1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và đánh giá môi trường kiểm soát tại tập đoàn hóa chất việt nam

32 1,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 415 KB

Nội dung

Phân tích và đánh giá môi trường kiểm soát tại tập đoàn hóa chất việt nam

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

*********

BÀI TẬP NHÓM KSNB

Phân tích và đánh giá môi trường kiểm soát tại Tập

đoàn hóa chất Việt Nam

Đà Nẵng, tháng 2 năm 2015

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM 4

PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT TẠI TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM 6

1 Thang điểm đánh giá tổng thể môi trường kiểm soát 6

2 Phân tích và đánh giá môi trường kiểm soát tại tập đoàn hóa chất Việt Nam 9

2.1 Sắc thái chung của tổ chức: 9

a) Xây dựng mục tiêu hoạt động: 9

b) Đặc thù quản lý (Triết lý và phong cách điều hành) 10

c) Sắc thái chung 11

d) Đánh giá tổng hợp 13

2.2 Sự tuân thủ các giá trị đạo đức 15

a) Xây dựng các chuẩn mức đạo đức 15

b) Phổ biến các giá trị đạo đức 15

c) Sự tuân thủ các giá trị đạo đức 16

d) Đánh giá tổng hợp 16

2.3 Chức năng giám sát của Ban quản lý đối với sự phát triển và vận hành của kiểm soát nội bộ……… 18

a) Quyền hạn và trách nhiệm 18

b) Tính độc lập và trình độ chuyên môn 20

c) Đánh giá tổng hợp 20

2.4 Cơ cấu tổ chức và các tuyến báo cáo 21

a) Cơ cấu tổ chức 21

b) Quyền hạn và trách nhiệm 24

c) Các tuyến báo cáo 24

d) Đánh giá tổng hợp 24

2.5 Cam kết đối với vấn đề năng lực 26

2.6 Sự chịu trách nhiệm đối với KSNB 27

a) Cơ chế truyền đạt về sự chịu trách nhiệm đối với KSNB 27

b) Chỉ tiêu đo lường thành tích, khen thưởng 27

c) Đánh giá tổng hợp 28

3 Đánh giá chung về môi trường kiểm soát của tập đoàn hóa chất Việt Nam 30

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 33

Trang 3

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) là doanh nghiệp đa sở hữu, trong

đó sở hữu nhà nước là chi phối, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con,được thành lập theo Quyết định số 2180 TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng ChínhPhủ trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Hóa chất Việt Nam Công ty mẹ - Tậpđoàn Hóa chất Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; được thành lập trên cơ

sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty, các ban chức năng và các đơn vị hạch toánphụ thuộc gồm: Công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu Hóa chất; Trung tâm Thông tinKhoa học Kĩ thuật Hóa chất; Trung tâm Thương mại và Dịch vụ Hóa chất

Ngoài Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, tại thời điểm thành lập Tậpđoàn có 10 công ty con do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, 17 công ty con do tậpđoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ khi cổ phần hóa, 16 công ty con do tập đoàn nắmgiữ dưới 50% vốn điều lệ, 1 Viện nghiên cứu, 1 Trường cao đẳng

Ngày 23 tháng 6 năm 2010, tại Quyết định số 953/ QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ, Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được chuyển đổi thành Công tyTrách nhiệm hữu hạn một thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam do Nhà nước làmchủ sở hữu

Ngành nghề kinh doanh chính:

- Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo

vệ thực vật; hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng; công nghiệp hóa chất, hóa dược, hóadầu; công nghiệp chế biến cao su; công nghiệp khai thác mỏ

- Kinh doanh máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệphóa chất; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và các ngành nghề khác theo quyđịnh của pháp luật

Mục tiêu hoạt động:

- Mục tiêu hoạt động của VINACHEM thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: Kinh doanh

có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại VINACHEM và vốncủa VINACHEM đầu tư vào các doanh nghiệp khác;

- Giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đa sởhữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối;

- Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Chiến lược phát triển

Trang 4

Chiến lược phát triển của VINACHEM trong thời gian tới là phát triển kinhdoanh đa ngành, đa sở hữu, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên mônhóa cao, trong đó ngành công nghiệp hóa chất là chủ đạo Tập đoàn sẽ tiếp tục giữ vaitrò nòng cốt trong việc phát triển các ngành trong lĩnh vực hóa chất, phù hợp với chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khai thác triệt để thế mạnh các tàinguyên, chủ động được nguyên liệu đầu vào, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu Đối vớitừng sản phẩm sẽ có bước đi, lộ trình cụ thể trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa và

mở rộng thị trường xuất khẩu Tập đoàn sẽ nhập khẩu công nghệ hiện đại, trình độ tựđộng hoá cao cho những dự án đầu tư mới ở những lĩnh vực có tính cạnh tranh, nhằmtạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành có sức cạnh tranh, bảo đảm môitrường sinh thái Đồng thời, Tập đoàn sẽ tiếp tục đầu tư các dự án góp phần bảo đảm

an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo nhu cầu phân bón (lân, đạm – urê, NPK) trongnước Phát triển nhanh mạnh hóa chất cơ bản, xúc tiến nhanh cơ sở sản xuất sản phẩmhóa dầu, hóa dược Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm hóa chất trên cơ sở tăng sứccạnh tranh của các sản phẩm

Bản sắc văn hóa trong xây dựng, phát triển doanh nghiệp:

- Thân thiện: Phát triển theo hướng thân thiện với môi trường, thân thiện vớingười sử dụng

- Tin cậy: Hoạt động và phát triển dựa trên sự tin cậy của khách hàng, của đốitác, của cộng đồng

- Sẵn sàng chia sẻ và hợp tác: Xây dựng các mối quan hệ hợp tác, bền vững vàtin cậy, cùng phát triển thịnh vượng

Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu

- Phân bón: Phân lân chế biến, phân NPK, phân DAP

- Hóa chất bảo vệ thực vật

- Khai thác khoáng sản: Apatit, Bô xít, muối mỏ kali

- Sản phẩm cao su: Săm, lốp ô tô Bias – Radian, xe máy, xe đạp

- Hóa chất cơ bản, chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm: bột giặt Lix, Net

- Sản phẩm điện hóa (pin, ắc quy), sản phẩm hóa dầu

- Dịch vụ: Thiết kế - tư vấn đầu tư xây dựng công trình hoá chất và các ngành lien quan, tư vấn triển khai công nghệ hoá học và khai thác mỏ…

Trang 5

PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT

TẠI TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM

1 Thang điểm đánh giá tổng thể môi trường kiểm soát

Dưới đây là thang điểm đánh giá tổng thể môi trường kiểm soát bao gồm : căn

cứ đánh giá và điểm tối đa cho các nhân tố ( gồm nhân tố lớn và nhân tố nhỏ) trongmôi trường kiểm soát Điểm tối đa được cho dựa vào mức độ ảnh hưởng của nhân tốđến môi trường kiểm soát của công ty

Để đánh giá các nhân tố lớn và môi trường kiểm soát, nhóm đưa ra mức đánhgiá như sau (thang điểm mỗi nhân tố lớn, nhỏ đều là 10):

1 Sắc thái chung của tổ

chức (30%)

Sắc thái chung là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp Một doanh nghiệp có sắc thái chung tốt là doanh nghiệp có cơ sở vững chắc cho quá trình phát triển bền vững lâu dài.

- Các mục tiêu được xây dựng đảm bảo tính hợp lý và khả năng đạt được mục tiêu.

2/10

- Đặc thù quản lý

( triết lý & phong

cách điều hành)

- Nhà quản lý thể hiện rõ triết lý, phong cách điều hành

và truyền đạt được thông điệp điều hành tới toàn thể nhân viên

- Phong cách điều hành trên cơ sở tuân thủ các quy định tại doanh nghiệp

- Nhà quản lý phải có tầm nhìn, trình độ chuyên môn phù hợp để phát triển doanh nghiệp

4/10

-Sắc thái chung - Ban quản lý là tấm gương chính trực, liêm khiết cho

các cán bộ, nhân viên trong toàn thể doanh nghiệp noi theo

- Ban quản lý và nhân viên nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ.

- Môi trường làm việc dân chủ, công khai thông tin tạo

4/10

Trang 6

điều kiện cho cá nhân phát triển.

2 Sự tuân thủ các giá

trị đạo đức (15%)

Sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trước tiên phụ thuộc vào các giá trị đạo đức được tạo lập trong doanh nghiệp.

4

Trang 7

+Chuẩn mực đạo đức + Các hình thức động viên và thù lao + Các công nghệ và hệ thống phù hợp +Điều tra và giải quyết các vấn đề

6

4 Cơ cấu tổ chức và

các tuyến báo cáo

(15%)

Tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công

ty con Mỗi một đơn vị có đơn vị trực thuộc khác nhau, qui mô không đồng đều, tổ chức quản lý đối với các đơn vị này cũng không có sự đồng nhất

Đối với một tập đoàn thì việc này khá quan trọng, giúp cho việc quản lý và phối hợp trao đổi thông tin hiệu quả hơn

1,5

-Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức thích hợp, đảm bảo việc điều hành thông

suốt, không chồng chéo công việc lẫn nhau

-Các tuyến báo cáo Xác định cấp bậc cần báo cáo thích hợp, không có sự

chồng chéo hay thiếu sót trong việc báo cáo

1

-Cơ chế để truyền đạt

và đảm bảo chịu trách

nhiệm đối với KSNB

Có cơ chế để truyền đạt cho các cá nhân về sự chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện các trách nhiệm KSNB trong tổ chức

3/10

-Chỉ tiêu đo lường Xây dựng chỉ tiêu đo lường thành tích, thưởng phạt phù 7/10

Trang 8

thành tích, khen

thưởng

hợp với các cấp độ trách nhiệm

Trang 9

2 Phân tích và đánh giá môi trường kiểm soát tại tập đoàn hóa chất Việt Nam

2.1 Sắc thái chung của tổ chức:

a) Xây dựng mục tiêu hoạt động:

Với đặc thù là một doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn hóa chất Việt Nam đã xácđịnh đầy đủ mục tiêu hoạt động, chiến lược phát triển, lĩnh vực hoạt động của doanhnghiệp mình Mục tiêu hoạt động của tổ chức đầu tiên là kinh doanh có lãi và bảo toànvốn của nhà nước tại tập đoàn Chiến lược phát triển của tập đoàn là phát triển một tậpđoàn đa ngành đa sở hữu, đa ngành, có trình độ công nghệ cao, quản lý hiện đại vàquản lý chuyên mô hóa cao Bên cạnh đó, tập đoàn đặt mục tiêu phải hoàn thành cáctrọng trách mang tính mục tiêu của nhà nước như hạn chế nhập khẩu, đảm bảo an ninhlương thực quốc gia Là một doanh nghiệp đa ngành nên Tập đoàn hóa chất Việt Namhoạt động đa lĩnh vực nhưng tập trung trọng tâm trong sản xuất các sản phẩm hóa chấtvới mục tiêu tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu trong ngành công nghiệp hóa chất ViệtNam

Tập đoàn xác định là mục tiêu là kinh doanh là có lãi nhưng đồng thời chiến lược phát triển lại phải đồng thời phải thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của một doanh nghiệp nhà nước Điều mâu thuẫn này dễ dẫn đến việc tập đoàn có thể không đảm bảo thực hiện toàn vẹn các mục tiêu, chiến lược hoạt động đã đặt ra Mâu thuẫn này có thể đi kèm

Trang 10

với các mâu thuẫn trong mục tiêu kiểm soát, hoạt động kiểm soát theo kèm

b) Đặc thù quản lý (Triết lý và phong cách điều hành)

Về đặc thù quản lý, các cấp quản lý trong tập đoàn đều coi trọng và nhận thứcđược vai trò quan trọng của kiểm soát nội bộ nhưng do đặc thù của việc quản lý mộttập đoàn kinh tế ở Việt Nam còn hết sức mới mẻ nên doanh nghiệp còn nhiều lúngtúng Việc điều hành tập đoàn còn nhiều lúc còn chưa áp dụng các nguyên tắc quản trịđược các tập đoàn trên thế giới áp dụng, còn mang tính chấp hành cấp trên, cấp dưới.Đồng thời doanh nghiệp còn chưa chú trọng tới kiểm soát các rủi ro tài chính trong quátrình hoạt động

Theo khảo sát năng lực các cấp quản lý trong tập đoàn thì có 85% số quản lýtrong tập đoàn đạt trình độ đại học, 22% đạt trình độ trên đại học Đồng thời các đơn

vị trong tập đoàn đều xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng ISO vào hoạt động sảnxuất kinh doanh của đơn vị Trong hệ thống quản lý của ISO bao gồm rất nhiều vănbản để hỗ trợ nhà quản lý trong việc kiểm tra , kiểm soát các hoạt động diễn ra tạidoanh nghiệp một cách tốt nhất Với hệ thống ISO thì bộ máy kiểm soát và cách thứckiểm tra các mặt hoạt động của doanh nghiệp xác định rõ ràng và xuyên suốt trong quátrình thực hiện

Nhân sự quản lý trong tập đoàn mang tính ổn định cao, ít có thay đổi đột ngột,80% nhân sự quản lý của tập đoàn không có biến động trong những năm qua, điều nàyrất quan trọng trong việc tạo niềm tin và khuynh hướng phát triển ổn định của doanhnghiệp

Đánh giá

- Ưu điểm:

Ban quản lý trong đơn vị rất coi trọng yếu tố kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Điều này góp phần tạo yêu cầu cho các đơn vị, các bộ phận chức năng trong tập đoàn đều phải xây dựng, hoàn thiện và nâng cao tính hiệu quả và hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong bộ phận, trong đơn vị mình để phù hợp với yêu cầu của ban quản lý

Các cấp quản lý trong tập đoàn đều có trình độ chuyên môn vững vàng và được duy trì ổn định qua nhiều năm Đồng thời các đơn vị trong tập đoàn đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO vào trong quá trình sản xuất

Trang 11

nên phương pháp và cách thức quản lý trong doanh nghiệp đều được chuẩn hóa và nâng cao cho phù hợp Các yếu tố trên tạo cơ sở để hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị được hoàn thiện, củng cố và các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị được duy trì ổn định.

- Nhược điểm:

Đặc thù quản lý một tập đoàn kinh tế ở Việt Nam còn hết sức mới mẻ nên việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB cho phù hợp với điều kiện một tập đoàn kinh tế còn nhiều vần đề trong việc xác định từng thành phần, yếu

tố và tổ chức hoạt động Chính điều này gây khó khăn cho các bộ phận, các đơn vị trong tập đoàn trong việc kiểm soát đầy đủ các rủi ro, phát hiện kịp thời các sai phạm và thiết lập các mục tiêu kiểm soát phù hợp.

Mang đặc thù của một tập đoàn nhà nước nên trong tổ chức hoạt động của tập đoàn còn mang nặng cơ chế chấp hành cấp trên cấp dưới Kiểm soát nội bộ tại các đơn vị trong tập đoàn có thể hoàn toàn bị vô hiệu hóa hoặc đi lệch mục tiêu khi có những chỉ đạo quan liêu của các cấp quản lý cấp trên Đồng thời các cấp quản lý dưới có thể không chủ động thực hiện các hoạt động kiểm soát nếu không có các chỉ thị, mệnh lệnh từ các cấp quản lý phía trên.

c) Sắc thái chung

Thông qua việc thực hiện phỏng vấn, điều tra thì nhà quản lý rất coi trọng việckiểm tra, kiểm soát, và luôn yêu cầu các đơn vị, các bộ phận trong tập đoàn phải luônluôn tăng cường năng lực kiểm tra nội bộ bên trong tổ chức và kiểm soát hoạt độngđảm bảo tuân thủ pháp luật và quy định của tập đoàn Các bộ phận, các nhân viêntrong tập đoàn được yêu cầu luôn đặt quyền lợi doanh nghiệp lên hàng đầu nhưngđồng thời phải đảm bảo tuân thủ quy định của đơn vị, quy định của nhà nước Nhàquản lý cũng được các nhân viên trong tập đoàn nhận xét rằng luôn tạo tấm gương chonhân viên trong tập đoàn bằng cách thực thi nghiêm túc tính chính trực và giá trị đạođức trong công việc và đồng thời luôn là người đứng đầu trong các đợt vận động họctập các tấm gương, các giá trị đạo đức tiêu biểu trong nội bộ doanh nghiệp Tuy nhiêncác phong trào, các đợt vận động còn mang tính hình thức, chạy theo phong trào, đápứng yêu cầu số lượng của nhà quản lý Các cuộc học tập cải thiện, nâng cao chuyên

Trang 12

môn cũng như văn hóa trong tập đoàn còn nặng nề hình thức, vai trò, tác dụng thực tếcòn chưa đảm bảo

Nhà quản lý còn thường xuyên tiếp xúc với các nhân viên trong trao đổi thựchiện công việc Để nâng cao tính dân chủ trong quá trình hoạt động thì các quyết địnhquan trọng đều được đem ra tập thể để quyết định và thông tin được công bố công khaiminh bạch bên trong tổ chức Các quyết định nhân sự quản lý đều được ban quản lýquyết định lựa chọn dựa trên khảo sát, đánh giá thông qua ý kiến tập thể trước khiquyết định Đồng thời các cấp quản lý trong tập đoàn còn hết sức chú trọng nâng caođời sống vật chất cũng như văn hóa tinh thần của người lao động, nhân viên tập đoànthông qua việc khuyến khích các chính sách tăng lương, phúc lợi và các hoạt động vănhóa tập thể bên trong tổ chức

Đánh giá:

- Ưu điểm:

Nhà quản lý đơn vị hiểu rõ tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ doanh nghiệp và luôn yêu cầu các bộ phận, các cấp quản lý trong tập đoàn phải tăng cường vai trò, khả năng của kiểm soát nội bộ bên trong tập đoàn Điều này thúc đẩy các bộ phận, các đơn vị trong tập đoàn luôn phải thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các thủ tục kiểm soát nội bộ cũng như cố gắng hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại bộ phận mình

Nhà quản lý tạo lập được tấm gương chính trực và liêm khiết cho các nhân viên bên trong tập đoàn noi theo học tập Chính điều này tạo ra văn hóa lành mạnh cũng như tinh thần tuân thủ, quy định pháp luật của toàn thể nhân viên bên trong tập đoàn Kiểm soát nội bộ bên trong doanh nghiệp sẽ trở nên đáng tin cậy, hiệu quả do việc các nhân viên đều ý thức được phải thực hiện đầy đủ các quy định của công ty trong

đó có các quy định về kiểm soát nội bộ, trong môi trường lành mạnh và tuân thủ quy định, pháp luật như vậy.

Môi trường làm việc dân chủ, thông tin được công khai minh bạch điều này cũng đồng thời góp phần giúp cho hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn thông qua việc các bộ phận xác định được rõ ràng các mục tiêu kiểm soát, các rủi ro kiểm soát và xây

Trang 13

dựng các các cơ chế kiểm soát phù hợp thông qua các thông tin phù hợp được cung cấp.

- Nhược điểm:

Các hoạt động học tập nâng cao văn hóa trong tập đoàn còn mang tính hình thức, không thực tế Điều này không những không nâng cao đạo đức, văn hóa trong tập đoàn mà còn phản ứng ngược, ảnh hưởng đến các hoạt động khác bao gồm cả hoạt động kiểm soát nội bộ Các bộ phận có thể chỉ thực hiện thủ tục một cách lấy lệ hoặc không đảm bảo chất lượng, chỉ ở mức đáp ứng số lượng theo quy định.

d) Đánh giá tổng hợp

Tập đoàn xác định được mục tiêu hoạt động, chiến lược phát triển cho doanhnghiệp trong hiện tại và tương lai từ đó xác định các hoạt động cho phù hợp để thựchiện Các cấp quản lý trong tập đoàn đề cao tinh thần đạo đức thông qua xây dựng cácgiá trị, văn hóa bên trong tập đoàn qua đó nêu lên được tấm gương cho các bộ phận,các đơn vị trong tập đoàn noi theo, học tập Bên cạnh đó, ban quản lý còn hiểu rõ vàluôn đề cao vai trò của kiểm soát nội bộ bên trong doanh nghiệp Những yếu tố trọngtâm này là cơ sở việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quảbên trong doanh nghiệp

Tuy nhiên, mang đặc thù của một tập đoàn, đồng thời còn là một doanh nghiệpnhà nước, những đặc thù này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng xây dựng hệ thốngkiểm soát nội bộ trong tập đoàn

 Bảng tính hệ số cho các nhân tố nhỏ:

01 Xây dựng mục tiêu Tổ chức phải xây dựng được mục tiêu hoạt

động để làm căn cứ cho việc xây dựng cácthành phần của kiểm soát nội bộ: mục tiêu,rủi ro kiểm soát Nên xác định được mụctiêu hoạt động của tổ chức có phù hợp haykhông là yếu tố quan trọng trong đánh giá

hệ thống KSNB

2

02 Đặc thù quản lý Nhà quản lý là nhân tố quan trọng bậc nhất

trong tổ chức Nhà quản lý liêm khiết và đạođức thì hệ thống KSNB mới có hiệu lực và hiệu quả Đồng thời nhà quản lý là tác nhân

4

Trang 14

ảnh hưởng rộng lớn tới tổ chức hoạt động của toàn thể doanh nghiệp trong đó có hệ thống KSNB

03 Sắc thái chung - Sắc thái chung của tổ chức chính là hình

ảnh môi trường chính mà các hoạt động kiểm soát được diễn ra Vì vậy sắc thái chung ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng của kiểm soát nội bộ trong đơn vị

4

 Bảng điểm đánh giá:

Sắc thái chung của tổ

5/10

02 - Đặc thù quản lý ( triết lý

& phong cách điều hành)

- Nhà quản lý đều có trình độ chuyên môn và hiểu rõ vai trò của kiểm soát nội bộ bên trong tập đoàn

- Đặc thù quản lý một tập đoàn kinh

tế còn hết sức mới mẻ nên việc xây dựng các thành phần của kiểm soát nội bộ còn nhiều khiếm khuyết

- Quản lý còn mang nặng cơ chế cũ:

chấp hành cấp trên, cấp dưới

5/10

được vai trò của kiểm soát nội bộtrong tập đoàn

- Nhà quản lý tạo lập được các giá trịvăn hóa, tấm gương đạo đức cho cácnhân viên trong tập đoàn cùng noitheo

- Môi trường làm việc tương đối dânchủ, công khai thông tin trong tổ chức

- Các hoạt động học tập văn hóa, đạođức còn mang năng tính hình thức,thiếu thực tế

6/10

Trang 15

2.2 Sự tuân thủ các giá trị đạo đức

a) Xây dựng các chuẩn mức đạo đức

Tập đoàn rất coi trọng tính chính trực và giá trị đạo đức trong hoạt động nhưngđơn vị không quy định riêng bằng văn bản hay xây dựng, duy trì các tiêu chuẩn, chuẩnmực đạo đức lưu hành bên trong tổ chức Tuy tập đoàn có quy định những quy tắc ứng

xử, văn hóa làm việc bên trong tập đoàn một cách cụ thể nhưng những quy tắc này cònhết sức sơ sài chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu xây dựng quy tắc, giá trị đạo đức bên trongdoanh nghiệp

Đánh giá: Tập đoàn đã không xây dựng được các quy tắc, chuẩn mực đạo

đức trong tổ chức Điều này ảnh hưởng tới tinh thần tôn trọng đạo đức trong hoạt động hằng ngày của tổ chức đồng thời doanh nghiệp không có cơ sở để đánh giá, xử

lý các hành vi vi phạm đạo đức, cũng như khen thưởng đối với các hành vi tôn trọng, tuân thủ đạo đức Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp do đó có rủi ro cao hơn về gian lận hay các hành vi vi phạm quy định, pháp luật ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của tổ chức

b) Phổ biến các giá trị đạo đức

Tập đoàn thường xuyên tổ chức các đợt vận động học tập các tấm gương đạođức điển hình bên cạnh các hoạt động nâng cao văn hóa làm việc bên trong tập đoàn.Các đợt vận động này thường được diễn ra định kỳ trong các ngày truyền thống bêncạnh các đợt hoạt động thực tế nhằm biểu dương, khuyên khích các tấm gương đạođức, tuân thủ quy định điển hình trong toàn tập đoàn

Đánh giá

- Ưu điểm: Tập đoàn tổ chức thường xuyên các hoạt động phổ biến các tấm gương đạo đức điển hình do đó nâng cao được văn hóa, đạo đức trong lao động, làm việc tại đơn vị Doanh nghiệp do đó giảm thiểu được phần nào rủi

ro tồn tại các hành vi không tuân thủ quy định, đạo đức, pháp luật gây ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức.

- Nhược điểm: Do không tồn tại các quy tắc, văn bản chuẩn về đạo đức nên các đợt học tập các tấm gương đạo đức chỉ học tập các tấm gương chung chung, nhiều cá nhân không rút ra được các giá trị đạo đức hay không có cơ

sở rõ ràng để hành động, thực hiện xuyên suốt theo các giá trị đạo đức phù

Trang 16

hợp Điều này làm giảm vai trò, hiệu quả của các đợt phổ biến, học tập đạo đức trong doanh nghiệp Do đó doanh nghiệp lại có khả năng gia tăng các rủi ro về việc không tuân thủ quy định, đạo đức pháp luật trong hoạt động của tổ chức.

c) Sự tuân thủ các giá trị đạo đức

Theo kết quả khảo sát, đánh giá chung thì trong tập đoàn các nhân viên đều laođộng và làm việc với tinh thần đạo đức trên cơ sở tuân thủ các quy định của tổ chức,các quy định của pháp luật Trong 5 năm gần nhất thì toàn tập đoàn không có vi phạm,

kỉ luật ở cấp độ quản lý và ở cấp bộ phận chỉ tồn tại một số sai phạm hạn chế mangtính cá nhân tại một số đơn vị trong tập đoàn Những sai phạm này đều được xử lýtheo quy định của tập đoàn và được đưa ra làm gương tại các bộ phận, các đơn vị trựcthuộc Toàn tập đoàn cũng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thuế,chế độ chính sách cho công nhân viên Bên cạnh đó các đợt vận động, học tập nângcao đạo đức trong tập đoàn đều thu hút được đông đảo số lượng tham gia và đạt đượcnhững kết quả tiêu biểu thực tế Đồng thời tập đoàn còn thường xuyên khen thưởngcác tấm gương đạo đức, nổ lực trong lao động, làm việc trong toàn tập đoàn vào cácngày lễ truyền thống như quốc tế lao động hay trong các đợt thi đua học tập các tấmgương điển hình

Đánh giá: Nhìn chung, doanh nghiệp hoạt động trên tinh thần tôn trọng các

giá trị đạo đức trong tổ chức và hoạt động; trên cả cấp độ toàn doanh nghiệp cũng như mỗi nhân viên Các trường hợp vi phạm đạo đức, kỉ luật đều bị xử lý nghiêm theo quy định đồng thời doanh nghiệp cũng có cơ chế khen thưởng cho các cá nhân có tinh thần đạo đức, tuân thủ quy định một cách xứng đáng Những yếu tố trên đã hạn chế rủi ro tồn tại sai phạm không tuân thủ quy định, pháp luật, vi phạm đạo đức trong tổ chức, khuyến khích môi trường làm việc lành mạnh, tuân theo đạo đức trong toàn doanh nghiệp Do đó kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc duy trì tính hiệu quả và hữu hiệu và đạt được mục tiêu kiểm soát đặt ra

d) Đánh giá tổng hợp

Tập đoàn chưa xây dựng được các quy định, quy chuẩn đạo đức ban hành trongtoàn thể doanh nghiệp Do đó, tuy doanh nghiệp thường xuyên có các hoạt động phổbiến các giá trị đạo đức nhưng tác dụng, ảnh hưởng của các hoạt động này phần nào bịhạn chế đi Nhưng tựu chung lại, toàn thể doanh nghiệp hoạt động trên tinh thần tôn

Ngày đăng: 01/11/2015, 11:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w