1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG

19 527 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 733,1 KB

Nội dung

Trần Phước Cường 53 CHƯƠNG 6. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG 6.1. Quan trắc môi trường (QTMT) 6.1.1. Khái niệm - Quan trắc môi trường (Environmental monitoring) là các biện pháp khoa học, công nghệ tổ chức, bảo đảm kiểm soát một cách hệ thống các trạng thái khuynh hướng phát triển của các quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo với nhiều quy mô nhiều loại đối tượng. - Điều khác biệt cơ bản của môi trường với các trạm khí tượng thủy văn là ở các thông số, đối tượng mục đích. Bên cạnh đó, QTMT còn là các biện pháp tổng hợp để kiểm soát đối tượng ô nhiễm. - QTMT bao gồm việc đo đạc, ghi nhận kiểm soát thường xuyên liên tục các hiện tượng tự nhiên nhân tạo (các loại hình nguồn gốc các chất ô nhiễm trong môi trường cũng như công tác quản lý môi trường kế hoạch sử dụng tài nguyên). 6.1.2. Mục đích QTMT (1) Tạo hệ thống dữ liệu về chất các thành phần môi trường phục vụ cho quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. (2) Tạo hệ thống dữ liệu cho việc kiểm soát chất lượng các thành phần môi trường ô nhiễm môi trường phát sinh bởi các hiện tượng tự nhiên nhân tạo. (3) Đảm bảo các tác động không vượt quá tiêu chuẩn cho phép. (4) Kiểm tra các biện pháp giảm thiểu đã được đề nghị trong báo cáo ĐTM (5) Cảnh báo sớm về những thiệt hại môi trường tiềm năng có thể xảy ra. 6.1.3. Mức độ thể hiện (1) Phát hiện các dấu hiệu thay đổi của các thông số hoặc thành phần môi trường. (2) Xác định các giá trị định lượng của các thông số thành phần môi trường. (3) Kiểm soát sự thay đổi bằng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ tổ chức. 6.1.4. Hệ thống quan trắc môi trường (1) Vị trí đặt các điểm quan trắc (cố định, không cố định) (2) Các phương tiện kỹ thuật nhân lực thực hiện quan trắc, thu thập, phân tích, thông tin các biện pháp kiểm soát nguồn phát sinh chất ô nhiễm. Trần Phước Cường 54 6.1.5. Phân loại các hệ thống QTMT a. Theo quy mô quan trắc - Hệ thống monitoring môi trường quy mô địa phương (nhà máy, xí nghiệp, thành phố, khu công nghiệp). - Hệ thống monitoring quy mô quốc gia (hệ thống quan trắc môi trường quốc gia theo ngành như nông nghiệp, năng lượng, nhiễm xạ, sinh thái, thực phẩm,…) - Hệ thống quan trắc môi trường quy mô toàn cầu (hệ thống GEMS-Global Environmental Monitoring System,…) b. Theo tính chất hoạt động quan trắc: - Hệ thống quan trắc môi trường liên tục hay gián đoạn - Hệ thống quan trắc môi trường cố định hay lưu động c. Theo mục đích của hoạt động hay quan trắc - Hệ thống quan trắc môi trường nền: là đo đạc, tổng hợp, phân tích các thông số môi trường trong suốt thời kỳ tiền dự án nhằm xác định bản chất các giới hạn biến thiên tự nhiên để xác định bản chất của sự biến đổi môi trường. - Hệ thống quan trắc tác động ô nhiễm: bao gồm các phép đo, xử lý, phân tích đánh giá các thông số môi trường trong khi xây dựng vận hành dự án nhằm theo dõi những biến động môi trường do dự án gây ra. 6.1.6. Yêu cầu khoa học của QTMT - Tính khách quan của quan trắc môi trường: có nghĩa là số liệu của quan trắc môi trường phải có độ chính xác phản ánh trung thực chất lượng các thành phần môi trường khu vực khảo sát. Các số liệu quan trắc ở các trạm hoặc điểm đo phải đồng nhất về phương pháp thời gian đo, quy trình quy phạm đo đạc. Các số liệu sau khi đo phải được tính tương quan với nhau từ đó rút ra các số liệu tổng hợp cơ chế tương tác các thành phần trong các khu vực đo. - Tính đại diện của số liệu đo: số liệu đo được phải đại diện cho khu vực được khảo sát về mặt không gian thời gian, số liệu phản ánh chất lượng môi trường nền hay môi trường bị tác động. - Tính tập trung vào các vấn đề chủ yếu của khu vực. Có rất nhiều các yếu tố môi trường cần được quan trắc, tuy nhiên các số liệu quan trắc của một vùng, của quốc gia trong từng giai đoạn phải căn cứ vào những vấn đề chủ yếu về môi trường, của vùng quốc gia. Cụ thể là phải tập trung vào nguồn nguyên nhân gây suy thoái môi trường khu vực trong một giai đoạn xác định. Trần Phước Cường 55 6.1.7. Yêu cầu kỹ thuật của QTMT - Các máy móc thiết bị quan trắc cần thống nhất về tiêu chuẩn kỹ thuật thường xuyên được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế. - Các cơ sở phân tích mẫu quan trắc phải có trang thiết bị đồng nhất thường xuyên được kiểm định bởi phòng phân tích chuẩn quốc gia, khu vực quốc tế. 6.1.8. Nguyên tắc các yêu cầu giám sát - Giám sát phải liên kết với công tác dự báo môi trường trong bước đánh giá tác động đảm bảo cung cấp những thông tin về những vấn đề sau: + Bản chất của tác động + Cường độ tác động + Quy mô lãnh thổ của tác động + Thời gian tác động + Tần suất tác động + Ý nghĩa của tác động + Độ tin cậy của các dự báo về tác động - Các chương trình quan trắc cần phải được xem xét tổng kết một cách thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả, đồng thời giúp xác định thời điểm cần ngừng quan trắc. 6.1.9. Tổ chức báo cáo giám sát Một tổ chức giám sát môi trường gồm các bộ phận sau: - Tổ chức: phụ trách hành chính nhân sự - Mạng lưới: nghiên cứu hệ thống mạng lưới, quy trình, quy phạm đặt trạm quan trắc, cung cấp vật tư thiết bị cho hệ thống mạng lưới. - Hệ thống phòng thí nghiệm: có thể tổ chức phòng thí nghiệm trung tâm, phòng thí nghiệm vùng phòng thí nghiệm trạm tùy theo yêu cầu giám sát tác động. - Kiểm soát, lưu trữ số liệu: kiểm soát số liệu do các phòng thí nghiệm các trạm gởi tới, lưu trữ cung cấp số liệu thông tin, dự báo cảnh báo về môi trường. 6.1.10. Các bước cần thiết khi xây dựng một chương trình giám sát môi trường - Xác định quy mô các chỉ tiêu giám sát (chất lượng môi trường, các thay đổi của môi trường kinh tế xã hội). - Quyết định các phương thức thu thập thông tin sẽ được sử dụng trong quá trình ra quyết định. - Xác định địa điểm quan sát, đo đạc lấy mẫu. - Lựa chọn các chỉ tiêu chính cần đo trực tiếp. Trần Phước Cường 56 - Yêu cầu về mức độ chính xác đối với số liệu. - Tận dụng các số liệu có sẵn bằng cách tổ chức quan trắc sao cho sô liệu thu thập được tương ứng với số liệu đã có. - Tập hợp sử dụng các số liệu do nhân dân cung cấp. 6.1.11. Cơ quan có trách nhiệm giám sát môi trường - Cục bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường - Các Vụ Tài nguyên Môi trường của các Bộ, Ngành - Các cơ quan chủ dự án. 6.2. Đánh giá rủi ro môi trường (ĐGRRMT) 6.2.1. Khái niệm về rủi ro môi trường Rủi ro môi trường là những tổn hại bất ngờ không lường trước được xảy ra gây tổn hại đến cơ sở vật chất (nhà cửa, công xưởng, đường sá, hồ đập, sân bay, bến cảng,…) hoặc sức khoẻ cộng đồng (bệnh dịch, khí độc, nước bẩn,…) hoặc đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng, sông hồ, nguồn nước, khoáng sản đa dạng sinh học). Để tiến hành đánh giá rủi ro, chúng ta có thể theo hướng dẫn sau. Hình 6.1. Các bước trong đánh giá rủi ro được sử dụng ở Mỹ Nghiên cứu Đánh giá rủi ro Quản lý rủi ro Phòng thí nghiệm quan sát thực địa về ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ tiếp xúc đối với từng chất độc. Thông tin về các phương pháp ngoại suy về liều lượng cao, thấp đối với người sinh vật. Đo đạc ngoài thực địa, tính toán khả năng tiếp xúc, đặc điểm dân cư. Xác định hiểm hoạ độc tố có gây ra hiểm họa xấu không? Đánh giá sự phản ứng lại liều lượng (mối quan hệ giữa liều lượng phạm vi ảnh hưởng đối với người là gi? Đánh giá tiếp xúc nào thường bị biết trước được trong những điều kiện khác nhau nào? Đặc điểm rủi ro, phạm vi ảnh hưởng xấu là gì trong phạm vi một nhóm dân số đã biết Phát triển các biện pháp lựa chọn điều chỉnh Đánh giá hậu quả sức khoẻ, kinh tế, xã hội, chính trị của các phương án lựa chọn điều chỉnh Cơ quan quyết định hành động Trần Phước Cường 57 - Xác định khu vực đòi hỏi phải có sự nâng cấp, bổ sung (đặc biệt đối với các nhà mày mới xây dựng có sự thay đổi công nghệ). - Trình bày được rằng: hoạt động của công trình là an toàn. - Bảo đảm được “giá trị tiền tệ” việc cung cấp an toàn. Về bản chất đánh giá rồi được sử dụng để xác dịnh ưu tiên đối với chi phí các biện pháp làm giảm thiểu rủi ro. - Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ (1983) đã đề xuất phát triển một cơ cấu đánh giá rủi ro, cơ cấu đó được cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) sử dụng từ năm 1986, nhưng đáng tiếc nó còn có nhiều hạn chế đối với ADB. Ở sơ đồ hình 6.3 có mô tả hệ thống thời gian, bước này rất cần thiết để xác định những điểm quan trọng xảy ra các hiểm họa các chất độc hại. 6.2.2. Cơ cấu rủi ro được đề xuất cho các dự án phát triển Năm 1983, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ đã trình bày các bước đánh giá rủi ro trong một cơ cấu thích hợp nó được cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) sử dụng từ năm 1986. Trung tâm Đông – Tây, Smith cộng sự (1988) đã đưa ra cơ cấu đánh giá rủi ro như sau (hình 6.2). Hình 6.2. Cơ cấu đánh giá rủi ro do Smith cộng sự đề xuất 1998 Hình 6.3 dưới đây làm rõ được mối quan hệ của khái niệm cơ bản về đánh giá rủi ro với các quá trình đánh giá rủi ro các bước hoạt động (bước hướng dẫn). Xác định mối nguy hiểm Tính toán, phân tích hiểm hoạ (định nghĩa về chu trình dòng, hệ thống giới hạn, quy trình chiết xuất, vận chuyển phân tán) Đánh giá đường truyền môi trường (đánh giá này có liên quan đến các ảnh hưởng xấu như hàm lượng, tiếp xúc, liều lượng) Đặc tính rủi ro Quản lý rủi ro Trần Phước Cường 58 Hình 6.3. Mối quan hệ khái niệm đánh giá rủi ro Trong ĐGRR, người ra thường sử dụng một bộ 3 câu hỏi sau: 1. Cái gì sẽ xảy ra đối với dự án? Ảnh hưởng gì có thể xảy ra tác động đến sức khoẻ của cong người? Ảnh hưởng này có thể lan truyền qua môi trường (nước, không khí, đất, thực phẩm)? Các hậu quả làm chết người, tai nạn có thể xảy ra? 2. Phạm vi mức độ quan trọng của các hậu quả xấu là gi? Số lượng người bị ảnh hưởng, số lượng tiền tiêu phí, của cải bị hư hại, vùng địa lý bị tàn phá? 3. Hậu quả xấu ra sao? Với tần suất nào gây ra các hậu quả xấu đó, bằng chứng lịch sử thực tế kinh nghiệm nào đã có để xem xét khả năng rủi ro có thể xảy ra? 6.2.3. Mối nguy hiểm sự không chắc chắn Mối nguy hiểm có liên quan đến các dự án phát triển kinh tế bao gồm: - Hoá chất độc hại đối với người động thực vật. - Vật chất dễ cháy, dễ nổ. - Các thiết bị cơ học bị hư hỏng sẽ rấ tnguy hiểm đối với người của cải. - Các công trình đổ vỡ, hư hỏng (đập nước). Xác định hiểm họa Kiểm toán hiểm họa Đánh giá đường truyền môi trường Đặc tính rủi ro Quản lý rủi ro (Khái niệm cơ bản về ĐGRR) Quá trình ĐGRR (Hướng dẫn) Cái gì có thể dẫn đến sai? Mức độ khắc nghiệt của hậu quả xấu? Hậu quả xấu như thế nào xảy ra? Cái gì cần phải làm để giảm rủi ro? Điểm qua Giới hạn Sự thực hiện Trần Phước Cường 59 - Thiên tai làm tăng mức độ hư hại kỹ thuật. - Tàn phá hệ sinh thái (phú dưỡng hoá, xói mòn đất…). Thông tin về các hiểm hoạ trên nếu không chắc chắn thì có thể cần đến ĐGRRMT. - Tiềm năng gây ra các hoá chất độc hại. Tỷ lệ số lượng. - Hoả hoạn gây nổ. - Vận chuyển sự huỷ hoại của chất gây ô nhiễm có trong môi trường. - Hoà tan, phân tán một cách cơ học. - Tiếp xúc với độc tố, ai tiếp xúc, bao nhiêu người, bao lâu. - Dự đoán liểu lượng xâm nhập vào người dựa trên thí nghiệm động vật. - Tỷ lệ hư hỏng các trạm thiết bị, nhà máy cơ khí, kiến trúc. - Tác phong làm việc của con người, thiếu sót của công nhân, phản ứng của xã hội. - Tai biến thiên nhiên (động đất, bão, sóng thần). - Sự phân bố hệ thống thoát nước, mực nước, thực vật vi khí hậu. Những sự không chắc chắn nảy sinh từ: - Thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của mối quan hệ: nhân-quả, thiếu kiến thức khoa học (lý thuyết). Ví dụ về sự tích tụ sinh học của các hoá chất độc hại trong chuỗi thức ăn, phản ứng của cây trồng đối với ô nhiễm không khí. - Số liệu kém do lấy mẫu, đo đạc xử lý. - Thiếu số liệu, số liệu không đồng bộ khi đo đạc không tuân thủ các nguyên tắc điều kiện môi trường của dự án. - Từ tài liệu về độc tố sinh thái được ngoại suy từ động vật sang người từ liều lượng cao trong thí nghiệm đến liều lượng thấp khi tiếp xúc. - Tưng thành phần môi trường thiên nhiên có sự biến động (biến động thời tiết, khí hậu, chế độ thuỷ văn,…). - Các giả thiết tính toán, đánh giá độ chính xác, nhạy bén của giả thiết kết quả thực tế, sự ăn khớp giữa xét đoán kết quả thực tế xảy ra. - Điểm mới lạ của dự án (áp dụng công nghệ, hoá chất, sự thay đổi địa điểm, thiếu kinh nghiệm, lịch sử số liệu…). 6.2.4. Quá trình đánh giá rủi ro (Risk Assessment) Đánh giá rủi ro bao gồm 5 giai đoạn chính sau đây: xác định hiểm hoạ, phân tích hiểm hoạ, đánh giá đường truyền môi trường, đặc thù rủi ro quản lý rủi ro. Xác đinh hiểm hoạ là liệt kê những khả năng có thể xảy ra của các nguồngaay nguy hiểm. Đây là bước đánh giá đầu tiên có ích ngay cho người quản lý khi đánh giá dự án. Trần Phước Cường 60 Xác định rủi ro phục vụ cho dự báo định lượng các ảnh hưởng của dự án mà ĐGRRMT đã đề cập. Những nguồn thông tinh khác nhau, hồ sơ về tai nạn các kỹ thuật khác có thể được sử dụng để xác định các sự việc xảy ra có thể gây nguy hiểm. Những nguồn thông tin tài liệu đó là: - Hồ sơ về tai nạn trong cùng loại nhà máy hay có thể sử dụng hồ sơ cùng loại tương tự. - Thảo luận với các kỹ sư tham gia thiết kế công trình. - Tham quan nghiên cứu hiện trường (nhà máy). - Nếu đã có nghiên cứu về môi nguy hiểm hay hoạt động của nhà máy theo thiết kế thì có thể sử dụng nó để xác định tiềm tàng nguy hại. Nếu không có nghiên cứu loại này thì cần thiết phải tiến hành nghiên cứu để xác định đâu là điểm cần khắc phục trong thiết kế hay trong hoạt động hiện nay chưa thật phù hợp để ngăn ngừa các tai nạn. - Cần phải quan tâm thêm các ảnh hưởng khác, chẳng hạn như thời tiết khắc nghiệt, động đất,… Nghiên cứu về mối nguy hiểm khả năng hoạt động của một công trình đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mối nguy hiểm tiềm tàng. Nghiên cứu này là nghiên cứu kiểm tra chi tiết về thiết kế của nhà máy. Mục đích của nó là đảm bảo những nét cơ bản được kết hợp với nhau để có được sự an toàn, hoạt động có kinh nghiệm của nhà máy tránh được những điểm mà dự án có thể gây ra những tác động xấu. Một nhóm nhỏ chuyên gia có kinh nghiệm sẽ tiến hành nghiên cứu này, nhóm này bao gồm: + Nhóm trưởng + Trợ lý nhóm + Người phân tích rủi ro + Kỹ sư phụ trách quá trình thiết kết + Kỹ sư kiểm tra + Cán bộ quản lý vận hành hoạt động của nhà máy + Cán bộ phụ trách bảo dưỡng Trong công tác xác định mối nguy hại có sự không chắc chắn. Sự không chắc chắn chủ yếu là khả năng của “người đánh giá” để đảm bảo rằng tất cả vật chất nguy hiểm sự kiện nguy hiểm đã được xác định. 6.2.5. Đặc thù rủi ro (Risk Characterisation) Đặc thù rủi ro là sự biểu hiện rủi ro đối với từng các thể, các cộng đồng hay các đối tượng bị tác động khác. Sự biếu hiện này được định lượng hoá. Đặc điểm này thường đưa Trần Phước Cường 61 về những giá trị định lượng cao hơn mức trung bình. Ví dụ số người bị chết, bị đau ốm, bị thương tật, đơn vị thời gian… Có 2 mục đích chính trong việc thực hiện ĐGRRMT. Trước hết là cần biết rủi ro, sau đó là làm giảm nó. Việc làm đầu tiên về ĐGRRMT là xem xét khả năng chấp nhận rủi ro. Sự biểu hiện của rủi ro đối với người thường là tử vong “điểm cuối” sự biểu hiện đó bao gồm các thành phần sau: Chiều dài thời gian: - Tuổi thọ - Tuổi lao động tiếp xúc chất độc của công nhân - Hằng năm - Những thời gian đặc biệt khác có thể lựa chọn có liên quan đến tiếp xúc Số lượng người: - Cá thể - Một nhóm người được xác định lựa chọn, địa phương, nghề nghiệp - Dân số trên một địa bàn chính trị, hành chính hay địa lý Nguồn đặc thù rủi ro: - Ở đâu có lịch sử hay kinh nghiệm về rủi ro - Nơi nào có mô hình dự báo về rủi ro được sử dụng Trong khi xem xét đặc thù rủi ro, người ta tiến hành so sánh rủi ro có thể xảy ra do việc thực hiện dự án này với một dự án đã thực hiện có những nét tương tự. Dựa vào các thành phần của sự biểu hiện rủi ro mà ta có thể tiến hành việc so sánh. Ngay trong một dự án ta có thể so sánh (ví dụ tỷ lệ tử vong) của công đoạn này với công đoạn khác, giữa phân xưởng này với phân xưởng khác…. 6.2.6. Quản lý rủi ro (Risk Management) Mục đích cuối cùng của quản lý rủi ro là lựa chọn thực hiện các hoạt động làm giảm rủi ro. Quản lý rủi ro cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà quản lý dự án để nâng cao quá trình ra quyết định cho các dự án phát triển cần vay vốn. Quyết định này không phải hoàn toàn là một bản tường trình thành công hay không thành công về đề cương của một dự án, bởi vì rằng cơ quan cấp kinh phí thường xuyên liên hệ với dự án trong khâu xây dựng. Ở đây ĐTM ĐGRRMT thường đưa ra các yêu cầu là dự án không gây ra tổn thất về môi trường. Quản lý rủi ro là sự đánh giá các phương án, các biện pháp giảm nhẹ rủi ro việc thực hiện các phương án. Các biện pháp đó phải đạt được hiệu quả (chi phí hữu hiệu). Trần Phước Cường 62 Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, để đạt được một số lợi ích nhất định đành phải chấp nhận sự rủi ro có thể xảy ra. 6.3. Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment- EIA) 6.3.1. Khái niệm định nghĩa đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Là sự đánh giá chính thức các tác động đối với môi trường có thể có của một chính sách, chương trình hay dự án (sau đây gọi là dự án). Qua đó, các giải pháp, các phương án (về kỹ thuật hay quản lý) được đề xuất chấp nhận nhằm giảm thiểu các tác động đó đến môi trường. Khái niệm này được áp dụng từ khi bắt đầu dự án, trong quá trình vận hành cho tới khi chấm dứt dự án. Tác động: Có thể sử dụng từ "ảnh hưởng" Là hiệu ứng của một sự vật, một hoạt động lên một vật thể hoặc một hoạt động khác. Tác động có thể thay đổi theo không gian thời gian trong phạm vi của hiệu ứng. Đáng kể: Có ý nghĩa tương đương với các từ " có ý nghĩa, đáng chú ý .". Là tác động nằm ngoài giới hạn chịu đựng, ngoài giới hạn chấp nhận được của một vật thể hay một hoạt động khác. (ngưỡng trong KHXH thường là 5%). Sự đáng kể là sự biến động vượt quá ngưỡng chịu đựng (khoảng 5%) của một vật thể. Tuy nhiên, đối với cảnh quan, quần thể các sinh vật quý hiếm,… thì sự đáng kể này khó được chấp nhận mà chủ yếu phụ thuộc vào người đánh giá. Khái niệm về ĐTM: ĐTM là sự phân tích một cách có khoa học những tác động có lợi hoặc có hại do các hoạt động phát triển có thể mang lại cho tài nguyên thiên nhiên các điều kiện môi trường. Qua đó, đề xuất các phương án hợp lý nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa hoạt động phát triển BVMT. - Hoạt động phát triển: Dự án xây dựng một nhà máy, chương trình, các loại hình dịch vụ. Ví dụ: Dự án mở rộng đường, xây dựng mới một Bệnh viện, quy hoạch khu du cư. - Các phương án nhằm giải quyết mâu thuẫn: các giải pháp KH-KT, công nghệ, quản lý, các chính sách, các công cụ pháp luật, kinh tế . [...]... tế kinh tế tài nguyên môi trường Trong một số trường hợp, các dự án quan trọng cần được thực hiện ĐTM theo một vài phương pháp kết hợp Để có thể phân tích đầy đủ đúng về chi phí-lợi ích của một dự án phát triển hoặc một hoạt động kinh tế xã hội, chúng ta cần hiểu biết hơn nữa về các vấn đề sau:  Phân tích chi phí-lợi ích  Phân tích kinh tế ứng dụng  Phân tích kinh tế môi trườngPhân tích môi. .. động và đánh giá sự tuân thủ của các doanh nghiệp đối với các chính sách tiêu chuẩn của nhà nước về môi trường 6.4.2 Kiểm toán quản lý môi trường Có hai hình thức tiến hành kiểm toán môi trường: kiểm toán nội bộ kiểm toán từ bên ngoài Kiểm toán nội bộ là việc tự đánh giá các hoạt động việc thi hành các quy định về môi trường của mình nhằm rút ra các bài học cải thiện công tác quản lý môi trường. .. nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, cải thiện hệ thống quản lý môi trường của cơ sở Kiểm toán môi trường từ bên ngoài là việc tổ chức đánh giá sự tuân thủ các quy định môi trường của các nhà thầu phụ, các nhà cung ứng vật tư, hay các đại lý của nhà sản xuất xem họ có tuân thủ các quy định môi trường có đáng tin cậy hay không, hoặc việc đánh giá sự tuân thủ các quy định môi trường của cơ sở sản xuất... quan trắc, đo đạc môi trường  Phương thức quản lý chất lượng hệ thống (QA/QC) các tiêu chí để tiến hành các dự án, các hoạt động KTXH 6.4 Kiểm toán môi trường (Environmental Auditing) 6.4.1 Khái niệm về kiểm toán môi trường Kiểm toán môi trường là công cụ của quản lý môi trường bao gồm việc ghi chép có hệ thống, có chu kỳ và đánh giá một cách khách quan công tác tổ chức quản lý môi trường, sự vận... đầu vào đầu ra của sản phẩm - Xác định ảnh hưởng các tác động môi trường của sản phẩm trong toàn bộ thời gian sống quá trình di chuyển của chúng - Xác định và phân tích các khả năng giảm thiểu tác động đến môi trường của sản phẩm trong từng công đoạn hoạt động di chuyển của sản phẩm 6.5.3 LCA quản lý môi trường Trong công tác quản lý môi trường thông quan LCA thì khó khăn lớn nhất, đồng... về bảo vệ môi trường - Phân tích, đánh giá tác động dự báo: o Xác định tác động: nguồn gốc phát sinh tác động từ các hoạt động o Phân tích: theo không gian thời gian o Đánh giá: theo mức độ (cường độ), tốt hay không tốt, đáng kể hay không đáng kể o Dự báo - Đề xuất các giải pháp: o Phòng tránh o Kiểm soát o Khắc phục Như vậy, có thể thấy rằng ở Việt Nam mặc dù những bức xúc về môi trường chỉ... toán môi trường là giúp bảo vệ môi trường, sức khoẻ an toàn bằng các biện pháp: - Tạo điều kiện cho việc kiểm toán, quản lý các thực tế môi trường - Đánh giá sự tuân thủ các chính sách của công ty, kể cả việc đáp ứng các yêu cầu về quy chế Kiểm toán môi trường là một công cụ quản lý chỉ có giá trị khi được hình thành trong một hệ thống quản lý tổng thể Nó không thể đứng đơn độc, nó là công cụ giám... LCA) sản phẩm là quy trình phân tích các tác động toàn diện đến môi trường của sản phẩm bắt đầu từ quá trình sản xuất cho tới khi sản phẩm được sử dụng tạo thành các loại chất thải Trong quá trình đánh giá, người đánh giá cố gắng tìm ra định lượng hóa mọi nguồn năng lượng vật liệu đầu vào đầu ra trong toàn bộ thời gian tồn tại của sản phẩm: sản xuất - lưu thông - phân phối - sử dụng - tiêu... tạo thêm các dòng năng lượng những quy luật đi vào hệ thống  Dòng đi vào là các dòng phát triển Những thay đổi về hệ tự nhiên sẽ thay đổi do chịu những tác động của các hoạt động phát triển Trong phương pháp phân tích chi phí-lợi ích cần nắm được những thông tin trực tiếp gián tiếp để có thể xem xét đánh giá một cách toàn diện Cơ sở để tiến hành suy luận và phân tích là những kiến thức chuyên... Phân tích chi phí-lợi ích  Phân tích kinh tế ứng dụng  Phân tích kinh tế môi trườngPhân tích môi trường  Tiêu chí môi trường phương pháp tiếp cận  Phân tích biến động theo thời gian  Sự giảm thu nhập theo thời gian  Rủi ro  Tính toán chi phí phòng ngừa  Phân tích đánh giá rủi ro  Phân tích tác động xã hội của dự án phát triển 67 Trần Phước Cường Ngoài những vấn đề trên, chúng ta luôn . đề sau:  Phân tích chi phí-lợi ích  Phân tích kinh tế ứng dụng  Phân tích kinh tế môi trường  Phân tích môi trường  Tiêu chí môi trường và phương. ra. 6.3. Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment- EIA) 6.3.1. Khái niệm và định nghĩa đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Đánh giá tác

Ngày đăng: 24/10/2013, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w