trường trung học phổ thông công lập
3.3.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo công tác TTTC nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của lãnh đạo sở và Thanh tra sở trong công tác TTTC các trường THPT công lập. Để xây dựng lòng tin đối với cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên và người dân về hoạt động TTTC.
3.3.2.2. Nội dung của giải pháp
a) Đổi mới công tác lập kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra:
- Đổi mới về công tác lập kế hoạch: Đổi mới nội dung thanh tra dựa trên việc dự đoán trước các hoạt động tài chính có thể diễn ra trong tình hình kinh tế, xã hội hiện tại để phát huy mục đích phòng ngừa của hoạt động thanh tra.
- Đổi mới về chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch: Đa dạng hóa hoạt động TTTC; tìm hiểu về đối tượng thanh tra; chuẩn bị kỹ càng để quá trình thanh tra được thực hiện một cách khoa học, hợp lý và đầy đủ.
b) Đổi mới chỉ đạo thực hiện kế hoạch thanh tra: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán; thành lập đoàn giám sát, kiểm tra đoàn thanh tra; nhận xét, kiến nghị xử lý trong kết luận thanh tra phải được tiến hành nghiêm túc.
c) Đổi mới công tác xử lý sau thanh tra: Công khai rộng rãi các kết luận thanh tra trên nhiều kênh thông tin.
3.3.2.3. Cách thức thực hiện
a) Đổi mới công tác lập kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra:
- Kế hoạch TTTC phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành. Kế hoạch TTTC còn phải căn cứ vào tình hình hoạt động kinh tế xã hội của thành phố, tài chính của nhà trường.
- Phải nắm chắc tổng quan về đối tượng thanh tra như: Đặc điểm tình hình; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; số liệu tổng hợp có liên quan đến nội dung thanh tra. Việc tham mưu cho lãnh đạo Thanh tra quyết định thanh tra đúng và trúng mục tiêu đề ra của cuộc thanh tra.
Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra phải có phương pháp khoa học, phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị được thanh tra, như: việc xây dựng biểu mẫu yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo phải khoa học, thiết thực, phục vụ trực tiếp cho nội dung thanh tra; tránh việc yêu cầu báo cáo tràn lan, không đúng, không trúng mục tiêu đề ra; không phục vụ cho trong việc thanh tra. Việc thiết lập các biên bản trong quá trình thanh tra phải chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, căn cứ để phục vụ trong quá trình kết luận.
b) Đổi mới chỉ đạo thực hiện kế hoạch thanh tra:
- Tham mưu lãnh đạo Sở GDĐT thực hiện nghiêm túc việc chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính của nhà trường cho cơ quan có thẩm quyền để thực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 39/2011/NĐ-CP ngày 26/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động và ra quyết định thành lập đoàn giám sát, kiểm tra đoàn thanh tra căn cứ vào Quyết định số 2861/2008/QĐ-TTCP ngày 22/12/2008 của Tổng Thanh tra về ban hành Quy chế Giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra đối với từng đoàn thanh tra.
- Thực hiện các nội dung nhận xét, kiến nghị xử lý trong kết luận thanh tra phải được tiến hành nghiêm túc, phản ánh đúng thực chất sự việc không nhân nhượng, che giấu, giảm nhẹ mức độ của sự việc.
c) Đổi mới công tác xử lý sau thanh tra:
Chỉ đạo bắt buộc thực hiện công khai kết luận thanh tra căn cứ vào Điều 39 Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”, cụ thể như:
- Công khai tại nhà trường: Công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; niêm yết tại bảng thông tin của nhà trường.
- Công khai trên trang thông tin điện tử: Công khai kết luận thanh tra trên trang thông tin điện tử của nhà trường và của Sở GDĐT.
Việc thực hiện công khai như vậy để cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường cùng theo dõi, kiểm tra việc thực hiện, sửa chữa các sai phạm trong công tác QLTC.