PHƯƠNG HƯỚNG , MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CẨM MỸ ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 88 - 93)

Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CẨM MỸ TỈNH ĐỒNG NAI

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG , MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CẨM MỸ ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Phương hướng phát triển a. Cơ sở định hướng phát triển

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Căn cứ Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Xét Tờ trình số 05/TTr-UBND ngày 17/11/2013 của Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Mỹ, Tờ trình số 138/TTr-STNMT ngày 23/11/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường.

b. Phương hướng phát triển

Là một huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có các đầu mối giao thông thuận lợi về đường bộ, Cẩm Mỹ đang có rất nhiều điều kiện để mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong cả nước.

Trên cơ sở nghiên cứu, khai thác các tiềm năng, lợi thế nói trên, Đảng bộ huyện Cẩm Mỹ đã xác định, từ nay đến năm 2020 sẽ thực hiện mục tiêu phát triển và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Trong đó, riêng về công nghiệp, huyện sẽ ưu tiên tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp chủ lực, bao gồm: công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; công nghiệp dệt may, giày dép; công nghiệp cơ khí; công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.

Theo quyết định số 1460/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã định hướng huyện Cẩm Mỹ sẽ thuộc vùng kinh tế phía Đông nhằm phát triển thế mạnh để trở thành vùng đô thị, công nghiệp tập trung chuyên ngành, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, thương mại – dịch vụ cấp vùng.

Trong đó hệ thống các điểm dân cư nông thôn tập trung gắn với lợi thế sản xuất nông, lâm nghiệp tại các xã trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, huyện Cẩm Mỹ sẽ trở thành vùng sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ, chế biến, cơ khí, may mặc giày da và công nghệ sinh học.

Theo quyết định số 2775/QĐ-UBND về quy hoạch phát triển chăn nuôi và định hướng đến năm 2020 huyện Cẩm Mỹ đã xác định huyện sẽ là vùng phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung gia súc, gia cầm mà đặc biệt là heo, bò và gà. Để hoạt động sản xuất phát triển hơn trong tương lai, tỉnh Đồng Nai đã định hướng xây dựng Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học tại huyện Cẩm Mỹ.

Đồng thời những tiền đề về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tư tưởng và nhận thức của nhân dân về xây dựng xã hội đồng thuận và nếp sống đô thị;

nguồn nhân lực được đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức từng bước xây dựng huyện nâng lên thành quận.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng hướng; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng cơ bản, thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp (giữ chăn nuôi làm trọng); phát huy tiềm năng lợi thế để huyện Cẩm Mỹ là một trong những đơn vị đầu tàu về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh với tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp GDP của huyện với tỷ trọng cao, gắn tăng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội; kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với xây

dựng kết cấu hạ tầng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng và chỉnh trang đô thị, với gìn giữ tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái, với phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của các tầng lớp dân cư trong huyện. Phấn đấu đến năm 2020 huyện Cẩm Mỹ cơ bản thành huyện Công nghiệp – dịch vụ; phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại.

3.1.2. Mục tiêu phát triển

Xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương, quán triệt chủ trương “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội” và tinh thần các Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cẩm Mỹ đã xác định mục tiêu tổng quát đó là:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng:

+ Giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp từ 74,4% năm 2005 xuống còn 60,2% năm 2010 và 38% năm 2020.

+ Tỷ trọng dịch vụ tăng từ 18,0% năm 2005 lên 20,7% năm 2010 và 30%

năm 2020.

+ Tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 7,6% năm 2005 lên 19,1%

năm 2010 và 32% năm 2020.

- Quản lý tốt nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện. Phấn đấu đạt tốc độ tăng thu ngân sách 16,2% năm giai đoạn 2006-2010 và 11,2% giai đoạn 2011-2020.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so GDP tăng từ 25,3% năm 2005 lên 31% năm 2010 và 34,5% năm 2020. Tương ứng tăng từ 210 tỷ đồng năm 2005 lên 470 tỷ đồng năm 2010 và 1.670 tỷ đồng năm 2020.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 11,3% năm 2005 xuống còn 1,5% năm 2010 và dưới 1% năm 2020 (theo tiêu chí mới của tỉnh Đồng Nai).

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,35% năm 2005 xuống còn 1,26% năm 2010 và dưới 1% năm 2020, quy mô dân số tăng từ 153.789 người năm 2005 lên 168.960 năm 2010 và 198.000 người năm 2020.

a. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994): Đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đạt 203,5 tỷ đồng, gấp khoảng 3,87 lần năm 2005; Đến năm 2015 đạt 699 tỷ đồng, gấp khoảng 3,44 lần năm 2010; Đến năm 2020 đạt 2.220 tỷ đồng, gấp 3,18 lần năm 2015.

- Tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp chủ lực bao gồm: công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp dệt may, giày dép, công nghiệp cơ khí, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.

Để thực hiện được mục tiêu này, huyện sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư có chiều sâu vào ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, đổi mới công nghệ, nhằm sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng và tính cạnh tranh cao, đảm bảo nghiêm ngặt các điều kiện về môi trường.

Đối với ngành công nghiệp dệt may, giày dép, mặc dù cũng ưu tiên phát triển, nhưng huyện sẽ không thu hút dệt nhuộm do sử dụng nhiều nước và nguy cơ ô nhiễm cao. Riêng lĩnh vực công nghiệp cơ khí, huyện sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các dự án ngành cơ khí điện tử, chủ yếu là thiết bị điện để đến năm 2020 đưa ngành cơ khí trở thành một trong những ngành chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu ngành công nghiệp của huyện.

Ngoài ra, huyện Cẩm Mỹ cũng sẽ dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản của địa phương để tiếp tục phát triển các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và khuyến khích thu hút đầu tư của các doanh nghiệp để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Thực hiện tốt chính sách liên quan đến sử dụng đất đai đai, giải phóng mặt bằng…, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp lập dự án đầu tư, sản xuất ổn định và phát triển,ưu tiên cho mục tiêu xây dựng các xí nghiệp, xưởng sản xuất phục vụ phát triển công nghiệp – tiểu thu công nghiệp của huyện.

b. Sản xuất nông nghiệp

Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 22-25% trong ngành nông nghiệp vào năm 2010 lên 32-35% vào năm 2015 và 42-45% vào năm 2020.

Chú trọng phát triển các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, đưa tỷ lệ đàn heo chăn nuôi trang trại từ 56% hiện nay lên > 65-70% và hầu hết được chăn nuôi trang trại vào cuối giai đoạn 2016-2020. Tỷ lệ đàn gia cầm nuôi trang trại tăng tương ứng từ 50-55% năm 2010 khoảng 80-85 năm 2015 và hầu hết được chăn nuôi trang trại vào cuối giai đoạn 2016-2020.

c. Dịch vụ - thương mại

Phát triển đa dạng với tốc độ cao, khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện, tích cực huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện. Đẩy mạnh hoạt động thương mại – dịch vụ ở các cụm dân cư, trong các thôn, xóm; phát triển kinh tế dịch vụ đồng thời với bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bỏa tồn và phát huy giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa.

Chuyển dịch một bộ phận lao động trong nông nghiệp sang làm ngành nghề kinh doanh dịch vụ nhất là địa bàn dân cư đã giao đất nông nghiệp cho các mục đích khác của tỉnh.

Xây dựng các công trình, dự án khu công nghiệp, đô thị mới. Cải tạo, xây dựng và sắp xếp lại các chợ theo quy hoạch. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại – dịch vụ và quản lý thị trường.

d. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường

Xây dựng quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý; gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Tăng cường quản lý đất đai, đảm bảo sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên quỹ đất phục vụ sản xuất lâu dài và dành diện tích thích hợp cho hoạt động văn hóa, thể thao, xây dựng trường học, trạm y tế… Xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm về đất đai, tài nguyên. Tăng cường bảo vệ môi

trường, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

e. Nguồn lao động

Nguồn nhân lực của huyện hiện vẫn còn thiếu hụt rất lớn, nhất là đối với ngành công nghiệp có kỹ thuật cao và đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh doanh... Bởi, theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu lao động công nghiệp trên địa bàn huyện sẽ phát triển lên tới khoảng 15 ngàn người.

Để khắc phục tình trạng khó khăn nói trên, huyện xem việc phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu. Theo đó, bên cạnh việc tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền những chủ trương, chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và người lao động tiếp cận và tham gia, huyện cũng khuyến khích và đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; đa dạng hóa các hình thức sở hữu và thu hút vốn đầu tư cho giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tăng đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đồng thời, huyện cũng sẽ quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách đầu tư xây dựng mới Trung tâm dạy nghề huyện để có khả năng đào tạo từ 2 - 3 ngàn lao động/năm; khuyến khích mở rộng các cơ sở dạy nghề tư nhân và tăng cường nâng cao chất lượng dạy nghề, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)