QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 30 - 33)

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO ĐỊNH HƯỚNG

1.3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Quan điểm hệ thống: Nghiên cứu phải dựa trên nhiều công đoạn, từ phân tích hiện trạng các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, hiện trạng sử dụng

đất, đánh giá biến động sử dụng đất, cho đến các định hướng phát triển của địa phương. Các kết quả nghiên cứu đưa ra vừa có tính khoa học, vừa phản ánh điều kiện khách quan, phù hợp với các điều kiện đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu, là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của huyện Cẩm Mỹ.

- Quan điểm lịch sử: Mỗi một đơn vị lãnh thổ bất kỳ đều phải trải qua quá trình hình thành và phát triển theo thời gian. Như vậy, việc nghiên cứu lãnh thổ phải dựa trên quan điểm lịch sử giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ về mọi phương diện lãnh thổ trong quá khứ; đồng thời, đưa ra những định hướng phát triển lãnh thổ trong tương lai. Từ đây, chúng ta có cái nhìn đầy đủ về mọi phương diện của quá trình biến đổi sử dụng đất trong giai đoạn hiện tại và diện mạo của khu vực thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong tương lai.

- Quan điểm phát triển bền vững: Với mục tiêu định hướng sử dụng đất lâu dài được đặt ra cho huyện Cẩm Mỹ, khu vực này có thể quy hoạch cũng như hoạch định các chính sách một cách chính xác phù hợp và hiệu quả nhất cho quá trình phát triển bền vững của vùng. Với quan điểm nghiên cứu này, việc duy trì cơ cấu sử dụng đất hợp lý song vẫn đảm bảo đầy đủ chức năng của lãnh thổ sẽ đảm bảo khu vực nghiên cứu có một lộ trình phát triển phù hợp và đưa ra những chính sách quản lý phù hợp với đặc trưng của vùng theo hướng phát triển bền vững.

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Phương pháp này được thực hiện từng bước theo điểm chìa khóa, theo tuyến. Là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học địa lý. Gồm các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn trong phòng: thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, các số liệu thống kê, kiểm kê về diện tích các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

+ Giai đoạn khảo sát thực địa: ở giai đoạn này, cần phải khảo sát đặc điểm tính chất và hiện trạng sử dụng đất tại các xã huyện Cẩm Mỹ.

+ Giai đoạn xử lý số liệu sau thực địa.

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, số liệu, bản đồ đã có để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài như: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2010; Báo cáo thống kê đất đai huyện Cẩm Mỹ qua các năm; Báo cáo kinh tế xã hội huyện Cẩm Mỹ qua các năm…

-Phương pháp thống kê so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến động, thay đổi về cơ cấu sử dụng đất.

+ Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel. Các số liệu được tính toán, phân tích theo các bảng biểu, kết hợp với phần thuyết minh.

+ Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch.

+ Tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề ra trong phương án quy hoạch sử dụng đất.

-Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Phân tích và đánh giá về tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất của huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005-2010 và giai đoạn 2010-2014.

-Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý: Biên tập các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2010, thành lập bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005- 2010 của huyện Cẩm Mỹ.

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)