1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và đánh giá mức độ kiềm chế tài chính tại Việt Nam hiện nay

30 471 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 243,33 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KIỀM CHẾ TÀI CHÍNH 3 1. Khái niệm Kiềm chế tài chính 3 2. Các công cụ kiềm chế tài chính 3 3. Tác động của kiềm chế tài chính 3 4. Ưu nhược điểm của kiềm chế tài chính 3 5. Kiềm chế tài chính trên thế giới 3 PHẦN II: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIỀM CHẾ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 3 1. Kiểm soát lãi suất 3 1.1 Trần lãi suất huy động 3 1.2 Trần lãi suất cho vay danh nghĩa 3 1.3 Trần lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm 3 2. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 3 2.1 Đối với VND 3 2.2 Đối với ngoại tệ: Quyết định số 1209QĐNHNN quy định: 3 3. Cho vay trực tiếp và chỉ định cho vay đối với ngành công nghiệp 3 4. Sở hữu Nhà nước và kiểm soát đối với hoạt động Ngân hàng 3 5. Hạn chế gia nhập thị trường thị trường tài chính, đặc biệt từ nước ngoài 3 6. Tổng phương tiện thanh toánGDP thấp 3 7. Hạn chế sự di chuyển vốn 3 7.1 Thị trường vàng 3 7.2 Thị trường ngoại hối 3 7.3 Thị trường chứng khoán 3 PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ DỰ BÁO KIỀM CHẾ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 3 1. Bài học kinh nghiệm 3 1.1 Những bài học về chính sách kiềm chế tài chính trên thế giới 3 1.2 Những nhược điểm của kiềm chế tài chính 3 2. Dự báo thời gian tới 3 KẾT LUẬN 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 LỜI MỞ ĐẦU Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi nổi và cạnh tranh gay gắt, các vấn đề về lãi suất và lạm phát là những vấn đề nổi cộm, luôn được nhắc đến đòi hỏi Chính phủ phải hành động, tham gia vào các cuộc chiến chống lạm phát, chạy đua lãi suất. Với mục tiêu giữ vững tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lãi suất, giảm lạm phát, … thời gian qua Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp kiềm chế tài chính. Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về kiềm chế tài chính. Các nhà kinh tế học thường tranh luận rằng kiềm chế tài chính sẽ ngăn cản việc phân phối hiệu quả nguồn vốn và từ đó làm suy yếu sự phát triển kinh tế. Với đề tài Phân tích và đánh giá mức độ kiềm chế tài chính tại Việt Nam hiện nay., Nhóm 5 muốn đề cập những vấn đề xoay quanh kiềm chế tài chính và những nghiên cứu, phân tích, đánh giá về vấn đề kiềm chế tài chính. Quá trình kiềm chế tài chính đã được thực hiện ở đâu, với cơ chế lãi suất, chế độ tỷ giá ra sao, và mức độ kiềm chế tài chính của Việt Nam hiện nay. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nên bài viết không thể tránh khỏi thiếu sót, nhóm 5 rất mong nhận được những ý kiến của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm 5 xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Anh Tuấn đã hướng dẫn nhóm 5 hoàn thành tiểu luận này

Tài chính Ngân hàng và Sự phát triển GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 1 Tài chính Ngân hàng và Sự phát triển GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 1: “Phân tích và đánh giá mức độ kiềm chế tài chính tại Việt Nam hiện nay.” Giảng viên : TS. Đặng Anh Tuấn Lớp : CH 19A Hệ : CAO HỌC Học viên thực hiện: Phùng Thị Minh Phúc Bùi Thị Thu Hường Vũ Quỳnh Trang Vũ Hải Linh Hà Nội - 2011 Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 2 Tài chính Ngân hàng và Sự phát triển GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn MỤC LỤC Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi nổi và cạnh tranh gay gắt, các vấn đề về lãi suất và lạm phát là những vấn đề nổi cộm, luôn được nhắc đến đòi hỏi Chính phủ phải hành động, tham gia vào các cuộc chiến chống lạm phát, chạy đua lãi suất. Với mục tiêu giữ vững tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lãi suất, giảm lạm phát, … thời gian qua Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp kiềm chế tài chính. Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về kiềm chế tài chính. Các nhà kinh tế học thường tranh luận rằng kiềm chế tài chính sẽ ngăn cản việc phân phối hiệu quả nguồn vốn và từ đó làm suy yếu sự phát triển kinh tế. Với đề tài "Phân tích và đánh giá mức độ kiềm chế tài chính tại Việt Nam hiện nay.", Nhóm 5 muốn đề cập những vấn đề xoay quanh kiềm chế tài chính và những nghiên cứu, phân tích, đánh giá về vấn đề kiềm chế tài chính. Quá trình kiềm chế tài chính đã được thực hiện ở đâu, với cơ chế lãi suất, chế độ tỷ giá ra sao, và mức độ kiềm chế tài chính của Việt Nam hiện nay. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nên bài viết không thể tránh khỏi thiếu sót, nhóm 5 rất mong nhận được những ý kiến của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm 5 xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Anh Tuấn đã hướng dẫn nhóm 5 hoàn thành tiểu luận này! Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 3 Tài chính Ngân hàng và Sự phát triển GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KIỀM CHẾ TÀI CHÍNH 1. Khái niệm Kiềm chế tài chính Kiềm chế tài chính là khái niệm để chỉ luật và các chính sách của chính phủ hoặc những biện pháp phi thị trường can thiệp vào hệ thống tài chính nhằm hạn chế khả năng hoạt động của hệ thống tài chính vận hành một cách tối đa. Cụ thể là Nhà nước ấn định mức lãi suất trần trực tiếp điều tiết quá trình phân phối tín dụng, ưu tiên cho khu vực kinh tế quốc doanh và đặt ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc quá cao. Trong một chế độ bị kìm hãm như vậy lãi suất tiền gửi thường bị âm và khó dự đoán được khi nào xảy ra lạm phát cao và không ổn định. Tỷ giá hối đoái cũng trở nên rất không chắc chắn, nó phá vỡ thị trường trong nước dẫn đến những hậu quả trái ngược nhau đối với chất lượng và số lượng tích lũy vốn. Đặc biệt đối với các nước mà nền kinh tế được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, kiềm chế tài chính thể hiện rõ nét ở các chính sách bao cấp qua tín dụng với mức lãi suất đặc biệt thấp, thậm chí là lãi suất âm và khu vực kinh tế tư nhân hầu như không có cơ hội vay vốn từ hệ thống tài chính chính thức. Lý do chính để chính phủ thi hành chính sách kiềm chế tài chính là nhằm kiểm soát nguồn lực tài chính. Bằng cách kiểm soát trực tiếp lên toàn bộ hệ thống tài chính, chính phủ sẽ chủ động rót vốn mà không cần thông qua những thủ tục pháp lý đồng thời có thể tiết kiệm hơn so với việc tìm nguồn cung cấp từ thị trường. Việc theo đuổi kiềm chế tài chính xuất phát từ những đòi hỏi và mong muốn của Nhà nước về nguồn tài chính để đảm bảo một tỷ lệ tăng trưởng cao,tỷ lệ thất nghiệp thấp cũng như mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cao là để đảm bảo khả năng tài trợ của các ngân hàng đối với nhu cầu tài chính của Nhà nước hơn là một cơ cấu quản lý lưu thông tiền tệ và các hoạt động cung cấp tín dụng. Bằng cách giới hạn hành vi của những người gia nhập thị trường hiện tại và tiềm năng, chính phủ có thể tạo ra sự độc quyền hoặc những hoạt động tín dụng cho vay cho các ngân hàng và đồng thời đánh thuế lên một số khoản cho vay này để hỗ trợ cho ngân sách của mình. Những Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 4 Tài chính Ngân hàng và Sự phát triển GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn ngân hàng đang sẽ cố gắng hợp tác với nhau để phá vỡ những chính sách tự do hóa đang tồn tại chừng nào mà họ còn được bảo đảm về vị trí độc quyền trong thị trường nội địa. 2. Các công cụ kiềm chế tài chính Nhìn chung công cụ kiềm chế tài chính chủ yếu là những biện pháp kiểm soát lãi suất nói chung và đặc biệt là những kiểm soát đưa đến kết quả lãi suất tiền thực tiền gửi âm. Kết quả là các mức lãi suất thực tế bị bóp méo khác với mức lãi suất cân bằng trong một thị trường tiền tệ cạnh tranh. Sự kiềm chế có thể được mở rộng liên quan đến những hạn định của chính phủ nhằm kìm hãm sự phát triển của các tổ chức và công cụ tài chính, dẫn đến một thị trường tài chính không đầy đủ và phân tán. Có thể xác định ba hình thức kiểm soát lãi suất chủ yếu theo quy định là: trần lãi suất tiền gửi danh nghĩa; trần lãi suất cho vay danh nghĩa; trần cho cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay danh nghĩa. Về tổng quát, kiểm soát lãi suất dường như được áp đặt với mục đích khuyến khích đầu tư. Nếu lãi suất cho vay được giữ ở mức thấp, người ta cho rằng sẽ gia tăng số lượng các dự án có giá trị ròng dương khi được chiết khấu ở mức lãi suất đi vay, và do đó sẽ gia tăng tỷ lệ đầu tư. Hình 1.1 minh họa hàm tiết kiệm (S) và hàm đầu tư (I), cả hai đều được quyết định bởi lãi suất thực (r). Để thuận tiện, lãi suất minh họa là dương, nhưng tác động kiềm chế tài chính thường khiến chúng trở nên âm. Hình 1.1: Tiết kiệm và đầu tư trong điều kiện lãi suất bị kiểm soát Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 5 Tài chính Ngân hàng và Sự phát triển GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn Khi không có kiểm soát lãi suất, thị trường ở trạng thái cân bằng E và lãi suất cân bằng thị trường là r e . Nếu chính phủ kiềm chế tài chính bằng cách cố định lãi suất tiền gửi r c thấp hơn r e , khi đó lượng tiền gửi tiết kiệm gửi vào các tổ chức tài chính giảm xuống S c . Do đó lượng vốn sẵn có cho đầu tư là I c và lãi suất cho vay để cân bằng thị trường là r i .Tác động của việc kiểm soát là hạ thấp cả tiết kiệm và đầu tư bằng một lượng là (I e – I c ). Do đầu tư là một yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng, nên tác động của lãi suất bị kiểm soát là hạn chế tốc độ tăng trưởng. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đi vay (r i – r c ) sẽ mang lại cho các trung gian tài chính lợi nhuận cao hơn, mặc dù khối lượng hoạt động của họ sẽ thấp hơn ở trạng thái cân bằng. Nếu lãi suất cho vay kiểm soát ở mức r l thấp hơn r i, khi đó các trung gian tài chính sẽ không đủ tiền gửi để đáp ứng cầu đi vay ở mức lãi suất r l . Cầu đi vay để đầu tư là I l , mức cầu không được thỏa mãn sẽ là (I l –I c ). Với lãi suất cho vay bị kiểm soát, các trung gian tài chính phải định mức tín dụng bằng những phương tiện khác ngoài lãi suất. Do đó, họ có khuynh hướng ưu ái những người đi vay có độ an toàn cao hay uy tín đã được thiết lập. Thứ hai, các tổ chức này thiên về những dự án có độ rủi ro thấp, với suất sinh lợi tương đối thấp, vì họ không phải tính một khoản phí rủi ro nhằm bù lại rủi ro của dự án. Kết quả là các dự án có độ rủi ro cao, suất sinh lợi cao và các dự án của các doanh nghiệp trẻ đề ra sẽ khát vốn. Tác động này có thể làm hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngoài kiểm soát về lãi suất, chính phủ có thể kiềm chế tài chính bằng quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại. Quy Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 6 Tài chính Ngân hàng và Sự phát triển GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn định dự trữ bắt buộc gây ra hai tác động đối với hệ thống ngân hàng. Thứ nhất, một lượng vốn sẵn có đáng kể được chuyển khỏi những người đi vay tiềm năng. Thứ hai, cơ cấu lãi suất của ngân hàng sẽ bị bóp méo. Vì lợi nhuận, các ngân hàng sẽ duy trì một khoản chênh lệch lớn giữa lãi suất đi vay và cho vay nhằm bù đắp phần thu nhập thấp mà họ nhận được từ lượng dữ trữ. Họ làm điều này bằng cách ép lãi suất tiền gửi xuống, hoặc nâng lãi suất cho vay, hoặc cả hai, so với trường hợp lãi suất cân bằng nếu không có dự trữ. Kiểm soát tỷ giá hối đoái cũng là một trong những công cụ của chính phủ nhằm kiềm chế tài chính. Cụ thể là Ngân hàng Trung ương tuyên bố sẽ duy trì tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của quốc gia mình với một đồng tiền nào đó ở một mức cố định. Bằng cách thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại tệ để thực hiện các hoạt động mua bán lượng dư cung hay dư cầu ngoại tệ. Việc áp dụng chế độ tỷ giá cố định sẽ làm cho Ngân hàng Trung ương không điều chỉnh được lượng cung tiền cho nên trong thời kỳ lạm phát cao sẽ làm cho đồng tiền nội địa lên giá thực tế. Chính phủ có thể can thiệp phân bổ tín dụng thông qua chỉ đạo các tổ chức tài chính dành một tỷ lệ nhất định các khoản vay cho một ngành cụ thể, thường là các ngành mà chính phủ khuyến khích phát triển. Hoạt động này thường dẫn đến vấn đề nợ quá hạn, mất khả năng thanh toán do giảm bớt yêu cầu về thẩm định, giảm yêu cầu về kiểm soát giám sát. Kiểm soát vốn là những giới hạn đối với dòng vốn chảy và và chảy ra và cũng là chính sách kiềm chế tài chính. Bên cạnh những công dụng của biện pháp này, việc kiểm soát vốn thường gây ra tốn kém chi phí. Do bản chất không cạnh tranh của mình mà các biện pháp kiểm soát vốn làm tăng chi phí vốn bằng cách tạo ra sự tự túc tài chính; giới hạn khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; giúp các tổ chức tài chính hoạt động kém hiệu quả có thể sống sót. Ngoài ra chính phủ có thể kiềm chế bằng sở hữu nhà nước hoặc kiểm soát đối với hoạt động ngân hàng; hạn chế gia nhập của các tổ chức tài chính mới, đặc biệt các tổ chức tài chính từ nước ngoài. Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 7 Tài chính Ngân hàng và Sự phát triển GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn 3. Tác động của kiềm chế tài chính Lý thuyết cho rằng nền kinh tế với hệ thống tài chính hiệu quả sẽ phát triển và gặt hái nhiều thành công nhờ vào phân phối nguồn vốn hiệu quả. Tuy nhiên, có người đã phản bác lại điều này vì theo họ trong lịch sử từ trước đến nay, những quốc gia phát triển và đặc biệt những quốc gia đang phát triển đã ngăn chặn sự cạnh tranh trong các lĩnh vực tài chính với sự can thiệp và chính sách của chính phủ. Theo lí giải của các nhà khoa học, một lĩnh vực tài chính bị kiềm chế sẽ gây cản trở với cả việc tiết kiệm và đầu tư vì tỷ lệ lãi suất sẽ thấp hơn với những gì có thể đạt được trong một thị trường cạnh tranh. Điều này có nghĩa là sự phát triển của các tài sản và nợ tài chính bị hạn chế, và cũng có nghĩa là sự phát triển của các tổ chức và công cụ tài chính bị cấm đoán. Tình trạng này được mô tả như là tài chính nông cạn, được đo lường bằng tỷ trọng của giá trị tài sản tài chính với những biến số kinh tế vĩ mô như GDP thấp; tỷ trọng tín dụng đối với khu vực tư nhân so với tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước cũng thấp. Kiềm chế tài chính dẫn đến việc phân phối kém hiệu quả nguồn vốn, làm tăng chi phí tài chính trung gian và tỷ lệ lãi từ tiết kiệm thấp, rõ ràng trên lý thuyết điều đó làm cản trở sự phát triển. Điều này làm cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kiềm chế tài chính còn liên quan mật thiết đến cung tiền vì tổng lượng tiền tiết kiệm có thể tương đương tiền gửi ngân hàng hay các tổ chức tương tự ngân hàng, lượng tiền giấy và tiền kim loại đang lưu hành. Một sự gia tăng trong tỷ lệ lạm phát, dù có phải do tăng cung tiền hay không, cũng sẽ có tác động làm giảm lãi suất thực nếu lãi suất vẫn duy trì ở mức danh nghĩa được kiểm soát. Đứng trước một mức lãi suất thấp hoặc thậm chí âm, những người tiết kiệm sẽ không còn muốn giữ tiền mà có khuynh hướng đầu tư vào những tài sản bảo hiểm rủi ro lạm phát như vàng, bất động sản, hàng hóa, và những tài sản khác. Điều này khiến tiền tiết kiệm giảm theo giá trị thực và lượng vốn sẵn có cho đầu tư cũng giảm theo giá trị thực. Kết quả làm hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do đó việc kiểm soát cung tiền trong điều kiện lãi suất bị kiềm chế là rất quan trọng. Việc kiểm soát cung tiền thất bại sẽ dẫn đến lạm phát, giảm tiết kiệm và tỏ ra bất lợi cho đầu tư và phát triển kinh tế. Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 8 Tài chính Ngân hàng và Sự phát triển GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn Những ảnh hưởng không tốt từ kiềm chế tài chính lên sự phát triển của nền kinh tế không hiển nhiên có nghĩa là những quốc gia nên lựa chọn chính sách phát triển thị trường tài chính tự do và loại bỏ tất cả nguyên tắc và sự kiểm soát đã tạo nên kiềm chế tài chính. Nhiều nước đang phát triển đã giải phóng thị trường tài chính trải qua những cuộc khủng hoảng một phần vì những cú sốc bên ngoài do tự do tài chính gây ra. Tự do tài chính có thể tạo ra bất ổn trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn. Đồng thời, do thị trường không hoàn hảo và tính bất đối xứng của thông tin, việc xóa bỏ tất cả quy định tài chính công cộng có thể không tạo ra một môi trường tối ưu cho phát triển tài chính. Một biện pháp thay thế đối với việc giám sát tài chính có thể là một hệ thống các quy định mới nhằm đảm bảo cạnh tranh và những quy định cũng như việc giám sát cẩn trọng. 4. Ưu nhược điểm của kiềm chế tài chính Ưu điểm của kiềm chế tài chính xuất phát từ những mong muốn của Nhà nước về nguồn tài chính để đảm bảo một tỷ lệ tăng trưởng cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp cũng như các mục tiêu kinh tế xã hội khác nên Nhà nước thực hiện kiềm chế tài chính đã đưa nền kinh tế phát triển theo đúng hướng, đúng mục đích của mình. Kiềm chế tài chính vẫn có khuynh hướng khuyến khích đầu tư tự tài trợ với chi phí trung gian và chi phí đi vay. Quá trình phân định tín dụng sẽ vẫn đối xử phân biệt đối xử với các doanh nghiệp mới, công nghệ mới và những sản phẩm trước đây chưa từng được sản xuất trong nước. Người cho vay thường ưu ái những người đi vay có bảo đảm và có hồ sơ theo dõi. Điều này có thể loại bỏ các dự án đầu tư mới, rủi ro nhưng có lợi nhuận cao. Hậu quả cơ bản của việc theo đuổi chính sách kiềm chế tài chính là những hạn chế về tăng trưởng kinh tế, những mất ổn định trong nền kinh tế vĩ mô. Đó là: Thứ nhất, Dòng ngân quỹ cho vay của cả hệ thống ngân hàng có tổ chức bị giảm sút, buộc những người vay tiềm năng phải dựa nhiều hơn vào các nguồn tài trợ từ ngoài ngân hàng. Thứ hai, Lãi suất cho vay của ngân hàng khác nhau giữa các đối tượng vay, giữa nhóm người vay không được ưa chuộng và nhóm người vay được ưa chuộng. Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 9 Tài chính Ngân hàng và Sự phát triển GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn Thứ ba, Quá trình tự tài trợ của các doanh nghiệp và hộ gia đình bị tàn lụi dần. Nếu lãi suất thực của khoản tiền gửi cũng như tiền mặt âm, các doanh nghiệp sẽ không dễ tích lũy các tài sản động( tức là các tài sản dễ chuyển sang thành phương tiện thanh toán) trong khi chuẩn bị thực hiện các dự án đầu tư khác nhau. Các hàng rào chống lạm phát tốn kém về mặt xã hội có vẻ như hấp dẫn hơn với tư cách là các công cụ tài chính trong nước. Thứ tư, Không thể mở rộng đáng kể tài chính bên ngoài hệ thống ngân hàng đang bị kìm hãm trong điều kiện các doanh nghiệp rất khó đổi tài sản thành tiền mặt hoặc khi lạm phát cao không ổn định. Việc khuyến khích các tập đoàn và các công ty bảo hiểm mở thị trường cổ phiếu và chứng khoán cần có sự ổn định tiền tệ. Thứ năm, Dòng vốn tài chính nước ngoài đổ vào có thể sẽ không sinh lợi khi thị trường vốn nội địa lộn xộn và không thể lường trước tỷ giá hối đoái. Qua những hạn chế trên đây thì việc xóa bỏ kiềm chế tài chính tiến tới tự do hóa tài chính là con đường phải qua, là việc nên làm để thúc đẩy việc huy động những nguồn vốn nhàn rỗi kích thích đầu tư, tăng trưởng kinh tế tham gia vào quá trình hội nhập, toàn cầu hóa. Tuy nhiên vẫn cần có sự tham gia điều tiết của chính phủ nhằm đạt được những mục tiêu xã hội. 5. Kiềm chế tài chính trên thế giới Trong một nghiên cứu của Gupta (1984) thực hiện một loạt các kiểm định thống kê với số liệu của 25 nước châu Á và Mỹ Latinh. Ông đã đi đến một kết luận chung như sau: Một là, Sự tăng trưởng của khu vực tài chính và sự gia tăng lãi suất thực đều được ghi nhận là có một tác động giới hạn nên tổng tiết kiệm, nhưng chúng có khuynh hướng khuyến khích một sự dịch chuyển tiết kiệm dưới hình thức các tài sản vật chất sang hình thức tài sản tài chính. Hai là, Trong ngắn hạn cầu tài sản tài chính là tương đối không co giãn trước những biến đổi của lãi suất thực. Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 10 [...]... thấy mức độ kiềm chế tài chính của Việt Nam cao Kết luận: Xét trên góc độ tài chính thì kiểm soát hoạt động của thị trường chứng khoán làm hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Tuy nhiên, nếu trong các lĩnh vực sản xuất khác thì Chính phủ vẫn đang có nhiều chính sách khuyến khích vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam Hoạt động kiềm chế tài chính của Việt Nam hiện nay nổi bật rõ là sự hạn chế. .. thấy Chính phủ đang thực hiện chính sách kiềm chế tài chính mạnh mẽ PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ DỰ BÁO KIỀM CHẾ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 1 Bài học kinh nghiệm 1.1 Những bài học về chính sách kiềm chế tài chính trên thế giới Những năm đầu thập kỷ 70, phần lớn các nước áp dụng chính sách kiềm chế tài chính nội địa (thậm chí các quốc gia công nghiệp) Nội dung của những chính sách kiềm chế tài. .. của NHTM và NHNN chiếm 68,71% cho thấy mức độ kiềm chế tài chính ở Việt Nam thấp Chính phủ đang có chủ trương cổ phần hóa các Ngân hàng thuộc khối Nhà nước như cổ phần hóa BIDV và MHB thời gian tới để tiếp tục giảm mức độ kiềm chế tài chính 5 Hạn chế gia nhập thị trường thị trường tài chính, đặc biệt từ nước ngoài Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, các Ngân hàng phải thực hiện tăng vốn điều lệ lên mức tối... thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - Thị trường tài chính có thể không có hoặc manh mún, phân tán và đầy rủi ro, lạm phát và tỷ giá biến động không thể kiểm soát được 1.3 Xu hướng giảm dần kiềm chế tài chính, tiến tới tự do hóa tài chính ở Việt Nam hiện nay Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề tự do hóa tài chính từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới không còn là sự lựa chọn của bất kỳ một... tài chính hoặc là không có hoặc là hết sức phân tán và đầy rủi ro Nhiều nước đang phát triển không có các thị trường vốn tự do Thay vào đó các nước này mang một đặc điểm được biết đến như là sự kiềm chế tài chính Rất nhiều nước áp dụng kiềm chế tài chính để đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định, an toàn PHẦN II: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIỀM CHẾ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Với mục tiêu giữ vững tăng trưởng kinh... tài chính một cách vừa phải, như: - Khống chế lãi suất thấp hơn mức cân bằng, tuy nhiên mức độ áp chế tài chính có mức độ vừa phải và thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác - Thực hiện các chính sách tài khóa hợp lý để củng cố vững chắc sự phục hồi kinh tế đang đạt được hiện nay Kiểm soát những tác động ngắn hạn của những biện pháp kiềm chế tài chính đang áp dụng, những điều chỉnh về mặt... khác nên Nhà nước thực hiện kiềm chế tài chính đã đưa nền kinh tế phát triển theo đúng hướng, đúng mục đích của mình Tuy nhiên, kiềm chế tài chính gây ra những hạn chế về tăng trưởng kinh tế, những mất ổn định trong nền kinh tế vĩ mô Việc xóa bỏ kiềm chế tài chính tiến Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 29 Tài chính Ngân hàng và Sự phát triển Tuấn GVHD: TS Đặng Anh tới tự do hóa tài chính là con đường phải... thúc đẩy việc huy động những nguồn vốn nhàn rỗi kích thích đầu tư, tăng trưởng kinh tế tham gia vào quá trình hội nhập, toàn cầu hóa Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó Nhưng do chưa đủ điều kiện để tiến hành tự do hoá tài chính ngay , Việt Nam đã thực hiện chính sách tài chính hạn chế đó là bước quá độ để tiến tới thị trường hoá các quan hệ và hoạt động tài chính Đối với Việt Nam việc duy trì... Kiềm chế tài chính là một cơ chế tài chính được đặc trưng bởi sự can thiệp quá mức của Nhà nước vào các hoạt động và các quá trình tài chính Nhà nước ấn định mức lãi suất trần trực tiếp điều tiết quá trình phân phối tín dụng, ưu tiên cho khu vực kinh tế quốc doanh và đặt ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc quá cao Ưu điểm của kiềm chế tài chính xuất phát từ những mong muốn của Nhà nước về nguồn tài chính để đảm... tổng tài sản lớn kéo theo thị phần huy động cũng như cho vay lớn.Hơn nữa các NH TMNN được hưởng nhiều nguồn vốn ưu đãi từ Chính phủ hơn các NH TMCP cho thấy sự kiềm chế tài chính đối với hoạt động ngân hàng ở Việt Nam Thống kê Tổng tài sản và Vốn điều lệ các NH tại Việt Nam (T5 -2011) Nguồn: Tổng hợp, Đơn vị: Tỷ đồng Tỷ lệ tài sản của Ngân hàng Thương mại trên Tổng tài sản của Ngân hàng Thương mại và . tháng là: 1,098%. Ta có: • Lãi suất tiền gửi 5 tháng =1,098 *5 = 5, 49% (Tính tương đối) • Lạm phát 5 tháng: 12,07% • Lãi suất thực tế: 5, 49 – 12,07 = -6 ,58 % Lãi suất thực âm cho thấy mức độ kiềm. nước châu Á, đã ước tính tỉ suất tiết kiệm như sau: SRd = -0 ,636 + 0, 154 y + 0,112d – 0,064p* – 0 ,55 6SRf – các biến giả quốc gia (-1 9,493) ( 25, 413) (1,832) (2,077) (6,173) với y = thu nhập thực bình. thực hiện: Nhóm 5 11 Tài chính Ngân hàng và Sự phát triển GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn 0 ,55 6 điểm phần trăm.Fischer (1981) trong một nghiên cứu về 40 nước đang phát triển giai đoạn 196 0-7 2, nhận thấy

Ngày đăng: 27/08/2014, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w