tỷ trọng đáng
kể cho nền kinh tế quốc dân
Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá biến động đất đai
Đánh giá biến động sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng đất đai: Việc đánh giá biến động của các loại hình sử dụng đất là cơ sở phục vụ cho việc khai thác tài nguyên đất đai đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái
Mặt khác, khi đánh giá biến động sử dụng đất đai cho chúng ta biết được nhu cầu sử dụng đất đai giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng Dựa vào
vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ
đó biết được sự phân bố giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với nền kinh tế - xã hội và biết được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực nhằm đưa ra phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái
Do đó đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền
đề, cơ sở đầu tư và thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển đúng hướng, ổn định trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia
Trang 24c) Quy hoạch sử dụng đất và các vấn đề liên quan
- Khái niệm Quy hoạch sử dụng đất
Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất khác nhau, từ đó đưa đến những việc phát triển quan điểm và phương pháp được sử dụng trong quy hoạch sử dụng đất đai cũng khác nhau
Theo Dent (1988; 1993) quy hoạch sử dụng đất đai như là phương tiện giúp cho lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất
Một định nghĩa khác của Fresco và ctv., (1992), quy hoạch sử dụng đất đai như là dạng hình của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất
về đất đai trên quan điểm chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội về môi trường, xã hội và những vấn đề hạn chế khác
Theo Mohammed (1999), những từ vựng kết hợp với những định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán những hoạt động như là một tiến trình xây dựng quyết định cấp cao Do đó quy hoạch
sử dụng đất đai, trong một thời gian dài với quyết định từ trên xuống nên cho kết quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm những gì Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trung tâm (UNCED, 1992; trong FAO, 1993) đã đổi lại định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai như sau: Quy hoạch sử dụng đất đai là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến những hành động trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi bền vững nhất (FAO, 1995) Với cái nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì chức năng của Quy hoạch sử dụng đất là hướng dẫn sự quyết định trong sử dụng đất đai
để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai Cung cấp những thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng thực tại của nguồn tài nguyên và những tác động đến môi trường có thể có của những sự lựa chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành công
Trang 25Ở đây đánh giá đất đai giữ vai trò quan trọng như là công cụ để đánh giá thực trạng của đất đai khi được sử dụng cho mục đích riêng biệt (FAO, 1976), hay như
là một phương pháp để giải nghĩa hay dự đoán tiềm năng sử dụng của đất đai (Van Diepen và ctv., 1988)
Do vậy, có thể định nghĩa quy hoạch sử dụng đất như sau: Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất hợp lý đầy đủ, khoa học và có hiệu quả cao; thông qua việc phân
bố quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường [9]
- Đối tượng và nhiệm vụ của Quy hoạch sử dụng đất
Đối tượng của Quy hoạch sử dụng đất là các quỹ đất đai của các cấp lãnh thổ (cả nước, tỉnh, huyện, xã) hoặc một khu vực Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tùy địa phương, quy hoạch sử dụng đất được thực hiện nhằm xác định cơ cấu đất đai hợp lý, phân
bố đất đai cho các mục đích sử dụng, các nghành kinh tế, xác định sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để tiến hành giao đất vào đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường
Nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính là: phân bổ hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội; hình thành hệ thống
sử dụng đất đai và cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế; khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích; hình thành phân bố hợp lý các tổ hợp không gian sử dụng đất đai nhằm đạt hiệu quả tổng hòa giữa 3 lợi ích: kinh tế,
xã hội và môi trường[9]
- Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch khác
hội
Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ phương hướng với một số
Trang 26nhiệm vụ chủ yếu Trong khi đó nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất là căn
cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, mà điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất thống nhất và hợp lý Như vậy, quy hoạch sử dụng đất cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, và nội dung của nó phải được điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
đất đai
Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về phát triển kinh
tế xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các mối quan hệ sản xuất Trong quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các cấp đều giải quyết chung một nhiệm vụ là sử dụng hợp lý quỹ đất gắn với phân bổ lực lượng sản xuất theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và ngược lại, sẽ điều chỉnh bổ sung hoàn thiện theo chiều từ dưới lên trên
Quy hoạch sử dụng đất phải dựa theo dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai, có như vậy quy hoạch sử dụng đất mới khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên và đi theo quỹ đạo của nó Dự án về thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tính khả thi cho đồ án quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp và bước đi về nhân lực, vật lực đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển đạt được các chỉ tiêu về đất đai, lao động, giá trị sản phẩm trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ sử dụng đất, song quy hoạch phát triển nông nghiệp lại phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là sự xác định cơ cấu sử dụng đất phải đảm bảo được việc chống suy thoái,
ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường
+ Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị
Quy hoạch sử dụng đất ở khu vực đô thị là một bộ phận của quy hoạch đô thị, có nhiệm vụ xác định cơ cấu đất đai và phân bố đất cho các mục đích sử dụng khác nhau trong khu vực đô thị
Trang 27+ Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các nghành sử dụng đất chuyên dùng khác
Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các nghành là quan hệ tương hỗ Quy hoạch các nghành là sơ sở để xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất đai, nhưng lại chịu sự khống chế của quy hoạch sử dụng đất đai
1.2.2 Cơ sở lý luận về sử dụng hợp lý đất đai
Đất (thổ nhưỡng) hay đơn vị thổ nhưỡng là một trong số những hợp phần của
tự nhiên là tấm gương phản chiếu của cảnh quan được hình thành dưới sự tác động tương hỗ của hai nhóm nhân tố tự nhiên và xã hội cùng với yếu tố thời gian Sự phân hóa của thổ nhưỡng cũng chịu sự tác động của những quy luật địa lý tự nhiên
và tạo ra những vùng địa lý thổ nhưỡng mang tính chất đặc thù – là những không gian lãnh thổ cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội Theo thời gian, con người
đã dần tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm, tính chất của thổ nhưỡng gắn với không gian cụ thể và đưa vào sử dụng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp Như vậy, con người đã tác động và khai thác những điều kiện vốn có của tự nhiên và các điều kiện này chính thức trở thành nguồn phúc lợi – tài nguyên thiên nhiên của mỗi một đơn vị hành chính và đất đai cũng chính thức trở thành tài nguyên và là tư liệu sản xuất đặc biệt như Mác đã từng khẳng định
Đất đai được hiểu theo nghĩa rộng là: “một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới
bề mặt đó bao gồm khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình – hình thái, mặt nước
(hồ, sông, suối, đầm lầy…) Tập đoàn thực vật, động vật (HST); Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; trạng thái định cư của con người; Những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền,
hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa…” [Hội nghị quốc tế
về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil 1993]
Đất đai là một vật thể tự nhiên nhưng mang tính lịch sử luôn tham gia vào các mối quan hệ xã hội cụ thể là quá trình sử dụng đất, quá trình này chịu sự chi phối của các điều kiện tự nhiên như khí hậu bề mặt, địa hình – hình thái, thủy văn, quy luật sinh thái tự nhiên cùng các quy luật kinh tế xã hội và kỹ thuật
Trang 28Vậy đất đai là tổ hợp các dạng tài nguyên thiên nhiên được đặc trưng bởi một lãnh thổ, một chất lượng của các loại đất (soil), bởi một kiểu khí hậu, một dạng địa hình, một chế độ thủy văn, một kiểu thảm thực vật… Đất đai chính là cơ sở
không gian (đơn vị hành chính) của việc bố trí các đối tượng sản xuất, định cư và là phương tiện sản xuất mà trước hết và rõ nhất là kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp, dân cư và xây dựng dân dụng… Khi nói đến đơn vị đất đai (Land Unit) là bộ phận không gian lãnh thổ đã kèm theo người sở hữu hoặc người có quyền sử dụng và quản lý nó
Như vậy có thể nói: Đất đai là đơn vị lãnh thổ có giới hạn theo chiều thẳng đứng gồm: khí hậu, lớp đất phủ bề mặt (soil), thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất Theo chiều nằm ngang: trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác) tạo nên mối liên kết trong chu trình vật chất và năng lượng giữa các hệ sinh thái tự nhiên hay hệ sinh thái nông nghiệp kề cận Đây là mối quan hệ tạo nên cơ cấu đất của mỗi đơn vị lãnh thổ nói chung hay trên mỗi đơn
vị hành chính – kinh tế nói riêng Trong các hoạt động sản xuất, sinh tồn của xã hội loài người đất đai có các chức năng như:
+ Sản xuất: qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm
và rất nhiều sản phẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua sản xuất nông nghiệp
+ Môi trường sống: cung cấp môi trường sống cho sinh vật và gen di truyền
để bảo tồn nói giống cho thực vật, động vật và các cá thể sống cả trên và dưới mặt đất
+ Cân bằng sinh thái: hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua việc phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí quyển
+ Tàng trữ và cung cấp nguồn nước: kho tàng dự trữ nước ngầm, nước mặt
vô tận, tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước và có vai trò điều tiết nước rất to lớn
Trang 29+ Dự trữ (nguyên liệu và khoáng sản trong lòng đất) cung cấp cho nhu cầu sử dụng của con người
+ Không gian sự sống: là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại
+ Bảo tồn, bảo tàng lịch sử: trung gian để bảo vệ chứng tích lịch sử, văn hóa của loài người, lưu giữ thông tin về điều kiện khí hậu, thời tiết và cả quá trình sử dụng đất trong quá khứ
Với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người thì đất đai là điều kiện chung (khoảng không gian lãnh thổ cần thiết) Tùy thuộc các quy mô diện tích mà khoảng không gian có thể gọi là từng khoanh đất/khoảnh đất (có vị trí, lãnh thổ, qui mô và các yêu cầu về chất lượng nhất định) Không có đất đai/khoanh đất sẽ không có sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp cũng không có sự tồn tại của xã hội loài người
Đối với các ngành phi nông nghiệp: đất đai đóng vai trò thụ động với chức
năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất Quá trình sản xuất và sản phẩm tạo ra từ sử dụng đất không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật, các tính chất tự nhiên sẵn
có trong đất mà phụ thuộc vào vị trí và các vật liệu cấu thành nội tại bên trong cấu trúc đứng của đơn vị đất đai
Trong các ngành nông, lâm nghiệp: đất đai là yếu tố tích cực và điều kiện
vật chất – cơ sở không gian đồng thời là đối tượng lao động luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất cầy, bừa, xới xáo… và là công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…) Vì vậy, quá trình sản xuất nông – lâm nghiệp luôn quan hệ chặt chẽ với độ phì nhiêu và các quá trình sinh học tự nhiên trong đất
Sử dụng tài nguyên đất cần phù hợp với chức năng vốn có của đất đai kết hợp với các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường đất cho phù hợp và phục vụ phát triển bền vững đất đai Luật đất đai 1993 của Việt Nam đã khẳng định: đất đai
là tài sản quốc gia; là tư liệu sản xuất đặc biệt; là thành phần quan trọng hàng đầu
Trang 30của môi trường sống; là địa bàn phân bố dân cư xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa
xã hội an ninh và quốc phòng
Đất đai là nguồn tài nguyên không tái tạo và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam Vì vậy, muốn sử dụng hợp lý tài nguyên đất chúng ta cần quy hoạch sử dụng đất bền vững Tiến hành đánh giá tiềm năng đất đai gồm tiềm năng
tự nhiên và tiềm năng kinh tế xã hội từ đó chỉ ra những thuận lợi và hạn chế là tiền
đề cho quy hoạch sử dụng đất Trước khi tiến hành quy hoạch sử dụng đất cần đánh giá hiện trạng sử dụng đất qua các năm và làm rõ sự biến động đất đai trong một giai đoạn cụ thể và gắn với một đơn vị lãnh thổ Trên cơ sở dự báo nhu cầu đất đai chỉ ra xu thế chuyển dịch đất đai nhằm định hướng dài hạn sử dụng quỹ đất đai thông qua luật đất đai Như vậy, quy hoạch sử dụng đất và sử dụng hợp lý tài nguyên đất có mối quan hệ bổ trợ tương hỗ cho nhau
Sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý là nhiệm vụ mang tính cấp bách
và lâu dài của nước ta Trong thực tế, một thời gian dài việc sử dụng đất đai khoa học, hợp lý chủ yếu hướng vào đất nông nghiệp và từng thời kỳ được thực hiện một cách phiến diện Có thời kỳ chủ yếu hướng vào việc mở rộng đất canh tác với mục tiêu tự túc lương thực theo lãnh thổ hành chính bằng mọi giá, đôi khi trọng tâm lại hướng vào đổi mới cơ cấu diện tích gieo trồng với mục tiêu hiệu quả kinh tế…
Trong khi sử dụng hợp lý đất đai là vấn đề phức tạp chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, về thực chất đây là vấn đề kinh tế liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nhiệm vụ đặt ra là sử dụng tối đa quỹ đất quốc gia để phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân và xã hội, dựa trên nguyên tắc ưu tiên đất đai cho sản xuất nông nghiệp Sử dụng hợp lý đất đai cần đảm bảo bền vững sinh thái (thích nghi sinh thái), bền vững về môi trường (tự nhiên và nhân văn), bền vững
xã hội và mang lại hiệu quả kinh tế ổn định lâu dài
1.3 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1.Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống: Nghiên cứu phải dựa trên nhiều công đoạn, từ phân
tích hiện trạng các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, hiện trạng sử dụng
Trang 31đất, đánh giá biến động sử dụng đất, cho đến các định hướng phát triển của địa phương Các kết quả nghiên cứu đưa ra vừa có tính khoa học, vừa phản ánh điều kiện khách quan, phù hợp với các điều kiện đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu, là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của huyện Cẩm Mỹ
- Quan điểm lịch sử: Mỗi một đơn vị lãnh thổ bất kỳ đều phải trải qua quá
trình hình thành và phát triển theo thời gian Như vậy, việc nghiên cứu lãnh thổ phải dựa trên quan điểm lịch sử giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ về mọi phương diện lãnh thổ trong quá khứ; đồng thời, đưa ra những định hướng phát triển lãnh thổ trong tương lai Từ đây, chúng ta có cái nhìn đầy đủ về mọi phương diện của quá trình biến đổi sử dụng đất trong giai đoạn hiện tại và diện mạo của khu vực thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong tương lai
- Quan điểm phát triển bền vững: Với mục tiêu định hướng sử dụng đất lâu
dài được đặt ra cho huyện Cẩm Mỹ, khu vực này có thể quy hoạch cũng như hoạch định các chính sách một cách chính xác phù hợp và hiệu quả nhất cho quá trình phát triển bền vững của vùng Với quan điểm nghiên cứu này, việc duy trì cơ cấu sử dụng đất hợp lý song vẫn đảm bảo đầy đủ chức năng của lãnh thổ sẽ đảm bảo khu vực nghiên cứu có một lộ trình phát triển phù hợp và đưa ra những chính sách quản
lý phù hợp với đặc trưng của vùng theo hướng phát triển bền vững
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Phương pháp này được thực hiện
từng bước theo điểm chìa khóa, theo tuyến Là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học địa lý Gồm các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn trong phòng: thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, các số liệu thống kê, kiểm kê về diện tích các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
+ Giai đoạn khảo sát thực địa: ở giai đoạn này, cần phải khảo sát đặc điểm tính chất và hiện trạng sử dụng đất tại các xã huyện Cẩm Mỹ
+ Giai đoạn xử lý số liệu sau thực địa
Trang 32- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, số liệu, bản đồ đã có để làm cơ sở
cho việc nghiên cứu đề tài như: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2010; Báo cáo thống kê đất đai huyện Cẩm Mỹ qua các năm; Báo cáo kinh tế xã hội huyện
Cẩm Mỹ qua các năm…
-Phương pháp thống kê so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được,
tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến động, thay đổi
về cơ cấu sử dụng đất
+ Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel Các số liệu được tính toán,
phân tích theo các bảng biểu, kết hợp với phần thuyết minh
+ Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch
+ Tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương
án quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất So sánh các chỉ tiêu thực hiện
so với mục tiêu đề ra trong phương án quy hoạch sử dụng đất
-Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Phân tích và đánh giá về tình
hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất của huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2005-2010 và giai đoạn 2010-2014
-Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý: Biên tập các bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2005, 2010, thành lập bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn
2005-2010 của huyện Cẩm Mỹ
Trang 33Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN CẨM MỸ GIAI ĐOẠN 2005 - 2010, 2010 - 2014
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1 Vị trí địa lý huyện Cẩm Mỹ
Huyện Cẩm Mỹ nằm ở phía đông nam tỉnh Đồng Nai Ranh giới huyện tiếp giáp với các đơn vị hành chính như:
- Phía Bắc giáp thị xã Long Khánh và huyện Xuân Lộc,
- Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,
- Phía Đông giáp huyện Xuân Lộc và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,
- Phía Tây giáp huyện Long Thành
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí huyện Cẩm Mỹ Diện tích tự nhiên toàn huyện 46.855 ha [nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Mỹ, năm 2014 ], gồm 13 xã Long Giao, Xuân Mỹ, Nhân Nghĩa,
Trang 34Sông Nhạn, Thừa Đức, Xuân Quế, Xuân Đường, Sông Ray, Bảo Bình, Xuân Đông, Lâm San, Xuân Bảo, Xuân Tây Trung tâm huyện đặt tại xã Long Giao chính là ngã
ba giao giữa Quốc lộ 56 và Hương lộ 10 Năm 2010, dân số ước khoảng 158 ngàn người
Là một huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có các đầu mối giao thông thuận lợi về đường bộ, Cẩm Mỹ đang có rất nhiều điều kiện để mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong cả nước Đặc biệt, theo quy hoạch của trung ương và của tỉnh, huyện Cẩm Mỹ nằm trong một vùng kinh tế phát triển với nhiều công trình được xây dựng quy mô lớn, có tác động mạnh đến đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, như: Sân bay quốc tế Long Thành (kế cận huyện Cẩm Mỹ); đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (dài 54,94km, đoạn đi qua huyện Cẩm Mỹ dài 8km); Cụm cảng nước sâu Vũng Tàu - Thị Vải Các công trình này khi xây dựng hoàn thành có thể thu hút rất nhiều nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương
2.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình:
Huyện Cẩm Mỹ có 3 dạng địa hình chính là: địa hình núi, địa hình gò đồi núi
thấp và địa hình đồng bằng ven sông suối [nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Mỹ]
- Địa hình núi: với độ dốc lớn như núi Hàng Gòn và núi Cam Tiêm ở xã Long Giao, có diện tích 937 ha chiếm 2% tổng diện tích toàn huyện, phù hợp cho trồng rừng
- Địa hình gò đồi núi thấp: với quy mô 37.484 ha chiếm 80% tổng diện tích toàn huyện là dạng địa hình chính của huyện Khu vực này có độ dốc phổ biến từ 30đến 80, khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với các loại hình cây lâu năm Tuy nhiên trên các khu vực có độ dốc trên 30 cần chú trọng biện pháp hạn chế tình trạng xói mòn đất trong mùa mưa
Trang 35- Địa hình đồng bằng ven suối: là dạng địa hình phân bố thành các dải dài ven Sông Ray, có quy mô khoảng 8.434 ha chiếm 18% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Độ dốc của khu vực từ 0-30, gần nguồn nước mặt, mực nước ngầm nông, một số khu vực đất thấp thường bị ngập vào các tháng mưa lớn Hầu hết diện tích trên dạng địa hình này đã được sử dụng trồng lúa và các loại cây ngắn ngày
- Lượng mưa lớn: trung bình 1.956-2.139 mm/năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa đạt cực đại vào tháng 7-9 Mùa khô thường bắt đầu từ tháng
12 đến tháng 4, do bị mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm nên để tiến hành sản xuất cần phải chủ động nước tưới cho cây trồng
2.1.3.Tài nguyên thiên nhiên
2.1.3.1 Tài nguyên đất:
Huyện Cẩm Mỹ tập trung 4 nhóm đất chính là:
a Nhóm đất đỏ (Ferasols-FR):
- Đặc điểm phát sinh: Đất hình thành trên đá mẹ bazan trung tính
- Thành phần cơ giới: Đất có thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên hạt,
Trang 36Đất chiếm diện tích lớn khoảng 47,35% tổng diện tích đất toàn huyện Phân
bố hầu hết các xã phía Tây của huyện như: Nhân Nghĩa, Long Giao, Xuân Mỹ, Xuân Đường… Chất lượng của nhóm đất đỏ có độ phì tương đối cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, cây ăn quả,…
b Nhóm đất đá bọt (AN-Andosols):
- Đặc điểm phát sinh: Đất được hình thành trên đá bọt núi lửa, có lớp bề mặt
Andic dày trên 35cm, được xếp vào nhóm đá bọt Andosols
- Thành phần cơ giới: thành phần cơ giới nhẹ, đá chưa phong hóa chiếm tỷ lệ
khá cao
- Tính chất lý hóa học: Độ chua hoạt tính và chua trao đổi trong đất đạt mức
trung bình
- Đặc tính nông học: đất rất giàu mùn, đạm, lân, mức độ giữ chặt lân rất cao
(71- 88%), lân dễ tiêu vẫn khá cao nhưng kali tổng số thấp
Tuy đất đá bọt núi lửa là loại đất tốt, nhưng lại có diện tích nhỏ (729 ha), phân bố trong phạm vi hẹp thuộc các xã Xuân Bảo, Bảo Bình,
Bảng 2.1 Diện tích các loại đất huyện Cẩm Mỹ
22.198 22.027
729
45
47,35 47,04 1,56 0,10
Trang 37- Thành phần cơ giới: Đất có thành phần cơ giới trung bình, thịt pha cát mịn
đến thịt pha sét
- Tính chất lý hóa học: Đất không chua, cation trao đổi cao, giàu cation kiềm
trao đổi
- Đặc tính nông học: Đất đen giàu đạm, kali tổng số nghèo
Nhóm đất nâu chiếm 47% tổng diện tích đất toàn huyện, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp huyện Nhóm đất này phân bố tập trung ở các xã vùng Sông Ray (hiện là địa bàn sản xuất cây lương thực trọng điểm của Huyện) chuyên trồng các loại cây ngắn ngày cho năng suất cao như: bắp, đậu đỗ, mía, lúa nước Yếu tố hạn chế của nhóm đất này là kết von và một số diện tích có tầng đá nông
Khả năng sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào địa hình và khả năng thoát nước, có thể sử dụng để trồng nhiều loại cây trồng cạn: đậu đỗ, bắp, … Những khu vực đất thấp có thể trồng lúa nước vào mùa mưa và trồng đậu vào mùa khô
Ao hồ Sông suối
(Nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Mỹ)
Trang 38Nhóm đất tầng mỏng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng diện tích toàn huyện (45 ha), phân bố ở xã Xuân Mỹ Nhóm đất này chủ yếu được hình thành trên địa hình núi với mẫu chất là đá granit, số ít trên đá bazan Do chất lượng đất kém, bị thoái hóa nghiêm trọng, nên chỉ dành cho trồng rừng hoặc cây có độ che phủ thay thế cây rừng
Huyện có tới 88,7% diện tích là dưới 80 khá thuận lợi cho mục đích nông nghiệp cũng như xây dựng các điểm dân cư và cơ sở hạ tầng 24,1% diện tích đất thuộc tầng mỏng (<50cm), 13,6% thuộc tầng trung bình (50-70cm), chỉ có 58,3% thuộc tầng dày và rất dày (>70cm)
Bảng 2.2 Diện tích đất phân theo độ dốc - tầng dày
Ha % < 30 30-50 50-70 70-100 >100 0-30
36
724 1.015
841
38,8 49,9 5,7 0,1 1,5 2,2 1,8
623
744 5.664
97 2.677
14.661 7.866 2.010
Tổngcộng (ha)
Tỷ lệ (%)
46.855 100,0
100,0 3.134
6,7
8.121 17,4
6.408 13,6
2.774 5,9
24.537 52,4
(Nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Mỹ)
Nhìn chung trong 4 nhóm đất của huyện, nhóm đất đỏ (Ferrasols) có nhiều
ưu điểm nhất, khá thích hợp với các loại cây lâu năm Kế đến là đất đen và đất đá bọt núi lửa, nhưng do bị hạn chế bởi yếu tố tầng dày nên chỉ thích hợp với cây hàng năm và rất nhạy cảm với điều kiện khô hạn
2.1.3.2 Tài nguyên nước:
Trang 39- Nước mặt : Phần lớn sông suối trong địa phận Cẩm Mỹ thường ngắn và dốc nên khả năng giữ nước kém, nghèo kiệt vào mùa khô Huyện có 2 hệ thống sông suối chính: Sông Ray, các hệ thống suối thuộc lưu vực sông Thị Vải
+ Hệ thống Sông Ray: bắt nguồn từ khu vực phía nam và tây nam núi Chứa
Chan, diện tích lưu vực trong phạm vi huyện Cẩm Mỹ khoảng 300 km2 với các nhánh suối chính như: suối Gia Hoét, suối Tầm Bó, suối Trung, suối Thề, .Sông chính có chiều dài: 60 km, đoạn chảy qua huyện Cẩm Mỹ dài 20-25 km, lưu lượng trung bình 10,6 m3/s Ngoại trừ dòng chính có nước quanh năm, đại bộ phận các
nhánh suối đều cạn kiệt vào cuối mùa khô Trên hệ thống Sông Ray đã xây dựng
được các hồ chứa nước nhỏ như: Hồ Suối Vọng, Hồ Suối Đôi, đã có tác dụng tốt trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhưng do lượng nước được tích trong hồ không lớn, địa hình vùng tưới bị chia cắt nên phạm vi tưới thường hẹp, chi phí cho tưới khá cao Hồ Suối Rang khả năng giữ nước kém nên năng lực tưới rất hạn chế
+ Các nhánh suối thuộc hệ thống Sông Thị Vải: bắt nguồn từ khu vực phía
Tây nam núi Đầu Rìu và núi Hàng Gòn, diện tích lưu vực: 300-400 km2, bao gồm các suối chính như: suối Quýt, suối Thái Lan, suối Rìu, suối Rầm, suối Sóc,… nhưng do thảm phủ kém, mùa khô kéo dài nên các suối này đa phần đều cạn kiệt nước vào cuối mùa khô
- Nước ngầm: Huyện Cẩm Mỹ nằm trong khu vực nghèo nước ngầm Trên
đất đỏ được phong hóa từ đá bazan nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25-30
m Các khu vực khác nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80-120m, lưu lượng trung bình từ 0,5 đến 12 l/s, chất lượng tốt Hiện nay nước ngầm đang được khai thác chủ yếu cho sinh hoạt và tưới cà phê, tiêu, cây ăn quả
2.1.3.3 Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ không nhiều, chủ yếu là đất và đá được sử dụng làm vật liệu xây dựng Nguồn nguyên liệu này lấy từ núi Cẩm Tiên (xã Nhân Nghĩa), Tổng diện tích các khu vực có thể khai thác đá xây dựng là 8,87 ha Hàng năm có thể khai thác 25.000 – 30.000 m3 đá cho nhu cầu xây
Trang 40dựng, sản xuất trên 2.000 bộ bàn, ghế đá các loại Ngoài ra đất sét có trữ lượng khá lớn, hàng năm có thể khai thác, sản xuất trên 5 triệu viên gạch
2.1.4 Thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu
Cẩm Mỹ là huyện thuần nông nên chất lượng môi trường ít bị ảnh hưởng
- Môi trường nước mặt: Nhìn chung còn tốt, cơ bản đạt quy chuẩn Việt Nam
QCVN 08:2008/BTNMT, cột A1, A2, nhưng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ về chất hữu cơ do chất thải sinh hoạt, công nghiệp và chăn nuôi
- Chất lượng nước ngầm: được đánh giá tương đối tốt, tuy nhiên có một số
giếng chỉ tiêu Coliform không đạt tiêu chuẩn nhưng mức độ không đáng kể Ô nhiễm vi sinh là do sử dụng các giếng chưa hợp vệ sinh (chưa được lát nền, chưa có che chắn cẩn thận và khoảng cách giếng chưa hợp lý so với các chuồng trại, công
trình vệ sinh,…) [nguồn: Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Cẩm Mỹ đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020, thực trạng môi trường ở Cẩm Mỹ ]
- Chất lượng không khí xung quanh huyện tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép, chỉ một số khu vực gần đường giao thông ô nhiễm tiếng ồn cục bộ
- Chất lượng không khí tại các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh 3733/2002/QĐ-BYT, tuy nhiên tại khu vực gần các trang trại chăn nuôi, chế biến hạt điều bị ô nhiễm mùi hôi do các khí NH3, H2S, mecarptan,… và khí thải hạt điều
có phenol
- Vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi là một trong những vấn
đề bức xúc và nổi cộm nhất về ô nhiễm môi trường, mặc dù một số cơ sở có xây hầm Biogas nhưng mùi hôi và nước thải vẫn còn gây ảnh hưởng rất lớn đến người dân sống chung quanh Huyện đã tiến hành quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi nhưng khâu tổ chức di dời các trang trại chăn nuôi trong và gần các khu dân cư vào các vùng quy hoạch diễn ra còn chậm