Tạo động lực cho đội ngũ Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác thanh tra tài chính ở các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 86)

tra

3.3.6.1. Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu là nhằm thúc đẩy hoạt động thanh tra được tốt hơn, chất lượng hơn. Đào tạo và phát huy được toàn bộ năng lực hoạt động của đội ngũ Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra. Tạo tâm lý ổn định, yên tâm làm việc cho đội ngũ thanh tra.

3.3.6.2. Nội dung của giải pháp

- Sự quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ Thanh tra viên tài chính và cộng tác viên thanh tra của lãnh đạo sở và lãnh đạo thanh tra sở

- Tạo điều kiện cho đội ngũ TTTC được học tập, nâng cao trình độ, tự do phát huy năng lực, khả năng làm việc. Từ đó đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt, kế cận.

- Tạo môi trường làm việc lành mạnh, yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể thanh tra sở.

3.3.6.3. Cách thức thực hiện

- Thực hiện đầy đủ các chế độ cho Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra như: chế độ phụ cấp ngành, trang phục thanh tra, chế độ bồi dưỡng cộng tác viên thanh tra, khen thưởng, …

Hàng năm, thực hiện nghiêm túc và thường xuyên chế độ khen thưởng các cá nhân làm việc tốt, xử lý dứt khoát không thiên vị các hành vi vi phạm chế độ tài chính, kế toán.

- Hoạt động tài chính, kế toán trong môi trường xã hội hóa giáo dục rất đa dạng, biến hóa dưới nhiều hình thức nên cũng đòi hỏi cán bộ TTTC phải có trình độ chuyên môn giỏi, sâu và kinh nghiệm phong phú. Chính vì vậy, tạo điều kiện, động viên, khuyến khích cán bộ học tập, nâng cao năng lực

chuyên môn, phát huy sở trường là điều rất cần thiết. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của lãnh đạo sở, lãnh đạo thanh tra sở sẽ tạo động lực thúc đẩy cán bộ TTTC hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

- Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cho đội ngũ Thanh tra viên, cộng tác viên TTTC.

3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Trong 6 giải pháp quản lý công tác TTTC ở các trường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM nêu trên, các nội dung của từng giải pháp đều quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, liên kết với nhau tạo thành chuỗi hoạt động không thể tách rời để nâng cao hiệu quả công tác TTTC. Trong số đó giải pháp “Nâng cao nhận thức của các đối tượng có liên quan về thanh tra giáo dục và thanh tra QLTC nhà trường” và giải pháp “Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra về công tác QLTC” là hai giải pháp cơ bản, chủ đạo, bắt buộc phải thực hiện vì nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của công tác thanh tra giáo dục, TTTC sẽ tạo được quan niệm và nhận thức đúng đắn về hoạt động của thanh tra, góp phần hỗ trợ cho việc thực hiện công tác thanh tra có chất lượng và đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, để hoạt động TTTC đạt hiệu quả thì phải có lực lượng thanh tra đủ năng lực, chuyên sâu về trình độ chuyên môn, làm việc phải khoa học, tuân thủ pháp luật, công bằng, khách quan giúp cho công tác quản lý có hiệu quả. Các giải pháp còn lại hỗ trợ, tác động giúp việc quản lý công tác TTTC ở các trường THPT công lập có những bước tiến bộ không ngừng, giúp cho hoạt động TTTC được vững vàng, tạo được niềm tin của lãnh đạo Sở, lãnh đạo Thanh tra sở, các Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên.

3.5. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý công tác thanh tra tài chính

Để khảo sát về tính cần thiết và khả thi của 6 giải pháp đã đề xuất, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của các đối tượng sau đây:

- Cán bộ, chuyên viên cấp Sở: 20 - Hiệu trưởng trường THPT: 40 - Kế toán trường THPT: 40

Các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, kế toán được quy định theo các mức độ sau đây:

- Rất cần thiết (rất khả thi). - Cần thiết (khả thi).

- Ít cần thiết (ít khả thi).

- Không cần thiết (không khả thi). - Không có ý kiến (không trả lời).

Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của 100 người được khảo sát về mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý công tác TTTC ở các trường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM.

Bảng 3.1. Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất

TT

Các giải pháp

Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)

Rất cần Cần Ít cần Không

cần

Không trả lời

1 Nâng cao nhận thức về thanh tra

giáo dục và TTTC nhà trường

45 49 2 4 0

45% 49% 2% 4% 0%

2 Đổi mới công tác tổ chức, chỉ

đạo công tác TTTC trường THPT công lập

51 43) 5 0 1

51% 43% 5% 0% 1%

3 Tăng cường bồi dưỡng chuyên

môn, nghiệp vụ về công tác

QLTC cho cán bộ quản lý các

trường THPT công lập 50% 44% 6% 0% 0%

4

Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra về công tác QLTC

43 52 4 1 0

43% 52% 4% 1% 0%

5 Đảm bảo tốt các điều kiện phục

vụ cho công tác thanh tra

50 41 7 2 0

50% 41% 7% 2% 0%

6 Tạo động lực cho đội ngũ

Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra

45 48 4 2 1

45% 48% 4% 2% 1%

Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất

TT

Các giải pháp

Mức độ khả thi của các giải pháp (%)

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Không trả lời

1 Nâng cao nhận thức về

thanh tra giáo dục và TTTC nhà trường

43 53 3 0 1

43% 53% 3% 0% 1%

2 Đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo công tác TTTC trường THPT công lập

32 65 3 0 0

32% 65% 3% 0% 0%

3

Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác QLTC cho cán bộ quản lý các trường THPT công lập

34 63 3 0 0

34% 63% 3% 0% 0%

4

Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra về công tác QLTC

42 57 1 0 0

42% 57% 1% 0% 0%

5 Đảm bảo tốt các điều kiện phục vụ cho công tác thanh tra

37 53 5 4 1

6 Tạo động lực cho đội ngũ Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra

45 52 3 0 0

45% 52% 3% 0% 0%

Qua kết quả khảo sát bảng 3.13 và bảng 3.14, nhận thấy:

- Về tính cần thiết: các giải pháp đều được đánh giá là rất cần thiết và cần thiết với tỷ lệ cao (hơn 90%). Trong đó, mức độ cần thiết ở các giải pháp 1,2,3,4,6 được đánh giá cao hơn giải pháp 5. Điều này chứng tỏ giải pháp 5 (Đảm bảo tốt các điều kiện phục vụ cho công tác thanh tra) mức độ cần thiết thấp hơn các giải pháp khác có thể do các cán bộ, Hiệu trưởng, kế toán cho rằng giải pháp này cần thiết nhưng vẫn chưa cấp bách bằng các giải pháp khác.

- Về tính khả thi: các giải pháp đều được đánh giá là rất khả thi và khả thi với tỷ lệ cao. Trong đó, mức độ khả thi ở các giải pháp 1,2,3,4,6 được đánh giá cao hơn mức độ khả thi ở giải pháp 5. Điều này chứng tỏ giải pháp 5 (Đảm bảo tốt các điều kiện phục vụ cho công tác thanh tra) mức độ khả thi không được đánh giá cao so với các giải pháp khác. Có thể do các cán bộ, Hiệu trưởng, kế toán cho rằng nội dung, cách thức thực hiện của giải pháp này khó thực hiện hơn các giải pháp khác.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng công tác TTTC, thực trạng quản lý công tác TTTC tại các trường THPT và quán triệt các nguyên tắc (đảm bảo tính mục đích, tính khoa học, tính hiệu quả, tính khả thi), tôi có đề xuất 6 giải pháp quản lý công tác TTTC trường THPT ở TP.HCM. Các giải pháp quản lý này có vai trò nhất định để nâng cao hiệu quả công tác TTTC trường THPT công lập. Các giải pháp cần thực hiện đồng bộ, chặt chẽ, hợp lý và khoa học sẽ tạo nên chuyển biến tích cực trong việc quản lý công tác TTTC trường THPT công lập ở TP.HCM.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả đã nghiên cứu, luận văn đã làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về quản lý công tác TTTC cũng như xác định được thực trạng công tác TTTC, thực trạng quản lý công tác TTTC tại các trường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM. Bên cạnh đó, luận văn cũng đánh giá được những thành

công và hạn chế của hoạt động TTTC từ đó xác định được nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên.

Từ nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý công tác TTTC tại các trường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM, luận văn đã xác định được một số giải pháp quản lý công tác TTTC ở các trường THPT công lập TP.HCM như sau:

- Nâng cao nhận thức về thanh tra giáo dục và TTTC nhà trường.

- Đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo công tác TTTC trường THPT công lập.

- Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác QLTC cho cán bộ quản lý các trường THPT.

- Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra về công tác QLTC.

- Đảm bảo tốt các điều kiện phục vụ cho công tác thanh tra.

- Tạo động lực cho đội ngũ Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra. Các giải pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, có ý nghĩa khi được thực hiện một cách có chặt chẽ, hệ thống và đồng bộ. Qua kết quả khảo sát còn thấy các giải pháp đều được đánh giá cao về tính cần thiết, khả thi. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải vận dụng linh hoạt tùy thuộc vào tình hình thực tế của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM để đạt được kết quả mong đợi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy luận văn đã thực hiện được mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu, bước đầu khẳng định được giả thuyết khoa học của đề tài.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra hàng năm, Bộ GDĐT cần có hướng dẫn các Sở GDĐT căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương,

phối hợp với Thanh tra tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), trình Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố) để kiện toàn tổ chức thanh tra, bố trí biên chế cho cơ quan Thanh tra sở đảm bảo ít nhất 10% biên chế cơ quan Sở, trong đó có Thanh tra viên có chuyên môn nghiệp vụ về tài chính. Tuy nhiên, đây chỉ là công văn hướng dẫn hoạt động thanh tra theo năm học không phải là văn bản pháp quy, nên các địa phương thực hiện chưa thống nhất.

Do vậy, để lực lượng Thanh tra sở đủ mạnh nhằm thực thi tốt nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, đề nghị Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Nội vụ có văn bản pháp quy quy định cụ thể về biên chế và cơ cấu của Thanh tra sở để các địa phương thực hiện thống nhất và có hiệu quả hơn.

- Vì hoạt động tài chính của các cơ sở giáo dục rất đa dạng và thay đổi liên tục nên với lực lượng TTTC chỉ tập trung ở Thanh tra sở thì khó khăn trong việc phát hiện, phòng ngừa các hành vi vi phạm. Do vậy, kiến nghị Bộ GDĐT ban hành văn bản cho phép thành lập mạng lưới cộng tác viên TTTC.

- Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra hàng năm, Bộ GDĐT có chỉ đạo mở rộng hoạt động TTTC bằng cách lồng ghép vào các cuộc thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề và thanh tra phòng, chống tham nhũng. Vì vậy, kiến nghị Bộ GDĐT ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hoạt động TTTC trong lĩnh vực giáo dục để cho cán bộ TTTC ở các Sở GDĐT tỉnh, thành có căn cứ hoạt động.

- Bộ GDĐT phối hợp Bộ Tài chính ban hành văn bản về việc thực hiện chế độ bồi dưỡng cho cộng tác viên TTTC cũng như thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, … .Hiện nay, cũng có các văn bản về bồi dưỡng chế độ cho cán bộ thanh tra, Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra nhưng không có sự phối hợp của Bộ Tài chính nên hầu như không thực hiện được khi văn bản triển khai đến từng địa phương.

Với đặc điểm tình hình phát triển kinh tế, xã hội của TP.HCM trong giai đoạn hiện nay, công tác xã hội hóa về giáo dục phát triển không ngừng, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Nên hoạt động tài chính của các trường công lập sẽ thay đổi, biến hóa nhiều vì vậy cần phải có sự quản lý, kiềm chế của Ủy ban nhân dân để các trường THPT công lập không bị ảnh hưởng và bị tác động của các yếu tố này mà quên đi nhiệm vụ chính của mình. Do đó, Ủy ban nhân dân Thành phố cần chỉ đạo Sở GDĐT, Sở Tài chính tăng cường việc quản lý và kiểm tra hoạt động tài chính, kế toán của các cơ sở giáo dục công lập.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh

- Quán triệt cho toàn ngành nhận thức đúng đắn về công tác thanh tra. Trong phạm vi quyền hạn của sở cần quy định nhiệm vụ, quyền lợi, chế độ khen thưởng động viên thanh tra chuyên trách, cộng tác viên thanh tra để thu hút cán bộ quản lý giỏi và giáo viên giỏi tham gia công tác thanh tra giáo dục.

- Chỉ đạo công tác quy hoạch, nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra phải gắn liền với đề án chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của Ngành. Yêu cầu đầu tiên là bố trí đủ số lượng và cơ cấu Thanh tra viên chuyên trách của sở.

- Quan tâm đầu tư thiết bị nghiệp vụ, tạo điều kiện làm việc cho cán bộ thanh tra. Chỉ đạo các phòng chuyên môn trong sở phối hợp nhịp nhàng công tác thanh tra với kiểm tra, kịp thời xử lý các kiến nghị của thanh tra.

- Quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hoạt động TTTC được hoạt động độc lập không bị tác động bởi các yếu tố khách quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quang Anh - Hà Đăng (2003), Những điều cần biết trong hoạt động thanh tra- kiểm tra ngành giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Tăng Bình – Thu Huyền – Ái Phương (2013), Tra cứu các tình huống về tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính và những quy định mới nhất về lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Lao động.

3. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC về ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 32/2006/QĐ-BTC ngày 06 tháng 6 năm 2006 về việc ban hành Quy trình thanh tra Tài chính, Hà Nội.

5. Ngô Thế Chi – Nguyễn Duy Liễu (2002), Kế toán-Kiểm toán trong trường học, Nhà xuất bản Thống kê.

6. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

7. Chính phủ (2006), Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006,

Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục, Hà Nội.

8. Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình Lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.

9. Tạ Duy Đăng (2003), Cẩm nang kế toán trường học, Nhà xuất bản Tài chính.

10. Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Quản lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Hùng – Thái Xuân Đệ (2008), Từ Điển Tiếng Việt,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác thanh tra tài chính ở các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w