Nâng cao nhận thức về thanh tra giáo dục và thanh tra tài chính nhà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác thanh tra tài chính ở các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 76)

chính nhà trường

3.3.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hoạt động thanh tra giáo dục, TTTC đối với cán bộ quản lý, kế toán, giáo viên, nhân viên. Từ đó, có nhận thức đúng đắn về hoạt động của thanh tra giáo dục, TTTC và chấp hành những quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra. Ngoài ra, nhằm làm giảm những tố cáo của công dân về hoạt động tài chính, kế toán đối với cán bộ quản lý trường THPT.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra giáo dục và sự cần thiết của TTTC; tập huấn hoạt động thanh tra giáo dục, TTTC đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và kế toán.

- Tập huấn nhận thức những hiệu quả tích cực mà hoạt động thanh tra mang lại đối với nhà trường và xã hội. Trong đó, phân tích rõ trách nhiệm, quyền lợi, lợi ích, nghĩa vụ của cán bộ quản lý và các chủ thể có liên quan khác.

- Xác định vai trò quyết định của cán bộ quản lý trong việc phát huy hiệu quả của hoạt động thanh tra.

- Thực hiện việc công khai, minh bạch các kết luận, kiến nghị của đoàn thanh tra theo đúng quy định của pháp luật, tạo dư luận tốt đối với kết quả làm việc của thanh tra sở. Đồng thời, phát huy quyền dân chủ để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có thể kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các kiến nghị, kết luận của đoàn thanh tra.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện

- Phối hợp với Văn phòng sở thực hiện: Soạn thảo cụ thể hóa thành văn bản quy trình các quy định của hoạt động thanh tra giáo dục, TTTC một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất nhưng không quá đi sâu về nghiệp vụ thanh tra mà chỉ tập trung vào mục đích, nguyên tắc, nội dung, quy trình, các hành vi nghiêm cấm của hoạt động thanh tra và công tác xử lý sau thanh tra; sắp xếp các tài liệu cần thiết, có liên quan hoạt động thanh tra để cung cấp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

- Phối hợp với Văn phòng sở, phòng KHTC, phòng Pháp chế: Tổ chức các hội thảo về hiệu quả và tác động tích cực mà hoạt động thanh tra giáo dục, TTTC đã đạt được; tuyên dương các đơn vị hợp tác, chấp hành nghiêm túc kết luận thanh tra; phê bình các đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động giáo dục, tài chính, kế toán và các biện pháp xử lý.

- Phối hợp với phòng Pháp chế tổ chức hội thảo về vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý trong việc phát huy hiệu quả của hoạt động thanh tra.

- Tham mưu cho Giám đốc Sở GDĐT và lãnh đạo các phòng ban thực hiện việc công khai kết luận thanh tra trên trang thông tin điện tử của ngành.

Đồng thời phải đảm bảo các buổi tập huấn, hội thảo phải diễn ra nghiêm túc, đúng thành phần, đối tượng tham dự để nội dung của buổi tập huấn, hội thảo có thể được tiếp thu và triển khai đúng, triệt để.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác thanh tra tài chính ở các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w