Chỉ tiêu đo lường thành tích, khen thưởng

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá môi trường kiểm soát tại tập đoàn hóa chất việt nam (Trang 26 - 31)

Về việc xây dựng các chỉ tiêu đo lường thành tích và khen thưởng, công ty đã ban hành 2 qui định bao gồm: Quy định và Phân cấp các lĩnh vực quản lý và qui chế tài chính. Trong đó, Quy định và phân cấp quản lý đã thể hiện rõ các chính sách thi đua khen thưởng cho công nhân viên chức. Theo đó, Kết quả công việc của nhân viên qua mỗi tháng sẽ được xếp loại A, B, C để đánh giá, soát xét và khen thưởng. Việc đánh giá được thực hiện theo từng cấp quản lý: cấp cao hơn đánh giá cấp thấp hơn.Nội dung đánh giá được dựa trên một các chỉ tiêu phù hợp với cấp làm việc. Ví dụ đối với nhân viên sản xuất, chỉ tiêu đánh giá bao gồm: Năng suất đạt được, chuyên cần, tiết kiệm nguyên liệu… và người đánh giá sẽ là tổ trưởng của mỗi đội sản xuất. Đối với nhân viên hành chính, chỉ tiêu đánh giá bao gồm: Chuyên cần, thời gian hoàn thành báo cáo … và người đánh giá chính là trưởng phòng. Kết quả đánh giá được thông báo theo từng quý và hình thức thưởng là bằng tiền mặt và quà, đối với cá nhân có thành tích tốt trong 3 quý liên tiếp sẽ được tăng 1 bậc lương.

Đánh giá: Công ty xây dựng chỉ tiêu đo lường thành tích, khen thưởng cụ thể, nhưng việc xử phạm các vi phạm chỉ mới mang tính chất chung chung, còn thiên hướng tình cảm, khiển trách nhẹ và mới chỉ công khai một số các trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Điều này đôi lúc tạo sự chủ quan ở nhân viên.

c) Đánh giá tổng hợp

Tuy cơ chế, chính sách truyền đạt về sắc thái chung, giá trị đạo đức … của Vinachem vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng cũng có thể thấy rõ sự quan tâm của lãnh đạo tới KSNB. Đây là tiền đề cho việc tăng cường sự chịu trách nhiệm đối với KSNB trong công ty.

Bên cạnh đó chính sách đo lường thành tích, khen thưởng rõ ràng, cụ thể của Vinachem đang tạo được động lực cho cá nhân viên khi đánh đúng vào mối quan tâm chính của họ là lương thưởng. Một khi lợi ích cá nhân đảm bảo thì sẽ thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của các cá nhân và tăng sự hữu hiệu trong kiểm soát nội bộ trong công ty. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ tạo áp lực tiêu cực và có thể dẫn tới hành vi sai trái. Nhìn chung các yếu tố con của “Sự chịu trách nhiệm đối với KSNB” đều ở mức khá, trong đó, yếu tố về chính sách đo lường thành tích, khen thưởng chiếm trọng số cao cũng ở mức khá.

• Bảng tính hệ số cho các nhân tố nhỏ:

STT Các nhân tố Căn cứ đánh giá Hệ số

01 Cơ chế để truyền đạt về sự chịu trách nhiệm đối với KSNB

Một cơ chế truyền đạt rõ ràng, chặt chẽ sẽ đảm bảo các cá nhân hiểu rõ về tầm quan trọng của KSNB và trách nhiệm của bản thân đối với hệ thống KSNB của tổng công ty

3

02 Chỉ tiêu đo lường thành tích, khen thưởng

Khi chỉ tiêu đo lường thành tích, khen thưởng phù hợp với các cấp độ trách nhiệm sẽ thúc đẩy quản lý và nhân viên thực hiện tốt công việc của mình, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với KSNB

7

TỔNG 10

• Bảng điểm đánh giá:

STT Các nhân tố Nội dung ghi nhân Điểm

Sự chịu trách nhiệm đối với KSNB

Sự chịu trách nhiệm đối với KSNB đạt mức khá

6/10

01 Cơ chế để truyền đạt và đảm bảo chịu trách nhiệm đối với KSNB

Tuy có BQL quan tâm tới cơ chế truyền đạt nhưng chưa xây dựng rõ ràng, cụ thể

5/10

02 Chỉ tiêu đo lường thành tích, khen thưởng

Có xây dựng chỉ tiêu đo lường thành tích, khen thưởng cụ thể, nhưng việc xử phạm các vi phạm chỉ mới mang tính chất chung chung, còn thiên hướng tình cảm, khiển trách nhẹ và mới chỉ công khai một số các trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Điều này đôi lúc tạo sự chủ quan ở nhân viên.

7/10

3. Đánh giá chung về môi trường kiểm soát của tập đoàn hóa chất Việt Nam

Với đặc thù vừa là một doanh nghiệp nhà nước vừa là một tập đoàn kinh tế nên môi trường kiểm soát cùng với các nhân tố tạo nên môi trường kiểm soát của Vinachem có những màu sắc riêng biệt.

Qua sự phân tích và đánh giá các nhân tố của môi trường kiểm soát ở trên, ta có thể thấy, MTKS của Vinachem có những điểm mạnh nổi bật như: Mục tiêu hoạt động, chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai được xác định, tạo nền tảng để xác định các hoạt động thực hiện phù hợp. Bên cạnh đó, ban quản lý còn hiểu rõ và luôn đề cao đề cao tinh thần đạo đức cũng như vai trò của kiểm soát nội bộ bên trong doanh nghiệp. Đây chính cơ sở cho việc hình thành một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả bên trong doanh nghiệp.

Toàn thể doanh nghiệp đều hoạt động và làm việc trên tinh thần tôn trọng các giá trị đạo đức phù hợp, lãnh đạo tự giác làm gương cho nhân viên. Về chức năng giám sát: tập đoàn cũng đã có các cấp có quyền hạn và trách nhiệm phù hợp. Các quyền hạn của HĐTV gắn liền với chức năng giám sát. Cơ cấu tổ chức ở tập đoàn cũng được xây dựng khá phù hợp, đi kèm với đó là việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm cũng như các tuyến báo cáo ở từng đơn vị tương đối hợp lý. Các nhân tố về cam kết năng lực, chịu trách nhiệm về KSNB được lãnh đạo quan tâm, thực hiện.

Tuy có những điểm mạnh như vậy, nhưng Vinachem vẫn còn tồn tại những điểm yếu khiến cho Môi trường kiểm soát chỉ mới dừng ở mực trung bình khá (5,8/10 điểm – Bảng tổng hợp điểm đánh giá chung Môi trường kiểm soát tại Vinachem ). Đó là những điểm yếu nổi bật như: các nội dung mục tiêu hoạt động nhưng còn nhiều chồng chéo; các văn bản, chính sách về các nhân tố trong MTKS như các quy tắc, chuẩn mực đạo đức, cơ chế về sự chịu trách nhiệm … chưa được xây dựng, hoặc có xây dựng nhưng chưa cụ thể, mới chỉ mang tính hình thức; tính độc lập của BQL chưa cao…

Những hạn chế trong này là do một số nguyên nhân như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Là một tập đoàn kinh tế nhà nước nên Vinachem bị ảnh hưởng từ cách quản lý của nhà nước như phải hoàn thành mục tiêu là kinh doanh có lãi nhưng đồng thời thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của một doanh nghiệp nhà nước như an sinh xã hội, chống lạm phát…. Điều mâu thuẫn này dễ dẫn đến việc tập đoàn có thể không đảm bảo thực hiện toàn vẹn các mục tiêu, chiến lược hoạt động đã đặt ra. Mâu thuẫn này có thể đi kèm với các mâu thuẫn trong mục tiêu kiểm soát, hoạt động kiểm soát theo kèm. Bên cạnh đó, chính phủ giao cho tập đoàn một nguồn lực và quyền lực lớn, được ưu đãi về nhiều mặt, và có không ít các cơ chế chính

sách không xác định rạch ròi nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ làm công ích từ đó gây lên sức ì lớn, hiệu quả kinh doanh còn thấp.

- Chịu sự quản lý của nhà nước nên phần lớn, nhiều văn bản, chính sách của tập đoàn chưa được ban hành dựa trên thực tế của tập đoàn. Quy trình soạn thảo còn cứng nhắc, chậm trễ, nội dung chưa thống nhất.

- Công tác đánh giá tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ, việc rà soát các văn bản, qui chế qui định ban hành còn bị động còn ỉ lại vào các văn bản của nhà nước nhiều khi áp dụng máy móc, dập khuôn.

Một môi trường kiểm soát tốt sẽ là nền tảng cho các bộ phận khác trong hệ thống KSNB được thực hiện tốt. Với việc chỉ ở mức trung bình khá của môi trường kiểm soát tại Vinachem như nhóm đánh giá hiện nay, thì hệ thống KSNB của Vinachem là chưa hữu hiệu. Như vậy, cần phải có sự quan tâm cụ thể, một xây dựng tiến trình hoàn thiện môi trường kiểm soát đồng thời với các bộ phận khác trong hệ thống KSNB.

Bảng tổng hợp điểm đánh giá chung Môi trường kiểm soát tại Vinachem

STT Các nội dung của MTKS Điểm

1 Sắc thái chung của tổ chức (30%) 5,4

-Xây dựng mục tiêu hoạt động 5

- Đặc thù quản lý ( triết lý & phong cách điều hành) 5

-Sắc thái chung 6

2 Sự tuân thủ các giá trị đạo đức (15%) 5,3

-Xây dựng các chuẩn mực đạo đức 1

-Phổ biến các giá trị đạo đức 6

-Sự tuân thủ các giá trị đạo đức 8

3 Chức năng giám sát của ban giám hiệu đối với sự vận hành và phát triển của kiểm soát nội bộ(15%)

5,5

-Quyền hạn và trách nhiệm 6

-Tính độc lập và trình độ chuyên môn 5

4 Cơ cấu tổ chức và các tuyến báo cáo (15%) 5,2

-Cơ cấu tổ chức 7

-Quyền hạn và trách nhiệm 4

-Các tuyến báo cáo 4

5 Cam kết đối với vấn đề về năng lực (15%) 8 6 Sự chịu trách nhiệm đối với KSNB (10%) 6

-Cơ chế truyền đạt về sự chịu trách nhiệm đối với KSNB

-Chỉ tiêu đo lường thành tích, khen thưởng 7

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Nội dung công việc Thành viên phụ trách

1 Tìm hiểu tài liệu, phân công công việc Võ Như Tùng

2 Viết nội dung Mục 1 – Phần II Tất cả các thành viên trong nhóm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Viết nội dung Phần I; Mục 2.1 và Mục 2.2 Võ Như Tùng

4 Viết nội dung Mục 2.3 và Mục 2.4 Châu Thị Hiệp

5 Viết nội dung Mục 2.5 , Mục 2.6, Mục 3 Nguyễn Thị Hồng Oanh

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá môi trường kiểm soát tại tập đoàn hóa chất việt nam (Trang 26 - 31)