1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý công tác thanh tra tài chính ở các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

106 469 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 745 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TẠ THỊ DIỆU LÊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ M

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TẠ THỊ DIỆU LÊ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HOC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TẠ THỊ DIỆU LÊ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 60.14.01.14

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ TRINH

Trang 3

NGHỆ AN, 2013

LỜI CÁM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn.Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chânthành tới:

Ban giám hiệu, phòng Sau đại học trường Đại học Vinh đã tạo mọi điềukiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn;

PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh, người đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫntôi hoàn thành luận văn này;

Tập thể thầy cô trường Đại học Vinh đã tận tình truyền đạt kiến thức,hướng dẫn học tập và nghiên cứu trong suốt quá trình học;

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý, kế toántrường trung học phổ thông công lập thành phố Hồ Chí Minh cùng bạn bè lớpQuản lý Giáo dục 19B, các đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôitrong thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đãcho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này cũngkhó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự hướng dẫn, góp ý của các quýlãnh đạo, quý thầy cô, đồng nghiệp và các bạn lớp 19B

Xin trân trọng cám ơn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày19 tháng 8 năm 2013

Tác giả

Tạ Thị Diệu Lê

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Các khái niệm cơ bản 9

1.3 Một số vấn đề về hoạt động thanh tra tài chính trong nhà trường trung học phổ thông công lập 22

1.4 Thanh tra sở với việc quản lý công tác thanh tra tài chính các trường trung học phổ thông công lập 28

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác thanh tài chính ở các trường trung học phổ thông công lập 32

Kết luận chương 1 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG TRUN G HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 35

2.1 Giới thiệu về quá trình nghiên cứu thực trạng 35

2.2 Khái quát tình hình hoạt động tài chính ở các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 36

2.3 Thực trạng công tác thanh tra tài chính ở các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 42

2.4 Thực trạng quản lý công tác thanh tra tài chính tại các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .53

2.5 Đánh giá chung về thực trạng 66

Kết luận chương 2 .67

Trang 5

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 68

3.1 Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015 của Thành phố Hồ Chí Minh 68

3.2 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 71

3.3 Một số giải pháp quản lý công tác thanh tra tài chính ở các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 72

3.3.1 Nâng cao nhận thức về thanh tra giáo dục và thanh tra tài chính nhà trường 72

3.3.2 Đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra tài chính trường trung học phổ thông công lập 74

3.3.3 Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác quản lý tài chính cho cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông công lập 76

3.3.4 Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra về công tác quản lý tài chính 78

3.3.5 Đảm bảo tốt các điều kiện phục vụ cho công tác thanh tra 79

3.3.6 Tạo động lực cho đội ngũ Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra 82

3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp 83

3.5 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý công tác thanh tra tài chính .84

Kết luận chương 3 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .88

TÀI LIỆU THAM KHẢO .92 PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 về

“Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” có xác định “Phát triển giáo dụcphải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và củatoàn dân Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nângcao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáodục Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”, “Xây dựng xã hội học tập, tạo

cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với ngườidân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách” Và đề ra giải pháp đểtăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, đó là “Tiếp tụcđổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệuquả hơn các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng caotính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệmđối với Nhà nước, người học và xã hội”

Trong hoạt động quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng, kiểmtra, thanh tra là chức năng quan trọng giúp cho nhà quản lý xác định hệ quảnlý đang ở tình trạng nào để có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp; kiểm tra,thanh tra còn là cầu nối giữa nhà quản lý và đối tượng bị quản lý, là nơi diễn

ra quá trình thu nhận thông tin để hệ vận động và phát triển Do đó, việcnghiên cứu hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra là yêu cầu có tính cấp thiếtvà liên tục

Trong cơ chế thị trường hiện nay ở Việt Nam, sự nghiệp GDĐT đangphát triển theo hướng xã hội hóa và đa dạng hóa mục tiêu, chương trình, loạihình trường lớp và các loại hình giáo dục, đào tạo nhằm mục đích nâng caodân trí của toàn thể dân cư trong xã hội Điều này được thể hiện ở chỗ nguồntài chính trong trường công lập không chỉ là nguồn tài chính do Nhà nước cấp

Trang 7

mà còn bao gồm sự đóng góp của cá nhân, tổ chức hỗ trợ kinh phí hoạt độnggiáo dục và các hoạt động dịch vụ khác của nhà trường Tuy nhiên, trongcông tác quản lý không phải tất cả lãnh đạo nhà trường điều am hiểu tronglĩnh vực tài chính Do đó, thực tế tại TP.HCM việc quản lý hoạt động tàichính tại nhà trường còn nhiều hạn chế làm cho hoạt động chung của nhàtrường bị ảnh hưởng, nghiêm trọng hơn còn xuất hiện nhiều bức xúc trong tậpthể cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Thực tế trong những năm gần đây, nhà nước thực hiện chính sách xãhội hóa giáo dục và thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thựchiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệpcông lập để giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho nhà trường Thực chấtlà trao quyền về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho thủ trưởng các đơnvị, Hiệu trưởng nhà trường Từ đó, hình thành nên những hiểu sai, hiểu khôngđúng dẫn đến việc triển khai, thực hiện các chính sách của nhà nước còn hạnchế và không hiệu quả

Đứng trước nhu cầu xã hội, diễn tiến các hoạt động tài chính của nhàtrường ngày càng phức tạp, gặp nhiều khó khăn trong quản lý Công tác thanhtra, kiểm tra QLTC của nhà trường chủ yếu được thực hiện không hiệu quả,chỉ chạm vào bề nổi của tảng băng trong khi đó những phản ánh, khiếu nại, tốcáo của người dân về công tác QLTC của Hiệu trưởng ngày một nhiều hơn,một bộ phận nhân dân, cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các trường đang mấtdần niềm tin với cán bộ quản lý và nhà nước về hoạt động tài chính Do đó,các cơ quan quản lý cần nghiên cứu, đặt vấn đề để giải quyết nghiêm túc cácvấn đề QLTC và nâng cao công tác QLTC của nhà trường

Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp quản lý công tác thanh tra tài chính ở các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn

Trang 8

thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, chuyên

ngành Quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác thanh tra tài chính ở cáctrường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM, từ đó góp phần nâng cao hiệuquả QLTC trên địa bàn

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quản lý công tác thanh tra tài chính ở cáctrường THPT công lập

- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý công tác thanh tra tài chính

ở các trường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xác định và thực hiện được các giải pháp quản lý mang tính khoahọc, khả thi thì có thể nâng cao hiệu quả công tác thanh tra tài chính ở cáctrường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác thanh tra tài chính ởtrường THPT công lập

- Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác thanh tra tài chính ở cáctrường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM

- Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi một số giải pháp quản lýcông tác thanh tra tài chính ở các trường THPT công lập trên địa bànTP.HCM

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 9

- Đề tài tổ chức khảo sát thực trạng và thăm dò tính cần thiết khả thicủa một số giải pháp quản lý công tác thanh tra tài chính tại các trường THPTcông lập ở TP.HCM.

- Thời gian khảo sát từ năm 2010- 2012; Các giải pháp được đề xuất ápdụng cho giai đoạn thời gian từ 2013- 2015

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng phương pháp

phân tích- tổng hợp lý thuyết; phân loại- hệ thống hóa lý thuyết; cụ thể hóa lýthuyết để thực hiện nhiệm vụ thứ nhất đề tài

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn để xây dựng cơ sở thực

tiễn của đề tài và tổ chức thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số giải phápquản lý được đề xuất

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

6.3 Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được

7 Những đóng góp của luận văn

- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý công tác thanhtra tài chính ở các trường THPT công lập

- Làm rõ thực trạng quản lý công tác thanh tra tài chính ở một số trườngTHPT công lập trên địa bàn TP.HCM

- Xác định được một số giải pháp có tính khả thi nhằm quản lý công tácthanh tra tài chính ở các trường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận vănbố trí trong 3 chương:

Trang 10

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác thanh tra tài chính tạicác trường THPT công lập

- Chương 2: Thực trạng quản lý công tác thanh tra tài chính ở cáctrường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM

- Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác thanh tra tài chính ở cáctrường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ngày 29 tháng 10 năm 1988, Bộ Giáo dục (ngày nay là Bộ GDĐT) đãban hành Quyết định số 1019/QĐ ban hành quy định về tổ chức và hoạt độnghệ thống thanh tra giáo dục Trải qua gần 25 năm hoạt động và phát triển,thanh tra giáo dục đã từng bước phát triển vững mạnh với một hệ thống cácvăn bản quy phạm pháp luật ngày càng cụ thể, chặt chẽ Trong những nămgần đây, thanh tra giáo dục hoàn thiện về nhiều mặt không chỉ quan tâm đếncác vấn đề liên quan đến hoạt động chuyên môn giáo dục mà còn quan tâmđến sự ổn định trong hoạt động tài chính tại các cơ sở giáo dục

Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướngChính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, BộGDĐT đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục các bậc học năm học2008-2009, trong đó yêu cầu cấp Thanh tra sở phải có 01 Thanh tra viên cóchuyên môn nghiệp vụ về tài chính đồng thời để nâng cao việc thanh tra, kiểm

tra việc triển khai thực hiện chủ đề của năm học 2008 – 2009: “Đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới QLTC và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Các năm học sau, trong

hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học, Thanh tra bộ đều có chútrọng yêu cầu tích cực thanh tra công tác QLTC của Hiệu trưởng, tập trungchủ yếu vào các hoạt động như: nguồn kinh phí ngoài ngân sách, nguồn huyđộng từ nhân dân, kinh phí chương trình mục tiêu, nguồn viện trợ từ nướcngoài,… công tác tự kiểm tra tài chính, việc sử dụng học phí, chi tiêu cáckhoản đóng góp của xã hội, công khai minh bạch các nguồn tài chính

Quán triệt Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 củaQuốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong

GDĐT từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 đó là: “Các cơ quan

Trang 12

quản lý nhà nước về giáo dục, tài chính và các cơ quan hữu quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc sử dụng tài chính của các cơ sở giáo dục

và đào tạo, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật” Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính ở các cơ sở giáo dục

dần được sự quan tâm của các cấp

Tuy nhiên, ngoài các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm họccủa Bộ GDĐT và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra của Chính phủ thìhiện nay vẫn chưa có sự hướng dẫn bằng văn bản của Bộ GDĐT đối với hoạtđộng TTTC trong lĩnh vực giáo dục Công tác TTTC trong lĩnh vực giáo dụchoạt động dựa trên các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính dành cho đơn vịthuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính và Sở Tài chính như:

- Quyết định số 32/2006/QĐ-BTC ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Bộtrưởng Bộ Tài chính về ban hành Quy chế về hoạt động thanh tra, kiểm tra tàichính

- Quyết định số 64/2006/QĐ-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Bộtrưởng Bộ Tài chính về Ban hành Quy trình thanh tra tài chính

Đồng thời hoạt động TTTC chủ yếu là dựa vào các văn bản quy phạmpháp luật quy định, hướng dẫn việc thực hiện hoạt động tài chính, kế toán ápdụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp như:

- Luật Ngân sách năm 2002;

- Luật Kế toán năm 2003;

- Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 21/5/2004 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụngtrong lĩnh vực kế toán nhà nước;

- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chínhphủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Trang 13

- Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tàichính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thựchiện nhiệm vụ, tố chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệpcông lập;

- Và các văn bản khác hướng dẫn hoạt động tài chính, kế toán ở cácđơn vị sự nghiệp GDĐT, như: văn bản hướng dẫn thu chi học phí, thông tưquy định chế độ công tác phí, chi trả lương làm thêm ngoài giờ, công khai tàichính, tự kiểm tra tài chính,

Trước năm học 2008-2009, hoạt động TTTC được thực hiện dưới hìnhthức kết hợp với các đoàn thanh tra toàn diện và thanh tra chuyên đề công tácquản lý của Hiệu trưởng Tuy nhiên, hoạt động này chỉ mang tính hình thức vìcán bộ thanh tra phụ trách không có nghiệp vụ chuyên môn về kế toán nênphụ thuộc rất nhiều vào ý kiến của phòng KHTC Do vậy, việc đánh giá tìnhhình hoạt động tài chính kế toán của các đơn vị không chính xác và thiếukhách quan

Từ năm học 2009-2010 đến nay, Thanh tra sở bổ sung một nhân sự phụtrách TTTC thì hoạt động TTTC có tính độc lập hơn, ít phụ thuộc chuyênmôn vào phòng KHTC Sở GDĐT quản lý tài chính các trường THPT, TTGDTX cấp thành phố, các trường trung cấp và cao đẳng công lập trực thuộc,các cơ sở giáo dục này đều đã được giao quyền tự chủ tài chính theo Nghịđịnh số 43/2006/NĐ-CP đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phầnchi phí hoạt động Cũng trong năm học 2009-2010, Thanh tra sở đã xây dựngkế hoạch thanh tra tài chính hai trường trung học phổ thông để nắm bắt vàđánh giá sơ lược tình hình hoạt động tài chính Ngoài ra, còn kết hợp TTTCtrong thanh tra chuyên đề công tác quản lý của Hiệu trưởng TTTC trong

Trang 14

những ngày đầu gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm và lúng túngkhi tiếp xúc với hoạt động tài chính của các đơn vị

Hiện nay, TTTC đã dần đi vào ổn định, nề nếp, nội dung thanh tra đãcó chiều sâu và đi vào trọng tâm Trong những năm qua, hoạt động TTTC đãđánh giá được sơ lược tình hình hoạt động của các đơn vị đặc biệt là trườngTHPT công lập

Đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động tài chính, kế toán trong trườnghọc như:

- Ngô Thế Chi – Nguyễn Duy Liễu với “Kế toán – Kiểm toán trongtrường học”, 2002;

- Tạ Duy Đăng với “Cẩm nang kế toán trường học”, 2003;

Và nghiên cứu về hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính như:

- Quang Anh – Hà Đăng đã nghiên cứu và xuất bản cuốn “Những điềucần biết trong hoạt động thanh tra-kiểm tra ngành GDĐT”, 2003

- Tăng Bình – Thu Huyền – Ái Phương với “Tra cứu các tình huống về

tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính và những quy định mới nhất vềlập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước”, 2013

Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ kinh tế hay thạc sỹ chuyên ngànhQuản lý giáo dục nghiên cứu về hoạt động QLTC, thanh tra toàn diện ở cáctrường THPT công lập có đề cập đến vấn đề hoạt động tài chính cũng nhưhoạt động thanh tra toàn diện nhà trường Tuy nhiên, vẫn chưa có đề tài nàonghiên cứu sâu về quản lý công tác TTTC ở các THPT công lập trên địa bànTP.HCM Do vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu TTTC ở các trường THPT cônglập trên địa bàn TP.HCM là việc làm rất cần thiết

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Tài chính

1.2.1.1 Khái niệm tài chính

Trang 15

Theo từ điển Tiếng Việt: Tài chính là việc quản lý thu, chi tiền bạctrong một tổ chức xã hội hay một nước [11, tr.751]

Theo tác giả Dương Đăng Chinh về khái niệm tài chính: Tài chính thểhiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội Nóphản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối nguồntài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứngcác nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội [8, tr.15]

Vậy, tài chính là việc quản lý sự vận động của hoạt động thu, chi tiềnbạc trong mọi chủ thể xã hội

1.2.1.2 Các chức năng cơ bản của tài chính

Chức năng của tài chính là các thuộc tính khách quan vốn có, là khảnăng thế năng bên trong biểu lộ tác dụng xã hội của tài chính, bao gồm cácchức năng cơ bản sau đây:

- Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó, cácnguồn tài lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào cácquỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảonhững nhu cầu, những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội [8, tr.20]

- Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó việckiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của cácnguồn tài chính để tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mụcđích đã định [8, tr.29]

1.2.1.3 Phân loại hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính bao gồm nhiều bộ phận cấu thành Tùy theo các tiêuthức tiếp cận khác nhau và các mục tiêu quản lý khác nhau có thể phân loại hệthống tài chính theo các cách khác nhau:

a) Phân loại theo quan hệ sở hữu các nguồn tài chính, hệ thống tài chínhđược chia thành Tài chính nhà nước và Tài chính phi nhà nước

Trang 16

- Tài chính nhà nước thuộc sở hữu nhà nước phục vụ hoạt động của bộmáy nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước Tài chính nhànước bao gồm: Ngân sách nhà nước; tài chính của các cơ quan hành chínhnhà nước; tài chính doanh nghiệp nhà nước; tài chính các đơn vị sự nghiệpnhà nước, tài chính của các tổ chức tài chính trung gian thuộc sở hữu nhànước (như ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm) [8,tr.52].

- Tài chính phi nhà nước thuộc sở hữu của khu vực không phải nhànước phục vụ cho hoạt động của các chủ thể ở khu vực đó Tài chính phi nhànước gồm có: Tài chính các tổ chức xã hội và các quỹ có cùng tính chất; tàichính các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm thuộc sởhữu tư nhân; tài chính hộ gia đình [8, tr.52]

b) Phân loại theo mục đích sử dụng các nguồn tài chính cho lợi íchcông hay lợi ích tư, hệ thống tài chính được phân chia thành tài chính công vàtài chính tư

- Tài chính công phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội, của toànquốc, cả cộng đồng, không vì mục tiêu lợi nhuận Thuộc về tài chính công có:Ngân sách nhà nước; tài chính các cơ quan hành chính nhà nước, tài chính cácđơn vị sự nghiệp nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước khác [8, tr.53]

- Tài chính tư phục vụ cho lợi ích của một nhóm người, một tập thể,một tổ chức, lợi ích của kinh tế tư nhân, hộ gia đình Thuộc về tài chính tưgồm có: tài chính các doanh nghiệp; các ngân hàng thương mại, các công tybảo hiểm thuộc mọi loại hình sở hữu; tài chính các hộ gia đình; tài chính các

tổ chức xã hội [8, tr 53]

1.2.1.4 Các hoạt động tài chính trong trường phổ thông

a) Xây dựng kế hoạch tài chính và lập dự toán

Trang 17

Hàng năm, Hiệu trưởng phải chỉ đạo xây dựng KHTC cho đơn vị Phảixác định việc thu chi trong nhà trường, như: thu những nguồn nào?; thu vàothời gian nào?; chi những nội dung nào?, chi bao nhiêu?, … Việc lập KHTCphải phù hợp với nhiệm vụ năm học và điều kiện của nhà trường Việc lậpKHTC phải diễn ra cùng với việc lập dự toán Hiệu trưởng chỉ đạo người phụtrách kế toán lập dự toán theo năm tài chính Hiệu trưởng có trách nhiệmkiểm tra và tham gia vào việc lập dự toán.

Những căn cứ để lập dự toán:

- Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ và chi tiêu kế hoạch được giaocho năm kế hoạch

- Căn cứ vào sự đánh giá thu chi của kỳ trước, có phân tích cụ thể

- Căn cứ vào các chế độ chính sách hiện hành, các định mức chi đã quyđịnh cho từng loại trường, bậc học, cấp học

- Căn cứ vào khả năng lao động, vật tư, khả năng thực hiện của nhàtrường

- Căn cứ vào số lượng học sinh, số giáo viên, công nhân viên trong nhàtrường

b) Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Căn cứ vào Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Thông tư số BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy địnhquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

71/2006/TT-Để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúngmục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịutrách nhiệm về tài chính có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làmcăn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện và KBNN thực hiện kiểm soát chi

Trang 18

Mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

- Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho thủtrưởng đơn vị

- Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thànhnhiệm vụ được giao

- Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thựchiện kiểm soát của KBNN; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các

cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định

- Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Công bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hútvà giữ được những người có năng lực trong đơn vị

Nguyên tắc, nội dung và phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

- Quy chế chi tiêu nội bộ do thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ban hành saukhi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiếnthống nhất của tổ chức công đoàn đơn vị

- Quy chế chi tiêu nội bộ phải gửi cơ quan quản lý cấp trên (đối vớitrường THPT công lập là Sở GDĐT) để theo dõi, giám sát thực hiện; gửiKBNN nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi

- Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ,tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thànhnhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinhphí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý

- Đối với nội dung chi thuộc phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ(chi quản lý, chi nghiệp vụ thường xuyên) đã có chế độ tiêu chuẩn, định mức

do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, thủ trưởng đơn vị được quyếtđịnh mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ

Trang 19

quan nhà nước có thẩm quyền quy định (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảmmột phần chi phí hoạt động).

- Đơn vị sự nghiệp không được dùng kinh phí của đơn vị để mua sắmthiết bị, đồ dùng, tài sản trang bị tại nhà riêng hoặc cho cá nhân mượn dướibất kỳ hình thức nào (trừ điện thoại công vụ tại nhà riêng theo chế độ quyđịnh)

c) Hoạt động thu

Dựa vào dự toán đã được phê duyệt và tình hình hoạt động của trườngTHPT, Hiệu trưởng chỉ đạo người phụ trách kế toán triển khai thực hiện cáckhoản thu bao gồm: thu từ nguồn ngân sách nhà nước cấp; thu từ nguồn thusự nghiệp; thu từ nguồn viện trợ, quà biếu, tặng, cho; thu khác

Vào đầu năm học, căn cứ vào văn bản hướng dẫn thu chi học phí của

Sở GDĐT, trường phát hành thông báo các khoản thu vào đầu năm học vàthông báo thu theo từng tháng

Ngoài ra, trường còn thực hiện thu các hoạt động khác như: Thu từ hoạtđộng căn tin, bãi xe; thu từ hoạt động liên kết; thu từ hoạt động dịch vụkhác

d) Hoạt động chi

Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ, Hiệu trưởng chỉ đạo người phụ trách kếtoán nhà trường thực hiện các nội dung chi theo mức chi đã được thống nhấtvà thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ Các nội dung chi chủ yếu là: Chicho con người; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi sửa chữa cơ sở vật chất; chimua sắm công cụ dụng cụ, tài sản cố định… Việc thực hiện chi phải đảm bảophải có chứng từ, hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp, hợp lệ theo quy định củapháp luật

e) Thực hiện báo cáo tài chính

Định kỳ vào cuối năm tài chính, kế toán lập báo cáo tài chính

Trang 20

Theo Điều 29 Luật Kế toán năm 2003 và Quyết định số BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Chế

19/2006/QĐ-độ kế toán hành chính sự nghiệp thì:

- Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toándùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kếtoán

- Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngânsách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụngkinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinhphí ngân sách nhà nước gồm:

- Bảng cân đối tài khoản;

- Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinhdoanh;

- Thuyết minh báo cáo tài chính;

- Các báo cáo khác theo quy định của pháp luật, gồm: tổng hợp tìnhhình kinh phí và quyết toán kinh phí sử dụng; báo cáo chi tiết kinh phí hoạtđộng; báo cáo chi tiết kinh phí dự án; bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngânsách tại KBNN; bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinhphí ngân sách tại KBNN; báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định; báocáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang

g) Thực hiện lưu trữ sổ sách kế toán

Căn cứ Điều 1, Điều 4 Quyết định số 218/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng

12 năm 2000 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ lưu trữ tài liệu kếtoán Tài liệu kế toán của niên độ kế toán đã kết thúc và không còn sử dụng

để ghi sổ kế toán trong niên độ kế toán tiếp theo, đưa vào lưu trữ chậm nhất là

12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán

Trang 21

Tài liệu kế toán phải bảo quản, lưu trữ theo quy định của Chế độ này làbản chính các tài liệu kế toán được ghi chép trên giấy, có giá trị pháp lý về kếtoán, bao gồm: (i) Chứng từ kế toán, gồm: Chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ;(ii) Sổ kế toán, gồm: Sổ kế toán chi tiết, thẻ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổnghợp; (iii) Báo cáo tài chính; (iv) Tài liệu khác liên quan đến kế toán, là các tàiliệu ngoài các tài liệu nói trên, được dùng làm căn cứ để lập chứng từ kế toán;các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh tế (như hợp đồng kinh tế, hợp đồngvay, khế ước vay, ); các tài liệu liên quan đến thu, chi ngân sách, sử dụngvốn, kinh phí (như quyết toán sử dụng kinh phí, quyết toán quỹ ngân sách nhànước, ); các tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế với nhà nước (như quyếtđịnh miễn, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, quyết toán thuế hàng năm );các tài liệu liên quan đến kiểm kê, định giá tài sản (như các biều mẫu kiểm kê,biên bản định giá ); các tài liệu liên quan đến kiểm tra, kiểm toán, thanh tra(như kết luận thanh tra, kiểm tra, báo cáo kiểm toán ); tài liệu về chươngtrình kế toán trên máy vi tính, tài liệu liên quan đến tiêu hủy tài liệu kế toán

Tùy theo phân loại chứng từ, tài liệu, sổ sách kế toán phải được lưu trữ

từ 5 năm đến hơn 20 năm

1.2.2 Khái niệm Thanh tra; Thanh tra giáo dục; Thanh tra tài chính

1.2.2.1 Thanh tra

Thanh tra- tiếng Anh: Inspect- xuất phát từ gốc Latinh (In-Spectare) cónghĩa là “nhìn vào bên trong, chỉ một sự xem xét từ bên ngoài vào một đốitượng nhất định”

Theo từ điển tiếng Việt: Thanh tra là việc kiểm tra, xem xét tại chỗ việclàm của địa phương, cơ quan [11, tr.838] Thanh tra thường đi kèm với mộtchủ thể nhất định: “Người làm nhiệm vụ thanh tra”, “Đoàn thanh tra” và “đặttrong phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định”

Trang 22

Theo Luật Thanh tra năm 2010:

Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự,

thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối vớiviệc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổchức, cá nhân

Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyênngành:

- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiệnchính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao

- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trongviệc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn, kỹ thuật,quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó

Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông quan Ban

thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơquan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhànước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước

1.2.2.2 Thanh tra giáo dục

a) Khái niệm thanh tra giáo dục

- Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành, là việc điều tra, xem xéttại chỗ, làm rõ những sự việc làm đúng, làm sai của các cơ sở giáo dục trongviệc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực giáo dục nhằm thực hiệnmục tiêu đã đặt ra

Thanh tra giáo dục nhằm phát hiện thực trạng, phòng ngừa, ngăn chặncác hành vi sai phạm trong hoạt động GDĐT Mặt khác, thanh tra giáo dục

Trang 23

cũng phát huy nhân tố tích cực, đồng thời giúp đối tượng thanh tra hoàn thànhtốt nhiệm vụ và chỉ thực hiện biện pháp xử lý khi cần thiết

- Hoạt động thanh tra giáo dục sẽ giúp các đối tượng thanh tra nhậnthức một cách đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, nhận thức được vai tròquan trọng của chính sách phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, từ đóhình thành ý thức tuân thủ quy định của pháp luật nói chung và những quyđịnh của pháp luật về GDĐT nói riêng

b) Hệ thống thanh tra giáo dục

- Thanh tra bộ là cơ quan của Bộ GDĐT, có trách nhiệm giúp Bộtrưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnthanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhànước của Bộ GDĐT Thanh tra bộ có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh travà Thanh tra viên Khi cần thiết, Bộ trưởng quyết định điều động cán bộ côngtác tại các đơn vị trực thuộc bộ làm công tác thanh tra

- Thanh tra sở là cơ quan của Sở GDĐT, có trách nhiệm giúp Giám đốcthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyênngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở GDĐT Thanhtra sở có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, các Thanh tra viên và một sốmặt quản lý chủ yếu trong lĩnh vực quản lý GDĐT

1.2.2.3 Thanh tra tài chính

a) TTTC: là hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách,pháp luật về lĩnh vực tài chính trong các cơ quan, tổ chức và cá nhân

b) Nội dung hoạt động của TTTC:

Theo quy chế về hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính ban hành kèmtheo Quyết định số 32/2006/QĐ-BTC ngày 06/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Tàichính thì nội dung hoạt động của thanh tra, kiểm tra tài chính là:

Trang 24

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vựctài chính của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoàitại Việt Nam có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật về các lĩnh vựcthuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính và Sở Tài chính.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiệnkết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra; các quyết định xử lý sau thanh tra,kiểm tra

- Xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩmquyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính

- Phát hiện, lập biên bản các hành vi vi phạm hành chính, đình chỉ,quyết định theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định

xử phạt vi phạm hành chính

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chươngtrình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra; việc chấp hành các quy định về công tácthanh tra, kiểm tra của các cơ quan trong phạm vi quản lý của mình

- Kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặcban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định của pháp luậtvà yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính

1.2.3 Quản lý; quản lý công tác thanh tra tài chính

Trang 25

- Theo Henry Fayol (1841-1925): Quản lý là một tiến trình bao gồm tấtcả các khâu lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nỗ lực của mỗithành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chứcnhằm đạt mục tiêu đã định trước [10, tr.17].

Về quản lý còn có nhiều khái niệm khác:

- Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bảnchất khác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội) nó bảo toàn cấu trúc xác định củachúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạtđộng

- Quản lý nhằm bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sựbiến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạngthái mới thích ứng với hoàn cảnh mới

- Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thểngười- thành viên của hệ, nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mụcđích dự kiến

- Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổchức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động

- Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêucủa từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội

- Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và cóhệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó

Như vậy, quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể làm quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra [18, tr.5].

1.2.3.2 Quản lý công tác thanh tra tài chính

Từ khái niệm về quản lý và hoạt động tài chính thì có thể định nghĩa: Quản lý công tác TTTC là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của

cơ quan quản lý cấp trên đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh

Trang 26

vực tài chính của các đơn vị trực thuộc nhằm giúp phát hiện, phòng ngừa, xửlý những hoạt động tài chính sai quy định của pháp luật, đồng thời tham mưuvới lãnh đạo hướng giải quyết, đề ra biện pháp khắc phục, phát huy nhân tốtích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Sở GDĐT quản lý công tác TTTC là thực hiện các nội dung sau đây:

- Lập kế hoạch thanh tra chuyên đề QLTC tại các cơ sở giáo dục trựcthuộc

- Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên đề QLTC tại các cơ sởgiáo dục trực thuộc

- Chỉ đạo thực hiện hoạt động thanh tra chuyên đề QLTC tại các cơ sởgiáo dục trực thuộc

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên đề QLTCtại các cơ sở giáo dục trực thuộc

- Kiến nghị xử lý sau thanh tra

1.2.4 Hiệu quả công tác thanh tra tài chính

Từ điển Tiếng Việt: “Hiệu quả là có kết quả tốt như yêu cầu” [11,tr.343]

Các nhà quản lý hành chính lại cho rằng: hiệu quả là sự so sánh giữacác chi phí đầu tư với các giá trị của đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tốithiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra và đầuvào

Hiệu quả đạt được trong công tác TTTC là:

- Phải đạt được kế hoạch thanh tra đề ra Đạt được mục đích của cuộcthanh tra mà thể hiện cụ thể nhất là trong kết luận thanh tra

- Kết luận thanh tra phải thể hiện được những điều đúng, điều sai trongtừng nội dung; đánh giá được ưu điểm và khuyết điểm; xác định trách nhiệm

Trang 27

của từng cá nhân, tập thể; kiến nghị các hình thức xử lý và biện pháp khắcphục của từng khuyết điểm.

- Kết luận thanh tra phải thể hiện tính khách quan, thuyết phục và độchính xác cao Từ đó, góp phần nâng cao công tác QLTC và phòng ngừanhững tố cáo liên quan đến hoạt động tài chính

- TTTC phải đánh giá được khách quan tình hình hoạt động tài chínhcủa đơn vị

1.2.5 Giải pháp quản lý công tác thanh tra tài chính

Từ điển Tiếng Việt: “Giải pháp là phương pháp, biện pháp hay là cáchthức để giải quyết một vấn đề” [11, tr.310]

Như vậy: Giải pháp quản lý công tác TTTC là việc đề ra các phươngpháp, biện pháp, cách thức hợp lý (tầm vĩ mô) để giải quyết mọi vấn đề khókhăn liên quan đến quản lý công tác TTTC nhằm hỗ trợ hoạt động QLTC diễn

ra đúng quy định của nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhàtrường, địa phương

1.3 Một số vấn đề về hoạt động thanh tra tài chính trong nhà trường trung học phổ thông công lập

1.3.1 Mục đích, nguyên tắc tiến hành một cuộc thanh tra tài chính nhà trường

1.3.1.1 Mục đích thanh tra tài chính nhà trường

- Nhằm phát hiện sơ hở trong công tác QLTC của nhà trường để kiếnnghị với cơ quan quản lý cấp trên biện pháp khắc phục;

- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi phạm trong lĩnh vực QLTC,hoạt động kế toán;

- Giúp nhà trường thực hiện đúng quy định của pháp luật về hoạt độngtài chính, kế toán;

Trang 28

- Nhằm phát huy các nhân tố tích cực; nâng cao hiệu quả QLTC trongnhà trường

1.3.1.2 Nguyên tắc tiến hành thanh tra tài chính nhà trường

- Hoạt động TTTC phải tuân theo pháp luật: Các cơ quan quản lý khithực hiện TTTC phải tuân thủ theo pháp luật để đảm bảo tính độc lập và đềcao được trách nhiệm của chủ thể thanh tra, phát huy hiệu lực của công tácTTTC, ngăn chặn tình trạng can thiệp trái pháp luật, làm vô hiệu hóa hoạtđộng TTTC

- Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịpthời: đây là một nguyên tắc quan trọng để tổ chức công tác TTTC

Công tác TTTC phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực,công khai, dân chủ, kịp thời, bất cứ một kết quả kiểm tra nào nếu không đảmbảo được thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng Có như vậy công tácTTTC mới đánh giá thực trạng nhà trường từ đó đưa ra những giải pháp thíchhợp để xử lý sai phạm đúng pháp luật, đúng người và đem lại hiệu quả cao

- Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tragiữa các cơ quan chức năng; không làm cản trở đến hoạt động bình thườngcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra

- Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra người ra quyết định thanh tra, kiểmtra, Trưởng Đoàn thanh tra, kiểm tra, Thanh tra viên, thành viên Đoàn thanhtra, kiểm tra phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thanh tra,kiểm tra và phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi, quyết định của mình

- Sau khi kết thúc thanh tra, phải có kết luận thanh tra; các đoàn TTTCphải bàn giao đủ hồ sơ, tài liệu, chứng lý cho cơ quan quyết định thanh tratheo đúng quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thực hiện

1.3.2 Nội dung thanh tra tài chính nhà trường

Khi tiến hành TTTC nhà trường cần tập trung những nội dung:

Trang 29

- Việc thực hiện thu, chi các nguồn kinh phí như: Ngân sách nhà nướccấp; thu sự nghiệp (phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhànước, thu từ hoạt động dịch vụ, thu từ hoạt động sự nghiệp khác, thu từ lãingân hàng); nguồn thu viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho theo quy định của phápluật; nguồn khác.

- Việc thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định số43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế vàtài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

- Việc thực hiện chi trả chế độ cho cán bộ, giáo viên, công nhân viênnhà trường: Tiền lương làm thêm giờ, các loại phụ cấp, chi thu nhập tăngthêm,…

- Việc thực hiện quy trình mua sắm, sữa chữa tài sản cố định

- Việc ghi chép sổ sách kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTCngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toánhành chính sự nghiệp; việc lưu trữ hồ sơ, sổ sách kế toán theo Quyết định số218/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ Tài chính về việc banhành chế độ lưu trữ tài liệu kế toán

- Việc thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính của Hiệu trưởng theohướng dẫn tại Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2004của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tạicác cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

- Việc công khai theo Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22 tháng 3năm 2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quy chế công khai tàichính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhànước hỗ trợ và Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009

Trang 30

của Bộ GDĐT về ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáodục của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Việc quản lý và sử dụng các nguồn thu dịch vụ và các nguồn khác

1.3.3 Các bước tiến hành thanh tra tài chính nhà trường

Theo Quyết định số 64/2006/QĐ-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2006 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Quy trình TTTC thì quy trình TTTCgồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị và quyết định thanh tra

- Thu thập thông tin: qua các báo cáo, phản ánh của các cơ quan truyềnthông (báo, đài, …) và đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cánhân

- Lập kế hoạch thanh tra, gồm các nội dung cơ bản sau: Mục đích, yêucầu cuộc thanh tra; nội dung, thời kỳ, thời hạn thanh tra, phương pháp tiếnhành, nơi cần đến làm việc, thòi gian triển khai, kết thúc; nhân sự đoàn thanhtra (Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và các thành viên), phân công nhiệm vụcho tổ và các thành viên đoàn thanh tra

- Yêu cầu cơ sở giáo dục (đối tượng thanh tra) chuẩn bị báo cáo các nộidung theo yêu cầu của đoàn thanh tra

- Ra quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra: thủ trưởng cơ quan quảnlý nhà nước hoặc chánh thanh tra ra quyết định thanh tra, đồng thời phê duyệtkế hoạch thanh tra

- Chuẩn bị triển khai thanh tra: Khi quyết định thanh tra được lưu hành,Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo kế hoạch và yêu cầu đốitượng thanh tra chuẩn bị những công việc liên quan tới buổi công bố quyếtđịnh thanh tra

Bước 2: Tiến hành thanh tra

Trang 31

- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra;sau đó mời đại diện cơ sở giáo dục báo cáo các nội dung mà đoàn thanh tra đãyêu cầu.

- Tiến hành tiếp cận hồ sơ, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích,xem xét, xử lý thông tin và số liệu để phát hiện những vấn đề có mâu thuẫn;nhận định những việc làm đúng, những sai phạm, những sơ hở, bất cập của cơchế, chính sách, chế độ; làm rõ bản chất, nguyên nhân và trách nhiệm của tậpthể, cá nhân đối với từng sai phạm

- Lập biên bản làm việc của từng thành viên về tình hình, số liệu theotừng nội dung, sự việc

- Củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý để kết luận đúng, sai, nguyên nhânsai phạm và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm

- Xử phạt vi phạm hành chính: trong quá trình thanh tra, phát hiện saiphạm phải xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 185/2004/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 04 tháng 11 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực kế toán

- Bàn giao các biên bản làm việc, toàn bộ tài liệu chứng từ thu thậpđược cho thư ký đoàn thanh tra; tài liệu được lập thành danh mục, đánh số thứtự

- Lập biên bản thanh tra: Thư ký đoàn thanh tra tổng hợp biên bản vàcó chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và thủ trưởng cơ sở giáo dục Biên bảnthanh tra nêu rõ kết quả từng nội dung thanh tra; nguyên nhân, chứng cứ đểkết luận

- Gia hạn thanh tra: trường hợp cần thiết phải tăng thêm thời hạn thanhtra, Trưởng đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra quyết địnhgia hạn và chỉ tiến hành khi quyết định được ban hành

Bước 3: Kết luận thanh tra

Trang 32

- Thực hiện thời hạn thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra tổ chức thanh trađảm bảo kết thúc thanh tra tại đơn vị theo đúng thời hạn quy định trong quyếtđịnh thanh tra và quyết định gia hạn (nếu có) Chậm nhất mười lăm ngày kể

từ ngày kết thúc thanh tra tại đơn vị, Trưởng đoàn thanh tra phải có báo cáokết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra gửi người ra quyết định thanhtra

- Kết luận và lưu hành kết luận thanh tra:

Chậm nhất mười lăm ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanhtra, người ra quyết định thanh tra xem xét nội dung báo cáo và ra kết luậnthanh tra

Khi có kết luận thanh tra chính thức, người ra kết luận thanh tra tổ chứccông bố hoặc gửi kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra

Người ra kết luận thanh tra có thể ủy quyền tổ chức làm việc với đốitượng thanh tra về dự thảo kết luận thanh tra hoặc công bố kết luận thanh tra

- Bàn giao, lưu trữ hồ sơ thanh tra: Sau khi lưu hành kết luận thanh tra,trong thời hạn hai ngày làm việc, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm bàngiao hồ sơ cho người được phân công lưu trữ để tiến hành lưu trữ tài liệu

- Họp rút kinh nghiệm đoàn thanh tra: Trưởng đoàn có trách nhiệmtriệu tập các thành viên trong đoàn họp rút kinh nghiệm, đánh giá ưu, nhượcđiểm trong quá trình điều hành, quá trình thanh tra của từng người, rút ra bàihọc kinh nghiệm, kiến nghị khen thưởng người làm tốt và xử lý những cán bộcó sai phạm

1.3.4 Công tác xử lý kết quả sau thanh tra

Theo Điều 40 Luật Thanh tra năm 2010 quy định về Xử lý và chỉ đạoviệc thực hiện kết luận thanh tra đó là: “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàykết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quanquản lý nhà nước cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện

Trang 33

chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc thựchiện kết luận thanh tra”.

Dựa trên kiến nghị xử lý của kết luận thanh tra, Giám đốc Sở GDĐTchỉ đạo các phòng Tổ chức Cán bộ, phòng KHTC thực hiện các kiến nghị củađoàn thanh tra Khi đó, các bộ phận có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị khắcphục những nhược điểm hay sai phạm và tiến hành theo dõi, kiểm tra quátrình thực hiện Đồng thời tiến hành xử lý các sai phạm (nếu có) của đơn vị

Công việc xử lý kết quả sau thanh tra phải đánh giá chính xác, kháchquan các ưu điểm, khuyết điểm, sai phạm, có dẫn chứng, chứng cứ bảo đảmtính hợp lý, hợp pháp Đồng thời, phải xác định được nguyên nhân dẫn đếnkhuyết điểm, sai phạm và phân định trách nhiệm của Hiệu trưởng, tráchnhiệm của nhân viên thực hiện, trách nhiệm chỉ đạo của cơ quan quản lý cấptrên

Tổ chức kiểm tra nhà trường thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý củangười ra quyết định hoặc tổ chức phúc tra khi cần thiết

1.4 Thanh tra sở với việc quản lý công tác thanh tra tài chính các trường trung học phổ thông công lập

1.4.1 Lập kế hoạch thanh tra tài chính

Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của thành phố, kế hoạchthanh tra năm học của Bộ GDĐT và tình hình thực tế ngành GDĐT của thànhphố, Thanh tra sở lập kế hoạch thanh tra cụ thể theo từng đơn vị, nội dung vàthời gian thanh tra

Việc lập kế hoạch TTTC ngoài việc tập trung theo nội dung hướng dẫncủa Thanh tra bộ, còn tập trung vào thu thập thông tin phản ánh (phản ánh quađiện thoại, đơn nặc danh, …) đối với trường THPT, còn phải thể hiện đượccác nội dung sau:

Trang 34

- Xác định được những mặt làm được và những hạn chế trong công tácthanh tra năm học trước.

- Xác định mục đích, yêu cầu của công tác TTTC trường THPT; nộidung kế hoạch thanh tra, cần nêu rõ những trọng tâm, trọng điểm;

- Số lượng, danh sách các trường được thanh tra trong năm học;

- Thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra; phương thức tiến hành thanh tra;

- Xác định nguồn lực cần thiết, năng lực của TTTC cho công tác thanhtra và các biện pháp huy động, sử dụng để thực hiện kế hoạch

Cán bộ phụ trách TTTC xây dựng kế hoạch thanh tra theo năm học,Chánh Thanh tra sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra và tổng hợp để xây dựng kếhoạch thanh tra năm học cho Thanh tra sở Kế hoạch thanh tra sẽ được sự gópý và thảo luận của các phòng ban Sở GDĐT Giám đốc Sở GDĐT sẽ duyệt vàban hành kế hoạch thanh tra năm học Sau khi kế hoạch thanh tra được duyệt,Thanh tra sở công bố công khai kế hoạch thanh tra năm học và tiến hành thựchiện theo đúng kế hoạch được duyệt

1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra tài chính

Theo Điều 24 của Luật Thanh tra năm 2010, thì Thanh tra sở có nhiệm

vụ xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc phê duyệt; tổ chức thực hiệnkế hoạch thanh tra; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kếhoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành thuộc sở

Trên cơ sở kế hoạch thanh tra năm học đã được phê duyệt, căn cứ vàocác quy định của Luật Thanh tra, các hướng dẫn về thanh tra giáo dục, cácvăn bản chỉ đạo về hoạt động tài chính kế toán và TTTC Thanh tra sở chủđộng trong việc tổ chức triển khai kế hoạch thanh tra như:

- Phối hợp với các phòng KHTC, liên hệ với các cơ sở giáo dục trựcthuộc Sở; ra quyết định thành lập đoàn thanh tra bằng văn bản;

Trang 35

- Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ trong đoàn thanh tra: Xácđịnh địa điểm, thời gian làm việc của đoàn thanh tra, nội dung thanh tra vàphân công công việc cho từng thành viên; quy định nhiệm vụ, quyền hạn củatrưởng đoàn và thành viên đoàn thanh tra; quy định quyền và nghĩa vụ đốitượng thanh tra; hướng dẫn tổ chức đoàn thanh tra; lưu trữ hồ sơ thanh tra;quy định những điều cấm trong công tác thanh tra và cung cấp các văn bản,tài liệu khác liên quan đến hoạt động thanh tra;

- Phối hợp với Văn phòng sở, phòng KHTC chuẩn bị đầy đủ các cơ sởvật chất, kinh phí, phương tiện đảm bảo cho hoạt động thanh tra;

Căn cứ vào kế hoạch thanh tra được duyệt, Chánh Thanh tra triển khaikế hoạch theo từng tháng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạchTTTC

1.4.3 Chỉ đạo công tác thanh tra tài chính tại các trường trung học phổ thông

Để hoạt động TTTC hoạt động hiệu quả, Chánh Thanh tra sở đã thựchiện chỉ đạo như sau:

- Chỉ đạo các thành viên Thanh tra sở phối hợp với các phòng ban sởtriển khai thực hiện theo kế hoạch thanh tra;

- Chỉ đạo thực hiện TTTC tại các trường THPT; yêu cầu báo cáo tìnhhình quá trình thực hiện cuộc thanh tra;

- Chỉ đạo các thành viên Thanh tra sở và các thành viên trong đoànthanh tra thực hiện TTTC theo đúng quy định của Luật Thanh tra năm 2010,Luật Kế toán năm 2003 và các văn bản liên quan khác;

- Chỉ đạo đoàn thanh tra tổng kết rút kinh nghiệm công tác thanh tra vàthành viên đoàn thanh tra kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra;

- Chỉ đạo kết hợp TTTC với thanh tra toàn diện nhà trường;

- Chỉ đạo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính

Trang 36

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá công tác thanh tra tài chính

Giám đốc Sở GDĐT sẽ tiến hành chức năng kiểm tra, đánh giá để xemxét mọi mặt của hoạt động thanh tra, từ đó tiếp nhận, thu thập những thông tinphản hồi để xác định hướng giải quyết cho phù hợp để đạt được mục tiêu đề

ra Có quyết định chỉ đạo, điều chỉnh phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra Cầnthực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng thang điểm đánh giá công tác TTTC dựa trên các tiêu chí,chuẩn mực, qua đó kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác thanh tra đạthiệu quả;

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác TTTC của cácthành viên trong đoàn;

- Tổng kết rút kinh nghiệm và đưa ra các quy định điều chỉnh cần thiết

1.4.5 Kiến nghị xử lý sau thanh tra

Căn cứ vào kết quả thanh tra và mức độ sai phạm của từng trường hợpmà có đề nghị hình thức xử lý cho phù hợp, cụ thể như:

- Thu hồi nộp NSNN và đề nghị xử lý kỷ luật: Thực hiện chi tiền khôngđúng chế độ, sai đối tượng, chi nội dung không có trong quy chế chi tiêu nội

Trang 37

- Kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theoquy định của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2004 củaChính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

Ngoài ra, sau thanh tra phát hiện cá nhân, tập thể đơn vị có hành vi saiphạm nặng, có tính chất tham nhũng sẽ đề nghị xử lý theo qui định của phápluật

Phòng Tổ chức Cán bộ Sở GDĐT sẽ căn cứ vào đề nghị của đoàn thanhtra và chỉ đạo giám đốc thực hiện quy trình xử lý kỷ luật những cá nhân liênquan theo đúng quy định của pháp luật về xử lý công chức, viên chức

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác thanh tài chính

ở các trường trung học phổ thông công lập

1.5.1 Yếu tố khách quan

- Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra: Để tiến hành hoạt động thanhtra, các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào những trình tự, thủ tục do pháp luậtquy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý, các quy định phápluật khác để đưa ra những kiến nghị hoặc xử lý các hành vi vi phạm Hoạtđộng thanh tra vừa mang tính hành chính vừa mang tính tư pháp nên hệ thốngquy phạm pháp luật về thanh tra phải có sự phù hợp, chặt chẽ và đầy đủ Trênthực tế, chúng ta thấy rằng, hệ thống các quy định pháp luật về thanh tra thờigian gần đây ngày càng được đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quảnlý, song cũng chính là nhằm bảo đảm tính đặc thù của công tác thanh tra

- Sự phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạtđộng thanh tra: Để hoạt động thanh tra đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợpchặt chẽ của các thành viên trong đoàn và hỗ trợ của các phòng ban sở (đặcbiệt là phòng KHTC)

- Dư luận xã hội: Công luận và dư luận xã hội đã và đang phát huy vaitrò quan trọng vào quá trình quản lý và phát triển đất nước Đặc biệt đối với

Trang 38

hoạt động thanh tra, nhiều cuộc thanh tra được dư luận xã hội quan tâm, theodõi vì kết quả thanh tra thường sẽ tác động đến nhiều cơ quan, tổ chức, cánhân Trong trường hợp như vậy rất có thể sẽ dẫn đến việc ra những quyếtđịnh, xử lý theo dư luận xã hội, làm mất đi tính khách quan của hoạt độngthanh tra.

- Tiêu cực xã hội: Trong quá trình thanh tra, nếu xảy ra hành vi hối lộvà nhận hối lộ, thì hoạt động thanh tra sẽ không thể chính xác, khách quan vàcông bằng Ngoài tiêu cực, các mối quan hệ gia đình và sự nhờ vả của nhữngngười có chức quyền cũng gây khó khăn cho hoạt động thanh tra

1.5.2 Yếu tố chủ quan

- Việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra: trong quá trình thực hiệnquy trình thanh tra, yếu tố chủ quan từ phía những người tiến hành hoạt độngthanh tra cũng tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động thanh tra

- Công tác chỉ đạo đối với hoạt động thanh tra: Thực hiện theo một sốnguyên tắc trong chỉ đạo công tác thanh tra như: nguyên tắc tuân thủ phápluật; nguyên tắc tập trung, dân chủ, chế độ thủ trưởng, trách nhiệm cá nhân;bám sát mục đích chung của hoạt động thanh tra cũng như mục tiêu, yêu cầu,nội dung cụ thể của cuộc thanh tra; đảm bảo tính chủ động, tính tự chịu tráchnhiệm của Trưởng đoàn và thành viên đoàn thanh tra theo quy định của phápluật

- Ý thức, năng lực, trình độ của cán bộ tham gia hoạt động đoàn thanhtra và trình độ, khả năng QLTC của Hiệu trưởng trường THPT công lập

Kết luận chương 1

Quản lý hoạt động TTTC trong lĩnh vực giáo dục đã được thực hiện ởcác địa phương Việt Nam, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đã hoàn thànhtốt nhiệm vụ được giao và đánh giá được sơ lược tình hình hoạt động tàichính ở các cơ sở giáo dục TTTC giúp cho các cơ sở giáo dục nhìn nhận lại

Trang 39

thực trạng hoạt động tài chính, phát hiện nhiều khuyết điểm cần phải khắcphục và hoàn thiện Tuy nhiên, để hoạt động TTTC đạt hiệu quả cao, giúplãnh đạo quản lý hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục thì cần phải có cáinhìn đúng đắn, đầy đủ cả về bản chất, tiềm năng và xu hướng phát triển củahoạt động này.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động thanh tra tàichính trong lĩnh vực giáo dục, góp phần làm lành mạnh hoạt động tài chínhcủa nhà trường Trên cơ sở lý luận chung về hoạt động TTTC ở các trườngTHPT công lập; công tác quản lý TTTC và hiệu quả của nó làm tiền đề và là

cơ sở quan trọng để phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp ở cácchương tiếp theo của luận văn

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA TÀI CHÍNH

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA

2.1.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng

- Nghiên cứu thực trạng TTTC ở các trường THPT công lập trên địabàn TP.HCM

- Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác TTTC ở các trường THPTcông lập trên địa bàn TP.HCM

2.1.3 Địa bàn, đối tượng, thời gian nghiên cứu thực trạng

- Địa bàn: Quận 1, Quận 3, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, huyện CủChi, huyện Bình Chánh ở TP.HCM

- Đối tượng: Cán bộ, chuyên viên Sở GDĐT, Hiệu trưởng và kế toántrường THPT công lập

- Thời gian: từ năm 2010 đến 2012

2.1.4 Phương pháp nghiên cứu thực trạng

- Để tìm hiểu thực trạng công tác TTTC ở các trường THPT công lậptrên địa bàn TP.HCM, tôi đã trưng tập ý kiến của 40 Hiệu trưởng và 40 kếtoán trường THPT trên địa bàn thành phố

- Để tìm hiểu việc quản lý công tác TTTC ở các trường THPT công lậptrên địa bàn TP.HCM, tôi đã nghiên cứu hồ sơ TTTC từ năm 2009 đến nay,

Ngày đăng: 03/11/2015, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w