Nguyên nhân của sự biến động sử dụng đất

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 85 - 88)

2.5. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2005-2010 VÀ 2010-2014 HUYỆN CẨM MỸ

2.5.3. Nguyên nhân của sự biến động sử dụng đất

Sự biến động sử dụng đất huyện Cẩm Mỹ giai đoạn 2005-2014 là tập hợp của nhiều nhân tố trong đó ta có thể đề cập tới nguyên nhân chính sau:

a. Quy hoạch tổng thể huyện Cẩm Mỹ

Sự biến động do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, về thực tế quỹ đất của huyện tăng thêm 18,39 ha trong giai đoạn 2005-2010 và không thay đổi trong giai đoạn 2010-2014 mà chỉ thay đổi diện tích các loại đất thành phần. Sự biến động này ta thấy rõ qua bảng biến động các loại đất đã xây dựng ở trên. Sự biến động lớn về hiện trạng sử dụng đất của huyện Cẩm Mỹ phải đề cấp tới đó là những chính sách quản lý, quy hoạch sử dụng đất của huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai. Những kế hoạch thu hẹp và mở rộng diện tích các loại đất bằng số liệu và phương án cụ thể, đặc biệt là quá trình đầu tư xây dựng các hồ chứa nước phục vụ nông nghiệp, khu trung tâm hành chính huyện…

b. Tình hình phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội, huyện Cẩm Mỹ đã có sự xuất hiện và mở rộng quy mô sản xuất tập trung, đã làm cho quá trình chuyển hóa các loại đất thành đất chuyên dùng và đất ở. Bên cạnh đó, nhu cầu về lương thực, thực phẩm an toàn, vui chơi giải trí của người dân cung đòi hỏi sự gia tăng diện tích đất phi nông nghiệp. Cụ thể, đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất ở cho dân cư, xây dựng công trình công cộng phục vụ đời sống của nhân dân, đất giao thông và đất bãi thải xử lý chất thải.

c. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng cơ bản

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai cũng là nguyên nhân gây ra sự biến động hiện trạng sử dụng đất của huyện Cẩm Mỹ. Sự tăng tỉ trọng của ngành tiểu thủ công nghiệp, bán công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, ngành nghề tái sản xuất thu gom và giảm tỉ trọng ngành nông-công nghiệp là động lực thúc đẩy sự biến động các loại đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng tạo nên sự biến động trong cơ cấu sử dụng mỗi loại đất như ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu gom và tái

chế rác thải phát triển làm cho diện tích đất trồng nông nghiệp, đất trồng rau, đất nuôi trồng thủy sản biến động mạnh.

d. Gia tăng dân số

Sự biến động các loại đất của huyện Cẩm Mỹ trong những năm qua chịu ảnh hưởng rất lớn từ tác động của sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, gia tăng tự phát các ngành nghề tạo nhiều sức ép tới tài nguyên môi trường đặc biệt là tài nguyên đất. Diện tích đất nông nghiệp giảm, đất ở gia tăng, đất sản xuất ngành nghề rải rác, không tập trung, manh mún là hệ quả của sự tăng dân số, cụ thể như:

- Dân số: tổng số dân toàn huyện khoảng 158.000 người, với 31.998 hộ năm 2010, mật độ dân số bình quân là 337 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm tương đối cao: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng 1,25 % năm 2010. Dự kiến trong thời gian tới với xu hướng đô thị hóa và phát triển kinh tế ngành nghề, dịch vụ sẽ tạo sức hút lao động làm cho tỷ lệ tăng dân số cơ học trên địa bàn có biến động tăng khá:

- Về quy mô cơ cấu lao động:

Năm 2005 số lao động làm việc trong ngành kinh tế: 79.023 người chiếm 54,88 % tổng dân số. Trong đó lao động làm việc ở khu vực nông – lâm – thủy sản là 64.292 người chiếm 81,86 %; khu vực công nghiệp – xây dựng là 2.975 chiếm 3,76 % ; khu vực thương mại – dịch vụ là 11.756 người chiếm 14,88 % tổng số lao động đang làm việc

Năm 2010 số lao động làm việc trong các ngành kinh tế: 80.529 người chiếm 50,96 % tổng dân số. Trong đó lao động làm việc ở khu vực nông – lâm – thủy sản là 62.206 người chiếm 77,25 %; khu vực công nghiệp – xây dựng là 4.110 chiếm 5,10 % ; khu vực thương mại – dịch vụ là 14.213 người chiếm 17,65 % tổng số lao động đang làm việc

Theo số liệu phòng thống kê huyện Cẩm Mỹ năm 2013, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là: 90.059 người chiếm 50,44 % tổng số dân. Trong đó lao động làm việc ở khu vực nông lâm nghiệp là 59.002 người chiếm 65,51 % ; khu vực công nghiệp xây dựng là 11.532 người chiếm 12,80 %; khu vực thương mại – dịch vụ là 19.525 người chiếm 21, 69 % tổng số lao động .

Quá trình tăng dân số trong những năm gần đây, kèm theo tăng tỷ trọng cơ cấu dân số đối với các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ dẫn đến quá trình sử dụng đất cho các ngành nông – lâm – thủy sản giảm dần.

e. Điều kiện tự nhiên

Bên cạnh đó, các hiện tượng tự nhiên, tác động của thiên tai như hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, thoái hóa đất… đã làm suy thoái vùng đất thủy sản, đất ven sông thành những vùng đất không sử dụng được vào các mục đích kinh tế.

Quá trình đô thị hóa tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên đất và đến cân bằng sinh thái. Tài nguyên đất bị khai thác cạn kiệt để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ngập úng, cùng với nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước, thiếu khu thu gom tái chế, nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn tại các khu dân cư đông đúc, sản xuất công nghiệp, tái chế, thu gom phế liệu phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải. Trong đó chất thải gây nguy hại ngày càng tăng, bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm trọng.

Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu đô thị là vấn đề môi tường chưa được đề cập đầy đủ và quan tâm đúng mức trong quy hoạch xây dựng đô thị. Bên cạnh đó, các vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng đất và phân khu chức năng, các cơ sở hạ tầng phục vụ cho hệ thống thu gom, xử lý rác thải, giảm ô nhiễm… chưa đáp ứng nhu cầu.

Nguyên nhân dẫn đến việc các đô thị phải chịu sức ép môi trường ngày càng tăng là việc thiếu các biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo quản lý xây dựng. Tình trạng xây dựng lôn xộn tại các khu sản xuất, thu gom, tái chế là vấn đề lớn, bức xúc đòi hỏi quản lý cấp bách và hiệu quả. Điều này ảnh hưởng đến việc giải quyết hậu quả môi trường sẽ là vô cùng lớn.

Hệ thống bảo vệ môi trường như vành đai xanh chưa được quy hoạch, hệ thống tưới tiêu, sông ngòi, kênh rạch không được bảo vệ. Quan điểm về vấn đề cây xanh bảo vệ môi trường chỉ đơn thuần là trồng cây trên đường để che nắng. Việc chọn lựa cây trồng vừa đảm bảo môi trường, vừa đảm bảo cảnh quan đô thị vẫn chưa được chú trọng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)