TÓM TẮT NỘI DUNG Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu luận điểm “kết hợpsứcmạnhdântộcvớisứcmạnhthời đại” và sự thể hiện nó trong chính sách đối ngoại của ta thời kỳ khángchiếnchốngMỹ 1954-1975. Trên tinh thần nghiên cứu khoa học về lịch sử, bài viết đặt vấn đề tìm hiểu hiệu quả thực tế của các chính sách đối ngoại nhằm tận dụng ngoại lực phục vụ kháng chiến. Trongphần nội dung chính, sau khi trình bày ngắn gọn khái niệm, nội dung và ý nghĩa việc kếthợpsứcmạnhdântộcvớisứcmạnhthời đại, chúng tôi đi sâu phântích các quá trình và phương diện ngoại giao Việt Nam đã triển khai, nhằm tận dụng thời cơ biến khó khăn thành thuận lợi hoặc hạn chế tối đa đưa chiến tranh Việt Nam trở thành vấn đề quốc tế. Bên cạnh việc tranh thủ sự hỗ trợ của khối xã hội chủ nghĩa, ngoại giao Việt Nam cũng thành công trong việc đưa ra thế giới hình ảnh chân thực về cuộc chiến, qua đó tạo ra làn sóng ủng hộ Việt Nam rộng rãi, khoét sâu mâu thuẫn trong lòng nước Mỹ, đẩy các thế lực hiếu chiếnMỹdần vào thế cô lập. Đây là thời kỳ mà ngoại giao báo chí và ngoại giao nhân dân của ta đạt được những thành tựu to lớn. Tiểu luận cũng đã chứng minh rằng, Việt Nam không chỉ khéo léo kếthợp chuyển hóa sứcmạnhthờiđại thành sứcmạnh của mình mà còn góp phần làm nên sứcmạnhthời đại. Thông qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra nhận định: dù không hoàn toàn tối ưu, nhưng ngoại giao Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kếthợpsứcmạnhdântộcvàsứcmạnhthời đại, phục vụ hiệu quả cho mục tiêu đối ngoại nói riêng vàcuộckhángchiến nói chung. LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu đề tài Cho đến nay, thắng lợi của Việt Nam trước một đế quốc Mỹ hơn hẳn về tiềm lực quân sự vẫn là một dấu hỏi lớn với nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận là, dù có lý giải theo cách nào đi nữa, Việt Nam cũng đã thực sự kếthợp được nội lực và ngoại lực, sứcmạnhdântộcvàsứcmạnhthờiđại để làm nên kỳ tích này. Đây là một vấn đề rộng có tính bao quát toàn cuộc chiến; trong khuôn khổ bài tiểu luận này chúng tôi sẽ chỉ đi sâu nghiên cứu sự thể hiện của nó trên mặt trận ngoại giao, với câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Việc kếthợpsứcmạnhdântộcvàsứcmạnhthờiđại đã được triển khai hiệu quả trong các chính sách đối ngoại của ta thời kỳ 1954-1975 hay chưa? Trên tinh thần tôn trọng lịch sử nhưng hướng tới giá trị thực tiễn, chúng tôi đặt giả thuyết nghiên cứu: Ngoại giao Việt Nam đã làm tốt công việc kếthợpsứcmạnhdântộcvàsứcmạnhthờiđại để thực hiện các mục tiêu đối ngoại, tuy nhiên ở một vài thời điểm các đối sách vẫn chưa thực sự tối ưu. 2. Khái lược tình hình nghiên cứu vấn đề Kếthợpsứcmạnhdântộcvàsứcmạnhthờiđại không phải một vấn đề mới với giới nghiên cứu, đặc biệt trong các nghiên cứu Lịch sử Đảng hay Tư tưởng Hồ Chí Minh; tuy nhiên đa số đều chỉ nhắc đến với tư cách một luận điểm, rất ít chuyên luận độc lập. Có thể kể tới một số bài viết tiêu biểu như Chiến thắng của sứcmạnh tổng hợpsứcmạnhdântộcvàsứcmạnhthờiđại (1985) - Lê Duẩn. Thông qua những nghiên cứu hiện có, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứutrongnước hầu hết thiên về phương diện lịch sử - giá trị hơn là nghiên cứu hiệu quả chính sách. Hơn nữa, phần đông các tác giả có quan điểm hơi lý tưởng hoá về tinh thần quốc tế vô sản, giá trị của hoà bình, chính nghĩa… mà ít tìm hiểu về bản chất, động lực phát động một phong trào quốc tế, do đó phần nào lại làm lu mờ chính những nỗ lực chính trị- ngoại giao của ta trong thực tế. Nhìn chung, mặc dù là một vấn đề được giới nghiên cứu quan tâm, song vẫn còn có những khoảng trống chưa được khai thác. NỘI DUNG CHÍNH I. Các vấn đề chung 1. Bối cảnh trongnướcvà quốc tế Từ khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam đã trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa dântộc ta với đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ phong kiến. Nhân dân ta bước vào cuộckhángchiếnchốngMỹvới tư thế người chiến thắng và kế thừa nhiều di sản quý báu từ Cách mạng tháng Tám vàkhángchiếnchống thực dân Pháp, đó là đường lối chính sách đúng đắn của Đảng, lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết của nhân dân. Đây là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng sau này. Cuộckhángchiến diễn ra trong bối cảnh đất nước bị chia cắt hai miền, phải tiến hành hai chiến lược cách mạng khác nhau (cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dântộcdânchủ nhân dân ở miền Nam) dưới sự lãnh đạo thống nhất của một Đảng đã gây khó khăn cho việc hoạch định chính sách, đường lối chiến lược, sách lược. Nhưng việc tiến hành hai chiến lược này cũng có thuận lợi: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đi lên xã hội chủ nghĩa, là hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam cùng đi lên theo thế tương hỗ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo sứcmạnh tổng hợpđánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược và chế độ tay sai của chúng, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong khi đó, tình hình thế giới cũng có nhiều biến chuyển. Trên thế giới tồn tại mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội vàchủ nghĩa tư bản. Ngoài ra, còn có mâu thuẫn giữa các đế quốc với nhau, mâu thuẫn giữa các dântộc đòi độc lập với các lực lượng đế quốc thực dân, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản. Hệ thống XHCN phát triển mạnh mẽ có tác động to lớn tới quá trình phát triển của thế giới, lúc này nối liền với miền Bắc XHCN của Việt Nam là hậu phương rộng lớn đáng tin cậy, một thuận lợi chưa bao giờ có với cách mạng nước ta. Phong trào giải phóng dântộc dâng cao ở châu Á, châu Phi vàMỹ Latinh. Quá trình đấu tranh vì hoà bình của nhân dân các nước đế quốc phát triển rộng khắp. Chủ nghĩa đế quốc bị suy yếu và khó khăn. Tuy nhiên lực lượng xâm lược chủ yếu là Mỹ vẫn còn rất mạnh, tiếp tục tập hợp lực lượng, củng cố khối liên minh quân sự, xây dựng căn cứ quân sự, ra sức chuẩn bị cho cuộcchiến tranh mới. Nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân các nước đang đứng trước sự đe doạ nghiêm trọng của chiến tranh hạt nhân. 2. Mục tiêu đối ngoại Căn cứ vào tình hình thực tế đất nướcvà thế giới giai đoạn 1954-1975, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những mục tiêu cơ bản cho chính sách đối ngoại. Trước hết, giành độc lập dân tộc, tự do, hòa bình, thống nhất đất nướcvàchủ nghĩa xã hội là mục tiêu hàng đầu của cả dântộc Việt Nam và định hướng công tác đối ngoại. Mục tiêu này như một điểm tựa vững chắc giúp ngoại giao Việt Nam “ứng vạn biến” trước mọi tình thế, tạo nên sứcmạnhdân tộc, ý chí đấu tranh kiên cường, giúp nhân dân ta vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất, tiến tới thắng lợi hoàn toàn. Bên cạnh đó, ngoại giao Việt Nam cũng đề ra mục tiêu đối ngoại cơ bản là tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, tìm kiếm đồng minh. Mục tiêu này hoàn toàn phù hợpvới hoàn cảnh của Việt Nam lúc bấy giờ. Một dântộc nhỏ bé, lạc hậu lại vừa phải trải qua cuộckhángchiếnchống thực dân Pháp gian khổ rất cần sự giúp đỡ, ủng hộ của cộng đồng thế giới, nhất là những người anh em xã hội chủ nghĩa, những lực lượng tiến bộ trên thế giới. Hơn lúc nào hết, những phong trào ủng hộ cách mạng Việt Nam là luồng sứcmạnh vô biên để dântộc ta chiến đấu vàchiến thắng. Một nhiệm vụ khác của công tác đối ngoại là tận dụng, khoét sâu mâu thuẫn, làm suy yếu kẻ thù. CuộckhángchốngMỹ diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến chuyển. Bối cảnh ấy không chỉ ảnh hưởng tới Việt Nam mà còn tác động tới kẻ thù trực tiếp của ta là đế quốc Mỹvà ngụy quyền. Trong suốt một thời gian dài, nội bộ kẻ thù không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”. Tận dụng, khoét sâu mâu thuẫn của kẻ thù sẽ tạo điều kiện tốt cho cách mạng nước ta giành thế chủ động trên chiến trường. Có thể nói, căn cứ vào tình hình, bối cảnh thực tế trongnướcvà quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những mục tiêu đối ngoại đúng đắn cho cách mạng Việt Nam trongcuộckhángchiếnchống đế quốc Mỹ xâm lược. Điều quan trọng là phải làm thế nào để thực hiện thật tốt mục tiêu đã đề ra? II. Kếthợpsứcmạnhdântộcvớisứcmạnhthờiđại 1. SứcmạnhdântộcChủtịch Hồ Chí Minh nhận định: Cuộckhángchiến này trước hết phải là cuộckhángchiến của ta, phải “dựa vào sức mình là chính”. Trong lĩnh vực ngoại giao, lại càng cần nhấn mạnh vấn đề thực lực, bởi “thực lực như cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng”. Trong suốt 21 năm chống đế quốc Mỹvà tay sai, lực lượng của ta đã lớn lên về mọi mặt, lực lượng vũ trang của ta đã có chỗ đứng vững chắc và giữ được thế chủ động, khối quân chủ lực đã hình thành và phát triển tại chiến trường, đặc biệt là từng đơn vị được xây dựng, trang bị và huấn luyện từ miền Bắc tăng cường vào với quy mô lớn. Bên cạnh đó, một nguồn sứcmạnh không thể bỏ qua là sứcmạnhdân tộc, chính nghĩa, và đây mới là sứcmạnh chính yếu mà ngành ngoại giao có thể khai thác để tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài. Qua 4000 năm lịch sử, dântộc Việt Nam đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, đã chứng minh được sứcmạnhđại đoàn kếtdân tộc, chủ nghĩa yêu nướcvà ý chí chiến đấu mạnh mẽ của nhân dân ta. Tư tưởng xuyên suốt của dântộc Việt Nam là tư tưởng yêu nước, ý thức về dân tộc, độc lập dân chủ, khát vọng tự do. Khi Hồ Chí Minh đến vớichủ nghĩa Mác-Lênin để tìm ra con đường cứunước đã gắn độc lập dântộcvới CNXH, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có được nguồn “sinh lực” mới, phát triển từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống lên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thờiđại Hồ Chí Minh, độc lập dântộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội, là động lực chính trị - tinh thần chủ yếu của nhân dânvà quân đội ta. Sứcmạnhđại đoàn kếtdântộc cũng là một thế mạnh của Việt Nam. Chủtịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cuộc khángchiến của dântộc ta là của toàn dân, thực sự là cuộcchiến tranh nhân dân”, “mỗi quốc dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm, đường phố là một pháo đài”. Tuy bị chia cắt làm hai miền Nam Bắc song tình đoàn kết Bắc Nam một nhà là không thể chia cắt, luôn luôn vì mục tiêu chung độc lập dân tộc. Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản vàchủtịch Hồ Chí Minh, toàn dântộc đã đoàn kết một lòng phát huy cao sứcmạnhdân tộc, chính trị, tinh thần để tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, hội tụ được đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” tạo sự chuyển hoá cả về thế, thời, lực đủ sứcđánh bại kẻ thù xâm lược giành toàn thắng trọn vẹn. Đúng như chủtịch quốc hội Nguyễn Văn An đã nói: “Thắng lợi vĩ đại của cuộckhángchiếnchốngMỹcứunước là kết tinh của sứcmạnh khối đại đoàn kết toàn dântộc do Đảng ta vàchủtịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp.” 2. Sứcmạnhthờiđại Như đã phân tích, bên cạnh sứcmạnhdân tộc, sứcmạnhthờiđại cũng là một nhân tố tích cực của cuộckháng chiến. Đó là sứcmạnh tổng hợp của ba dòng thác cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dântộcvà phong trào đấu tranh cho hoà bình, dân chủ. Thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại, mở đường và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt cuộc cách mạng nổ ra trên phạm vi toàn thế giới đòi hòa bình, độc lập dân tộc. CNXH đã trở thành một hệ thống, các nước đế quốc đang dần suy yếu. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh đòi độc lập, tự do, dân chủ. Nghị quyết của hội nghị TW tháng 1/1970 đã nhận định “thắng lợi đó chỉ có thể có được trongthờiđại ngày nay, thờiđại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, trong điều kiện lực lượng cách mạng thế giới mà trụ cột là phe XHCN đã mạnh hơn lực lượng phản cách mạng và đang ở thế tiến công”. Cách mạng nước ta là một phần của cách mạng thế giới, toàn thể nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới đã ủng hộ cuộcchiến chính nghĩa của dântộc ta. Nhân dân thế giới đã coi cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ là sự nghiệp chung. Tóm lại, điều kiện tiên quyết để Việt Nam chiến thắng đế quốc Mỹ chính là nhận thức sâu sắc sứcmạnh của toàn dân, khả năng đánhgiá chính xác về tình hình thế giới, thời thế Cách mạng cho tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh và sự am hiểu sâu sắc lợi ích của nhân dân thế giới, từ đó khái quát thành đường lối cách mạng đúng đắn - kếthợp 2 nguồn sứcmạnh trên 3 mũi tiến công: Quân sự, Chính trị, Ngoại giao, nhằm tăng cường nội lực và tranh thủ ngoại lực, tạo thành khối sứcmạnh tổng hợp, bền vững phục vụ cho lợi ích dântộcvà các mục tiêu đối ngoại đã đề ra. 3. Chính sách đối ngoại Việt Nam (1954-1975) với việc kếthợp nội lực và ngoại lực Việc kếthợpsứcmạnhdântộcvàsứcmạnhthờiđại đã được biểu hiện cụ thể trong đường lối đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Trước hết, chủ nghĩa dântộc ta phù hợpvới cách mạng giải phóng dântộcvà cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng giải phóng dântộc là cuộc cách mạng nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dântộc tự quyết và thành lập nhà nướcdân tộc. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng xã hội nhằm chuyển từ hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa sang hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa có nhiệm vụ cơ bản đầu tiên là giành lấy chính quyền, phá bỏ bộ máy chuyên chính tư sản, xác lập bộ máy chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xây dựng một chế độ mới có nền kinh tế phát triển trên cơ sở chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, loại bỏ mọi đối kháng giai cấp, xóa bỏ mọi áp bức bóc lột, phát triển dânchủ xã hội chủ nghĩa và công bằng xã hội, xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa yêu nước của dântộc ta biểu hiện quan điểm tích cực về quê hương của một cá nhân hay tập thể. Chủ nghĩa yêu nước giai đoạn này đã được Chủtịch Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới. Đó không chỉ là niềm tự hào dântộc thông thường, mà đó là cuộc đấu tranh với một kẻ thù cụ thể là đế quốc Mỹ. Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ là cuộc đấu tranh cũng nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, cũng giành độc lập dântộcvà thành lập nhà nước độc lập. Bên cạnh đó, Chủ nghĩa yêu nước của ta cũng phù hợpvớicuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, toàn dân đã đoàn kếttrong một mặt trận dântộc thống nhất rộng rãi, tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng dântộcdânchủ nhân dân, mở đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. “ Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ,…,con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công…, các dântộctrongnước bình đẳng, đoàn kết, và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, có quan hệ hữu nghị vàhợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”(Cương lĩnh xây dựng đất nướctrongthời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội). Thờiđại mới quyết định xu thế phát triển chung của lịch sử, là hoàn cảnh thuận lợi cho các dântộc phát triển theo xu thế đó. Đoàn kết quốc tế là tư tưởng chiến lược nhất quán của Đảng ta. Ngay từ khi ra đời Đảng ta đã xác định cách mạng nước ta là một bộ phận của cách mạng thế giới và cùng phấn đấu vì mục tiêu chung: hòa bình, độc lập dân tộc, dânchủvàchủ nghĩa xã hội. Tại Hội nghị thành lập Đảng, trong sách lược vắn tắt Đảng ta đã khẳng định: “Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, lại phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dântộcvà vô sản giai cấp thế giới”. Tư tưởng này là cơ sở cho sự phát triển chính sách đoàn kết quốc tế của Đảng ta. Cuộc đấu tranh chốngMỹcứunước của nhân dân ta là một cuộcchiến có ý nghĩa to lớn đối với vận mệnh của nhân dân thế giới và đối vớicuộc khủng hoảng trong phong trào cách mạng thế giới, đã cổ vũ mạnh mẽ và đem lại lòng tin của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tôc, dânchủvàchủ nghĩa xã hội đồng thời làm suy yếu nghiêm trọngchủ nghĩa đế quốc, cũng chứng minh rằng đấu tranh cách mạng không đưa đến chiến tranh thế giới, ngược lại còn tăng cường lực lượng hòa bình trên thế giới. Thứ hai, đó là ý thức về độc lập dân tộc, dânchủ Việt Nam gắn liền với phong trào đấu tranh cho hoà bình của nhân dân thế giới. Tất cả các dântộc trên thế giới phải được độc lập hoàn toàn và thật sự. Độc lập trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ. Mọi vấn đề của chủ quyền quốc gia do dântộc đó tự quyết định. Hoà bình là một quyền cơ bản của dân tộc, muốn có hoà bình thật sự thì phải có độc lập thật sự. Việc Mỹ tiến hành cuộcchiến tranh xâm lược Việt Nam với nhiều mục đích, trong đó có mục đích lấy cuộcchiến tranh này làm thí điểm để chống phong trào giải phóng dân tộc, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan ra khu vực Đông Nam Á và ngăn chặn con đường đi lên của các nước mới giải phóng. Nước ta phải đối mặt với một tên đế quốc đầu sỏ và một cuộcchiến tranh ác liệt, song luôn có ý thức cao về độc lập dân tộc, dânchủ gắn liền với phong trào đấu tranh cho hoà bình của nhân dân thế giới. Vì vậy Việt Nam đã giành được sự ủng hộ nhiệt tình của các lực lượng cách mạng, của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Tháng 4 năm 1965, giữa lúc nhân dân hai miền nước ta thu được nhiều thắng lợi to lớn trongcuộcchiến đấu chống Mỹ, cứu nước, Chính phủ nước Việt Nam Dânchủ Cộng hoà đã tuyên bố lập trường 4 điểm về vấn đề Việt Nam. Lập trường đó thể hiện ý chí, nguyện vọng của dântộc ta về hoà bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời là cơ sở cho giải pháp chính trị đúng đắn về vấn đề Việt Nam. Chúng ta chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc ta, đồng thời vì sự nghiệp hoà bình và cách mạng của nhân dân thế giới. Mặt trận dântộc giải phóng miền Nam ra đời đánh dấu một biến đổi sâu sắc trong sự nghiệp đoàn kếtdântộcchống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai. Mặt trận dântộc giải phóng miền Nam đã tập hợp xung quanh mình mọi lực lượng yêu nướcvàdân chủ, nhằm phấn đấu thực hiện Cương lĩnh của Mặt trận. Những mục tiêu của Mặt trận đề ra là độc lập, dân chủ, cải thiện dân sinh, hoà bình, trung lập ở miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc, đều hoàn toàn phù hợpvới lợi ích thiêng liêng của dântộc ta, phù hợpvới sự nghiệp đấu tranh cho hoà bình, độc lập, dânchủvà tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới. Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình. Hoà bình là điều kiện cần thiết, là nguyện vọng chính đáng của toàn dân ta. Chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập vàchủ quyền của Tổ quốc, chúng ta không chỉ đấu tranh cho độc lập dântộc mình mà còn đấu tranh cho tất cả các dântộc bị áp bức. Ý thức về độc lập dântộcdânchủ Việt Nam gắn liền với phong trào đấu tranh cho hoà bình của nhân dân thế giới. Cuộcchiến đấu chốngMỹcứunước của nhân dân ta cũng là cuộc đụng độ quyết liệt giữa các lực lượng phản cách mạng trên thế giới, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa văn minh và bạo lực. Năm 1971, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đã đưa ra một sáng kiến mới là giải pháp 7 điểm mà có hai vấn đề then chốt là vấn đề rút hết quân Mỹvà vấn đề đảm bảo quyền tự quyết của nhân dân miền Nam. Đây chính là một đề nghị đúng đắn làm cơ sở để giải quyết vấn đề miền Nam. Năm 1973, Hiệp định Paris được kí kết sau gần 5 năm đàm phán thể hiện rõ ý chí của ta là buộc Mỹ phải kết thúc chiến tranh, chấp nhận giải pháp rút quân khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt mọi dính líu về quân sự ở Việt Nam và Đông Dương, đã tạo được bước phát triển tất yếu tiếp theo cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, mang lại hoà bình lâu dài ở Việt Nam và Đông Nam Á. Hiệp định Paris được ký kết đã thể hiện sự trưởng thành của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại theo hướng độc lập, tự chủ. Cuối cùng, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta mở rộng ra tình đoàn kết quốc tế, nhận được sự ủng hộ của nhân dân thế giới. Đảng ta đã xác định: “Cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam là chiến đấu lâu dài, dựa vào sức mình là chính”, “nhưng đồng thời cũng tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và viện trợ quốc tế”, “kể cả nhân dân Mỹ”. Thực tiễn đường lối đoàn kết quốc tế của Đảng ta trongkhángchiếnchốngMỹ đã làm sáng tỏ phương châm đó. Cách mạng nước ta là một bộ phận của cách mạng thế giới cùng phấn đấu cho mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ. Lợi ích của nhân dân thế giới và của nhân dân ta là thống nhất. Bởi vậy, tình đoàn kếttrong nhân dân Việt Nam cần phải mở rộng, hòa chung vào dòng chảy của thế giới. Có thể nói, con đường tất thắng của cách mạng mỗi nước là phải biết kếthợp lực lượng của bản thân mình vớisứcmạnh của thờiđạivà thế tiến công của các lực lượng cách mạng thế giới để đề ra chiến lược, sách lược và phương pháp đấu tranh phù hợpvới hoàn cảnh nước mình. Đối với cách mạng Việt Nam, yêu cầu được đặt ra là cần phải thiết lập Mặt trận thống nhất của nhân dân thế giới chốngchủ nghĩa đế quốc Mỹ. Theo cố Tổng Bí thư Lê Duẩn “Mặt trận đó phải lấy các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dântộc làm nòng cốt,…cần thu hút rộng rãi mọi lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý, động viên mọi khả năng của nhân dân thế giới vào mục đích chung là cô lập đế quốc Mỹ…”[2,15]. Và hơn lúc nào hết, dântộc ta đã tranh thủ đựợc sự ủng hộ to lớn về tinh thần và vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của tất cả các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, tạo thành “một mặt trận quốc tế rộng lớn chưa từng có ủng hộ cuộckhángchiếncứunước của nhân dân ta” (Nguyễn Duy Trinh, [10, 96]). Trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng, Đảng ta đã xem việc đoàn kếtvàhợp tác với Liên Xô là “hòn đá tảng” của đường lối quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Bởi Liên Xô là “thành trì của cách mạng và hòa bình thế giới”, là chỗ dựa vững chắc nhất của nhân dân ta trongcuộc đấu tranh chống bọn đế quốc vàphản động, đoàn kếtvới Liên Xô là cơ hôi tốt để học tập kinh nghiệm, để tranh thủ sự ủng hộ to lớn, hơn nữa, bảo vệ Liên Xô cũng chính là bảo vệ và ủng hộ hòa bình và cách mạng thế giới. Không chỉ vậy, sự kếthợpsứcmạnhdântộcvớisứcmạnhthờiđại còn được thể hiện một cách sâu sắc trong chính sách đoàn kết Đông Dương của Đảng ta. Việt Nam-Lào- Campuchia tựa như cái “kiềng ba chân” vững chắc, khó lay chuyển cũng như tình hữu nghị bền chặt giữa ba nước Đông Dương khó có thể phai nhạt. Tình đoàn kết quốc tế của dântộc ta còn được mở rộng tới cả các dântộc Á, Phi, Mỹ Latinh – những người bạn “cùng hội cùng thuyền”, cùng phát triển và đấu tranh vì nền độc lập và phát triển của toàn nhân loại; chúng ta còn đấu tranh cho một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị vàhợp tác nhằm thực hiện nguyện vọng chung của các nước Đông Nam Á là độc lập và hòa bình. Dường như, gánh nặng đè lên vai nhân dân Việt Nam, dântộc Việt Nam đã nhẹ bớt khi nhận được tình cảm, tấm lòng của bạn bè khắp năm châu? Hay nói như nhà thơ Tố Hữu, trongcuộc đấu tranh chốngMỹcứu nước, “cả nhân loại với ta cùng chiến lũy”. Bạn bè thế giới không chỉ chi viện, giúp đỡ Việt Nam về mặt vật chất mà còn tích cực ủng hộ phong trào chốngchiến tranh xâm lược Việt Nam. Từ người lao động đến tầng lớp thanh thiếu niên, từ những nhà lãnh đạo đến những nhân vật hoạt động chính trị, xã hội nổi tiếng khắp nơi trên thế giới đều đứng lên phản đối cuộcchiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ. Tiêu biểu như: Thủ tướng Thụy Điển Olof Palmer đã dẫn đầu đoàn biểu tình phản đối Mỹ ném bom Hà Nội; hàng trăm học giả, nhà khoa học và các nhân vật nổi tiếng khác đã lên án Mỹ, ủng hộ Việt Nam trong Hội nghị quốc tế Xtôc-khôn về Việt Nam 7/1967… Phải nói rằng chính sự tin tưởng, hết lòng ủng hộ của bè bạn năm châu đã góp phần đưa cuộckhángchiếnchống đế quốc Mỹ của dântộc ta đến thắng lợi trọn vẹn. Lương tri của nhân loại tiến bộ đã hướng về Việt Nam, ủng hộ cuộckhángchiến chính nghĩa của một dântộc kiên cường, đấu tranh vì mục tiêu cao cả là hòa bình, độc lập dân tộc, tự do và thống nhất đất nước. Ta thử đặt câu hỏi: nếu Việt Nam chỉ dựa vào thực lực của bản thân, chỉ đoàn kết các lực lượng trong nước, “bế quan tỏa cảng”, không liên kếtvới các nước anh em, với cách mạng thế giới thì liệu rằng thắng lợi có đến vớidântộc Việt Nam. Với những gì nhân dân ta, dântộc ta đã làm thì có thể khẳng định thắng lợi tất yếu của ta, song chắc chắn sẽ không đơn giản, không dễ dàng, không nhanh chóng. Một cây sẽ chẳng thể nào tạo thành non, một giọt nước sẽ chẳng thể nào hợp thành đại dương cũng như không một dântộc nào có thể tự mình hoàn thành nhiệm vụ cách mạng mà không cần đến sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước khác. Một lần nữa phải khẳng định rằng sứcmạnh đoàn kết của dântộc ta hòa cùng sứcmạnh đoàn kết, ủng hộ của thế giới đã tạo nên sứcmạnh tổng hợp lớn lao góp phần quan trọng đưa cách mạng Việt Nam “cập bến vinh quang”, đã minh chứng hùng hồn cho câu nói của chủtịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kếtđại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”. CuộckhángchiếnchốngMỹcứunước vĩ đại của dântộc ta là thiên anh hùng ca về chủ nghĩa yêu nước, về ý thức độc lập dân tộc, dânchủ của toàn quân, toàn dân. Đứng trước tình cảnh vận mệnh dântộc đang “ngàn cân treo sợi tóc”, mỗi người con đất Việt dường như thấm thía đầy đủ hơn ai hết nỗi nhục mất nước, nỗi nhục phải làm nô lệ. Bởi vậy, mỗi người dân Việt Nam, từ già, trẻ, gái, trai; từ công-nông-trí thức đều đã đi theo tiếng gọi cứunước thiêng liêng. Có thể nói, lòng yêu nước nồng nàn, ý thức về độc lập dân tộc, dânchủ sâu sắc, khát vọng hòa bình, thống nhất đất nướcmãnh liệt, và hơn hết là ý chí, là tinh thần chiến đấu anh dũng, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân đặc biệt là sự kếthợp đúng đắnsứcmạnhdântộcvàsứcmạnhthờiđại đã góp phần tạo nên chiến thắng vang dội, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. KẾT LUẬN Thông qua quá trình nghiên cứu bước đầu, chúng tôi tạm thời thu được những kết quả sau: Thứ nhất, về luận điểm kếthợpsứcmạnhdântộcvớisứcmạnhthời đại: Có thể nói, đây là luận điểm đúng đắn có tính định hướng, xuyên suốt quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của ta giai đoạn 1954-1975. Thứ hai, về việc triển khai kếthợpsứcmạnhdântộcvớisứcmạnhthờiđạitrong chính sách đối ngoại: Thời kỳ 1954-1975 là giai đoạn phức tạp trong quan hệ quốc tế, đặt ngoại giao Việt Nam trước những khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự tinh tường, nhạy bén, nắm bắt thời cuộc, kếthợp ngoại lực vào nội lực, tạo ra sứcmạnh tổng hợp phục vụ kháng chiến. Dù có một vài thời điểm phương án chưa hẳn tối ưu, nhưng chính sách đối ngoại của ta đã thể hiện được tinh thần nhất quán, đưa cách mạng Việt Nam vào dòng chảy chung của nhân loại tiến bộ. Các nguồn lực từ ngoại giao nhân dân đến ngoại giao nhà nước, từ ngoại giao báo chí đến ngoại giao nghị trường, từ quan hệ anh em với các nước XHCN đến quan hệ hữu hảo với nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình, tất cả đều được tận dụng và phục vụ đắc lực cho mục tiêu hòa bình, độc lập của ta. Thứ ba, về ảnh hưởng và ý nghĩa: thông qua những nỗ lực toàn diện, Việt Nam không chỉ chiến thắng đế quốc Mỹ, giành độc lập, tự do, thống nhất cho đất nước mình mà trongthờiđại của mình, phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam còn trở thành biểu tượng cho tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân loại. Việt Nam không chỉ tận dụng sứcmạnhthời đại, kếthợp nó một cách cơ giới vàcuộc chiến, sứcmạnh Việt Nam đã trở thành một phầnsứcmạnhthời đại, đưa nhân loại tiến lên, như Che Guevara từng nói: “ Cần phải tạo ra một Việt Nam, hai Việt Nam và nhiều Việt Nam hơn nữa”. Cho đến thời điểm hiện nay, kếthợpsứcmạnhdântộcvàsứcmạnhthờiđại vẫn là một luận điểm đầy ý nghĩa thực tiễn. Trongthờiđại của hòa bình, hợp tác, kếthợp nội lực và ngoại lực chính là xu thế phát triển tất yếu, và do đó những bài học ngoại giao của những năm 1970 vẫn còn nguyên giá trị, có khác chăng là thêm những tầng nghĩa mới.